watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Lưu Công Kỳ Án-Hồi 111 - tác giả Chân Tàng Bản Chân Tàng Bản

Chân Tàng Bản

Hồi 111

Tác giả: Chân Tàng Bản

L ại nói chuyện ngôi chùa lớn này là Hộ Quốc Tự. Trụ trì trong chùa là Đại lạt ma A Di Di, vốn là thế thân của Hoàng đế Ung Chính. Tả Liên Thành lại lầm tưởng Hộ Quốc Tự là bên ngoài Ngọ Môn của điện Kim Loan nên đã quỳ trước cửa chùa, lớn tiếng kêu oan. Đám tăng sĩ trong chùa ra xem, thấy một đứa nhỏ đang quỳ trước cửa, kêu oan không ngừng, miệng nói:
- Mong Vạn tuế gia phân xử giúp.
Trong đám lạt ma có một vị hay cười đùa, đưa tay chỉ Tả Liên Thành, miệng nói:
- Chú bé, ngươi kiện ai? Mau nói rõ, ta sẽ đứng ra phân xử cho.
Tả Liên Thành vội nói:
- Vạn Tuế gia, tiểu dân kiện tuần phủ Sơn Đông Quốc Thái.
Đám lạt ma nghe vậy ai cũng tặc lưỡi, nói:
- Vụ này quá lớn, phải vào bẩm với sư phụ mới được.
Lạt ma quản sự xoay mình đi vào trong, tới thiền phòng, quỳ xuống bẩm, nói:
- Bẩm sư phụ. Bên ngoài có một đứa bé khoảng mười hai, mười ba tuổi từ nơi khác tới, quỳ trước cửa chùa, miệng hô vạn tuế kêu oan không ngừng. Hỏi nó kiện ai, nó nói kiện tuần phủ Sơn Đông là Quốc Thái. Nay xin vào báo cho sư phụ biết.
Đại lạt ma nghe báo, xuống khỏi thiền sàng, đi thẳng ra cửa chùa. Đám lạt ma vội hành lễ nghênh đón. Tả Liên Thành ngẩng đầu nhìn lên, thấy một người đội mũ vàng chói lọi, mình mặc tấm áo vàng óng, lưng thắt giải nhung vàng, chân mang hài quan, tay chống long đầu quản trượng. Thấy vậy, nó nghĩ thầm:
- Đám kia chỉ là những kẻ để Hoàng thượng sai bảo, ông này mới là Hoàng thượng đích thực!
Đại lạt ma nói:
- Chú bé, ta không phải là Hoàng thượng. Ta chỉ là một lạt ma.
Tả Liên Thành hỏi:
- Lạt ma là thứ gì vậy?
Đại lạt ma giận dữ, quát mắng:
- Ta thấy ngươi tuổi trẻ vô tư, không biết gì nên không trách tội. Ta vốn là người xuất gia. Giờ ta hỏi ngươi, nhà cửa ở đâu, tên họ là gì, có nỗi oan gì, kiện ai? Người phải nói cho rõ, ta còn biết đường phân xử giúp ngươi.
Tả Liên Thành nghe vậy, nghĩ thầm : người này hẳn là kẻ hầu hạ Hoàng thượng, rất được người yêu quý. Nay ta kể rõ nỗi oan của mình cho ông ấy nghe, ông ấy tất sẽ thay ta chuyển lên Hoàng thượng. Vậy cũng xong. Nghĩ xong, dập đầu lạy, miệng nói:
- Đại sư phụ, tiểu nhân sống tại tiểu gia trang cách Tây thành huyện Ân tám dặm thuộc huyện Đông Xương, tỉnh Sơn Đông. Tiểu nhân họ Tả, tên gọi Liên Thành. Bởi cha tiểu nhân giúp dân khẩn cầu đã khiến cho tuần phủ Sơn Đông là Quốc Thái nổi giận, chém đầu cha tiểu nhân thị chúng. Bởi vậy, tiểu nhân mới lên kinh, kiện ông ta.
Đại lạt ma nghe xong, sững người nghĩ thầm: "Thằng nhãi này lá gan cũng không nhỏ, dám đi kiện cả hoàng thân, quốc thích. Quốc Thái chính là thí chủ lớn của chùa ta, ta không biết thì thôi. Biết rồi, ta không thể bỏ qua. Nay thằng nhãi này đã tới đây, ta phải giữ nó lại chùa, làm rõ mọi chuyện mới được".
Nghe xong, nói:
- Chú nhỏ, bên ngoài chùa này không phải là nơi nói chuyện. Hãy vào thiền phòng kể rõ cho ta nghe. Như vậy, ta mới có thể kêu oan giúp chú.
Tả Liên Thành nghe vậy, vội vàng đứng dậy, xách theo tay nải đi vào chùa. Đại lạt ma liếc mắt làm hiệu, lại nhếch mép, hướng về phía cổng chùa khẽ gật đầu. Đám lạt ma lập tức hiểu ý vội đóng chặt cửa chùa lại. Tả Liên Thành chẳng khác gì nằm mộng, đâu biết rằng lũ lạt ma này có ý xấu, bèn theo bọn chúng vượt qua ba tầng đại điện, tới trước thiền đường. Chỉ thấy Đại lạt ma tiến vào thiền phòng, ngồi lên tấm bồ đoàn vàng rực, đám lạt ma đứng sang hai bên. Lại có cả mấy tên khác đứng bên ngoài thiền phòng. Tả Liên Thành không dám chậm trễ, vội tiến vào thiền đường, quỳ xuống, dập đầu lạy, miệng nói:
- Tiểu dân oan uổng.
Đại Lạt ma không thích nghe câu này, vội xua tay, miệng hét lớn:
- Giỏi cho tên nghiệp chướng ngươi mới mười hai, mười ba tuổi đầu lại dám lên kinh tố cáo tuần phủ. Đợi lớn thêm vài tuổi nữa, ngươi hãy đi gặp Hoàng thượng mà tố cáo.
Rồi quay sang dặn dò đám đồ đệ:
- Giam thằng nhãi này vào chuồng ngựa.
Đám lạt ma tuân lệnh, vội xông lên, tóm lấy Tả Liên Thành, đứa lôi đứa kéo, dẫn nó tới tầu ngựa, dùng dây thừng trói gô nó lại, treo lên. Chỉ thấy Đại lạt ma tay xách roi da tiến vào chuồng ngựa, vung roi, quật đen đét vào Tả Liên Thành. Đánh đến nỗi khắp mình Tả Liên Thành sưng vù lên. Không nén nổi đau đớn, nó kêu khóc, gào thét không ngừng. Luôn miệng thỉnh cầu:
- Phật tâm từ bi, xin tha cho con trẻ vô tri. Từ nay vĩnh viễn không dám tố cáo tuần phủ Quốc Thái nữa.
Đại lạt ma nghe vậy, cơn tức giận không biết từ đâu kéo tới ầm ầm, cho tay vào mình, rút soạt ra một con dao nhỏ, định giết Tả Liên Thành.
Thổ địa chùa này thấy vậy, cuống lên, vội sai quỷ tốt mang lời của Tả Liên Thành chuyển tới tai Nhị lạt ma đang ở trong dãy thiền đương thứ hai. Vị Nhị lạt ma chợt nghe thấy tiếng trẻ con khóc, trong lòng thầm oán trách, nghĩ: Sư huynh của mình tính tình không tốt. Chắc có đứa đồ đệ nào mắc lỗi nên bị ông ta đánh đập đây. Chợt lại nghe thấy tiếng khóc cất lên vô cùng gấp gáp. ông ta đành phải đứng dậy, lần theo tiếng khóc tới trước tầu ngựa. Thấy một đứa trẻ bị trói treo lủng lẳng trong đó, lại thấy sư huynh tay cầm dao muốn giết nó, trong lòng vô cùng buồn bực, vội kêu lên:
- Sư huynh, xin hãy dừng tay!
Đại lạt ma nghe vậy, vội ngừng tay lại, đưa mắt nhìn qua.
Thấy Nhị lạt ma sắc mặt lộ vẻ không vui. Nhị lạt ma hỏi:
- Cớ sao lại muốn giết đứa bé này?
Đại lạt ma kể lại một lượt câu chuyện. Nhị lạt ma nghe xong, trong lòng cảm thấy không vui, nói:
- Sư huynh, huynh sai rồi. Nghĩ lại trước đây Quốc Thái làm tuần phủ ở Sơn Đông, dối vua, làm toàn điều tệ hại, ức hiếp, làm hại dân chúng. Dân chúng kiện lên tận Hoàng thượng. Vạn tuế gia nổi giận, điều Quốc Thái về kinh trị tội. Phạt đày hắn tới làm tuần binh tại xưởng Lam Định tại Nam Kinh. Lúc ấy Lại bộ thượng thư Lưu thí chủ dâng liền ba bản tấu, xin cho Quốc Thái được phục hồi quan chức, lần thứ hai được bổ nhiệm làm tuần phủ Sơn Đông. Lưu lại bộ tiễn Quốc Thái đi nhậm chức, tới chân cầu treo, kính hắn ba chén rượu, cầu xin hắn chăm lo cho quê hương của ông ta, lại luôn miệng dặn dò. Chẳng ngờ hắn lại phụ lòng tốt của Lưu thí chủ, hãm hại dân chúng Sơn Đông. Vậy mà sư huynh lại đem lòng bảo vệ Quốc Thái. Xin hỏi, chú bé này có thù hận gì với sư huynh?
Đại lạt ma nói:
- Không thù, không oán.
Nhị lạt ma nói:
- Đối với nó, không thù, không oán, tại sao sư huynh lại hãm hại nó? Vậy là lý gì? Hãy mau thả đứa nhỏ xuống.
Đại lạt ma nghe vậy, mặt lộ sắc giận nói:
- Chuyện này không do ngươi quyết được!
Nhị lạt ma túc giận, nói:
- Hay, hay, hay. . . !
Tiến tới một bước, nắm lấy áo Đại lạt ma, nói:
- Hai chúng ta hãy vào triều diện kiến Hoàng thượng, xem ai đúng ai sai. Tới điện Kim Loan sẽ tranh cãi! Đi... Đi... Đi... Mau đi thôn
Đại lạt ma thấy vậy, nghĩ thầm:
- Không ổn! Sư đệ của ta từ trước tới nay, chưa bao giờ nổi giận như vậy. Nếu hôm nay nó tâu rõ chuyện này với Hoàng thượng, ta đã mắc sai lầm lớn rồi!
Vội thay đổi sắc mặt, nở nụ cười, nói:
- Sư đệ chớ nên làm vậy. Ta giao đứa trẻ này cho đệ, muốn xử trí ra sao mặc kệ. Chớ làm tổn thương hào khí sư huynh, sư đệ chúng ta.
Nói xong, quay trở lại thiền phòng.
Nhị lạt ma dặn dò lũ đồ đệ thả đứa nhỏ xuống. Lũ tiểu lạt ma vội chân năm, tay mười, hạ Tả Liên Thành xuống, đặt nằm trên nền đất nghỉ ngơi. Nhị lạt ma lại sai tiểu lạt ma khiêng Tả Liên Thành tới hậu thiền phòng, đặt nằm lên giường. Nghỉ ngơi một hồi, thấy đã khá hơn. Nhị lạt ma hỏi:
- Tiểu thí chủ, chú nhà ở đâu? Tên họ là gì? Cớ sao lại vào kinh kiện cáo?
Tả Liên Thành liền kể cho ông ta nghe tên họ, nhà cửa và chuyện cha mình bị hại một lượt. Kể xong, nói:
- Sư phụ, xin hãy thương xót lấy tám mươi hai đời tổ phụ, bảy mươi chín đời tổ mẫu của con. Con nhỏ vô tri, cầu xin sư phụ mở lòng từ bi cứu mạng. Nếu không, nhà họ Tả sẽ bị tuyệt hậu, hết người hương khói.
Nói xong, cất tiếng khóc ròng. Nhị lạt ma nghe xong, cảm thương vô cùng, nói:
- Tiếc rằng ta với người không họ hàng thân thích, cũng không quan hệ qua lại. Ta sao thể báo thù rửa hận cho ngươi?
Tả Liên Thành vội bò dậy, quỳ xuống trước mặt Nhị lạt ma, miệng hô:
- Bẩm cha, con nuôi xin được lạy người.
Nói xong lạy luôn bốn lạy. Nhị lạt ma vô cùng vui vẻ, vội đỡ Tả Liên Thành dậy, dặn đám tiểu lạt ma:
- Sai nhà bếp chuẩn bị cơm cho con nuôi ta ăn.
Tiểu lạt ma nhận lệnh, đi ra. Nhị lạt ma lấy thuốc giảm đau ra, sai Tả Liên Thành bôi vào vết thương. Không lâu sau, cơm nước đã nấu xong. Tả Liên Thành ăn một bữa no nê. Lúc này, sắc trời đã tối, đèn được thắp lên. Dùng trà xong, hai cha con mới đi ngủ.
Trống điểm canh năm, Nhị lạt ma xoay mình trở dậy, gọi Tả Liên Thành, nói:
- Con nuôi mau trở dậy, theo nghĩa phụ vào triều dâng đơn kiện.
Rồi dặn dò đám tiểu lạt ma chuẩn bị xe, kiệu. Không lâu sau, cỗ kiệu Thập Nhị Thái Bảo và một cỗ xe đã được chuẩn bị xong. Nhị lạt ma và Tả Liên Thành cùng ra khỏi Hộ Quốc Tự. Tả Liên Thành thấy bên ngoài cửa chùa có một cỗ xe bóng loáng bằng gỗ Tử Đàn quốc sơn đỏ rực, có rèm che bốn phía bằng vải vàng thêu hoa, trong xe được vây bằng lụa điều, có hai cửa sổ bịt bằng kín. Bốn con ngựa kéo xe đều cao to, màu hạt dẻ, cương nhung hàm thiếc vàng. Hai cha con bước lên xe kiệu, một tên tiểu lạt ma đánh xe. Sau một tiếng quát, xe chạy như bay, chỉ trong chớp mắt đã tới Tây Hoa Môn. Tới trước Tây Hoa Môn, xuống xe.
Tả Liên Thành theo Nhị lạt ma đi về hướng Đông. Nó nhìn trộm, thấy hai bên bày đầy giá treo đao, thương. Có rất nhiều hộ vệ tay cầm cung, đao tuốt trần vô cùng oai phong. Không lâu sau đã tới triều phòng. Nhị lạt ma dẫn Tả Liên Thành, không vào triều phòng bên Đông mà vào thẳng triều phòng bên Tây. Vừa ngồi xuống, đã thấy một viên quan lớn từ bên ngoài đi vào đàng trước có một chiếc đèn lồng lớn, trên đó viết: "Thái hậu ngự nhi Càn điện hạ Lại bộ thượng thư Lưu”. Tới bên ngoài tiểu phòng phía Đông, dừng kiệu. Qua ánh đèn, thấy ông ta đầu đội mũ quan nhất phẩm, lại mắt sáng lóng lánh, mình mặc triều phục kim giải, ngoài khoác áo bào vàng, trước ngực đeo xâu chuỗi, chân mang triều hài, bước thẳng vào triều phòng phía Đông. Nhị Lạt ma vừa thấy ông ta, vội gọi:
- Con nuôi, con hãy nhìn người vừa vào triều phòng phía Đông kia, ông ta chính là đồng hương của con, Lưu lại bộ đó.
Văn võ khắp triều, ông ta đứng hàng đầu. Con còn không mau tới đó kiện Quốc Thái. Con hãy mạnh dạn chớ sợ. Có cha nuôi đây sẽ đứng ra nói giúp.
Tả Liên Thành nghe xong, vội bước sang gian triều phòng phía Đông, hướng vào bên trong, luôn miệng kêu vang:
- Tiểu nhân bị oan!
Lưu đại nhân lừa ngồi xuống, chợt nghe bên ngoài có tiếng trẻ con kêu oan, bất giác giật mình, dặn dò Lưu Anh, Trương Thành:
- Mau ra gọi người kêu oan vào.
Lưu An, Trương Thành tuân lệnh, dẫn Tả Liên Thành vào triều phòng. Tả Liên Thành quỳ xuống, lạy bốn lạy, miệng kêu:
- Oan quá!
Lưu đại nhân đưa mắt nhìn xuống đứa trẻ đang kêu oan, thấy nó khoảng mười hai, mười ba tuổi, đầu đội chiếc mũ nhung màu xám, có quả gù đỏ. Mình khoác áo màu lam, chân đi giầy vải tất vải màu trắng, tiền đình đầy đặn, địa các tròn, mày sáng, mắt trong, răng trắng, môi hồng, không giống với dáng vẻ của con nhà nông, chắc hẳn phải là con nhà có học, trong lòng nghĩ thầm: "Đứa bé này đã tới triều phòng kêu oan, chắc chắn phải do ai đó dẫn tới đây, bảo nó tới kêu oan với ta". Rồi vờ giận dữ, đưa tay chỉ Tả Liên Thành, miệng quát vang:
- Giỏi cho thằng nhãi ranh, dám tới triều phòng kêu oan. Ngươi được mấy tuổi mà dám tới chốn Bát bảo Cửu Long Đình này kiện cáo. Thực lá gan ngươi chẳng nhỏ. Mau đuổi cổ nó ra khỏi triều phòng.
Còn chưa dứt lời, chợt thấy một người từ bên ngoài triều phòng bước vào. Lưu lại bộ ngẩng đầu trông lên. Thấy ông ta là Nhị lạt tha của Hộ Quốc Tự, lập tức mời ngồi, chào hỏi lẫn nhau. Vừa ngồi xuống yên ổn, Nhị lạt ma đã nói:
- Lưu thí chủ. Vốn vẫn được nghe tiếng Lưu thí chủ là viên quan tận trung với nước, không tham lam, không nhận hối lộ, yêu dân như con. Người ta thường nói: "Làm quan không phán xử cho dân, thực uổng tước lộc vua ban".
Lưu đại nhân nghe vậy, biết ngay đứa trẻ con kia do ông dẫn tới đây. Lưu lại bộ liền nói:
- Nhị lạt ma, nghe ông nói vậy, chắc hẳn thằng nhãi kia là do ông dẫn tới đây kiện cáo? Đâu phải bản đường không chấp nhận đơn kiện của nó. Đuổi nó ra khỏi triều phòng, chỉ vì nó mới mười hai, mười ba tuổi, đã dám xông vào triều phòng kêu oan. Nếu nó lớn tiếng kêu gào, làm kinh động thánh giá, thử hỏi, ai dám đứng ra chịu trình nhiệm? Thứ hai là vì nó là một đứa trẻ ranh đã dám vào triều phòng dâng cáo trạng. Nếu lớn thêm vài tuổi nữa, chắc nó đám xông vào Cửu Long Đình mà kiện mất. Tuổi còn nhỏ nhưng lá gan không hề nhỏ.
Nhị lạt ma nói:
- Xin Lưu thí chủ bớt giận. Thằng bé Tả Liên Thành này được ta nhận làm con nuôi, vốn là đồng hương của Lưu thí chủ. Xin ngài hãy mở lượng hải hà.
Lưu lại bộ nói:
- Nếu đã vậy, hãy cầm đơn kiện của thằng bé lên đây.
Tả Liên Thành nghe hỏi tới đơn kiện vội xé vạt áo ra, lấy lá đơn kiện quỳ xuống, dâng lên. Lưu An nhận lấy, trải lên mặt án thư. Lưu lão đại nhân xem kỹ một lượt từ đầu đến cuối, nói:
- Quốc Thái cậy có ô to, dù lớn, dám làm càn tại đất Sơn Đông ư?
Nhị lạt ma đứng bên cạnh nghe Lưu đại nhân nói Quốc Thái cậy có chỗ dựa vững chắc, làm điều xằng bậy, biết ngay ý Lưu đại nhân có ý không muốn nhận đơn kiện, liền nói:
- Lưu thí chủ. Đọc đơn kiện rồi lẩm bẩm tự nói một mình, thấy kẻ bị kiện là tuần phủ Sơn Đông Quốc Thái, ông bèn trầm ngâm, không nói gì. Xem ra, chắc ông sợ Quốc Thái Có chỗ dựa vũng chắc hẳn? Nay ta dẫn con nuôi ta tới đây tố cáo hành vi của Quốc Thái, tưởng rằng ông đủ khả năng chế ngự hắn. Lưu gia ngài làm Lưu Đại nhân, tận trung báo quốc. Xin hỏi, có phải cha ngài là Lưu Thống Huân, là nguyên lão ba triều xưa hay không?
Không biết Nhị lạt ma còn nói gì nữa? Mời xem hồi sau sẽ rõ.
Lưu Công Kỳ Án
Quyển I - Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Quyển II - Hồi 54
Hồi 55
Hồi 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64
Hồi 65
Hồi 66
Hồi 67
Hồi 68
Hồi 69
Hồi 70
Hồi 71
Hồi 72
Hồi 73
Hồi 74
Hồi 75
Hồi 76
Hồi 77
Hồi 78
Hồi 79
Hồi 80
Hồi 81
Hồi 82
Hồi 83
Hồi 84
Hồi 85
Hồi 86
Hồi 87
Hồi 88
Hồi 89
Hồi 90
Hồi 91
Hồi 92
Hồi 93
Hồi 94
Hồi 95
Hồi 96
Hồi 97
Hồi 98
Hồi 99
Hồi 100
Hồi 101
Hồi 102
Hồi 103
Hồi 104
Hồi 105
Hồi 106
Hồi 107
Quyển III - Hồi 108
Hồi 109
Hồi 11O
Hồi 111
Hồi 112
Hồi 113
Hồi 114
Hồi 115
Hồi 116
Hồi 117
Hồi 118
Hồi 119
Hồi 120
Hồi 121
Hồi 122
Hồi 123
Hồi 124
Hồi 125
Hồi 126
Hồi 127
Hồi 128
Hồi 129
Hồi 130
Hồi 131
Hồi 132
Hồi 133
Hồi 134
Hồi 135
Hồi 136
Hồi 137
Hồi 138
Hồi 139
Hồi 140
Hồi 141
Hồi 142
Hồi 143
Hồi Kết