watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tái Sanh Duyên-Hồi Thứ Bảy - tác giả Mộng Bình Sơn Mộng Bình Sơn

Mộng Bình Sơn

Hồi Thứ Bảy

Tác giả: Mộng Bình Sơn

Giang Tấn Hỉ bước vào Tiểu Xuân đình, trông thấy Công tử Thiếu Hoa đang ngồi dưới đèn, hai bên có hai tên gia tướng đứng hầu. Chàng bước tới mời hai tên gia tướng ra ngoài uống rượu. Hai người tỏ lời từ chối, Thiếu Hoa vội nói:
- Người đã có lòng mời thì chúng bây hãy đi đi, bây giờ ta cũng đã buồn ngủ rồi, không cần phải hầu hạ nữa.
Tào Tín và Ngô Tường thấy tiểu chủ mình cho phép, mừng rỡ nối gót theo Giang Tấn Hỉ ra khỏi Tiểu Xuân Đình. Giang Tấn Hỉ dắt đến một gian nhà nhỏ rồi gọi tên đầu bếp bưng rượu thịt lên đoạn mời hai người nữa ngồi ăn uống.
Rượu được vài tuần, Giang Tấn Hỉ đứng dậy nói:
- Hôm nay Cố Phu nhơn và Lưu Công tử đi vắng, vậy tôi xin phép đi tuần huê viên một tý rồi trở lại ngay, xin cư vị cứ ngồi đây ăn uống tự nhiên.
Nói rồi, Giang Tấn Hỉ bước vào nhà trong tin cho mẹ hay. Giang Tam Tẩu bước lại nói nhỏ với Lưu Yến Ngọc:
- Bây giờ tiểu thơ hãy theo tôi ra Tiểu Xuân đình đặng kết thân cùng Hoàng Phủ Công tử.
Lưu Yến Ngọc nghe nói mắc cỡ quá, đôi má nàng đỏ gay, nói:
- Chẳng lẽ mình là con gái lại đi tỏ lời cầu duyên như vậy coi sao được?
Giang Tam Tẩu thở dài đáp:
- Vẫn biết vậy, song Cố Phu nhơn và Lưu Công tử không ai đề cập đến cuộc lương duyên của tiểu thơ cả, mà nay tiểu thơ còn nệ hà như vậy sao được. Huống chi việc này là tiểu thơ vâng mạng của mẫu thân đã báo mộng chứ có phải lăng loàn trắc nết chi đâu mà ngại?
Lưu Yến Ngọc bất đắc dĩ phải nghe theo, cùng Giang Tam Tẩu thẳng đến Tiểu Xuân đình.
Lúc ấy, Hoàng Phủ Thiếu Hoa đang nằm một mình trong phòng bỗng thấy ngoài cửa có hai người đàn bà đi vào, mỗi người trên tay cầm một cây đèn sáp.
Hoàng Phủ Thiếu Hoa ngồi phắt dậy hỏi:
- Lưu công tử đã đi vắng rồi, hai người là đàn bà tại sao đến đây làm gì?
Lưu Yến Ngọc nghe hỏi giật lùi một bước đứng yên lặng không dám bước tới cũng không thốt lên lời. Giang Tam Tẩu vội nắm tay Yến Ngọc dắt tới nói:
- Tiểu thơ cứ việc bước vào, có tôi đây không can chi đâu mà ngại.
Lưu Yến Ngọc bước vào một cách miễn cưỡng vẻ mặt sượng sùng, nàng đứng bên cạnh bàn cúi mặt làm thinh. Thấy vậy, Hoàng Phủ Thiếu Hoa lại nghi là một việc dâm tà nên gằn giọng hỏi:
- Ở đời phàm nam nữ tất hữu biệt, tại sao đêm hôm tăm tối, hai người đàn bà con gái lại dám đường đột đến đây?
Giang Tam Tẩu nghiêm giọng nói:
- Chỉ vì công tử chưa rõ! Nguyên tiểu thơ đây là thứ nữ của Lưu Quốc trượng, linh muội của Lưu Công tử, năm nay mới mười lăm tuổi còn tôi đây là nhũ mẫu của tiểu thơ tên Giang Tam Tẩy, mẹ của Giang Tấn Hỉ, có việc cơ mật nên mới đến đây.
Thiếu Hoa nghe nói có việc cơ mật lấy làm lạ, im lặng lắng tai nghe. Giang Tam Tẩu thuật lại hết đầu đuôi: việc thân mãu của Lưu Yến Ngọc báo mộng, bảo phải đến đính ước kết hôn, cùng việc Lưu Khuê Bích âm mưu phóng hỏa đốt Tiểu Xuân đình ám hại.
Thiếu Hoa nghe rõ đầu đuôi liền đứng dậy chào Lưu Yến Ngọc nói:
- Té ra tiểu thơ đến đây cứu tôi mà tôi không biết, xin cam thất lễ, vậy xin mời tiểu thơ ngồi cho tôi phân tỏ đôi lời.
Giang Tam Tẩu kéo ghế cho Yến Ngọc ngồi, Thiếu Hoa cũng ngồi xuống nói:
- Nhân vì tôi kết thân với nhà họ Mạnh nên xúc phạm đến lịnh huynh. Trong hoàn cảnh trái ngang này làm sao tôi có thể kết hôn cùng tiểu thơ được.
Lưu Yến Ngọc nói:
- Vì tôi vâng lời theo mẫu thân báo mộng nên đến đây, nếu công tử đã đính hôn cùng Mạnh thị rồi thì tôi cam làm thứ thất.
Thiếu Hoa nói:
- Tiểu thơ nói vậy sao phải. Vả chăng lịnh tỷ đang làm Chánh cung Hoàng hậu thì bao giờ Quốc trượng lại gả tiểu thơ cho tôi đặng làm thứ thất sao? Hơn nữa lịnh huynh đang cố tâm ám hại tôi thì bao giờ người lại bằng lòng? Xin tiểu thơ nghĩ lại.
Lưu Yến Ngọc cúi mặt thở dài than:
- Tôi quả là kẻ vô duyên xấu phận, nay tôi vâng lời thân mẫu đến đính ước cùng công tử, nếu không thành nguyện ở vậy thủ tiết chứ không hề vầy duyên cùng ai nữa.
Nói đến đây nàng chỉ ngọn đèn tiếp:
- Có ngọn đèn đây chứng kiến cho tấm lòng tôi, nếu sau này tôi có thay lòng đổi dạ thì trời tru đất diệt.
Hoàng Phủ Thiếu Hoa thấy Lưu Yến Ngọc quyết tình gắn bó với mình liền đứng dậy long trọng tuyên thệ:
- Tôi đây là Hoàng Phủ Thiếu Hoa, nếu có phụ lời của tiểu thơ xin quỷ thần soi xét.
Sau đó hai người trao quạt đổi khăn làm vật kỷ niệm, bỗng Giang Tấn Hỉ chạy vào nói:
- Bây giờ đã quá canh hai rồi, xin công tử hãy ra cửa sau trồn về cho mau.
Thiếu Hoa nói:
- Ta về thì yên cho phần ta rồi, nhưng về sau Khuê Bích hay được thì chắc ngươi không thể nào thoát khỏi tai nạn.
Tấn Hỉ nói:
- Việc ấy công tử chớ lo, tôi đã dự phòng rồi. Công tử về bên ấy cứ bảo rằng trong khi ngủ ở Tiểu Xuân đình bỗng thấy lửa cháy, may đâu có thần nhân cứu khỏi đem ra bỏ giữa đồng nên mới toàn mạng.
Thiếu Hoa nói:
- Nếu vậy ngươi hãy kêu giùm hai tên gia tướng ta và đặng chúng cùng về với ta luôn thể.
- Công tử làm như vậy thì lậu sự ra còn gì? Công tử cứ việc về trước đi rồi sáng ngày hai người ấy về sau chớ có hại chi đâu.
Hoàng Phủ Thiếu Hoa gật đầu khen phải, vội vã bước ra ngoài Tiểu Xuân đình. Lưu Yến Ngọc, Giang Tam Tẩu cùng Tấn Hỉ ba người bước theo tiễn đưa chàng ra tận cửa vườn sau rồi mới trở lại.
Thoát khỏi huê viên, Thiếu Hoa đi được một hồi lâu bỗng nghe phía sau có tiếng gọi:
- Ai đó? Có phải Hoàng Phủ Công tử không?
Thiếu Hoa giật mình quay lại trông thấy một chú tiểu tăng, chàng hỏi:
- Tại sao người lại biết tôi?
Tên tiểu tăng mỉm cười đáp:
- Tôi vâng mệnh sự phụ tôi đến đây chờ tiếp công tử, xin công tử hãy ghé vào dùng trà.
Thiếu Hoa đoán chắc sư phụ tên tiểu tăng này không phải là hạng tầm thường, chàng lên tiếng hỏi:
- Chẳng hay sư phụ người pháp danh là gì?
Tiểu tăng đáp:
- Sư phụ tôi chính là Thanh Tu Trưởng lão ở tại chùa Huyên Giác gần nơi đây.
Dứt lời tiểu tăng quay đi, Thiếu Hoa nối gót theo sau, vừa đến cửa chùa đã thấy Trưởng lão bước nhanh nghinh tiếp.
Thanh Tu Trưởng lão nói:
- Tôi mừng cho quí nhơn thoát khỏi hỏa tai, lại gặp được mối lương duyên đẹp.
Thiếu Hoa nghe Trưởng lão nói trúng đích sự việc, chàng giựt mình nhưng giả vời nói:
- Nào tôi có bị tai nạn gì đâu, và cũng không gặp lương duyên nào cả.
Thanh Tu Trưởng lão cười ha hả:
- Công tử lại phải giấu ta làm gì? Vì ta đã thấu hiểu các việc quá khứ vị lai kia mà. Nếu công tử không tin, cứ việc ở lại đây chờ xem ngọn lửa bên Lưu viên rồi mới biết lời của Lưu tiểu thơ là chân thật.
Hoàng Phủ Thiếu Hoa thấy Trưởng lão hiểu biết tâm sự của mình nên mới chịu thiệt. Trưởng lão hối tiểu tăng dâng trà lên và thong thả nói:
- Công tử cùng Lưu Tiểu thơ vốn có tiền duyên, nên cuộc nhơn duyên nầy về sau thế nào cũng sum hiệp, nhưng công tử phải bị lâm nạn lớn trong vòng ba năm đến nỗi tan nhà nát cửa, cốt nhục phân ly. Tuy vậy ta khuyên công tử chớ nên ưu phiền, phải bền chí làm tròn hai chữ hiếu trung thì sẽ có trời phù hộ. Đó chính là việc thiên cơ vô cùng bí nhiệm, xin công tử chớ nên tiết lậu.
Thiếu Hoa nghe nói thất kinh hỏi phăng:
- Chẳng hay nạn ấy có hại chi đến tánh mạng không, thưa sư phụ?
Thanh Tu Trưởng lão đáp:
- Công tử là bậc quí nhơn, nên dù có tai nạn chi cũng không hại đến tánh mạng. Miễn là chịu đựng cam khổ qua ba năm rồi thì một nhà sum hiệp hưởng phú quí vinh hoa.
Nói rồi, Trưởng lão bảo tiểu tăng đem cờ ra để cùng Thiếu Hoa chơi vài ván đặng chờ xem ngọn lửa bên vườn hoa họ Lưu.
Bây giờ xin nói việc Giang Tấn Hỉ, khi tiễn đưa Hoàng Phủ Thiếu Hoa thoát ra cửa sau về rồi, liền trở vào đem bổi chất đầy xung quanh Tiểu Xuân đình, đợi đến canh ba khi trời nổi gió mới đốt cháy. Lửa gặp bổi khô, gió mạnh nên chỉ trong nháy mắt ngọn lửa bốc cao tột trời. Giang Tấn Hỉ vờ vừa chạy vừa la:
- Lửa cháy! Lửa cháy! Hoàng Công tử uống rượu say đạp đổ ngọn đèn, bắt lửa cháy nhà rồi! Bớ người ta! Đến cứu! Đến cứu!
Tào Tính và Ngô Tường ở ngoài huê viên đang uống rượu nghe la bài hải, lật đật chạy ra hỏi Giang Tấn Hỉ:
- Có thấy công tử tôi chạy ra không?
Tấn Hỉ đáp:
- Chưa, chưa thấy!
Hai người nghe nói thất kinh áp vào kêu réo Thiếu Hoa om sòm mà không nghe tiếng đáp lại, chỉ thấy ngọn lửa bốc cao đốt cháy cây gỗ nổ bôm bốp. Cả hai đều giậm chân khóc rống lên.
Lúc ấy Tấn Phòng Quan hay tin trong vườn Quốc trượng lửa cháy liền đem binh vào tiếp chữa. Tào Tín và Ngô Tường vội nói với Tấn Phòng Quan:
- Hoàng Phủ Công tử tôi đang ngủ trong ấy mà thình lình bốc cháy, hãy mau mau tưới tắt lửa và tìm kiếm tử thi.
Tấn Phòng Quan nghe nói thất kinh:
- Trời ơi! Lại có Hoàng Phủ Công tử trong ấy sao?
Nói rồi đốc thúc quân sĩ, một mặt tưới nước vào như mưa, một mặt quăng câu liêm, câu móc vào giựt sập Tiểu Xuân đình tìm kiếm không sót chỗ nào mà vẫn không thấy tử thi đâu cả.
Tấn Phòng Quan nói:
- Trong đó không có tử thi nào cả, chắc là Hoàng Phủ Công tử đã hay được chạy thoát rồi.
Tào Tín và Ngô Tường không biết sao phải đốt đuốc đặng chạy đêm về báo tin, nhưng rủi cửa thành chưa mở nên phải ngồi chờ đến khuya mới qua được. Còn Giang Tấn Hỉ đợi cho ngọn lửa tàn, giao công việc nhà cho gia tướng rồi tung mình lên ngựa phi nhanh qua nhà họ Cố đặng tin cho Khuê Bích hay.
Lưu Khuê Bích hay tin nửa mừng nửa sợ. Mừng là vì giết được người tình địch thỏa lòng ghen ghét, nhưng sợ là sợ rồi đây Hoàng Phủ Kính sẽ bắt phải đền mạng. Chàng vội vã cùng Giang Tấn Hỉ ra về.
Đến nơi, Lưu Khuê Bích hay tin không tìm được thi thể của Thiếu Hoa thì thất kinh sợ rằng Thiếu Hoa đã thoát khỏi.
Giang Tấn Hỉ biết ý vội nói:
- Xung quanh Tiểu Xuân đình tôi chất bổi nhiều lắm và nổi lửa đốt lên một lượt, tưởng Thiếu Hoa không tài nào thoát khỏi đặng đâu.
Lưu Khuê Bích nghe nói mới an tâm, tỏ lời khen ngợi Giang Tấn Hỉ không ngớt.
Lời Bình:
Người ta thường bải “trâu tìm cột chớ mấy thuở cột tìm trâu”? Thế mà Lưu Yến Ngọc đi tìm Hoàng Phủ Thiếu Hoa để kết duyên thật là hiếm có trên đời.
Ta nên biết rằng, trai tài gái sắc xứng đôi vừa lứa một khi họ gặp nhau thế tất không nhiều thì ít họ cũng có chút ít cảm tình, hay ít ra họ cũng để ý nhau. Nếu trong hoàn cảnh ấy mà một trong hai người không dám mạnh dạn nói lên nỗi lòng của mình thì đôi lứa ấy sẽ uớc duyên với nhau ngay.
Có nhiều người hiểu rõ tâm lý biết được cái nhược điểm ấy cho nên họ thường bạ đâu tỏ tâm trạng mình đó rồi trai gái xằng bậy hóa ra tên Sở Khanh đáng trách. Có người quá chính chuyên sợ tổn thương đến danh dự của mình thậm chí đã thầm yêu nhau tha thiết mà không dám tỏ tâm trạng cho nhau biết để đến khi hối hận là cuộc tình duyên đã dang dở hay gặp nghịch cảnh mất rồi.
Ai cũng phải thừa nhận rằng cuộc tình duyên không nên xây dựng một cách sỗ sàng, nhưng một khi đã thật tình yêu rồi cũng không nên quá rụt rè và khi lương duyên đã thành tựu rồi cũng chớ nên quá đòi hỏi để thỏa mãn vể thể chất, bởi có thể biến thành cuộc tình duyên thấp hèn không bền lâu.
Tái Sanh Duyên
Hồi Thứ Nhất
Hồi Thứ Hai
Hồi Thứ Ba
Hồi Thứ Tư
Hồi Thứ Năm
Hồi Thứ Sáu
Hồi Thứ Bảy
Hồi Thứ Tám
Hồi Thứ Chín
Hồi Thứ Mười
Hồi Thứ Mười Một
Hồi Thứ Mười Hai
Hồi Thứ Mười Ba
Hồi Thứ Mười Bốn
Hồi thứ Muời Lăm
Hồi Thứ Mười Sáu
Hồi Thứ Mười Bảy
Hồi Thứ Mười Tám
Hồi Thứ Mười Chín
Hồi Thứ Hai Mươi
Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Hồi Thứ Hai Mươi Hai
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Hồi Thứ Hai Mươi Bốn
Hồi Thứ Hai Mươi Lăm
Hồi Thứ Hai Mươi Sáu
Hồi Thứ Hai Mươi Bảy
Hồi Thứ Hai Mươi Tám
Hồi Thứ Hai Mươi Chín
Hồi Thứ Ba Mươi
Hồi Thứ Ba Mươi Mốt
Hồi thứ Ba Mươi Hai
Hồi thứ Ba Mươi Ba
Hồi thứ Ba Mươi Bốn
Hồi thứ Ba Mươi Lăm
Hồi Thứ Ba Mươi Sáu
Hồi Thứ Ba Mươi Bảy
Hồi Thứ Ba Mươi Tám
Hồi Thứ Ba Mươi Chín
Hồi Thứ Bốn Mươi
Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt
Hồi Thứ Bốn Mươi Hai
Hồi thứ Bốn Mươi Ba
Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn
Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm
Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu
Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
Hồi Thứ Bốn Mươi Tám
Hồi Thứ Bốn Mươi Chín
Hồi Thứ Năm Mươi
Hồi Thứ Năm Mươi Mốt
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Ba
Hồi Thứ Năm Mươi Bốn
Hồi Thứ Năm Mươi Lăm
Hồi Thứ Năm Mươi Sáu
Hồi Thứ Năm Mươi Bảy
Hồi thứ Năm Mươi Tám
Hồi Thứ Năm Mươi Chín
Hồi Thứ Sáu Mươi
Hồi Thứ Sáu Mươi Mốt
Hồi Thứ Sáu Mươi Hai
Hồi Thứ Sáu Mươi Ba
Hồi Thứ Sáu Mươi Bốn
Hồi Thứ Sáu Mươi Lăm
Hồi Thứ Sáu Mươi Sáu
Hồi Thứ Sáu Mươi Bảy
Hồi Thứ Sáu Mươi Tám
Hồi Thứ Sáu Mươi Chín
Hồi Thứ Bảy Mươi
Hồi Thứ Bảy Mươi Mốt
Hồi Thứ Bảy Mươi Hai
Hồi Thứ Bảy Mươi Ba
Hồi Thứ Bảy Mươi Bốn