watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tái Sanh Duyên-Hồi thứ Năm Mươi Tám - tác giả Mộng Bình Sơn Mộng Bình Sơn

Mộng Bình Sơn

Hồi thứ Năm Mươi Tám

Tác giả: Mộng Bình Sơn

Chiều hôm ấy, Lệ Minh đường bào gia tướng đem các vật dụng thưòng dùng vào trong nội các rồi nói với Tố Hoa :
- Bây giờ em phải vào trong nội các ở lánh mặt vài ngày, vậy ngày mai này phụ thân em có sai người đến , chị nhớ bảo cho họ biết rằng : em mắc việc quan bận vào nội các ở để lo liệu mọi việc, cả đôi ba ngày nữa mới về, để thân phụ em thấy không chờ đợi được, phải rước thấy khác cho rồi.
Dặn rồi, Lệ Minh Đường lên kiệu đi thẳng vào nội các.
Hôm sau Hàn Phu nhơn khoẻ khoắn lắm, bà ta nói với Mạnh Sĩ Nguyên :
- Hôm nay tinh thần tôi tỉnh táo lắm rồi, vậy hãy cho người qua mời Lệ Thừa tướng đến cho tôi xem thử nào.
Mạnh Sĩ Nguyên nghe nói, liền sai gia nhơn lập tức qua dinh Lương Thừa tướng thỉnh mời. Tên gia nhơn vâng lịnh đi hồi lâu rồi trở về thưa :
- Lệ Thừa tướng bận việc quan, vào ngủ trong nội các mãi từ hôm qua đến nay và nghe nói đến ba bốn hôm nữa mới về được. Người có nhắn lão gia hãy đi tìm thầy khác tiếp tục hốt thuốc kẻo chậm trể.
Mạnh Sĩ Nguyên vào thuật lại cho nội nhà nghe và nói :
- Thế thì quả nhiên là con ta rồi ! Vì nó sợ qua đây nữa ta nhận ra được nên nó mới kiếm cớ trốn tránh như vậy.
Hàn Phu nhơn nói :
- Nếu vậy thì ta còn nghi ngờ gì nữa. Rõ ràng là con gái ta, cho nên nó không dám dến.
Mạnh Gia Linh nói:
- Nay thuốc đã công hiệu, thân mẫu đã bớt nhiều, cần gì phải đi rước thầy khác, ta hãy chờ đợi vài hôm nữa rồi qua mời người đến cũng chẳng muộn chi.
Cả nhà ai nấy đều khen phải. Sáng hôm sau Mạnh Sĩ Nguyên sai gia nhơn đến phủ của Lương Thừa tướng để đợi Lệ Minh Đường ở nội các về thì đón mời người qua, nhưng tên gia nhơn đợi mãi suốt ngày vẫn không thấy tâm dạng nên phải trở về bẩm:
- Bẩm lão gia, tôi đợi suốt ngày vẫn không thấy Lệ Thừa tướng về.
Mạnh Sĩ Nguyên bối rối nói:
- Nguy tai! Đã hai ngày qua mà không có thuốc để tiếp tục uống, mà nay còn diên trì nữa, e khi căn bịnh trở lại thì khốn !
Mạnh Gia Linh nói:
- Không can chi đâu! Con thấy thân mẫu cũng không đến nỗi nào, hãy ráng chờ một hôm nữa, nếu mai này mà Lệ Thừa tướng không về thì con sẽ vào trong nội các thỉnh người.
Mạnh Sĩ Nguyên gật đầu khen phải.
Nhắc qua việc Trưởng Hoa Hoàng hậu có thai, vua Thành Tôn đã kinh nghiệm về việc Lưu Hoàng hậu chết vì mang thai cho nên bây giờ vua săn sóc Hoàng hậu cẩn thận lắm. Đêm nào vua cũng ngủ riêng cung, chỉ ban ngày vào thăm viếng thôi.
Một hôm, vua Thành Tôn hỏi nội giám:
- Chẳng hay ai vào ngủ trong nội các mà ta thấy đêm nào cũng chong đèn làm việc cần mẫn thế?
Nội các tâu:
- Đó là Lệ Thừa tướng, người đã vào ở trong nội các để xem xét văn án, mãi từ hôm mùng hai đến nay vẫn chưa về nhà.
Vua Thành Tôn nói với Trưởng Hoa Hoàng hậu:
- Lệ Thừa tướng quả là vị đại thần đắc lực của trẫm đó. Hiện thời người đang độ thanh niên, thế mà không hao mê sắc dục, chỉ chăm lo việc triều chánh đến nỗi không kể việc nhà, đến ở luôn trong nội các lmà việc siêng năng đến thế, thật trẫm đây cũng phải thua sút hơn ngừơi nhiều.
Vua Thành Tôn bèn bảo nội giám đem một dĩa bánh ngọt đến ban thưởng cho Lệ Minh Đường để tỏ rằng vua biết rõ cái công khó nhọc của đại thần.
Đêm hôm ấy, vua Thành Tôn ngồi một mình buồn bực, bèn sai gọi gã Huyền Xương là tên nội giám tâm phúc hơn hết vào, phán:
- Đêm nay ta cảm thấy buồn quá, vậy ngươi hãy thắp đèn đưa ta sang bên nội các, đặng trò chuyện cùng Lệ Thừa tướng chơi cho vui.
Huyền Xương phụng mạng đi thắp đèn, còn vua Thành Tôn thì mặc thường phục, rồi cùng tên nội giám đi thẳng qua nội các.
Đến nơi, vua Thành Tôn không cho Thủ môn quan hay, ra dấu cho Huyền Xương bảo tắt đèn rồi lặng lẽ đi vào. Khi trông thấy, Lệ Minh Đường đầu bịt chiếc khăn lụa trắng đang ngồi chăm chỉ xem văn án, vua lấy làm khâm phục, rón rén bước đến trước mặt, tươi cười nói:
- Lệ Thừa tướng quả là người cần mẫn trên đời ít có!
Lệ Minh Đường ngước mặt lên trông thấy vua thì thất kinh, lật đật quỳ tâu:
- Hạ thần không hay thánh giá giáng lâm nên trể nghinh tiếp, thật là đáng tội.
Vua Thành Tôn lấy tay đỡ dậy nói:
- Ở trong nội các chứ đâu phải ở ngoài đại diện à tiên sanh phải thủ lễ đến thế?
Lệ Minh Đường tâu:
- Thánh nhơn đã dạy câu “ ám thất bất khi”. Vậy dẫu cho trong đếm vắng, bao giờ hạ thần lại dám trái lễ sao?
Vua Thành Tôn cười nói:
- Chắc gì các bậc thánh hiền xưa kia đã hơn khanh đâu. Khanh quả là một bậc xã tắc thần.
Nói rồi ngồi xuống ghế, bảo Lệ Minh Đường ngồi hầu một bên, kế nội giám bưng trà lên, vua Thành Tôn nói với Lệ Minh Đường :
- Thế thường họ bảo làm vua là sung sướng nhất đời, nhưng trẫm thiết nghĩ làm vua lắm lúc khổ tâm vô cùng ! Thật vậy, lúc mừng hay giận không dám để lộ ra nét mặt, vì sợ hại đến tánh mạng người ta. Lời ăn tiếng nói cũng phải kiêng dè không dám trống trải, sợ người ta dò biết ý tứ; đối với cung phu mỹ nữ không dám đùa cợt, sợ chúng ỷ thế được mến yêu, làm xằng làm bậy. Các thứ của ngon vật lạ không dám nếm trước, sợ trúng nhầm chất độc. Lại ngày đêm cứ du dú trong cung chẳng dám ló ra nửa bước, vì sợ có kẻ hành thích. Làm sao bì cho được nếp sống của kẻ thơ sanh, ngày tháng dạo chơi sơn thủy, hưởng thú thanh nhàn, gặp lúc hứng thú rung đùi ngâm thơ, sung sướng biết chừng nào.
Lệ Minh Đường nói:
- Bệ hạ đã là bậc chí tôn, sao lại muốn đổi địa vị của kẻ thơ sanh?
Vua Thành Tôn lại giải thích:
- Ở đời không gì quý cho bằng khi người ta được thỏa thích! Xét ra trẫm đây tháng ngày chăm lo thức khuya dậy sớm nhưng rủi sai lầm một chút thì tội lỗi dẫy đầy, bì với đứa thất phu cũng không kịp. Thế thì làm gì được sung sướng như người thơ sanh? Vì vậy, bấy lâu nay trẫm mong sao chóng sanh đặng hoàng nam để khi nó trưởng thành thì truyền ngôi lại, rồi trẫm mặc tình ngao du khắp nơi danh lam thắng cảnh, để cho toại chí bình sanh sở nguyện.
Vua tôi mãi chuyện trò bỗng nghe trống điểm canh ba, Lệ Minh Đường nghĩ thầm:
- “Ta là con gái mà đàm luận Thánh thượng suốt đêm, thì sau này ta cải trang rồi, sao cho khỏi tiếng đời dị nghị gièm pha!
Nghĩ đoạn, Lệ Minh Đường đứng dậy chắp tay tâu:
- Đêm đã khuya quá rồi; xin Thánh thượng về cung an nghỉ, kẻo tổn hại đến mình rồng.
Vua Thành Tôn nói:
- Nay nhân thiên hạ thái bình, lại nhờ có khanh lo giùm việc quốc chánh nên trẫm được rảnh rang. Lại nhân chánh cung Hoàng hậu có thai nên trẫm ở riêng cung một mình buồn bã, trẫm định đến đây cùng khanh uống rượu luận đàm suốt đếm chơi, để tỏ cái tình chúa tôi tương đắc.
Lệ Minh Đường lại tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, lẽ thường chúa tôi đàm luận việc quốc chánh thì phải đàm luận lúc ban ngày. Vả lại, việc đàm luận hôm nay không phải là việc quốc chánh mà chúa tôi đàm luận suốt đêm, sao cho khỏi tiếng đời dị nghị rằng hạ thần dua mị theo bệ hạ mới được quyền cao chức trọng, và cũng khiến cho bệ hạ bị giảm mất cái vẻ tôn nghiêm không ít.
Vua Thành Tôn nghe nói, mỉm cười phán:
- Khanh nghĩ như vậy khi khuôn sáo quá! Xưa vua Thái Tôn giữa đêm tối lại tuyết đổ dầm dề, mà còn thân hành đến nhà Triệu Phổ chuyện trò, cho đến ngày nay ai ai cũng ca tụng cho là chúa tôi tương đắc. Tại sao khanh lại từ chối?
Lệ Minh Đường tâu:
- Xưa kia vua Thái Tôn và Triệu Phổ đều là bậc già nua tuổi tác, chắc không luận bàn chuyện nhảm. Còn nay bệ hạ cùng hạ thần đều đang độ tuổi xuân thì sánh với Thái Tôn, Triệu Phổ sao cho tiện! Xin bệ hạ xét lại.
Vua Thành Tôn cười ha hả, phán:
- Bấy lâu nay những quan đại thần nào được trẫm chuyện trò thì lấy làm hân hạnh, nhưng nay khanh lại nghiêm khắc từ chối, khiến trẫm lấy làm kính phục vô cùng.
Vua Thành Tôn nói dứt lời, liền đứng dậy bảo Huyền Xương thắp đèn lui về. Lệ Minh Đường tiễn chân ra cửa rồi trở vào đóng kín lại, leo lên giường nắm gác tay lên trán suy nghĩ:
- “Chắc hôm nay thân mẫu ta đã rước thầy khác hốt thuốc rồi,vậy ngày mai ta phải về nhà, chớ ở đây lâu bất tiện lắm. Vì tuy Thánh thượng có lòng tử tế đến thăm ta mà ta lại là nữ lưu, có thể sau này mang tiếng không tốt”.
Thế là Lệ Minh Đường dứt khoát sáng hôm sau phải trở về.
Từ ngày Lệ Minh Đường vào ở trong nội các, ngày nào Mạnh Sĩ Nguyên cũng sai gia nhơn đến chờ đón mãi nơi tướng phủ, quyết thỉnh mời cho được mới nghe.
Hôm ấy, Lệ Minh Đường vừa về đến nơi đã gặp tên gia nhơn của Mạnh Sĩ Nguyên dâng thiệp xin thỉnh cầu.
Lệ Minh Đường xem thiệp xong , cau mày nói:
- Vì có nhiều việc quốc chánh quá cần, ta phải vào ở trong nội các để xem xét nên có dặn người nhà tin cho Mạnh Lão gia biết hãy đi rước thầy khác, sao lại còn chờ đợi ta làm chi?
Tên gia nhơn thưa:
- Bẩm Thừa tướng, hôm trước Thủ môn quan có truyền bảo như vậy, song lão gia tôi không dám rước thầy khác vì sợ nguy hiểm đến tánh mạng phu nhơn, nên quyết thỉnh cầu cho được Thừa tướng đến cứu chửa mà thôi.
Lệ Minh Đường nghe qua nghĩ thầm:
- “ Không biết bịnh tình thuyên giảm ra sao mà mẫu thân nhịn thuốc trọn ba ngày để đợi ta, thật khiến ta lo quá”.
Nghĩ rồi, nói với tên gia nhơn :
- Được rồi, ngươi hãy về trước, ta sẽ đến sau.
Tên gia nhơn mừng rỡ bái tạ lui về. Lệ Minh Đường đi thẳng vào phòng Tố Hoa hỏi:
- Mấy hôm nay, ngày nào lão gia cũng sai người đến chờ đón nơi cửa phủ để thỉnh cầu tiểu thơ, vậy tiểu thơ đã gặp chưa?
Lệ Minh Đường gật đầu nói:
- Lần này em qua đó sợ khó mà thoát thân được, vậy ở nhà chị thấy em lâu về, hãy sai người qua nói dối rằng Lương Thừa tướng cho gọi về sắp sửa đồ đạc, phòng triều đình có cử đi làm chánh chủ khảo. Có làm như vậy, em mới thoát thân được.
Tố Hoa y lời, Lệ Minh Đường lên kiệu thẳng qua Mạnh phủ.
Đến nơi, cha con Mạnh Sĩ Nguyên chạy ra rước vào, hối gia nhơn đem trà nước lên thiết đãi.
Lệ Minh Đường nói:
- Tôi bận vào nội các, có căn dặn qua ngày mùng ba phải đi rước thầy khác, cớ sao lão quan lại ngưng thuốc đến nay là ý gì?
Mạnh Sĩ Nguyên nói:
- Thừa tướng đã có lòng thương đến cứu chữa cho nên nội nhơn tôi mới được sống sót đến ngày nay, khi nào tôi lại dám rước thầy khác xen vào, rủi chống thuốc thì sao?
Lệ Minh Đường nói:
- Thế mà tôi cứ đinh ninh rằng lão quan đã mời thầy khác rồi nên mới về chậm trễ, vậy chẳng hay hôm nay bịnh tình của quý phu nhơn ra thế nào ?
Mạnh Sĩ Nguyên nói:
- Uống xong hai thang thuốc của Thừa tướng, bịnh tình của nội nhơn tôi xem dường hơi yên, vậy xin mời Thừa tướng vào bắt mạch lại.
Lệ Minh Đường đứng dậy theo Mạnh Sĩ Nguyên vào phòng. Lúc ấy, Hàn Phu nhơn quân mềm nằm trong mùng liếc mắt nhìn thấy rõ ràng là con mình , trong lòng nôn nao mừng lắm. Kế đó, Mạnh Gia Linh nhắc ghế để dựa bên giường cho Lệ Minh Đường ngồi.
Đột nhiên Hàn Phu nhơn thò tay ra nắm chặt áo Lệ Minh Đường kêu lên:
- Trời ơi ! Con gái tôi đây rồi ! Con ơi ! Sao con nỡ trốn đi, để thương để nhớ cho mẹ đây, ngày nay may được gặp gỡ, sao con lại nhẫn tâm chẳng chịu nhận mẹ vậy con ?
Lệ Minh Đường vội giựt tay áo ra thối lui hai bước đứng nghiêm sắc mặt nói :
- Ô hay ! bà này nói gì lạ dữ vậy?
Mạnh Sĩ Nguyên thấy vậy, sợ Lệ Minh Đường dùng uy quyền trách cứ nên vội đứng dậy xin lỗi:
- Nội nhơn tôi vì đang cơn bịnh mê sảng nói xàm, xin Thừa tướng đại xá cho.
Bỗng nghe đánh phịch một tiếng, Hàn Phu nhơn quấn mền lăn nhào xuống đất nằm giả chết cứng đò. Mạnh Gia Linh giả vờ thất kinh hồn vía, chạy lại ôm khóc rống lên:
- Mẹ ôi! Nghĩa muội đã vô tình không nhận thì thôi, tội gì phải tức giận chết đi cho thiệt thòi tánh mạng!
Lệ Minh Đường thấy vậy nghĩ thầm:
“ Nếu nay ta không chịu nhận, rủi ra thân mẫu có bề nào thì ta quả là đứa con đại bất hiếu”.
Nghĩ dến đây Lệ Minh Đường cảm thấy đau thắt tận tâm can, vội chạy đến ôm choàng Hàn Phu nhơn, gục đầu xuống thổn thức nói:
- Thân mẫu ôi! Bất hiếu nữ là Mạnh Lệ Quân đây, xin thân mẫu hãy mau tỉnh lại!
Nói dứt lời, hai hàng nước mắt Lệ Minh Đường tuôn xuống như mưa.
Mạnh Sĩ Nguyên thấy con mình đã chịu nhận , liền lớn tiếng trách mắng:
- Con nhẫn tâm quá ! Đã làm quan tại triều bấy lâu để cho mẹ nhớ thương suốt mấy năm trời, mãi đến nay mới được gặp mặt.
Lúc ấy Phương thị đứng nấp phía sau thấy vậy mừng quýnh lật đật chạy ra cùng mạnh Gia Linh đỡ Hàn Phu nhơn lên giường, rồi nhắc ghế ngồi vòng quanh.
Hàn Phu nhơn nắm tay Lệ Minh Đường vuốt ve, nói :
- Xưa con vẫn là đứa con hiếu đạo ít ai bì, sao bấy lâu nay con không chịu nhận nhìn cha mẹ đặng có cải trang kết duyên cùng Thiếu Hoa cho trọn lời thệ ước ? Con cứ cải nam trang mãi như vầy làm sao Thiếu Hoa ngày đêm nuốt thảm ngậm sầu mong đợi, con nghĩ sao cho đành lòng ?
Lệ Minh Đường nói :
- Thân mẫu nói vậy chứ con xét kỹ Thiếu Hoa không phải là kẻ thủy chung, chàng có tư tưởng gặp mới nới cũ, cho nên cứ mong cứu được kẻ thù mà con đây chính là ân sư chàng cũng không hề biết tham khảo ý kiến. Lại hôm chàng làm lễ thành hôn với Lưu Yến Ngọc, con cũng không hề ganh tị, đến uống rượu chung vui tỏ ra con đối xử tốt với chàng lắm rồi ! Vả lại cái tội Lưu Tiệp lớn bằng trời, nếu lúc ấy con ra sức cản ngăn thì dầu cho Trưởng Hoa Hoàng hậu thế lực có mạnh mẽ đến đâu cũng không thể nào vượt qua quốc pháp được.
Mạnh Sĩ Nguyên nói :
- Tờ chiếu ân xá ấy thật là đại bất công nên các quan triều đình không ai phục cả.
Lệ Minh Đường nói :
- Xưa kia, Lưu Yến Ngọc chẳng qua vì tình mà cứu Thiếu Hoa , điều ấy chưa thể gọi là ân đức được. Cứ theo đúng lẽ thì tha cho nàng được trọn lời ước cũng là quá lắm rồi, có đâu lại ân xá cả nhà họ Lưu, không coi quốc pháp ra gì cả vậy ! Còn con đây đã bỏ nhà ra đi dấn thân trên con đường gió bụi, chịu biết bao nhiêu nỗi khổ cực đắng cay, ra chen vai lấn bước với hàng nam tử để tâu cùng Thánh thượng cho chàng được đầu quân, lập công, mới cứu vớt được cả nhà Hoàng Phủ và tạo nên sự phú quý hiển vinh cho chàng. Thế mà chàng không biết nghĩ, lại quý trọng Lưu Yến Ngọc là em gái của kẻ thù, thậm chí đi cưới nàng dùng đến kiệu bát bửu rầm rộ hết sức.
Ngừng một lát, Lệ Minh Đường tiếp :
- Song thân nghĩ thử coi, vương tước của cha con chàng là do con tạo ra, thế mà cả hai đều cậy thế lực vương tước, tâu xin cho họ Lưu, không hề bẩm bạch với con một lời nào cả, có phải chàng là người vong thân, bội sư không ?
Mạnh Sĩ Nguyên nói :
- Con nói phải lắm ! Xưa Lưu Khuê Bích hãm hại thân phụ chàng phải bị giam cầm nơi Phiên Quốc, thân mẫu chàng phải lưu lạc chốn lục lâm, thế mà ngày nay lại quá say mê Lưu Yến Ngọc , không còn nghĩ gì đến mối phụ thù năm xưa. Thật quả là kẻ vong thân, bội sư.
Hàn Phu nhơn :
- Việc chàng đem kiệu bát bửu rước Lưu Yến Ngọc, chính mẹ đây cũng giận lắm, nên mới thọ bịnh .Tuy vậy, chàng có một điều đáng thương có thể tha thứ cho được. Nay tuy chàng cưới Lưu Yến Ngọc, song vẫn còn tình nguyện đợi chừng nào con về rồi mới chịu chung gối cùng họ Lưu. Bấy lâu nay đêm nào chàng cũng ngủ riêng phòng, chỉ một mình làm bạn với bức chân dung của con mà thôi !
Nói dến đây, Hàn Phu nhơn quay qua bảo nữ tỳ :
- Hôm nay đặng sum hiệp như vầy vui quá, chúng bây hãy mau mau dọn tiệc rượu lên ăn mừng. Nhưng ta cấm triệt để chúng bay không được tiết lậu việc này ra ngoài cho ai biết cả, nếu đứa nào bất tuân, ta sẽ trị tội.
Bọn nữ tỳ cùng gia nhơn rập nhau vâng dạ. lệ Minh Đường lại thỏ thẻ nói với Hàn Phu nhơn :
- Con không hiểu tại sao Hoàng Phủ Thiếu Hoa đã cưới họ Lưu lại chưa chịu thành thân là ý gì vậy ? Làm sao chàng có thể chờ đợi con được vì con đây đương nhiên là một thơ sanh thi đỗ Trạng nguyên, làm quan đến nhứt phẩm triều đình, được Thánh thượng kính vì yêu chuộng, không một lời tâu nào của con mà Thánh thượng không phê chuẩn, thì cái ơn con cần phải báo đáp chớ đâu có thể cải trang được. Hơn nữa, hiện nay nhiệm vụ của con trong triều vô cùng quan trọng, tưởng không có một đại thần nào có đủ tài để thay thế được, nên con định ráng kéo dài tình trạng này trong vài ba năm nữa, may ra có người nào đủ sức thay thế con được, con mới có thể cải trang , chớ bây giờ đây vì gia đình, bản thân mà bỏ phế việc quốc chánh , thế nào Thánh thượng cũng sanh giận ắt lâm vào đại tội.
Ngừng một lát, Lệ Minh Đường tiếp :
- Con còn thấy xa hơn nữa là lâu nay con làm quan cứ một lòng chánh trực, không kiêng vị ai, cho nên dầu sao cũng làm mích lòng mtộ số , hơn nữa trong bọn đại thần hiện giờ cũng còn nhiều người theo đảng Lưu Tiệp, nếu chúng gặp dịp áp vào trả thù thì tánh mạng con đã khó bảo toàn mà gia quyến cũng bị vạ lây nữa. Vả lại thế thường ai lại không ham muốn sự vinh hiển ? Nay con đả may mắn làm đến chức Thừa tướng, dại gì lại không hưởng thọ phú quý trong vài ba năm cho sướng đã, rồi sau sẽ cải trang , nghĩ cũng chẳng muộn chi.
Hàn Phu nhơn nghe mấy lời của con gái mình phân biệt thì lấy làm thấm thía, mỉm cười :
- Lễ cưới của Thiếu Hoa cùng Lưu Yến Ngọc ngày nay rầm rộ chừng nào thì ba năm nữa đây con cải trang, chàng phải hổ thẹn chừng nấy, phải không con ?

Lời Bình :
- Tâm lý của kẻ đi xa nhà, khi gặp được thân thuộc thì còn gì mừng vui cho bằng, thế mà khi Mạnh Lệ Quân thi đỗ Trạng nguyên vào triều trong bữa tiệc cưới, trước mặt phụ thân, nàng không lộ vẽ gì cả thì thật là một kẻ gan dạ phi thường, ít người sánh kịp.
Trong trường hợp này, ta không thể gọi nàng là kẻ bất hiếu được, vì mục đích của nàng ra đi lập công danh là để cứu cho được họ Hoàng phủ , minh oan cho được và gặp mặt chồng kết duyên tơ tóc, thì nàng mới toâi chí bình sanh. Hôm nay nàng chưa đạt được mục đích, tất nhiên nàng phải cố dằn lòng, gác tình phụ tử lại một bên để đi cho đến đích.
Đến khi nàng đã đạt được mục đích rồi, nghĩa là oan tình của nhà Hoàng phủ rửa sạch, chồng nàng đường đường là một vị vương tước trước mặt nàng, vua lại truyền chỉ kiếm nàng khắp nơi , mà nàng không chịu ra mặt. Cha mẹ nàng nghi ngờ nàng mà không dám nói ra, thương nhớ đến nỗi phải lâm bịnh, cho người đi rước nàng năm lần bảy lượt mới đến. Lại đến khi mẹ nàng nắm áo dùng tình mẫu tử kêu lên thống thiết, nàng cũng nỡ lạnh mặt chống đối lại, để đến khi thấy mẹ nàng chết đi, nàng mới hồi tâm định tỉnh, thì quả Mạnh Lệ Quân đã đặt nhẹ lòng hiếu đạo.
Không thể phủ nhận rằng Mạnh Lệ Quân có chí cương quyết ít ai bì, nghĩa là một khi nàng quyết tâm làm việc gì thì không ai có thể lay chuyển được, đó là một chí khí đáng khen, dù cho nam tử cũng khó sánh. Nhưng trong hồi này, chỉ vì nàng thấy Thiếu Hoa một mực mơ tưởng nàng, không chịu thành thân với Yến Ngọc, cộng với lòng ghen tương, nên nàng muốn làm nư cho hả giận. Cho hay tâm lý đàn bà mỗi khi thấy chồng mình quý trọng chừng nào lại càng làm nư chừng nấy, ngược lại, khi thấy chồng lạt lẽo, lại tìm cách chiều chuộng để lấy lòng . Cho nên kinh nghiệm làm chồng dù thương vợ đến đâu cũng phải kín đáo, chớ bồng bột lộ cho vợ biết thì không nên !
Tái Sanh Duyên
Hồi Thứ Nhất
Hồi Thứ Hai
Hồi Thứ Ba
Hồi Thứ Tư
Hồi Thứ Năm
Hồi Thứ Sáu
Hồi Thứ Bảy
Hồi Thứ Tám
Hồi Thứ Chín
Hồi Thứ Mười
Hồi Thứ Mười Một
Hồi Thứ Mười Hai
Hồi Thứ Mười Ba
Hồi Thứ Mười Bốn
Hồi thứ Muời Lăm
Hồi Thứ Mười Sáu
Hồi Thứ Mười Bảy
Hồi Thứ Mười Tám
Hồi Thứ Mười Chín
Hồi Thứ Hai Mươi
Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Hồi Thứ Hai Mươi Hai
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Hồi Thứ Hai Mươi Bốn
Hồi Thứ Hai Mươi Lăm
Hồi Thứ Hai Mươi Sáu
Hồi Thứ Hai Mươi Bảy
Hồi Thứ Hai Mươi Tám
Hồi Thứ Hai Mươi Chín
Hồi Thứ Ba Mươi
Hồi Thứ Ba Mươi Mốt
Hồi thứ Ba Mươi Hai
Hồi thứ Ba Mươi Ba
Hồi thứ Ba Mươi Bốn
Hồi thứ Ba Mươi Lăm
Hồi Thứ Ba Mươi Sáu
Hồi Thứ Ba Mươi Bảy
Hồi Thứ Ba Mươi Tám
Hồi Thứ Ba Mươi Chín
Hồi Thứ Bốn Mươi
Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt
Hồi Thứ Bốn Mươi Hai
Hồi thứ Bốn Mươi Ba
Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn
Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm
Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu
Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
Hồi Thứ Bốn Mươi Tám
Hồi Thứ Bốn Mươi Chín
Hồi Thứ Năm Mươi
Hồi Thứ Năm Mươi Mốt
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Ba
Hồi Thứ Năm Mươi Bốn
Hồi Thứ Năm Mươi Lăm
Hồi Thứ Năm Mươi Sáu
Hồi Thứ Năm Mươi Bảy
Hồi thứ Năm Mươi Tám
Hồi Thứ Năm Mươi Chín
Hồi Thứ Sáu Mươi
Hồi Thứ Sáu Mươi Mốt
Hồi Thứ Sáu Mươi Hai
Hồi Thứ Sáu Mươi Ba
Hồi Thứ Sáu Mươi Bốn
Hồi Thứ Sáu Mươi Lăm
Hồi Thứ Sáu Mươi Sáu
Hồi Thứ Sáu Mươi Bảy
Hồi Thứ Sáu Mươi Tám
Hồi Thứ Sáu Mươi Chín
Hồi Thứ Bảy Mươi
Hồi Thứ Bảy Mươi Mốt
Hồi Thứ Bảy Mươi Hai
Hồi Thứ Bảy Mươi Ba
Hồi Thứ Bảy Mươi Bốn