watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tái Sanh Duyên-Hồi Thứ Tư - tác giả Mộng Bình Sơn Mộng Bình Sơn

Mộng Bình Sơn

Hồi Thứ Tư

Tác giả: Mộng Bình Sơn

Thật vậy, Lưu Tiệp vốn là một tên vô loại xuất thân, nhờ theo Nguyên Thế tổ lập quốc có công nên được làm đến chức Nguyên Thành Hầu.
Lưu Tiệp có cả thảy năm bà vợ, chánh thê là Cố Phu nhơn sanh đặng ba người con, hai trai một gái, vị trưởng tử Lưu Khuê Quang nhờ lập được chiến công nên triều đình sai đi trấn thủ Nhạn Môn Quan, còn thứ nữ Lưu Yến Châu kết duyên cùng Hoàng Tôn Thiết Mộc Nhi. Chỉ vì Thế tổ Đông cung tạ thế, nên mới lập Thiết Mộc Nhi lên làm thái tử.
Năm thứ hai mươi lăm, Thế tổ thăng hà, Thiết Mộc Nhi được hai mươi tuổi lên ngôi xưng hiệu là Thành Tôn Hoàng Đế, lập Lưu Yến Châu làm Hoàng hậu, Lưu Tiệp làm Quốc trượng.
Lúc bấy giờ Lưu Khuê Bích đã mười sáu tuổi còn vợ chồng Lưu Tiệp đã gần năm mươi. Lưu Tiệp còn một người con gái thứ tư con của thứ thiếp Ngô thị, tên Lưu Yến Ngọc, năm nay nàng được mười lăm tuổi; nàng mồ côi mẹ từ thuở mới lọt lòng, Lưu Tiệp giao cho người nhũ mẫu là Giang Tam Tẩu nuôi dưỡng ở quê nhà tại tỉnh Vân Nam.
Cũng cần giới thiệu qua Lưu Khuê Bích vốn là một chàng trai phong lưu tuấn nhã, cung thương, võ thuật đều lão thông, nhưng chỉ có tánh ham lêu lổng chơi bời, không được nên người đoan chánh. Vì vậy khi Cố Hoằng Nghiệp về thuật lại câu chuyện cầu hôn nhà họ Mạnh cần phải thi tiễn với công tử Thiếu Hoa để tranh tài cao hạ. Lưu Khuê Bích cau mày nói:
- Ông xanh kia sao quá trớ trêu, buộc ta phải đương đầu với Thiếu Hoa như vậy?
Rồi sắc mặt buồn dàu dàu trở vào phòng nằm thở vắn than dài, lòng đầy lo ngại.
Lại xin nói qua Mạnh Lệ Quân, nàng cùng Tô Yến Tuyết sống chung thương yêu nhau như chị em ruột. Vì vậy, hai nàng thường ao ước sau này cùng lấy được một chồng cho khỏi phải phân ly.
Hôm ấy, sau khi Mạnh Sĩ Nguyên ước định rồi trở vào bảo cùng phu nhơn, sáng mai phải đem các con lên lầu đặng xem hai chàng công tử tỉ thí cung tiễn. Tô Yến Tuyết nghe xong vội vã chạy báo tin cho Mạnh Lệ Quân hay, Mạnh Lệ Quân buồn bã nói:
- Phụ thân ta nghĩ vậy là lầm rồi! Nếu bày ra cuộc thi tất nhiên phải có kẻ thua, ta e về sau xảy ra điều không tốt!
Yến Tuyết nói:
- Việc này là do ý kiến của Phương thị, nhưng nay đã lỡ ước định rồi, dù muốn thay đổi ý kiến cũng không được, thôi chúng ta hãy chờ xem, chắc cũng không hại gì lắm đâu.
Sáng hôm sau, Hoàng Phủ Thiếu Hoa mặc áo kim bào, cỡi con bạch mã, dắt theo bốn tên gia tướng sang dinh họ Mạnh. Khi ra khỏi ngõ đã gặp Lưu Khuê Bích, hai người lễ phép chào nhau rồi kề ngựa vừa đi vừa chuyện trò ra vẻ thăm dò ý tứ.
Đến nơi, đã thấy Mạnh Gia Linh chờ sẵn bên ngoài rước vào nhà. Mạnh Sĩ Nguyên vui vẻ nói:
- Cha con tôi đây vốn nhà văn học, hôm nay được xem cái tài xạ tiễn của nhị vị công tử thật là vạn hạnh.
Hai vị công tử đồng thanh nói:
- Chúng tôi đâu dám múa rìu qua mắt thợ! Vả chăng, nghề cung mã của chúng tôi còn non nớt, nay vì vâng mạng phải đánh bạo đến đây, vậy nếu có sơ sót xin đại nhơn rộng tình dung thứ.
Mạnh Sĩ Nguyên mỉm cười đáp:
- Tài năng của nhị vị công tử đã được đồn đãi khắp nơi, hà tất phải khiêm nhường.
Dứt lời, Mạnh Sĩ Nguyên hối gia nhơn dọn tiệc lên đặng đãi hai người rồi mới ra thi thố.
Lưu Khuê Bích nghĩ thầm:
“Trước khi thi bắn, lòng ta lo lắng ăn uống sao ngon, chi bằng để bắn rồi sẽ ăn mới thú”.
Nghĩ đoạn, chàng nói:
- Nay chúng tôi phụng mạng đến đây thi bắn mà cuộc thi chưa xong, chúng tôi đâu dám ngồi dùng tiệc?
Thiếu Hoa cũng phụ họa:
- Xin đại nhơn hãy cho dự thi trước rồi sau hãy dùng tiệc cũng chẳng muộn.
Mạnh Sĩ Nguyên khen phải rồi sai gia đinh đi mời Hàn Phu nhơn lên lầu để xem mặt nhị vị công tử. Hàn Phu nhơn vội vã dắt Phương thị đi theo. Phương thị vào dắt Mạnh Lệ Quân, nhưng Mạnh Lệ Quân từ chối không chịu đi. Lúc ấy, Tô Yến Tuyết thấy thế nghĩ thầm:
“Ta cùng Mạnh Tiểu thơ đã ước mong lấy chung một chồng, thế thì ta cần phải đến xem mới được”.
Nghĩ vậy, nàng nói với Mạnh Lệ Quân:
- Nếu tiểu thơ ngại ngùng không đi thì để tôi đi thế cho.
Tô Yến Tuyết nói rồi vội bước theo Phương thị ra ngoài huê viên leo lên Xuân Minh lầu đứng sau rèm, còn bọn nữ tỳ thì đứng ngoài bao lơn trông xuống.
Mọi việc đâu đó sắp đặt xong xuôi, Mạnh Sĩ Nguyên và Mạnh Gia Linh mời hai vị công tử ra huê viên. Lúc đi ngang qua Xuân Minh lầu, trông thấy trên ấy bọn nữ tỳ đứng rất đông, hai người biết ngay trên ấy có Mạnh Tiểu thơ chờ xem mình, nên cả hai đều hết sức giữ gìn ý tứ.
Tên thơ đồng chỉ hai vị công tử và giới thiệu từng người một cho phu nhân xem. Tô Yến Tuyết hé rèm nhìn kỹ một hồi rồi nói với Phương thị:
- Hôm trước lão gia bảo hai công tử tài nghệ và dung mạo tương đương, nhưng cứ theo nhãn mục của tôi thì hai người cao thấp một trời một vực. Tuy Lưu công tử mặt trắng môi tươi, nhưng trông người ra dáng thô tục, sao bằng Hoàng Phủ công tử nét mặt trông nở nang, dung nghi tề chỉnh, quả người này về sau hưởng phú quí vinh hoa, nếu đặng đẹp duyên cùng tiểu thơ thì tốt biết chừng nào.
Phương thị nói:
- Nàng luận như vậy hạp ý ta lắm.
Lúc ấy ở dưới lầu, Mạnh Sĩ Nguyên đã mời hai công tử ra tài. Lưu Khuê Bích lên tiếng nhường cho Thiếu Hoa bắn trước, nhưng Thiếu Hoa tìm lời từ chối và quyết nhường cho Khuê Bích, khiến Khuê Bích không thối thác được, Khuê Bích cực chẳng đã phải chiều theo.
Trước khi bắn, Mạnh Sĩ Nguyên rót mời Khuê Bích uống ba chén rượu, Khuê Bích tiếp lãnh rồi bước vào trường thi lấy cung tên bắn ra phát thứ nhất.
Mũi tên vừa thoát khỏi cung đã nghe gia tướng vỗ tay rập lên và khen hay. Xem lại mũi tên trúng đích nhành liễu.
Lúc ấy Tô Yến Tuyết thấy Khuê Bích buông tên, nàng vái thầm:
“Vái trời cho Khuê Bích bắn trật hết ba phát, còn Thiếu Hoa thì bắn trúng hết cả ba”.
Khi thấy Khuê Bích bắn trúng phát thứ nhất, trong lòng nàng hồi hộp vô cùng. Nàng lật đật bước ra ngoài bao lơn đứng xem không nháy mắt.
Dưới trường, Lưu Khuê Bích bắn trúng phát thứ nhứt đã vững lòng, liền rút tên bánh tiếp phát thứ nhì trúng ngay lỗ đồng tiền.
Lưu Khuê Bích mừng rỡ nghĩ thầm:
“Thế là còn có một phát nữa, làm gì ta cũng đoạt giải”.
Trên lầu Tô Yến Tuyết thấy Lưu Khuê Bích bắn trúng hai phát, trong lòng thất kinh, nàng nghĩ thầm:
“Thôi thế nào rồi đây cuộc nhơn duyên của Mạnh Lệ Quân và ta sẽ dang dở”.
Trong cơn bối rối nàng không nghĩ đến phận mình, nên bước thẳng ra ngoài rèm nhìn trân xuống. Lúc ấy Khuê Bích đang vói rút mũi tên thứ ba chợt thấy trên lầu Tô Yến Tuyết xuất hiện, mày liễu mặt hoa vô cùng kiều diễm, chàng cảm thấy mê mẩn cả tâm hồn.
Khuê Bích lầm tưởng Mạnh Lệ Quân nên nghĩ thầm:
“Chắc Mạnh Tiểu thơ thấy ta bắn trúng đích hai phát nên nàng đẹp ý phải bước ra ngoài xem mà không biết mắc cỡ là gì”.
Nghĩ rồi, Lưu Khuê Bích vội rút bắn mũi tên thứ ba, chẳng dè lúc ấy vì quá mừng rỡ nên nôn nóng, tay chân mất tự nhiên, kéo cung không đúng; mũi tên bay vụt sang một bên, chiếc áo cẩm bào vẫn còn treo lủng lẳng trước mặt.
Khuê Bích biến sắc mặt, vội bước đến xin lỗi Mạnh Sĩ Nguyên. Mạnh Sĩ Nguyên tỏ lời an ủi. Sau đó ông lại rót mời Hoàng Phủ Thiếu Hoa uống ba chén rượu và mời vào thi.
Thiếu Hoa uống cạn ba chén rượu rồi bình tĩnh bước vào trường thi giương cung bắn. Cung kia vừa buông, đã thấy mũi tên đâm nhành liễu, hai bên gia tướng vỗ tay khen dậy lên. Rồi đến mũi thứ hai trúng ngay lỗ đồng tiền và mũi thứ ba trúng đích sợi dây treo áo cẩm bào, làm cho chiếc áo rơi xuống đất. Mọi người ó lên khen ngợi không ngớt lời.
Tiếng khen càng rầm rộ bao nhiêu thì Khuê Bích càng hổ thẹn và ghen ghét bấy nhiêu. Lưu Khuê Bích cảm thấy không còn mặt mũi nào đứng đó nhìn mọi người nữa nên vội xin cáo từ ngay.
Mạnh Sĩ Nguyên vỗ về mời chàng ở lại để dự tiệc, nhưng chàng chối quanh. Thiếu Hoa thấy thế vội chạy tới nắm tay Khuê Bích nói:
- Tài lực Lưu huynh có thua kém gì tôi đâu, nhưng sở dĩ Lưu huynh bắn trật phát thứ ba là vì sự rủi ro đó thôi, xin Lưu huynh hãy nán lại cùng tôi uống vài chén rượu rồi sẽ về.
Mạnh Gia Linh cũng bước tới mời mọc tỏ lời hơn thiệt nên Lưu Khuê Bích cực chẳng đã phải ráng chịu nhục ở lại.
Khi vào nhà, Thiếu Hoa tự tay nhắc ghế mời Mạnh Sĩ Nguyên ngồi giữa và thưa:
- Xin đại nhơn nhận cho hai lạy của tiểu tế.
Mạnh Sĩ Nguyên khoa tay nói:
- Nay tiện nữ được kết duyên với công tử thật đã quá phận rồi, lẽ nào tôi dám nhận lễ ấy?
Thiếu Hoa đáp:
- Đúng theo phép là phải vậy, mong đại nhơn vui lòng nhận cho.
Lưu Khuê Bích ngồi trơ trơ như tượng gỗ, lòng nghĩ thầm:
“Cha vợ chàng rễ, người ta đang thân thiện với nhau sao ta ngồi đây làm gì cho trơ trẽn lắm vậy”.
Nghĩ đến đây, vẻ mặt bỗng cau lại, chàng đứng phắt dậy bỏ ra ngoài không thèm đếm xỉa gì đến ai hết. Ra khỏi cửa, chàng gọi gia nhơn đem ngựa đến rồi tung mình lên ngựa ra roi phóng nước đại.
Trước cử chỉ ấy, cha con Mạnh Sĩ Nguyên và Thiếu Hoa không khỏi ngạc nhiên. Mạnh Sĩ Nguyên biến sắc mặt nói:
- Hiện nay thân phụ của va có quyền thế lắm, lại thêm Thiên tử đang quí mến Lưu Hoàng hậu, thế nào việc này cũng sanh chuyện lôi thôi. Vậy công tử hãy thưa cùng lịnh đường nên sớm lo liệu làm lễ cưới sớm chừng nào hay chừng nấy để tránh khỏi sự ghét ghen và tôi cũng được an ổn.
Mạnh Gia Linh cùng Thiếu Hoa đều khen phải rồi cả ba đều ăn uống chuyện trò thân mật đến tối mới xong.
Tiệc mãn, Hoàng Phủ Thiếu Hoa cáo từ rồi lên ngựa dắt bốn tên gia tướng ra về.
Hoàng Phủ Thiếu Hoa về đến nhà thuật lại cho Hoàng Phủ Kính nghe. Hoàng Phủ Kính nổi giận mắng:
- Hắn cũng là con nhà võ tướng mà sử dụng không được ba mũi tên, lại còn giận dữ bỏ ra về, thật là kẻ mất dạy.
Trưởng Hoa tiểu thơ nói:
- Nếu Khuê Bích là kẻ không biết điều như vậy, con chắc sẽ sanh chuyện lôi thôi, xin phụ thân hãy y theo lời Mạnh Thượng thơ làm lễ cưới cho kịp thì hay hơn.
Hoàng Phủ Kính gật đầu khen phải rồi viết thơ sai người thông báo cho Tần Thừa Ân biết để cùng nhau lo liệu.
Lời Bình:
- Các cô thiếu nữ khi xưa thường kén chồng bằng cách thi cung tiễn cũng là việc thường tình chứ không phải là việc lạ, song phải là con nhà có địa vị quyền thế tột đỉnh không ai có thể oán thù gì được mới có thể kén chọn bằng cách này, hơn nữa đã biết Lưu Tiệp là phường vô loại còn thừa nhận để cho con hắn được ứng thí thì quả là làm một việc gây thù kết hận.
Thật vậy, nếu Lưu Khuê Bích không phải là kẻ mất dạy thì rủi trật một phát tên cũng không lấy gì làm giận, nếu có giận chăng nữa, nên tự trách mình thì hơn, vì hằng ngày chàng cùng Thiếu Hoa thi cung dượt võ hai bên đều ngang nhau, Thiếu Hoa không thể khinh chàng được. Nay bắn bị sai lạc đó là một việc rủi ro, Thiếu Hoa không khi nào dám khinh chàng được, hay nói đúng hơn nếu Khuê Bích vẫn giữ vẻ bình tĩnh, Thiếu Hoa có thể tin rằng Khuê Bích đã nhượng cho Thiếu Hoa, thì Thiếu Hoa càng cảm ơn Khuê Bích nữa là khác. Đàng này Khuê Bích vùng vằng bỏ về, hầm hầm sắc giận làm cho Thiếu Hoa thấy rõ cái tâm trạng đê hèn, tức là mình đã hạ cái phẩm giá của mình vậy.
Lưu Khuê Bích đi cầu hôn cùng tiểu thơ họ Mạnh, song chưa biết Mạnh Lệ Quân ra sao thì đã chắc gì người mình sắp tranh giành đây là vừa ý? Hơn nữa đối với địa vị và tài mạo của chàng thì thiếu gì con gái đẹp trong dân gian yêu chuộng, hà tất phải lấy con gái nhà họ Mạnh mới được, để phải giận hờn thất vọng đến thế? Vì vậy cái bịnh tự ái lắm lúc làm cho người ta mù quáng và thường làm cho người ta đi đến chỗ mất tư cách, đáng khinh.
Tái Sanh Duyên
Hồi Thứ Nhất
Hồi Thứ Hai
Hồi Thứ Ba
Hồi Thứ Tư
Hồi Thứ Năm
Hồi Thứ Sáu
Hồi Thứ Bảy
Hồi Thứ Tám
Hồi Thứ Chín
Hồi Thứ Mười
Hồi Thứ Mười Một
Hồi Thứ Mười Hai
Hồi Thứ Mười Ba
Hồi Thứ Mười Bốn
Hồi thứ Muời Lăm
Hồi Thứ Mười Sáu
Hồi Thứ Mười Bảy
Hồi Thứ Mười Tám
Hồi Thứ Mười Chín
Hồi Thứ Hai Mươi
Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Hồi Thứ Hai Mươi Hai
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Hồi Thứ Hai Mươi Bốn
Hồi Thứ Hai Mươi Lăm
Hồi Thứ Hai Mươi Sáu
Hồi Thứ Hai Mươi Bảy
Hồi Thứ Hai Mươi Tám
Hồi Thứ Hai Mươi Chín
Hồi Thứ Ba Mươi
Hồi Thứ Ba Mươi Mốt
Hồi thứ Ba Mươi Hai
Hồi thứ Ba Mươi Ba
Hồi thứ Ba Mươi Bốn
Hồi thứ Ba Mươi Lăm
Hồi Thứ Ba Mươi Sáu
Hồi Thứ Ba Mươi Bảy
Hồi Thứ Ba Mươi Tám
Hồi Thứ Ba Mươi Chín
Hồi Thứ Bốn Mươi
Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt
Hồi Thứ Bốn Mươi Hai
Hồi thứ Bốn Mươi Ba
Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn
Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm
Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu
Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
Hồi Thứ Bốn Mươi Tám
Hồi Thứ Bốn Mươi Chín
Hồi Thứ Năm Mươi
Hồi Thứ Năm Mươi Mốt
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Ba
Hồi Thứ Năm Mươi Bốn
Hồi Thứ Năm Mươi Lăm
Hồi Thứ Năm Mươi Sáu
Hồi Thứ Năm Mươi Bảy
Hồi thứ Năm Mươi Tám
Hồi Thứ Năm Mươi Chín
Hồi Thứ Sáu Mươi
Hồi Thứ Sáu Mươi Mốt
Hồi Thứ Sáu Mươi Hai
Hồi Thứ Sáu Mươi Ba
Hồi Thứ Sáu Mươi Bốn
Hồi Thứ Sáu Mươi Lăm
Hồi Thứ Sáu Mươi Sáu
Hồi Thứ Sáu Mươi Bảy
Hồi Thứ Sáu Mươi Tám
Hồi Thứ Sáu Mươi Chín
Hồi Thứ Bảy Mươi
Hồi Thứ Bảy Mươi Mốt
Hồi Thứ Bảy Mươi Hai
Hồi Thứ Bảy Mươi Ba
Hồi Thứ Bảy Mươi Bốn