watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tái Sanh Duyên-Hồi Thứ Năm Mươi - tác giả Mộng Bình Sơn Mộng Bình Sơn

Mộng Bình Sơn

Hồi Thứ Năm Mươi

Tác giả: Mộng Bình Sơn

Tối hôm ấy, Hoàng Phủ Thiếu Hoa treo bức chân dung của Mạnh Lệ Quân trên vách trong thơ phòng, dưới có để một bàn hương án đèn nhang rực rỡ rồi rót trà dâng cung.
Chàng cất tiếng than :
“Tiểu thơ ôi! Tiểu thơ thất lạc nơi nào, sao không về đây, để cho tôi ngày đêm thê thảm! Không biết đến bao giờ đôi ta mới đặng tương phùng!”
Hoàng Phủ Thiếu Hoa than dứt lời, đôi dòng lệ tuôn trào như suối đổ, chàng đứng ngẩn ngơ nhìn chân dung của Mạnh Lệ Quân hồi lâu rồi cất tiếng ngâm:
“ Băng tâm bất thú tử châu tuôn,
“ Tự thế lưu đồ tự tả chơn,
“ Tú tịnh tố nga truyền diệu ý,
“ Trừng chanh thu thủy nghĩ phấn hương,
“ Ngưng mâu tí đại sâu trung sắc,
“ Phất ngạch tương mai túy hậu xuân,
“ Loan đài lám phong lui bội vận,
“ Bán thường khinh võ khước toàn thân » .
Ngâm xong, Thiếu Hoa lấy giấy chép bài thơ ấy đem dán vào một bên bức họa rồi ngồi suy nghĩ vẩn vơ cho đến canh hai. Thình lình chàng thở dải rồi cất tiếng than :
« Trời ơi ! Ta cảm thấy ta bị cô đơn nhất trần đời. Vậy đêm nay ta phải ôm bức ảnh này ngủ chung một giường và cứ xem như đã được hân hạnh chung chăn gối với nàng. »
Nói rồi chàng lấy bức chân dung cuốn lại, đoạn cởi áo leo lên giường ôm ngủ cho đến sáng.
Hôm sau thức dậy, bầu trời u ám, gió bấc từ ngoài thổi tạt vào phòng, chàng cảm thấy lạnh buốt xương. Thiếu Hoa vừa bước xuống giường, xảy nữ tỳ chạy vào báo :
- Có Thừa tướng Lệ Minh Đường đến.
Thiếu Hoa vội mặc áo bước ra nghinh tiếp vào Ngân An điện rồi hối gia tướng pha trà bưng lên. Vì hôm nay trời trở lạnh bất giờ nên Lệ Minh Đường mặc một chiếc điêu thử bào, bên ngoài còn choàng thêm một cái áo lông, tuy thế vẫn không chống nổi với khí lạnh.
Lệ Minh Đường xuýt xoa nói :
- Hôm nay sao trời lạnh quá, tôi mặc những hai cái áo mà còn cảm thấy tê cả người.
Thiếu Hoa nói :
- Vì ở đây trống trải quá, xin mời ân sư vào thơ phòng cho ấm.
Lệ Minh Đường gật đầu rồi theo gót Thiếu Hoa bước thẳng vào thơ phòng.
Vừa bước vào, Lệ Minh Đường đã thấy bức chân dung của mình treo trên vách, nàng biết ngay Thiếu Hoa muốn thử mình nên nghĩ thầm:
“Ta đoán không sai. Thế nào thân mẫu ta về kinh cũng đem bức chân dung tặng cho chàng ».
Nghĩ rồi, Lệ Minh Đường ung dung bước tới trước bức họa cất tiếng khen :
- Bức họa này vẽ khéo quá, thoạt giống như người thật vậy.
Hoàng Phủ Thiếu Hoa xét không thấy Lệ Minh Đường có vẻ gì ngạc nhiên cả, lại nói một cávch tự nhiên. Chàng thầm nghĩ:
“Thế thì may cho ta đấy, chứ nếu đã nói ra điều gì, chắc đắc tội với ân sư lắm”
Thiếu Hoa đáp:
- Thưa phải đấy, bức chân dung này giống như người thật, không sai một đường nét nào cả.
Lệ Minh Đường lắc đầu:
- Tôi không tin . Có lẽ nào trên thế gian này lại có người đẹp đến thế?
Thiếu Hoa nghe nói động lòng ứa nước mắt đáp:
- Đây chính là bức chân dung của vong thê tôi tên là Mạnh Lệ Quân đó ân sư ôi!
Lệ Minh Đường nói:
- Chắc bức chân dung này do nàng vẽ ra phải không?
Thiếu Hoa gật đầu đáp:
- Thưa, cả đến mấy câu thơ phía dưới cũng do nàng viết ra nữa đấy.
Lệ Minh Đường tắc lưỡi khen:
- Nếu vậy quả là một thiếu nữ tài mạo kiêm toàn, thế gian ít có vậy!
Thiếu Hoa lấu khăn lau nước mắt đáp:
- Kẻ môn sanh này thật là vô phước nên ngày nay bóng hình còn đó mà người thì biệt tăm, nên càng nghĩ càng chua xót can trường.
Lệ Minh Đường xem qua mấy câu thơ rồi giả vờ suy nghĩ hồi lâu miớ nói:
- Cứ theo ý tứ trong bài thơ này thì Mạnh Lệ Quân quyết chí trốn đi lập công danh. Quả vậy thì tôn nhạc phụ phạm tội khi quân rồi. Thế khi trước, người gieo mình xuống sông là ai vậy?
Hoàng Phủ Thiếu Hoa liền thuật rõ mọi việc cho Lệ Minh Đường nghe. Lệ Minh Đường giả vờ khuyên giải:
- Theo tôi nghĩ thì một người con gái đã có chí khí như vậy không thể nào bị thiệt hại đến tánh mạng đâu. Thế nào vài năm nữa đây, vợ chồng cũng đặng trùng phùng, xin niên huynh chớ nhọc lòng lo ngại.
Hoàng Phủ Thiếu Hoa nói:
- Tôi định qua Xuân sang năm đây sẽ dâng biểu từ quan để phiêu lưu khắp chốn giang hồ, đến tận chân trời góc biển tìm cho được nàng mới thôi.
Lệ Minh Đường nghe nói động lòng thương xót liền khuyên giải:
- Sao niên huynh lại nghĩ vậy? Đấng tu mi như niên huynh thì trên phải chọn chữ trung, dưới cho tròn chữ hiếu, chớ chẳng lẽ vì một người đàn bà đành bỏ bổn phận làm trai sao? May mà niên huynh nói với tôi mấy lời chớ rủi thổ lộ ra ngoài, tránh sao cho khỏi tiếng đời cười chê!
Thiếu Hoa nói:
- Ân sư dạy những lời châu ngọc tôi rất cảm ơn, song tôi thiết nghĩ phàm con người ở đời trung, hiếu, tình đều phải giữ cho vẹn toàn mới phải, nếu sơ suất đi một, lòng tôi không an.
Lệ Minh Đường lại khuyên :
- Mạnh Lệ Quân vốn người thao lược, thiết tưởng niên huynh cũng khó mà nhìn thấy mặt nàng được. Vả chăng nàng đã quyết không đành phụ nghĩa rồi đây nàng sẽ tìm đến với niên huynh, chớ hà tất niên huynh phải nhọc lòng tìm kiếm. Niên huynh hãy tin lời tôi đi và kết quả sẽ thấy lời bàn của tôi là đúng.
Thiếu Hoa nói:
- Nếu may đặng như lời ân sư thì hạnh phúc cho kẻ môn sanh này biết bao.
Lệ Minh Đường nói:
- Niên huynh cứ yên tâm, ông xanh kia có mắt , thế nào cũng chiều lòng người chớ không can chi đâu mà sợ.
Nói dứt lời, Lệ Minh Đường cáo từ lên kiệu trở về phủ.
Khi Lệ Minh Đường về rồi, Hoàng Phủ Thiếu Hoa vội vã ra hậu đường thuật lại việc gặp gỡ Lệ Minh Đường cho song thân hay, Hoàng Phủ Kính và Doãn Phu nhơn đều cho lời phân giải của Lệ Minh Đường là phải.
Sau đó, Hoàng Phủ Thiếu Hoa sai gia tướng đem kiệu qua Mạnh phủ rước Tô Đại nương.
Khi kiệu về đến, vợ chồng Hoàng Phủ Kính và Hoàng Phủ Thiếu Hoa ra tận bên ngoài nghinh tiếp Tô Đại nương vào rồi bày tiệc ăn mừng.
Từ đó, bao nhiêu công việc trong phủ đều giao phó cho một tay Tô Đại nương đảm đương.
Còn Lệ Minh Đường, khi về đến phủ , lập tức thuật lại việc gặp gỡ Thiếu Hoa hôm nay, thuật rõ mấy ứng đáp của mình cho Tố Hoa nghe.
Tố Hoa khen:
- Tiểu thơ quả có tài ứng biến, nếu không thì lậu sự rồi.
Hai người đang trò chuyện , xảy thấy nữ tỳ vào báo:
- Có Cừu Cử nhơn ở Quí Châu mới đến. Lão gia dạy vào mời ngài ra tiếp kiến.
Lệ Minh Đường vội đứng dậy ra ngay ( Nguyên con gái của Lương Giám tên Đan Hoa gả cho Cừu Huệ Lâm đã thi đỗ Cử nhơn, cha là Cừu Tăng Vinh đã tạ thế, mẹ là Bồ thị. Vì năm trước đến kỳ đại lục tuần cho Thái Hậu, triều đình mới mở khoa thi. Cừu Huệ Lâm mới đến kinh thi Hội. Năm ấy, tuổi chàng đã hai mươi lăm, tài học ít người sánh kịp).
Khi Lệ Minh Đường ra tiếp rước, cả hai ân cần chào hỏi nhau rồi ngồi ngang nhau uống trà.
Cừu Huệ Lâm thấy Lệ Minh Đường còn nhỏ tuổi mà đã làm quan to thì trong lòng không phục, cho rằng chàng gặp may mắn được vậy mà thôi chứ chẳng phải tài cán gì.
Một lát sau, gia nhơn dọn tiệc lên, cả nhà vào bàn ăn uống. Lương Giám thấy hôm nay con rể đông đủ, trong lòng vui như mở hội, tiệc rượu vui say mãi đến canh hai mới tan.
Mãn tiệc rồi, Lương Giám sai gia nhân đưa Cừu Huệ Lâm vào phòng riêng an nghỉ.
Sáng hôm sau, Cừu Huệ Lâm đem một xấp quyển văn yêu cầu Lương Giám chấm dùm. Lương Giám xem qua mừng rỡ, nói:
- Sức học của hiền tế đến hôm nay thấy tiến bộ nhiều lắm , nếu hiền tế ráng đôi chút nữa, chắc chắn sẽ trở thành một đấng kỳ tài đấy.
Cừu Huệ Lâm nói:
- Sở dĩ tiện tế đến kinh sớm như vầy là cố ý nhờ nhạc phụ tậm rèn thêm.
Lương Giám nói:
- Nay ta đã già cả lờ lệch, vậy hiền tế có điều chi không thông suốt, hãy nhờ vả Lệ Minh Đường thì hay hơn.
Cừu Huệ Lâm nói:
- Nhạc phụ là bậc lão thành, còn Lệ Minh Đường còn măng trẻ, chỉ gặp may mắn nên danh , chứ làm sao bì nổi nhạc phụ.
Lương Giám cười, nói:
- Hiền tế lầm rồi! Lệ Minh Đường quả thật là một bậc thiên tài, khi trước làm ở tòa Hàn lâm , mọi người thảy đều kính phục gọi là Phi hổ tướng quân đó. Vì vậy, chẳng những ta đây già cả không bì kịp mà cả bá quan triều thần cũng phải khâm phục, cho nên các thi văn thường gởi đến nhờ người chấm dùm. Hiền tế chớ nên vội khinh người như thế.
Cừu Huệ Lâm nghe nói rõ, vội thưa:
- Nói vậy thì Lệ Minh Đường quà là một nhà bác học uyên thâm, nhưng người hãy còn nhỏ tuổi mà làm quan to thế tất có tánh kiêu căng, chắc người không chỉ dạy cho hiền tế đâu.
Lương Giám nói:
- Lệ Minh Đường vốn là ngưòi khiêm cung lễ phép, bất cứ ai nhờ cậy việc chi cũng hết lòng giúp đỡ, hiền tế chớ nên nghi ngại.
Lương Giám nói dứt lời đã thấy Lệ Minh Đường mặc áo lụa trắng chân mang giầy nhung từ ngoài lững thững đi vào. Lương Giám nhìn Lệ Minh Đường nói:
- Cừu Huệ Lâm đây có nghe tài học của hiền tế nên mới đem mấy quyển văn đến đây có ý nhờ hiền tế chấm giùm. Vừa rồi lão có xem qua, thấy nhiều đoạn cũng thông, văn chương cũng bóng bẩy nhưng xét cũng cần phải học thêm. Nay Cừu Huệ Lâm muốn nhờ hiền tế chỉ thêm nhưng không dám nói, vậy hiền tế hãy vui lòng chỉ dạy thêm.
Lệ Minh Đường thưa:
- Xin nhạc phụ chớ dạy quá lời, tiện tế tuổi trẻ tài sơ đâu dám múa rìu qua mắt thợ.
Lương Giám nói:
- Việc học ccan cứ trên tài ba chứ tuổi tác có ăn thua gì, mong hiền tế hãy vui lòng.
Lệ Minh Đường quay qua nói với Cừu Huệ Lâm :
- nếu người đã có lòng quý tôi thì khi nào có điều chi cần hỏi, tôi nguyện có bao nhiêu kiến thức xin trình bày hết.
Cừu Huệ Lâm mừng rỡ nói:
- Nay ngài đã nhận lời dạy bảo thì tức đạo thầy trò, xin ngài hãy ngồi cho tôi lạy.
Lệ Minh Đường từ chối không nhận lễ, rồi từ đó Lệ Minh Đường hết lòng chỉ bảo cho Huệ Lâm nên tấn bộ rất nhanh chóng.
Cách vài hôm sau, Khâm sai giải Cố Phu nhơn đến kinh thành, khiêng tù xa vào để tại Ngọ môn, nhưng rủi thay gặp lúc bãi chầu, nên quan Hình bộ đem giam vào ngục thất đợi đến sáng hôm sau sẽ tâu lại.
Hoàng Phủ Thiếu Hoa bấy lâu nay vẫn nhớ ơn mẹ con Giang Tấn Hỉ cứu mình tại Tiểu Xuân đình và tin chắc thế nào Khâm sai đến bắt gia quyến họ Lưu cũng bắt mẹ con Giang Tấn Hỉ nữa, nên chàng căn dặn quan Hình bộ phải báo cho chàng biết khi thấy gia quyến họ Lưu giải đến kinh. Vì vậy, trước khi giam Cố Phu nhơn vào ngục thất, quan Hình bộ có đến báo cho Thiếu Hoa biết.
Hoàng Phủ Thiếu Hoa đến Ngọ môn trông thấy chỉ có một mình Cố Phu nhơn , còn mẹ con Giang tấn Hỉ thì trốn thoát rồi nên trong lòng buồn bực vì không được đem về nuôi dưỡng để báo đáp ơn sâu.
Sáng hôm ấy Thiên tử lâm triều, quan Hình bộ bước ra quì tâu:
- Khâm sai phụng chỉ đến Vân Nam để bắt gia quyến họ Lưu, nhưng đến đó thì bao nhiêu tôi tớ trong nhà đều trốn mất hết, chỉ bắt được một mình Cố Phu nhơn mà thôi, hiện đã tống giam vào ngục thất, xin bệ hạ liệu định.
Vua Thành Tôn phán:
- Việc này trẫm đã giao cho tòa Tam Pháp xét xử rồi. vậy nay đã bắt được Cố Phu nhơn tồi thì ngày mai quan Hình bộ hãy đem hết cả nhà Lưu Tiệp và Bành Như Trạch ra pháp trường xử trảm.
Quan hình bộ vâng lịnh lui ra, vua cũng tuyên bố bãi triều.
Thôi Phàn Phụng hay được tin ấy thì kinh hồn lạc phách, vội vã chạy vào gục thất báo tin cho Lưu Tiệp hay. Lưu Tiệp và Bành Như Trạch cũng hoảng vía kinh hồn, cứ ngồi than thờ với nhau mãi.
Lời Bình:
- Tuy Tô Yến Tuyết tài mạo kiêm toàn, so với hàng nữ lưu quý tộc cũng không thua sút, nhưng dầu sao nàng cũng là con một bà vú, mà ytrong chế độ đương thời, địa vị của nàng không cho phép nàng được quyền để ý những hạng công tử như Thiếu Hoa và Khuê Bích được, nhưng nếu khờ dại đem lòng trộm dấu thầm yêu thì chỉ mang lấy thất bại chốn tình trường chớ không ích gì.
Tuy nhiên, ở đây Tô Yến Tuyết lại được Thiếu Hoa đoái tưởng đến, chỉ là trường hợp đặc biệt trong muôn một mà thôi. Vì nàng dã đem thân mình hy sinh cho nội vụ nên Thiếu Hoa dù muốn dù không cũng không thể bỏ nghĩa được, thế thì Tô Yến Tuyết đối với chàng vì tình, mà Thiếu Hoa lại đáp với nàng vì nghĩa. Điều may mắn cho Tô Yến Tuyết là trong giờ phút quyên sinh, nàng lại được một vị Thừa tướng đùm bọc, cho nên về sau đương nhiên nàng là con một nhà quý tộc danh giá, không thể bảo là hạng hạ lưu đê tiện được.
Phỏng như sau này mà Yến Tuyết không phải là thiên kim tiểu thơ của Lương Giám thì tin chắc rằng dù Thiếu Hoa có trọng nghĩa đến đâu cũng chỉ đáp lại bằng bạc vàng châu báu, hay giúp đỡ phần nào để an ủi thôi, chứ không đời nào cưới Tô Yến Tuyết làm vợ. Muốn chứng minh điều này, ta xét trường hợp Lưu Khuê Bích thì rõ.
Lưu Khuê Bích một anh chàng tham dâm háo sắc mà được chị mình làm Vhánh cung Hoàng hậu , trong cung điện thiếu chi nàng con gái có sắc đẹp trầm ngư lạc nhạn, thế mà Khuê Bích chỉ có quyến dùng để sanh con như một cái máy sanh sản chứ không thể lấy làm vợ được, đủ biết thời ấy việc « môn đăng hộ đối » quan trọng đến dường nào!
Tái Sanh Duyên
Hồi Thứ Nhất
Hồi Thứ Hai
Hồi Thứ Ba
Hồi Thứ Tư
Hồi Thứ Năm
Hồi Thứ Sáu
Hồi Thứ Bảy
Hồi Thứ Tám
Hồi Thứ Chín
Hồi Thứ Mười
Hồi Thứ Mười Một
Hồi Thứ Mười Hai
Hồi Thứ Mười Ba
Hồi Thứ Mười Bốn
Hồi thứ Muời Lăm
Hồi Thứ Mười Sáu
Hồi Thứ Mười Bảy
Hồi Thứ Mười Tám
Hồi Thứ Mười Chín
Hồi Thứ Hai Mươi
Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Hồi Thứ Hai Mươi Hai
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Hồi Thứ Hai Mươi Bốn
Hồi Thứ Hai Mươi Lăm
Hồi Thứ Hai Mươi Sáu
Hồi Thứ Hai Mươi Bảy
Hồi Thứ Hai Mươi Tám
Hồi Thứ Hai Mươi Chín
Hồi Thứ Ba Mươi
Hồi Thứ Ba Mươi Mốt
Hồi thứ Ba Mươi Hai
Hồi thứ Ba Mươi Ba
Hồi thứ Ba Mươi Bốn
Hồi thứ Ba Mươi Lăm
Hồi Thứ Ba Mươi Sáu
Hồi Thứ Ba Mươi Bảy
Hồi Thứ Ba Mươi Tám
Hồi Thứ Ba Mươi Chín
Hồi Thứ Bốn Mươi
Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt
Hồi Thứ Bốn Mươi Hai
Hồi thứ Bốn Mươi Ba
Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn
Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm
Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu
Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
Hồi Thứ Bốn Mươi Tám
Hồi Thứ Bốn Mươi Chín
Hồi Thứ Năm Mươi
Hồi Thứ Năm Mươi Mốt
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Ba
Hồi Thứ Năm Mươi Bốn
Hồi Thứ Năm Mươi Lăm
Hồi Thứ Năm Mươi Sáu
Hồi Thứ Năm Mươi Bảy
Hồi thứ Năm Mươi Tám
Hồi Thứ Năm Mươi Chín
Hồi Thứ Sáu Mươi
Hồi Thứ Sáu Mươi Mốt
Hồi Thứ Sáu Mươi Hai
Hồi Thứ Sáu Mươi Ba
Hồi Thứ Sáu Mươi Bốn
Hồi Thứ Sáu Mươi Lăm
Hồi Thứ Sáu Mươi Sáu
Hồi Thứ Sáu Mươi Bảy
Hồi Thứ Sáu Mươi Tám
Hồi Thứ Sáu Mươi Chín
Hồi Thứ Bảy Mươi
Hồi Thứ Bảy Mươi Mốt
Hồi Thứ Bảy Mươi Hai
Hồi Thứ Bảy Mươi Ba
Hồi Thứ Bảy Mươi Bốn