watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tái Sanh Duyên-Hồi Thứ Sáu Mươi Tám - tác giả Mộng Bình Sơn Mộng Bình Sơn

Mộng Bình Sơn

Hồi Thứ Sáu Mươi Tám

Tác giả: Mộng Bình Sơn

Lệ Minh Đường bị bịnh, không rước thầy hốt thuốc mà chỉ tự kê toa hốt thuốc mà thôi. Mười hôm sau, bịnh đã bớt nhiều.
Lệ Minh Đường nghĩ thầm:
“Đến ngày rằm đây là hết hạn nghỉ phép của ta, mà đến ngày đó chắc Hoàng Phủ Thiếu Hoa đã làm lễ thành hôn xong rồi. Thế là ta có thể đình hoãn việc cải trang thêm vài năm nữa”.
Nghĩ vậy, nên tuy Lệ Minh Đường đã mạnh mà vẫn không tiếp khách, chỉ sai người đi dò la tin tức việc hoàn hôn của Thiếu Hoa mà thôi.
Sáng hôm rằm tháng tám, Hoàng hậu dậy sớm lắm, đến Vạn Thọ cung tâu xin Hoàng Thái hậu cho triệu Lệ Thừa tướng vào khám nghiệm.
Thái hậu gật đầu, gọi tên nội giám vào bảo:
- Người hãy đi xem chừng, hễ thấy lúc nào Lệ Thừa tướng vào triều thì lập tức đến báo cho ta biết.
Tên nội giám vâng lệnh đi ngay. Sáng hôm ấy, Lệ Minh Đường khăn áo chỉnh tề đi vào triều, nhưng khi đi nữa đường, xảy thấy ba con quạ bay lượn trước kiệu kêu lên mấy tiếng thất thanh nên lấy làm lạ nghi thầm:
“Lạ quá! Có việc gì sắp xảy ra đây chăng ? Hay là bịnh cũ mẫu thân ta trở lại ! Nhưng dầu sao ta cũng không có thể về nữa được, đành phó thác cho trời vậy” .
Nghĩ đến đây, Lệ Minh Đường đã đi đến Ngọ môn , Ngọ môn quan vào trào phi báo. Vua Thành Tôn cảm thương cho Lệ Minh Đường , một con người cần mẫn, xin phép nghỉ vừa hết hạn đã vội vã đến đây ngay, không hề biếng nhác.
Sau khi được lệnh, Lệ Minh Đường vào triều kiến và được vua Thành Tôn vời ngồi sang một bên. Vua nhìn Lệ Minh Đường bằng đôi mắt đầy thương hại, vì nhớ đến âm mưu của Thái hậu sắp thi hành, nếu Lệ Minh Đường không khéo đề phòng sẽ mắc bẫy.
Vua Thành Tôn dùng lời ẩn ý, nói:
- Trời nóng nực quá mà khanh mới vừa khỏi bịnh đã vội lo việc quốc chánh không quản khó nhọc, thật trẫm không an tâm.
Lệ Minh Đường tâu:
- Hạ thần chịu ơn của bệ hạ rất dày, lại làm đến chức Thừa tướng, lẽ nào dám biếng nhác phụ lòng của bệ hạ sao.
Lệ Minh Đường vừa nói đến đây, bỗng thấy nội giám bước ra quỳ tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, Thái hậu thấy Hoàng hậu thọ thai cho nên muốn mời Lệ Thừa tướng vào cung đặng vẽ một bức tượng Quan Âm Bạch Y Tống Tử cho Hoàng hậu thờ, cầu nguyện cho được trổ sanh Hoàng tử để nối ngôi trời.
Vua Thành Tôn nghe qua có ý ngần ngại, phải bảo Lệ Minh Đường:
- Thái hậu muốn như vậy, nhưng chẳng hay khanh vừa ốm mới khỏi mà có thể họa được không?
Lệ Minh Đường tâu:
- Nếu Thái hậu đã muốn như vậy thì hạ thần xin vâng mạng, nhưng chẳng biết phải ngồi vẽ tại đâu?
Tên nội giám nói:
- Thái hậu muốn triệu Thừa tướng vào cung để người dặn bảo trước khi về.
Lệ Minh Đường liền đứng dậy xá vua Thành Tôn rồi lặng lẽ theo chân tên nội giám vào Vạn Thọ cung. Đến nơi, tên nội giám vào trước tâu cho Thái hậu hay, Thái hậu dạy rủ màn xuống rồi truyền vời Lệ Minh Đường vào.
Lệ Minh Đường vào, Thái hậu vời ngồi rồi truyền tỳ nữ dâng trà lên. Lúc ấy Thái hậu cùng Trưởng Hoa Hoàng hậu cùng ngồi phía trong màn. Lệ Minh Đường không thể biết được. Thái hậu nhìn kỹ Lệ Minh Đường rồi khẽ nói với Hoàng hậu:
- Con người nhan sắc tuyệt trần như thế kia thì quả là nữ lưu rồi, không còn nghi ngờ gì nữa cả.
Rồi Thái hậu lớn tiếng truyền chỉ:
- Ta nghe tiên sanh có tài hội họa, nên mới cậy tiên sanh vẽ dùm cho một bức tượng Quan Âm đứng trên toà sen, tay bồng đứa con trai, đặng cầu cho Thánh thượng sanh hạ hoàng nam. Tiên sanh chỉ cần vẽ theo lối thủy đạc cũng được. Độ này khí trời nóng nực quá, vậy xin mời tiên sanh ra Thanh Phong các ngồi vẽ cho được mát mẻ.
Lệ Minh Đường vâng lời, theo nội giám ra Thanh Phong các. Ngôi nhà mát này được xây cất chính giữa hồ Minh Nguyệt , mặt nước xanh biếc, cá lội thảnh thơi. Trên bờ hồ, nhiều thứ hoa đẹp soi bóng nước trông rất ngoạn mục, ngọn gió thoảng qua. Mùi hương bay ngào ngạt.
Vừa bước vào Thanh Phong các, nội giám đã đem văn phong tứ bửu ra và pha trà cho Lệ Minh Đường uống. Lệ Minh Đường nhìn cảnh đẹp lấy làm thích thú, an tâm ngồi lo vẽ tượng Quan Âm.
Khi Lệ Minh Đường đi rồi, Thái hậu bèn kêu hai đứa nữ tỳ là Miêu Thoại Anh và Úc Mỹ Nhi vào bảo:
- Chốc nữa, khi ta ban rượu cho Lệ Minh Đường uống say rồi, hai đứa bay hãy tháo hia người ra để xem thử người có phải là nữ lưu hay không? Nếu quả thật người là nữ lưu thì phải tháo đôi giày thêu bên trong, rồi mang hia lại tử tế, ta cấm không được tiết lộ cho ai biết, nếu cãi lời thì bị nghiêm trị.
Hai đứa nữ tỳ cúi đầu vâng mạng lui ra.
Qua đến giờ ngọ, Thái hậu thấy Lệ Minh Đường vẽ chưa rồi, bèn ban cơm rượu, sai nội giám đem ra Thanh Phong các cho Lệ Minh Đường ăn.
Hôm ấy, vua Thành Tôn bãi triều sớm hơn mọi khi. Vua lật đật về cung vào bái yết Thái hậu, nghe nói Lệ Minh Đường đang vẽ tượng Quan Âm tại Thanh Phong các, lòng vua cảm thấy nao nao, đứng ngồi không yên.
Lệ Minh Đường vẽ mãi đến giờ mùi mới xong, cầm đem vào Vạn Thọ cung hầu chỉ. Thái hậu cho vời vào. Lệ Minh Đường vào bái yết Thái hậu rồi quay qua bái yết Thành Tôn. Vua Thành Tôn miễn lễ rồi mời ngồi sang một bên.
Lệ Minh Đường dâng bức tượng lên, Thái giám tiếp lấy đưa vào màn cho Thái hậu . Thái hậu xem thấy đức Quan Âm nghiêm chỉnh đứng trên tòa sen bồng đứa bé gương mặt giống hệt vua Thành Tôn thì mừng lắm. Thái hậu liền trao cho Trưởng Hoa Hoàng hậu xem.
Hoàng hậu tắc lưỡi khen thầm:
“Người sao mà tài ba đến thế!”
Thái hậu lên tiếng truyền chỉ:
- Tiên sanh đã vì ta mà chịu khó nhọc, vậy để ta thưởng cho ba chén rượu nhuận bút.
Vua Thành Tôn nghe qua, lòng không nỡ, nhưng trước mặt Thái hậu không dám thố lộ cơ mưu, vua chỉ tìm cách nói:
- Thái hậu nghĩ công ơn của khanh mà thưởng cho ba chén rượu ngọt, nhưng tiên sanh liệu có uống được không?
Lệ Minh Đường nghĩ thầm:
“Rượu thường ta uống còn được, huống là rượu ngọt, có hề chi”.
Nghĩ rồi Lệ Minh Đường tâu:
- Thái hậu đã thương tình ban cho, lẽ nào hạ thần lại dám từ chối?
Vua Thành Tôn nóng lòng như lửa đốt, nghĩ thầm:
“Lệ Minh Đường vốn thông minh ít ai bì, sao hôm nay ta đã nói mánh khoé như vậy lại không hiểu? Thế là tự hại lấy mình, ngày sau chớ trách ta đấy nhé”.
Sau đó nội giám dâng rượu lên. Thái hậu sợ Lệ Minh Đường đau mới vừa mạnh; cơ thể còn yếu đuối nên dặn nội giám chỉ rót đúng ba chén thôi. Lệ Minh Đường thấy vậy, tưởng Thái hậu trọng đãi mình, nên không ngần ngại gì cả, cứ tiếp lấy uống liên tiếp hết ba chén. Chẳng dè thứ rượu này là Ngọc hồng xuân tửu, tuy mùi vị ngọt thơm , nhưng khi nuốt vào khỏi cổ thì dù ai tửu lượng cao đến đâu cũng phải bị say vùi.
Lệ Minh Đường uống xong ba chén rượu thì đứng dậy cáo từ xin về.
Thái hậu khẽ hỏi Trưởng Hoa Hoàng hậu:
- Tại sao uống ba chén rồi mà chưa thấy Thừa tướng say?
Trưởng Hoa Hoàng hậu khẽ tâu:
- Xin mẫu hậu hãy mời người ở nán lại, bảo viết một bài thơ ca tụng bức tượng để cho rượu thấm, thế nào cũng thành công.
Thái hậu gật đầu, lên tiếng bảo Lệ Minh Đường:
- Đã có họa tất nhiên phải có thi mới hợp lẽ, vậy khanh hãy làm một bài để dưới bức tượng ấy cho ta.
Lệ Minh Đường vâng mệnh, đứng dậy toan đề thơ thì rượu đã thấm, đôi mắt chóa lòa, chân tay bải hoải, choáng váng bước đi không vững.
Lệ Minh Đường nghĩ thầm:
“Có lẽ ta bịnh vừa mới khỏi, trong mình còn yếu nên mới uống ba chén đã say”.
Tuy vậy, Lệ Minh Đường vẫn cố gắng gượng đến dựa bên án thư cầm bút đề vào bức tranh chỉ trong nháy mắt là xong.
Đề thơ xong, Lệ Minh Đường quỳ xuống lạy xin lui gót, nhưng khi lạy rồi không còn đứng dậy được nữa. Thái hậu thấy thế thất kinh, vội truyền nội giám và cung nữ đỡ Lệ Minh Đường xuống ghế.Lúc bấy giờ Lệ Minh Đường không còn biết đầu đuôi gì nữa. Thái hậu dạy hai tên nội giám đỡ Lệ Minh Đường ra Thanh Phong các để nằm trên long sàng, lấy mền rồng đắp lại và sai hai đứa cung nữ là Miêu Thọai Anh và Úc Mỹ Nhi theo hầu hạ.
Khi đưa Lệ Minh Đường đi rồi, Thái hậu liền truyền vén màn lên , đoạn cùng theo vua và Hoàng hậu xem bài thơ của Lệ Minh Đường đề trong hình bức tượng.
Thoạt trông qua, Thái hậu thấy nét chữ sắc sảo ít ai bì, vội lên tiếng khen:
- Say đã bất tỉnh mà chữ viết vẫn đẹp tuyệt trần, thật là một bậc phi phàm.
Rồi Thái hậu lẩm cẩm đọc bài thơ gồm tám câu như sau:
Ngộ triệt thiền cơ nhứt niệm chơn
Tiện tùng cực lạc chuyển kim luân
Hương huê tán ngọc đăng nê ngạn
Huệ võ thừa phong độ thế nhơn
Nam hải Già Lam tàng ký tích,
Trung triều thủy mặc cận truyền thân!
Chỉ duyên giải thức hàm thai ý.
Toại giáng từ vân trú ngọc lân.
Xem xong , Thái hậu khen nức nở:
- Ôi chao! Câu văn đã tao nhã lại sâu sắc đáo để. Nếu quả người là nữ lưu thì ta quyết nhận người làm nghĩa nữ.
Trưởng Hoa Hoàng hậu cười xen vào:
- Bởi con người có tài sắc vẹn toàn như vậy, nên hôm nay mới bị người ta khám phá cố tìm hiểu xem là nam hay nữ lưu, chứ như người thường thì ai để ý làm gì! Cho hay ở đời, chữ tài liền với chữ tai một vần.
Vua Thành Tôn thở dài, nói:
- Uống có ba chén mà sai đến thế, quả thứ Phiên tửu này nguy hiểm thật. Trẫm e Lệ Thừa tướng mới vừa khỏi bệnh mà say quá, có hại đến tánh mạng đấy.
Trưởng Hoa Hoàng hậu nói:
- Trước đây, thần thiếp có nghe nói thứ Phiên tửu này tuy mạnh lắm nhưng lại bổ khoẻ chứ không sao. Thần thiếp có cho bốn con cung nữ uống thử, thì thấy chúng chỉ say có một ngày một đêm, rồi khi hết say lại thấy tỉnh táo và khỏe khoắn hơn trước, nên thần thiếp mới dám đề nghị lập mưu này, xin bệ hạ hãy an tâm.
Vua Thành Tôn cũng thừa hiểu như vậy, nhưng trong lòng cảm thấy xốn xang vô cùng.
Nói qua hai tên nội giám đỡ Lệ Minh Đường đến Thanh Phong các để nằm trên long sàng, đắp mền lại, rồi giao cho hai con cung nữ ở đó hầu hạ. Hai con cung nữ vâng lời, đứng một bên hầu. Lệ Minh Đường ngáy pho pho. Hai đứa giả vờ quỳ xuống thưa:
- Xin Thừa tướng hãy cởi áo ngủ cho mát!
Thấy Lệ Thừa tướng vẫn không hay biết gì cả, chúng biết là đã đến lúc ra tay được rồi. Úc Mỹ Nhi đưa mắt ngó Miêu Thoại Anh ra hiệu rồi cùng nhau áp vào cởi hia ra thì thấy bàn chân mềm dịu làm sao, quấn toàn lụa trắng. Hai đứa tháo hết đoạn lụa ấy ra thì thấy lộ một đôi giày thêu màu đỏ, chỉ dài độ hai tấc tám.
Cả hai mừng rỡ, vội tháo lấy đôi giày, đoạn quấn vải tử tế rồi mang hia lại như cũ. Chúng cầm giày ra ngoài trầm trồ:
- Ôi chao! Bàn chân gì mà nhỏ xíu xinh quá? Thôi bây giờ ta hãy đem đôi giày này về dâng cho Hoàng Thái hậu đặng lãnh thưởng.
Nói rồi hai đứa dắt nhau vừa đi, vừa nói cười vui vẻ.
Nhắc lại vua Thành Tôn ngồi tại Vạn Thọ cung trong lòng nóng như lửa đốt, đợi tin tức Lệ Minh Đường. Vua nghĩ thầm:
“Nếu việc này mà bại lộ ra, chẳng những Lệ Minh Đường đã mất thể diện, mà chính ta đây cũng mang tiếng là dùng lầm nữ lưu làm quan đại thần nữa. Thật tức tối thay cho Hoàng Phủ Thiếu Hoa đã biết Lệ Thừa tướng là Mạnh Lệ Quân rồi, sao không bàn riêng để cải trang lại đến giữa triều tâu xin làm gì cho thêm rắc rối như vầy”.
Vua Thành Tôn đang âm thầm than thở, xảy nghe đâu đây có tiếng tiêu thiều vọng đến, rồi từ trên không trung cũng có tiếng tiêu họa lại. Thái hậu lấy làm lạ hỏi:
- Hai con có nghe tiếng tiêu trên không trung hòa vọng lại đó không?
Vua Thành Tôn và Trưởng Hoa Hoàng hậu đồng thanh thưa:
- Hai con cũng có nghe, song chẳng hiểu cớ chi vậy!
Nói chưa dứt lời, bỗng thấy hai tên nội giám chạy vào lộ vẻ kinh tâm, quỳ xuống thưa:
- Muôn tâu Thái hậu, có một việc xảy ra rất lạ lùng!
Nguyên bà Ôn phi ở Hưng Khánh cung đang khi buồn thổi tiêu chơi, xảy đâu trên không lại có tiếng tiêu vọng lại, vì vậy các cung nữ sợ hãi vội chạy ra xem, thì thấy một con chim phụng hoàng đang bay lượn trước cửa cung. Nó vừa bay vừa đập cánh có nhịp nhàng chỉ chừng mặt đất độ ba trượng , miệng thổi lên giống hệt tiếng tiêu của bà Ôn phi.
Thái hậu nghe tâu mừng rỡ, nói với vua Thành Tôn :
- Đời nhà Châu, Thánh Quân chỉ được nghe tiếng chim phụng hoàng, không thấy được hình phụng. Nay ta được chim phụng về chầu, quả là điềm tốt, vậy Thiên tử cần phải ra đón xem kẻo phụ lòng trời.
Lúc ấy, vua Thành Tôn cũng muốn tránh mặt để khỏi phải chứng kiến cái cảnh đau lòng về hoàn cảnh của Lệ Minh Đường, nên khi nghe Thái hậu dạy, vua vội vã lên long xa truyền quân ra ngoài cung.
Khi ra khỏi Vân Thọ cung một đỗi xa, bỗng thấy hai con cung nữ Úc Mỹ Nhi và Miêu Thoại Anh đi về, vừa đi vừa cười nói lăng xăng; Vua Thành Tôn thấy thế, đoán biết chúng khám phá ra và lấy được đôi giày trong chân của Lệ Thừa tướng rồi. Vua liền nghĩ ra một kế, nên trợn mắt hét to:
- Hai con tiện tỳ kia. Sao trước mặt quả nhơn đây mà chúng bây lại dám giỡn cười như thế ? Chúng bây dám khinh thường trẫm đến thế ư ? Võ sĩ quân đâu ! Hãy bắt chúng lại cho ta.
Úc Mỹ Chi và Miêu Thoại Anh sợ run lẩy bẩy, lật đật quỳ lạy lia lịa, miệng rối rít xin tha tội.
Vua Thành Tôn phán hỏi :
- Tại sao chúng bạy dám vô lễ đến thế ?
Hai đứa đồng thanh thưa:
- Muôn tâu bệ hạ, chỉ vì chúng tôi vâng lịnh Thái hậu đi tháo giày của Lệ Thừa tướng, nay tháo được rồi nên mừng quá lật đật chạy về dâng cho Thái hậu nên vô tình không thấy bệ hạ. Xin bệ hạ rộng lòng tha thứ cho một phen.
Vua Thành Tôn mừng thầm , hỏi:
- Giày đâu, đưa cho ta xem nào?
Úc Mỹ Nhi vội vã thò vào bụng rút đôi giày thêu dâng vua. Vua Thành Tôn tiếp lấy rồi tắc lưỡi khen thầm:
“Bàn chân gì mà nhỏ nhắn xinh đến thế này, có lẽ khắp các cung phi mỹ nữ không ai bì kịp”.
Nghĩ rồi, vua liền đút đôi giày vào tay áo rồi hỏi tên cung nữ:
- Chúng bây muốn sống hay muốn chết?
Nghe hỏi, cả hai đều xanh mặt đáp:
- Tâu bệ hạ, ở đời ai mà không muốn sống!
Vua Thành Tôn cười gằn:
- Nếu chúngt bây muốn sống thì phải nghe rõ lời ta dạy. Về tâu với Thái hậu rắng: “Chúng tôi đến hầu Lệ Thừa tướng và chờ cho Lệ Thừa tướng ngủ mê để thi hành phận sự, chẳng dè Lệ Thừa tướng lăn qua trở lại hồi lâu mửa ra một vũng máu tươi rồi chết giấc. Chúng tôi sợ quá không dám ở lại chờ mở giày Lệ Thừa tướng nữa, phải chạy về tâu, ngờ đâu khi về nửa đường lại gặp Thánh thượng liền kể lại đầu đuôi tự sự. Thánh thượng sợ ô uế trong chốn cung vì, lập tức truyền cho võ sĩ đến khiêng tử thi đến giao cho Lương Thừa tướng để mai táng”. Nếu chúng bây nói y theo lời ta thì sau này ta trọng thưởng, bằng tiết lộ ra, tất nhiên hai chiếc đầu bay sẽ không còn.
Úc Mỹ Nhi và Miêu Thoại Anh đồng lạy tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, chúng tôi xin vâng mạng, chớ không khi nào dám tiệt lộ.
Vua Thành Tôn khoát tay ra hiệu bảo đi. Cả hai đều đứng dậy lặng lẽ đi ngay. Sau đó, vua Thành Tôn lại nghiêm cấm bọn nội giám và cung nữ không được tiết lộ việc này cho ai biết cả.
Rồi vua Thành Tôn cho gọi Huyền Xương đến cùng mấy tên nội giám khác đến tại Thanh Phong các để khiêng Lệ Thừa tướng đi. Vua Thành Tôn căn dặn:
- Chúng bây đến khiêng Thừa tướng phải lấy mền đắp kín và dùng ngự tàn che phủ cho long trọng nhé.
Huyền Xương và ba tên nội giám kia vâng lịnh đi lấy xe ngự liễn thẳng đến Thanh Phong các, xúm nhau đỡ Lệ Thừa tướng lên xe, đắp chiếc mền rồng lại, đẩy ra khỏi cung, thẳng qua tướng phủ giao cho Lương Thừa tướng.
Khi bọn Huyền Xương đi rồi, vua Thành Tôn lại nghĩ thầm:
“ Không biết khi hai tên cung nữ tháo hia nàng ra rồi có mang lại cho tử tế hay không?Ta còn sợ Trung hiếu vương có sai người đến chực nghe tin tức phía ngoài, rủi chúng lén vén mền lên xem thì hỏng việc mất”.
Nghĩ rồi vội truyền võ sĩ:
- Trẫm nghiêm cấm không ai được vén mềm lên xem Lệ Thừa tướng, vì trẫm sợ Thừa tướng cảm mạo phong hàn. Bất luận quan hay dân, hễ ai động đến, chúng bây cứ việc chặt tay cho ta rồi sau sẽ tâu lên ta trị tội.
Bọn võ sĩ vâng lịnh tiếp theo yểm hộ với bọn nội giám Huyền Xương để hộ tống xe ngự liễn, còn vua Thành Tôn thì đi bộ thẳng qua Hưng Khánh cung.
Lúc bấy giờ chim phụng hoàng đã bay mất; bà Ôn phi hay tin có Thánh giá đến, lật đật ra nghinh tiếp vào cung rồi mời vua ở đó dự tiệc.
Vua Thành Tôn đoán chắc thế nào Lệ minh Đường cũng thoát khỏi nạn nên lòng mừng khấp khởi, an tâm ở đó ăn uống vui chơi.
Lời Bình:
- Lệ Minh Đường đến ngồi một mình tại Thanh Phong các vẽ tượng Quan Âm bồng đứa bé, nàng tưởng dung mạo vua Thành Tôn mà vẽ đứa bé giống hệt thì thật là tài tình; tưởng trong thời dại hiện nay cũng ít nhà hội họa bì kịp, vì lối vẽ truyền thần này nó phải đạt được hai điều kiện , nghĩa là phải đúng đường nét của đứa trẻ sơ sanh và phải giống như vua Thành Tôn phát ra trong tưởng tượng thì thật là khó.
- Sau khi nàng uống xong ba chén Ngọc hồng xuân tửu; mặt mày choáng váng, tâm thần bất định, thế mà đứng dựa án làm được một bài thơ tuyệt bút thì quả thật một nhân tài không trưởng. Thế thì trách gì vua Thành Tôn không yêu mê mệt . Trong trường hợp này, nếu Mạnh Lệ Quân không phải là ân nhân của nhà Hoàng phủ thì với máu ghen của Trưởng Hoa Hoàng hậu, đã chắc gì tánh mạng của Mạnh Lệ Quân thoát khỏi tay người. Cho nên Thái hậu cũng thừa hiểu loại Phiên tửu này tuy mạnh nhưng vô hại, song khi nghe hai con cung nữ về báo, bà ta cũng lấy làm ngại cho Mạnh Lệ Quân. Sự e ngại này không phải Thái hậu ngại Phiên tửu, mà chỉ ngại cho lòng ghen tuông của Hoàng hậu , sợ có âm mưu gì trong ấy không?
Tái Sanh Duyên
Hồi Thứ Nhất
Hồi Thứ Hai
Hồi Thứ Ba
Hồi Thứ Tư
Hồi Thứ Năm
Hồi Thứ Sáu
Hồi Thứ Bảy
Hồi Thứ Tám
Hồi Thứ Chín
Hồi Thứ Mười
Hồi Thứ Mười Một
Hồi Thứ Mười Hai
Hồi Thứ Mười Ba
Hồi Thứ Mười Bốn
Hồi thứ Muời Lăm
Hồi Thứ Mười Sáu
Hồi Thứ Mười Bảy
Hồi Thứ Mười Tám
Hồi Thứ Mười Chín
Hồi Thứ Hai Mươi
Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Hồi Thứ Hai Mươi Hai
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Hồi Thứ Hai Mươi Bốn
Hồi Thứ Hai Mươi Lăm
Hồi Thứ Hai Mươi Sáu
Hồi Thứ Hai Mươi Bảy
Hồi Thứ Hai Mươi Tám
Hồi Thứ Hai Mươi Chín
Hồi Thứ Ba Mươi
Hồi Thứ Ba Mươi Mốt
Hồi thứ Ba Mươi Hai
Hồi thứ Ba Mươi Ba
Hồi thứ Ba Mươi Bốn
Hồi thứ Ba Mươi Lăm
Hồi Thứ Ba Mươi Sáu
Hồi Thứ Ba Mươi Bảy
Hồi Thứ Ba Mươi Tám
Hồi Thứ Ba Mươi Chín
Hồi Thứ Bốn Mươi
Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt
Hồi Thứ Bốn Mươi Hai
Hồi thứ Bốn Mươi Ba
Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn
Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm
Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu
Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
Hồi Thứ Bốn Mươi Tám
Hồi Thứ Bốn Mươi Chín
Hồi Thứ Năm Mươi
Hồi Thứ Năm Mươi Mốt
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Ba
Hồi Thứ Năm Mươi Bốn
Hồi Thứ Năm Mươi Lăm
Hồi Thứ Năm Mươi Sáu
Hồi Thứ Năm Mươi Bảy
Hồi thứ Năm Mươi Tám
Hồi Thứ Năm Mươi Chín
Hồi Thứ Sáu Mươi
Hồi Thứ Sáu Mươi Mốt
Hồi Thứ Sáu Mươi Hai
Hồi Thứ Sáu Mươi Ba
Hồi Thứ Sáu Mươi Bốn
Hồi Thứ Sáu Mươi Lăm
Hồi Thứ Sáu Mươi Sáu
Hồi Thứ Sáu Mươi Bảy
Hồi Thứ Sáu Mươi Tám
Hồi Thứ Sáu Mươi Chín
Hồi Thứ Bảy Mươi
Hồi Thứ Bảy Mươi Mốt
Hồi Thứ Bảy Mươi Hai
Hồi Thứ Bảy Mươi Ba
Hồi Thứ Bảy Mươi Bốn