watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tái Sanh Duyên-Hồi Thứ Mười Tám - tác giả Mộng Bình Sơn Mộng Bình Sơn

Mộng Bình Sơn

Hồi Thứ Mười Tám

Tác giả: Mộng Bình Sơn

Con Vinh Lang hiểu rõ xâu chìa khóa cửa sau là do vợ của Phan Phát cất giữ, mà tánh tình cô ả này thờ ơ lắm nên việc lấy cắp không khó.
Hắn chạy xuống lầu chỉ trong chốc lát là mang xâu chìa khóa về ngay. Mạnh Lệ Quân mừng rỡ lấy đem cất và nói:
- Thôi thế là xong cả rồi. Khuya này chúng ta sẽ ra đi, không còn sợ điều chi bất trắc nữa.
Cơm tối xong, Mạnh Lệ Quân lại bàn với Vinh Lang:
- Chúng ta ra đi không biết chừng nào mới có thể gặp lại cha mẹ ta, vậy bây giờ mi hãy bưng đèn, đặng đến lựa lời từ giã cha mẹ ta mới an lòng.
Con Vinh Lang vâng lời đi thắp đèn rồi cùng Mạnh Lệ Quân đến phòng Hàn Phu nhơn. Lúc ấy Hàn Phu nhơn đang ở trong phòng lo sắp đặt đồ tư trang.
Mạnh Lệ Quân bước đến một bên ôn tồn hỏi mẹ:
- Chẳng hay thân phụ con đi đâu vắng?
Hàn Phu nhơn đáp:
- Thân phụ con đang ở nhà ngoài lo chỉ bảo công việc cho gia nhơn nó làm, vì sợ để đến ngày mai sửa soạn không kịp.
Mạnh Lệ Quân nói:
- Cần chi những việc nhỏ nhặt ấy mà song thân phải nhọc công lo lắng?
- Ồ! Sao con lại nói vậy? Việc này có quan hệ đến thể diện nhà ta lắm chớ. Cần phải sửa sang cho rỡ ràng mới được.
Rồi bằng giọng buồn thảm, Mạnh Lệ Quân nói:
- Chuyến này con từ biệt song thân không biết đến bao giờ mới gặp lại. Con xét lại cái ơn dưỡng dục của cha mẹ con chưa được báo đáp mảy may, quả thật con là đứa con đại bất hiếu.
Hàn Phu nhơn nói:
- Cố Phu nhơn có bảo cho mẹ biết rằng người dâu lớn là Lục thị đã theo Lưu Khuê Quang trấn thủ tại Nhạn môn quan rồi, nên một mình phu nhơn ở nhà rất buồn bã. Vì vậy nay con về đó được ở tại nhà, hơn nữa, sau mười hôm, Lưu Khuê Bích phải về kinh lãnh chức, con lại được trở về thăm mẹ chứ có xa cách gì đâu mà con lo ngại.
Bằng giọng úp mở, Mạnh Lệ Quân nói:
- Việc đời thật khó mà đoán ra trước được, phỏng như con không thường về thăm cha mẹ được thì xin cha mẹ cứ an tâm, cho hay sanh con gái có ra gì đâu!
Hàn Phu nhơn nói:
- Thế nhưng hễ nữ sanh thì ngoại tộc, con gái lớn lên phải đi lấy chồng, còn việc phụng dưỡng cha mẹ là nhiệm vụ của con trai.
Mấy lời Mạnh Lệ Quân, Hàn Phu nhơn những tưởng nàng sắp ra đi theo chồng nên mới nói vậy, chớ bà ta có ngờ đâu Mạnh Lệ Quân lại đến giã biệt để trốn đi, hành động theo lương tâm của nàng!
Mạnh Lệ Quân lui ra, kêu con Vinh Lang bảo:
- Mi hãy đưa ta đến phòng Phương thị nhé!
Con Vinh Lang vâng dạ rồi bưng đèn đi trước. Lúc vào đến phòng Phương thị, gặp Tô Đại nương ở đó, còn Mạnh Gia Linh thì vắng mặt.
Mạnh Lệ Quân nói với Phương thị:
- Khi em đi rồi xin chị ở nhà hết lòng phụng dưỡng song thân chứ em đây quả thật là một đứa bất hiếu.
Phương thị nói:
- Tôi đây là dâu có nhiệm vụ phụng dưỡng mẹ chồng, hà tất tiểu thơ phải nhọc lòng căn dặn. Còn tiểu thơ cũng có thể thường xuyên về thăm chứ có hề chi mà tiểu thơ phải lo lắng.
Mạnh Lệ Quân nói:
- Chị nói vậy cũng phải, song đã bỏ nhà ra đi thì biết bao giờ mới đặng cùng song thân sum hiệp, vì thế việc phụng dưỡng tôi trông mong vào chị.
Phương thị giải thích:
- Phànm sanh con trai lớn lên muốn cưới vợ cho xong, còn con gái thì về nhà chồng, ấy là cái sổ nguyện của mẹ cha, nay tiểu thơ ra lấy chồng tất nhiên song thân vui lòng lắm rồi, còn việc phụng dưỡng là bổn phận của tôi, tiểu thơ chớ lo lắng làm chi.
Mạnh Lệ Quân không dám nói thêm nữa, vội bảo con Vinh Lang mồi đèn rồi từ giã lui ra.
Ra ngoài, Mạnh Lệ Quân nói với Vinh Lang:
- Ngót mười sáu năm trời ta cùng Tô Yến Tuyết sống bên nhau, nay ta sắp đi xa, lại nhờ nàng thay thế cái trách nhiệm nặng nề ấy cho ta, vậy cũng nên đến từ biệt nàng đôi câu mới phải.
Vinh Lang đáp:
- Tiểu thơ nói rất phải.
Dứt lời, hai người đi đến phòng Tô Yến Tuyết. Nàng Tô Yến Tuyết vẫn mang một lòng cừu hận Lưu Khuê Bích đã âm mưu ám hại Hoàng Phủ Thiếu Hoa làm cho lỡ dở cuộc lương duyên của nàng. Nay lại thấy Mạnh Lệ Quân đem dạ phụ phàng, không chút xót thương người mệnh bạc thì đem lòng uất hận, nhưng tiếc rằng nàng là hạng thấp thỏi không thể nói năng gì được.
Suốt mấy ngày nay Yến Tuyết quá sầu tình nên đã nhuốm bịnh nằm liệt suốt mấy ngày. Tối hôm ấy, Tô Đại nương đi qua bên Phương thị, một mình nàng ở trong phòng lại càng buồn thảm hơn nữa. Khi thấy Mạnh Lệ Quân đến, nàng vội vã ngồi dậy ra nghinh tiếp. Mạnh Lệ Quân âu yếm nắm tay Tô Yến Tuyết nói:
- Chị em ta sống chung với nhau ngót mười sáu năm trời, tình nồng đượm xem chẳng khác ruột thịt, nay em sắp phải đi xa nên đến đây xin từ biệt chị và em muốn nói với chị một lời, chẳng hay chị có bằng lòng cho em nói không?
Tô Yến Tuyết nói:
- Bao giờ tôi cũng sẵn sàng vâng theo lời tiểu thơ, chẳng hay tiểu thơ muốn điều chi, xin hãy bảo cho tôi biết.
Mạnh Lệ Quân nói:
- Mai này là ngày em sẽ đi xa, vậy ở nhà nếu song thân em có điều chi cậy đến chị, xin chị chớ từ chối, em đội ơn chị vô cùng.
Tô Yến Tuyết có ngờ đâu Mạnh Lệ Quân tính cậy nàng trá hôn, nên thật thà đáp:
- Hai mẹ con tôi mang ơn lão gia rất nặng, vả lại tôi đâu phải là kẻ vong ân bội nghĩa. Nếu lão gia và phu nhơn có cậy bảo tôi điều chi, dầu phải vào chỗ nước sôi lửa bỏng, tôi cũng chẳng dám từ nan.
Mạnh Lệ Quân mừng rỡ nói:
- Trước mặt em và có con Vinh Lang đây, xin chị khá nhớ lời, bằng phụ bặc chắc sau này đôi ta không còn gặp gỡ nữa đấy.
Tô Yến Tuyết nói:
- Tôi đã nói ra không bao giờ nuốt lời.
Con Vinh Lang đứng một bên nghe Tô Yến Tuyết nói vậy, nó cười thầm:
“Ồ, nàng Tô Yến Tuyếtt thật thà quá. Người ta cậy mình trá hôn mà không biết”.
Mạnh Lệ Quân tiếp:
- Chị đã hứa như vậy em an tâm lắm.
Tô Yến Tuyết nói:
- Về việc nhà, xin tiểu thơ chớ lo. Tôi chỉ ước mong cho tiểu thơ được cùng Lưu Khuê Bích thỏa tình ân ái, sớm sanh con rồng cháu phụng là tôi vui mừng.
Mạnh Lệ Quân biết Tô Yến Tuyết nói kháy mình, liền thở dài than:
- Tôi rất cảm ơn tấm lòng tốt của chị, song việc ái ân ấy chưa biết kiếp này hay kiếp sau vậy.
Tô Yến Tuyết nói:
- Lưu Quốc cựu phải tốn biết bao tâm lực để kết duyên cho kỳ được với tiểu thơ, hơn nữa tiểu thơ là người tài mạo kiêm toàn thì khi gặp nhau tất nhiên phỉ nguyền cá nước, chớ sao tiểu thơ lại nói vậy?
Mạnh Lệ Quân lắc đầu:
- Bây giờ ta cũngk không nên bàn đến việc ái ân làm gì, ai là người ân ái với chàng để sau này sẽ rõ.
Tô Yến Tuyết tưởng Mạnh Lệ Quân nói xuyên tạc như vậy để cho đỡ thẹn, nên nàng không nói nữa, Mạnh Lệ Quân đứng dậy giã từ lui ra. Tô Yến Tuyết đưa ra khỏi cửa phòng rồi trở vào, nàng nằm lăn lên giường thở dài ngao ngán và thầm nghĩ:
“Ai có ngờ đâu một cô gái hữu tài hữu học như vậy mà không một chút lương tâm. Cho hay ở đời, địa vị và tiền bạc làm mờ ám cả lương tri là vậy đó”.
Khi Mạnh Lệ Quân và con Vinh Lang về đến phòng rồi, liền đóng cửa phòng vặn lu ngọn đèn, cả hai cùng ngồi im lặng chờ cho đến khuya đặng cải nam trang.
Cả hai người im cho đến canh ba, Mạnh Lệ Quân mới lên tiếng bảo:
- Thôi đã khuya lắm rồi, chúng ta thay y phục cải trang đi là vừa.
Dứt lời, nàng vặn đèn sáng lên rồi mở rương lấy quần áo ra, đoạn hai người vấn tóc, đội khăn học trò; độn chân cho lớn để mang giày đàn ông.
Cải trang xong, Mạnh Lệ Quân đứng trước tấm kiếng cười chúm chím nói với con Vinh Lang:
- Bây giờ ta giống một trang thiếu niên anh tuấn quá nhỉ?
Con Vinh Lang nhìn nàng rồi mỉm cười đáp:
- Tiểu thơ ăn mặc như thế trông đẹp trai đáo để, tôi e gặp con gái nó mê liền!
Sau đó, Mạnh Lệ Quân đem phong thư và bức ảnh ra để trên bàn rồi quay mặt về phía nhà thờ quì lạy và lâm râm vái:
- “Chỉ vì hoàn cảnh quẫn bức nên đứa nữ tôn này đành phải ra đi mang tiếng bất hiếu, xin tổ tiên phò hộ cho, may ra lập được công danh, cứu được nhà chồng thoát khỏi vòng tai nạn. Trên bước đường lưu lạc, nếu có xảy bất trắc thì nữ tôn này nguyện vì chữ trinh mà chết cho tròn danh phận”.
Khẩn nguyện ông bà xong, nàng quay qua phía phòng song thân thụp lạy và thổn thức nói:
- “Đứa con bất hiếu hôm nay phải bỏ nhà ra đi, phụ hết công sanh thành dưỡng dục, nếu may ra con lập được công danh, cứu vãn nhà chồng thì con cũng sẽ gặp gỡ song thân trở lại: bằng không, chắc con phải trôi nổi nơi đất khách quê người, đó là do nơi số phần của con mạng bạc, xin song thân tha thứ”.
Dứt lời, nàng bảo con Vinh Lang ra ngoài tàu lén bắt một con ngựa rồi cùng nhau ra khỏi hoa viên. Đến đây, cả hai đồng leo lên ngựa, Mạnh Lệ Quân để con Vinh Lang ngồi trước, nàng một tay ôm con Vinh Lang, một tay nắm chặt dây cương ra roi thúc ngựa chạy nước đại.
Lúc bấy giờ trống đã điểm canh ba, con ngựa khỏe mạnh chở hai nàng con gái phi nhanh vượt gió chạy mãi đến khi vừng đông ửng hồng thì tính đã dư năm mươi dặm đường.
Bây giờ Mạnh Lệ Quân nhận thấy hai người ngồi chung một ngựa bất tiện quá nên nàng để con Vinh Lang xuống bảo nó theo sau nàng gò cương cho đi chậm chậm. Hai người đi suốt ngày hôm ấy đã hơn trăm dặm đường; Mạnh Lệ Quân nhắm người nhà có theo cũng không kịp nữa nên tìm thuê một lữ quán nghỉ ngơi để lấy sức sáng mai tiếp tục lên đường.
Nói qua Phan Phát là kẻ coi giữ hoa viên, đêm hôm ấy không chịu ở ngoài nhà gác, lại vào trong thơ phòng mà ngủ, mãi đến khuya mới thức dậy trông thấy các cửa vườn mở toang, chàng thất kinh chạy đi xem xét thì thấy xâu chìa khóa bỏ ngay dưới đất, còn cái chốt gài cửa lại ném một bên. Càng hoảng kinh hơn nữa, chàng chạy thẳng và U Hương các, lại thấy ở đây các cửa phòng đều mở trống, chàng sợ toát mồ hôi chạy riết về phòng gõ cửa kêu vợ.
Vợ là Xuân Hương vùng dậy hỏi:
- Việc gì mà phu quân hoảng kinh lên vậy?
Phan Phát vừa thở hào hển vừa thuật lại cho vợ nghe và nói:
- Ta chỉ sợ đồ sính lễ trong phòng tiểu thơ mất cả rồi thì nguy to, vậy em hãy tức tốc chạy báo tin ngay mới được.
Xuân Hương nghe chồng nói như vậy cũng lo sợ vô cùng, vộ chạy thẳng ra u Hương cát lớn tiếng gọi con Vinh Lang. Nhưng kêu hoài vẫn không nghe con Vinh Lang ứng đáp.
Lúc ấy Tô Yến Tuyết đang ngủ, nghe kêu giựt mình chạy ra hỏi:
- Việc chi mà kêu gọi dữ vậy?
Xuân Hương nói:
- Tôi thấy cửa vườn và các cửa trên U Hương các đều mở trống toang hoang, sợ mất mát đồ đạc chi chăng, nên mới kêu hỏi, vậy nhờ cô nương hãy nói giùm với tiểu thơ, bảo kiểm soát lại xem có ai mất mát gì không.
Tô Yến Tuyết nghe nói cũng hoảng kinh, vội chạy đi kêu con Vinh Lang nhưng không tìm thấy nó đâu cả, lại thấy cửa phòng khép trái lại. Nàng kinh hãi nghĩ thầm:
“Lạ thật! Hay là tiểu thơ cùng con Vinh Lang bỏ trốn đi rồi chăng? Thảo nào mấy hôm nay tiểu thơ cười cười nói nói trông như người vô tư vậy”.
Nghĩ đoạn, nàng xô cửa bước vào thì thấy đồ tư trang của Mạnh Lệ Quân đâu mất hết, trong phòng lạnh lẽo vắng teo. Bấy giờ Tô Yến Tuyết mới tỉnh ngộ.
Nàng lẩm bẩm một mình:
“Ai ngời tiểu thơ lại lập tâm trốn đi! Nếu vậy quả nàng là người tiết liệt! Ta thiệt dốt quá không biết nhận xét người tý nào cả”.
Nói rồi, nàng chạy thẳng xuống lầu, đến phòng Mạnh Sĩ Nguyên kề miệng vào khe cửa gọi:
- Thưa lão gia và phu nhơn hãy mau mau tỉnh dậy, Mạnh Tiểu thơ và con Vinh Lang đã trốn đi rồi!
Vợ chồng Mạnh Sĩ Nguyên nghe kêu, vùng dậy nhìn nhau sửng sốt và than dài:
- Chết rồi! Nếu vậy con gái ta nó làm hại ta rồi! Nay ta đã nhận sính lễ mà nó trốn đi, làm gì Lưu Khuê Bích cũng tâu với triều đình bảo rằng ta gian giấu, ắt phải mang tội khi quân.
Vợ chồng Mạnh Sĩ Nguyên tức tốc thẳng đến U Hương các đồng thời sai nữ tỳ đi báo cho Mạnh Gia Linh biết, chẳng dè lúc ấy Tô Yến Tuyết cùng Mạnh Gia Linh và Tô Đại nương đã đến U Hương các trước rồi. Khi Mạnh Sĩ Nguyên bước vào phòng thì thấy đồ sính lễ của Lưu gia đều còn đủ cả, chỉ mất một mình đồ đạc của Mạnh Lệ Quân mà thôi. Tô Đại nương chợt thấy trên bàn có một gói giấy liền lấy đem trao cho Hàn Phu nhơn.
Hàn Phu nhơn mở ra xem thấy một phong thư và một bức họa chân dung giống hệt Mạnh Lệ Quân, Mạnh Sĩ Nguyên bước lại lấy thư xem xong, hai hàng nước mắt tuôn xuống như mưa và cất tiếng than:
- Con ôi! Con nỡ lòng nào xa lìa cha mẹ! Nay con bày kế “di hoa tiếp mộc” này để cứu lấy tánh mạng cha mẹ đây ư?
Mạnh Gia Linh cũng lấy thư xem qua rồi nhỏ lệ thưa:
- Việc này thật là lỗi tại nơi thân phụ, vì con thừa biết tánh tình em con nhất định không khi nào chịu để nhục nhã thân danh đâu. Bây giờ sự việc đã đến nước này thì xin thân phụ hãy y theo kế em con mà làm để tránh tai họa cho gia đình.
Hàn Phu nhơn thấy vậy cũng nghĩ thầm:
“May cho Tô Yến Tuyết, khi không mà gặp mối lương duyên rạng rỡ, thật là đại phước biết dường nào!”.
Nghĩ rồi lên tiếng nói:
- Kế ấy hay lắm! Vì Tô Yến Tuyết nhan sắc cũng tuyệt vời, tài học cũng xuất chúng, có thể giả làm Mạnh Lệ Quân được.
Nói rồi vội lấy bức thư trao cho mẹ con Tô Yến Tuyết xem. Tô Yến Tuyết xem qua, mặt mày thất sắc, hồn xiêu phách lạc, nàng trách thầm:
“Sao tiểu thơ lại nỡ dùng cái kế độc địa quá vậy! Ta đây đời nào chịu phụ lời thề trong mộng với chàng Hoàng Phủ Thiếu Hoa?”
Lời Bình:
- Mạnh Lệ Quân bằng lòng lấy Lưu Khuê Bích thì Tô Yến Tuyết vô cùng khinh bỉ, mặc dù bề ngoài nàng phải vâng lời Mạnh Sĩ Nguyên đến khuyên Mạnh Lệ Quân nên chấp thuận. Nhưng khi biết được Mạnh Lệ Quân quyết từ hôn và trao phần trách nhiệm ấy lại cho nàng thì nàng lại càng đau khổ không biết bao nhiêu mà kể, vì xét mối tình yêu thương Hoàng Phủ Thiếu Hoa, giữa nàng và Mạnh Lệ Quân thì chắc chắn tình nàng sâu đậm hơn. Tuy vậy, Mạnh Sĩ Nguyên nuôi nàng từ bé đến lớn, Mạnh Lệ Quân lại đối xử với nàng như chị em ruột thịt, làm sao nàng có thể để cho người ân mình bị tội khi quân? Tô Yến Tuyết phải hy sinh, thay thế địa vị Mạnh Lệ Quân để trả ơn, trong lúc mọi người xung quanh đều cho nàng là hạnh phúc thế mà nàng chết ruột chết gan, thật là một nghịch cảnh đáng thương thay!
- Nếu đứng bên ngoài mà xét thì Tô Yến Tuyết lấy Lưu Khuê Bích thật là thuận cảnh vì nàng là phận hèn lấy được chồng như Lưu Khuê Bích đã là quá lắm rồi, hơn nữa nàng không phải là người đã hứa hôn với Hoàng Phủ Thiếu Hoa, nhưng nàng đã biết khinh khi Mạnh Lệ Quân khi thấy Mạnh Lệ Quân chấp thuận Lưu Khuê Bích, thì tất nhiên lương tâm sẽ giày vò Tô Yến Tuyết khi nàng làm một việc trái lương tâm.
Tái Sanh Duyên
Hồi Thứ Nhất
Hồi Thứ Hai
Hồi Thứ Ba
Hồi Thứ Tư
Hồi Thứ Năm
Hồi Thứ Sáu
Hồi Thứ Bảy
Hồi Thứ Tám
Hồi Thứ Chín
Hồi Thứ Mười
Hồi Thứ Mười Một
Hồi Thứ Mười Hai
Hồi Thứ Mười Ba
Hồi Thứ Mười Bốn
Hồi thứ Muời Lăm
Hồi Thứ Mười Sáu
Hồi Thứ Mười Bảy
Hồi Thứ Mười Tám
Hồi Thứ Mười Chín
Hồi Thứ Hai Mươi
Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Hồi Thứ Hai Mươi Hai
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Hồi Thứ Hai Mươi Bốn
Hồi Thứ Hai Mươi Lăm
Hồi Thứ Hai Mươi Sáu
Hồi Thứ Hai Mươi Bảy
Hồi Thứ Hai Mươi Tám
Hồi Thứ Hai Mươi Chín
Hồi Thứ Ba Mươi
Hồi Thứ Ba Mươi Mốt
Hồi thứ Ba Mươi Hai
Hồi thứ Ba Mươi Ba
Hồi thứ Ba Mươi Bốn
Hồi thứ Ba Mươi Lăm
Hồi Thứ Ba Mươi Sáu
Hồi Thứ Ba Mươi Bảy
Hồi Thứ Ba Mươi Tám
Hồi Thứ Ba Mươi Chín
Hồi Thứ Bốn Mươi
Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt
Hồi Thứ Bốn Mươi Hai
Hồi thứ Bốn Mươi Ba
Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn
Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm
Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu
Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
Hồi Thứ Bốn Mươi Tám
Hồi Thứ Bốn Mươi Chín
Hồi Thứ Năm Mươi
Hồi Thứ Năm Mươi Mốt
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Ba
Hồi Thứ Năm Mươi Bốn
Hồi Thứ Năm Mươi Lăm
Hồi Thứ Năm Mươi Sáu
Hồi Thứ Năm Mươi Bảy
Hồi thứ Năm Mươi Tám
Hồi Thứ Năm Mươi Chín
Hồi Thứ Sáu Mươi
Hồi Thứ Sáu Mươi Mốt
Hồi Thứ Sáu Mươi Hai
Hồi Thứ Sáu Mươi Ba
Hồi Thứ Sáu Mươi Bốn
Hồi Thứ Sáu Mươi Lăm
Hồi Thứ Sáu Mươi Sáu
Hồi Thứ Sáu Mươi Bảy
Hồi Thứ Sáu Mươi Tám
Hồi Thứ Sáu Mươi Chín
Hồi Thứ Bảy Mươi
Hồi Thứ Bảy Mươi Mốt
Hồi Thứ Bảy Mươi Hai
Hồi Thứ Bảy Mươi Ba
Hồi Thứ Bảy Mươi Bốn