watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tái Sanh Duyên-Hồi Thứ Bốn Mươi Hai - tác giả Mộng Bình Sơn Mộng Bình Sơn

Mộng Bình Sơn

Hồi Thứ Bốn Mươi Hai

Tác giả: Mộng Bình Sơn

Khi Vệ Dõng Đạt ra lệnh bao vây thì chiếc thuyền buôn ấy trương thêm một buồm nữa tháo chạy, lập tức bốn chiếc chiến thuyền mở hết tốc lực đuổi theo, chỉ trong nháy mắt đã theo kịp Vệ Dõng Đạt nạt lớn :
- Đây quả là thuyền của quân giặc, hãy bắt nó lại cho ta.
Bỗng nghe bên chiếc thuyền buôn đáp lại trong tiếng khiếp đãm :
- Không phải đâu ! Thuyền chúng tôi chính là thuyền buôn có giấy thông hành đầy đủ, xin hãy xét kỹ và tha cho.
Rồi các thủy thủ trong thuyền buôn đều buông mái chèo quì hết xuống khoang thuyền. Vệ Dõng Đạt liền cho thuyền cặp bến sát lại, tung mình nhảy qau kiểm soát, thấy cả thảy lối sáu mươi hành khách, ai nấy đều quì lạy lia lịa.
Vệ Dõng Đạt quát hỏi :
- Các ngươi là người xứ nào , chở hàng hoá
gì và đi bán nơi đâu ? Có tổng số bao nhiêu hành khách, bao nhiêu thủy thủ , hãy khai mau !
Một người trong bọn đứng lên nói :
- Tất cả chúng tôi đây đều là thủy thủ đi làm mướn cả, chỉ có một mình ông chủ thuyền mua thuốc đem qua nước Phiên bán mà thôi.
Vệ Dõng Đạt nhìn quanh một vòng , hỏi lớn :
- Người nào là chủ thuyền ?
Hỏi vừa dứt lời, xảy thấy một người tuổi trạc độ năm mươi, bước tới trước mặt Vệ Dõng Đạt lạy lạy và thưa :
- Tôi là Trần Trại Bảo , chuyên nghề mua hàng hóa chở đi bán các nước đã hơn hai mươi năm nay, quê tôi ở Bắc Ninh, hiện có giấy thông hành do quan cấp phát, xin tướng quân khám xét và tha cho.
Vệ Dõng Đạt nhìn người ấy từ đầu đến chân có vẻ dò xét, rồi nói :
- Ngươi bảo ngươi đã đi buôn bán các nước từ hai mươi năm nay, lẽ nào ngươi lại không biết trong ba năm rồi quân Phiên đem lòng phản trắc, hiện đôi bên đang giao chiến sao ? Hơn nữa, đêm hôm tăm tối như vầy mà ngươi vượt thuyền đến nơi trận địa thì chắc là có duyên cớ chi đây chớ chẳng không !
Trần Trại Bảo kiếm lời nói quanh :
- Chỉ vì tôi đã hay tin quân ta đánh tan hết quân Phiên nên mới dám đi .
Vệ Dõng Đạt gật đầu bảo :
- Được rồi, ngươi hãy trình giấy thông hành cho ta xem nào !
Trần Trại Bảo lật đật chạy vào mui lấy giấy thông hành và hoá đơn đem ra dâng trình cho Vệ Dõng Đạt . Vệ Dõng Đạt tiếp lấy xem qua thấy trong hóa đơn biên toàn những vị thuốc xấu rẻ tiền, cả thảy lối ngàn lượng bạc , còn giấy thông hành thì đóng dấu của Nguyên thành hầu Lưu Tiệp.
Vệ Dõng Đạt có ý nghi ngờ, hỏi :
- Sao ngươi không xin giấy của quan địa phương , lại đến xin giấy của Nguyên thành hầu ?
Trần Trại Bảo đáp :
- Chỉ vì quan địa phương ăn tiền nhiều quá, nên tôi mới xin giấy của Nguyên thành hầu . Vả lại, tôi có một người thân thích hầu hạ Nguyên thành hầu nên tôi nhờ người ấy xin giùm.
Vệ Dõng Đạt lắc đầu :
- Ngươi nói phi lý lắm ! Ta xem số hàng trong thuyền này bổn lợi lối ngàn lượng bạc thì làm sao số lời đủ để trả tiền mướn thuyền và thủy thủ này. Rõ ràng ngươi là quân của giặc sai đi dọ thám.
Vệ Dõng Đạt nói vừa dứt lời, bèn truyền quân trói hết rồi giải cả người lẫn thuyền đem về nạp cho Vương Thiếu Phủ.
Thuật lại khi Vương Thiếu Phủ lãnh ấn Nguyên soái kéo binh ra thì Nhiêu Phong Doanh cũng lãnh thánh chỉ đến Xuy Đài sơn chiêu an, nhưng khi Nhiêu Phong Doanh về không có thư tín chi về Lưu Khuê Bích cả, nên Lưu Tiệp trong lòng nghi ngại, vội sai người ra Đăng Châu để dò nghe tin tức.
Người ấy về bảo :
- Lưu Quốc cựu bị giam vào tù xa bịt kín lại và khiêng theo đoàn quân.
Lưu Tiệp lại thấy thư của Vương Thiếu Phủ gởi về triều nói là trọng dụng thì trong lòng nóng như lửa đốt.
Lúc ấy có người môn sanh tâm phúc của Lưu Tiệp nói :
- Tôi thấy Vương Thiếu Phủ hiệu là Tùng Hoa , nếu bỏ chữ Tùng thì còn lại là Vương Thiếu Hoa . Tôi chắc nó là con cuả Hoàng Phủ Kính đấy, vì chữ Hoàng bỏ bớt chữ Bạch trên đầu thành chữ Vương. Hơn nữa Hoàng Phủ Kính sở trường cây kích, mà Vương Thiếu Phủ cũng thiện nghệ cây kích , thì rõ Hoàng Phủ Thiếu Hoa đã thay tên đổi họ rồi dến đầu quân đây. Còn Vệ Dõng Đạt kia cũng chắc là con của Tiên phong Vệ Hoán đó, vì lúc ở tại Xuy Đài sơn hắn cứ lo chiêu tập binh mã mong đi đánh Phiên, lại đối xử tử tế với vợ con Hoàng Phủ Kính nữa. Thế thì cả bọn chúng đều là kẻ đại thù của quốc trượng , nếu sau này chúng thắng trận hồi trào, làm gì cũng trả thù của Quốc trượng , chớ chẳng không.
Lúc bấy giờ Lưu Tiệp mới tỉnh ngộ trong lòng vừa giận dữ vừa sợ hãi. Lưu Tiệp nghĩ thầm :
« Vương Thiếu Phủ đánh Phiên đến nay đã mấy lần báo tiệp về triều, thế nào rồi đây nước Phiên cũng phải đầu hàng, lúc ấy Hoàng Phủ Kính được hồi trào , ta khó mà bảo toàn tánh mạng . Chi bằng bây giờ ta viết một phong thư gởi cho Ô Tất Khải nói rằng vua Thành Tôn trẻ tuổi và nhu nhược, lại hay tin dùng phường gian nịnh, cần phải nhờ Phiên quốc phản thống mới xong. Ta cũng cần phải cho Khải biết Vương Thiếu Phủ là con Hoàng Phủ Kính và Vệ Dõng Đạt là con Vệ Hoán để bảo Ô Tất Khải phải đem Hoàng Phủ Kính và Vệ Hoán ra tại mũi thuyền , đồng thời nấu một vạc dầu để sẵn bên , tất nhiên bọn Vương Thiếu Phủ phải vì tình cha mà qui phục. Còn như chúng quyết không đầu hàng thì phải đem Hoàng Phủ Kính và Vệ Hoán ra lóc từng miếng thịt làm cho chúng đứt ruột đau lòng, không thể chiến đấu được nữa. Quân Phiên sẽ thừa thế đánh cho một trận , thế nào cũng giết hết chúng. Hễ khi quân Phiên toàn thắng rồi, ta sẽ cử một người tâm phúc làm Nguyên soái ra đánh với quân Phiân rồi giả thua chạy về, dẫn đường cho quân Phiên tiến thẳng đến kinh thành , ta sẽ làm nội ứng mở cửa thành rước vào giết vua để lên ngôi cửu ngũ. Được như vậy ta mới hưởng vinh hoa suốt đời, khỏi lo chi tai họa.
Lưu Tiệp nghĩ rồi vội viết một phong thư , tức tốc đi mướn thuyền , mua trên một ngàn lượng bạc thuốc chở trên thuyền để giả làm thuyền buôn. Đoạn kêu một người lái buôn lâu năm tên Trần Trại Bảo đến dặn :
- Ngươi hãy mang mật thư này qua Đăng Châu. Khi đi đường biển, hễ ngươi gạp quân Phiên thì ngươi cứ giao bức thư này cho chúng nó, bảo hãy đem về trao cho Nguyên soái Ô Tất Khải. Ngươi hãy hết lòng cùng ta rồi sau này về đây, bao nhiêu tiền bán thuốc được ta sẽ cho ngươi hết. Đây, ta cấp cho ngươi tờ thông hành để có quan quân tra xét thì ngươi trình cho họ xem.
Trần Trại Bảo không biết đó là bức phản thư, hắn lại tham lam tiền bạc nên lãnh mạng ngay. Chẳng dè khi đến nơi thì quân Phiên đã lui vào Sư Tử khẩu cả, nên Trại Bảo bị Vệ Dõng Đạt bắt được và đem nộp cho Vương Thiếu Phủ .
Vương Thiếu Phủ có ý nghi ngờ, lập tức truyền quân sĩ xét hết trong mình cả bọn xem có vật chi nữa không, nhưng vẫn không tìm thấy gì hết.... Vương Thiếu Phủ lại sai Hùng Hiệu và Xích Nam Anh khám xét dưới thuyền buôn, nhưng hai người lục soát mãi không tìm thấy vật chi đáng khả nghi cả.
Vương Thiếu Phủ nhìn thẳng vào mặt Trần Trại Bảo, quát hỏi :
- Ta xem tất cả hàng hóa của ngươi độ non một ngàn lượng, thử hỏi tiền lời đâu để đủ trả cho thủy thủ và số tiền mướn chiếc thuyền to tát như vầy ? Ta quả quyết ngươi là kẻ dọ thám chớ không phải lái buôn. Hơn nữa, ngươi lại không lãnh thông hành của quan địa phương , lại đến kinh xin thông hành của Nguyên thành hầu, đáng nghi lắm . Vậy
sự thật thế nào ngươi cứ khai ngay ra, bằng không ta sẽ truyền quân tra tấn.
Nói dứt lời, liền truyền quân sĩ đem đồ hình cụ đến. Quân sĩ vâng lịnh đem xiềng xích kềm búa đến bỏ rổn rảng, khiến Trần Trại Bảo thất vía kinh hồn, vội vã nói :
- Bẩm Nguyên soái, chúng tôi đều là kẻ lương thiện biết gì đâu mà khai ?
Vương Thiếu Phủ hùng hổ nạt :
- Ngươi quả là đứa lớn gan ! Quân sĩ đâu, hãy căng nọc nó tra khảo một hồi xem nó có khai không cho biết.
Quân sĩ liền ốp lại dè Trần Trại Bảo xuống cột căng nọc nó tra khảo một hồi xem nó có khai không cho biết.
Quân sĩ liền ốp lại dè Trần Trại Bảo xuống cột căng ra đánh một hồi chết giấc rồi lấy nước phun vào mặt cho tỉnh dậy.
Lát sau Trần Trại Bảo tỉnh dậy, năn nỉ nói :
- Xin Nguyên soái nới tay, để tôi thú thiệt.
Vương Thiếu Phủ truyền quân tháo dây ra, Trần Trại Bảo nói :
- Việc này do Lưu Quốc trượng bày ra, người sai tôi mang mật thư đến cho Phiên tướng Ô Tất Khải, để rồi người sẽ cho một ngàn lượng bạc tiền bán thuốc này. Chỉ vì tôi quá ham tiền nên nghe lời, xin Nguyên soái lượng thứ bao dung.
Vương Thiếu Phủ nghe nói mừng rỡ hỏi :
- Mật thư ở đâu ?
Trần Trại Bảo thưa :
- Bẩm tôi giấu dưới be thuyền, để tôi đi lấy cho.
Vương Thiếu Phủ bèn sai Xích Nam Anh dẫn Trần Trại Bảo đi. Hắn xuống thuyền cạy ván lên rồi lấy ra một cái hộp cây đóng liền trong be thuyền, đem dâng cho Vương Thiếu Phủ .
Vương Thiếu Phủ cầm mật thư xem thì thấy ngoài bao đề « Nguyên thành hầu Lưu Tiệp đệ trình Ô Nguyên soái phía dưới có đóng con dấu của Nguyên thành hầu.
Vương Thiếu Phủ xé ra xem qua, thất kinh nghĩ thầm :
« Ôi chao ! Nếu bức mật thư này mà đến tay Ô Tất Khải, hắn cứ y theo thư mà làm thì nguy cho ta biết bao ».
Nghĩ rồi trao thư cho Hùng Hiệu và Vệ Dõng Đạt xem. Hai người xem xong lắc đầu le lưỡi, nói :
- Đứa gian thần nguy hiểm thật! Tại sao nó lại biết rõ cơ mưu của chúng ta? May mà lòng trời xui khiến bắt được đây, chứ thư này lọt vào tay giặc thì nguy hại biết dường nào!
Vương Thiếu Phủ cười, nói:
- Thánh thượng ta quá nhơn từ, đến nỗi tên gian thần tội chất dẫy đầy m àvẫn không hề dò xét đến. Ngày nay ta bắt được tang chứng này thì chắc hắn đeã đến ngày tận số rồi!
Vương Thiếu Phủ trao bức mật thư ấy cho Trần Trại Bảo xem. Trần Trại Bảo xem xong, tay chân rụng rời, toàn thân run lẩy bẩy.
Vương Thiếu Phủ nói:
- Sao ngươi dám vì đứa gian tặc mà đem phản thư cho giặc, ngươi biết tội ngươi ra thế nào không?
Trần trại Bảo lật đật lạy lia lịa cầu khẩn:
- Chỉ vì lúc ấy Lưu Tiệp nói dối với tôi là bức thơ buôn bán, bởi thế nên tôi mới dám mang đi chứ thật tình tôi không rõ là phản thư, xin Nguyên soái mở lượng bao dung cứu vớt cho tôi nhờ, muôn đời tôi nguyện chẳng dám quên ơn.
Vương Thiếu Phủ nói:
- Nếu ngươi nmuốn bảo toàn tánh mạng đâu có khó gì. Ngươi cứ việc ở lại đây, ta sẽ đối xử tử tế như thường, đợi khi ta thắng trận ban sư hồi trào, ngươi sẽ vào triều thú tội ngay trước mặt Thiên tử, kể lại hết sự thật ngươi đã làm, rồi ta sẽ có kế cứu ngươi khỏi tội mà lại còn trọng thưởng nữa.
Trần Trại Bảo nói:
- Tôi không ngờ Lưu Tiệp độc ác đến thế. Chuyến này hắn đã giam hãm tôi vào vòng tử tội rồi. Nếu tôi mà được bệ kiến Thánh thượng , tôi sẽ tâu hết đầu đuôi cho Thánh thượng rõ.
Vương Thiếu Phủ cho Trần Trại Bảo và bọn thủy thủ ở riêng trong một chiếc thuyền, hằng ngày cấp lương cho ăn uống tử tế, nhưng cắt quan canh phòng nghiêm nhặt. Còn Vệ Dõng Đạt và các tướng đi tuần trong đêm ấy đều được ghi công trọng thưởng.
Ngày sau, Vương Thiếu Phủ đem quân đến sát Sư Tử khẩu khiêu chiến và nhiếc mắng quân Phiên thậm tệ.
Thần Võ Đạo nhơn thấy thế tức giận quá , liền nói với Ô Tất Khải:
- Bọn quân NGuyên chỉ trông cậy vào một mình tên Vương Thiếu Phủ , nhưng hễ Vương Thiếu Phủ chết rồi, chúng cũng như rắn không đầu. Vậy để đêm nay tôi cỡi mây lén qua thủy trại nó, chờ ngủ mê , tôi sẽ lén tặng cho nó một gươm, may ra có thể chuyển bại thành thắng được.
Ô Tất Khải nói:
- Nếu được vậy thì hay biết bao. vậy đêm nay quân sư hãy ráng cho thành công nhé!
Ô Tất Khải nói dứt lời, liền truyền quân dọn tiệcf ăn uống cho đến hết canh một mới mãn tiệc. Thần Võ Đạo nhơn cáo từ lui vào trong khoang thuyền rồi thay đổi y phục màu đen, đoạn niệm chú bay qua thủy trại Nguyên.
Đến nơi, Thần Võ Đạo nhơn lặng lẽ đứng trên mây nhìn xuống thuyền của Trưởng Hoa tiểu thơ, trông thấy nàng ta mắt phụng mày ngài, mặt hoa da ngọc, dung nhan xinh lịch tợ tiên, nàng đang ngồi bên ngọn đèn chống tay vào má suy nghĩ.
Thần Võ Đạo nhơn cảm thấy tâm thần mê mẫn , nghĩ thầm:
“ Thế thì may cho ta biết bao! Ngờ đâu trong lúc thâm canh mà lại gặp được người tuyệt sắc giai nhân thế này. Thôi, để ta xuống rình nấp ở ngoài , đợi khi nàng ngủ mê rồi, ta sẽ vào bẻ nhụy chơi hoa cho thỏa lòng mong ước. Dầu cho nàng có phản đối, ta lại sợ nàng sao?”
Lúc bấy giờ Thần Võ Đạo nhơn đã uống nhiều rượu, nên con ma dâm dục nó lừng lên không sao cầm nổi, bèn bay thẳng xuống thuyền, lẻn vào mui , trông thấy tiểu thơ nằm trên giường trắng nõn nà, lòng Đạo nhơn lại thêm rạo rực.
Qua đến canh hai, tiểu thơ bảo tỳ nữ đóng chặt cửa thuyền lại và cho đi ngủ trước, còn nàng nằm một lát mới đứng dậy cởi áo ngoài ra, chỉ con mặc bộ đồ mỏng, đoạn che khuất ngọn đèn lại an giấc.
Thần Võ Đạo nhơn ráng trì chí kiên tâm chờ cho đến canh ba mới nghe trong màn có tiếng thở đều đều, biết là nàng đã ngủ mê , nghĩ thầm:
“Thôi bây giờ ta hãy hành động là vừa, nhưng ta phải mở toang cửa thuyền ra để phòng khi có nguy cấp thì ta bôn đào cho dễ ”.
Thần Võ Đạo nhơn nghĩ rồi liền bước tới mở hé cửa thuyền để chừng một người có thể ra lọt, rồi lại nghĩ thầm:
“Bây giờ nàng dã ngủ say, chắc ta làm gì nàng cũng chẳng hay, thế thì không ra tay còn đợi chừng nào?”
Nghĩ rồi, bước tới mở đèn lên cho sáng, sẽ lén leo lên giường vén màn. Chẳng dè Trưởng hoa Tiểu thơ chính là Ngọc Nữ ở Thiên đình giáng hạ, sau này được làm Chánh cung Hoàng hậu, cho nên có quỷ thần phò hộ bên mình luôn. Vì vậy, khi Thần Võ Đạo nhơn vừa vói tay vén màn đã bị một vị thần mặt mày hung ác vung roi đánh bổ xuống ngay đầu Thần Võ Đạo nhơn , khiến lão ta thất kinh phải thối lùi một bước rồi rút đoản kiếm ra cự địch.
Hai bên đánh vùi với nhau một trận vô cùng ác liệt, roi kiếm chạm nhau kêu chan chát, khiến Trưởng Hoa Tiểu thơ đang ngủ giật mình thức dậy, vội vàng rút song đao trong màn nhảy ra, nhưng lạ thay không trông thấy ai hết, chỉ nghe tiếng roi vùn vụt và tiếng thép chạm nhau kêu chát chúa. Nàng đoán có người đến thích khách nên la lớn lên.
Hai đứa nữ tỳ cũng giật mình thức dậy, hoảng hốt la bài hải:
- Có giặc, có giặc đến!
Quân thủy thủ ở ngoài nghe la , cũng hô cầu cứu inh ỏi.
Thần Võ Đạo nhơn nhắm thế không xong, bèn chạy thoát ra niệm chú nương mây bay tuốt về trại.
Khi Trưởng Hoa Tiểu thơ nghe vắng tiếng kiếm roi, mới dám xuống giường lấy áo mặc vào, nàng trông thấy cửa thuyền mở toang nên trong lòng đầy nghi hoặc, chẳng biết duyên cớ chi cả.
Lúc ấy trời vừa sáng, nàng liền đến báo cho Vương Thiếu Phủ hay, Vương Thiếu Phủ nói:
- Đó chắc tên yêu đạo Thần Võ Đạo nhơn nay đã thế cùng lực tận rồi, thừa ban đêm hắn lén đến hành thích đó. May thay có Hoàng thiên yểm hộ nên mới khỏi mang hại.
Chư tướng nghe qua, thất kinh nói:
- Nếu Thần Võ Đạo nhơn có phép tàng hình như vậy thì đêm nào nó cũng lén đến, ta biết liệu sao?
Vương Thiếu Phủ cười đáp:
- Không hề gì đâu. Yêu đạo nó âm mưu lén đến hành thích là trái với lòng trời, chắc chắn nó sẽ bị tuyệt mạng không lâu đâu. Chư tướng hãy hết sức đề phòng , chờ khi nó đến nữa , ta sẽ có phép trừ.
Chư tướng đồng thanh tuân lịnh, nhưng trong lòng phập phòng lo sợ, ngày đêm lo canh phòng rất nghiêm nhặt.
Đêm ấy, khi Thần Võ Đạo nhơn về đến trại, Ô Tất Khải hỏi:
- Hôn nay quân sư đến đó có hành thích được không?
Thần Võ Đạo nhơn thở dài đáp:
- Khi tôi lén vào thuyền của quân Nguyên, rủi đụng nhằm cái ghế khua động, quân Nguyên hay được thức dậy la ó om sòm nên tôi phải trở về đây.
Ô Tất Khải cau mày, nói:
- Quân sư làm việc gì cũng thất bại cả, đã không làm gì chúng được mà còn bị chúng chê cười nữa là khác.
Thần Võ Đạo nhơn hổ thẹn trăm bề, kiếm chuyện khác nói lảng một hồi rồi lui trở về thuyền mình.
Ô tất Khải nghĩ thầm:
“ Bao nhiêu pháp thuật của quân sư đều vô dụng cả, quân tướng đã bạc nhược, nếu có xuất trận cũng mang thảm bại mà thôi, bằng rút quân về nước thì chắc chua công quở trách”.
Càng suy nghĩ, Ô tất Khải càng buồn bực vô cùng . Lão ta liền lấy bầu rượu ra uống lấy uống để cho đến say mèm để không còn biết gì nữa. Quân lính thấy chủ soái quá say, bèn đỡ lên giường nằm thiếp đi như người chết. Trong cơn mê, Ô tất Khải nghĩ thầm:
“ Từ ngày giao chiến với quân Nguyên đến nay, ta không hề biết mảy may về tình hình đối phương, vậy bây giờ ta ra ngoài mặt biển xem chơi cho biết”.
Nghĩ rồi, Ô Tất Khải hiện nguyên hình là Xích giao long dài hơn ba trượng, đầu to như cái bánh xe, nhảy ầm xuống nước lội nhanh ra biển. Đi đến đâu sóng nổi ầm ầm đến đó.
Lúc ấy vào khoảng canh hai, bên quân Nguyên hãy còn thức cả, bỗng thấy mặt nước nổi sóng, các chiến thuyền đều bị nghiêng qua lắc lại . Quân sĩ vội chạy vào báo cho Vương Thiếu Phủ hay. Vương Thiếu Phủ truyền quân sĩ đốt đuốc lên sáng rực như ban ngày.
Vương Thiếu Phủ đứng trước mũi thuyền ngó vọi đằng xa, trông thấy một lượn sóng cồn rất lớn từ Sư Tử khẩu cuồn cuộn kéo đến.
Vương Thiếu Phủ nói:
- Chắc là Thần Võ Đạo nhơn nó dùng yêu thuật đến đây rồi.
Nói rồi, Vương Thiếu Phủ lấy Phá lang cảnh ra chiếu, chẳng dè kiếng ấy chỉ trị được những lượn sóng bất thường và sóng gió của yêu thuật tạo ra mà thôi, chớ sóng này là của con Xích giao long đi biển tạo nên, không thể trị nổi.
Con Xích giao long đi lần lần đến gần. Càng đến gần càng gây sóng to gió dữ, khiến Vương Thiếu Phủ bối rồi không biết làm sao. Bỗng chư tư&ơng trông thấy được, bèn xúm nhau la lên:
- Kìa , trên mặt biển có con giao long!
Vương Thiếu Phủ truyền quân lắp tên bắn, chẳng dè da con Xích giao long dày quá nên tên bắn chẳng ăn thua gì, nó cứ xông tới một cách tự do.
Hùng Hiệu nghĩ thầm:
“ Trước kia sư phụ ta có cho ta một cây Trảm giao kiếm, chắc là dùng để chém con quái này rồi!”.
Nghĩ rồi, Hùng Hiệu la lớn:
- Thôi đừng bắn nữa vô ích. Ta có gươm Trảm giao đây, để ta chém nó thử xem sao.
Dứt lời, Hùng Hiệu rút Trảm giao kiếm ra, phóng thẳng lên không. Lưỡi kiếm thần bay vùn vụt đến chỗ con Xích giao long chém phập xuống mặt nước, tức thì con Xích giao long rú lên một tiếng , nhào lộn trông đau đớn vô cùng, máu tuôn ra đỏ cả mặt nước.
Hùng Hiệu trố mắt nhìn hồi lâu rồi nói lớn:
- Con Xích giao long này to lắm, chắc trong đầu nó có hột minh châu chớ chẳng không.
Nói rồi truyền quân sĩ bơi thuyền nhỏ ra khiêng lật xác Xích giao long lên, quả nhiên trên đầu nó có một hột châu lớn bằng ngón chân cái, tỏa ánh sáng chói cả một vùng.
Hùng Hiệu dâng hột minh châu cho Vương Thiếu Phủ, Vương Thiếu Phủ nói:
- Tướng quân đã có công chém chết con gioa long thì hãy cất hột minh châu này mà dùng, chứ tôi có tài cán chi mà dám nhận lãnh?
Hùng Hiệu tạ ơn rồi cất hột minh châu vào túi.
Nhắc lại lúc Ô Tất Khải đang nằm trên giường, bỗng thét lên một tiếng thật to rồi lăn nhào xuống đất, chư tướng ngỡ là Nguyên soái say rượu chạy vào đỡ , ai ngờ chúng vào thấy cuống họng Nguyên soái đứt lìa , máu tuôn lai láng.
Chư tướng thất kinh, lật đật chạy ra ngoài la lên:
- Nguy tai rồi ! Không biết ai đã vào chém Nguyên soái như vầy !
Mọi người vội vã chạy vào , thấy Nguyên soái Ô tất Khải đã chết, liền xúm nhau khiêng để trên giường rồi chạy đi báo cho Thần Võ Đạo nhơn hay.
Thần Võ Đạo nhơn hay tin ấy cũng tán đởm kinh tâm, vội vã chèo thuyền đến thăm. Lão lật xác Ô Tất Khải lên xem thì thấy bị tử thương, nhưng tra hỏi những người trong thuyền thì tất cả đều không thấy một ai vào đây cả.
Thần Võ Đạo nhơn lấy làm lạ nghĩ thầm :
« Hay là trời sai thần tướng xuống giết chết đi chăng ? »
Nghĩ rồi hạ lịnh cho quân sĩ không được tiết lộ việc này cho ai biết cả, rồi một mặt khâm liệm, một mặt phi báo về cho vua Phiên biết
Lời bình :
- Theo phiếm thần luận thì mọi hoạt động trong vũ trụ là do nhân quả tạo thành. Nhân này thành cái quả nọ, quả nọ thành nhân kia, tiếp diễn chẳng bao giờ dứt.
Theo quan niệm ấy nhiều nhà tư tưởng học cho là cần phải tạo những cái nhân tốt mới có thể gặt được những quả tốt.
Tư tưởng Khổng mạnh cũng đồng ý với quan niệm này, cho rằng thù hận nên mở mà không nên buộc, bởi thù hận cứ buộc mãi từ đời này sang đời kia thì chẳng bao giờ hết hận.
Khổng tử nói đại ý: Người ta ở lành với mình, mình vẫn ở tốt với người; người ta ở xấu với mình, mình cũng vẫn ở tốt với người. Đó chính là quan niệm tạo nhân quả.
Lưu Khuê Bích thù với Hoàng Phủ Thiếu Hoa, làm cho gia đình Thiếu Hoa bị tan nát; thế mà lúc Thiếu Hoa gặp kẻ thù tại Xuy Đài sơn, vẫn xem kẻ thù là một người bạn, như thế Hoàng Phủ Thiếu Hoa đã đi đúng theo quan niệm lấy ân trả oán, gieo cái nhân tốt để rồi gặt một cái quả tốt, và giúp cho Lưu Khuê Bích có dịp hối ngộ.
Thế rồi trên đường tội lỗi , cha con Lưu Khuê Bích và Lưu Tiệp vẫn không chùn bước là tại làm sao?
Xét về luật nhân quả, không phải một cái nhân mà tạo thành cái quả được, nhiều lúc một cái quả do nhiều nguyên nhân gây nên: ngược lại, một cái nhân có thể sanh ra nhiều cái quả. Vì vậy hành động quân tử của Hoàng Phủ Thiếu Hoa chưa đủ làm một cái nhân để sửa đổi hành động nhỏ nhen, ác hiểm của gia đình họ Lưu kia được.
Tái Sanh Duyên
Hồi Thứ Nhất
Hồi Thứ Hai
Hồi Thứ Ba
Hồi Thứ Tư
Hồi Thứ Năm
Hồi Thứ Sáu
Hồi Thứ Bảy
Hồi Thứ Tám
Hồi Thứ Chín
Hồi Thứ Mười
Hồi Thứ Mười Một
Hồi Thứ Mười Hai
Hồi Thứ Mười Ba
Hồi Thứ Mười Bốn
Hồi thứ Muời Lăm
Hồi Thứ Mười Sáu
Hồi Thứ Mười Bảy
Hồi Thứ Mười Tám
Hồi Thứ Mười Chín
Hồi Thứ Hai Mươi
Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Hồi Thứ Hai Mươi Hai
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Hồi Thứ Hai Mươi Bốn
Hồi Thứ Hai Mươi Lăm
Hồi Thứ Hai Mươi Sáu
Hồi Thứ Hai Mươi Bảy
Hồi Thứ Hai Mươi Tám
Hồi Thứ Hai Mươi Chín
Hồi Thứ Ba Mươi
Hồi Thứ Ba Mươi Mốt
Hồi thứ Ba Mươi Hai
Hồi thứ Ba Mươi Ba
Hồi thứ Ba Mươi Bốn
Hồi thứ Ba Mươi Lăm
Hồi Thứ Ba Mươi Sáu
Hồi Thứ Ba Mươi Bảy
Hồi Thứ Ba Mươi Tám
Hồi Thứ Ba Mươi Chín
Hồi Thứ Bốn Mươi
Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt
Hồi Thứ Bốn Mươi Hai
Hồi thứ Bốn Mươi Ba
Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn
Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm
Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu
Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
Hồi Thứ Bốn Mươi Tám
Hồi Thứ Bốn Mươi Chín
Hồi Thứ Năm Mươi
Hồi Thứ Năm Mươi Mốt
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Ba
Hồi Thứ Năm Mươi Bốn
Hồi Thứ Năm Mươi Lăm
Hồi Thứ Năm Mươi Sáu
Hồi Thứ Năm Mươi Bảy
Hồi thứ Năm Mươi Tám
Hồi Thứ Năm Mươi Chín
Hồi Thứ Sáu Mươi
Hồi Thứ Sáu Mươi Mốt
Hồi Thứ Sáu Mươi Hai
Hồi Thứ Sáu Mươi Ba
Hồi Thứ Sáu Mươi Bốn
Hồi Thứ Sáu Mươi Lăm
Hồi Thứ Sáu Mươi Sáu
Hồi Thứ Sáu Mươi Bảy
Hồi Thứ Sáu Mươi Tám
Hồi Thứ Sáu Mươi Chín
Hồi Thứ Bảy Mươi
Hồi Thứ Bảy Mươi Mốt
Hồi Thứ Bảy Mươi Hai
Hồi Thứ Bảy Mươi Ba
Hồi Thứ Bảy Mươi Bốn