Chương 1.
Tác giả: TIÊU NƯƠNG và TRÚC VIÊN LANG (Bùi Văn Nhẫm)
Thế kỷ 18, thời điểm của truyện này, là thế kỷ ánh sáng của phương tây, thời gian phát xuất nhiều ý thức hệ, những khám phá khoa học, địa dư, chính trị, xã hội. Nhưng khi ấy nước ta vẫn âm u đen tối, đãt nước phân chia, Trịnh , Nguyễn , Lê, Mạc...tranh hùng trong khi đe dọa ngoại xâm từ Âu tây và Mãn Thanh luôn luôn báo hiệu, người dân lầm than khổ âi...truyện kể mt thiểu số sáng suốt đấu tranh cho ý niệm tân sinh, mong muốn canh tân đãt nước, nhưng than ôi, đá thua bọn bảo thủ hủ lậu, lỗi thời....phải chăng đó là số mệnh tiền định của nước ta ? Trong lịch sử, những nhà nọ diệt nhà kia liên tiếp ...bắc nam phân chia, Trịnh Nguyễn tranh hùng, Tây sơn diệt Trịnh, danh nghĩa hưng Lê, Lê trả thù Trịnh, Nguyễn trả thù Tây sơn, v...v. .. và v ..v..
Địa danh, nhân danh trong truyện này hây tìm ngay trong tiềm thức của chúng ta ! Mà xin nhắc quí vị độc giả những nhân vật trong truyện này, không có ai là siêu nhân !Họ chỉ là nạn nhân của thù hằn truyền kiếp ? Tuy nhiên nhiều đẹp tươiquí vị độc giả sẽ thấy trong những dòng sau dây.
Tác Giả
Chương dẫn nhập
1.-Trên đường về, bao nhiêu tiếc hận,
Đêm rừng thông, nhớ lại tình xưa.
Hết đường dốc, Trần Nguyên Thái ghìm cương, xuống ngựa. Đã cuối Ngọ, gần Mùi. Nắng mới đàu xuân cao nguyên sao đã quá gay gắt? Cần phải dừng chân nơi đây để cho phong cảnh tuyệt vời làm dịu hẳn mệt mỏi của hành trình.
Thái vắt cương trên yên, thả ngựa tự do trên bãi cỏ nhỏ, mướt xanh dưới nắng trưa, rồi dựa mình gốc tùng , đi vào suy tư mung lung, không bờ bến. Hình ảnh biết bao bạn trai cùng đường, biết bao bạn gái cùng ý chí lần lượt hiện trong trí óc...
Lần này về đây coi như để giữ lời hứa xa xưa với người bạn gái, nàng La Cúc Xuyên , và đây là bắt đầu con đường núi rừng khúc khủyu quanh co , đầy nguy hiểm, mà Xuyên đã đặt tên ''Đường tình Thái Xuyên'' trong cuốn nhật ký của nàng.
Đây là quãng đường đã qua cách đây thế là mấy chục năm, về trường sau hơn bốn năm chu du đát nước, thực tập, thực hành. Thời gian qua nhanh, sau biết bao biến chuyển lịch sử, từ tàn Trịnh, cho đén bây giờ , Gia Long đã lên ngôi được bao năm rồi....Đã từ ngày nào, Thái không còn để ý tới thời gian, năm tháng trôi qua lạnh lùng, vô tình thời cuc.
Sinh ra thời Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm, Thái đã chứng kiến, đã tham dự nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Nào là Tĩnh Đô Vương từ trần, nhảm dần 1782, rồi Đặng thị Huệ đem con là Trịnh Cán, năm tuổi, lên nắm chính quyền rồi năm sau, loạn tam phủ quyền về Trinh Khải,rồi thì Nguyễn Huệ bắc chinh, rồi thì nhà Lê tái vị, rồi thì Gia Long lên ngôi, bao nhiêu chính quyền thay nhau liên tiếp, việc làm đầu tiên của mỗi chính quyền chỉ là gfết chóc tù đầy, đốt phá, hàng bao nhiêu tháng, thay vì theo nhân ái sáng suốt quản lý đất nước. Bao nhiêu nhân sĩ tài ba cũng theo nhau thù hằn chém giết...Chuyện Đặng Trằn Thường và Ngô Thời Nhậm, còn ghi chép xấu xa cho bao thế hệ sau này. Thái nghĩ thế rồi Thái bỏ mặc thế sự, chỉ còn nghĩ đến quãng đường đã qua, ngày xưa, biết bao thành đô, xóm làng thịnh vượng tốt đẹp mà ngày nay chỉ còn đổ vỡ tan hoang, dân chúng sác sơ nghèo túng.
Ôi còn đâu Chiêu Hùng Quán, còn đâu Liên Hoa Thôn ?
Biết bao kỷ niệm xa xưa ? Cũng ngày này, cách đây mấy chục năm.. khi rời khỏi Chiêu Hùng Quán ở Liên Hoa Thôn, Người, ngựa đã đi gần trăm dậm... cũng giờ này, ngừng lại nơi đây để sửa soạn qua quãng đường hiểm nghèo...con ngựa ngày xưa, tên Khinh Câu nhẹ nhàng bền bỉ, còn con ngựa ngày nay cũng như mình về chiều mà thôi.
Thái mở quyển Nhật ký tới trang đầu :
Thái trở lại cuc hành trình về trường xa xưa : Nay trường xưa không còn nữa, nhưng vẫn con đường về !
Quãng sau này là một con đường dốc, bên núi đá dựng tường cao vút trời xanh, bên vực sâu thăm thẳm, con suối uôn khúc giữa hai chân núi chỉ còn như sợi chỉ bạc long lanh dưới nắng trưa. Nhiều nơi cầu dài ghép ván mong manh, người ngựa ngập ngừng lo ngại , chợt nghĩ đến bài Thục Đạo Nan của Lý Bạch mà chàng cảm hứng hát như sau:
Muốn đốt tần san, đường vào Thục,
Cùng ai giồng Trúc ghép bên Mai.
Tủm tỉm cười thầm nghĩ đến nàng Thục Lai, ngưới bạn gáì xa xưa. Chàng chỉ muốn đốt hết đường sạn đạo để không ai tới được gần nàng. Cái ích kỷ kỳ khôi của cuồng nho hủ sĩ...
Nhớ lại từ ngày cùng nhau, khắp nơi, hành hiệp theo kiểu võ hiệp muôn đời, riêng Thái chưa bao giờ phạm giới sát sinh tàn bạo vô tình như các hiệp sĩ Trung Hoa hay Phù Tang. Lại thêm hành hiệp trong khuôn khổ tuyên truyền ý thức tân sinh để cùng nhau xây dựng mt quốc gia tân tiến, bỏ hẳn chuyện bế quan tỏa cảng, mở rng ngoại giao muôn mặt để tránh ảnh hưởng riêng biệt của mt cường quốc nào....
Nhưng bệnh giáo điều muôn thủa của dân mình đã thắng trận, giết hết cả mọi ý thức hệ tân sinh. Nhà vua GiaLong lên ngôi được gần mười năm rồi. Hy vọng những cải tổ vĩ đại thành quốc gia tân tiến , hy vọng ấy đã tiêu tan, vì bọn hủ nho cơ hi su thời, chung quanh ông ta, nịnh bợ, ra công góp sức đặt ra những luật lệ suy thoái bất ngờ. Đặt ra những tôn ti trật tự ràng buc , nào là kiểu giày dép cho từng tầng lớp dân chúng...dân thường đi đất, chân không, và quần áo chỉ cho phép nâu sồng..., nào là xây dựng nhà cửa không được có gác cao, có gác cao là sửa soạn chống đối bằng võ lực với triều đình. Thái nghĩ đến đây chợt nhớ lại ở đỉnh đèo này, xưa kia có Tân Trang Đài, mt quán trọ tuyệt đẹp, trông sang phong cảnh bên kia dãy núi. Thái tới nơi. Than ôi, Tân Trang Đài đã bị tiêu tan, chỉ còn lại mảnh tường với mt cửa sổ kính vỡ vẩn bụi mờ. Thái buồn rầu chùi mặt kính, bỗng nhìn thấy mính mờ ảo trong gương . Giật mình. Đã từ lâu không nghĩ đến mình...vẻ mặt trong gương kính không phải của mình... Của ai những vết răn ngang trán ? của ai mái tóc tuyết trắng muối tiêu ? của ai đôi mắt buồn vô tận ngàn thu ? ...Chợt quật cường trở lại, Thái nổi giận, giơ tay phạt ngang cành cây trước mặt. Cành cây gẫy đôi lá rụng bay theo gió... Thái bằng lòng, ngọn quyền vẫn còn sức mạnh thủa nào.
Tên Tân Trang Đài làm Thái liên tưởng tới cuốn Sơ Kính Tân Trang vừa đọc gần đây của Phạm Thái , cũng tên Thái như chàng. Cảm thông với chuyện tình duyên của tráng sĩ Tiêu Sơn với nàng Trương Quỳnh Như, Nguyên Thái chỉ tiếc rằng sao tác giả không viết bằng quốc ngữ mới, mẫu tự la tinh, mà lại viết bằng chữ nôm khó khăn học hỏi.
Nghĩ đến đây, Thái trở lại khung kính cửa sổ, hình ảnh Cúc Xuyên đã gần hai chục năm không gập như hiện ra thay khuôn mặt mình, hình ảnh của thiếu nữ trăng tròn, dưới nắng thu trong vườn đào sơn cước xa xưa. Thái súc động : dù nàng thay đổi đến đâu, ta vẫn giữ hình dáng nàng trong nắng thu vườn đào ngày đó.
Sửa soạn lại lên đường, Thái bỗng nhớ lại chuyến về trường sau ba năm thực tập khắp nơi trong đất nước, thế mà đã cách đây gần ba chục năm.
Hôm ấy chỉ còn môt ngày đường, Thái sẽ tới trường, mà tới sớm, đủ thì giờ sửa lại bản phúc trìnhgìn giữ trong túi gấm xanh bên mình.
Con đường sắp đi xuyên ngang thung lũng, con đường vô cùng quyến dụ. Cưỡi ngựa, đi xe hay chậm chạp bộ hành, ai ai cũng cảm thông với cảnh. Thiên nhiên hoà hợp với những công trình nhân tạo, gây không khí an lành, thanh thản. Sắp qua các thôn xóm quen thuộc từ khi còn ký túc nhà trường, những thôn xóm đã sinh ra biết bao anh hùng nghĩa hiệp và những thiếu nữ nổi danh tài sắc. Tưởng như Đào Nguyên lạc lối nơi đây. Thái thầm nghĩ, khi ấy diễm phúc trở lại sau ba năm xa vắng, nhưng ngày nay, hoang sơ cỏ dại, vùng tự trị hạnh phúc toàn dân, kiểu mẫu tân sinh, nay còn đâu ?
Khi ấy vùng này tự trị không Trinh mà cũng chẳng Lê quyền quản, dân chúng ấm no, sinh mệnh hoàn toàn bảo đảm. Chính sách quản lý tân tiến... Cứ năm năm bầu hội đồng nhiếp chính... có chính quyền, có đối lập phân minh, hai bên tương tôn tương trọng, quả là thanh bình hạnh phúc. Trai gái bất phân, trưởng thành đễu có quyền bầu cử và ứng cử . Tinh thần trách nhiệm làm cho thanh nam thiếu nữ rất hãnh diện hy vọng dịp đảm trách việc chung. Vui sống, hồn nhiên tin cậy có nhiều ảnh hưởng đến hình thức con người. Con trai diện mạo sáng sủa , cặp mẵt tinh anh, cử chỉ hiên ngang, còn con gái kiều diẽm dung nhan, duyên dáng , khoé mắt nụ cười chứng tỏ cuc sống trong sạch vui tươi...
Thế hệ ấy đã qua. Ngày nay, nhà Nguyễn coi như thống nhất đất nước sau bao đợt chiến tranh, nhưng dân chúng nghèo sút, cái yêu đời vui sống thay thế bởi những vẻ mặt lo âu sầu mun, bọn nịnh bợ chính quyền mới thi nhau tố cáo, bắt bớ tù đầy , khủng bố dân lành. Họ hành động dưới danh nghĩa trung quân báo quốc !
Thái nghĩ thầm, khi nào gập lại Cúc Xuyên sẽ nối lại hành hiệp, trong bí mật như xưa kia. Nhưng Thái cũng e ngại gập nàng...Nay hối hận, tại sao đã tàn nhẫn chia tay sau hoạt đng cuối cùng của Song Lưu tại Như Ý Đài. Thái cho là mối tình của Cúc Xuyên và Thái cũng khó khăn hiểm trở như quãng đường sạn đạo vừa qua. Phải chăng Cúc Xuyên ''thuận'' chàng từ ngày ấy thì Thái đâu có mắc tội bay bướm trên đời...Trong trí óc hiện ra bao hình ảnh đã qua, nào là hai chị em Thục Lai và Thúy Quyên, nào là ni cô Lương Trinh, nào là Xuân Thêm, cô em gái của người bạn thân, Bố y Quái Khách Đặng quốc Đức, nào là hiệp nữ Đinh Bạch Phụng, nào là Trương Vân Anh, trong vùng Hắc Y Đạo...
Thái nhún vai, cho là định mệnh !Rồi Thái lấy từ túi gấm giải lụa trắng, đã ngả mầu thời gian có ghi mấy chữ mẫu tự la tinh :TRUNG TRINH PHỤC VỤ, dân chủ tân sinh, mầu xanh mạ non, dưới hàng chữ lớn ấy có ghi nhỏ hơn! Trấn Bắc Trường , Thủ Khoa Nhâm Dần. Thái nhìn dải lụa rồi quấn ngang trán. bất chấp lúc này những cựu giáo sư và những cựu sinh viên nam nữ đang bị chính quyền mới lùng bắt thủ tiêu.
Nhớ lại hồi ấy, nhà trường áp dụng thứ quốc ngữ mới mẫu tự la tinh, cho nên việc học nhanh chóng tiến hành , già trẻ lớn bé , chỉ sau năm sáu tháng chuyên cần không quá sức đã biết đọc, biết viết trong khi học Hán hàng bao năm và học Nôm lại khó và lâu gấp đôi. Bệnh mù quáng giáo điều đã thắng...Bọn quan liêu của chính quyền mới cho là thứ chữ phân đng của người tây phương. Thực thế đến cả nhà thiên tài quân sự Nguyễn Huệ cũng trở về cấm đoán quốc ngữ mâu tự la tinh rồi thể chế hoá việc xử dụng chữ nôm qua hán tự, thành ra gấp đôi khó khăn học hỏi? Hán Tự lại bành chướng, dành cho mt số hủ nho phủ phục quỳ lạy Bắc Triều ! Thái nghĩ vậy, và Thái hài lòng khinh miệt bọn Tống Nho đẫy dãy trong xã hôi ...
Còn nhớ ngày về trường lần ấy,nhân quãng đường vắng vẻ, cao hứng, Thái giục ngựa sang nước phi, rồi luôn biến thế ngồi, đổi chiều, lúc ngược, khi xuôi, lúc ẩn mình bên sường Khinh Câu, có lúc sát tận bờ đường , trong chớp mắt hái một ngọn hoa cỏ mầu vàng, cài lên bườm ngựa. Lối cưỡi này, Thái học được của một bạn dọc đường, dòng dõi Nguyên Mông, mà tô tiên đã hàng phục, tá túc nước ta từ đời Hưng Đạo Vương.
Quên sao được đồi chè mà dưới chân con sông nhỏ uốn quanh , vài hàng cây soi bóng...
Quên sao được không khí an bình của đồi chè và những đối đáp ca hát vui chơi với các thiếu nữ hái chè....
Quên sao được những kỷ niệm thiếu thời, trong lứa tuổi của hy vọng, của tin tưởng ở tương lai ấy ?
Thái, nhún vai, tự trách gàn dở. Ai mà chẳng luyến tiếc tuổi xanh. Rồi nhẹ lỏng dây cương, con ngựa chậm rải trên đường.
Chợt , khúc rẽ ven rừng, Thái thoáng nghe tiếng gió khác thường, Thái từ lưng ngựa băng mình qua bên kia đường. Mt mảnh lưới, thứ lưới bắt cọp từ trên cây bay xuống. Con ngựa lúng túng trong mạng lưới. Thái vừa kịp phê bình con ngựa ! Nếu là con Khinh Câu ngày xưa thì nó đã nhanh như gió lốc nhẩy qua nguy hiểm, mình chẳng cần bỏ nó băng mình tránh xa. Bốn lính dõng, y phục quân binh sơn cước vây quanh chàng, bốn mũi giáo chĩa về mình, đe dọa. Trường hợp này đã xẩy ra nhiều lần trong đời hành hiệp. Thái bình tĩnh tay vẫn không rời chuôi roi ngựa, thứ roi có dây da bền chắc ở một đầu, của người phương tây, tặng phẩm cùa Quốc Đức. Đức và Thái là hai người xử dụng thành thạo thứ roi này. Bốn quân binh, tuy quân phục gọn gàng, nón chóp sơn quang dầu mầu đỏ, nhưng đều đi chân không. Thái đứng yên. Một đội trưởng rất trẻ, chân di hải sảo, rời bụi rậm, từ tốn oai vệ đi ra, thắt lưng có đeo khẩu súng ngắn, anh ta nhìn Thái từ đầu xuống chân. Anh ta cho Thái là ông già không đáng sợ, anh ta quên hẳn ông già này vừa nhanh nhẹn thoát khỏi mảnh lưới. Đội trưởng ra lệnh bắt trói. Thái, như ánh chớp , roi da sé gió, đầu dậy da chạm vào má bọn lính dõng, bọn này bất ngờ lấy tay che mặt, bốn cây thương rơi xuống đất. Đội trưởng thấy thế, rút khẩu súng, nhưng dây da lại như bão lốc quấn lấy khẩu súng văng về phía Thái. Một lính dõng cúi xuống nhặt cây thương, nhưng cây thương lại bị roi da của Thái làm bay bổng lên không trung, nhằm phía đội trưởng rơi xuống. Đội trưởng vi né tránh, trong khi Thái vừa trông chừng vừa tháo gỡ con ngựa, mỉm cười, hơi cúi mình, lịch sự vui chơi chào, rồi phi ngựa qua khỏi quãng đường ấy. Không thấy bọn quân binh đuổi theo, Thái lại cho ngựa chậm rải trên đường, coi như chẳng có việc gì xẩy ra.
Chợt một cây thiền trượng từ trên cao rơi xuống, cắm trên đường, con ngựa bất ngờ, hoảng sợ giơ cao hai chấn trước, Thái vỗ cổ ngựa, an tâm con vật đứng yên. Thái bực tức nghĩ thầm không biết nhà sư nào bợ đỡ chính quyền mới họp với quân binh bắt mình, phải cho người này bài học. Xuống ngựa, tuốt kiếm, thế thủ, quan sát môi trường. Một câu hát bay bổng lên không trung, vang âm tới suờn núi bên kia :
Hỡi trượng phu hề !
Dọc ngang trời bể hề !
Thái không quên dọng ca đó, dọng ca đã nghe cách đây mấy chục năm khi lên đường từ biệt huyện Cẩm Giang. An tâm, Thái nhổ cây thiền trượng, tung bổng lên cao. Cây thiền trượng theo đường vòng cung, bay vào sườn núi. Không nghe thấy thièn trượng chạm sườn núi. Nhưng trên suờn núi, hiện ra một hoà thượng, cao lớn, đầu nhẵn bóng viền hào quang dưới nắng. Chống cây thiền trượng mà Thái vửa ném lên, hoà thượng, cười vang nói lớn :
-Kính chào Trần tráng sĩ, bần tăng xin lỗi náo đng hành trình ... Đường Tình Thái Xuyên còn nhiều chắc trở...Cây thiền trượng nhắc tráng sĩ đấy !-
Thái giật mình. Hoà Thượng biết quá nhiều về mình ? Đường Tình Thái Xuyên chỉ có Cúc Xuyên và chàng biết, vì hai người hẹn nhau về đây, sau khi chia tay cùng đồng chí ở Như Ý Đài. Trên đồi thông nhìn xuống Thương Giang, hôm ấy Cúc Xuyên nói riêng với Thái :
-Duyên số tiền định chúng ta... Em thương yêu anh từ tuổi trăng rầm ở quê cũ Thạch Đào...Lá số của em, La Đại Thúc đã nói , khi nào thực về chiều, thực về chiều chúng ta mới gập nhau...chúng ta mải mê đấu tranh cho đất nước, đâu còn thì giờ yêu thương ? Hẹn nhau trở về quê cũ, em đợi, em đợi...con đường đến Thạch Đào, riêng chúng ta sẽ gọi là Đường Tình Thái Xuyên nhé...
Tên đường về, hứa hẹn riêng với nhau, Thái không hề biên trong Viễn Trình Nhật Ký. Thái chắp tay !
-Cám ơn Hoà Thượng gọi tôi là tráng sĩ .Thiếu thời nay còn dâu , tôi xin phép lên sơn thảo bái yết , hỏi thăm mấy việc.
Thái tới thềm đá trên cao. Thực bất ngờ:Trên mặt phẳng của phiến đá dựng ngược cắm trên sườn núi có khắc, nét bút bay bướm : Thái Xuyên tình lộ, đệ nhất bộ. Một sơn ốc nhỏ tuyệt đẹp nên thơ, mái ngói xanh mạ , sau bụi trúc ngà. Hoà thượng ngồi bàn tọa hoa sen trên phiến đá phẳng bóng chênh vênh sườn non. Thái lễ phép cúi chào. Hoà thượng chắp tay đáp lễ :
-Bần tăng bấm độn, hiền đệ qua đây vào giờ này, cho nên có ý chờ, định tâm báo cho tôn huynh biết có quân binh mai phục, nhưng ....chưa kịp, không quan trọng, hiền đệ đã giải quyết nhẹ nhàng, không phải đến bần tăng can thiệp...giúp đỡ. -
Nghe hai tiếng bấm độn, Thái tủm tỉm, Thái không bao giờ tin , Thái đã quen với suy luận khoa học tây phương từ lâu rồi. Nhưng lúc này chẳng phải tranh luận về lý thuyết nào nọ. Hoà thượng mời Thái ở lại sơn ốc đêm nay. Thái ngập ngừng thì hoà thượng nói mọi việc đã an bài...theo lệnh của ...La Quận Chúa !
Phiến đá Thái Xuyên tình lộ, bước thứ nhất, vừa khiêu khích vừa trách móc, vừa thử thách này chắc chắn là Cúc Xuyên khắc tạc vì bao giờ Thái quên được nét bút Cúc Xuyên...trong những bức thơ đầy yêu thương, hứa hẹn, ưng thuận, nhưng cũng vẫn đầy cản trở và tránh né...
Hoà Thượng gọi đùa Cúc Xuyên là La Quận Chúa...Thái thâm tâm biểu đồng tình nhưng đầy thương mến. Quả là hiện nay nàng là quận chúa trách nhiệm một vùng , nơi mang tiếng nước độc hùm thiêng, quan quân chính quyền mới không hề bén mảng. Nàng duy trì tinh thần anh hùng Trấn Bắc Trường, chờ thời khởi nghĩa !
Trong bữa cơm chay thực thanh đạm với hoà thượng, Nguyên Thái luôn luôn theo đuổi ý nghĩ riêng tư, thành ra có nhiều vô lễ với chủ am. Sau cùng thú thực việc suy tư thầm kín và xin lỗi. Hoà thượng xua tay :
-Bần tăng biết người còn vấn vương trần tục ...việc lớn còn lớn không ? và đường tình hiện đang ngại ngùng thêm bước !-
Thái chắp tay cúi đầu nhận lỗi...vô cùng thưởng thức cái hài hước cao độ của hoà thượng mà Thái nhận ra là chàng mõ triết gia huyện Câm Giang, trên cành cây, gửi chàng mấy câu ca khuyên nhủ khi chàng từ biệt, lên đường đến trường Trấn Bắc.
Rượu theo bữa cơm đựng trong bình xứ xanh ngọc bích khắc mấy chữ Thạch Đào Cúc Hương Tiên Tửu...
Quả nhiên, ''tiên tửu'' ! Thái uống có hai li nhỏ mà đầu óc như trên mây cao trời xanh. Không thấy hơi men mà rượu chóng say . Thái nghĩ thầm chắng phải rượu chóng say, nhưng vì Cúc Hương Tửu nhắc lại thời mộng mơ ở Thạch Đào xưa kia. Thái tự hỏi thầm : Cúc Xuyên là thiếu nữ thứ mấy gập gỡ trên đường đời. Gập gỡ...? Đúng thế gập rồi gớ không ra trong trí óc. Bản tính không bay bướm nhưng Thái đã bay bướm theo số mệnh. Cứ đổ cho số mệnh là xong hết . Số mệnh và hành hiệp là đủ tha thứ cho mình. Mải mê tự phân tâm, Thái giật mình trở lại thực tế khi Hoà Thượng Triết Gia, Mõ Cẩm Giang về yếm thế :
-Thế là chúng ta đã cùng nhau việc lớn hơn ba mươi năm... Thành bại chẳng phải chuyện buồn, nhưng chuyện buồn là cá tính con người chúng ta chẳng hề đổi thay từ bao thế hệ. Kẻ thắng hay người bại cũng thế thôi, hai chữ thù hằn ghi khắc con tim và luôn luôn đầu lưỡi ! Tủn mủn, nhỏ nhen , ích kỷ, là cá tính. Nhất là kẻ thắng càng thêm ích kỷ, nhỏ nhen, tủn mủn...Mấy ngàn năm chỉ có một lần đời Trần, đốt tráp khâm, để tha thứ, để bao dung, để cùng nhau xây dựng quốc gia...Tha thứ gì ? thế nào là tội phạm, thế nào là ngụy, thế nào là trung ? Gia Long vừa thống nhất đất nước , việc làm đầu tiên là cái lễ ''hiến phù'' lạc hậu... thôi chả nói làm gì....để mai sau lịch sử khen chê ! Rồi đây... với cá tính, ich kỷ , tủn mủn, nhỏ nhen gia truyền ấy , bao thế hệ sau này cứ có dịp là thanh toán, là trả thù, là tù đầy là phân chia...truyền kiếp. Bao nhiêu kẻ chính quyền trách nhiệm từ muôn thế hệ , ai là người đã đáng mặt chính khách quốc gia, chính khách quốc tế ? xin hỏi Thái ! Thế là họ cứ theo nhau, đặt nhầm quyền sở hữu, sở hữu quốc gia, sở hữu cả tính mạng con ngưuời...
Thái gật đầu:
-Đúng thế. Thái tôi, đi kiếm mãi cũng chẳng thấy ai...Chúng ta mắc bệnh giáo điều truyền kiếp rồi ! cho nên không sinh ra được những người đáng quản lý quốc gia! Ai cũng muốn ''trị vì'' thiên hạ! Trị vì và sở hữu riêng như hoà thượng nói...Thôi , con đường của Thái tôi còn dài...Xin phép lên đường...Kỳ sau về đây, may ra sẽ có câu trả lời hoà thượng. -
Thái bái biệt, nhận ra cũng bị lây cái yếm thế của Hoà Thượng triết gia. Thái nghĩ lại đêm chia tay với Quốc Đức ở Như Y Đài, sau khi tạm giải tán Hội Song Lưu, Thái đã thảo luận thâu đêm về điểm này.
Gửi ngựa lại ở sơn am, Thái tiếp tục hành trình tuy trời đã về chiều. Thích thú đi trên quãng đường cheo leo hiểm nghèo...bên vách núi, bên vực sãu thăm thẳm. Ánh chiểu nhuộm vàng vách núi. Vách núi càng sáng tỏ thi vực sâu càng tối đen.
Ra khỏi quãng đường này thì mặt trời đã xuông hết phía tây, nhưng cảnh tượng an bình lại hiện ra. Cảnh tượng thiên nhiên, như không có chiến tranh đã qua nơi này.... Rừng thông nguyên vẹn mà ngọn cao còn ánh vàng sáng rực. Thuyền bến gần đây vì mấy con giang âu vẽ nét linh động trên khung xanh. Nhớ lại thì hình như đã có dịp ngủ lại nơi đây. Lấy, trong hành lý đeo sau lưng, chiếc võng nhẹ như bấc mà bền chặt , bằng dây tơ bện Dương Châu, tặng vật của Quế Anh Dương Châu, vợ của bạn thân Quốc Đức, vẫn theo chàng mấy chục năm mà không hề sờn đứt. Treo trên cành thông cao , Thái sửa soạn đi vào giấc điệp.
Nhưng giấc ngủ khó đến quá. Thái tiếc cái dễ ngủ thiếu thời, nhưng nghĩ lại sao vi ngủ để phí mất phong cảnh tuyệt vời đêm nay ? Trời xanh thăm thẳm. Bao vì sao lấp lánh như gợi chuyện xưa, bao giải mây trắng nhẹ bay qua, kéo chàng cùng về quá khứ. Bao nhiêu chuyện xưa sẽ trở lại đêm trắng trong rừng thông này. Thái về dĩ vãng.
Và đây là những truyện xa xưa trở về với Thái đêm nay....