watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thương Giang Diễm Sử-Chương 36. - tác giả TIÊU NƯƠNG và TRÚC VIÊN LANG (Bùi Văn Nhẫm) TIÊU NƯƠNG và TRÚC VIÊN LANG (Bùi Văn Nhẫm)

TIÊU NƯƠNG và TRÚC VIÊN LANG (Bùi Văn Nhẫm)

Chương 36.

Tác giả: TIÊU NƯƠNG và TRÚC VIÊN LANG (Bùi Văn Nhẫm)

36. Nơi văn miếu’ sĩ diện’trưng bầy,
Cùng Vi Linh, dự náo bình văn



T ừ nhà đến khu Văn Miếu khá lâu. Tinh thần hơi mệt mỏI vì một đêm không ngủ, nhưng Nguyên Thái hít thở không khí bên hồ sen để thâu hồi sức lực. Sắp gặp nhiều bạn nơi này, cần phải giữ « sĩ diện»!
Nguyên Thái lẩm bẩm « Sĩ diện! sĩ diện!» cáo bộ mặt của kẻ sĩ! Kẻ sĩ hiện thời có cái bộ mặt đáng nhìn không? Tất cả các kẻ sĩ hội hợp nơi đây đang cùng nhau đưa nước nhà đến bại vong! Tiền quân do thám Mãn Thanh đã khắp nơi phương Bắc!


Hôm nay ngày rằm, một ngày sáng sủa khô ráo. Các phố phường quanh khu Văn Miếu chật ních ngựa xe…ai ai cũng muốn đến nghe Thái phó Quận Công Nguyễn Hoàn là thầy học của chúa Trịnh…không biết vì tài học hay vì chính trị, nay lại vừa lĩnh chức Tri Quốc Tử Giám, nghĩa là chức thủ tướng văn học nước nhà…Xưa nay không thấy ông ta lớn tiếng bình văn. Hôm nay sĩ tử loan đồn, chính ông ta sẽ bình văn, văn của ông, với những tư tưởng cao siêu mới mẻ chăng? Chưa biết.


Chen đẩy hồi lâu tới được khu Văn Miếu, đến nơi hẹn của Ngô Vi Linh, Nguyên Thái tìm kiếm không thấy bóng dáng Vi Linh, mới nghĩ ra là đàn bà con gái chưa được phép vào Văn Miếu trong những buổi bình văn.
Nguyên Thái quan sát bọn sĩ tử chung quanh mình. Cái chán chường lại đột khởi. Sang, giàu, nghèo, hèn, lớn bé khúm núm lễ phép, với một đối diện uy linh vô hình. Từng nhóm, từng xâu, không tiến thêm được bước nào nữa, vẻ mặt đăm chiêu hối hận vì đến muộn đã mất cơ hội hiếm có trong đời mình, biết đâu Tri Quốc Tử Giám chả để ý đến mình, may ra được nâng đỡ kín đáo trong kỳ thi sang năm. Cảnh văn vệ, oai nghiêm, áo đỏ,quần vàng, chân đi đất, chống giáo giữ trật tự. Uy vệ, náo vang xa khắp kinh thành. Thỉnh thoảng một cảnh vệ trèo lên chòi canh bắc loa hét: « im lặng ».


Mấy ngàn sĩ tử răm rắp cắn môi…Một im lặng nặng nề như đè nén đám đông ấy càng thấp xuống nữa. Nhưng im lặng chẳng được bao lâu…lại bị tan vỡ bởi điếu cầy sôi sục rồi huyên náo ồn ào trở lại.


Một kẻ sĩ dáng mỏi mệt, đặt mấy cuốn sách xuống đất ngồi lên, nghỉ chân. Tức thì một cảnh vệ đến bên, dùng cán giáo đánh vào đầu, máu chảy ròng ròng, hắn quát tháo:


- Anh là học trò, tại sao ngu xuẩn… sao lại ngồi lên sách, đặt đít lên chữ thánh hiền? Tôi bắt anh vào trình quan Thái Phó!-


Anh chàng « phạm đại tội » mặt xanh như tàu lá, van xin nhà chức trách, viễn tưởng, nghĩ đến việc có thể bị cấm trường thi về tội này…trong khi mấy sĩ tử khác bên cạnh xúm lại xỉ vả anh chàng « phạm đại tội »:


- Chữ thánh hiền anh không tôn trọng…thì anh đi học làm gì? Bác đội cảnh (bọn này gọi tôn là đội cảnh, thực ra anh chỉ là lính trơn)..bắt anh vào trình quan Thái phó là phải..rồi quay lại chú lính:


- Cứ bắt đi, chúng tôi theo vào làm chứng!


Nguyên Thái không chịu nổi nữa, chàng nghĩ thầm bọn này vừa muốn lập công vừa có dịp tới bên quan Thái Phó, lại nhân tiện trừ được một cạnh tranh trong trường thi sắp tới.


Anh cảnh vệ được thể ra oai, định đánh thêm « tội phạm » thì Nguyên Thái đến can ngăn. Chàng bấm đúng huyệt tay cầm giáo của cảnh vệ, tên này đau đón bỏ rơi ngọn giáo. Nguyên Thái đặt ngọn giáo trả, nói to:


- Xin lỗi cảnh vệ, thôi tha cho anh ấy.-


Cảnh vệ thầm hiểu, gặp phải tay không vừa:


- Nể lời anh, thôi tha cho hắn lần này -


Hiện ra trước mắt cái thất vọng của bọn kia…đâu còn dịp nào gặp quan Thái Phó?


Nguyên Thái đang định đi chỗ khác, chợt có người đập vai. Chàng quay lại, nhận ra ngay nàng Vi Linh trong bộ quần áo sĩ tử nam sinh. Hiểu ý, chàng chào hỏi:


- À, té ra là Ngô hiền đệ, tôi chờ mãi -


Vi Linh mỉm cười ranh mãnh:


- Ngu đệ đến đã lâu rồi, vi tôn huynh còn bận việc…nên chưa ra mắt ! -


Nguyên Thái thấy Vi Linh đeo ngang lưng một ống quyển hơi quá khổ, và một bình nước cũng khác thường. Vi Linh kín đáo giải thích: ổng quyển mở hai đầu, đựng đôi đoản kiếm chuôi ngà…và chung quanh bình nước ; sau khi mở nắp có một dãy kim tiêu.


Chàng mỉm cười trách thầm cô bạn sao lại mang võ khí vào nơi văn chương văn học này ? Nhưng nghĩ lại thầm phục nàng. Nếu chẳng may lộ dạng, thì còn có thể tự vệ giữa bọn nam nhi này.


Nguyên Thái trở lại tên cảnh vệ văn vụ vừa rồi, đưa cho hắn giấy « quá quan » của cha chàng vừa cấp đêm qua, có ấn tín phủ thừa. Tên cảnh vệ làm ra vẻ thông thạo chữ nghĩa, gật gù nói:


- Anh theo tôi. -


Tức thì, đi trước dẹp đường, dẫn Nguyên Thái và Vi Linh tới cổng Văn Miếu. Bọn sĩ tử nhìn hai người thèm thuồng, nhưng ai nấy an phận.


Tới cổng Văn Miếu, chánh Lãnh Cảnh Văn Vụ thấy ấn tín của Phủ thừa, liền sai lính dẫn hai người đến nơi dành cho sĩ tử ưu tiên, con quan tại chức…và học trò Quốc Tử Giám.


Nguyên Thái đưa mắt nhìn quanh. Sân Văn Miếu còn nhiều chỗ trống…chàng lẩm bẩm: sự phân chia giai cấp của xã hội tôn ti!


Mấy sập đặt cao thấp ba bốn tầng. Trên sập cao nhất, một mình quan Thái Phó ngồi trên chiếu trúc, khuỷu tay tì trên chiếc gối hồng điều. Bên cạnh, một chiếc điếu cần dài, bằng bạc, dát vàng, chạm trổ tinh vi. Một cảnh vệ khoanh tay đứng bên, với mồi lửa sẵn sàng. Đối diện một cảnh vệ khác phụ trách ấm trà.


Xuống bực hai. Quan Hành Tham Tụng họ Bùi, một mình thảnh thơi trên chiếu trúc. (Không nên quên Hành Tham Tụng là quyền Thủ tướng, mà quyền Thủ tướng vẫn phải ngồi chiếu dưới vì chức trọng quyền cao đến đâu, cũng phải kính trọng bậc sư phụ…dù không phải sư phụ mình, đó là quan Thái Phó Tri Quốc Tử Giám).


Xuống đến chiếu dưới nữa, cũng chiếu trúc, thứ chiếu kết dệt tinh vi, hình như mua của Trung Quốc thì phải. Chiếu mình làm sao bì được với chiếu Tàu – chính các quan nói vậy. Xuống thêm bực nữa, không biết chiếu gì (chiếu cói thường của chúng ta chăng?), mấy chiếc phân biệt đông tây…Trên mỗi chiếu, một vị quan bồi tụng. Bồi tụng cũng cao lắm, ngang chức Phó tể tướng…tức chức vụ tổng trưởng ngày nay.


Rồi đến linh tinh, các quan chức đều có mặt ở đây. Bình luận văn chương là quan trọng, quan trọng hơn các việc khẩn cấp của quốc gia…(!) vả lại lương đống triều đình không quên dịp cho sĩ tử kính phục tài năng của mình. Cho nên ngang hàng Bồi tụng dù chức vụ quan trọng cũng ở đây…nào họ Võ, họ Phan, họ Trần…


Hôm nay Tham Chính họ Hoàng bình văn, tiếng sang sảng vang xa…
Chọn bài là quyền của Hành tham tụng họ Bùi theo thứ tự tốt xấu, cũng do Hành tham tụng quyết định.


Quan Thái Phó Quận Công Tri Quốc Tử Giám họ Nguyễn, thường thường chỉ ậm ừ…khen thưởng hoặc chê bai, không ra tiếng…cho nên sĩ tức lúc nào cũng dán mắt vào chiếu trúc trên cùng. Đếm những gật đầu thì biết số điểm cho bài.


Bài văn đầu tiên, tốt nhất được chọn bình kỳ này là kết quả cuộc thi, do chính Thái Phó Quận công ra đầu bài:


Luận về phép vua, lệnh chúa


Bài được chọn của ấm sinh họ Trịnh, không biết trùng hợp ngẫu nhiên hay cố định? Không thể chép trọn bài này vào đây, mà tính cách hài hước vô cùng của tác giả. Nội dung đại khái như sau: Đề cao cái trung thành kiểu Tống Nhạc Phi. Người Tàu thờ trung thần Nhạc Phi, gương sáng của nhân loại, người Việt chúng ta chịu ơn Khổng học cũng nên thờ ông Nhạc Phi là dù biết chiếu chỉ giả, chỉ có ấn tín nhà vua là thực…chỉ cần thấy ấn tín nhà vua, lập tức trở về đem mình vào bẫy. Kính trọng cái dấu của vua, đó là lòng trung thành bất diệt (!). Quân bảo thần tử, thần bất tử, bất trung với quân…Nay ở nước nhà, chúa xử thần tử, thần bất tử, bất trung với « Quân »..vì « Chúa » thay « Quân » đã nhận mệnh trời…trị vì thiên hạ! Người quân tử không được nghi ngờ lệnh chúa…bởi vì lệnh chúa là phép vua…


Nguyên Thái cười thầm, Thái Phó quận công Tri Quốc Tử Giám, thượng tọa văn học quốc gia, gật đầu lia lịa. Vi Linh thì lo ngại chỉ sợ Nguyên Thái cao hứng làm càn.


Nguyên Thái và Vi Linh kiên nhẫn đến phần văn chương, vì phần trên luận về quan niệm nhân sinh của kẻ sĩ.


Đến phần văn chương, là kết quả cuộc đố điển tích Trung Hoa…vô cùng khó khăn, có khi phải đi kiếm trong Tứ thư, Ngũ kinh, và các truyện Tàu danh tiếng…


Nguyên Thái thất vọng, đang rỉ tai Vi Linh tìm cách lịch sự rút lui, thì bỗng nghe phía ngoài có tiếng huyên náo, tiếng người chạy trốn tán loạn. Chiếu trên chiếu dưới lo ngại ra lệnh Cảnh vệ Văn vụ xúm vào bảo vệ các quan Tri Quốc Tử Giám, Hành Tụng, và Phó tụng. Không có chuyện gì trong khu Văn Miếu, nhưng tiếng hò hét vang dội phía ngoài.


Lính thám tử vào báo: Quân của Quận Huy và Quận Việp gây chiến vì một vụ bất hòa nhỏ, do đoàn quân cung Lê gây ra. Tiếp theo nghe hàng loạt súng hỏa mai. Sĩ tử bên ngoài bỏ chạy tán loạn.


Nguyên Thái ghé tai Vi Linh ngỏ ý muốn rút lui ra ngoài quan sát, thì thực bất ngờ, Vi Linh quen thuộc đường lối khu Văn Miếu. Nàng kéo Nguyên Thái qua một cửa nhỏ, nhân dịp bọn cảnh vệ văn vụ đang tìm cách tập trung để bảo vệ các vị đại quan, không ai để ý đến hai người. Vi Linh kéo Nguyên Thái sang khu phía sau dãy nhà bia rùa. Vi Linh nhảy lên hai bức tường hoa. Nguyên Thái theo lên. Nàng nhảy xuống phía ngoài. Nguyên Thái xuống theo, vừa đúng toán quân của Quận Huy đuổi đánh quân của Quận Việp đang rút lui sang phía Tây. Các kiêu binh nom thấy hai người vừa phi thân xuống đường, tuy không mặc võ phục, cũng chia nhau vây quanh hươi kiếm đánh tới tấp. Vi Linh, trong chớp nhoáng mở ống quyển tung cho Nguyên Thái một đoản kiếm. Nguyên Thái dùng đoản kiếm chống cự mãnh liệt. Vi Linh phóng năm mũi kim tiêu…Bốn kiêu binh ngã gục bị thương, mấy kiêu binh khác bỏ mặc đồng đội, chạy theo đoàn quân của họ. Những kiêu binh bị thương đầu gối hay mắt cá chân không có gì quan trọng, nhưng đau đớn ngã lăn trên cỏ. Nguyên Thái định coi vết thương nhưng Vi Linh kéo chàng đi, cho biết nàng không cố ý hạ sát họ, những vết thương không nặng lắm.


Nguyên Thái lịch sự để nàng dành quyền chỉ huy. Nàng nói không cần quan tâm đến vụ xung đột này, vì đó là chuyện thường xuyên, chừng một hai giờ nữa lại yên tĩnh. Ngoan ngoãn theo Ngô Vi Linh, xuống thuyền về Ngô gia ở Cơ Xá.


Chiều ấy, Nguyên Thái được thưởng thức một tập văn lạ lùng đối với đương thời mà tác giả là nàng Ngô Vi Linh. Một tập phê bình hài hước những bài văn đem bình ở Văn Miếu…Thì ra Ngô Vi Linh thường giả trai vào Văn Miếu nghe bình văn, rồi về nhà viết lại bài, kèm theo phần phê bình của mình. Nàng có trí nhớ đặc biệt, không cần biên chép trong khi nghe mà nàng viết lại được toàn bản. Bài viết « Phép vua lệnh chúa » của ấm sinh họ Trịnh nàng viết lại trước mặt Nguyên Thái…rồi đưa cho Nguyên Thái xin chàng phê bình. Chàng đỏ mặt khước từ:


- Không dám múa rìu qua mắt thợ. Thôi kẻ hèn này xin Ngô nương tử tiếp tục tập văn tuyệt tác này, kẻ hèn này không có thể duyên dáng vui vẻ, tuyệt diệu như Ngô nương tử -


Quả nhiên, đúng như lời Vi Linh, tối hôm ấy Nguyên Thái từ biệt Ngô gia, qua Kẻ Chợ, phố phường lại yên tĩnh. Rảo bước về nhà. Em Bích Hương nóng ruột đợi ông anh.


Ở nhà vài ngày, Nguyên Thái lại xin phép song thân, từ biệt Bích Hương ra đi.


Trần Nguyên Chính nói:


- Chí nam nhi, chân trời góc bể, cha không những cho phép mà cha còn khuyến khích con trên đường sự nghiệp tân sinh. Cha đã đọc cuốn Viễn Trình Nhật Ký của con. Đã chia cho một số thơ lại, ngày đêm chép lại hai bản. Cao tướng quân (Cao Hùng) cũng đọc rồi…Chúa đang đọc thích thú. Lối kể chuyện của con làm người đọc say mê. Áng văn của Đoàn Thành Hồ và Trang Tuyết Tâm cũng không hề chép sai một chữ. Một bất ngờ, chính Chúa biên sang Phủ Thừa, bắt lục hồ sơ của Đoàn Thành Tạo rồi chúa phê: chấm dứt cuộc truy tố Đoàn Thành Tạo về tội bỏ chức vụ ở Phủ Thừa, hoàn toàn ân xá Thành Tạo và Ngân Trúc về tội lấy nhau không cưới xin. Chúa viết thêm: Truy tố tội này là lạm quyền. Chúa xuống lệnh ban khen Mai tri huyện và Trần tri phủ…-


Dọc đường mung lung suy nghĩ, nếu Chúa đọc những phê bình của Ngô Vi Linh về các bài văn mang ra bình ở Văn Miếu, thì Chúa cũng sáng mắt thêm phần nào. Nghĩ lại nếu cuốn phê bình đến tay Chúa cũng có thể nguy hiểm cho Ngô Vi Linh: những kẻ quyền hành chuyên chế đọc tài không có cái trình độ hài hước dân gian.


Quen với trời mây và những khoảng không bao la rộng rãi, Nguyên Thái cố đi nhanh cho mau qua những đường xá chật hẹp của Kinh kỳ phồn hoa. Lại phải qua sông Hồng, vì mục tiêu đầu là Kinh Bắc. Thuyền ngang rẽ vào Cơ xá thăm Ngô gia.


Vi Linh lại chèo thuyền cho Nguyên Thái « quá giang » sang ngang, đến bờ đê Gia Lâm. Lần này cũng chống chèo nhìn chàng trai, nhưng Vi Linh không nói gì, chờ Nguyên Thái nói xong câu từ biệt xã giao, Vi Linh vào khoang thuyền, lấy tập bình văn trao cho chàng, cười nói:


- Chọn mặt gửi vàng đây! Dù không phải là vàng cũng xin gửi! -


Nguyên Thái đón nhận. Đó là bản thứ hai. (Không có máy phóng ảnh dễ dàng như ngày nay. Hồi ấy Ngô Vi Linh viết thành hai bản, các tác phẩm của mình).


Đường đi Kinh Bắc có bao xa. Có bảy tám dặm đường (mỗi dặm khoảng 4 cây số) nhưng lối hành trình của Nguyên Thái có thể tới hai ngày. Người bộ hành này yêu thương đất nước. Một ngôi chùa nhỏ, một miếu xưa, một cành cây, một viên đá khác thường cũng làm chàng chú ý. Ruộng vườn, cây cỏ cũng làm chàng lưu tâm, chưa kể những thích thú hàn huyên với những người gặp trên đường, thoáng gặp, mau quên. Trong Viễn Trình Nhật Ký (Tập hai. tập trước kể cho đến khi về nhà là kết thúc) Nguyên Thái ghi rất nhiều truyện ngắn. Văn thể cũng hơi đổi thay: ảnh hưởng của tập thơ Ngô Vi Linh chăng ?
Thương Giang Diễm Sử
thay lời tựa
Chương 1.
Chương 2.
Chương 3.
Chương 4.
Chương 5.
Chương 6.
Chương 7.
Chương 8.
Chương 9.
Chương 10.
Chương 11.
Chương 12.
Chương 13.
Chương 14.
Chương 15.
Chương 16.
Chương 17.
Chương 18.
Chương 19.
Chương 20.
Chương 21.
Chương 22.
Chương 23.
Chương 24.
Chương 25.
Chương 26.
Chương 27.
Chương 28.
Chương 29.
Chương 30.
Chương 31.
Chương 32.
Chương 33.
Chương 34.
Chương 35.
Chương 36.
Chương 37.
Chương 38.
Chương 39.
Chương 40.
Chương 41.
Chương 42.
Chương 43.
Chương 44.
Chương 45.
Chương 46.
Chương 47.
Chương 48.
Chương 49.
Chương 50.
Chương 51.
Chương 52.
Chương 53.
Chương 54.
Chương 55.
Chương 56.
Chương 57.
Chương 58.
Chương 59.
Chương 60.