watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thương Giang Diễm Sử-Chương 30. - tác giả TIÊU NƯƠNG và TRÚC VIÊN LANG (Bùi Văn Nhẫm) TIÊU NƯƠNG và TRÚC VIÊN LANG (Bùi Văn Nhẫm)

TIÊU NƯƠNG và TRÚC VIÊN LANG (Bùi Văn Nhẫm)

Chương 30.

Tác giả: TIÊU NƯƠNG và TRÚC VIÊN LANG (Bùi Văn Nhẫm)

30. Dịp bất ngờ đi vào chiến đấu,
Cùng dân bản dự trận Thạch Đào.



T ối hậu thư ấy, nội dung như sau:


« Ta, Bành Đức, Tổng chỉ huy quân đoàn Lưỡng Quảng, thừa lệnh Thanh triều Hoàng Đế, kính gửi bản trưởng


« Thể lời cầu cứu của An Nam quốc vương Lê…Thanh triều quyết định giúp đỡ quý tộc, giúp An Nam quốc vương khôi phục giang sơn…(tiếp theo vài dòng kể công dây dỗ người An Nam của Thanh triều)…


« Nay ta quyết định trưng dụng quý bản…


« Bộ tướng tiên phong cùng tùy tùng và đại diện Lê triều đến trước nhận Bản…


« Mong mọi cấp chức thi hành chu đáo ».


Bức thư lời lẽ kiêu ngạo, thô sơ, không đề ngày tháng, không tên Bản… đó là bức thư chép nhiều bản dùng cho bất cứ xã nào bị « trưng dụng ».


Tú Thái biết chiến tranh sắp đến bản này, bỏ đi bây giờ sao được? chàng đến trước bản trưởng, vòng tay:


- Thưa đại bá, ngu sinh tài hèn sức mọn nhưng nếu đại bá cần, xin ở lại cho đến khi xong việc.-


Đại bá vui mừng cầm hai tay Tú Thái cám ơn, còn Cúc Xuyên đôi mắt sáng ngời hy vọng.


E ngại những tác động kìm hãm của Cúc Xuyên, chàng xin ngủ ở công quán bắt đầu từ đêm nay. Thực vậy, nếu trở về La trang, ban đêm xảy ra chuyện gì, chàng phải nhận hết tội lỗi, không bao giờ có can đảm nói là Cúc Xuyên khởi đầu khiêu khích…Chàng lo ngại thực vì nghĩ đến hành động của Tiểu Sơn đối với Kim Chi, mẹ Cúc Xuyên, chàng lẩm bẩm: « bố nào con nấy », nhưng chàng lại cải chính ngay: Cúc Xuyên thẳng thắn, hiên ngang, dễ bị cảm tình đột khởi khích động, có thế thôi. Dù nữ nhi, nhưng cái thẳng thắn hiên ngang của nàng đã chinh phục chàng…Có lúc tự nhủ thầm, ừ thì cứ ở lại Thạch Đào cũng không sao…Ai cưỡng được số mệnh?


Thế là Nguyên Thái ở lại Thạch Đào, nhưng ở lại không phải vì tình duyên, mà mục đích dự vào chiến sự sắp tới.


Tới đây, chúng tôi chép lại Viễn trình nhật ký của Trần Nguyên Thái.
Trận Thạch Đào


« Tôi (Nguyên Thái) đã đọc nhiều lịch sử chiến trận, đã đọc qua Binh thư của các bậc tiền bối, nhưng không bao giờ nuôi ý cầm quân ra trận.


« Dự vào trận Thạch Đào chỉ là một ngẫu nhiên thiên định. Coi như bổn ohận công dân chung vai, góp sức chống ngoại sâm. Tôi ở Thạch Đào bao nhiêu ngày, không nhớ hẳn vì có nhiều sự kiện xảy đến khu vực tâm tình. Tôi thương mến cô bạn gái Cúc Xuyên từ khi nghe chuyện bí mật gia đình họ La. Thương mến, chưa phải thương yêu, nàng đã nhầm thương mến là thương yêu. Tôi là người trai đầu tiên đến bản mà nàng chú ý, có thế thôi. Cảm tình giữa chúng tôi trong sạch không bụi gợn…
Biết rằng sau nàng, nàng cũng như tôi, theo dòng hiệp liệt phiêu lưu, tôi nguyện tìm cách chống đỡ để tình bạn chúng tôi không tổn thương rạn vỡ. »


Cúc Xuyên và tôi đều vừa là nhân chứng vừa là diễn viên của trận Thạch Đào, mà tôi kể lại sau đây để chứng tỏ « Quả thắng Chúng » nếu ta có đủ ba điều kiện: Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa.


Mà điều kiện nhân hòa là quan trọng hơn cả. Tần Thủy Hoàng thắng được đất nước Trung Hoa khổng lồ nhưng không có nhân hòa nên diệt vong mau lẹ…Nhà Nguyên bá chủ bao nhiêu quốc gia, nhưng không bao giờ có nhân hòa, nên chỉ tồn tại một thế hệ…


Tôi (Nguyên Thái) nhắc lại: La bản trưởng đọc xong tối hậu thư, vô cùng tức giận, tự tay đánh trống khẩn cấp hội đồng hương chính. Tộc biểu vừa về tới nhà vội vàng trở lại. Khi được tường trình sự thể, họp riêng từng bọn, đây năm kia ba, bàn tán sôi nổi. Họ từng nghe tên tướng Mãn Thanh Bành Đức tên Dực, cực kỳ hung hãn, có lần làm cỏ toàn vẹn, già trẻ lớn bé một bản chống cự hắn.


Cần nói, Thạch Đào cũng như hàng ngàn bản khác cách biên giới không xa. Trên đường nam tiến, Bành Đức đã dẫn quân qua ít nhất hai mươi bản. Tình báo cho biết đã có nhiều bản bị tiêu diệt, phần đông hàng chục, địch chiếm đóng, trưng thu thực phẩm. Đặc biệt đoàn quân này không có xe lương thực hậu thuẫn, chủ tướng Bành Đức tuyên bố: trên đường đi qua lương thực địa phương ưu tiên chiếm đọat. Vì thế qua bản nào, bản ấy không còn hột thóc…trâu bò biến vào bụng viễn chinh, chưa nói đến những hiếp đáp, giết chóc.


Trong khi các tộc biểu họp riêng từng nhóm bàn tán sôi nổi, chúng tôi (Bản trưởng La Đại Hoành, lão trượng La Cường, giáo sự Nguyễn Thanh Duyên, Cảnh trưởng Đỗ quái kiệt (đã phục hồi), Đại thúc La Đại Hùng, Thiện Tịnh thiền sư, chùa Thiên Đức, Phó cảnh vệ Bùi Đình Quý, chuyên viên kiến trúc địa điểm phòng thủ, em gái La Cúc Xuyên, và một nữ hiệp lúc ấy tôi mới gặp), đóng cửa phòng riêng thảo luận. Chúng tôi quyết định đường lối, chống cự hay hàng phục, sẽ thi hành quyết định ấy, không cần hỏi lại ý kiến dân bản. Chúng tôi sẽ hành động với danh nghĩa những người ủy quyền của dân bản. Mấy người kể trên, dân vừa bầu lại đầu năm.


Tôi (Nguyên Thái) được dự vào cơ mật, họ tin cẩn tôi, tôi không thể nào phản lại lòng tin ấy, dù trong trận này phải bỏ thân nơi chiến địa.
Hội đồng cơ mật, mấy người như một quyết định chống cự, kể cả Thiện Tịnh thiền sư cũng biễu quyết đánh, sau khi chấp tay vái bàn thờ Phật trong phòng:


- Nam mô A di đà Phật, bần tăng sắp phạm giới sát sinh, nhưng biết làm thế nào để diệt tà phù chính…?-


Tôi không dự biểu quyết, nhưng tôi tuyên bố hiến thân cho việc thi hành quyết định chiến đấu, vì tôi đồng ý chiến đấu, dù sẽ thiệt hại sinh mạng, vì…vì hàng phục là bắt đầu vào đường tử vong, không còn lối thoát.


Tin rằng với tài hùng biện của La đại thúc và Thanh Duyên, họp đại hội, thì dân bản cũng quyết chống, nhưng không thể nào làm như vậy: Quyết định chống cự cũng thuộc vào bí mật quân sự lẽ dĩ nhiên không thể phổ biến. Tôi ghi chép tài liệu này, góp vào việc thảo một binh thư đặc biệt của trường Trấn Bắc.


Nhất định chống đánh thì phải có chiến thuật, chiến lược. So sánh quân lực đôi bên, Thạch Đào phải chống 5. Nguyên tắc « Quả địch Chúng »;


Theo tờ trình tình báo: Bành Đức Dực chỉ huy một đoàn quân phá hoại (ngày nay, chúng ta nói đạo quân thứ 5, 5e Colonne, chuyên chủ xâm nhập hậu tuyến địch quân, tuyên truyền, phá hoại), cho nên chỉ vào khoảng gần sáu trăm người. Thường thường, đoàn quân viễn chinh, từ Bắc xuống Nam, dù Hán, dù Thanh, dù Nguyên đều ít nhất hàng chục vạn. Kết trận Thạch Đào thắng toàn vẹn thì không có hậu quả gì
Bành Đức Dực, người Hán thuộc quân đội lưỡng Quảng, dưới quyền chỉ huy của một tướng Mãn Thanh. Dực được lệnh xâm nhập nước ta, sẽ đi xuống Đàng Trong, mục đích ngầm kích phá những người Hán chống đối Mãn Thanh, bỏ Trung Quốc sang Việt Nam.


Khởi thủy, Bành có khoảng hơn trăm thủ hạ, vừa Hán, vừa Thanh, chọn ở những đội quân tinh nhuệ của Lưỡng Quảng. Đáng lẽ hoạt động theo đường lối điệp viện, nhưng cái kiêu ngạo của Bành xui giục Bành tổ chức qui mô như đạo quân viễn chinh thực sự. Đó là cái yếu điểm, mà chúng tôi khai thác. Bành dùng chiến thuật đoàn sói kiếm ăn. Bành dẫn quân đi toàn nơi trù phú, lương thực dồi dào, vì thế các bản nghèo nàn đều thoát nạn. Mục tiêu của Bành là hai bản Thạch Đào và bản Trà Sơn. Muốn qua Trà Sơn, phải qua độc đạo Thạch Đào, bành trướng quân lực ở đây là có thể chi phối một vùng lớn trung du…


Gần sáu trăm quân, nhưng quá nửa ô hợp, xã phang, thổ phỉ, Bành không có quân đội khác nào hậu thuẫn.


Trước khi kể lại trận đánh, tôi xin nói qua ba cái lợi của Thạch Đào:


Thiên thời: Bấy giờ cuối thu, sang đông, có nhiều hôm, ngày đêm sương mù che phủ cả vùng, dày đặc, hai ba thước không nhận ra mặt người. Dân bản, già trẻ lớn bé đều quen thuộc di chuyển trong không khí đặc biệt ấy.


Địa lợi: Thạch Đào ở giữa một thung lũng, bản xây dựng trên ngọn đồi cao. Phía Nam có Bạch Nguyệt hồ, phía bắc có hồ Thanh Thiên. Hồ Thanh Thiên nhỏ hơn hồ Bạch Nguyệt, nhưng ở vị thế đặc biệt, mặt nước cao hơn Bạch Nguyệt mười mấy thước, gần cao bằng ngọn đồi bản, nơi xây dựng gia cư, công quán. Thanh Thiên Hồ dưới chân núi Thanh Thiên và núi Ngọc Tỉnh, đổ nước từ nguồn xa xuống hồ, mùa này thác vẫn đổ nước. Hiệp sĩ kiến trúc Bùi Duy Quý xây một bức tường chắn nước, đặt tên là Xích Bích vì có tường gạch đỏ sau kè đá và cọc tre. Trước đây đồi Thạch Đào ở giữa khoảng nước rộng lớn, phải dùng thuyền vào bản. Từ ngày xây đập Xích Bích, có đường đi từ khe Âu Lạc đến thẳng bản, còn khoảng đất hết ngập nước dùng vào trồng trọt. Khe Âu Lạc ở giữa hai trái núi, hòn Hùng và hòn Hắc Báo…Xin coi bản đồ. Muốn vào Thạch Đào bắt buộc phải dùng độc đạo, khe Âu Lạc. Có hai bãi lầy, Thổ Hồng và Thổ Lục, cực kỳ nguy hiểm, bề mặt cỏ xanh rêu hấp dẫn chân ngựa, chân người, nhưng ngay gần đường, nhiều quãng có sức mạnh hút vật, người vào lòng đất. Hệ thống phòng thủ thiên nhiên. Chỉ có dân bản thông thuộc nơi tốt xấu.


Nhân hòa: Dân bản nam nữ hiên ngang, đồng tâm công ích, tin tưởng ở Hội đồng hương chính. Từ lâu không có chuyện hèn nhát, lừa lọc, nên họ lúng túng trong việc Duy Trú định ám sát cảnh trưởng…


Tôi (Nguyên Thái) xin tiếp tục. Ấn định kế hoạch chiến thuật xong xuôi, Đỗ quái kiệt giả vờ bị chất độc biến chuyển, liệt tay chân. Lấy vải băng bó, chống vai tôi ra phòng Đại Hội.


Mọi người yên tọa, La Bản trưởng tuyên bố:


- Bản Thạch Đào chúng ta từ hai thế hệ, không có chiến chinh, nay địch thế mạnh như hổ đói, chúng ta tạm thời hàng phục để khỏi tổn hai sinh linh. Chúng tôi quyết định ôn hòa điều đình, xin mọi người tin tưởng, đừng ai bạo động, trái lại chúng ta cư xử lịch sự đón tiếp « Sứ giả », nếu ai bạo động sẽ chịu quân pháp.-


Lời tuyên bố hàng phục làm cử tọa ngạc nhiên, nhưng sau khi suy nghĩ so sánh quân lực, họ thực tâm nghe theo bản trưởng. Bản trưởng tiếp tục:


- Tôi sẽ đích thân dẫn phái đoàn nghênh tiếp « sứ giả » Mãn Thanh. Quý vị ở nhà, phân công bày tiệc toàn xã. Tất cả mọi người, già trẻ, lớn bé đều dự. Nếu sứ giả có nói điều chi làm chúng ta phật ý cũng không ai được bạo động, kể cả trả lời.-


Tôi cũng dự vào đoàn nghênh tiếp sứ giả. Gồm chín người kể cả đoàn trưởng La Đại Hoành, năm nam ba nữ. Nam có hiệp liệt kiến trúc Bùi Đình Quý biết xử dụng chất nổ, và ba tuần viên cùng tôi. Nữ, em gái Cúc Xuyên của tôi, rạng rỡ xinh tươi trong bộ võ y màu hồng, một viên hồng ngọc ở vòng cổ, làm nổi bật tuổi trăng rằm, mà biến thành giai nhân tuyệt sắc 19, 20, vì đôi môi tô thắm và cặp má hồng khêu gợi…Thanh Duyên, võ y xanh lá, không phần thua kém, vừng trán thông minh, đôi mắt huyền, mũi nhỏ thanh, đôi môi hé mở hàng châu ngọc, búi tóc đỉnh đầu, trâm bạc cài ngang, còn nữ hiệp mới gặp, võ y chẽn sát mình nâu nhạt, làm nổi bật thân hình lưng ong thắt đáy, và nước da mật ong, cặp mắt sáng ngời, đôi môi chúm chím, tóc buộc ngắn bằng giải lụa màu vàng lá úa, khuôn mặt trái soan…ba người ba vẻ, cách trang điểm mê hồn cũng là chiến thuật Thạch Đào…Người thứ ba là Phạm Nguyệt Hà, chuyên môn thủy lợi, quản trị tường đập Xích Bích, thủ lĩnh một đoàn nữ binh bơi lội.


Tôi (Nguyên Thái) nhìn ba giai nhân, không khỏi nghĩ đến trang sách Bồ Đào Nha, đọc ở Phố Hiến, có bức họa Mục đồng Pari chấm thi sắc đẹp ba giai nhân…Dọc đường tôi kéo ngựa đến bên Nguyệt Hà hỏi chuyện, Cúc Xuyên liếc mắt phản đối, tôi đành lui lại, e ngại chuyện nhỏ hỏng việc lớn.


Đến tiền đồn, không thấy bóng dáng quân địch, chúng tôi đi thêm nửa dặm. Tiền quân Bành Đức Dực, án binh giữa cánh đồng, bên dòng suối nhỏ. Nhiệm vụ của tôi là quan sát. Tôi thấy canh phòng không nghiêm ngặt, số quân binh khoảng hơn năm mươi. Hỏa đầu quân đang mổ lợn, giết gà, nấu cơm…chúng tôi đến gần hai ba chục thước mới có báo động, vì chúng tôi đi dọc hàng cây nhỏ bên đường.


Tuần viên giơ cao ngọn cờ trắng có ghi:


" Chức trách Thạch Đào hoan nghênh Thanh triều quân Bành Đức."


Đội trưởng dẫn chúng tôi đến bản doanh. Một ngạc nhiên: Chủ tướng ở trong một lều kiểu Mông Cổ, nóc như nón úp. La đại bá và chúng tôi xuống ngựa chờ ngoài cửa. Khoảng vài phút, một võ tướng, y phục Mãn Thanh chạy ra:


- Tôi, Phan Thế, phó tướng xin mời bản trưởng vào.-
Chúng tôi theo Bản trưởng vào lều. Không ai cản trở, vì chúng tôi không đeo vũ khí.


Chủ tướng (mà sau này chúng tôi biết tên Hàn Duệ, Mãn Thanh) chễm chệ, ghế bành, bục cao, thái độ kiêu căng ngạo nghễ. Chúng tôi vòng tay cúi chào, Hàn Duệ không thèm đáp lễ, ngồi yên gật đầu. Phó tướng Phan Thế, người Hán, không vòng tay, chỉ khẽ nghiêng mình. Thấy phái đoàn chúng tôi có chín người, Hàn Duệ quay lại tỳ tướng đứng hầu bên cạnh. Hắn nhận lệnh ra đi. Vài phút sau trong lều có thêm 8 tùy thuộc, vào ngồi đối diện chúng tôi.


Chúng tôi từng người ra tự giới thiệu, nam trước, nữ sau. Thứ bực giới thiệu cũng cố ý, mỹ nhân kế của Thạch Đào.


Thanh Duyên, Nguyệt Hà và Cúc Xuyên ra chào cùng lượt. Ba Giai nhân duyên dáng, cúi đầu, hơi hạ mình, ngước mắt, khoé thu ba gợn sóng:


- Bọn chúng em, thôn nữ Thạch Đào kính chào chủ tướng.-


Hàn Duệ nhìn thấy ba nàng, đổi hẳn thái độ, đứng lên, định bước xuống thì ba nàng đã trở về chỗ cũ, ngồi trên ghế đẩu.


Mọi người, không ai để ý đến đại diện Lê triều, Lê Tôn Thắng, ngồi cạnh phó tướng Phan Thế.


Bản trưỏng tuyên bố dân láng đồng ý đón tiếp đoàn quân Bành Đức ở Thạch Đào, sẵn sàng cộng tác, đồng ý để quân đoàn Mãn Thanh dùng đường đi Trà Sơn…Tóm tắt mọi điều trong tối hậu thư nhận hết.


Hàn Duệ tỏ vẻ hài lòng, muốn giữ cả đoàn dùng cơm chiều, nhưng La Bản trưởng nói:


- Dân bản tổ chức dạ tiệc đón phái đoàn Mãn Thanh, thiết tưởng không nên để dân chúng thất vọng. Chúng tôi có nhiệm vụ đến đón đại tướng về Thạch Đào…-


Đại Hoành nói tới đây, thì ba giai nhân cáo lui, lấy cớ về kiểm tra bếp nước.


Hàn Duệ nhìn Cúc Xuyên, mê mệt không giấu nổi. Hắn nói:


- Thôi, tôi ý lời La bản trưởng, Đại quân năm ngày nữa mới tới đây, thôi thì tôi có năm ngày nghỉ ngơi vui thú.-


Cái bí mật quân sự này được chính tiền phong tướng nói ra. Chúng tôi làm như không nghe thấy.


Hàn Duệ định tâm ăn chơi riêng, nên chỉ mang theo phó tướng Phan Thế, và bốn vệ sĩ. Đại diện Lê Tôn Thắng đòi đi theo, Hồ Duệ không chịu, Tôn Thắng căn hờn ở lại.


Đại Hoành nói:


- Tiệc này dành riêng quân đoàn của đại tướng Hồ đại nhân, nếu Lê triều biết thì Hàn đại nhân sẽ mang tiếng…rồi ông quay lại Bùi Hiệp Liệt:


- Hiền đệ hãy ở lại khe môn Âu Lạc, nếu Lê Đại diện không tuân lệnh Hồ chủ tường, thì phải cản đường…không cho thêm bước nào nữa.


Bùi Đình Quý hiểu ý, nói xin tuân, lại nói đùa:


- Nhớ để dành cho ngu đệ rượu thịt vài cân…nhé.-


(Quả nhiên, đúng như Đại Hoành nghi ngờ, Tôn Thắng có nội gián ở Thạch Đào…trên đường đi, Hàn Duệ muốn đi mau cho kịp ba giai nhân, nói rõ thêm là chương trình của Bành Đức là thôn tính bằng võ lực Thạch Đào, sai nội gian Duy Trú ám sát người dũng mạnh nhất là Đỗ quái kiệt. Quân Mãn Thanh sẽ cử thân phụ Lê Duy Trú làm bản trưởng, Duy Trú làm cảnh trưởng…tương kế tựu kế, Đại Hoành cám ơn, cho biết Duy Trú đã bắn Đỗ cảnh trưởng hiện nay tê liệt chân tay, thành phế tật rồi. Hàn Duệ lại nửa đùa nửa thực:


- Nếu tôi làm rể hảo hán, thì tôi nỡ lòng nào xử tệ?-


Đại Hoành cuống quít cám ơn, còn tôi hơi bực tức, nghĩ đến việc lớn cắn răng chịu đựng.


Đúng như tiên đoán, chưa được nửa giờ, Lê Tôn Thắng giục ngựa đi theo. Đến cửa khe Âu Lạc bị Bùi Đình Quý thủ tiêu không một tiếng động. Bùi Đình Quý hiểu ý câu « không cho đi thêm bước nào nữa ». (Nếu để Tôn Thắng lọt vào Thạch Đào mưu kế sẽ bại lộ).


Dọc đường từ cửa khe đến công quán, không có một dấu vết phòng thủ quân sự, trái lại dân cư vui vẻ hồn nhiên, bà già ru cháu, kẽo kẹt võng đưa, trẻ con chơi diều, thổi sáo, hát ca đâu đó. Công quán treo đèn kết hoa, trong nhà ngoài sân nhộn nhịp, mùi thịt nướng ngào ngạt bay, khói xanh bếp nước bay cao trên trời. Hàn Duệ vui vẻ vào chính diện giữ ngôi chủ, phó Phan Thế ngồi bên phải. La lão trượng, tiên chỉ, bên trái, theo thứ tự các chức việc. Đỗ quái kiệt phải có người dìu qua bàn tiệc. Bốn vệ sĩ Mãn Thanh ngồi riêng một bàn gần ngay chủ tướng.
Lê Duy Thành, thân phụ Duy Trú (Duy Trú vẫn còn bị giam), nhớn nhác tìm Lê Tôn Thắng. Một võ sĩ của Đại Hoành kín đáo ngồi cạnh hắn từ lâu.


Mọi người ăn uống no say. Đến phần giải trí. Trước khi bắt đầu, chờ Thanh Duyên sửa soạn đàn tam thập lục, Cúc Xuyên, Nguyệt Hà và mấy thiếu nữ cực kỳ diễm lệ sửa soạn rượu quý, Đại Hoành nói:


- Thưa Hàn chủ tướng, dù chúng ta ăn uống nghỉ ngơi, nhưng chúng ta không nên sao nhãng việc công, vậy đề nghị chủ tướng biên thơ bào cho Đại quân biết cứ việc đến thẳng Thạch Đào như hẹn. Rồi chúng ta có năm ngày vui chơi; Hàn chủ tướng muốn gì cứ nói sau.-


Hàn Duệ bảo tùy viên đưa giấy, ấn tín, thảo luôn bức thư gửi cho Đại quân, nói Thạch Đào đã ở trong tay mình. Đại quân cứ việc đến nơi tiếp nhận


La Đại thúc đứng ra lãnh nhiệm vụ đưa thơ, để cho các vệ sĩ mãn Thanh được nghỉ ngơi dự tiệc.


Hàn Duệ thấy lão gia tiên phong đạo cốt, liền giao thơ. Đúng như dự định, thơ của Hàn Duệ phải chính người của Thạch Đào đưa đi mới chắc chắn tới tay Bành Đức.


La đại thúc, cùng một giai nhân lên ngựa mang thơ đi. Khi đến doanh trại Hồ Duệ, Đại thúc ngầm hạ được một quân binh Mãn Thanh, vứt xác xuống suối, sau khi lột bộ binh phục Mãn Thanh. Gia nhân tin cẩn phi ngựa ngày đêm, với binh phục Mãn Thanh, đưa thơ đến tận tay Bành Đức. Hắn ta mừng rỡ, tin rằng oai danh Quân đoàn Bành Đức lẫy lừng khắp xứ, tới ngày mưu đồ bá vương của hắn rồi. Ra lệnh cho mọi cánh quân tiếp tục hành trình cho đúng hẹn.


Nhắc lại La đại thúc đi khỏi, Nguyệt Hà mang bình rượu bạc định rót cho Hàn Duệ, La Đại Hoành quát to:


- Khoan để ta nếm đã. Rượu phải xứng đáng với Hàn, Phan, nhị vị đại nhân…-


Nguyệt Hà cúi đầu xin lỗi, mang bình bạc rót vào chén Bản trưởng. Bản trưỏng nhấp nháp, uống cạn một hơi, trầm trồ khen ngợi rượu ngon tột bực…


Nguyệt Hà rót rượu cho Hàn Duệ, Phan Thế và cả bốn vệ sĩ, rồi rót vào các chén tộc biểu Thạch Đào, kể cả Lê Duy Thành…trong khi tiếng đàn của Thanh Duyên bắt đầu thánh thoát.


Hàn, Phan và bốn vệ sĩ Mãn Thanh ngà ngà say. Hồ Duệ cười ha hả định nắm tay Nguyệt Hà, Nguyệt Hà liếc duyên Hàn tướng công, rút tay về rót thêm rượu. Hồ Duệ, Phan Thế uống cạn mấy lần…Mấy vệ sĩ cũng chén chú, chén anh.


Hồi lâu, Hàn Duệ, Phan Thế, bốn vệ sĩ, và Lê Duy Thành ngã lăn bất tỉnh. Bình rượu bạc có hai ngăn, một ngăn có thuốc độc rất mạnh. Nữ hiệp sĩ Nguyệt Hà đã tập luyện rót bình bạc ấy từ lâu, nên xong xuôi nhiệm vụ… La bản trưởng đứng lên bực cao lấy chân đẩy Hàn Duệ lăn xuống đất tuyên bố:


Thưa quý vị,


Ban chiều, tôi tuyên bố hàng phục, chỉ là mưu kế, vì nghi trong bản ta có nội phản. Chính Hàn Duệ nói với tôi: Nội phản của chúng ta là bố con Duy Trú. Duy Trú ám sát cảnh trưởng, theo lệnh của Bành Đức, không phải vì ghen tuông…Việc bản cũng như việc nước không thể mềm yếu. Duy Trú mệnh một trong ngục rồi, còn bố là Duy Thành, có nên cứu sống lại hay không tùy dân bản, quyền này dành cho ban tư pháp. Theo tôi, tư thông với Lê triều, không đáng kể, còn tư thông với địch Mãn Thanh, chúng ta không thể khoan hồng.


Sắp có chiến trận lớn, tôi tuyên bố không thể nhân nhượng, tôi đề nghị để địch quân ngủ luôn giấc thiên thu..


Dứt lời sai người lột hết võ phục Mãn Thanh cất đi.


Không ai muốn tha cho Duy Thành, họ xúm vào khiêng bảy thi thể vứt xuống bãi Thổ Lục.


Công việc xong xuôi, trên thềm cao công quán, Đại Hoành gọi loa đồng:


« Hỡi thanh nam, thiếu nữ Thạch Đào, năm ngày nữa là ngày mà chúng ta sẽ tỏ cho thiên hạ biết cái anh dũng hiên ngang của Thạch Đào trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Danh tiếng Thạch Đào sẽ vang lừng bốn cõi, treo gương sáng cho thế hệ mai sau »


« Chúng ta quyết đánh và quyết thắng!»


Mọi người hoan hô vang dội đồi núi:


- Quyết thắng!…quyết thắng!
Thương Giang Diễm Sử
thay lời tựa
Chương 1.
Chương 2.
Chương 3.
Chương 4.
Chương 5.
Chương 6.
Chương 7.
Chương 8.
Chương 9.
Chương 10.
Chương 11.
Chương 12.
Chương 13.
Chương 14.
Chương 15.
Chương 16.
Chương 17.
Chương 18.
Chương 19.
Chương 20.
Chương 21.
Chương 22.
Chương 23.
Chương 24.
Chương 25.
Chương 26.
Chương 27.
Chương 28.
Chương 29.
Chương 30.
Chương 31.
Chương 32.
Chương 33.
Chương 34.
Chương 35.
Chương 36.
Chương 37.
Chương 38.
Chương 39.
Chương 40.
Chương 41.
Chương 42.
Chương 43.
Chương 44.
Chương 45.
Chương 46.
Chương 47.
Chương 48.
Chương 49.
Chương 50.
Chương 51.
Chương 52.
Chương 53.
Chương 54.
Chương 55.
Chương 56.
Chương 57.
Chương 58.
Chương 59.
Chương 60.