Chương 54.
Tác giả: TIÊU NƯƠNG và TRÚC VIÊN LANG (Bùi Văn Nhẫm)
54. Vào Trần gia, Tôn tặc tống tiền,
Chuyện bạo tàn, ác ôn đền tội.
M ột đêm với lương Trinh dưới mái nhà mình, Thái cho là vô cùng hạnh phúc, cảm tưởng dễ chịu của chắc chẳn, của an toàn, của vĩnh cửu, không tạm bợ, khó khăn như trong thời gian chung sống với Bạch Phụng.
Còn về phần Lương Trinh, nàng sung sướng đi vào con đường hạnh phúc thực sự, vì những cử chỉ trìu mến, nế vì, kính trọng của Thái làm cho Trinh quên hết, có thể xoá bỏ từ đây, vết nhuốc nhơ trong tâm hồn vì chuyện lâm nạn ở Vị An.
Sáng sau, Lương Trinh sang phòng Trần phu nhân, vấn an như thường lệ, nhưng đột nhiên, Lương Trinh quỳ trước phu nhân, Trinh nâng đôi tay phu nhân kính cẩn đặt nụ hôn, nàng ấp úng:
- Thưa mẹ…
Trần phu nhân thấy Trinh khoé mắt sáng ngời rạng rỡ, bà kéo Trinh lên, ôm Trinh vào lòng, bà khẽ nói:
- Con không phải nói gì. Mẹ biết từ nay con thực là con dâu thương của mẹ rồi, thực hạnh phúc cho mẹ và tướng công !-
Rồi vị từ mẫu ấy không quên những câu nói thông thường của các vị từ mẫu, bà tiếp:
- Trinh con, nhớ cho Vị An đứa em nhé ! -
Trinh đỏ mặt, thẹn thùng, khe khẽ:
- Thưa mẹ, vâng ! - rồi cáo từ, trong khi phu nhân định nói gì lại thôi -.
Thái dậy sớm, đi theo cha đến Phủ Thừa, để hai cha con hàn huyên dọc đường. Thái không muốn vào Phủ Thừa. Thái không ưa chính quyền hiện tại. Từ biệt thân phụ, Thái đến địa chỉ Cát Điền mà không thấy chàng. Thái định sang Cơ Xá gặp Ngô Vi Linh, nhưng Thái ngừng bước ở bờ sông, rồi trở về Trần gia.
Tới nhà, thấy Lương Trinh ngồi viết ở văn phòng của thân phụ. Ông Trần Nguyên Chính cho phép nàng dùng văn phòng của ông từ lâu rồi. Những bôn trai (bonsais) tuyệt đẹp trong văn phòng do nàng trang trí và chăm sóc, với kỹ thuật trồng cây cảnh ở Vị An. Ông Trần Nguyên Chính hết sức thưởng thức. Ông về nhà nhiều hơn trước, nhiều lúc trầm ngâm suy tư trước những cây cảnh trong phòng và ngoài vường. Nguyên Thái nhận thấy nhiều chậu cảnh đặc biệt hơn trước, chàng tưởng thân phụ mới vào thú chơi mới. Mẹ chàng mách đó là công trình của Lương Trinh.
Thái khám phá ra nhiều khía cạnh đặc biệt của một tài nữ, người đã cho chàng hạnh phúc đêm qua. Đến bên Lương Trinh, chàng không tránh được một cử chỉ thương yêu:
- Hôm nay em không đến tiệm ? -
Lương Trinh ngước mắt âu yểm:
- Em đã thu xếp giao toàn quyền cho chị quản lý mấy ngày…không biết hôm nào anh lên đường. Em muốn được ở bên anh…thực nhiều ! -
Nguyên Thái liếc nhìn tập vở của nàng, còn mở trên án thư, mực chưa khô, mấy dòng vừa viết:
« Đêm qua em đã vào mộng gặp ý trung nhân. Chàng đã nghe em ca khúc Hậu đình hoa. Chàng đã xoá bỏ vết nhơ số kiếp của em, em đã đến với chàng với tất cả trong trẳng tâm hồn..rồi từ nay, mong Trời Phật thương em, chàng sẽ cho em những ngày yêu thương hạnh phúc..chàng cho em lên hàng thục nữ… »
Thái biết Trinh chưa viết hết câu, nhưng Thái cảm động không để Trinh viết tiếp, chàng kéo Trinh đứng lên, ôm Trinh đến nghẹt thở. Trinh đỏ bừng đôi má, đôi tai. Trinh nghe con tim mình như muốn chạy ra khỏi lồng ngực, một cảm giác mới xâm nhập cơ thể, Trinh không tài nào đứng vững !
Giờ này trong nhà không còn ai. Bà Nguyên Chính cùng gia nhân bế Vị An, đi thăm ai từ sáng. Bà hiền mẫu, lịch sự, kín đáo, cho đôi trẻ tự do ?
Lương Trinh đẹp như bài thơ con nai non dưới ánh trăng…
Hình ảnh đó sẽ theo chàng trên đường phiêu lưu tiếp ttục.
Thái gửi về trường một bản thuyết trần về tính cách cấp bách của việc học hỏi áp dụng chiến thuật quân sự, võ khí Tây phương, vì nếu Mãn Thanh tấn công, họ sẽ dùng nhiều hỏa lực tân tiến. Thái gặp lại Cát Điền. Quả nhiên Cát Điền tuy phục vụ tổ quốc anh ta, Cát Điền cũng cho Thái mấy mẫu súng trường, súng ngẳn và Cát Điền có mối mua của Tây Phương. Thái vẽ từng bộ phận, biên chép cách lẳp ráp. Thái kểt luận tự mình phải tìm cách chế tạo lấy…không thể trông cậy ở ngoại bang.
Cùng Cát Điền đi thăm các cơ quan thương mại Tây phương ở Kẻ Chợ, Thái thấy nhiều vết dấu của sự can thiệp Thái Tây trong tương lai. Đó là bản thuyết trần thứ hai. Giải pháp là không khước từ sự đụng chạm với Thái Tây. Nói mà Thái Tây nhưng nhiều quốc gia khác nhau. Không nên chuyến hướng duy nhất về quốc gia nào. Giao thiệp với tất cả các quốc gia ấy…không từ chổi nước nào, học hỏi họ…Cố tình làm cho họ cạnh tranh nhau, quên mình. Thái thực thông minh vì đó là đề nghị chính sách ngoại giao mới (Bản thuyết trần này đến tay Bố Y Quái Khách Quốc Đức, Quốc Đức rất mừng có người đồng ý kiến với mình. Quốc Đức cho chép thành nhiều bản, gửi cho Trịnh, cho Lê, cho cả Nguyễn Huệ.)
Thái là con người khoa học đầu tiên của nước Việt, định nghĩa theo lối Thái Tây. Thái sẽ viết nhiều sách. Một cuốn mà chàng không quảng bố, chỉ tồn trữ ở khu mật của tủ sách Trấn Bắc, nhan đề « Hạnh Phúc Lửa Hương », thuyết trình về dục tình chính đáng của lứa đôi. Thái có nói đến sự quan trọng của khứu giác trong yêu thương, vì Thái nghĩ đến Lương Trinh.
Trong mục này chàng đã mạnh bạo nói đến những chi tiết mà người đương thời, giả đạo đức, sẵn sàng kểt án…Cái hương thơm đặc biệt của Lương Trinh làm chàng lúc nào cũng xao xuyến. Thái thú thực, và chàng nói là không phải hương thơm ấy có ảnh hưởng tới bất cứ ai, trời sinh là chỉ ảnh hưởng tới người nào ưa thích - rồi chàng kểt luận dù sao cần có yêu thương mới là chính đáng.
Quốc Đức kểt luận là chỉ có những tâm hồn đa tình phong phú, cao thượng mới hiểu Hạnh Phúc Lửa Hương, còn phàm phu tục tử, giả đạo đức thì..thì..không đáng đọc.
(Gần trăm năm sau, vua Tự Đức khóc cung phi Thị Bằng:…Đập cố kính ra tìm lấy bóng Xếp tàn y lại để dành hơi.)
Thái sửa sọan từ biệt Lương Trinh và gia đình thì một việc bất ngờ xáo trộn hạnh phúc an lành Trần gia.
Sáng ấy ông Nguyên Chính vừa đi khỏi nhà thì từ vườn sau, nơi Thái tập luyện hàng ngày, chàng nghe thấy tiếng thân mẫu từ cỗng:
- Không được huyên náo vô lễ ! Nhà ngươi không biết hổ thẹn, không đáng mặt nam nhi…nhà ngươi nuốt lời hứa…Nhà ngươi cứ về đi…năm hôm nữa lại đây, ta sẽ thu xếp ! -
Nhìn qua đậu xanh thấy mẹ đang đẳy một thanh niên quân phục Lê triều ra khỏi cống. Không hiểu chuyện gì. Chàng sợ khinh động làm mẹ lo sợ, chậm rải bước ra kính chào mẹ. Vấn an vài câu, chàng ra cổng theo dõi thanh niên ấy. Chợt nghi ngờ, nếu thanh niên ấy có chuyện gì liên lạc với Lương Trinh…thì chàng cũng chẳng cần biết rõ, và sự thực không nên biết rõ, và đó chỉ là một cớ để xử sự sau này đối với Lương Trinh.
Mải suy nghĩ thì mât dạng thanh niên ấy. Đám đông, đoàn người vào phiên chợ phường Tả Nhất.
Trở lại nhà thấy mẹ ưu tư, đứng ngồi chẳng yên, gạn hỏi:
Bà Nguyên Chính ngập ngừng, hồi lâu bà thú thực:
- Mẹ hối hận, mẹ hối hận, mẹ đã đơn thân giải quyết việc này. Mẹ biết làm thế nào hơn để che chở Lương Trinh và hạnh phúc của hai con. Cha không hay biết, mà mẹ cũng không nói với Lương Trinh. Trước ngày con về khoảng một tháng, mẹ cũng không nhớ rõ ngày nào, như thường lệ, Lương Trinh và cha con đã đi khỏi nhà thì có một quân nhân Lê triều, vẻ chững chạc, đàng hoàng. Hẳn ngỏ ý muốn nói chuyện mật. Mẹ liền bảo gia nhân xuống nhà ngang. Chỉ còn một mình mẹ, hẳn nói hắn biết Lương Trinh và Vị An ở nhà mình. Mẹ tưởng đâu cần giấu giểm, mẹ trả lời có, mẹ tưởng nó là họ hàng của Trinh, tức thì nó nóì Lương Trinh và Vị An là vợ con nó.và nó nói con đã cướp vợ con nó. Mẹ giật mình, chuyện con kể về Lương Trinh và Vị An mẹ đâu có quên, vả lại chứng chỉ của xã Vị An về con và Lương Trinh vẫn giữ ở văn phòng. Tuy nhiên mẹ bình tĩnh:
- Theo ta biết thì Lương Trinh không hề là vợ cháu bao giờ…mà nếu cháu là Tôn Thúc Bảo…thì cháu phạm tội nặng nề, hiếp đáp dân lành. Việc này giải quyết khó khăn. Tướng quân nhà ta biết thì không để cháu yên đâu. -
Hắn ta ngắt lời mẹ:
- Tôi biết, tôi biết, Trần tướng công, bạn thân của cố vấn Cao Hùng bên cạnh chúa Trịnh…mai đây sẽ có cuộc đảo lộn hãi hùng, tôi xin mách phu nhân sẽ có nhiều người vì chúa Trịnh mà…mà..lâm nạn ! » -
Mẹ nghe thấy nó dọa nạt, mẹ nói:
- Việc ấy là việc nước, ta không biết, và không cần biết…nhưng việc nhà, thì ra nói đây: Cháu vừa nói cháu là Tôn Thúc Bảo, ta biết vậy, nay cháu muốn gì ? Muốn « đòi lại » Lương Trinh thì phải ba mặt một lời, phải có tướng công ta, phải có Thái con ta, phải có Lương Trinh ở đây. Ta và tướng công phân xử. Nếu Lương Trinh bằng lòng về với cháu, cháu mang theo Lương Trinh, ta sẽ không cản trở… ! -
Nó dọa nạt:
- Không. Tôi không đòi hỏi Lương Trinh. Tôi chỉ muốn đứa con gái của tôi thôi, xin phu nhân giao nó cho tôi ngay bây giờ ! -
Dĩ nhiên mẹ không chịu, tức thì nó lột mặt nạ:
- Nếu phu nhân không cho tôi mang Vị An đi, thì chỉ có cách, chỉ có một cách, là đền thường tôi một trăm lượng vàng, để tôi… cưới vợ khác ! -
Mẹ giận lẳm, mẹ mẳng nó, nhưng mẹ không dam to tiếng sợ bại lộ đến tai gia nhân.
Rồi mẹ làm một điều dại dột, mẹ biết trong nhà Lương Trinh tồn kho một số vàng dự trữ, mẹ lấy đủ số vàng khá nặng, mẹ phải mang hai lần đặt lên bàn…tên ấy bỏ vào bị mang đi. Định nói cho cha con hay, định thú thực với cha con, và nói với Lương Trinh, nhưng từ ngày con về, mẹ chẳng còn dịp nào nói thực. Lại thêm mẹ rất lo phản ứng của Lương Trinh, vì một hôm mẹ thấy trong túi xách của nó có một con dao găm lưỡi sắc bén sáng ngời trong một bao da, bọc trong gói nhung. Nó khóc:
- Thưa mẹ, con có mối thù không đội trời chung với kẻ đã hại đời con, nếu con gặp nó ở đâu, con sẽ giết nó rồi con tự tử… Con ơi, Trinh nó thay đối tâm tình rồi. Con bé dịu hiền như thể mà nay lại đi học võ thuật xử dụng dao găm. Trần Nhị Ngọc dạy nó, mà chính Trần Nhị Ngọc giúp nó để trả thù. Mẹ không muốn có những chuyện không hay cho nó và cho nhà ta, nên mẹ mới đưa tiền cho thằng súc sinh Thúc Bảo.
Thể rồi, con ơi, sáng nay nó lại vác mặt đến. Mẹ bảo nó không còn tiền nữa, nó liền nói:
- Thôi đi phu nhân, tôi biết hết. Tôi biết có cái hồ sơ Lương Trinh được ba trăm lạng. Phu nhân đã trả tôi một trăm, vậy thì con hai trăm nữa ! -
Mẹ giận lắm, không biết làm gì hơn là hứa tràn năm ngày nữa ! Tối nay mẹ định thú thực và vấn kế cha con.
Thái nói::
- Thưa mẹ, mẹ không phải làm gì. Từ giờ phút này con đảm nhiệm công việc. Tối nay gia đình ta họp bàn, con đến ngay Phủ Thừa gặp cha…-
Cha chàng nghe chuyện nối giận, chính Thái phải khuyên cha bình tĩnh. Xưa nay ông Trần Nguyên Chính không chịu đựng được những điều trái tai gai mắt.
Sau ông Nguyên chính viết một bức cho trách móc Tôn Vĩnh Bạt dung túng đồng lõa với đứa con làm việc tồi bại…cho người hỏa bài cấp tổc đưa đến Vị An. Người hỏa bài hai ngày sau về tới Kẻ Chợ ban đêm, mang tới nhà hồi âm của ông Tôn Vĩnh Bạt, mà đại khái tóm tắt như sau:
« Tôi xin kính đệ tiên sinh tất cả tấm lòng ngưỡng mộ của tôi đối với Trần gia. Trần học sĩ danh tiếng người người khâm phục..Tôi chỉ mong noi gương tiên sinh…Sau này mới biết được Trần công tử là con trai của tiên sinh, thực cha nào con nấy.
« Còn tôi, ngày nay nghĩ Hổ thẹn với đời, với lương tâm, tôi đã sinh ra nghịch tử. Rồi khi nó làm ra tội, đáng lẽ tôi phải can đảm nhận trách nhiệm, lúc ấy tôi chỉ nghĩ đến thanh danh nhà họ Tôn…Tôi đã cố tình đổ tội nó cho Trần công tử, biết là Trần công tử sẽ cứu được Lương Trinh và đứa bé. Ngày nay tôi vô cùng hối hận, nhưng đó cũng là cái may cho cháu Vị An, cháu được vào nhà họ Trần, cháu sẽ trọn kiếp sung sướng. Nếu hồi ấy tôi mang nó về họ Tôn…thì nó sẽ khổ suốt đời vì thằng Thúc Bảo.
« Từ ngày tôi cho nó về Kẻ Chợ, thể là chỉ có hơn hai năm mà đứa con bất hiếu ấy đã biến thành một loài sài lang phải diệt bỏ không thương tình. Ra Kẻ Chợ tôi thu xếp để nó lấy con gái một người bạn thân của tôi. Nhạc phụ của nó là một vị quan thuộc binh đoàn Lê Triều, cho nó một chức nhỏ trong quân đội, không phải nó thi cử đỗ đạt gì như người ta đồn đại đâu.
« Cờ bạc, hút sách, nhập bọn con đồ Kẻ Chợ, bè đảng cưóp bóc thậm chí nó đánh lừa vợ nó đưa vào một thanh lâu. May vợ nó gặp một khách làng chơi có lương tâm cứu ra khỏi đem về trả bố mẹ. Từ ngày ấy nó đào ngũ, bỏ đi. Không biết nó ở đâu. Tôi cho người tìm kiếm mang nó về trừng phạt mà không thành công.
« Nay nó hẹn với Trần phu nhân, tôi sẽ có mặt tại Trần gia, xin tiên sinh giữ kín cho, nếu nó biết tôi đến thì nó sẽ không lại Trần gia… »
Ông Trần Nguyên Chính đọc thư, yên tâm về phía Tôn Vĩnh Bạt. Ông quyết định không cho Lương Trinh biết, cho người bảo vệ mật Lương Trinh, rồi chính Nguyên Thái cũng bí mật theo Lương Trinh canh phòng. Lệnh rõ ràng cho người bảo vệ, nếu Tôn Thúc Bảo đến gần thì cứ việc hạ sát trước, đừng để cho Lương Trinh nhúng tay vào máu oan thù.
Thực ra theo suy luận, thì Thúc Bảo chẳng cần gặp Lương Trinh, mà mục đích tống tiền thì nạn nhân dễ lung lạc nhất là Trần phu nhân, một người đàn bà hiền từ có tuối.
Đúng ngày hẹn, từ sáng sớm tinh sương, Nguyên Thái nắm quyền chỉ huy, ra lệnh cho tất cả các giai nhân không ai được ra khỏi cống. Y hẹn, khoảng năm giờ sáng, ông Tôn Vĩnh Bạt đến nơi với sáu võ sĩ Vị An. Sáu võ sĩ này được đặt ngay dưới quyền chỉ huy của Nguyên Thái. Công việc xếp đặt êm thẳm không huyên náo, không một tiếng động. Quân lệnh chung là không hạ sát, bắt sống nhanh chóng, Tôn Vĩnh Bạt mang về Vị An xử tội.
Nguyên Thái về phòng đánh thức Lương Trinh. Trinh còn trong giấc mơ màng tin cậy, hạnh phúc yêu đương. Thái khẽ nói:
- Trinh ơi, hôm nay em không đến trụ sở, ở nhà có việc khẩn cấp !-
Rồi kể qua sự thể. Lương Trinh giật mình, chân tay run rẩy, chạy vội ra tủ lấy con dao…Thái giữ Trinh lại, nói là con dao Thái đã giấu đi rồi. Thái bảo Trinh để cho chàng phân xử. Lương Trinh không nói gì, ngồi im trên giường.
Trong sảnh đường, Vĩnh Bạt vấn kế Nguyên Chính phương cách cải hối đứa con quái ác…Ông Nguyên Chính không biết nói gì, vì xưa nay các con ông chưa bao giờ đặt vấn đề với ông.
Khoảng mười giờ sáng, Tôn Thúc Bảo đến gần Trần gia trang, cùng hai tên đồng đảng. Khi đến cửa, Bảo ngừng lại, nói khẽ với hai tên kia:
- Tôi đến đây mục đích đòi nợ hai trăm lạng vàng, tôi chỉ lấy số tiền đó thôi, nếu các anh lấy thêm được thì là phần các anh. Giờ này chỉ có một bà già ở nhà. Bà già có nhiều tiền lẳm. Các anh chờ bà ấy đưa tiền cho tôi xong thì đến lượt các anh…Phải cho bà già xanh mặt chỉ chỗ giấu của…Được thêm bao nhiêu cũng phần các anh, tôi không xơ múi !… -
Hai tên kia gật đầu. Bảo đẩy cánh cửa ở hàng hiên. Thúc Bảo ngạc nhiên, nhưng hai năm anh chị ở Kẻ Chợ, Thúc Bảo định tiếp tục tiến bước thì gần hai chục người võ khí tuốt trần vây quanh. Thái nói:
- Thúc Bảo nhà người hôm nay đến đây đến tội ác, ta quyết không tha ! -
Lần đầu tiên Thái ăn nói lỗ mãng, dùng tiếng « nhà ngươi ».
Không phải tay vừa, Thúc Bảo tuốt kiểm, ráp lưng vào hai đồng lõa cũng tuốt võ khí sẵn sàng.
Vừa lúc ấy, ông Trần Nguyên Chính và ông Tôn Vĩnh Bạt bước ra.
Thúc Bảo nhìn thấy cha, hơi biến sắc nhưng thấy những người vây quanh chỉ mặc võ y thường phục, hẳn bình tĩnh ra lệnh: « Chúng ta rút lui »
Nhưng vòng vây đã khép lại. Thúc Bảo võ nghệ cao cường mà hai đồng lõa không phải tay vừa. Cuộc giao tranh kéo dài, nhưng ba tên ấy không ra khỏi vòng vây. Hai gia nhân Trần gia bị thương rút lui.
Chỉ vì quân lệnh không cho hạ sát nên sáu võ sĩ Tôn Vĩnh Bạt và gia nhân Trần gia chiến đấu khó khăn. Lại thêm không ai nghĩ ra Thúc Bão mang theo hai tên đồng lõa.
Nguyên Thái chưa kịp chính mình ra tay vào trận thì bất ngờ, Lương Trinh không tuân quân lệnh, hiện ra hàng hiên, rồi Lương Trinh hai tay nẳm khẩu súng ngắn, bắn Thúc Bảo..Thúc Bảo không trúng đạn mà một tên đồng lõa nằm lăn xuống đất. Nguyên Thái không ngờ Lương Trinh có hỏa khí ấy. Nhưng súng chỉ có một viên đạn. Lương Trinh quẳng súng xuống đất khóc nức.
Ông Tôn Vĩnh Bạt quát lớn:
- Thằng súc sinh, biết điều hàng phục, nếu không, ta đành ra lệnh tận diệt chúng bay ! -
Rồi ông quay về phía sáu võ sĩ Vị An:
- Chư vị, từ phút này, chư vị tự do chiến đấu, tính mạng thằng Bảo súc sinh không đáng kể trên đời này nữa ! -
Thúc Bảo nghe thể, vứt kiểm xuống đất xin hàng. Tên đồng lõa cũng làm theo. Gia nhân và các võ sĩ không dè dặt kiêng nể, bắt Bảo, tên đồng lõa vừa hàng phục, và cả tên bị thương nằm dưới đất, trói trật cánh khỉ ba người, bắt quỳ dưới sân, Bảo quỳ giữa hai tên đồng lõa.
Ông Tôn Vĩnh Bạt đề nghị lập một tòa án ngay tại Trần gia xử Bảo và đồng phạm, ghế chánh án là ông Trần Nguyên Chính. Trần Nguyên Chính khước từ, không tránh khỏi nói « kháy » ông Bạt:
- Thôi tiên sinh quen ngồi ghế chánh án rồi ! Tôi không có thẩm quyền bằng tiên sinh ! Tôi làm bồi thẩm -.
Tôn Vĩnh Bạt không giận. Ông ta biết mình có nhiều lỗi với Trần gia. Trần Nguyên Chính ghé tai khuyên Vĩnh Bạt:
- Đây là tư gia, chúng ta không nên lạm quyền, sự thực thì tiên sinh và tôi không có thẩm quyền lập tòa án. Nếu chỉ có con ông, chúng ta lập tòa làm vì dọa nạt, để dọa nạt nó. Nay có thêm hai tòng phạm thì khó xử cho cả hai ta…Thôi ta lập tòa án lấy lệ xem nó trả lời ra sao đã…-
Suy nghĩ vài phút, Tôn Vĩnh Bạt tuyên bố, Thúc Bảo phải ra tòa án gia đình hôm nay trước khi giải nộp cho cơ quan chính quyền, Thúc Bảo có giấy tầm nã nhiều tội nặng, lại nói thêm: « Toà án gia đình hôm nay không xử hai đồng lõa, hai tên này sẽ đem nộp chính quyền cùng Bảo . »
Khi hai tên cướp tòng phạm nghe bản cáo trạng về chuyện Lương Trinh và chuyện Thúc Bảo tống tiền bà Nguyên Chính, hai tên cướp nhìn Thúc Bảo với ánh mắt khinh bỉ.
Để bào chữa, Thúc Bảo khai:
- Thưa cha, vì cha không cho con lấy Lương Trinh, và cha đuổi con về Kẻ Chợ nên con…mới đến « nông nối » này. Lương Trinh phải lòng con, Lương Trinh ưng thuận… -
Ông Tôn Vĩnh Bạt giận lẳm, giận thằng con gian ngoan bịa đặt, vì Thúc Bảo quên là chính ông ta biết biết chuyện, rồi muốn bênh vực danh giá gia tộc họ Tôn nên ông ta đã phạm tội với nhiệm vụ chánh án với Nguyên Thái.
Thái không muốn Lương Trinh có mặt. Lương Trinh về phòng từ lúc trước rồi. Nàng yên trí đã phạm tội giết người và nàng uất ức không giết được Thúc Bảo. Thật là phức tạp, con người hiền hậu dịu dàng quên cả mười năm tu hành cửa Phật. Vì thể Thái đưa cho ông Bạt coi bức thư Lương Trinh viết mà Thái đã cố tình không xuất trình ở Vị An. Ông Bạt không gọi Lương Trinh ra đối chất, nhưng cha chàng muốn cho công minh chính trực, ông sai Thái vào gọi Lương Trinh.
Thái vào phòng dỗ Lương Trinh. Cực chẳng đã Lương Trinh theo ra, ông Nguyên Chính xin phép chánh án hỏi:
- Thúc Bảo nói con phải lòng nó, con ưng thuận ở vườn chè Vị An. Nếu là sự thực, Lương Trinh con cứ nói, và Lương Trinh muốn đi theo nó, thì ta và phu nhân không trách cứ… !-
Thúc Bảo nghe thấy ông Nguyên Chính nói vậy vội vàng gọi Lương Trinh:
- Lương Trinh ơi, anh thương yêu em, em theo anh đi, chúng ta về Vị An…-
Ông Tôn Vĩnh Bạt nghe thấy đứa con nói thể, ông ta từ trên thềm bước xuống sân đến tát cho Thúc Bảo một cái thực mạnh. Thúc Bảo ngã lăn xuống đất. Ông ta không kìm nối tức giận, rút từ túi ra một bức thư, rồi lên thềm về chỗ. Ông ta nói:
Đây là bức thư nó viết cho tôi từ Kẻ Chợ, mười lăm hôm sau khi Trần công tử và Lương Trinh rời Vị An. Mới đầu tôi yên trí chỉ bị sắc đẹp Lương Trinh cám dỗ, quá mê muội, quên cả Lương Trinh là người tu hành nên phạm tội, cho nên bức thư này đã làm tôi lương tâm cẳn rứt…không biết dạy con, để đến nối thành một sài lang, hình người dạ thú.
Thăng Long thành, ngày…
Thưa cha,
Con được tin cha đã giải quyết việc Lương Trinh … và cha đã gả Lương Trinh cho một người họ Trần…cha đuổi con đi Kẻ Chợ, thể là đã mười tháng rồi, rất may con không nhớ nhà, và con rất vui. Con sẽ nghe lời cha, sửa soạn đường công danh…Ở đây, con được chúng bạn quý trọng…nhất là làm rễ ông…Nay con đã có một chức vụ ở kinh thành… Cha ở nhà quê, dù có quyền thể cũng không thấm vào đâu…
Về chuyện Lương Trinh, nay con nói thật, cha đã khôn mà chẳng ngoan, cha con ta đã mất một số tiền lớn, có thể hơn năm trăm lạng bàng, vì cha gả nó cho người học Trần.
Cha không hiểu gì cả. Cha có tuối rồi. Cha cố hủ, cha biết đâu chuyện đời từ lâu rồi, không sống dại chết, ở đời chỉ có kẻ cẳp và người bị mất cẳp…Từ ngày ra tỉnh, con nhất định chọn làm kẻ cẳp, còn hơn để người ta bóc lột mình.
Nay con vạch rõ cái hớ hênh dại dột của cha về việc Lương Trinh, rồi nếu cha tin cẩn con, con sẽ về Vị An giúp cha khuếch trương cái cơ nghiệp sẳp suy tàn của nhà ta.
Một hôm qua chùa, con thoáng gặp ni cô Lương Trinh. Con bé đẹp tuyệt trần, làm sao « phí của » gọt đầu đi tu ? Con muốn thử thách đường đời của con, con làm quen với nó…Cha đừng tưởng con dụ dỗ nó về làm con dâu nhà ta, con vẫn biết ý cha muốn dành cho con một người xứng đáng hơn…Nó cũng dễ vào chuyện, rồi nó kể tại sao nó đi tu…Vì giang thuyền cha mẹ nó bị cướp…nó ở tạm để tìm tung tích cha mẹ. Con liền hứa sẽ giúp nó việc ấy. Mới đầu thì con thực tâm muốn giúp nó, cho nên con đã đi đến tận nơi xảy ra vụ cướp thuyền của bố mẹ nó. Người ta lại nói đảng giang khẩu bị bắt gần hết, mọi người đi coi xử trảm tội phạm. Của cải bọn đó chưa kịp tẩu tán. Một số vàng khá lơn và hàng hóa vẫn tồn kho để chờ người thừa kể của nạn nhân…Con liền làm quen với bọn thơ lại…Được biết trong số ghi số vàng gần năm trăm lạng…Như vậy, con của nạn nhân, Đào Lương Trinh sẽ là người thừa kế…Khi hỏi đến số phận nạn nhân thì bọn thơ lại nói hai ông bà họ Đào đã tử nạn rồi…
Con về Vị An, con hẹn nó ra nương chè vường Tây, nhưng con không nói cho nó biết kểt quả điều tra…Vì nếu cho nó biết cha mẹ nó chết rồi thì nó sẽ cúng vào chùa hết ! Có thể lẳm…cho nên con khuyên nó rời nhà chùa cùng con đi nơi khác…Nó không chịu…Con đành làm chuyện đã rồi cho nó hết đường từ chổi. Chưa kịp nói rõ với cha, thì cha đến nơi hẹn đánh con và đánh cả nó…Cha đuối con đi Kẻ Chợ. Con vẫn giữ kín việc này…Nếu có cách nào…để cha con ta lấy được số vàng ấy !…
Nguyên Chính giận quá, không ngờ cả đời ông, nay mới đọc một bức thư trẳng trợn, tàn bạo, độc ác như vậy. Ông không muốn đọc to cho mọi người nghe vì ông muốn để ông Vĩnh Bạt hoàn toàn quyết định số phận người con. Ông nhắc lại câu hỏi Lương Trinh, từ nãy cúi gầm mặt, không nhìn ai.
Lương Trinh bật khóc nức nở:
- Con trai ông tiên chỉ Vị An đánh lừa con vào tròng…làm chuyện nhuốc nhơ…Lúc ấy con nghĩ rằng số kiếp con chẳng may, việc đã lỡ rồi, con đành bằng lòng về nhà ông tiên chỉ. Không ngờ ông tiên chỉ nối nóng đành con trai ông ấy, mà đánh cả con….Lúc ấy con mới hiểu ra việc đời chẳng dễ dàng…Con không yêu thương anh Thúc Bảo, nay anh Thúc Bảo là người thù không đội trời chung…Con rất tiếc là vừa rồi không hạ sát được anh ấy, và con xin chịu tội giết bạn của anh ta…
Lương Trinh tưởng đồng lõa của Bảo đã chết rồi, vì nàng quá xúc động trong khi tên ấy vẫn quỳ trước mặt án toà, chỉ có bị băng bó nơi vai trái.
Lương Trinh khai thêm:
- Nếu cha không nhận con và Vị An nữa thì con sẽ mang Vị An về chùa…Con yêu thương anh Thái, ân nhân của con !-
Lạ lùng, không ai hỏi ý kiến Nguyên Thái, nay thấy Lương Trinh nói vậy, Thái xin phát biểu:
- Thưa Tôn chánh án, thưa cha, Vị An đã tuyên bố con và Lương Trinh là vợ chồng, Vị An là con gái chúng con…Đó là hình thức, nhưng về tình nghĩa, thì con và Lương Trinh đã là vợ chồng thực sự rồi…Con thương yêu Trinh, và Trinh cũng thương yêu con, Vị An là con gái của chúng con…Thiết tưởng về điểm này xin đừng xử lại ! -
Thái vừa dứt lời thì Bảo nói:
- Tôi cũng chẳng phản đối…nếu anh Thái muốn Lương Trinh thì tôi xin nhường, nhưng Vị An là con gái tôi, nếu hai người muốn giữ thì phải có khoản bồi thường ! -
Ông Vĩnh Bạt giận quá, quát to:
- Thì ra thằng súc sinh vô liêm sĩ, vô lương tâm, trời ơi, sao trời ác nghiệt lại để ta sinh ra mày… !-
Ông ta rút kiểm đi đến Thúc Bảo, ông Nguyên Chính cản lại…
Sau cùng ông Vĩnh Bạt quyết định sửa soạn giải Thúc Bảo và đồng bọn đến huyện nha sở tại.
Mọi người sẳp sửa lên đường, Thúc Bảo kêu đau và xin nới dây trói. Ông Tôn Vĩnh Bạt hỏi ý kiến ông Nguyên Chính. Nguyên Chính gật đầu. Ông Tôn Vĩnh Bạt ra lệnh nới dây cho cho ba người.
Một võ sĩ Vị An đang tháo nút buộc thì nhanh như chớp, Thúc Bảo làm tuột dây, cướp luôn võ khí của người ấy, nhảy chồm đến bên ông Vĩnh Bạt.
Thúc Bảo điểm huyệt thân phụ, kề gươm bén vào cố thân phụ, quát lớn:
- Mọi người tránh xa ta đi ra, nếu ai can thiệp…thì cả hai cha con ta rủ nhau về chín suối !!!
Thực không ngờ, ai nấy chưa biết xử trí ra sao. Nguyên Thái cũng đứng yên. Người võ sĩ đang nói dây cho một đồng phạm, quên mất dây đã tháo nút trong khi Thúc Bảo dìu ông Vĩnh Bạt tiến ra phía cống.
Việc xảy ra chớp nhoáng, khi Thúc Bảo dìu ông Vĩnh Bạt ngang tên đồng phạm không còn trói buộc, tên này một tay gạt thanh kiểm ở cố ông Vĩnh Bạt, đồng thời tay kia cẳm mũi dao vào ngực nghịch tử. Thúc Bảo ngã lăn xuống đất.
Nguyên Thái phi thân tới giải huyệt ông Tôn Vĩnh Bạt…bị điểm huyệt ác độc, chậm vài phút máu sẽ không lưu thông trên đầu.
Sự việc quá nhanh, chẳng ai để ý đến tên đồng phạm ấy, mà tên này không thèm chạy trốn.
Thúc Bảo không còn cứu chữa được, vài phút sau tắt thở.
Định trói tay tên đồng phạm vừa giết Thúc Bảo, tên này tuyên bố.
- Quý vị không cần trói buộc…tôi sẵn sàng theo quý vị đến huyện nha, để chịu tội sát nhân. Cả đời thảo khấu của tôi…tôi chưa thấy ai giết bố, thằng Bảo nó điểm huyệt ác nghiệt bố nó, tôi chắc chẳn nó sẵn sàng giết bố nó. Nó là bọn lừa thầy, phản bạn…kểt liễu cuộc đời nó đi cho xong chuyện ! Tôi không hổi hận. Tôi thấy nó điểm huyệt độc…tôi không biết giải, may ra có Trần công tử…
Lương Trinh về phòng từ lúc trước, không ai để ý đến nàng. Nàng nhặt khẩu súng lục trên thềm, về phòng loay hoay nạp đạn, lúc sau chạy ra thấy Thúc Bảo đã chết, đứng sững trên thềm, Thái vộ vàng tước khẩu súng. Lương Trinh như mất hồn, không nói năng, không cử động. Thái kéo nàng về phòng, gặp thân mẫu và Vị An. Vị An đòi Trinh bế, Trinh không nhìn thấy gì, nàng theo Thái về phòng. Thái đặt Vi An trên giường rồi theo cả bọn đến huyện nha.
Tri huyện sở tại nghe trình sự việc, vả lại có sự hiện diện của ông Trần Nguyên Chính vội đăng đường. Thúc Bảo có giấy tầm nã, nay đã chết rồi thì việc của hẳn ta sẽ tư trình lên cấp trên xóa bỏ, cho phép Tôn Vĩnh Bạt mang thi thể con về Vị An. Tên đồng phạm bị thương thì thực ra chưa phạm tội gì, được tại ngoại hậu cứu, còn tên giết Thúc Bảo thì phải vào nhà giam, nhưng ông Tôn Vĩnh Bạt không đệ đơn kiện.
Ông Trần Nguyên Chinh cho là sự việc phán xử công minh xin cáo từ, rồi chia tay với ông Vĩnh Bạt.
Về tới Trần gia trang, mọi người sau một buối sáng trí não căng thẳng, ai nấy đều mỏi mệt. Ông Trần Nguyên Chính vào văn phòng cho gọi Lương Trinh để hỏi về khẩu súng. Ông không ngờ Lương Trinh lại có thứ vũ khí này của người Thái Tây. Thái trả lời Lương Trinh quá xúc động đang ngủ thiếp. Thái cho là nàng mua được của một khách hàng Thái Tây. Việc không quan trọng, ông Nguyên Chính kểt luận như vậy rồi bỏ qua.
Năm sáu ngày sau, Lương Trinh không đến trụ sở doanh thương. Nàng không để ý đến ai. Lương Trinh cấm cung trong phòng, không hé môi, đi lại ăn uống như người tự động. Thì ra cái sức khoẻ tinh thần của Lương Trinh cũng mong manh. Trần gia Nhị Ngọc đến thăm.Nhị Ngọc đã dạy Lương Trinh xử dụng súng lục. Hai người quý mến Lương Trinh lẳm, cho là chỉ có Thái chữa khỏi.
Vì thể Thái phải ở nhà. Chàng cũng muốn, vì chàng cần phải từ giã Lương Trinh trong vui vẻ yên tâm.
Nửa tháng sau, Trinh đã bắt đầu nói chuyện với Thái. Trinh như người tỉnh ngủ. Nàng ăn uống nhiều hơn trước và bắt đầu bế Vị An, Thái thực kiên nhẫn. Chàng luôn luôn có cử chỉ thân mật yêu thương. Chàng thành công.
Một sáng Trinh trở về thực tế, hỏi:
- Anh Thái bao giờ đi Trấn Bắc..em không muốn mang tội làm nhụt mờ chí khí nam nhi! -
Thái ôm Trinh vào lòng:
- Không, nếu chí khí nam nhi biến đâu thì là lỗi của anh thôi. Anh phải ở lại bên em vì anh yêu em quá. Đi mà nhớ em quá thì đi chẳng làm được gì…Chỉ khi nào em mạnh hẳn, anh mới yên trí ra đi.-
Thái ở lại với Trinh thể là đã mấy tháng rồi. Trinh khỏe hẳn. Nàng lấy lại sắc thần hồng tươi rạng rỡ. Trinh chắc chẳn giữ được hạnh phúc Thái cho Trinh. Trinh lại trở về làm việc rồi nàng viết thêm nhiều bài ca Hậu Đình hoa, cái bí mật, cái thầm kín riêng của hai người.
Thái thích thú đọc những dòng văn của Lương Trinh. Chàng muốn Trinh tiếp tục viết văn, lẽ dĩ nhiên sẽ có nhiều biến đối tự nhiên, Trinh sẽ kiếm ra nhiều đề tài. Thái so sánh những dòng văn ngây thơ, ít khi khéo léo văn chương của Trinh với những bài của Ngô Vi Linh mà chàng ghi vào danh sách những trí khôn xuất chúng.
Vì thể hôm từ biệt Lương Trinh, chàng qua Cơ Xá thăm Ngô Vi Linh thì không may, chỉ gặp ông bà thuyền chủ. Ông bà đã cho phép Vi Linh chỉ huy một giang thuyền hiện đang xuôi sông Hồng ra Duyên Hải.Cáo từ ông bà chủ thuyền, Thái tiếp tục hành trình, lần này nhất định tranh thủ thời gian.
Trên ngựa giục cương, Thái hình dung trong trí óc Ngô Vi Linh, con người tài sắc vẹn toàn. Nhớ lại hôm chia tay với nàng ở bờ sông, Vi Linh chổng chèo, duyên dáng hỏi ý:
- Xin hỏi tráng sĩ có nhớ đường về ? -
Thái đã khéo thoái thác trả lời đường về nhà song thân vẫn nhớ, con đường về đâu thì nhờ sông nước. Nếu sông Hồng nhắc nhở đường về, mong rằng phù sa đừng che lấp lối chân đi…Hôm nay sông Hồng đang lên, sóng vỗ về bờ cỏ, dấu vết ở bãi phù sa chẳng còn thấy đâu.
Liên tưởng tới Bạch Phụng, nhớ Bạch Phụng vô cùng mà chưa quên được Lương Trinh, và thèm muốn Cúc Xuyên, tưởng tượng mình là một bạo chúa có cả ba người đẹp…để mối tình dành riêng cho ai ? Nghĩ thầm mình không phải bạo chúa, chẳng bao giờ thành bạo chúa, vì bạo chúa làm gì có tình yêu, còn mình tại sao lại yêu cả ba người, yêu bằng tình tâm, yêu bằng tình dục ?
Đêm đầu quán trọ, Thái ghi hết cả những ý nghĩ thầm kín như một người thú nhận tội lỗi trước lương tâm mình. Đọc lại những dòng mình viết về Lương Trinh, những phút say mê bên Lương Trinh, rồi Thái ghi:
- Trinh biết sáng mai tôi đi, Trinh không nói một lời cản trở. Trinh biết tôi phải đi, nhưng Trinh, trong ánh mắt, mong tôi kéo dài thêm vài ngày ? Trinh là một phụ nữ an phận thủ thường, một phụ nữ chịu đựng kín thầm ? Tôi có thể ở lại lẳm. Tôi không có hứa hẹn với Trấn Bắc. Những tài liệu gửi về Trấn Bắc như thể đã đủ rồi. Đúng, tôi không hứa hẹn với ai, không hứa hẹn với chính tôi. Làm sao tôi lừa dối tôi ? Trinh biết thể nên Trinh sửa soạn hành trang cho tôi. - Thì ra tôi là bạo chúa thực. Tôi chẳng để ý đến lời nàng thỏ thẻ. Biết rằng còn lâu, lâu lẳm mới về cùng nàng, tôi chỉ nghĩ đến tình dục. Mỗi khi nàng khép đóng đôi hàng mi, chịu đựng, đêm qua trong cánh tay tôi, tôi bắt gặp đôi mắt trong sáng ướt lệ ấy, đôi mắt đầy nặng yêu thương trìu mến gửi tôi.
Vô cùng xúc động, tôi hôn đôi mi mắt nàng thì bỗng trong cánh tay tôi, tấm thân thần tượng ấy chuyến động. Tôi cảm thấy trái tim nàng đập rộn ở lồng ngực tôi, hơi thở nàng cũng dập dồn, có khi đứt quãng, cứ thể hồi lâu rồi nàng nói vào tai tôi qua rên rỉ: Anh Thái, anh Thái đừng quên em nhé. Tôi nghĩ thầm, tôi quên sao được. Tôi không kịp trả lời, hương thơm tự nhiên da dẻ nàng dâng lên làm tôi cũng chìm đẳm theo dòng suối nóng ngập tràn.
Tôi nghĩ rằng tôi đã đánh thức một khía cạnh thầm kín của nàng mà nay tôi vẫn ra đi. Thì ra tôi là bạo chúa thực. Tôi đã dạn dày trong đường tình ái ? Có phải thể không ?
Tại sao tôi lại viết những dòng trên đây nhỉ ? Để người đời phê bình tôi mất hết cả đạo đức nho gia ? Tại sao tôi trì hoãn làm bài thuyết trình về việc quan trọng hơn, tỉ dụ như việc quân vụ quốc gia phải chia đều cho con dân, bất cứ ai. Kinh nghiệm bản thân tôi, tôi là con quan. Tôi đã thi đỗ đạt, tôi không bao giờ bị bắt đi lính thú, gia đình nghèo khó, gia đình không quyền thể, đều có con đi lính thú…Kinh nghiệm bản thân tôi cần viết việc quan trọng ấy. Khi đến Trấn Bắc, việc đầu tiên là bản thuyết trình này…mà nếu viết ra thì trong nước đầy dẫy những quyền hành gia thể sẽ kểt án tôi… Chuyện tôi và Lương Trinh quan trọng, hay chuyện quân vụ chia đều ? Chuyện nào tôi cũng sẽ bị người đời chỉ trích. Tôi không cần. Tôi là bạo chúa với tôi thôi.
Tôi nhất định phải có thời gian yêu thương, phải có thời gian đấu tranh, cái gì cũng quan trọng…tôi ghét cay ghét đẳng những người giả đạo đức, cố làm mặt Phật để phụng sự tâm xà !
Thái viết như thể, nhưng Thái là người giàu tình cảm, nên Thái không thể thành bạo chúa, Thái kính trọng, Thái yêu thương. Ừ Thái không thể thành bạo chúa. Thái không thể trốn tránh giả đạo đức, Thái không thể như chính trị gia nào trong lịch sử đã cho thủ tiêu người đàn bà nào đã cùng ông ta vào vòng tình duc để giữ vẹn toàn cái thanh danh trong trắng…..
Việc xảy ra ở Trần gia làm chàng nhiều lúc nghĩ lại bực mình. Bực mình thành ra đôi lúc gàn dở. Thái cho mình vừa thoát khỏi chìm đẳm trong vòng thác lũ, đường đi Trấn Bắc coi như là đôi bờ cứu vãn, tâm hồn trở lại trong sáng, nghĩ đến tương lai đất nước, hy vọng lại chứa chan.
Thái vào Trấn Bắc. Thái sung sướng trở về đời thư sinh. Nhớ đến chuyện đụng độ với hai người Pha lang sa, Thái muốn tìm hiểu họ. Thái muốn đọc sách của người Pha lang sa, nhưng thời ấy, người Pha lang sa vẫn còn rụt rè trong việc xuất ngoại. Trong tủ sách ngoại quốc của nhà trường chỉ có sách của Bồ Đào Nha và Y pha nho. Chàng đành nghiên cứu hai thứ tiếng này. Chàng đọc các danh nhân Thái Tây, Thể Kỷ Ánh Sáng, Mông Tiết Cưu, Giăng Dắc Rút sô, cuốn Bạch Khoa của các danh nhân Pha lang sa Đi Đơ Rô qua tiếng Y pha nho. Thái ham mê kỹ thuật, khoa học.
Một chiều nào, Lương Đại sư tiếp riêng Nguyên Thái. Chàng thú thực tâm tình khi Lương Đại Sư chất vấn những quãng nói về mình và bạn tình. Lương đại sư nói:
- Thái con, ta biết con từ ngày con ở trường sư mẫu Đào Ngọc Thanh –
Ta lại nhớ con đã là bạn thơ văn của con gái ta, Thục Lai…Ta biết con hơn nhiều vì Viễn Trình Nhật Ký…Con đừng mặc cảm tội lỗi. Đường đời con còn xa, xa lẳm – ta muốn nói đường đời tinh thần và đường đời sinh lý. Hai giòng đời ấy trong sạch, con hãy tự hào. Tiếc con không là con rế của ta. Ta muốn những người như con. Ta không muốn những siêu nhân, mù quáng, một chiều…tưởng mình độc quyền sự thực… »
Đại sự nói nhiều hơn nữa, Nguyên Thái tinh thần bỗng nghe nhẹ lâng lâng. Nguyên Thái tin rằng nhà chỉ đạo lương tâm ấy đã xoá hết tội lỗi chàng.
Thái lẩm bẩm khi về phòng mình. Tội lỗi? tội lỗi nào? Thái kiểm không ra.
Mấy năm trời ham mê học hỏi. Tất cả các huấn luyện viên ở các trạm bí mật toàn quốc gửi giấy về bầu chàng làm Thủ Khoa Nhâm Dần. Thái chưa về nhà gặp Lương Trinh, Thái chưa đi Điền Sơn gặp Bạch Phụng, Thái cũng chưa tìm kiếm Cúc Xuyên.
Thái đã vào vùng Hắc y Đạo. Muốn cứu Trương Vân Anh ra khỏi nhưng Vân Anh từ chối, không nở bỏ lại mẹ cha, chàng về trường sau hơn hai năm du ngoạn đó đây, Đàng Ngoài, Đàng Trong của Việt Nam giang sơn gấm vóc nhưng đầy tang tóc đau thương.