Chương 55.
Tác giả: TIÊU NƯƠNG và TRÚC VIÊN LANG (Bùi Văn Nhẫm)
Quốc Đức và Nguyên Thái
55.Chờ Đại hội, đôi bạn tâm tình,
Nhiều nhân vật được đem phân tích.
(Tới đây, chúng ta trở lại đầu chuyện, nói về cuộc gặp gỡ Quốc Đức – Nguyên Thái, rồi cùng Phan lão trượng về quán Bạch Đằng, sửa soạn dự đại hội các đoàn thể, các tổ chức chính trị, tôn giáo của chính quyền Trịnh, của Triều Lê, của Hư Không Giáo, của Trấn Bắc…và lẽ dĩ nhiên của Hắc Y Giáo…Đại hội do sáng kiến của đại biểu chính quyền Trịnh vì kiêu binh nối loạn, chủa Trịnh Sâm đã mất. Trịnh Cán con của Đặng Thị Huệ bị truất phế, Trịnh Khải lên thay, nhà Trịnh đang đi đến diệt vong. Nhà Lê thì vẫn mật liên lạc với Mãn Thanh để khôi phục ngai vàng. Tây Sơn sẳp ra Bắc diệt Trịnh. Vua Lê Hiến Tông nửa mừng nửa lo…không ai cản trở được biến chuyến tự nhiên của lịch sử…Trước đó, Cao Hùng và Quang Anh từng ngỏ ý với chúa Trịnh Sâm, xin đừng truyền ngôi cho con cháu nữa, để dân gian chọn người tài đức lên thay. Chúa cũng như vị tế tướng, dân gian đề cử. Trịnh Sâm đã không nghe, đặt Trịnh Cán lên ngôi…Chúa Trịnh Sâm đã mù quáng sau hơn hai trăm năm nhà Trịnh trị vì thay vua. Trong tình trạng ấy, Tây Sơn sửa soạn Bắc tiến.
Đại hội để quyết định một đường lối chung, chổng lại Tây Sơn giúp Trịnh hay giúp Tây Sơn thanh toán những chính quyền mục nát ở Bắc Hà ? Hắc Y ngoài mặt cộng tác và phục tùng thái độ của đa số, nhưng mặt trong vẫn bí mật khuếch trương quân lực, nhận sự tiếp tế quân khí quân khu của Mãn Thanh. Hắc Y bất cứ cách gì vào chính quyền đã, rồi sẽ liệu định…Trấn Bắc không muốn giúp Tây Sơn, để mặc Tây Sơn, không giúp Trịnh. Trấn Bắc coi nhiệm vụ giáo dục con dân quan trọng hơn…Trấn Bắc được nhiều tin về chương trình nam chinh của Mãn Thanh. Trấn Bắc bảo toàn quân lực, chờ thời, sẵn sàng chổng đối ngoại sâm.
Hắc y thì chỉ muốn độc quyền trên mọi lĩnh vực, đến đại hội, nhưng bố trí mật để ám sát tất cả nhân viên quan trọng của các đoàn thể khác.
Nhưng Quốc Đức và Nguyên Thái, nhờ có Đình Bạch Phụng và Phan Thanh Liễu từ vùng Hắc y cho biết trước, diệt hết các thích khách Hắc y.
Đó là tình trạng trong những hồi đầu của truyện.)
Nói về Nguyên Thái được Thúy Quyên đón về đại hội trên thuyền của Phan Lão Trượng, gặp lại Quốc Đức, cùng nhau đến lữ quán Bạch Đằng. Kể từ ngày từ biệt Lương Trinh lên tu nghiệp ở Trấn Bắc, rồi đi thăm đó đây…được hơn năm năm. Năm năm trong sạch tinh thần, thể chất. Một điều không lạ lắm. Nguyên Thái mải mê học hỏi, mải mê quan sát dân tình đất nước, bận tâm về công việc mà chàng thi hành chính xác tinh vi, lại thêm việc tập luyện thân thể hàng ngày. Nguyên Thái thỉnh thoảng nghĩ đến Lương Trinh, Bạch Phụng và Cúc Xuyên. Thể thôi, không có nhu cầu, đòi hỏi sinh lý, mà đôi khi có đòi hỏi, chàng cũng xóa bỏ dễ dàng.
Trong thời kỳ ở Trấn Bắc, Thái đã biết Quốc Đức là ai, nhưng chàng vẫn tiếp tục đóng vai không biết. Quốc Đức thì lịch sự, ân cần, không muốn nhắc đến chuyện Cẩm Giang, vì e ngại mình đã tự tiện giúp Thái về tài chính trong thời kỳ Trấn Bắc.
Trong ngân khoản dành cho Thái còn gần nguyên vẹn. Cái kho tàng Cúc Xuyên mang đến Trấn Bắc, Cúc Xuyên cũng ghi cả tên Nguyên Thái. Thỉnh thoảng nhìn Quốc Đức, tủm tỉm cười thầm. Thực tâm thì Thái quý mến Quốc Đức hết sức.
Trở lại hồi đầu truyện này, khi Quốc Đức, Nguyên Thái cùng Phan Lão Trượng hàn huyên thâu đêm ở lữ quán Bạch Đằng. Mãi đến khi tửu bảo bưng lên khay trà bốc khói, ba người mới biết là bình minh. Rồi một giai nhân cùng lão trượng từ cỗ xe lưu ly ngựa Tử Lưu và lão trượng áo trẳng khi hai người này vào quán. Có gì thiểu sót ở Quốc Đức? Quốc Đức nghiên cứu y dược mà sao không biết hai người này ? Sau cùng Thái cho rằng, trong những đại hội công khai, người ta làm như không biết nhau.
Thiểu nữ là Hoàng Bạch Ngọc, người cùng Thái đột nhập cung Lê mấy năm trước đây. Nàng đến cùng thân phụ, Hoàng lão trượng, danh y sơn cước.
Vào quán Bạch Đằng, Bạch Ngọc nhìn thấy Nguyên Thái, lộ vẻ vui mừng, nhưng không nói gì, chỉ nghiêng mình cúi chào mọi người, một ánh mắt riêng riêng gửi Nguyên Thái với một nụ cười đồng tình !
Ánh nhìn đó không lọt qua đôi mắt tinh anh của Quốc Đức, nhưng vừa khi ấy người đẹp cúi chào Phan lão trượng và mọi người:
- Tiện nữ Bạch Ngọc, họ Hoàng, xin kính chào lão trượng và quý vị ! -
Quốc Đức thầm nghĩ tới Viễn Trình Nhật Ký, chương sách nói tới việc Nguyên Thái đột nhập cung Lê cùng người đẹp.
Cần nói rằng, Quốc Đức viết Nhật ký lộ trình trước Nguyên Thái, nhưng hai người có lối viết riêng biệt. Nếu trong nhật ký lộ trình của Quốc Đức (Bố Y Quái Khách) rất ít nói chuyện tâm tình của mình thì Nguyên Thái, trái lại trong mấy chương sau, tả hết những cảm tình, cảm giác của chính mình trong mọi lãnh vực, kể cả trong chuyện yêu thương. Một luồng gió mới cho nền văn chương cố xưa mà chàng cho là không thực thà ! Cả hai cuốn Viễn Trình Nhật Ký đều gửi về Trần Bắc, đều đều mỗi khi viết ra chương nào.
Nguyên Thái cùng Quốc Đức và Phan Lão Trượng theo quản gia lên lầu. Tất cả phòng để dành cho hội viên của Trấn Bắc về đại hội. Nhiều tin mật khẩn cấp, sẳp có cuộc đảo lộn lớn ở Bắc Hà. Nguyễn Huệ sẽ dẫn quân ra Bắc diệt Trịnh. Sĩ tử Bắc Hà cần có một thái độ nào trước sự kiện ấy. Đến dự, lần lượt sẽ tới nơi, ngụ tại các quán khác, những đại biểu của Trịnh, của Lê, của các đoàn thể các võ phái và cả Hắc Y Đạo.
Còn hai ngày nữa mới đến Đại Hội, nhân viên Trấn Bắc sửa soạn hội trường, cho nên Phan Lão trượng, Quốc Đức và Nguyên Thái ai nấy về phòng mình mong chợp mắt đôi chút, vì cả đêm qua không ngủ.
Nguyên Thái đang cố chợp mắt, thì Quốc Đức gõ cửa. Quốc Đức vào phòng, kéo ghế ngồi bên giường. Nguyên Thái ngồi dậy dựa lưng vào tường, không rời chiếc giường. Cử chỉ thân mật để trả lời cái tự nhiên của Quốc Đức.
Quốc Đức:
- Xin lỗi hiền đệ…tôi không tài nào chợp mắt…có nhiều việc muốn thảo luận riêng với hiền đệ-
Nguyên Thái:
- Tiểu đệ cũng vậy…nếu tôn huynh cho phép, chúng ta bỏ hẳn thái độ giả tạo trước mọi người. Tiểu đệ biết tôn huynh là tráng sĩ áo chàm ở Cẩm Giang. Tiểu đệ được biết mấy tháng sau khi rời Cẩm Giang bắt đầu đường đi phiêu lưu tứ xứ…Chúng ta đã để hai em Vi Vi và Thúy Quyên giới thiệu trên thuyền đêm qua…rồi thì tiểu đệ đã có dịp đọc nhật ký của tôn huynh..và tôn huynh là người cho tiểu đệ một khoản chi dùng ở Trấn Bắc…tiểu đệ là người chịu ơn của tôn huynh…-
Quốc Đức ngắt lời:
- Hiền đệ đừng nói công ơn của ngu huynh…có đáng gì…không thể đền bù những điều học hỏi mà hiền đệ đã đóng góp vào Trấn Bắc ! -
Nguyên Thái:
- Tuy nhiên tiểu đệ chưa động đến ngân khoản ấy, tiểu đệ chỉ giữ lại đề phòng. Cúc Xuyên, đã góp một chương mục khác cho tiểu đệ…tiểu đệ đang xấu hổ nhờ bạn gái, …nhưng nếu tiểu đệ không xử dụng, Cúc Xuyên dọa sẽ giã từ tiểu đệ…thôi chả có gì quan trọng…tiền bạc đâu đáng kể trước việc lớn…việc lớn là gì ? Việc lớn là gì ? Xin hỏi tôn huynh !
Quốc Đức:
- Việc lớn, việc lớn…chính ngu huynh nhiều khi cũng đỏ mặt nghĩ đến việc lớn…việc lớn là gì ? Phải chăng là chiêu binh mãi mã, chiểm đóng, chém giết để gây uy tín, để dựng nước, như mọi người thường nói. Dựng nước hay dựng một thể pHổ hoàng triều trị vì thiên hạ ? Như Đinh, như Lê, như Lý, như Trần…và hiện nay như Nguyễn ? -
Nguyên Thái:
- Cái lý luận của tôn huynh làm ngu đệ không khỏi tức cười, vì tiểu đệ nghĩ đến chuyện chế tạo minh chủ của nhà triết học Ô Mã Thiền Sư ở Điền Sơn…Hiện nay sao nhiều minh chủ thể! Lê minh chủ, Nguyễn minh chủ…Minh chủ nào cũng oai hùng tranh dành đất nước…nay chúng ta cho ra thêm một vài minh chủ nữa thì vui biết mấy..Vui biết mấy nhưng…nhưng thương người dân lầm than khổ ải, chẳng được một giờ, một ngày thái bình an lạc từ lúc mở mắt chào đời -…
Quốc Đức:
- Đồng ý ! đồng ý ! hiểu thâm tâm hiền đệ. Minh chủ phải chính là từng người dân…người dân oai hùng, người dân tinh anh…mỗi người dân sáng suốt, mỗi người dân tự do…chính họ là những minh chủ của họ, …minh chủ dân chúng ấy sẽ bầu lên minh chủ chung của họ.. để người minhchủ ấy quản lý quốc gia…đưa nước nhà đến giàu mạnh văn minh tự do…-
Nguyên Thái:
- Tôn huynh muốn nói, nếu mỗi người dân là minh chủ của chính mình thì người dân ấy sẽ không mù quáng, không bị lừa lọc bởi những minh chủ giỏi nghề khua môi múa mép !
Quốc Đức:
- Nếu hiền đệ nói vậy thì có nghĩa là chúng ta phải từ biệt quan niệm cố xưa về việc quản lý đất nước…chúng ta sẽ từ chổi có mệnh trời…vì nhà vua nào ra tức là trời định…làm sao dân…được biết…để định ! -
Nguyên Thái:
- Tôn huynh cứ nói thẳng, cái giòng suy luận của tôn huynh là muốn tiểu đệ đi đến tiếp tục không thể tránh né…đó là người dân minh chủ…Muốn cho con người làm minh chủ của mình thì phải biết, phải Tri ! Muốn biết thì phải học…mà muốn học thì đối cách học, đối chương trình học. Chúng ta…là số ít người có dịp tiếp xúc với văn hóa Âu Tây với những tư tưởng mới về quan niệm nhân sinh..về khoa học. Chúng ta phải học những cái hay của họ, để hòa hợp những cái tổt của mình…để đỡ mất thì giờ của chúng ta…tiểu đệ nói luôn…cái « dụng cụ » tổi tân của họ là dùng mấy chữ cái, ghép lại với nhau…cái phương thức chẳp ghép ấy làm việc học hỏi rất nhanh chóng… đệ muốn nói quốc ngữ mới do các giáo sĩ Gia - Tô hiện đang xử dụng…chúng ta không nên tự ái lỗi thời…chúng ta dùng quốc ngữ ngay đi trong ngành giáo dục, thông tin…là chúng ta cướp được nhiều chặng đường…-
Quốc Đức:
- Tôi thực sung sướng được người em nói ra những điều chính tôi muốn nói.. đó là « việc lớn » của chúng ta. Vậy thì việc lớn của chúng ta..không phải là chiêu binh mãi mã cùng nhau đi chém giết…để xây dựng cơ đồ…nhưng mà hiền đệ…câu chuyện quá khó khăn…việc lớn không phải riêng của chúng ta…việc lớn của Trấn Bắc, của Điền Sơn…ngu huynh không chợp mắt được nên muốn sang đây riêng cùng hiền đệ đấy thôi -
Nguyên Thái:
- Trước hết, đệ muốn biết tại sao huynh lại chuyện chú về y dược ? -
Quốc Đức:
- Có thể ảnh hưởng của tiện nội, sẽ giải thích sau, nhưng hỏi lại hiền đệ: chúng ta có đáng gọi là hiệp khách hay hiệp sĩ không? Người đời có gán ghép cho tôi cái bí danh hài hước Bố Y Quái Khách…tôi không hài lòng lẳm -
Nguyên Thái:
- Nghĩ chúng ta đâu phải là hiệp sĩ hay hiệp khách nếu chúng ta theo nghĩa hẹp của dân Trung Quốc..theo nghĩa ấy thì chỉ có đôi Phi Thúy Song Hiệp mới đáng « chức vị » đó. Đôi hiệp sĩ này đã dúng tay vào nhiều vụ án sôi nối…mà dúng tay theo kiểu hiệp sĩ Trung Hoa và Nhật Bản. Cát Điền Tùng Hạ, người bạn của tôi và Bạch Phụng muốn đi tìm Phi Thúy song hiệp để thử lửa mà chưa gặp…
- Tôi thừa đoán đôi Phi Thúy Song Hiệp là ai rồi…nhưng hôm không phải chuyện của chúng ta. Có thể đôi hiệp sĩ cũng ở nơi này rồi…mà chưa biết ở đâu…Hiền đệ ơi, Phan lão trượng chắc hẳn đã gặp hai người này -
Nguyên Thái:
- Người đời cho chúng ta là hiệp khách, tiểu đệ cũng chẳng để ý và không có thì giờ cải chính, còn tôn huynh kể ra là vang danh…kể cả trong vùng Hắc y tôn huynh có tên trong danh sách đám người sẽ bị Hắc y thủ tiêu…tiểu đệ không muốn nói nguồn gốc tài liệu -
Quốc Đức mỉm cười:
- Chẳng lẽ ngu huynh lại nhắc đến mỹ nhân Bạch Phụng? Thôi đi. Tuy chúng ta riêng biệt hai ngành, nhưng Phan Thanh Liễu và Bế Bồng Lan đã cho tôi biết nhiều chi tiết. Cái danh sách nhân vật sẽ được Hắc y bí mật thủ tiêu tôi đã có rồi, họ không quên hiền đệ đâu…lẽ dĩ nhiên. Trấn Bắc đã có phương pháp đối chọi. Đây là cái trò chơi trí tuệ đẫm máu của…chúng ta. Lỗi không về ta. Họ thể công, chúng ta thể thủ. -
Nguyên Thái trầm ngâm, Quốc Đức tiếp:
- Việc thì quan trọng thực, nhưng đâu quan trọng bằng chuyện tâm tình của chúng ta…Này tôi muốn hỏi Thái…Vừa đây Thái nhắc đến Cúc Xuyên. Ngu huynh tôi xin bái phục, La tiểu thư quả nhiên là một trang quốc sắc…nếu ngu huynh không vấn vương bên Quế Anh Dương Châu…thì ngu huynh đã…đuối theo La tiểu thư. Đùa thôi, Thái đừng giận tôi nhé ! -
Nguyên Thái:
- Làm sao giận được ông anh…thiết tưởng mỹ nhân phải được nhiều người chiêm ngưỡng…Thái tôi cũng nói đùa thôi..Cúc Xuyên đâu phải của Thái tôi. Khi mới về Trấn Bắc gặp nàng trong khoảnh khắc…rồi từ ngày đó xa nhau vạn dặm. Số phận của Thai tôi cũng kỳ khôi…Thể là Thái tôi có tới ba người tình…một người thì tự hiến dâng rồi xua đuối…một người thì tự trên trời rơi xuống ở Vị An, đèo bòng thương yêu ít ngày rồi cũng ra đi làm bốn phận « hiệp khách » từ ngày ấy…còn một người thì hứa hẹn rồi lánh xa muôn thủa. Hiện nay tôi là một thanh niên trong trẳng…người đời tưởng vậy…tôi đã có ba con…tôn huynh biết không ?..cho nên xin thú thực chỉ chút xíu trong đường lau Hoa Lư Môn, tôi đã phạm tội với em Thúy Quyên -
Quốc Đức:
- Tôi biết. Nhưng để chính Thái nói, cho Thái nhẹ gánh nặng bên lòng. Sau khi Đinh Bạch Phụng về Điền Sơn vài tháng thì Bạch Phụng sinh đôi, một trai và một gái, Bạch Phụng đặt tên con trai là Nguyên Thành, còn con gái là Đông Xuyên như đã hứa với Thái. Thái biết chậm hơn tôi vì Thái còn ở vùng Hắc y… Bạch Phụng cũng là một con người kỳ khôi. Bạch Phụng không muốn người đời biết chuyện này…Tôi biết Thái chưa gặp lại Phụng, mà cũng chưa gặp hai con…Như vậy Thái đã ba con, hơn tôi. Cũng như tôi có con gái trời cho…bé Vị An của Thái cũng như bé Thanh Mai mà Thanh Liễu để lại cho tôi…Nhân tiện, trả lời Thái về câu tại sao tôi chuyên chú y dược…Bởi vì nhắc đến bé Thanh Mai tôi nghĩ đến chuyện hộ sinh núi Thiên Kiều, tôi phải đeo cả đời mũi kiểm Ngọc Thanh mà tôi đặt tên là Ngọc Thanh kiểm vi sinh diệt tử…Sau đó ít lâu, tôi chữa bệnh cho dân nghèo vùng Kinh Bắc…nên tôi khá nhiều kinh nghiệm. Tiện nội khuyến khích tôi vào ngành y dược…có thể thôi…Nhưng Thái biết, tôi vẫn là người hành động…-
Nguyên Thái không nói gì, lơ đãng nhìn trần nhà, chắc hẳn nghĩ đến số phận kỳ khôi của mình. Sự thực, thì chả có gì là kỳ khôi.. đó là số phận thông thường của hiệp sĩ muôn đời. Chàng tự nhủ.
Quốc Đức theo đà:
- Tôi khen Thái đấy. Tôi chưa gặp Phụng, nhưng tôi đã gặp Cúc Xuyên và Lương Trinh. gặp Cúc Xuyên vì công việc Trấn Bắc, còn gặp Lương Trinh tình cờ ở trụ sở Song Lưu khi Lương Trinh điều đình nhận tơ lụa. Tiện nội thực quý mến Lương Trinh…Lương Trinh đẹp dịu dàng hiền hậu như Phật bà hiện sinh…ăn nói nhỏ nhẹ…-
Nguyên Thái ngắt lời:
- Tôn huynh đùa đệ phải không? Tại sao lại nói Phật bà hiện sinh. Tiểu đệ được biết Phật bà là nam giới…một vị hoàng tử Ấn Độ…thôi đó là chuyện khác. Chúng ta là nam giới, tự do, tự nhiên tâm tình, tâm sự, vậy cho phép tiểu đệ nói rõ tất cả đáy lòng. Lương Trinh là một tâm hồn nhạy cảm…hiền hậu trời sinh…nhưng cái hiền hậu ấy đôi khi cương quyết không ngờ. Lương Trinh đã cầm súng bẳn Tôn súc sinh. Nếu Lương Trinh là đức Phật tái sinh thì nàng không đi đến ý định sát nhân trả thù…mà, tôn huynh ơi, Thái tôi đã không cùng nàng đi thăm Hậu đình hoa như nàng nói. Nhưng chính vì thể, Thái tôi say mê Lương Trinh. Say mê có phải là yêu không ? Thái tôi không biết thực sự yêu ai trong ba người - Phụng, Trinh hay Xuyên…Mấy năm vừa qua, trên trường hành động không nghĩ đến chuyện này…Thú thực từ khi gặp lại Thúy Quyên, lại nghĩ…mung lung, nghĩ đến ba người…xin tôn huynh làm chỉ đạo lương tâm cho tiểu đệ đi! Nhưng mà đệ không tin là tôn huynh đủ thẩm quyền làm chỉ đạo lương tâm cho tiểu đệ..tôn huynh chỉ biết có mình chị Quế Anh Dương Châu ! -
Quốc Đức:
- Thái ơi, đó chỉ là bề ngoài thôi. Đức tôi thương yêu Quế Anh Dương Châu, khi Đức tôi thất tình ở Trung Vân. Tại sao Trời lại ác nghiệt xui cho Đức tôi say mê cô em gái cùng cha khác mẹ. Cũng may là khi biết sự thực thì Đức tôi hết cả những ham muốn đều bay đi hết…cái tình yêu tội lỗi mà Đức tôi không hề biết, đối thành tình huynh muội trong sạch…Tuy nhiên đôi khi trách Trời, chúng mình cũng trách Trời nhỉ. Trời là Minh chủ thực khó chịu, nếu Quế Anh Trung Vân không phải là em gái cùng cha khác mẹ thì hay biết mấy ?-
Nguyên Thái tủm tỉm nhìn Quốc Đức:
- Lỗi không phải ở ông anh đâu. Tôi đã gặp Quế Anh Trung Vân. Chị hơn tôi hai ba tuối gì đó, nhưng trông thì còn kém tôi nhiều tuối. Cô em gái của ông anh ghê gớm lẳm. Lúc nào cũng châm lửa tìm mồi…nhưng khi gặp mồi thì đuổi đi cho mau…Chị Quế Anh Trung Vân hình như sinh ra để trả thù nam giới…có lẽ lúc bà Lâm Nguyệt Ánh có mang chị, bà đã hận đời quá sức. Nguyên Thái tôi đã già trước tuổi rồi. Nguyên Thái tôi học hỏi khoa tâm lý ở nhà lương y Từ Sơn, thúc phụ Hoàng Bạch Ngọc. Thú thực, Thái tôi trước khi đi vào vùng Hắc y, có đến Từ Sơn mục đích gặp lại Bạch Ngọc nhưng nàng đi vẳng, nên cả đêm hàn huyên cùng thúc phụ lương y. Câu chuyện bà Lâm Nguyệt Ánh và Đặng tướng công bây giờ đến đâu, chẳng lẽ giấu mãi, đến bao giờ ? -
Quốc Đức:
- Tôi biết thân phụ đau khổ nhiều năm vì lương tâm và con tim chia sẽ giữa tình và nghĩa…từ ngày bố con có nhiều dịp hàn huyên, và nhất là từ ngày tôi hiểu biết chuyện đời thực tế. Tôi hỏi thân phụ, thân phụ yêu ai, nghĩa là tình thì thân phụ đặt nơi nào, nơi dì Nguyệt Ánh hay là nơi thân mẫu tôi, người trả lời, thân mẫu là mối tình đầu người vẫn yêu thân mẫu như xưa, nhưng là nói là không có tình với dì Nguyệt Ánh thì cũng không phải. Dù với dì Nguyệt Ánh chỉ là một cái tai nạn trên đường hành hiệp (xin độc giả đọc lại mấy chương đầu truyện này). Tôi có phản đối: cha nói vậy…thì ra cái tai nạn kéo dài tới sinh ra hai em con, là Quế Anh và Quế Ngọc? Người không trả lời, đưa tầm mắt ra phương xa vô định…Tôi có nhiều phen gặp dì Nguyệt Ánh, tôi hiểu rằng thân phụ không ra thoát khỏi cái tình yêu tội lỗi ấy. Cứ tạm gọi là tình yêu tội lỗi đi ! Thân phụ tôi vừa yêu thân mẫu tôi, lại yêu cả dì Nguyệt Ánh. Cái tình trạng phức tạp ấy, làm cho gia đình nhiều khi khó thở.
Thân mẫu thì như người không hay biết chuyện gì. Mà mười mấy năm trời dì Lâm Nguyệt Ánh cương quyết không để thân phụ tôi gặp mặt. Cách đây mấy năm, Quế Anh và Quế Ngọc biết chuyện…Hai cô có việc đi Kẻ Chợ, rẽ vào Đặng phủ kiểm em Xuân Thêm. Quế Anh và Quế Ngọc tuyên bố là có người bạn giới thiệu để gặp Xuân Thêm…Xuân Thêm gặp Anh và Ngọc rất vui vẻ được hai người bạn mới hơn tuối…Xuân Thêm bắt chước cách ăn mặc duyên dáng của Anh và Ngọc, thân mẫu tiếp đón Anh và Ngọc, không lộ vẻ gì. Nhưng tôi tin là thân mẫu biết chuyện, vì có một ngày nào thân mẫu khuyên tôi:
- Quốc Đức, nếu ngày nào con lừa dối Quế Anh Dương Châu, mẹ tin rằng nó sẽ biết ngay…bởi vì cái linh tính của đàn bà…-
Thân mẫu nói câu ấy khi tôi nói chuyện với người về Bế Nông Lan, và thân phụ không hề hay biết là hai em Anh và Ngọc đã đến thăm…
Tuy nhiên thân mẫu là người hiền từ, thương Quế Anh Tring Vân và Quế Ngọc lẳm. Người tặng hai em nhiều tấm lụa quý để may xiêm y. Khi hai em ngỏ ý rủ Xuân Thêm đi lên Trung Vân, thân mẫu cho phép. Nhưng Quốc Đức tôi bắt gặp ánh mắt chùi trộm nước mắt rồi đi vào nơi cầu kinh, quỳ xuống trước tượng Đức Bà.
Ba em Anh, Ngọc và Thêm quấn quít lấy nhau. Anh thì nhìn tôi trước đây có khi bẽn lẽn đỏ mặt, khi mới đến Kinh Bắc nhưng nay thì quan hệ huynh muội thực bình thường.
Thân mẫu đã vui vẽ chấp nhận. Thân mẫu là người quảng đại, không biết hằn thù. Cách đây mấy năm chúa Trịnh nhờ thân phụ đi qua Nam Dương công cán ngoại giao. Thân phụ vẳng nhà ba tháng.
Thân mẫu bỗng nhiên một ngày nào cho gọi tôi:
- Quốc Đức con, con Thêm nó ở Trung Vân quá lâu ngày, mẹ muốn đi Trung Vân thăm nó và ba mẹ con Anh, Ngọc.
Tôi giật mình ngạc nhiên, nhưng biết làm gì hơn, là cùng bọn gia nhân tháp tùng thân mẫu đi Trung Vân, trong thâm tâm không muốn hai người « tình địch » gặp nhau…vì chưa biết phản ứng đôi bên khi đối diện. Một ý nghĩ khác là hy vọng thân mẫu, một người nhân từ đạo đức, đã tha thứ cho thân phụ từ lâu rồi.
Trong hành trình, tôi chỉ chờ thân mẫu đối ý, ra lệnh quay về Kinh Bắc, nhưng người vui vẻ tham quan thẳng cảnh. Khi tới Trung Vân, thân mẫu rẽ vào chùa Thiên Chi kính chào Quý Đắc Thiền Sư, Hư Không giáo chủ, rồi sang chùa Tịnh Đức, kính chào sư bà Trần Thị Thủy. Tôi yên trí thân mẫu xin tá túc đêm ấy ở chùa Tịnh Đức. Không ngờ sau khi bái yết hai vị tôn sư, người ra lệnh trại Quỳnh Hoa thẳng tiến. Tới giờ phút này tôi bỗng hổi hận, tiện nội Quế Anh Dương Châu đòi đi theo, tôi khuyên nàng ở lại Kinh Bắc thay thân mẫu trông coi mọi việc. Nếu có nàng, nàng sẽ khôn khéo dàn xếp một khi xảy ra chuyện lôi thôi. Tôi vô cùng lo lẳng.
Tới cống Quỳnh Hoa, thân mẫu xuống xe, chính người gọi cống. Gia nhân ra cống, thân mẫu xưng danh:
- Có Đặng phu nhân lên thăm Lâm phu nhân ! -
Khi gia nhân quay vào thì Thêm, Anh và Ngọc chạy ra cống ríu rít chào mừng. Dì Nguyệt Ánh ở trên lầu chưa xuống kịp…thì thân mẫu đã cùng ba em lên tới sảnh đường.
Dì Nguyệt Ánh vừa xuống hết thang lầu thì thân mẫu vào tới giữa sảnh đường. Dì Nguyệt Ánh bỗng đi nhanh đến trước thân mẫu:
- Em Nguyệt Ánh, xin kính chào chị ! -
Vừa nói xong câu ấy, dì Nguyệt Ánh quỳ xuống nói thêm:
- Nếu chị xử tội em, em đành chịu…lầm lỗi từ em hết cả ! -
Thân mẫu vội vàng cầm đôi tay dì Nguyệt Ánh, kéo dì đứng dậy, khẽ nói:
- Em đừng làm thể, gia nhân họ chê cười. Chị lên thăm hai đứa Anh, Ngọc và Thêm…và nhân tiện cám ơn em…đã chăm sóc con Thêm hộ chị… ! -
Tôi thở phào dễ chịu trước thái độ hòa bình ấy. Thân mẫu nói với dì Nguyệt Ánh:
- Em vừa nói tội lỗi. Tội lỗi ở tuối trẻ chúng ta. Chị biết em « cấm lửa » anh Quang Anh từ mười mấy năm rồi. Chúng ta đều là nạn nhân của xã hội chúng ta…Anh Quang Anh là người đường hoàng minh chính cá tình, nên chị thấy anh vô cùng đau khổ.
Quế Anh Dương Châu nó kể hết chuyện cho chị nghe từ lâu rồi.
Dì Nguyệt Ánh là người xưa nay văn chương đối đáp mà không thấy dì nói gì thêm…Chủ tình thể là thân mẫu tôi. Người bình tĩnh, khoan thai…Tôi không dám nghi thân mẫu thật sự hiền từ, không ghen tuông. Thân mẫu biết chuyện từ lâu, nghi ngờ từ lâu mà không thấy lần nào trách móc phụ thân. Phải chăng có nhưng cử chỉ giận hờn, trách móc bà biểu tỏ với phụ thân tôi chì trong lúc hai người thân thương nhau trong phòng the? Tôi không biết, mà nhất định không tin thân mẫu là người cao tay kín đáo. Chỉ biết rằng lúc ấy, hai người tình địch đối diện lần đầu, sau bao năm mỗi người một thái độ thích ứng? Hay là tôi phức tạp hóa câu chuyện, cho rằng dì Nguyệt Ánh và thân mẫu thuộc hạng người khác thường về cảm xúc và cá tính. Hai người đều tự ái quá cao…hai người học vấn khá cao, mỗi người một cách. Hai trí khôn xuất chúng trong một chuyện tình duyên thông thường của xã hội chúng ta ? Thôi để sau này, hiền đệ viết văn phân tích. Tôi chỉ biết rằng thân mẫu ở trại Quỳnh Hoa mấy ngày, thân mẫu và dì Nguyệt Ánh tâm sự suốt ngày, rồi khi chia tay, dì Nguyệt Ánh đã cho hai em Anh, Ngọc theo Thêm về Kinh Bắc.
Lần này, khi thân phụ ở ngoại quốc về nhà thấy hai em Quế Anh, Quế Ngọc, thân phụ giật mình, nhưng cũng không có chuyện gì đáng tiếc. Tôi không hiểu hai người nói gì với nhau cho mọi chuyện thấm êm?
Nguyên Thái:
- Tôi tin rằng đàn bà không ai không ghen tuông. Chung sống cùng Bạch Phụng có mấy tháng, tôi hiểu rằng phụ nữ thật phức tạp. Tôi biết Bạch Phụng không ghen vì Lương Trinh, mà vì Cúc Xuyên. Có thể tiểu đệ tự ái quá cao nên nghĩ vậy. Nhưng chuyện anh Đức vừa kể là chuyện của Đặng tướng công, Đặng phu nhân và bà Lâm Nguyệt Ánh, còn chính chuyện của anh thì sao ? -
Quốc Đức:
- Tôi cùng như em Thái, chúng ta viết nhật ký phiêu lưu, chúng ta đã ghi chú trong từng câu chuyện chép lại. Chúng ta đều muốn cho mọi người ra khỏi lối viết văn cổ xưa lập khuôn, sáo ngữ. Chúng ta lại gửi về Trấn Bắc. Hiền đệ đã biết tôi, như tôi biết hiền đệ nhờ cái thư viện đặc biệt của Trấn Bắc, chắc hẳn là hiền đệ nghi ngờ tôi về chuyện Bế Nông Lan ? Bế Nông Lan, người đẹp Thiện Lương, cũng là một trí khôn xuất chúng ;
Trên những dòng văn, Bế Nông Lan và tôi đều trong trẳng, tôi muốn nói trong trẳng về thể chất, ngoài đời cũng vậy, nhưng tôi thú thực tôi cũng yêu Nông Lan. Nông lan rất nhiều bạn trai rẳp ranh bẳn sẻ, nhưng Nông Lan nhất mực khước từ, nên Song Kê Đao ghen tức, mù quáng đến nỗi một đêm bố trí phục kích để ám sát tôi. Có nhiều điều không ngờ. Song Kê Đao là một thanh niên vui tính, hài hước, yêu đời, thể mà khi yêu có thể thành mù quáng đến thể. Tôi đã mấy lần giải thích mà anh ta không nghe.
Một đêm có việc qua phường Tả Nhất gặp Trần Nhị Ngọc, khi về đến một khúc rẽ, nơi có hồ sen, tôi chợt nghe tiếng hô:
- Gián điệp Mãn Thanh! Anh em, bẳn ! -
Tôi nhận ra tiếng Song Kê Đao, chưa kịp trả lời, thì năm sáu mũi tên bay tới. Trong bóng tổi, không nhận ra ai. Để tránh tên, tôi đành nhảy xuống hồ sen, tôi kêu lớn:
- Tôi là Quốc Đức, không phải gián điệp Mãn Thanh! Tôi bị hai mũi tên rồi ! –
Dĩ nhiên tôi nói dối. Thấy tên không bay nữa, rồi tiếng lao xao:
- Anh Sĩ Tĩnh » (tên của Song Kê Đao), anh nhầm rồi, chúng tôi nhận ra tiếng anh Quốc Đức. Tôi nghe thấy Song Kê Đao:
- Anh em, không phải là Quốc Đức đâu…-
Dưới hồ sen, tôi không nói gì, Song Kê Đao tưởng tôi đã bị thương hay tử nạn. Anh giương cung bẳn thêm xuống nước mấy phát tên. Nhưng tôi đã nhẹ nhàng bơi quá tầm cung tên. Từ bờ hồ bên kia, tôi thấy bọn Song Kê Đao đốt đuốc, dùng thuyền tìm kiểm. Hồi lâu, họ bỏ đi, tôi đến nhà một từ mẫu ở hồ Bích Câu, nơi bí mật của tôi, không về nhà.
Song Kê Đao làm tờ trình về ban chỉ huy Song Lưu ở Kẻ Chợ, đêm qua, tuần tiểu, giết nhầm người Song Lưu, không biết là ai. Cả bọn Song Kê Đao sợ trách nhiệm nên làm tờ khai dối trá.
Tôi vẫn chưa ra mặt, đọc tờ khai, tức cười. Hiền đệ hẳn biết tôi cũng ưa chơi đùa. Đêm ấy tôi đón gặp Song Kê Đao. Song Kê Đao đang buồn rầu một mình lững thững phổ vẳng, chắc hẳn về việc mù quáng đêm trước? Thấy tôi, anh ta giật mình, mà tôi cũng giật mình vì anh ta rút hai đoản kiểm tấn công tới tấp. Tôi hết sức tránh né, vừa né tránh vừa bảo Song Kê Đao, tôi không có ý trả thù, chỉ muốn gặp anh ta để giải thích. Anh ta không nghe, nhất định muốn hạ tôi kỳ được.
Tôi đánh rút kiếm. Tiếng kim khí chạm nhau, có khi nẩy lửa trong bóng tổi. Dân phổ chẳng ai mở cửa, như thường lệ. Ban đêm không phải của dân lành trong thời buối nhiễu nhương, Song Kê Đao và tôi tự do tỉ thí. Quả nhiên, anh đầu bếp chặt gà ở Như Ý Đài, quán Đồng Du, người say mê theo Bế Nông Lan về Kẻ Chợ, là một tay xử dụng Song Kiểm đại tài. Tôi lo lẳng cho tính mệnh tôi. Song Kê Đao tấn công như một người máy…Sau cùng tôi lừa anh ta ngã lăn xuống hè đường, một chiếc kiểm bay mất. Tôi để chân trên ngực anh ta, mũi kiểm Ngọc Thanh, ngay trên cố họng anh ta, anh ta nói:
-Tôi cũng chẳng muốn sống làm gì nữa, xin đại cán giáo cứ việc đưa tôi về chín suối với lũ gà tôi đã giết đãi khách ở Như Ý Đài! -
Tôi buồn cười, anh ta đến lúc gần chết mà vẫn còn hài hước. Tôi sợ anh ta liều nữa, nên đành ở vị thể ấy, tôi giải thích:
- Hiền đệ lầm rồi, tôi coi Nông Lan như em gái…nếu Nông Lan yêu tôi, không phải lỗi ở tôi, hiền đệ không thành công với Nông Lan vì hiền đệ không kiên nhẫn…
Anh ta hỏi:
- Thể tôn huynh giấu Bế Nông Lan nơi nào? -
Thì ra anh ta không biết Bế Nông Lan đã rời Kẻ Chợ gần tháng rồi. Bí mật quân sự tôi không thể cho Song Kê Đao biết nơi nào. Tôi chỉ trả lời:
- Bế tiểu thư đã được chỉ định đi Thượng du lãnh một nhiệm vụ khá nguy hiểm, do ban chỉ huy Trấn Bắc chỉ định từ hơn tháng nay rồi! -
Song Kê Đao nguôi nguôi tấc lòng, tôi rút kiểm về, anh ta vội vàng đứng dậy xin lỗi. Tôi hứa sẽ tìm ra nơi « đồn trú » của Bế Nông Lan. Nhưng tôi không giữ lời hứa. Tôi không tin là Song Kê Đao mang được hạnh phúc cho Nông Lan. Con người tính tình đột khởi bất ngờ, ghen tuông mù quáng, nguy hiểm cho Nông Lan. Không biết tôi thực tâm nghĩ vậy hay tôi ích kỷ thầm yêu Nông Lan mà không dám thú nhận, tôi không muốn Song Kê Đao tìm được Bế Nông Lan…
Tôi, câu chuyện Bế Nông Lan và tôi, tới nay chỉ có thể thôi. Mà tôi không dám cam đoan với hiền đệ, sau này chỉ có thể thôi. -
Nguyên Thái trầm ngâm suy nghĩ, thì Quốc Đức tiếp:
- Cần phải cho hiền đệ hay một chuyện khác, về bức thư hiền đệ gởi tới dì Lâm Nguyệt Ánh, trước khi hiền đệ vào vùng Hắc y. Bức thư nói về cái răng nanh Hổ của Đào Đức Trình, bức thư rào trước đón sau, hiền đệ tỏ vẻ lo ngại khi vào vùng Hắc y, có thể không ngày trở lại vùng tự do…Nhận được thư, dì Nguyệt Ánh gọi tôi đến Trung Vân bàn luận. Tôi có hỏi thân phụ, thì thân phụ nói Đèo Nhật Tú có đeo một vòng bạc với một nanh Hổ, khi thân phụ cứu Đèo Sơn Vân khỏi đồn Tà Lùng.
Tôi không nói gì với thân phụ và tôi đưa dì Nguyệt Ánh (Sơn Vân) về làng thượng. Chị em gặp lại nhau thực vô cùng cảm động, hai người nói khi nào gặp lại hiền đệ sẽ tạ ơn. Hơn ba chục năm chị em xa cách…(Xin đọc lại chuyện Đèo Sơn Vân, đồn Tà Lùng ).
Nhưng hai chị em đoàn tụ, có nghĩa là dì Nguyệt Ánh giải lời thề, rồi dì Nguyệt Ánh gặp lại thân phụ tôi…câu chuyện lôi thôi quá..thể rồi cũng chẳng có chuyện gì…tôi lo xa mà thôi.-
Nguyên Thái sung sướng đã giúp bạn tìm được tung tích và gặp lại bà chị. Đó là một tin mừng. Sự thực Nguyên Thái đã quên bức thư viết cho Lâm Nguyệt Ánh, trước khi đột nhập vùng Hắc y.
Bỗng nghĩ tới Phi Thúy Song Hiệp, Nguyên Thái nói:
- Nhiều khi tôi muốn theo vết Phi Thúy Song Hiệp để khám phá xem là ai, có phải là con trai và con dâu Phan lão trượng không ? Nhưng nghĩ lại, khám phá ra để làm gì ? Thôi thì cứ để hai người đi theo đường hiệp khách vẹn toàn…âu cũng là một điều ích lợi, vì là một cái đe dọa hữu hiệu cho bọn tham quan ô lại, bọn cường hào hiếp đáp dân lành -
Quốc Đức:
- Đồng ý với hiền đệ…thôi ta cứ để nguyên vẹn câu chuyện hiệp sĩ theo kiểu Trung Hoa…Rồi đây ai bắt chước Trung Hoa viết truyện kiểm hiệp như ta thường thấy ?-
Vừa dứt lời, thì có tiếng gõ cửa. Đức Thái nhận ra đã gần Ngọ. Một liên lạc viên vào phòng đưa cho Đức, Thái mỗi người một bao thư.
Quốc Đức đọc thư, vội vàng cáo từ, còn Nguyên Thái trầm ngâm suy nghĩ trước án thư.
Đó là một bức thư do Lương Thục Lai viết. Nàng mời Nguyên Thái đến dự buối họp đêm nay, của phân đoàn Phụ Nữ Song Lưu, với tính cách quan sát viên. Và trong câu tái bút, Thục Lai thêm:
« Anh Thái, La Cúc Xuyên cũng về họp kỳ này! »
Lạ lùng, Thái không biết Thái vui hay Thái lo lẳng ? Thực ra, Thái không vui lắm. Đã hơn bốn năm không gặp Cúc Xuyên…Lần cuối gặp nàng, không kịp bày tỏ sự thể, nàng đã cùng các bạn cáo từ lên đường. Cúc Xuyên né tránh, không muốn gặp Thái. Vậy Thái có nên đến làm quan sát viên ở đại hội phụ nữ không?
Mà gặp nàng thì biết nói gì? Nói chuyện yêu thương? Không thể được! Nếu nói yêu thương thì có thể là cố gắng, giả dối, xã giao?
Còn nhiều thì giờ để quyết định đến hay không đến. Thái xuống nhà dùng cơm trưa…Hỏa dầu lúc nào cũng sẵn sàng rồi. Tự nhiên Thái không ưa đám đông. Thái muốn một mình để suy tư việc riêng. Thái đi thẳng xuống đường, lững thững rời bờ sông đi vào nội địa. Con đường đẹp tuyệt trần. Đất đỏ làm nối màu hồng nhạt của hàng cây anh đào, dưới trời nẳng chói chang.
Thái lơ đãng tiến bước suy tư. Một ý nghĩ gàn dở thoáng qua trí óc. Tiếc nhớ cuộc đời trong trẳng coi như đã xa xưa. Nếu cuộc đời ấy không có Bạch Phụng, không có Lương Trinh, mà cũng không có Cúc Xuyên thì nhẹ nhàng thanh thản biết mấy ?
Nghĩ thể nhưng rồi tự nhủ: Mình sinh ra ở thể hệ nhiễu nhương, mà phận làm trai phải quật khởi, phải tìm đường đi…những cuộc gặp gỡ bạn gái đã qua…hãy cứ xếp vào mục chuyện đời…
Thái đã đi hết con đường đất đỏ có hai hàng cây anh đào. Con đường đất đỏ vòng sang phải, đi vào khu cây cối um tùm. Một khúc rẽ. Hiện ra trước mắt một mảnh hồ nước phẳng như gương. Thái ít khi soi gương, nay thấy mặt mình in trên nước. Thái ngạc nhiên với những nét dáng trưởng thành của vẻ mặt…rồi chàng cho vẻ mặt sẳp già nua…Nhún vai. Thôi thì cứ theo giòng đời. Chiến tranh sẳp tới: còn cái gì gọi là trong trẳng? Còn cái gì cho là vẩn đục? Ba năm trong sạch của mình là ba năm của anh chàng gàn dở đi ngược chiều hướng của con đường sinh lý tự nhiên của mọi sinh vật!
Đang mải mê triết lý suông, thì nghe xa xa có tiếng vó ngựa, điểm nhịp nhạc thanh thanh. Thái tỉnh mộng. Thái nghĩ đến thư của Thục Lai báo cho chàng biết sự hiện diện của Cúc Xuyên. Không chắc là cỗ xe Lưu Ly của Cúc Xuyên đang lăn bánh trên đường ! Hẳn là xe của Bạch Ngọc, cô nàng chuyên dùng xe Lưu Ly. Cúc Xuyên đọc truyện mình. Cúc Xuyên trên đường đi Trấn Bắc đã ngừng lại mấy ngày ở một thị trấn để đặt mua cỗ xe ngựa Lưu Ly, và chọn cho kỳ được con ngựa Tử lưu. Ngồi trên xe nhiều khi giục giã dây cương phi nước đại, rồi liếc nhìn mình khiêu khích…? Thái nhận thấy Cúc Xuyên phức tạp nhất. Thái không hiểu Cúc Xuyên muốn gì. Cúc Xuyên hứa hẹn rồi Cúc Xuyên cao bay xa chạy. Cúc Xuyên kém Thái một hai tuối, mà tới nay đã hai mươi ba hai mươi bốn, Cúc Xuyên vẫn chưa lấy chồng. Nếu Cúc Xuyên là một thiểu nữ thông thường, không đi sang trường hành động thì có thể cho là quá muộn màng. Bỗng nhiên Thái nghĩ đến Thục Lai và Đào Đức Trình…sao hai người trong thời kỳ vị hôn lâu thể? Thục Lai thì bằng tuối mình…còn Đức Trình thì xấp xỉ niên tuế Quốc Đức. Rồi Thái nghĩ đến lá thư hứa hẹn thứ hai mà Cúc Xuyên gửi chàng cách đây ba năm, trước khi chàng phiêu lưu miền Hắc Y.
Thể rồi Thái sợ gặp Cúc Xuyên. Mong sao xe đó không phải xe Cúc Xuyên. Xe sẳp đến nơi định núp tránh, nhưng lại lên đường lững thững tiến bước, làm như không để ý đến tiếng động sau lưng.
Cỗ xe vượt Thái rồi ngừng lại. May quá! Không phải Cúc Xuyên. Hoàng Bạch Ngọc và Thúy Quyên xuống xe.
Thúy Quyên rối rít, trong khi Bạch Ngọc tủm tỉm nhìn Nguyên Thái:
- Anh Thái đi đâu? Sao lại một mình đi đến cùng nguy hiểm? -
Nguyên Thái khách sáo, nhưng trở về đùa cợt:
- Kính chào Hoàng, Lương nhị vị cô nương! Tôi đi chơi thôi. Nguy hiểm! quý vị cô nương lúc nào cũng nhìn thấy nguy hiểm. Có khi nguy hiểm chính bên cạnh mà không hay biết! Hay chỉ là giấc mộng Hoàng Lương mà thôi ? -
Thúy Quyên ngây thơ chưa hiểu câu nói đùa cợt bay bướm của Nguyên Thái, ( dùng hai tên cô nàng để văn chương đùa nghịch) thì Bạch Ngọc ý nhị:
- Anh Thái, tỉnh mộng tay không chưa ? đã từ lâu rồi, ở Từ Sơn, em đã xin anh đừng khách sáo gọi cô nương…Anh nói rất có lý. Làm thân con gái, có nhiều nguy hiểm ngay bên mình mà không biết ! Nhưng anh nên biết nhiều khi chúng em say mê nguy hiểm…Trên cỗ xe Lưu Ly từ Kẻ Chợ về Từ Sơn, em cũng định liều thân với nguy hiểm…nhưng nguy hiểm đã bỏ đi xa. Từ ngày đó không con nguy hiểm nào đáng cho em say mê! Kê vàng đã chín rồi, anh lại bỏ đi khõng ăn ? -
Thái giật mình. Câu trả lời của Bạch Ngọc làm cho chàng vô cùng hối hận, tự mình đã châm lửa, Thái đành tủm tỉm nhìn Bạch Ngọc gật đầu, không dám nói thêm lời nào.
Thúy Quyên ngây thơ, chưa hiểu đối thoại giữa Thái và Bạch Ngọc, Thúy Quyên nói:
- Nguy hiểm, thực nguy hiểm, dù võ nghệ xuất chúng. Chỉ còn nửa dặm nữa là đến tiền đồn phòng mật. Lệnh quân lệnh nghiêm khắc: thủ tiêu tất cả những ai qua đây, kể từ giờ Sửu, mà không nói được khẩu hiệu ! -
Nguyên Thái không mấy để ý đến câu trả lời của Thúy Quyên mà chỉ nghĩ đến những kỷ niệm của Bạch Ngọc trong cung Lê mang cung nữ Trúc Dung và đứa con trai ra ngoài, mang về Từ Sơn. Chàng hỏi Bạch Ngọc về cung nữ Trúc Dung, cố tình sang đầu đề khác, Bạch Ngọc trả lời:
- ngày Vui sống trong dân gian, đối tên, đối họ…chính em cũng không gặp lại từ ngày ấy -
Hai nàng mời Thái lên xe. Thái ngồi ghế sau. Thái hỏi đi đâu, Bạch Ngọc trả lời:
- Quân vụ. Chúng em đi đón bà Lâm Nguyệt Ánh và hai con gái. -
Câu trả lời làm Thái thích thú. Quế Anh Trung Vân thì chàng có dịp gặp rồi, nhưng còn bà mẹ và cô em thì chưa gặp. Thái chỉ có biên thơ cho bà về chuyện Đức Trình mà thôi. Thái vui vẻ xin đi theo hai nàng.
Dọc đường, thỉnh thoảng bắt gặp ánh mắt của Bạch Ngọc, Bạch Ngọc ít nói, khác hẳn khi cùng chàng trên đường Từ Sơn. Chính Thái cũng không nói nhiều. E ngại. Thúy Quyên chăng ? Thúy Quyên thì hồn nhiên vui vẻ, thỉnh thoảng cất tiếng ca nho nhỏ, mấy câu ca thời lưu Kẻ Chợ. Giọng cao trong vắt thật dễ thương.
Khoảng giữa Mùi, xe Lưu Ly bỏ con đường đất đỏ rẽ trái vào một con đường hẹp hơn nhưng lên dốc xuống đèo. Nhiều dốc cao, mọi người xuống, đẩy xe giúp ngựa cho con vật đỡ mệt.
Đến một thôn nhỏ trong rừng cây. Khoảng hai chực chiếc nhà sàn khang trang. Hàng cột nâng nhà, không phải là tre già như nhiều nơi. Hàng cột ấy rất lớn, chắc hẳn bằng gỗ lim.
Bạch Ngọc ngừng xe trước một căn. Quế Anh Trung Vân và Quế Ngọc ra lan can vẫy tay đón chào. Bạch Ngọc, Thúy Quyên lên thang, Nguyên Thái theo sau.
Quế Anh Trung Vân:
- Xin chào chú Thái, lâu ngày quá bây giờ mới gặp! -
Nguyên Thái cười thầm, cô nàng trịch thượng, cậy hơn mình một hai tuối gì đó, Thái trịnh trọng nhân gấp mấy lần cái lễ phép xã giao, vòng tay, cúi đầu:
- Dạ thưa chị, Thái tôi xin kính chào…bà chị! -
Quế Anh Trung Vân tủm tĩm thích thú, còn Nguyên Thái thì đến lần đầu, gặp nàng ở Trấn Bắc, nàng duyên dáng e lệ…châm lửa bắt mồi! Rồi Thái mới quan sát cô em Quế Ngọc. Quả nhiên không mảnh mai bằng cô chị, nhưng một nét dáng phúc hậu trẳng tròn, với đôi mắt tinh nghịch sáng ngời. Thái liên tưởng đến đôi mắt chim ưng của nàng. Nhìn quanh không thấy lồng chim.
Bạch Ngọc gửi Thái một ánh nhìn trách móc: Sao mà chàng trai quá « lẳng lơ » giăng lưới. Bạch Ngọc quên hẳn cái ánh nhìn quan sát, soi mói của Thái chỉ là ánh nhìn giúp Thái, theo trí nhớ sau này, họa lại chân dung người đẹp.
Vừa lúc Lâm Nguyệt Ánh ra tới hàng hiên. Bạch Ngọc, Thúy Quyên và Thái chẳp tay lễ phép.
Lâm Nguyệt Ánh tươi cười, hỏi han hai thiểu nữ, như không để ý đến Thái. Vì thế, Nguyên Thái đủ thì giờ tự do quan sát Lâm nữ danh nhân. Trước đây, Thái yên trí sẽ gặp một bà đứng tuối mà trên mặt mang dấu vết thời gian…mà dáng dấp là của một người không còn tin tưởng ở sắc đẹp của mình. Nguyên Thái ngạc nhiên, ngạc nhiên thích thú. Lâm nữ danh nhân hồi này chắc vào khoảng bốn mươi lăm mà người ta vẫn tưởng là một thiểu nữ tuối đôi mươi. Mảnh mai, cố cao ba ngấn, khuôn mặt trái soan, đôi môi đỏ hồng, khi cười để lộ hàng ngọc óng ánh…đôi mắt tinh nghịch trẻ trung…Thái nghĩ đến thân mẫu…Thân mẫu chàng trên năm mươi, hơn nữ danh nhân này chừng sáu bảy tuối, thể mà thân mẫu chàng sao mà trông mệnh phụ phu nhân! Nhưng nếu thân mẫu chàng cũng như Lâm nữ danh nhân thì…thì chưa chắc cha chàng đã vui thích!
Lâm Nguyệt Ánh vui mừng gâp Thái, người đã tìm ra em mình.