Chương 53.
Tác giả: TIÊU NƯƠNG và TRÚC VIÊN LANG (Bùi Văn Nhẫm)
53. Gập Thái Tây,Thái không kinh nghiệm.
Biệt Cát Điền, về với Lương Trinh.
T âm tình biến đổi, đáng lẽ đi hướng Đông về Trấn Bắc, Thái đối ý xuôi Nam.
Hai ngày sau, trên đường đi bỗng nghe tiếng vó ngựa sau lưng. Như thường lệ, Thái tránh nấp. Thì ra không phải ai xa lạ. Cát Điền Tùng Hạ giục giã dây cương. Thái lên tiếng gọi. Cát Điền ghìm cương, nhận ra Thái, hết sức ngạc nhiên.
Cát Điền:
- Tưởng hiền đệ đưa Bạch Phụng về Điền Sơn về nhờ nhạc mẫu trong nom…cũng như Cát Điền này khi Na Ri Cơ Thanh Lệ có mang ?-
Thái lúng túng:
- Tôi cũng có ý định ấy, nhưng dọc đường Phụng muốn về nhà một mình, không muốn tôi đi cùng -
Cát Điền dắt ngựa cùng Thái tiến bước. Hai người trò chuyện gióng một. Cát Điền tinh ý, biết có vấn đề giữa Thái - Phụng, lịch sự không hỏi han chi tiết, tuy nhiên Cát Điền nói:
- Tin báo hỷ về Điền Sơn lâu rồi. Đinh chủ soái và phu nhân có đặt tiệc khoản đãi, nói Phụng đã thành hôn với Nguyên Thái. Ai nấy đều vui vẻ…Khi Thái và Phụng đến tệ gia, Cát Điền tôi yên trí hai người yêu nhau nên mới lấy nhau. -
Thái định giải thích, nhưng Thái im lặng. Thái nghĩ lại. Thì ra chàng mải mê với Phụng, Phụng đã phòng xa tai tiếng, gủi tín hỷ về Điền Sơn mà mình không hay biết. Không giận Phụng tí nào. Trái lại thương Phụng hết sức, trách Phụng sao không cho chàng biết. Có thế thôi.
Cát Điền có việc vội nhưng cũng muốn cùng đường với Thái về Kẻ Chợ, trách Thái đuổi ngựa hồi tầu. Đến một trạm mật Điền Sơn Cát Điền có giấy của Đinh soái chủ, trưng thu một con ngựa. Thái nể lời đành theo ý Cát Điền.
Cát Điền y phục cũng như Nguyên Thái. Chỉ khác có thanh bảo kiếm Nhật đeo sau lưng. Hai người đồng hành, tâm đầu ý hợp. Cát Điền không biết thớ lợ, thực thà, còn Thái tính tình cởi mở không kỳ thị ngoại lai. Vả lại Cát Điền từ nhỏ sinh trưởng ở Phố Hiến nói tiếng Việt thành thạo.
Một chiều, hai người đến một thị trấn trên bến dưới thuyền, một thị trấn mới thành lập, thuê phòng ở lữ quán duy nhất của nơi này của một khách trú. Người Thái Tây mới xây dựng kho hàng mục đích tập trung hàng hoá chế tại Thái Tây rồi chuyển qua miến Nam Trung Quốc bằng đường bộ khi nào không còn đường thủy cho phép lưu thông bằng thuyền bè. Vì vậy, kho hàng khá lơn, mà bọn người Thái Tây này, Pha lăng Sa, Y Pha Nho, Bồ Đào Nha tổ chức thành công ty. Người làm bản xứ khá đông mà nhân viên Thái Tây khoảng hơn chục người, một nửa như nhân viên bảo vệ có tính cách quân sự. Mấy người đi lại trong phổ xá võ phục, đeo súng, đem gươm, hiên ngang ngạo nghễ.
Nguyên Thái ngạc nhiên trước cử chỉ tự do của dân ngoại quốc, Cát Điền nói:
- Không có gì lạ, họ có giấy phép thương mại của chúa Trịnh, họ dược đeo võ khí để bảo vệ hàng hóa. Tôi đến đây nhiều lần trước đây, nhưng hôm nay quả nhiên có cảm tưởng họ bắt đầu tăng cường nhân số…chúng ta coi chừng…họ rất dễ gây sự…cảm tưởng cố ý gây sự ? Thôi thì chúng ta cứ đề phòng…Tri huyện sở tại thường hay tiếp bọn này ở huyện nha…Nghe đâu họ có đóng thuế hàng hoá rất nhiều, nên chính tri huyện sở tại cũng cộng tác trong việc thương mại -
Nguyên Thái cho là một dịp để quan sát cử chỉ của người Thái Tây. Bọn người cao lớn này có vẻ khinh thị dân bản xứ nhỏ bé. Thái và Cát Điền thuộc hạng cao lớn, nhưng hai người cảm thấy không thể so sánh với những thân hình to béo ấy.
Gặp nhau trên hè phố, bọn ấy cũng gật chào, Thái và Cát Điền đáp lễ. Điền nói:
- Hiện đệ coi chừng. Họ rất lịch sự, nhưng tính nết biến đổi nhanh chóng khi say rượu, mà họ rất thực tế, họ không có tinh thần thượng võ như bọn mình. Họ xử dụng võ khí của họ để giải quyết nhanh chóng…để họ được việc. -
Thái chẳng để ý đến lời Cát Điền, vì thỉnh thoảng trong trí óc lại vấn vương hình ảnh Bạch Phụng, có lúc Thái hối hận không cương quyết xử dụng quyền chồng, không cho Phụng về Điền Sơn, nhưng nghĩ lại chẳng có lễ nghi chính thức thành vợ nên chồng. Thái chẳng có quyền gì, vả lại nếu có quyền chăng nữa thì cũng không thể nào đàn áp nối Phụng. Muốn tâm tình với Cát Điền rồi nhờ Cát Điền can thiệp mà không dám. Thế rồi Thái bực mình, không vui vẻ lắm.
Tình trạng bực mình kéo dài đến buối tối trong phòng ăn lữ quán. Cát Điền và Thái sắp xong bữa cơm thì cuối phòng có tiếng bát đĩa rơi xuống sàn, bàn ghế xô đẩy. Thái quay lại. Thì ra hai thực khách Thái Tây đang bắt buộc một nữ lang ngồi xuống bàn mình. Nữ lang xiêm y khá sang trọng kiểu Kẻ Chợ, nhưng mặt hơi…nhiều phấn điểm trang hơi quá mức. Không thấy nữ lang nói gì để phản đối, nhưng cử chỉ vô lễ khinh thị của thực khách Thái Tây làm Thái bực mình thêm, Thái muốn thử lửa…
Cát Điền chưa kịp can thì Thaí đã đứng lên đi về phía hai thực khách Thái Tây. Hai người này hơi ngạc nhiên.
Các thực khách khác đều ngừng đũa quay lại.
Thái đến bên nữ lang:
- Cô nương ở đâu đến mà bị hai người này uy hiếp. Nếu cô nương không muốn ngồi cùng bàn với họ, tôi đưa cô nương về bàn cô nương ! -
Cát Điền biết có chuyện lôi thôi, chàng đến gần Nguyên Thái nhưng không can thiệp ngay.
Bất ngờ, thực là bất ngờ cho Nguyên Thái, nữ lang nối giận, nhìn Nguyên Thái, nói với giọng khàn khàn vịt đực:
- Việc gì đến anh, mà anh lôi thôi, hay anh muốn ngồi đây thay tôi thì tôi nhường…-
Thái hết sức xấu hổ, Thái rút lui thì một người Thái Tây, say rượu lại gây sự. Khi Thái muốn đi về bàn, thì người này đưa chân chặn đường. Thái vừa ngượng vừa bực mình, Thái tức mình dùng thể độc cước bạt sơn đá vào chân ghế, chiếc ghế bay đi, người này bị ngã ngửa xuống đất. Thái xuống tấn, chờ người kia đứng dậy. Khi người này đứng lên. Thái vòng tay chào, mời người này vào trận đấu quyền. Người này say rượu chẳng chào vào cuộc, hung hăng tiến về phía Thái, hươi quyền tới tấp, Thái cố né tránh và công nhận quả nhiên là những đường quyền rất mạnh. Phòng ăn quá chật hẹp, không đủ chổ giao tranh, nên Thái cũng lo lắng. Chàng không tấn công, chỉ nhẹ nhàng né tránh theo đường lối hư không quyền. Đối phương dùng sức quá mạnh, mà đường quyền đi vào trống không, mau mất sức.
Các thực khách được dịp coi đấu quyền giữa hai phái Đông Tây, vội vàng cố kéo bàn ghế ra xa, để đôi bên có đủ đường đất giao tranh.
Chàng Thái Tây này thuộc hạng cao cường, Thái bị một quyền trúng vai trái, mạnh đến nỗi bị rung động cả cánh tay trái, xoay người sắp ngã sấp. Đối phương tưởng thắng trận hoàn toàn định gửi Thái một quyền cuối cùng, bất ngờ Thái dùng thế hồi mã cước đao, đá hậu bằng gót chân phải trúng cằm đối phương. Đối phương lao đao ngã ngửa xuống sàn thì tay phải chạm phải thanh gươm của hẳn rơi khỏi vỏ. Thái đang lưỡng lự thì Cát Điền tung cho Thái thanh kiếm của Thái. Kiếm người Thái Tây thì rộng bản và cong, còn kiếm của Thái thẳng và thanh. Người Thái Tây thứ hai từ nãy không can thiệp, cũng như Cát Điền bình tĩnh quan sát.
Thái thì không cố ý đổ máu, còn đối phương say rượu tấn công vũ bảo. Tiếng kim khí chạm nhau. Hồi lâu người Thái Tây mệt mỏi, Thái tấn công, kiếm của dối phương bay đi, cắm vào cột nhà, tức thì người này rút khẩu súng ngắn dắt thắt lưng, nhẳm phía Thái định bóp cò, thì như một ánh chớp, Cát Điền phóng một ngọn trúc đao trúng tay cầm súng, người này đau đớn rụt tay, khẩu súng rơi xuống đất, đồng thời một ngọn trúc đao thứ hai bay tới trước mặt người Thái Tây thứ hai, ngọn trúc đao cắm xuống bàn trước mặt người này. Người này hiểu là ngọn trúc đao dọa nạt, không cho người này can thiệp để cuộc đấu được công bằng. Cát Điền đã can thiệp chỉ vì đối phương của Thái lạm dụng võ khí…
Vì đau đớn người ấy tỉnh rượu, Cát Điền kéo ngồi xuống bàn. Chàng rút ngọn trúc đao khỏi tay người ấy. Một tiếng kêu thét vì đau đớn. Nhưng chỉ có cách ấy. Cát Điền lấy thuốc trong bọc, xé vải buộc vết thương cũng không nặng lắm, vì sau khi buộc thuốc, bớt đau, người ấy cử động được mấy ngón tay.
Trong khi xảy ra cuộc đấu thì nữ lang đã cùng hai người bạn gái đi đâu mất rồi. Thái đưa mắt tìm kiếm. Cát Điền tủm tỉm kéo Thái ra khỏi phòng ăn, sau khi cúi chào xin lỗi hai người Thái Tây.
Đêm ấy, trằn trọc gần sáng mới ngủ. Thái vẫn không hết bực mình. Sáng sau, Cát Điền gõ cửa giục Thái lên đường, Thái trả lời gióng một. Cát Điền cũng không phật ý. Sau khi dùng điểm tâm, Cát Điền tủm tỉm nhìn Thái:
- Cát Điền tôi xin dẫn hiền đệ qua thăm mấy nữ lang đêm qua nhé, trước khi chúng ta lên đường mà !-
Thái cũng tò mò, đi theo Cát Điền. Hai người lên lầu, qua một hành lang khá dài, đến phòng cuối gõ cửa. Hiện ra một thanh niên gầy gò ốm yểu, xanh xao, mặc xiêm đàn bà. Thái nhìn thấy thể chợt hiểu đó là bọn con trai hoá trang mà một số người Thái Tây ưu thích trong tình dục tội lỗi, phản thiên nhiên. Thái lượm giọng quay mặt đi, không muốn nhìn hắn ta khàn khàn vịt đực:
- Sao anh lại phá đám không cho chúng tôi làm ăn?..Nếu anh muốn học nghề thì chúng tôi sẳn sàng chỉ bảo !-
Thái giận quá, đỏ mặt, Thái tát cho thanh niên một cái quá mạnh, anh ta bắn vào giữa phòng, kêu la thảm thiết. Cát Điền thấy thế e náo động tai tiếng. Cát Điền vứt vào phòng một lạng bạc, rồi kéo Thái xuống lầu…Điền nói:
- Thì ra hiền đệ không biết gì cả. Ở xứ tôi có tuồng cố, các diễn viên trong vai đàn bà đều là đàn ông cả. Tôi chưa kịp, tổi qua, cản hiền đệ, thì hiền đệ đã gây sự…riêng tôi, tôi cũng như hiền đề, ghét thậm tệ những trò chơi phản thiên nhiên ấy…Thôi, từ đây về Kẻ Chợ, có dịp nào, tôi sẽ kéo hiền đệ đi học hỏi trường đời đôi chút…tôi không mách Phụng đâu…Na Ri Cơ thì tin tôi lắm…chúng ta đi cho biết thôi !-
Cát Điền giữ lời hứa, dẫn Thái vào thanh lâu, hồng lâu các hạng, từ sang trọng huy hoàng, cho tới đen tối bùn lầy. Cát Điền kể nhiều chuyện về Geishas nước Cát Điền, rồi anh dẫn Thái vào vài nhà ca trù. Thái đều ghi lại với nhiều chi tiết. Thái đã họa hình dung mấy danh ca, và cả mấy thiếu nữ không may sa đọa nơi bùn lầy. Đó là một trạng thái xã hội đương thời là chàng ghi chép.
Trong những cuộc viếng thăm ấy, có lần Cát Điền sa ngã, Cát Điền đã ở thâu đêm trong phòng ngủ riêng của một danh ca, còn Thái nơi nào cũng vậy, không thấy mảy may hứng thú, Thái cho nếu chàng sa ngã thì chàng cũng như mọi người đi vào nhơ nhuốc tâm thần thể chất. Có thể là ý nghĩ gàn dở đối với mọi người, nhưng Thái không sa ngã, và Thái thương hại, Thái nghe họ kể chuyện đời họ, Thái ghi chép những mẫu chuyện thương tâm, và Thái vẫn trong trắng tới khi chia tay với Cát Điền ở Kẻ Chợ.
Cát Điền hiểu Thái hơn nhiều, nhất là sau khi Thái cho đọc hết Viễn Trình Nhật Ký, rồi Cát Điền lại mê nhân vật Trang Tuyết Tâm, Cát Điền hỏi địa chỉ người đẹp, muốn đến chào, nhưng Thái chỉ biết Đoàn Thành Hồ và Trang Tuyết Tâm ở Kẻ Chợ, mà không biết phường nào. Nhưng dù Thái biết cũng quyết định không cho, Thái nghi ngờ Cát Điền dám lắm, dám gây chuyện phá đổ hạnh phúc của người khác…
Thái bắt đầu thực sự dầy dặn hơn trước. Thái nghĩ đến Phụng, nhưng Thái không còn thương nhớ đau khổ như những ngày đầu sau buổi chia tay.
Cát Điền đi rồi, Thái một mình về nhà, Thái nghĩ đến mấy ngày vừa qua. Thì ra Thái ghê sợ nhất những chuyện phản thiên nhiên. Trước những thiếu phụ trong hồng lâu, thanh lâu, Thái ái ngại thương tâm…thể mà khi cùng Cát Điền qua một nơi có lên đồng, người ngồi đồng lại là con trai, tô son điểm phấn, õng ẹo nhãy múa, trong thật khó chịu đến nỗi Thái nối nóng, phá đám, đuối đánh con đồng, bà con sợ xanh mặt, Cát Điền không can thiệp nối, sau cùng Cát Điền khôn khéo nói thầm vào tai chủ đền:
- Đấy là Đức ông nhập vào anh ta đấy ! -
Thái không nghe thấy, rồi chàng ngạc nhiên khi thấy mọi người quay về phía chàng vái lên vái xuống:
- Thôi, xin tấu lạy Đức Ông ! -
Bây giờ bình tĩnh, Thái hổi hận về những cử chỉ nóng nảy của mình, rồi lại hối hận quên mời Cát Điền về Trần gia.
Khi Thái về tới nhà thì gần Ngọ. Chỉ có một mình thân mẩu ở nhà với bé Vị An, nay đã hơn một tuối. Ông Trần Nguyên Chính còn ở Phủ Trịnh. Lương Trinh đi chợ chưa về. Bích Hương đi Trấn Bắc được hơn năm tháng rồi.
Bé Vị An giống mẹ, nhưng có phảng phất hình dung ông nội, Tôn lão gia, mà chàng khinh ghét. Thái hơi chán nản, rồi chàng tự ủy lạo: âu đó cũng là lẽ tự nhiên. Đang suy tư thì bà Nguyên Chính đưa Vị An cho Thái bế. Thái không hứng thú, nhưng lễ phép đón bé Vị An. Thực may bé Vị An không lạ người. Trong cánh tay Thái, bé Vị An ngước nhìn chàng bằng đôi mắt sáng ngời, rồi bé Vị An có nụ cười thực tươi đẹp hiền hậu. Thái cảm động, nghĩ đến đứa con trong bụng Bạch Phụng, đôi mắt Thái mờ lệ.
Bà Nguyên Chính thấy chàng cảm động, bà tủm tỉm nghĩ thầm:
- Con ơi, mẹ không tin lẳm câu chuyện vô lý của con và Lương Trinh! - rồi tự kỷ ám thị, bà thấy bé Vị An phảng phất giống Thái. Thái hiểu ý mẹ, chàng không cải chính, hôn trên trán Vị An. Đặt An xuống đất. Vị An chập chững bước đi vài bước, Thái vội vàng bế lên trả mẹ.
Ngựa vẫn buộc ngoài sân, chưa tháo yên cương. Nguyên Thái nhìn ngựa bỗng giác khám phá ra mình thực vô lý, lần đầu tiên có những tác động không dứt khoát: tại sao trở về nhà? Đáng lẽ đi Trấn Bắc từ Bồ Danh rồi tại sao lại rẽ về Kẻ Chợ ? Rẽ về để làm gì ? Thái vội vàng vòng tay đến trước mẫu thân:
- Thưa mẹ, con có việc cần ở Kẻ Chợ, nhân dịp rẽ qua thăm nhà kính chào mẹ và cha…con xin phép lên đường ngay !-
Trần phu nhân, ngạc nhiên, vừa mừng rỡ gặp con, nay nói thể bà giận:
- Việc đời không có gì quan trọng…mẹ ngày đêm thương nhớ con…nay con về, chưa nói được một hai câu chuyện, lại vội vã ra đi…Bích Hương bỏ nhà đi học rồi…nay mẹ chỉ con con Lương Trinh và bé Vị An…-
Thái Hổi hận, không để mẹ nói hết câu:
- Thưa mẹ, mẹ nói đúng, việc đời chẳng có gì quan trọng, con ở lại ít ngày hầu mẹ cha, tuần sau con đi không muộn !-
Dứt lời tháo hành trang, bỏ yên cương dắt ngựa vào tầu.
Rũ phủi bụi đường, Thái lên nhà, vào phòng của chàng thay quần áo. Thái giật mình, phòng Thái có nôi của Vị An và trên giường có bộ áo ngủ của Lương Trinh. Tự hỏi sao Lương Trinh không ở phòng Bích Hương ? Sao Lương Trinh ở đây ? Mình và Lương Trinh có phải là vơ chồng thực sự đâu ?
Thái sang phòng Bích Hương: chật ních vải lụa, xếp ngăn nẳp từng lớp. Phòng Bích Hương biến thành một kho hàng, Thái không có chỗ ngả lưng, Thái đành đóng cửa, ra hàng hiên nói chuyện với mẹ.
Mẹ chàng kể rằng từng gần năm nay, nhà cửa sung túc hơn xưa, vì nàng dâu Lương Trinh quán xuyến, đi vào ngành thương mại vải vóc, tơ lụa. Thành thuộc hết cả mặt hàng hiểm quý, và hàng thông dụng, Lương Trinh gặp lại Quế Anh Dương Châu ở Kinh Bắc, Lương Trinh thành đại lý xưởng dệt của Dương Châu, rất nhiều tài phùng danh tiếng Kẻ Chợ đều đặt hàng ở Lương Trinh, kể cả Trần Nhị Ngọc ở phường Tả Nhất, trong việc sản xuất quạt lụa mỹ thuật.
Ngạc nhiên, Thái hỏi mẹ:
- Thưa mẹ, thể Lương Trinh lấy vốn đâu ra ? -
Trần phu nhân:
- Vốn của Lương Trinh ! Con ra đi được mấy ngày, cha con lên Phủ Thừa, xuất giấy đến tri phủ sở tại, nơi xảy ra vụ cướp thuyền ra lệnh điều tra. Viên tri phủ sở tại có hồ sơ khi xảy ra chuyện này. Bố mẹ Lương Trinh và hai người bạn đã hy sinh trong khi bị cướp thuyền. Bọn thủy tặc bị bắt gần hết, đều bị xử trảm rồi.Tri phủ sở tại phúc trình: tang vật thu hồi được của bố mẹ Lương Trinh là một số vải vóc tơ lụa, và gần hai trăm lạng vàng. Lâu ngày tồn trữ trong kho, vải vóc bị mục mối, không xử dụng được nữa, số vàng còn nguyên vẹn…kể ra như thể đã hơn mười năm -
Nguyên Thái rất ngạc nhiên thấy trên đời con vị quan thanh liêm đến thể, hứa thầm khi nào qua nơi này sẽ đến thăm.
Trần phu nhân tiếp:
- Vì có chữ ký của Chúa Trịnh Sâm và ấn tín của Chúa, cho nên mọi việc giải quyết cấp tổc. Có hơn tháng sau, số vàng ấy được quân binh mang đến trả lại cho thừa kể duy nhất là Lương Trinh. Thực trời đã cho nhà ta một đứa con dâu hiền hậu, trọng tài khinh nghĩa…Ký nhận vàng xong, Lương Trinh nói: « thưa mẹ, thưa cha, con quen sống đạm thanh, nay được cha mẹ che chở…con xin kính dâng cha mẹ, mẹ cha muốn làm gì thì con tuân lệnh… » Lẽ dĩ nhiên cha mẹ khước từ. Lương Trinh lại nói để dành cho Bích Hương làm của hồi môn. Bích Hương cũng như cha mẹ một mặt khước từ. Sau cùng, Lương Trinh xin phép tiếp tục nghề của cha mẹ Lương Trinh, tướng công và mẹ không phản đối. Nay con hiểu tại sao Lương Trinh vẳng nhà. Lương Trinh phải trông nom cửa tiệm ở Phường Đồng Nhân, thường thì gần giờ Dậu mới về tới nhà…Từ ngày Lương Trinh vào thương trường, tất cả chi tiêu trong gia đình nó đảm nhiệm, mới đầu cha và mẹ phản đối, sau cùng nghĩ rằng không nên phụ tấm lòng hiểu thảo của con bé, lương bỗng của cha về giao cho nó hết…nó để lại làm của hồi môn cho Bích Hương. Cha mẹ cho là nó cư xử thật tổt đẹp…Vị An ngoan, ít khóc, lúc nào cũng tươi cười…thôi trời cho nhà con dâu tổt, Thái ạ !-
Thái nghĩ thầ mẹ lúc nào cũng nhắc đến hai tiếng « con dâu », mình khó xử quá, nhưng không dám cải chính.
Đầu giờ Dậu, Lương Trinh về nhà, có con sen đi theo, nhìn thấy Nguyên Thái, đỏ mặt, bẽn lẽn cúi chào.
Nguyên Thái đáp lễ, trịnh trọng:
- Kính chào Đào cô nương, cô nương mạnh không ? -
Đào Lương Trinh, đôi má đỏ bừng:
- Dạ cám ơn công tử, tiện nữ nhờ Trời Phật…
Trần phu nhân trên thềm, bế Vị An, cười đùa:
- Hai đứa bay, làm gì khách sáo thể ? -
Dứt lời đi vào trong nhà, để cho hai trẻ trò chuyện tự nhiện. Nhưng hai người cũng không ra khỏi vòng khách sáo.
Lương Trinh:
- Công tử về thăm nhà bao giờ lại lên đường ? -
Nguyên Thái:
- Tôi có việc cần, đáng lẽ đi ngay từ trưa, nhưng mẹ giữ vài ngày, vả lại còn phải chào thân phụ…lâu ngày không gặp ! -
Chàng Nguyên Thái cũng lôi thôi lẳm, cố tình ngắt câu, và bốn tiếng « lâu ngày không gặp » thanh âm xúc động, nhìn Lương Trinh.
Lương Trinh cảm thông:
- Tiện thiếp cũng ngóng trông công tử về đây, để tiện thiếp được cám ơn chuyện Vị An…-
Nguyên Thái:
- Chuyện cũ rồi, không nên nghĩ đến nữa…Chúng ta hãy nhìn tương lai là hơn -
Lương Trinh:
- Tiện thiếp lo lắng làm sao đền bù công ơn của công tử ?-
Nguyên Thái:
- Lương Trinh đừng nói đến công ơn nào của tôi…Lương Trinh muốn nhắc tôi cám ơn Lương Trinh công ơn của Lương Trinh trông nom song thân tôi trong khi tôi đi vẳng ! Không tôi không nói cám ơn, vì tôi muốn như thể để nợ Lương Trinh suốt đời !-
Nguyên Thái cố tình xưng hô thân mật. Nàng đỏ bừng đôi má, đôi mắt sáng ngời…mà Lương Trinh đẹp tuyệt trần, mớ tóc mọc chưa dài, chưa xuống đến đôi vai, ôm ấp khuôn mặt trái soan là nay thực hồng hào, khác hẳn ngày đầu về Kẻ Chợ…Mớ tóc ngẳn thành ra kiểu tóc thực đẹp ( sau này Thái được biết Kẻ Chợ có nhiều nàng bắt chước). Nhưng Lương Trinh chưa dám thân mật:
- Thưa công tử, đừng nói thể, thiếp tủi hổ. Thiếp không biết làm gì hơn để đền đáp song thân công tử đã thâu nhận thiếp và Vị An trong gia đình công tử. Công ơn ấy bằng núi Thái Sơn, còn những bốn phận thiếp làm trọn trong gia đình đâu có đáng kể.-
Nguyên Thái:
- Thái tôi muốn trêu chọc Lương Trinh đấy thôi ! Đôi ta có thể gọi là bạn cố tri, bạn tri âm rồi…giữa bạn tri âm, bạn cố tri thì làm gì có chữ ơn huệ ? Thôi bây giờ cho phép Thái nói nhé: Nụ cười Lương Trinh đáng giá ngàn vàng đấy…giữ riêng cho Thái nhé !
Lương Trinh can đảm hơn:
- Công tử không phải căn dặn..từ ngày công tử cứu Vị An và tiện thiếp, thì tất cả tiện thiếp là…của công tử rồi…Tất cả, tất cả đều giữ riêng cho công tử.-
Ngập ngừng vài giây, Lương Trinh tiếp:
- Không biết vì chuyện xưa, em có còn đáng làm thục nữ không, hay đối với chàng em chỉ là một thương nữ…Thương nữ bất tri vong quốc hận. Cách giang do xướng « hậu đình hoa »…? rồi sau này để chàng mua vui chổc lát...em cũng đành…dù chàng cho em là một thương nữ…thì « hậu đình hoa » em cũng chỉ hát riêng cho chàng mà thôi !-
- Thưa, công tử, đấy là mấy câu, tiện thiếp viết trong văn thư tâm tình…từ ngày được Trần tướng công dạy học…thú thực rằng…đó là tâm tình của tiện thiếp…mang vào một tiểu thuyết đang viết…-
Nguyên Thái xúc động nhìn Lương Trinh trìu mến, nghĩ thầm thì ra cô nàng đã biến đối tâm tình, ưu thích văn thơ. Thấy nàng duyên dáng tỏ tình bằng hai câu thơ cuối bài thơ Bạc Tần Hoài của Đỗ Mục và câu văn nàng viết, Thái nói:
- Lương Trinh ơi, tôi biết thục nữ là Lương Trinh, vậy thì Lương Trinh viết xong cuốn tiểu thuyết đi, Thái tôi biết nói gì hơn là chuyện xưa chỉ là một tai nạn đường đời mà Lương Trinh chỉ là một nạn nhân, Lương Trinh không nên mặc cảm tội lỗi. Thái tôi chỉ ân hận một điều tại sao lại đưa Lương Trinh về nhà ? Không biết nàng có vui sống ở đây không ?-
Lương Trinh ngắt lời:
- Công tử không biết sao ? Lương Trinh và Vị An được Trời Phật cho gặp công tử, Lương Trinh đã mất cha mẹ, nay cha mẹ của Lương Trinh là Trần Tướng công và phu nhân…xin phép công tử cho Lương Trinh đọc tiếp câu văn và thiếp thuộc lòng: «..phải dù em là thương nữ, em cũng không quên quốc hận …khi nào hát « Hậu đình hoa » cho chàng em sẽ lên tiếng ca bằng tất cả trong trẳng tâm hồn…mong chàng để một tai nghe em, và chàng xoá bỏ hộ em vết nhơ định mệnh xưa kia. -
Thái cảm động, Thái muốn cầm đôi tay Lương Trinh mà Thái không dám. Thái thực tình kính trọng Lương Trinh.
- Lương Trinh ơi, Thái tôi hân hạnh và sung sướng sẽ nghe khúc Hậu đình hoa của nàng, nhưng Thái tôi e rằng, Thái tôi không phải là bực quân vương Trần hậu chủ, không biết có xứng đáng cùng nàng đi vào thưởng ngoạn vườn hoa hậu đình ? -
Lương Trinh đỏ mặt trả lời chàng qua ánh mắt. Trong khi Nguyên Thái chưa hết cảm động, ngạc nhiên, vì lời tỏ tình, hứa hẹn, bóng gió, tế nhị, văn chương của nàng thì Trần phu nhân trở lại. Bà thấy hai người tần ngần không nói năng, ba lo ngại và hổi hận vì quá tin lá số tử vi, bắt Thái vào chuyện vợ chồng với Lương Trinh, bà yên lòng sung sướng. Bà tin tử vi vì kinh nghiệm bản thân. Lá tử vi của chồng bà, mà trong cung thê của con trai Nguyên Thái thì đầy dẫy sao nọ sao kia chiểu chọi ! Câu thơ giải đoán:
Kiệu hoa mắc nạn giữa đường
Từ bi đức Phật soi đường chính thê !
Nguyên Thái không tin tử vi mà Nguyên Thái không có ý năm thê bảy thiếp như người đời. Trong lúc này, Thái thưởng thức cái tế nhị duyên dáng của Lương Trinh. Thái so sánh mấy người bạn gái. Cúc Xuyên thì nói thẳng trong thơ, hứa hẹn, nhưng chưa bao giờ thực hành lời hứa, còn Bạch Phụng không hứa hẹn, không nói năng, nhưng Bạch Phụng đã thực sự kéo chàng lên đỉnh Vu Sơn. Lương Trinh thì văn chương bóng gió.
Cơm tối xong xuôi, ông Trần Nguyên Chính cùng Nguyên Thái sang văn phòng đàm đạo. Thái kể việc cùng Cát Điền đụng độ với hai người Thái Tây, rồi Thái kểt luận cần phải gạt bỏ tự ái Tổng Nho mà học hỏi nghiên cứu những tiến bộ khoa học Tây Phương, những tư tưởng nhân sinh của họ, thì sau này mới đưa nước nhà đến hùng mạnh như nước họ…
Gần nửa đêm, bà Nguyên Chính vào văn phòng:
- Thưa tướng công, Thái nó đường xa mệt mỏi, cho phép nó đi ngủ…tiện thiếp có việc thỉnh ý kiến của tướng công ! -
Ông Nguyên Chính hiểu ý, cho phép Thái cáo lui.
Nguyên Thái về phòng thì thấy Lương Trinh đang đẩy nôi Vị An ra cửa. Lương Trinh đã thu xếp một góc phòng của Bích Hương để hai mẹ con có chỗ ngủ. Thái thấy thể, biết là Lương Trinh tuy hứa hẹn nhưng còn e thẹn rút rè, chàng không dám đột ngột. Chợt tinh khôn:
- Lương Trinh em, cứ để nôi Vị An trong phòng anh. Anh không đóng cửa phòng, em nhớ sang thăm Vị An…vì anh không quen chăm sóc em bé.-
Chàng giúp Lương Trinh đẩy nôi Vị An vào phòng. Bé Vị An ngủ say, ngoan ngoãn. Lương Trinh định rút lui, thì Nguyên Thái mạnh bạo giữ lại, khẽ nói:
- Lương Trinh em, anh không đáng được nghe Hậu Đình Hoa, phải không ? -
Lương Trinh bẽn lẽn không trả lời, đôi mắt dán xuống sàn nhà, không dám nhìn Nguyên Thái. Với kinh nghiệm học trường Bạch Phụng, Thái thành vai chủ động. Có nghĩa là Thái quen với ý nghĩ Lương Trinh là người vợ mà số mệnh bắt chàng phải nhận, nhưng nhận với tấm lòng thương mến đặc biệt còn yêu thì chưa biết, quả thật chưa biết đặt ở nơi nào ? Bạch Phụng, Cúc Xuyên hay Lương Trinh, hay Thục Lai, vườn hoa đã kín rào, hay Vân Anh hiện ở vùng Hắc Y đau khổ ? hay những giai nhân nào khác gặp trên đường đời. Mai Trang Hồng, cháu tri huyện Cẩm Giang, Trang Tuyết Hạnh em người tình của Đoàn Thành Hồ, Trang Tuyết Tâm ? Hay Ngô Vi Linh, trí khôn xuất chúng ở Cơ Xá ?
Thực là phức tạp tâm tình. Giờ này bên cạnh Lương Trinh mà chàng lần đầu tiên gần gũi. Khi trên giang thuyền từ Vị An về Kẻ Chợ, mỗi người một khoang đầu thuyền cuối lái, vả lại khi ấy còn bận về trí óc. Đã hơn năm rồi, hình dung Lương Trinh đối thay, nay chỉ cùng Trần phu nhân, cơm chay mùng một ngày rằm, gái một con, trang tuyệt sắc. Rồi Lương Trinh có một mùi thơm da thịt đặc biệt gợi tình. Ban trưa khi vào phòng, không tránh được nâng bộ quần áo ngủ của nàng lên mũi…hơi xấu hổ vớ cử chỉ dục vọng mà chàng cho là tội lỗi ấy !
Rồi sau cùng một ý nghĩ chàng cho là chính đáng: đêm nay chàng vào thăm vườn hoa Hậu đình, trước là để tỏ lòng kính mến giai nhân, sau là để xóa bỏ trong trí óc nàng cái vết nhơ mà nàng cho là tội lỗi của nàng.
Thái kéo Trinh ngồi xuống giường.
- Trinh ơi, em không phải sang phòng Bích Hương. Bố mẹ đã coi chúng ta như vợ chồng, nếu Trinh thuận chúng ta sẽ là đôi vợ chồng từ nay – Thái thầm nói bên tai Trinh.
Thái cầm đôi tay run rẩy của Trinh, Thái kéo Trinh nằm xuống. Trinh như người không hồn, Trinh nằm không cử động nhỏ. Thái kéo chiếc khăn lụa màu hồng đẳp lên người nàng, rồi Thái ngả lưng bên cạnh. Trinh không dám nhìn Thái, Trinh nhìn trần nhà lơ đãng…
Thái nằm gần Trinh hơn nữa. Thái trìu mến đưa mấy ngòn tay đùa nghịch với làn tóc tơ của Trinh…chợt bàn tay sốt nóng, nước mắt Trinh lan tràn tới tay Thái. Thái lo ngại suy nghĩ. Có thể Trinh khóc vì sợ sệt, hình ảnh Vị An trở lại. Thái học hỏi tâm lý ở Phụng rồi, Thái biết Trinh như con vật bị thương, không thể giờ này đường đột đến gần. Thái kiên nhẫn kéo nàng vào sát mình, hồi lâu không cử động. Nhưng hương thơm làn da gợi tình của Trinh làm trí não căng thẳng.
Cố kìm hãm, giây phút suy luận, cá tính của Thái. Thái tự nhận là chàng thuộc hạng người ham mê sắc dục, Thái tội lỗi. Nhưng chàng bỗng nghĩ rằng nam nữ giao hòa là luật thiên nhiên tạo hóa dành cho nữ nhiều võ khí chinh phục…hương thơm đặc biệt ở da dẻ Lương Trinh làm Thái hết chổng đỡ, Thái phải đi đến chiểm đóng…rồi Thái xóa bỏ cái mặc cảm tội lỗi, tội lỗi không chung thủy, chung thủy với ai ? Cúc Xuyên xa lánh hay với Bạch Phụng xua đuổi chàng. Thôi thì Thái chấp nhận Lương Trinh, Lương Trinh thụ động, hiền hòa, dịu dàng.
Thái kéo Trinh vào mình…Trinh bỗng sợ hãi, tránh xa, gạt đẫy bàn tay Thái. Hình ảnh cử chỉ tàn bạo của Tôn Thúc Bảo góc nương chè Vị An thoáng hiện qua trí óc Trinh.
Thái tâm lý, chàng kiên nhẫn. Những cử chỉ thân thương, trìu mến, dịu dàng của Thái làm Trinh yên tâm, chịu đựng. Thái vừa là ân nhân vừa là người yêu của Trinh. Hơn năm nay, ngủ trong phòng Thái, hình dung Thái chiểm đóng tâm tư, giờ phút mong ước là đây. Thái đoái hoài, Trinh sẽ ở lại « trần thế », còn nếu Thái không chấp nhận…thì ít ngày nữa, Trinh sẽ mang con trở lại Phật đường. Đáng lẽ Trinh đi rồi, nhưng Trinh thương kính ông bà Nguyên Chính nên còn dùng dằng. Công việc doanh thương không quan trọng đối với Trinh.
Nay thấy Thái thương mến, Trinh sung sướng, rồi con tim dồn dập, đôi chân Trinh hé mở, Trinh dâng hiến người tình…
Bỗng Trinh khẽ thét kêu nhưng tiếng kêu cố giữ nơi cố họng rồi Trinh ôm ghì Thái. Trinh đôi mí khép đi vào một mộng mơ tươi đẹp, hy vọng tràn đầy.