watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Kiêu Hãnh Và Thành Kiến-CHƯƠNG 5 - tác giả Jane Austen Jane Austen

Jane Austen

CHƯƠNG 5

Tác giả: Jane Austen

Cách Longbourn (1) một khoảng đi bộ rất gần là nhà của ngài William Lucas. Hai gia đình Lucas và Bennet chơi với nhau rất thân. Ngài William trước kia sống ở Meryton và làm giàu bằng nghề buôn bán. Sau đó ngài được phong tước hiệp sĩ. Từ đó, sự khác biệt địa vị được ngài William cảm nhận một cách rõ ràng. Nó khiến ngài trở nên ghê tởm nghề nghiệp buôn bán cũ của mình (2) và nơi ngài đang cư ngụ là một thành phố nhỏ buôn bán hàng quán. Bởi vậy, ngài đã bỏ nghề và dọn gia đình tới sống ở một căn nhà cách thành phố Meryton một dặm, đặt tên căn nhà là Lucas Lodge. Nơi đây ngài có thể sống trong thế giới cao quý của riêng mình, không bị vướng bận vào nghề thương mại và có thể hoàn toàn chuyên tâm vào việc xã giao với những người chung quanh. Mặc dù rất hãnh diện với chức vị của mình, ngài William không hề biểu lộ tính kiêu kỳ hay khinh người. Ngược lại ngài vẫn tỏ ra quan tâm và ân cần với mọi người chung quanh. Với tính tình tự nhiên, không làm mất lòng ai, thân thiện và hay giúp đỡ người khác, cuộc phong tước ở cung điện St. James càng làm ngài trở nên lịch sự nhã nhặn.
Vợ của ngài William, phu nhân Lucas, là một người rất tốt và không quá khôn ngoan, láu lỉnh để có thể trở thành một người hàng xóm ngang tầm với bà Bennet. Gia đình ngài William có nhiều con, người con gái lớn Charlotte là một cô gái trẻ tế nhị, thông minh, chừng hai mươi bảy tuổi, cũng là bạn thân của Elizabeth.
Buổi sáng sau đêm khiêu vũ do làng tổ chức, những cô gái gia đình Lucas đến thăm những cô gái gia đình Bennet. Hai gia đình cảm thấy họ cần gặp mặt để bàn tán về đêm khiêu vũ. Bà Bennet nói một cách xã giao:
- Cháu bắt đầu đêm khiêu vũ cũng khá đó chứ, Charlotte. Cháu là người đầu tiên Bingley chọn.
- Đúng vậy, nhưng dường như anh ta thích người thứ hai hơn.
- Ồ, bác đoán cháu ám chỉ Jane bởi vì anh ta khiêu vũ với nó tới hai lần. Dường như anh ta ngưỡng mộ con bé lắm, mà bác cũng mong là vậy. Bác có nghe phong phanh vài điều liên quan ông tới Robinson nhưng bác không biết là việc gì.
- Có lẽ bác muốn nói về câu chuyện cháu nghe được giữa Bingley và ông Robinson. Cháu chưa kể cho bác nghe sao? Ông Robinson hỏi anh ta có thích hội đồng Meryton của chúng ta không, có nghĩ rằng có nhiều phụ nữ xinh đẹp ở trong phòng không và ai là người đẹp nhất. Anh chàng trả lời câu hỏi thứ ba ngay lập tức, “Ồ, không cần nghi ngờ gì, trưởng nữ gia đình Bennet là đẹp nhất, không ai phủ nhận được điều này”.
- Đúng y như lời của bác. Điều đó ai cũng phải công nhận. Thế nhưng cũng có thể nó sẽ không đi tới đâu, cháu biết đó.
- “Eliza, những gì tôi nghe được còn thú vị hơn”, Charlotte quay sang Elizabeth nói. “So sánh với anh bạn Bingley, những gì anh chàng Darcy đó nói thật không đáng để lắng nghe, đúng không? Tội nghiệp chị, chỉ được anh ta coi là “tàm tạm””.
- Bác xin cháu đừng nhồi nhét vào đầu óc Lizzy sự bực mình bằng cách nói về những cách cư xử không tốt của hắn ta. Hắn ta là một người đáng ghét, thật không may mới bị hắn thích. Bà Long nói với bác rằng hắn ta ngồi gần bà chừng nửa giờ đồng hồ mà không hề hở môi nói một lời.
- “Mẹ có chắc vậy không? Không nhầm lẫn chứ?”, Jane nói. “Con chắc chắn đã thấy Darcy nói chuyện với bà Long”.
- Ây dà, chỉ vì cuối cùng bà Long đã hỏi hắn có thích Netherfield không, hắn chẳng đừng mới trả lời, nhưng mà cách trả lời giống như là giận dữ vì bị ép phải nói chuyện.
- Em gái của Bingley có nói với con Darcy không có thói quen nói nhiều, ngoại trừ với những người mà anh ta quen thân. Với họ thì anh ta rất dễ thương.
- Mẹ không tin như vậy đâu con cưng. Nếu là một người dễ thương thì anh ta đã nói chuyện với bà Long rồi. Nhưng mẹ cũng đoán được lý do, mọi người ai cũng nói anh ta rất cao ngạo, và bằng cách nào đó không biết vì sao anh ta đã nghe được bà Long không sở hữu một chiếc xe ngựa, mà phải mướn xe ngựa đi dự khiêu vũ (3).
- “Cháu không để bụng chuyện anh ta không nói chuyện với bà Long, nhưng cháu mong anh ta đã khiêu vũ với Eliza”, Charlotte nói.
- Lizzy, nếu còn lần sau và nếu mẹ là con, mẹ sẽ không khiêu vũ với hắn.”
- Tin con đi mẹ. Con dám hứa với mẹ là con sẽ không bao giờ khiêu vũ với hắn ta.
- “Tính kiêu ngạo của anh ta”, Charlotte nói, “không làm tôi khó chịu mấy vì anh ta có lý do chính đáng để kiêu ngạo. Thử hỏi một thanh niên đẹp trai với gia đình, tài sản và mọi thứ như anh ta, anh ta có nên tự cao không. Nếu hỏi tôi, tôi xin nói rằng anh ta có quyền để kiêu ngạo”.
- “Điều đó rất đúng và tôi cũng có thể dễ dàng tha thứ cho tính kiêu ngạo của anh ta nếu như anh ta không làm mất thể diện của tôi”. Elizabeth trả lời.
Mary đưa ra lời nhận xét dựa theo những quan sát của mình:
- Tính kiêu hãnh là một nhược điểm thường tình. Dựa vào những gì đã đọc được, em tin rằng thông thường con
người ai cũng dễ có khuynh hướng kiêu hãnh. Trong số chúng ta, ít ai không có tính tự mãn về phẩm chất của mình, dù phẩm chất đó có thật hay chỉ do mình tưởng tượng. Kiêu ngạo và kiêu hãnh là hai tính cách khác biệt, mặc dù đôi khi hai chữ bị sử dụng giống nhau. Một người có thể kiêu hãnh nhưng không kiêu ngạo. Sự kiêu hãnh liên quan nhiều tới ý kiến của chúng ta tự nghĩ về chính bản thân mình. Còn sự kiêu ngạo là những ý kiến mà chúng ta muốn người khác nghĩ về mình.
Cậu con trai nhà Lucas, được các chị dẫn đi theo, la to:
- Nếu giàu có như Darcy, em sẽ không quan tâm mình kiêu ngạo thế nào. Em chỉ cần nuôi một đàn chó săn và uống một chai rượu mỗi ngày là đủ.
- “Như vậy thì uống cho đã đời vào, nếu bác thấy cháu làm như vậy, bác sẽ giật chai rượu đi ngay”, bà Bennet nói.
Cậu bé phản đối câu nói của bà Bennet nhưng bà tuyên bố mình sẽ nhất định làm như vậy. Hai người tiếp tục tranh luận cho đến khi cuộc thăm viếng chấm dứt.




Chú thích:

(1) Thời đó thay vì dùng số nhà làm địa chỉ thì người chủ nhà tự đặt tên cho căn nhà của mình.
(2) Trong khoảng thời gian này, nghề buôn bán thương mại không được coi trọng ở Anh. Trong xã hội phân biệt giai cấp ở Anh, tầng lớp quí tộc được coi là cao nhất, sau đó đến giai cấp chủ đất. Đôi khi những người làm thương mại giàu có hơn cả những chủ đất, tuy nhiên trong xã hội họ vẫn bị khinh thường.
(3) Chi phí để làm chủ một xe ngựa lên rất cao. Xe bốn ngựa càng đắt hơn xe hai ngựa. Do đó sở hữu một xe ngựa là biểu tượng của sự giàu có.
Kiêu Hãnh Và Thành Kiến
CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3
CHƯƠNG 4
CHƯƠNG 5
CHƯƠNG 6
CHƯƠNG 7
CHƯƠNG 8
CHƯƠNG 9
CHƯƠNG 10
CHƯƠNG 11
CHƯƠNG 12
CHƯƠNG 13
CHƯƠNG 14
CHƯƠNG 15
CHƯƠNG 16
CHƯƠNG 17
CHƯƠNG 18
CHƯƠNG 19
CHƯƠNG 20
CHƯƠNG 21
CHƯƠNG 22
CHƯƠNG 23
CHƯƠNG 24
CHƯƠNG 25
CHƯƠNG 26
CHƯƠNG 27
CHƯƠNG 28
CHƯƠNG 29
CHƯƠNG 30
CHƯƠNG 31
CHƯƠNG 32
CHƯƠNG 33
CHƯƠNG 34
CHƯƠNG 35
CHƯƠNG 36
CHƯƠNG 37
CHƯƠNG 38
CHƯƠNG 39
CHƯƠNG 40
CHƯƠNG 41
CHƯƠNG 42
CHƯƠNG 43
CHƯƠNG 44
CHƯƠNG 45
CHƯƠNG 46
CHƯƠNG 47
CHƯƠNG 48
CHƯƠNG 49
CHƯƠNG 50
CHƯƠNG 51
CHƯƠNG 52
CHƯƠNG 53
CHƯƠNG 54
CHƯƠNG 55
CHƯƠNG 56
CHƯƠNG 57
CHƯƠNG 58
CHƯƠNG 59
CHƯƠNG 60
CHƯƠNG KẾT
Tiểu sử nữ văn sĩ Jane Austen