B (3)
Tác giả: Nhóm biên soạn
bè
- 1 d. 1 Khối hình tấm gồm nhiều thân cây (tre, nứa, gỗ, v.v.) được kết lại, tạo thành vật nổi ổn định để chuyển đi hoặc dùng làm phương tiện vận chuyển trên sông nước. Thả bè trôi sông. Chống bè. Bè thì bè lim, sào thì sào sậy (tng.). 2 Đám cây cỏ kết lại, nổi trên mặt nước. Bè rau muống. 3 Nhóm người kết với nhau, thường để làm việc không chính đáng. Kết bè với nhau. ...Chẳng thèm chơi với những bè tiểu nhân (cd.). 4 Phần nhạc dùng cho một hoặc nhiều nhạc khí cùng loại trong dàn nhạc, hay cho một hoặc nhiều giọng cùng loại trong dàn hợp xướng. Biểu diễn một bản nhạc ba bè.
- 2 t. Có bề ngang rộng quá mức bình thường (thường nói về thân thể hoặc bộ phận của thân thể). Dáng người hơi bè. Cằm vuông bè. Ngang to bè bè.
bẻ
- đgt. 1. Gập lại làm cho đứt, gãy: bẻ gãy chiếc thước kẻ.
bẽ
- tt. Ngượng ngùng vì không được như ý và cảm thấy bị chê cười: Đi vay bị từ chối, bẽ quá.
bẽ bàng
- t. Đáng phải lấy làm hổ thẹn vì cảm thấy bị người ta cười chê. Duyên số bẽ bàng.
bé
- I. tt. 1. Có kích thước, thể tích không đáng kể hoặc kém hơn những cái cùng loại: Quả nào cũng bé cá lớn nuốt cá bé (tng.).
bé tí
- tt. Bé lắm: Mẩu bánh bé tí, đứa con còn bé tí.
bẹ
- 1 d. Bộ phận xoà rộng ra ở gốc lá của một số loại cây như ngô, chuối, cau, v.v., thường ôm lấy thân cây. Bẹ ngô. Bẹ cau.
- 2 d. (ph.). Ngô.
bẻm
- tt. Hay phát biểu ý kiến: Anh chàng ấy bẻm lắm.
bèn
- p. (dùng phụ trước đg.). (Làm việc gì) liền ngay sau một việc nào đó, nhằm đáp ứng một yêu cầu, chủ quan hay khách quan. Giận quá, bèn bỏ đi. Ưng ý, bèn mua ngay. Thấy không khí nặng nề quá, anh ta bèn nói đùa một câu.
bẽn lẽn
- tt. Rụt rè, thẹn thùng và có vẻ ngượng ngập: tính hay bẽn lẽn bẽn lẽn như con gái bẽn lẽn như gái mới về nhà chồng (tng.).
bén
- 1 tt. Nói dao sắc Bén như dao cau.
- 2 đgt. 1. Bắt lửa: Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén (tng) 2. Có tác dụng đến: Đào tiên đã bén tay Phàm (K) 3. Quen với: Mùi thiền đã bén muối dưa (K) 4. Bắt đầu biết: Quen hơi bén tiếng 5. Dính vào: Quần bén bùn.
bén mảng
- đg. (kng.). Lại gần nơi nào đó không phải là nơi để cho mình đến (hàm ý khinh). Hắn không dám bén mảng tới đây.
bén mùi
- đgt. 1. Quen mùi, ưa hợp mùi. 2. Quen, thích cái gì đó.
bẹn
- dt. Chỗ nếp gấp giữa đùi và bụng dưới: Đường lội, phải xắn quần đến tận bẹn.
beo
- 1 d. Thú dữ gần với báo nhưng nhỏ hơn, có bộ lông màu đỏ như lửa.
- 2 (ph.). x. véo.
- 3 t. (kết hợp hạn chế). Gầy tóp lại và nhăn nhúm. Bụng ỏng, đít beo.
bèo
- dt. Cây sống nổi trên mặt nước, rễ bung thành chùm, có nhiều loại khác nhau, thường dùng làm thức ăn cho lợn hoặc làm phân xanh: thả bèo băm bèo nấu cám nước chảy bèo trôi ao cạn, bèo xuống đất rẻ như bèo.
bèo bọt
- tt. Nhỏ mọn và lênh đênh: Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau (K).
béo
- 1 (ph.). x. véo.
- 2 t. 1 (Cơ thể động vật) có nhiều mỡ; trái với gầy. Béo như con cun cút. Vỗ lợn cho béo. 2 Có tính chất của mỡ, của dầu thực vật. Chất béo*. 3 (Thức ăn) có nhiều chất béo. Món xào béo quá. 4 (kng.). (Đất) có nhiều màu mỡ. Đất béo. 5 (kng.; kết hợp hạn chế). Có tác dụng nuôi béo. Chỉ béo bọn con buôn (b.). // Láy: beo béo (ý mức độ ít).
béo bở
- tt. Dễ mang lại nhiều lợi, dễ sinh lợi: món hàng béo bở chẳng béo bở gì.
bép xép
- đgt. Hay nói những điều cần giữ kín: Cán bộ quân sự tuyệt đối không được bép xép.
bẹp
- t. 1 (Vật có hình khối) bị biến dạng và thể tích nhỏ hẳn đi do tác động của lực ép. Quả bóng bẹp hết hơi. Cái nón bẹp. Vê tròn, bóp bẹp (tng.). 2 (dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Ở tình trạng mất hết khả năng vận động, tựa như bị ép chặt vào một nơi. Bị ốm, nằm bẹp ở nhà. Đè bẹp cuộc nổi loạn (b.).
bét
- 1 tt., thgtục 1. Mạt hạng, thấp kém nhất trong sự phân loại, đánh giá: đứng bét lớp Bét ra mỗi tháng cũng được vài trăm ngàn đồng. 2. Tồi tệ hết mức: Bài làm sai bét Công việc nát bét.
- 2 tt. (kết hợp hạn chế) Nát đến mức cao nhất: nát bét.
bét nhè
- tt. Nói say đến mức nói lung tung, lè nhè: Hơi đâu mà tiếp chuyện anh bét nhè ấy.
bê
- 1 d. Bò con.
- 2 đg. 1 Mang (thường là vật nặng) bằng hai tay đưa ra phía trước, không nhấc cao lên. Bê tảng đá. 2 (kng.). Đưa nguyên cái có sẵn vào trong nội dung của bài viết hay của bất kì công việc gì một cách sống sượng, không suy nghĩ. Bê khẩu hiệu vào thơ.
bê tha
- I. đgt. Ham chơi bời bậy bạ đến mức mất hết nhân cách: bê tha cờ bạc bê tha rượu chè, trai gái. II. tt. Bệ rạc, không đứng đắn: ăn mặc bê tha sống bê tha.
bê trễ
- đgt. Để công việc ứ đọng, kéo dài: Việc xây dựng bị bê trễ, vì những người phụ trách thiếu tinh thần trách nhiệm.
bề
- d. 1 Khoảng cách giữa hai cạnh, hai mặt hoặc hai đầu đối nhau của một hình, một vật, định khuôn khổ của hình hoặc vật ấy. Bề cao. Bề dày. Mỗi bề đo được bảy mét. Phong trào vừa có bề rộng vừa có bề sâu (b.). 2 Một trong các phía xung quanh, giới hạn phạm vi của một vật. Ba bề là nước. Bốn bề lặng ngắt. 3 (kết hợp hạn chế). Khía cạnh, phương diện của sự việc. Khổ cực trăm bề. Đời sống có bề dễ chịu hơn. Tiện bề làm ăn. Liệu bề khuyên bảo nó.
bề bộn
- tt. Nhiều và lộn xộn: nhà cửa bề bộn Trong đầu bề bộn những dự tính bề bộn, ngổn ngang bao tâm sự lo toan.
bề thế
- dt. Thế lực lớn lao: Bề thế cách mạng bắt đầu xây trên những chân vạc mới (TrBĐằng). // tt. Quan trọng, có ảnh hưởng lớn: Một công trình điêu khắc bề thế (NgTuân).
bề trên
- d. 1 Địa vị cấp trên, về mặt có uy quyền đối với cấp dưới. Lên giọng bề trên. Thái độ của người bề trên. 2 (thường viết hoa). Chúa Trời, theo cách gọi của người theo Kitô giáo, tỏ ý tôn kính. Nhờ ơn Bề Trên.
bể
- 1 dt., cũ Biển: bể bạc rừng vàng Rủ nhau xuống bể mò cua, Đem về nấu quả mơ chua trên rừng (cd.).
- 2 dt. Vật xây dựng có thể tích lớn để chứa chất lỏng: xây bể nước bể xăng.
- 3 đgt., đphg 1. Vỡ: bể chén Gương bể tan đập bể Bát bể đánh con sao đành (tng.) 2. Hư hỏng, đổ vỡ: làm ăn kiểu này chắc bể.
bể bơi
- dt. Nơi chứa nước để bơi lội: Xây bể bơi ngay trong khách sạn.
bể dâu
- d. (cũ; vch.). Bãi biển biến thành ruộng dâu; dùng để ví sự thay đổi của cuộc đời. Cuộc bể dâu.
bễ
- dt. Dụng cụ có ống thụt hơi vào lò cho lửa cháy: thụt bễ kéo bễ thổi lò.
bế
- đgt. Mang trên tay một đứa trẻ hay một con vật nhỏ: Con bế, con bồng, con dắt, con mang (cd); Cháu bế con mèo đi đâu rồi?.
bế mạc
- đg. (trtr.). Kết thúc hội nghị, khoá học, v.v. Lễ bế mạc. Diễn văn bế mạc. Hội nghị đã bế mạc.
bế tắc
- tt. Bị ngừng trệ, bí, không có lối thoát, không có cách giải quyết: Công việc đang bế tắc tư tưởng bế tắc thoát khỏi tình trạng bế tắc.
bệ
- 1 dt. Chỗ xây cao bằng đất, bằng gạch, bằng đá, để đặt vật gì đáng giá như pho tượng, như cỗ máy: Chưa nặn Bụt, đã nặn bệ (tng).
- 2 đgt. 1. Mang từ chỗ này sang chỗ khác một vật gì khá nặng: Bệ chậu hoa đào từ trong nhà ra sân 2. Đem một cái có sẵn áp dụng vào một trường hợp không thích đáng: Bệ nguyên xi một học thuyết lỗi thời vào trong giáo trình trường đại học.
bệ hạ
- d. Từ dùng để gọi vua một cách tôn kính khi nói với vua.
bệ rạc
- tt. Lôi thôi, thiếu quy củ, nền nếp, lộ rõ sự thiếu nhân cách trong lối sống: sống bệ rạc Nhà cửa quá bệ rạc.
bệ vệ
- tt. Có bộ dạng oai nghiêm, quan cách: Cứ bệ vệ ra vẻ ta đây (Ng-hồng).
bệch
- t. (Màu trắng) nhợt nhạt. Nước da bệch. Mặt trắng bệch ra. // Láy: bềnh bệch (ý mức độ ít).
bên
- dt. 1. Một trong hai nơi đối với nhau: bên phải bên trái mâu thuẫn bên trong. 2. Người hay tập thể ở về một phía, phân biệt với người hay tập thể ở phía khác: bên nội bên ngoại bên nguyên Hai bên cùng tồn tại. 3. Mặt, phương diện, phân biệt với mặt khác, phương diện khác: bên nghĩa bên tình Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn (Truyện Kiều). 4. Nơi kề cạnh, gần sát: làng bên ở bên sông. 5. (Cạnh, mặt) không phải cạnh đáy, mặt đáy của một hình: cạnh bên của tam giác mặt bên của lăng trụ.
bên bị
- dt. Người bị cáo trong cuộc tố tụng: Tòa án đã đòi bên bị đến để điều tra.
bên nguyên
- d. Phía, người đưa đơn kiện trước toà án, trong quan hệ với phía, người bị kiện (gọi là bên bị).
bền
- tt. 1. Chắc chắn, lâu hỏng: vải bền ăn chắc mặc bền (tng.) Của bền tại người (tng.). 2. Kiên định, khó thay đổi do hoàn cảnh, tác động từ bên ngoài: chỉ sợ lòng không bền ăn ở với nhau không bền bền gan quyết chí.
bền chí
- tt. Kiên nhẫn, dù khó khăn cũng không nản, không lùi, không nao núng: Toàn dân bền chí kháng chiến đến thắng lợi.
bền vững
- t. Vững chắc và bền lâu. Bền vững như bức thành đồng. Tình hữu nghị bền vững.
bến đò
- dt. Nơi dò ngang đỗ để lấy khách: Bước xuống bến đò, lòng càng luyến tiếc.
bến tàu
- d. 1 Nơi trong cảng có các công trình và thiết bị cho tàu thuỷ đỗ, hành khách lên xuống, xếp dỡ hàng hoá hoặc làm các việc phục vụ kĩ thuật cho tàu. 2 Cảng nhỏ.
bến xe
- dt. Công trình xây dựng ở các đầu mối giao thông, dùng cho xe khách đỗ để đón trả khách, có các dịch vụ phục vụ hành khách.
bện
- đgt. 1. Kết nhiều sợi thành thứ cần dùng: Bện thừng, Bện võng 2. Quấn quít ở bên: Đứa bé bện mẹ nó.
bênh
- 1 đg. 1 Làm cho vật nặng được nâng chếch lên. Dùng đòn bênh hòn đá. 2 Chếch lên vì mất cân bằng. Một đầu phiến gỗ bênh lên.
- 2 đg. Đứng về cùng phía để che chở hoặc chống chế. Mẹ bênh con. Bênh nhau chầm chập.
bênh vực
- đgt. Đứng về cùng phía với ai để che chở, bảo vệ, chống lại sự công kích, sự buộc tội hay sự xâm phạm từ phía khác, kẻ khác: bênh vực cán bộ cấp dưới của mình bênh vực người bị nạn bênh vực cho lẽ phải.
bềnh bồng
- đgt. Trôi nổi và nhấp nhô: Bềnh bồng mật nước chân mây (Tản-đà).
bếp
- 1 d. 1 Dụng cụ để đun nấu. Bếp lò. Bếp điện. Nhóm bếp. 2 Gian nhà làm nơi đặt bếp để nấu ăn. 3 Người đàn ông đi ở hoặc làm thuê chuyên việc nấu ăn thời trước. Làm bồi, làm bếp. Đầu bếp*. 4 (cũ). Đơn vị gia đình riêng lẻ, ăn cùng một bếp; hộ. Nhà này có hai bếp.
- 2 d. 1 (id.). Lính trong quân đội thời phong kiến (hàm ý coi trọng). 2 Binh nhất trong quân đội thời thực dân Pháp.
bếp núc
- dt. 1. Nơi nấu ăn nói chung: bếp núc sạch sẽ. 2. Công việc nấu ăn nói chung: lo chuyện bếp núc việc bếp núc. 3. Việc chuẩn bị tạo cơ sở với thủ thuật, tiểu xảo nhất định cho một nghề, một công việc nào đó: bếp núc của nhà văn trong bếp núc của công tác dịch thuật.
bết
- tt. 1. Có thứ gì dính vào thành một lớp khá dày: Giày bết bùn 2. Bận bịu nhiều công việc: Trong vụ mùa, chị ấy bết lắm.
bệt
- 1 (ph.). x. bết1.
- 2 p. (Ngồi hoặc nằm) sát xuống đất, xuống sàn, không kê lót gì ở dưới. Ngồi bệt xuống bãi cỏ.
bêu
- I. đgt. 1. Bày ra trước đông đảo mọi người để đe doạ hoặc làm nhục: Giặc giết người rồi bêu đầu ở chợ. 2. Làm lộ ra điều đáng xấu hổ: Càng nói nhiều, càng tự bêu mình. II. tt. Đáng xấu hổ, đáng nhục nhã: rõ bêu cái mặt Việc làm ấy bêu quá.
bêu xấu
- đgt. Làm cho người thân phải xấu hổ hay mang tiếng vì hành vi xấu xa, tội lỗi của mình: Tên phản quốc đã bêu xấu cha mẹ nó.
bệu
- t. Nhão thịt, không chắc thịt. Đứa bé bệu, không khoẻ. Béo bệu. // Láy: bều bệu (ý mức độ ít).
bi
- 1 dt. Viên hình cầu bằng chất cứng, dùng trong máy móc, trong trục quay hoặc làm đồ chơi trẻ con: mua bi xe đạp Trục quay bị trờn bi mua cho thằng bé mấy viên bi.
- 2 tt. 1. Thương cảm: Vở kịch vừa bi vừa hùng. 2. Bi quan, nói tắt: Cậu ấy nhìn đời bi lắm.
- Kí hiệu hoá học của nguyên tố bít-mút (bismuth).
bi ai
- tt. (H. bi: thương xót; ai: thảm thương) Buồn thảm, gợi lòng thương xót: Không có những giọng bi ai, những câu rên rỉ (ĐgThMai).
bi ca
- d. (vch.). Thơ trữ tình thể hiện nỗi buồn thảm, xót thương. Khúc bi ca.
bi đát
- tt. ở tình trạng hết sức đáng buồn: Tình hình thật là bi đát Hoàn cảnh của nó vô cùng bi đát.
bi kịch
- dt. (H. bi: thương xót; kịch: vở kịch) 1. Vở kịch tả nỗi đau thương của nhân vật: Những bi kịch của Corneille 2. Cảnh đau thương: Những bi kịch trong lịch sử hiện thời (ĐgThMai).
bi quan
- t. 1 Có cách nhìn nặng nề về mặt tiêu cực, không tin ở tương lai. Thái độ bi quan. Nhìn đời bằng cặp mắt bi quan. 2 (kng.). (Tình hình) khó cứu vãn, tuyệt vọng. Tình hình rất bi quan.
bi tráng
- tt. Vừa bi ai vừa hào hùng: bài ca bi tráng khúc nhạc bi tráng.
bì
- 1 dt. Bao để đựng: Bì gạo.
- 2 dt. 1. Mô bọc ngoài cơ thể động vật 2. Da của một số súc vật như lợn, bò có thể dùng làm thức ăn: Giò bì; Luộc bì làm nem.
- 3 dt. (thực) 1. Lớp ngoài của vỏ một số quả: Bì quả phật thủ 2. Vỏ của một vài thứ cây: Bì cây xoan.
- 4 dt. 1. Đồ chứa vật phải cân: Thùng dầu cân được 26 ki-lô, kể cả bì 2. (lí) Vật nặng đặt trên đĩa cân để được thăng bằng: Bì thay thế quả cân.
- 5 tt. Nói da mặt dày ra: Mặt cứ bì ra.
- 6 đgt. So sánh: Tài của anh ấy thì không ai bì kịp.
bì bõm
- đg. Từ mô phỏng tiếng lội nước, tiếng đập nước nhẹ và liên tiếp. Lội bì bõm. Bì bõm suốt ngày ngoài đồng. // Láy: bì bà bì bõm (ý mức độ nhiều).
bỉ
- đgt. Khinh để: Giỏi hơn ai mà dám bỉ người ta.
bỉ mặt
- đgt. Khinh, coi không ra gì: làm bỉ mặt bạn bè.
bí
- 1 dt. (thực) Loài cây song tử diệp cùng họ với bầu, quả dùng nấu canh và làm mứt: Hoa bí bò leo nở cánh vàng (Huy Cận); Cắt dây bầu, dây bí, chẳng ai cắt dây chị, dây em (cd).
- 2 tt. 1. Tắc, không thông: Bí tiểu tiện 2. Khó khăn, không có lối gỡ được: Cờ tiên nước bí, thơ tiên túng vần (BNT).
bí ẩn
- t. (hoặc d.). (Bên trong) có chứa đựng điều gì kín đáo, khó hiểu. Nụ cười bí ẩn. Khám phá bí ẩn của thiên nhiên (d.).
bí quyết
- dt. 1. Cái có được nhờ kinh nghiệm, có tác dụng đặc biệt, ít người biết được: bí quyết nghề nghiệp. 2. Cái quan trọng hàng đầu, có tác dụng quyết định: Bí mật, bất ngờ là bí quyết của thắng lợi.
bí thư
- dt. (H. bí: kín; thư: viết) 1. Thư kí riêng của một cán bộ cao cấp: Làm bí thư cho bộ trưởng 2. một người trong ban bí thư của một đảng: Hiện nay ông ấy là một bí thư của đảng cộng sản Việt-nam 3. Cán bộ ngoại giao ở một sứ quán, dưới tham tán: Anh ấy là bí thư thứ nhất của sứ quán ta ở Pháp Ban bí thư Tập thể những người đứng đầu ban chấp hành một đảng chính trị hoặc một tổ chức chính trị: Ban bí thư Đảng cộng sản Việt-nam.
bị
- 1 d. Đồ đựng đan bằng cói hay lác, có quai xách. Bị gạo.
- 2 I đg. Từ biểu thị chủ thể chịu sự tác động của việc không hay, hoặc là đối tượng của động tác, hành vi không lợi đối với mình. Bị tai nạn. Bị mất cắp. Nhà bị dột. Bị người ta chê cười.
- II d. (kết hợp hạn chế). Bên (nói tắt). Nguyên nói nguyên phải, bị nói bị hay (tng.). Xui nguyên giục bị*.
bị chú
- đgt. Giải thích thêm cho đầy đủ và rõ hơn: phần bị chú đọc các dòng bị chú.
bị động
- đgt, tt. Để cho tình thế lôi cuốn mà không biết cách phản ứng lại: Tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm (HCM).
bị thịt
- d. (thgt.). Ví người to xác mà đần độn. Đồ bị thịt (tiếng mắng).
bị thương
- đgt. (Cơ thể) không còn lành lặn, nguyên vẹn, mang thương tích, do tác động từ ngoài: Bom nổ làm nhiều người chết và bị thương.
bia
- 1 dt. Đích dùng để tập bắn: Nữ dân quân tập bắn bia.
- 2 dt. 1. Tấm đá có khắc công đức của một người hoặc kể lại một sự việc quan trọng trong nước hay ở một địa phương: Bia đá hay mòn, nghĩa chẳng mòn (Nguyễn Trãi) 2. Tấm đá ghi tên họ, chức vụ, ngày sinh và ngày chết của một người: Đi thăm mộ, tô lại cái bia của bố.
- 3 dt. (Pháp: bière) Thứ rượu nhẹ chế bằng mộng lúa và hoa bia: Trong nước đã sản xuất nhiều bia, thế mà người ta còn nhập bia ngoại.
bia miệng
- d. Tiếng xấu để lại ở đời. Trăm năm bia đá thì mòn, Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ (cd.).
bìa
- dt. 1. Tờ giấy dày hoặc vật nào đó đóng ngoài quyển sách, vở: Sách đóng bìa cứng bọc bìa cẩn thận. 2. Giấy dày, khổ lớn dùng để làm bìa sách vở, vỏ hộp, v.v.: mua mấy tấm bìa. 3. Phần ngoài cây gỗ rọc để loại đi: Gỗ bìa thì dùng làm củi đun. 4. Từng tấm đậu phụ: mua mấy bìa đậu. 5. Phía ngoài, mép ngoài: bìa làng bìa rừng.
bịa
- đgt. Đặt ra một chuyện không có thực: Bịa chuyện nói xấu người khác.
bích ngọc
- d. (cũ; id.). Ngọc bích.
bịch
- 1 dt. 1. Đồ đựng đan bằng tre, nứa, có hình trụ, to hơn bồ: bịch thóc Thóc đầy bồ đầy bịch. 2. đphg Túi, bao, bọc: bịch kẹo.
- 2 I. tt. Tiếng rơi, tiếng đập của vật nặng vào bề mặt thường là mềm: nhảy bịch một cái đấm bịch một cái. II. đgt. Đấm mạnh vào người: bịch vào ngực bịch cho một trận.
biếc
- tt. Xanh thẫm: Rừng thu từng biếc chen hồng (K).; Một dòng nước biếc, cảnh leo teo (HXHương).
biếm
- đgt. Giáng chức (cũ): Nguyễn Công Trứ là một ông quan đã từng bị biếm.
biếm họa
- biếm hoạ d. Tranh châm biếm gây cười. Bức biếm hoạ.
biên
- 1 dt. Phần sát cạnh một số bề mặt: Bóng ra ngoài biên trọng tài biên biên vải.
- 2 (F. bielle) dt. Bộ phận máy nối pít-tông với trục động cơ nhiệt, dùng để truyền một chuyển động hoặc biến đổi một chuyển động thẳng tuần hoàn thành chuyển động tròn.
- 3 đgt. Viết, ghi chép: biên địa chỉ.
biên bản
- dt. (H. biên: ghi; bản: bản viết) 1. Giấy ghi chép quá trình xảy ra hoặc kết quả điều tra một sự việc: Công an đã lập biên bản 2. Tờ ghi chép quá trình diễn biến của một buổi họp hoặc của một hội nghị: Ban thư kí đã ghi biên bản buổi thảo luận.
biên giới
- d. Chỗ hết phần đất của một nước và giáp với nước khác. Biên giới Việt - Lào.
biên lai
- dt. Giấy mà người nhận ghi lại cho người giao nộp để xác nhận số tiền, vật nào đó đã được giao: biên lai thu thuế biên lai nhận hàng quyển biên lai viết biên lai.
biên tập
- đgt. (H. biên: ghi; tập: thu thập) 1. Thu thập tài liệu để biên soạn: Dày công biên tập trước khi viết bộ sử 2. Sửa soạn các bài đăng báo: Bài báo đã được biên tập công phu Ban biên tập Tập thể người phụ trách việc biên tập một tờ báo hay một tạp chí: Ban biên tập báo Nhân dân.
biền biệt
- t. Không để lại, không có tin tức gì cả. Đi biền biệt. Tin tức cứ biền biệt.
biển
- 1 dt. 1. Vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt Trái Đất: rộng như biển cá biển biển bạc rừng vàng. 2. Phần đại dương ven lục địa được ngăn cách bởi đảo hay đất liền: biển Đông biển Đen. 3. Khối lượng nhiều, đông đảo, ví như biển: chìm trong biển lửa Biển người dự mít tinh chiến lược biển người.
- 2 dt. 1. Tấm gỗ, sắt hay bằng vật liệu nào đó, trên có chữ hoặc hình vẽ, đặt ở chỗ mọi người dễ thấy: biển quảng cáo biển xe thuê kẻ biển. 2. Phiến gỗ mỏng hình chữ nhật, có khắc chữ do vua ban: cờ biển cân đai.
biển lận
- tt. (H. biển: hẹp; lận: hà tiện) Keo kiệt và gian tham: Con người biển lận ấy làm gì có bạn.
biển thủ
- đg. Lấy cắp tài sản công mà mình có trách nhiệm coi giữ. Tội biển thủ công quỹ.
biến
- I. đgt. 1. Thay đổi khác đi, thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác: biến sắc mặt biến không thành có Nước biến thành hơi. 2. Đột nhiên không thấy nữa, không để lại dấu vết gì: ông bụt biến mất Chiếc đồng hồ biến mất lúc nào. II. pht. Với mức độ rất nhanh, không thấy, không hay biết được: chạy biến đi giấu biến mất chối bay chối biến. III. dt. 1. Việc bất ngờ, thường là không hay: đề phòng có biến lúc gặp biến phải bình tĩnh. 2. Đại lượng có thể lấy giá trị bất kì, dùng để xác định trạng thái của một hệ vật lí: biến thay đổi làm cho hàm thay đổi theo.
biến chất
- tt. (H. biến: thay đổi; chất: phẩm chất) 1. Không còn giữ được nguyên chất: Rượu đã biến chất 2. Không còn giữ được phẩm chất tốt: Tẩy trừ những phần tử xấu, những phần tử biến chất (Trg-chinh).
biến chứng
- I d. Hiện tượng bệnh lí mới phát sinh thêm trong quá trình mắc bệnh, làm cho bệnh phức tạp và nặng hơn. Viêm phổi thường là biến chứng của cúm.
- II đg. Gây ra . Bệnh thấp khớp đã biến chứng vào tim.
biến cố
- dt. 1. Sự kiện xảy ra gây ảnh hưởng lớn và có tác động mạnh đến đời sống xã hội, cá nhân: biến cố lịch sử gây những biến cố lớn. 2. Việc xảy ra có tính ngẫu nhiên: đề phòng các biến cố trong quá trình vận hành.
biến động
- đgt. (H. biến: thay đổi; động: hoạt động) Thay đổi lớn có ảnh hưởng đến môi trường chung quanh: Cuộc sống muôn màu muôn vẻ luôn luôn biến động (Trg-chinh). // dt. Sự thay đổi lớn: Có thể có những biến động lớn (VNgGiáp).
biến thể
- d. Thể đã biến đổi ít nhiều so với thể gốc. Biến thể của âm vị. Thơ lục bát biến thể.
biến thiên
- 1 dt. Sự thay đổi lớn lao: những biến thiên trong lịch sử.
- 2 đgt. (Các biến trong toán học) thay đổi giá trị.
biện bạch
- đgt. (H. biện: xét rõ; bạch: rõ ràng) Trình bày rành mạch mọi lẽ để thanh minh hoặc bào chữa: Anh ấy đã biện bạch để người ta khỏí hiểu lầm; Quyết ngay biện bạch một bề (K).
biện chứng
- t. 1 Hợp với quy luật khách quan của sự vật là luôn luôn vận động và phát triển. Sự phát triển biện chứng. 2 Hợp với phép biện chứng, dựa trên phép biện chứng. Hiểu một cách biện chứng. Cách lập luận rất biện chứng.
biện hộ
- đgt. 1. Bênh vực, bào chữa cho đương sự ở trước toà án. 2. Bênh vực, bào chữa cho cái đang bị lên án: biện hộ cho hành động sai trái của mình càng biện hộ, càng bộc lộ bản chất xấu xa của mình.
biện minh
- đgt. (H. biện: xét rõ; minh: sáng) Giải thích cho rõ ràng phải, trái: Có đủ lí lẽ để biện minh cho hành động của mình.
biện pháp
- d. Cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Biện pháp hành chính. Biện pháp kĩ thuật. Có biện pháp đúng.
biếng
- tt. 1. Lười, trễ nải, không chịu làm: biếng học. 2. Không thiết làm việc gì đó, do mệt mỏi hay chán chường: Thằng bé biếng ăn Nó mệt hay sao mà biếng chơi lắm.
biếng nhác
- tt. Lười: Làm việc thì lờ mờ, học hành thì biếng nhác (HCM).
biết
- đg. 1 Có ý niệm về người, vật hoặc điều gì đó, để có thể nhận ra được hoặc có thể khẳng định được sự tồn tại của người, vật hoặc điều ấy. Biết mặt, nhưng không biết tên. Báo cho biết. Ăn chưa biết ngon. Thức lâu mới biết đêm dài... (cd.). 2 Có khả năng làm được việc gì đó, có khả năng vận dụng được, do học tập, luyện tập, hoặc có khi do bản năng. Biết bơi. Biết nhiều nghề. Biết tiếng Pháp. Biết cách ăn ở. Trẻ sinh ra đã biết bú. 3 Nhận rõ được thực chất hoặc giá trị để có được sự đối xử thích đáng. Biết người biết của*. Đường dài mới biết ngựa hay (tng.).
biết ơn
- đgt. Hiểu sâu sắc và ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình: tỏ lòng biết ơn biết ơn người đã cứu giúp mình qua cơn nguy biến.
biết ý
- đgt. Hiểu được ý định làm gì của ai: Tôi biết ý anh ấy muốn đến phỏng vấn ông.
biệt
- I đg. (id.; thường vch.). Rời, lìa người hoặc nơi nào đó có quan hệ gắn bó thân thiết, để bắt đầu sống xa nhau. Ra đi, biệt xóm làng. Tạm biệt*.
- II t. Không để lại dấu vết hoặc tin tức gì cả. Đi một năm không có thư về. Từ dạo ấy biệt tin. Giấu biệt đi. ...Gửi thư thư biệt, gửi lời lời bay (cd.). // Láy: biền biệt (x. mục riêng).
biệt danh
- dt. Tên riêng khác với tên vốn có: gọi theo biệt danh có nhiều biệt danh khác nhau.
biệt hiệu
- dt. (H. hiệu: tên gọi) Tên riêng không giống tên gọi hằng ngày: Cụ Phan Bội Châu có biệt hiệu là Sào-nam.
biệt kích
- I d. Người thuộc lực lượng vũ trang đặc biệt, được biên chế và trang bị gọn nhẹ, hoạt động phân tán, chuyên làm nhiệm vụ lọt vào vùng của đối phương để hoạt động phá hoại, quấy rối. Tung gián điệp, biệt kích.
- II đg. Đánh bất ngờ vào vùng của đối phương nhằm phá hoại, quấy rối. Đề phòng địch , tập kích.
biệt tài
- dt. Tài năng đặc biệt, hiếm thấy: có biệt tài biệt tài về âm nhạc.
biệt thự
- dt. (H. thự: nhà ở nông thôn) Nhà riêng ở bãi biển, ở trên núi hoặc ở nông thôn, dùng làm nơi nghỉ ngơi: Xây khu biệt thự nay là khu các sứ quán (HgĐThuý).
biệt xứ
- t. Xa hẳn xứ sở của mình. Đi đày biệt xứ.
biểu
- 1 I. dt. Bảng ghi hạng mục, số hiệu hay những thông số khác: lập biểu biểu thuế. II. dt. Bài văn của thần dân dâng lên vua để chúc mừng, tạ ơn hoặc bày tỏ nguyện vọng, viết theo lối văn tứ lục biền ngẫu, mỗi câu ngắt thành hai đoạn 4-6 hoặc 6-4 và có vế đối ở từng cặp câu: dâng biểu biểu trần tình sớ biểu.
- 2 đgt., đphg Bảo: Ba đã biểu rồi mà con không chịu nghe lời.
biểu diễn
- đgt. (H. biểu: bày ra ngoài; diễn: trình bày) 1. Trình bày văn nghệ trước quần chúng: Biểu diễn một điệu múa 2. Ghi bằng hình vẽ hoặc kí hiệu: Biểu diễn hàm số bằng đồ thị.
biểu hiện
- I đg. 1 Hiện rõ hoặc làm hiện rõ ra bên ngoài (nói về cái nội dung trừu tượng bên trong). Hành động biểu hiện phẩm chất con người. Mâu thuẫn biểu hiện dưới nhiều hình thức. 2 Làm cho thấy rõ bằng phương tiện nghệ thuật. Âm nhạc dùng âm thanh để biểu hiện cuộc sống. Phương pháp biểu hiện của văn học.
- II d. Cái ra ở bên ngoài. Coi thường chi tiết là biểu hiện của bệnh sơ lược. Biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân.
biểu lộ
- đgt. Thể hiện ra ngoài, để lộ ra ngoài: biểu lộ tình cảm biểu lộ sự đồng tình, đồng ý.
biểu ngữ
- dt. (H. biểu: tỏ ra; ngữ: lời) Tấm băng có viết khẩu hiệu căng ở nơi công cộng hoặc đem đi biểu tình: Trước cổng trường có căng biểu ngữ: "Tiên học lễ, hậu học văn".
biểu quyết
- đg. Tỏ ý kiến để quyết định một công việc chung nào đó, trong hội nghị, bằng cách bỏ phiếu hoặc giơ tay,... Đại hội biểu quyết tán thành. Đại biểu dự thính không có quyền biểu quyết. Lấy biểu quyết (lấy ý kiến biểu quyết bằng tay).
biểu tình
- đgt. Tụ họp với nhau lại hoặc diễu hành trên đường phố để biểu thị ý chí, nguyện vọng hoặc biểu dương lực lượng, thường nhằm mục đích gây sức ép gì đó: biểu tình đòi chấm dứt chiến tranh biểu tình chống khủng bố.
biếu
- đgt. Tặng một cách lịch sự hoặc lễ phép: Tôi biếu chị quyển sổ chép bài hát của tôi (NgĐThi).
bìm bìm
- d. Cây leo, hoa hình phễu màu trắng hoặc tím xanh, thường mọc leo ở các bờ rào.
bịn rịn
- tt. Dùng dằng, lưu luyến, không dứt ra được vì nặng tình, nặng nghĩa giữa kẻ ở người đi: phút chia tay bịn rịn Cũng đừng bịn rịn lôi thôi, Mẹ con sớm liệu về nơi quê nhà (Nhị độ mai).
binh
- 1 dt. Quân lính: Binh hùng tượng mạnh (tng) 2. Việc quân sự: Việc binh quí ở thần tốc.
- 2 đgt. (cn. bệnh) Che chở và đứng hẳn về phía người nào: Mẹ cứ binh con chằm chặp.
binh bị
- d. Các thứ vũ khí, trang bị và khí tài dùng vào mục đích chiến tranh (nói tổng quát). Tăng cường binh bị. Tài giảm binh bị.
binh biến
- dt. Cuộc nổi dậy vũ trang của một tập đoàn sĩ quan và binh sĩ hoặc một số đơn vị quân đội chống lại chính quyền hay người chỉ huy nhằm thực hiện một mục đích chính trị nhất định, có ý nghĩa tiến bộ hay phản động tuỳ thuộc vào tính chất và mục đích của lực lượng nổi dậy đó: Lính giặc làm binh biến Cuộc binh biến bị thất bại.
binh chủng
- dt. (H. chủng: loại) Từng loại tổ chức bộ đội, có nhiệm vụ đặc biệt: Các quân chủng, binh chủng của quân đội nhân dân (VNgGiáp).
binh lực
- d. Số quân trực tiếp tham gia chiến đấu. Tập trung binh lực. Ưu thế binh lực.
binh pháp
- dt. Hệ thống tri thức về những vấn đề lí luận quân sự nói chung và phương pháp tác chiến nói riêng.
binh sĩ
- dt. (H. sĩ: sĩ quan) Binh lính và sĩ quan; Quân đội nói chung: Trần Hưng-đạo rất mực thương yêu binh sĩ.
binh xưởng
- Nh. Binh công xưởng.
bình
- 1 dt. Đồ dùng bằng sứ, bằng sành, bằng thuỷ tinh hay bằng kim loại để đựng chất lỏng: Dẫu sao bình đã vỡ rồi (K).
- 2 dt. Bình phong nói tắt: Vâng lời ra trước bình the vặn đàn (K).
- 3 tt. Trung bình, dưới dạng ưu, trên hạng thứ: Thi đỗ hạng bình.
- 4 tt. Thái bình nói tắt: Thời bình.
- 5 đgt. Nói một tập thể bàn bạc, cân nhắc để xét giá trị và lựa chọn: Đưa ra bình, để bầu chiến sĩ thi đua.
- 6 đgt. Đọc một bài văn trước một số đông để mọi người thưởng thức: Buổi bình văn trong nhà trường nho giáo.
bình an
- (cũ). x. bình yên.
bình dân
- I. dt. 1. Người dân thường: phân biệt giữa kẻ quyền quý và bình dân. 2. Bình dân học vụ, nói tắt: lớp bình dân. II. tt. 1. Của tầng lớp bình dân, dành cho tầng lớp bình dân: văn chương bình dân quán cơm bình dân. 2. Giản dị, không sang trọng, kiểu cách: tác phong bình dân một con người rất bình dân.
- (xã) tên gọi các xã thuộc h. Kim Thành (Hải Dương), h. Vân Đồn (Quảng Ninh).
bình đẳng
- tt. (H. bình: đều nhau; đẳng: thứ bậc) Ngang hàng nhau về địa vị, về quyền lợi: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng (HCM).
bình định
- đg. Dẹp yên giặc giã hoặc những cuộc nổi dậy.
bình luận
- đgt. Bàn và nhận xét, đánh giá về vấn đề gì đó: bài bình luận bình luận thời sự quốc tế bình luận sâu sắc.
bình minh
- dt. (H. bình: yên ổn; minh: sáng) Lúc mặt trời mới mọc: Rộn rịp bình minh một chuyến phà (Huy Cận).
bình nguyên
- d. (cũ). Đồng bằng.
bình phục
- 1 đgt. (Cơ thể) trở lại bình thường như cũ, sau trận ốm đau hoặc thương tích: Sức khoẻ đã bình phục chưa biết bao giờ bình phục.
- 2 (xã) h. Thăng Bình, t. Quảng Nam.
bình thản
- tt. (H. bình: yên ổn; thản: bằng phẳng) Tự nhiên như thường, không bối rối, không nao núng: ở trong chiến hào hay ở trên mâm pháo, người chiến sĩ hồn nhiên, bình thản, vui vẻ, phấn khởi (PhVĐồng).
bình thường
- t. 1 Không có gì khác thường, không có gì đặc biệt. Sức học bình thường. Thời tiết bình thường. 2 (dùng làm phần phụ trong câu). Thường ngày. Bình thường anh ta vẫn dậy sớm.
bình tĩnh
- tt. Luôn giữ được thái độ bình thường, làm chủ được hành động, không hốt hoảng, không luống cuống, không nóng vội: luôn luôn bình tĩnh trước nguy hiểm tỏ ra rất bình tĩnh thái độ bình tĩnh.
bỉnh bút
- đgt. (H. bỉnh: cầm; bút: bút) Cầm bút: Lỗi đó không phải do người bỉnh bút. // dt. Biên tập viên của một tờ báo: Ông ấy là một nhà bỉnh bút nổi danh.
bịnh
- (ph.). x. bệnh.
bịp
- đgt. Dùng những mánh khoé gian xảo để đánh lừa người khác: bị chúng nó bịp mất hết tiền cờ gian bạc bịp (tng.) không bịp được ai.
bít
- 1 dt. (Anh: bit) Từ tin học chỉ đơn vị thông tin nhỏ nhất: Bít chỉ có thể có một trong hai giá trị 0 hoặc 1.
- 2 đgt. 1. Nhét vật gì vào một cái khe: Bít khe cửa cho khỏi có gió lọt vào 2. Làm cho tắc, không thông: Thương nhau sao bít đường đi lối về (cd).
bít tất
- d. Đồ dệt hoặc đan bằng sợi, len, nylon, v.v., dùng mang ở chân.
bịt
- đgt. 1. Làm cho chỗ hở trở nên kín lại: lấy vải bịt miệng hũ bịt lỗ rò. 2. Làm cho mất hết đầu mối, không còn sơ hở để giấu kín sự việc, không cho lộ ra: bịt dư luận giết các nhân chứng để bịt đầu mối. 3. Dùng kim khí để bọc, viền xung quanh: bịt răng vàng đầu gậy bịt bạc. 4. Chít, trùm phủ khăn cho kín: bịt khăn lên đầu cho ấm.
bịt bùng
- tt. Kín mít: Hơi độc bịt bùng mây núi Ngự (PhBChâu).
bìu
- d. Phần lồi mềm ở mặt ngoài cơ thể (thường là ở phía trước cổ người bị bệnh bướu cổ).
bìu dái
- dt. Bọc chứa tinh hoàn.
bĩu môi
- đgt. Như Bĩu: Hễ nói đến việc gả chồng là nó bĩu môi; một cái bĩu môi kín đáo in trên mép dày của người thiếu nữ (NgHTưởng).
bíu
- đg. Bám vào bằng cách nắm chặt lấy. Bíu cành cây để khỏi ngã.
bò
- 1 dt. Động vật to, chân cao có hai móng, sừng tròn và ngắn, lông thường màu vàng, nuôi để kéo cày, kéo xe, lấy sữa, ăn thịt: nuôi bò chăn bò yếu trâu còn hơn khoẻ bò (tng.) Đồng chiêm xin chớ nuôi bò, Ngày đông tháng giá bò dò làm sao (cd.).
- 2 dt. Đơn vị đong lường trong dân gian, có lượng hạt rời vừa đầy một hộp sữa bò; bơ: vay vài bò gạo.
- 3 đgt. 1. (Động vật) di chuyển thân thể áp xuống bề mặt, bằng cử động toàn thân hoặc chân rất nhỏ: rắn bò lổm ngổm như cua bò. 2. (Người) di chuyển ở tư thế nằm sấp bằng cử động cả chân lẫn tay: Ba tháng biết lẫy, bẩy tháng biết bò Chưa tập bò đã lo tập chạy (tng.). 3. (Cây) vươn dài trên bề mặt hoặc vật gì: Mướp bò lên giàn Dây bìm bìm bò lên bờ giậu. 4. Di chuyển một cách chậm chạp, ì ạch: Chiếc xe bò lên dốc.
bò cạp
- dt. (động) Loài tri thù thân gồm ba phần, phần cuối dài thành hình đuôi năm đốt, có gai nhọn chứa nọc độc: Bị bò cạp đốt, rất đau.
bò sát
- d. Lớp động vật có xương sống, thân phủ vảy, thở bằng phổi, chuyển dịch bằng cách bò sát đất, gồm rùa, thằn lằn, rắn, cá sấu, v.v.
bỏ
- đgt. 1. Để vào đâu với mục đích nào đó: bỏ mì chính vào canh bỏ tiền vào ống. 2. Đưa ra dùng với mục đích nào đó: bỏ vốn kinh doanh bỏ nhiều công sức. 3. Để vào trạng thái không hay: bỏ quên chiếc mũ ruộng bỏ hoang công trình bỏ dở. 4. Để rời ra, không mang trên người: bỏ mũ ra bỏ giày dép mà lội. 5. Cho rơi xuống, buông xuống với mục đích nào đó: Máy bay bỏ bom bỏ màn đi ngủ. 6. Lìa ra, rời hẳn ra: Bỏ quê ra đi bỏ của chạy lấy người (tng.). 7. Không thu nhận, loại ra, coi như không có giá trị: bỏ hạt lép ra vứt bỏ. 8. Thôi hẳn, không còn tiếp tục nữa: bỏ thuốc lá bỏ rượu Do hoàn cảnh khó khăn, nhiều em phải bỏ học. 9. Không quan tâm nữa, cắt đứt quan hệ: bỏ vợ bỏ bạn trong cơn hoạn nạn. 10. Chết, theo cách nói né tránh sự đau thương: Sao anh nỡ bỏ em đi lúc còn trẻ như thế!
bỏ bê
- đgt. Không trông nom, gây kết quả xấu: Bỏ bê công việc.
bỏ dở
- đgt. Đương làm việc gì, bỗng không làm nữa: Người đàn bà bỏ dở câu chuyện (Ng-hồng).
bỏ hoang
- đg. (Ruộng đất) bỏ không trồng trọt, không sử dụng đến trong một thời gian dài. Ruộng đất bị bỏ hoang.
bỏ lỡ
- đgt. Không lợi dụng được một dịp may: Ta bỏ lỡ cơ hội đánh địch (VNgGiáp).
bỏ phiếu
- đg. Dùng phiếu tỏ sự lựa chọn hay thái độ của mình trong cuộc bầu cử hoặc biểu quyết. Bỏ phiếu cho người xứng đáng.
bỏ tù
- đgt. Tống vào tù; tống giam: bị bắt bỏ tù.
bõ
- 1 dt. 1. Người đầy tớ già (cũ): Người bõ già của Trần Quốc Toản 2. Người coi sóc nhà thờ Thiên chúa giáo: Ông bõ luôn luôn quan tâm đến đời sống của linh mục.
- 2 đgt. Bù lại; Đáng với: Vinh hoa bõ lúc phong trần (K).
bõ công
- đgt. Đền bù lại công sức: Bõ công rày viếng lại mai thăm (PhBChâu); Lấy chồng cho đáng tấm chồng, bõ công trang điểm má hồng răng đen (cd).
bó
- I đg. 1 Làm cho nhiều vật rời được giữ chặt lại với nhau bằng dây buộc. Lúa đã bó xong. 2 Bọc chặt. Chiếc áo bó sát lấy thân. 3 Buộc và cố định chỗ xương bị gãy. Bó bột (thạch cao). 4 (kết hợp hạn chế). Bao thành một vành xung quanh. Hàng gạch bó hè. Thềm nhà bó đá. 5 Giữ lại, kìm lại trong phạm vi chật hẹp, không cho tự do hoạt động. Cái khó bó cái khôn (tng.). Bó cẳng*.
- II d. Toàn bộ nói chung những vật rời được lại với nhau. Một bó hoa. Bó đuốc.
bó buộc
- đgt. Kìm giữ trong phạm vi hạn hẹp, không được tự do hành động: hoàn cảnh bó buộc.
bó gối
- trgt. Như bó giò: Ngồi bó gối, lưng tựa vào vách (Ng-hồng).
bó thân
- đgt. Chịu phải phục tòng: Bó thân về với triều đình, hàng thần lơ láo, phận mình ra sao (K).
bọ
- 1 d. (ph.). Cha (chỉ dùng để xưng gọi).
- 2 d. 1 Sâu bọ ở dạng trưởng thành. Giết bọ cho chó. 2 Giòi. Mắm có bọ.
bọ chét
- dt. Bọ thân dẹp, sống kí sinh trên mình một số loài thú như chó, mèo, chuột.
bọ hung
- dt. (động) Bọ có cánh cứng, to bằng ngón chân cái, màu đen: Bọ hung thường sống trong các đám phân trâu bò.
bọ ngựa
- d. Bọ màu xanh, biết bay, bụng to và có hai càng giống như hai lưỡi hái, sống trên cây, ăn sâu bọ.
bọ rầy
- dt. Bọ hại lúa gây tác hại nghiêm trọng, chích hút trực tiếp làm lúa chết khô và là môi giới truyền bệnh vi rút hại lúa.
bóc
- đgt. 1. Bỏ vỏ ngoài đi: Bóc quả cam 2. Xé phong bì: Bóc thư 3. Tháo đi: Bóc đường ray tàu điện. // tt. Không còn vỏ nữa: Trắng như trứng gà bóc.
bóc lột
- đg. 1 Chiếm đoạt thành quả lao động của người khác bằng cách dựa vào quyền tư hữu về tư liệu sản xuất hoặc vào quyền hành, địa vị. Giai cấp bóc lột. Chế độ người bóc lột người. 2 (kng.). Ăn lãi quá đáng; lợi dụng quá đáng. Bị bọn con buôn bóc lột.
bọc
- 1 I. đgt. 1. Gói kín, bao kín để che giữ hoặc tiện mang đi: bọc quyển vở lấy tờ giấy bọc lại. 2. Bao quanh: xây tường bọc quanh nhà Luỹ tre bọc quanh làng. II. dt. 1. Gói to mang theo người: bọc hành lí mang theo bọc quần áo. 2. Vỏ bao ngoài cái chăn: mua vải may cái bọc chăn. 3. Túi chứa thai hoặc trứng: Bà âu Cơ đẻ ra một bọc có trăm trứng.
- 2 đgt. Đi vòng: bọc phía sau nhà.
bói
- 1 đgt. Đoán về quá khứ và tương lai theo dị đoan: Bói ra ma, quét nhà ra rác (tng).
- 2 đgt. Tìm một cách khó khăn (dùng trong câu phủ định): Bói đâu ra hoa sen trong mùa rét.
- 3 đgt. Nói cây ra quả lần đầu tiên: Cây mít nhà tôi năm nay mới bói.
bói cá
- d. Chim sống ở gần nước, mỏ dài, lông xanh, ngực nâu, hay nhào xuống nước để bắt cá.
bom
- 1 (F. bombe) dt. 1. Vũ khí có sức công phá lớn, thường được ném phóng từ máy bay, vỏ thường bằng kim loại giòn, chứa thuốc nổ, thuốc gây cháy hoặc chất độc hoá học, vi trùng gây dịch bệnh... 2. Vật có hình thù hoặc có chứa chất được nén, giống như quả bom: một bom bia hơi mới lấy từ nhà máy.
- 2 (F. pomme) dt., đphg Trái táo tây: gọt trái bom mời khách ăn.
bom đạn
- dt. (Bom và đạn là những vũ khí giết người) Chiến tranh: Xông pha nơi bom đạn.
bom hóa học
- bom hoá học d. Bom sát thương và gây nhiễm độc bằng chất độc hoá học.
bom khinh khí
- dt. Bom dùng nguyên lí phản ứng tổng hợp của những hạt nhân hi-đrô, kèm theo quá trình giải phóng những năng lượng rất lớn, có sức tàn phá lớn gấp nhiều lần bom nguyên tử; còn gọi là bom H.
bom nguyên tử
- dt. Thứ bom dựa trên nguyên lí phản ứng tan vỡ của hạt nhân nguyên tử nặng, giải phóng những năng lượng rất lớn: Bom nguyên tử có sức phá hoại và sát thương ghê gớm.
bỏm bẻm
- t. (thường dùng phụ cho đg.). Từ gợi tả kiểu nhai lâu, thong thả, miệng không mở to. Miệng nhai trầu bỏm bẻm.
bõm
- tht. Tiếng một vật nhỏ mà nặng rơi xuống nước: Những quả sung rơi bõm xuống ao.