N (1)
Tác giả: Nhóm biên soạn
na
- 1 d. Cây ăn quả, vỏ quả có nhiều mắt, thịt quả trắng, mềm, ngọt, hạt màu đen. Na mở mắt (sắp chín, kẽ giữa các mắt mở rộng ra). Răng đen hạt na.
- 2 đg. (kng.). Mang theo người một cách lôi thôi, vất vả. Na cả một bị nặng, không bước đi được. Na theo lắm thứ linh tinh.
- Kí hiệu hoá học của nguyên tố natrium (natri).
na ná
- tt. Gần giống, trông tựa như nhau: Hai anh em na ná giống nhau.
na pan
- na-pan dt (Pháp: napalm) Chất xăng đông đặc cháy rất mạnh dùng để phun lửa và đốt cháy: Nó thả bom na-pan vào phía ta (NgTuân); Hai bờ dừa nước sém lửa na-pan (Lê Anh Xuân).
na tri
- "na-tri" x. natrium.
nả
- dt. 1. Số lượng ít ỏi, không được bao nhiêu: Sức nó thì được mấy nả. 2. Thời gian ngắn, không được bao lâu: Vải ấy thì được mấy nả thì rách.
nã
- đgt 1. Lùng để bắt: Công an nã kẻ gian. 2. Xin, đòi bằng được: Nó nã tiền mẹ nó để đi đánh bạc. 3. Nhắm súng vào mà bắn: Nã pháo vào đồn địch.
ná
- d. (ph.). Nỏ. Dùng ná bắn chim.
nạc
- I. dt. Loại thịt không có mỡ: chọn nạc để ăn. II. tt. Chỉ gồm phần tốt, chắc, hữu ích: đất nạc vỉa than nạc.
nách
- dt 1. Mặt dưới ở chỗ cánh tay nối vào ngực: Lên ổ gà ở nách; Lông nách. 2. Phần áo ở nách: Khéo vá vai, tài vá nách (tng). 3. Cạnh, góc: Nách tường bông liễu bay sang láng giềng (K); Gió heo may ù ù thổi lên nách tường (Tô-hoài); Hai nhà ở sát nách. 4. Sự nuôi nấng con cái vất vả: Một nách ba con mọn, tôi biết làm thế nào (NgCgHoan).
- đgt ẵm ở bên : Đi làm cũng phải nách con đi theo.
nai
- d. Bình đựng rượu bằng sành, mình to, cổ dài: Ông có cái giò, bà thò nai rượu (tng).NAi.- d. Loài thú cùng họ với hươu nhưng to hơn và lông không có hình sao.
- đg. Buộc cho chặt: Nai gạo vào bao tải.
nai lưng
- đg. (kng.). Buộc phải đem hết sức ra mà làm hoặc chịu đựng. Nai lưng làm việc. Nai lưng ra mà chịu.
nài
- 1 dt. Người quản tượng, người chăn voi: nài voi.
- 2 dt. 1. Dây vòng số 8 buộc vào chân để trèo lên cây (cau) cho chắc: làm các nài để trèo cau. 2. Vòng dây buộc giữa ách cày: vặn nài bẻ ách.
- 3 đgt. Cố xin, yêu cầu cho bằng được: nài cho được giá nài bố mẹ cho đi chơi.
nài nỉ
- đgt Tha thiết yêu cầu: Nài nỉ mãi, ông ấy mới nhận lời.
nải
- d. Cg. Tay nải. Túi khâu bằng vải gập chéo, thường dùng để đựng đồ hàng nhẹ, có thể đeo trên vai.
- d. Cụm quả chuối trong buồng chuối: Buồng chuối có mười nải.NAM.- d. Ma ở ao, theo mê tín.
nái
- 1 d. (ph.). Bọ nẹt.
- 2 d. 1 Sợi tơ thô, ươm lẫn tơ gốc với tơ nõn. Kéo nái. 2 Hàng dệt bằng nái. Thắt lưng nái.
- 3 I t. (Súc vật) thuộc giống cái, nuôi để cho đẻ. Lợn nái. Trâu nái.
- II d. (kng.). Lợn (hoặc trâu, bò, v.v.) (nói tắt). Đàn nái.
nam
- 1 I. dt. Người thuộc giống đực: Nam ngồi một bên, nữ ngồi một bên các bạn nam. II. tt. (Một số đồ dùng) có cấu tạo, hình dạng phù hợp với việc sử dụng của đàn ông: xe đạp nam quần áo nam.
- 2 dt. Tước thứ năm trong năm bậc do triều đình phong kiến phong (công, hầu, bá, tử, nam).
- 3 dt. 1. Một trong bốn phương, nằm ở phía tay phải của người đang ngoảnh mặt về phía Mặt Trời mọc: làm nhà hướng nam. 2. Miền nam của Việt Nam: vào nam ra bắc các tỉnh miền nam.
- 4 dt. Ma người chết đuối: Hồ có nam.
nam châm
- dt (H. châm: kim) Vật có đặc tính hút sắt, khi đặt tự do ở một chỗ thì quay theo một phương nhất định gần trùng với phương nam-bắc: Kim nam châm đã hướng dẫn đời anh (Tố-hữu).
nam cực
- Đầu trục ở phía Nam của Quả đất.
nam nữ
- d. Nam và nữ (nói khái quát). Thanh niên nam nữ. Tình yêu nam nữ.
nam tính
- dt. Tính cách có giới tính của đàn ông.
nám
- đg. (ph.). Rám. Da nám nắng. Lửa cháy nám thân cây.
nạm
- 1 dt. Nắm: một nạm tóc một nạm gạo.
- 2 đgt. Gắn, dát kim loại, đá quý lên đồ vật để trang trí: khay nạm bạc.
nan
- dt 1. Thanh mỏng bằng tre, nứa hoặc kim loại: ở nhà, vót nan đan rổ rá (Ng-hồng). 2. Cốt cái quạt bằng tre, hoặc xương, hoặc ngà: Cái quạt 18 cái nan, ở giữa phất giấy, hai nan hai đầu (cd).
nan giải
- t. Khó giải quyết. Vấn đề nan giải.
nản
- tt. ở trạng thái không muốn tiếp tục công việc vì cảm thấy khó có kết quả: gặp khó khăn một tí là nản chưa chi đã nản.
nạn
- dt Hiện tượng gây ra tai hại đến tính mạng hoặc tài sản: Người ngay mắc nạn, kẻ gian vui cười (tng); Nạn lụt; Nạn đói; Nạn mại dâm; Hết nạn ấy đến nạn kia (K).
nạn nhân
- d. Người bị nạn hoặc người phải chịu hậu quả của một tai hoạ xã hội hay một chế độ bất công. Đưa nạn nhân đi cấp cứu. Nạn nhân chiến tranh. Nạn nhân của chính sách apartheid.
nang
- dt., cũ, id. Cái túi, cái bao để đựng: Một kho vàng không bằng nang chữ (tng.).
nàng
- dt 1. Người phụ nữ trẻ: Đạm Tiên, nàng ấy xưa là ca nhi (K). 2. Con gái quan lang ở miền thượng du (cũ): Một cô nàng xinh đẹp.
- đt Đại từ chỉ phụ nữ trẻ ở ngôi thứ hai và thứ ba về số ít: Làm cho rõ mặt phi thường, bấy giờ ta sẽ rước nghi gia (K); Giã chàng, nàng mới kíp dời song sa (K).
nàng dâu
- Người con gái về làm dâu nhà người ta (cách gọi trong văn chương hoặc kiểu cách): Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng (cd.).
nàng hầu
- Người phụ nữ được nuôi làm thiếp cho bọn đàn ông có của thời xưa: Phải ép mình làm nàng hầu cho một phú ông.
- hầu5 đgt 1. Chờ chực ở bên cạnh để người trên sai bảo: Nhà nghèo, từ nhỏ anh đã phải đi hầu một người có của; Sảnh đường mảng tiếng đò
nàng tiên
- Người phụ nữ trẻ mãi không già, có nhiều phép nhiệm mầu, theo thần thoại.
nạng
- d. Gậy có ngáng ở đầu trên, dùng để chống, đỡ cho khỏi ngã, đổ. Lê bước trên nạng gỗ. Lấy nạng tre chống buồng chuối.
nanh
- dt. 1. Răng nhọn, sắc mọc ở giữa răng cửa và răng hàm: nanh cọp. 2. Nốt nhỏ trắng, cứng, mọc ở lợi trẻ sơ sinh, lợn con, gây đau làm khó ăn: Trẻ mọc nanh bẻ nanh cho lợn. 3. Mầm trong hạt vừa nhú ra khỏi vỏ: hạt giống nứt nanh.
nanh ác
- tt Độc ác, dữ tợn: Phải sống với một mẹ chồng nanh ác.
nanh sấu
- d. Nanh cá sấu, mọc cái ra cái vào; dùng để ví cách trồng cây thành từng hàng so le với nhau. Trồng theo lối nanh sấu.
nanh vuốt
- dt. 1. Nanh và vuốt của thú; thường dùng để ví kẻ giúp việc giỏi giang đắc lực: Đã ngoài nanh vuốt lại trong cột rường (Phan Trần). 2. Sự kìm kẹp dã man, nguy hiểm đến tính mạng: thoát khỏi nanh vuốt kẻ thù.
nao lòng
- tt Rung động trong lòng: Nhìn thấy cảnh mấy đứa trẻ bơ vơ mà nao lòng.
nao núng
- đg. Thấy có sự lung lay, không còn vững vàng nữa. Tinh thần nao núng. Thế lực nao núng.
nào
- I. đt. 1. Từ dùng để hỏi về cái cần biết rõ trong tập hợp số cùng loại: Trong số này người nào nói giỏi tiếng Anh? Anh xem cái nào là của anh thì anh lấy đi định ngày nào trong tháng này thì tổ chức. 2. Từ dùng để chỉ ra một đối tượng có liên quan nhưng không cụ thể: Có người nào đó sáng nay gọi điện cho anh mới tết hôm nào mà lại đã sắp hết năm rồi. 3. Từ dùng để chỉ bất cứ ai, hay việc gì: Ngày nào cũng như ngày nào Ngày nào cũng được Món nào cũng ngon. II. pht. Từ dùng với ý phủ định nhằm bác bỏ: Nào có gì đâu mà ầm ĩ cả lên Trước sau nào thấy bóng người (Truyện Kiều). III. trt. Từ dùng để nhấn mạnh mang tính liệt kê: Nào giấy, nào sách, nào quần áo bừa bộn Một tháng phải lo đủ thứ: nào tiền ăn, nào tiền mặc, nào tiền học hành...
não
- 1 dt Bộ óc người: Chảy máu não; Nhũn não.
- 2 tt Buồn rầu, đau xót: Não người cữ gió tuần mưa, một ngày nặng gánh tương tư một ngày (K); Bỗng không mua não, chác sầu nghĩ nao (K).
não nùng
- Cg. Não nề. Buồn bã lắm: Tiếng khóc than não nùng.
náo nhiệt
- t. Rộn ràng, sôi nổi trong hoạt động. Không khí tưng bừng náo nhiệt của ngày hội.
nạo
- I. đgt. 1. Cạo sát bề mặt bằng vật sắc nhọn làm cho bong ra thành lớp hoặc sợi mỏng nhỏ: nạo dừa nạo đu đủ nạo cỏ. 2. Moi, làm cho ra bằng được: bị nôn nạo ruột ra nạo tiền của mẹ. 3. Mắng, phê phán gay gắt: bị thủ trưởng nạo cho một trận nên thân. II. dt. Dụng cụ có đầu sắc dùng để nạo: dùng nạo nạo đu đủ.
nạo óc
- đgt Suy nghĩ sâu xa để tìm tòi: Nạo óc để giải quyết khó khăn.
nạo vét
- đg. 1. Lấy cho hết những cái gì ở dưới cùng: Nạo vét lòng sông. 2. Bòn rút, bóp nặn cho hết: Quan lại nạo vét tài sản của nhân dân.Nạp.- đg. Nh. Nộp: Nạp thuế.Nạp đạN.- Lắp đạn vào súng.
nạp
- 1 đg. Đưa vào, lắp vào (dụng cụ, máy móc, súng ống, v.v.) làm cho sử dụng được, hoạt động được. Nạp thuốc vào điếu cày. Nạp nguyên liệu vào lò. Súng đã nạp đạn.
- 2 (ph.). x. nộp.
nát
- 1 đgt. Doạ, làm cho sợ: nát trẻ con.
- 2 tt. 1. Không còn giữ được nguyên hình thù như cũ, bị vụn, rời ra hoặc mềm nhão: gạo nát bị nhàu nát đập nát giẫm nát vò nát tờ giấy. 2. Không giữ được ở trạng thái tốt, bị hư hỏng đến tồi tệ: còn lại toàn đồ nát Tình hình cơ quan nát bét.
nát nhàu
- tt Nói sách vở hoặc quần áo không còn phẳng phiu nữa: Sao để quần áo nát nhàu thế này?.
nát óc
- đg. Suy nghĩ rất vất vả để cố tìm cách giải quyết một vấn đề khó khăn phức tạp nào đó. Nát óc tìm cách đối phó. Nghĩ nát óc mà chưa giải được bài toán.
nạt nộ
- đgt. Quát tháo doạ dẫm làm cho sợ: tính hay nạt nộ Người lớn mà hay nạt nộ trẻ con.
nay
- tt Hiện giờ: Hôm nay; Ngày nay; Thời nay.
- trgt Bây giờ; Hiện giờ: tát đầm, mai tát đìa, ngày kia giỗ hậu (tng).
này
- I. t. 1. Nói người hoặc vật ở gần: Này là em ruột, này là em dâu (K). 2. Từ đặt sau một danh từ để chỉ thời gian hiện tại, người hoặc sự vật ở gần chỗ mình đương đứng, người hoặc sự vật mình đương nói đến: Giờ phút này; Anh này; Ngọn núi này; Việc này. II. th. Từ đặt ở đầu hoặc cuối câu để nhấn mạnh đến sự việc trước mắt: Này, đọc đi! Ăn đi này.NảY.- đg. Mới trổ ra, đâm ra: Nảy mầm; Nảy tài. Nảy đom đóm. Nói mắt nhìn thấy những điểm lấm tấm sáng vì va chạm mạnh phải vật gì: Bị một cái tát nảy đom đóm mắt.NảY lửa.- Rất kịch liệt: Trận đấu bóng nảy lửa.NảY MầM.- đg. 1. Nói cây non xuất hiện ra từ hạt. 2. Mới bắt đầu xuất hiện: Chủ nghĩa tư bản nảy mầm.NảY Nòi.- Bắt đầu xuất hiện một thói xấu chưa từng có ở ông cha: Sao thằng bé lại nảy nòi hung dữ thế.NảY Nở.- Sinh ra, mọc ra: Nhân tài nảy nở.Nảy SiNh.- Sinh ra, xuất hiện: Mầm mống tư bản chủ nghĩa nảy sinh.Nãy.- t. Từ đặt sau những tiếng khi, lúc, ban, để hợp thành những phó từ chỉ một thời gian vừa mới qua: Khi nãy; Lúc nãy; Ban nãy.NãY Giờ.- ph. Từ ban nãy đến bây giờ.
nảy
- 1 đg. 1 Bắt đầu nhú ra. Hạt nảy mầm. Đâm chồi nảy lộc. 2 Bắt đầu sinh ra; phát sinh. Mâu thuẫn nảy ra từ đó. Chợt nảy ra một ý nghĩ. Tát cho nảy đom đóm mắt.
- 2 (cũ, hoặc ph.). x. nẩy2.
nạy
- đgt. Cạy hoặc bẩy cho bật ra, bật lên: nạy cửa nạy hòm.
năm
- 1 dt Khoảng thời gian Quả đất quay một vòng quanh Mặt trời, bằng 365 ngày 5 giờ, 48 phút, 40 giây: Một năm là mấy tháng xuân, một ngày là mấy giờ dần sớm mai (cd). 2. Khoảng thời gian thường là mười hai tháng: Một năm làm nhà, ba năm hết gạo (tng).
- 2 st Bốn cộng một: Năm con năm bát, nhà nát cột xiêu (tng); Năm quan mua người, mười quan mua nết (tng).
năm học
- Thời gian học ở trường, ở lớp trong một năm.
năm mươi
- st Năm lần mười: Thấm thoát đã năm mươi tuổi rồi.
nằm
- I. đg. 1. Đặt toàn thân mình trên một vật hoặc ở tư thế đó do người khác đặt: Nằm trên ghế ngựa; Em bé nằm trong nôi. Nằm gai nếm mật. Chịu gian nan khổ sở để lo việc nước như Câu Tiễn nước Việt xưa, hằng ngày nằm trên gai và nếm mật đắng để khỏi quên việc lấy lại nước. Nằm sương gối đất. Nói sự vất vả của người phải ngủ trên mặt đất và ngoài trời. 2. Ngủ: Chưa tối đã đi nằm; Hễ có ngáp ngủ thì cho đi nằm (cd). 3. ở, dự phần: Nằm trong kế hoạch Nhà nước. 4. Giao hợp (thtục). II. ph. Theo phương ngang mặt đất: Đặt nằm cái thang xuống.nằM bẹP.- đg. Cg. Nằm co; ngh. 2. ở yên một nơi không hoạt động gì: ốm nằm bẹp ở nhà.Nằm bếP.- ở cữ.
nằm mê
- đg. (kng.). Chiêm bao.
nằm ngủ
- đgt Ngủ: Nằm ngủ một đêm ở quán trọ.
nằm vạ
- Nằm lì không chịu dậy, để gây chuyện với ai hoặc để bắt đền.
nắm
- I đg. 1 Co các ngón tay vào lòng bàn tay và giữ chặt lại cho thành một khối. Nắm tay lại mà đấm. 2 Nén thành khối nhỏ, thường bằng cách cho vào trong lòng bàn tay rồi bóp chặt lại. Nắm than bỏ lò. Mang cơm nắm đi ăn đường. 3 Giữ chặt trong bàn tay. Nắm lấy sợi dây. Nắm tay nhau cùng ca múa. 4 Làm cho mình có được để sử dụng, vận dụng. Nắm vững kiến thức. Nắm lấy thời cơ. Nắm chính quyền.
- II d. 1 Bàn tay lại thành một khối. Cho một nắm đấm. To bằng nắm tay. 2 Khối nhỏ nén chặt lại bằng động tác nắm. Ăn hết một nắm cơm. Bỏ thêm mấy nắm than quả bàng vào lò. 3 Lượng vật rời có thể nắm được trong lòng bàn tay. Bốc một nắm gạo. Vơ đũa cả nắm*. 4 Lượng nhỏ bé, không đáng kể. Người chỉ còn nắm xương, nắm da (rất gầy).
nắn
- đgt. 1. Bóp nhẹ để xem xét: nắn túi nắn xem quả na chín chưa. 2. Uốn, sửa theo yêu cầu: nắn cho thẳng nắn vành xe Thầy giáo nắn từng câu văn cho học sinh.
năng lực
- dt (H. lực: sức) Khả năng làm việc tốt, nhờ có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn: Chắc không thiếu những người có năng lực (HCM).
năng lượng
- (lý) Đại lượng lý học do khả năng sản xuất công của một hệ thống.
năng nổ
- t. Tỏ ra ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong các công việc chung. Một thanh niên năng nổ. Làm việc năng nổ.
năng suất
- dt. 1. Hiệu quả lao động được xác định theo thời gian quy định với sản phẩm hoàn thành: Năng suất ngày hôm nay không đạt. 2. Sản lượng đạt được cho một thời vụ trên một diện tích gieo trồng: ruộng năng suất cao.
nắng
- dt ánh sáng mặt trời chiếu xuống lúc quang mây: Bán nắng cho trời, bán sấm cho thiên lôi (tng).
- tt Có ánh mặt trời chiếu vào: Ngồi chỗ mà sưởi.
nắng ráo
- Nói trời không mưa: Trời nắng ráo, rủ nhau đi dạo chơi.NặNG.- t, ph. 1. Khó mang, chuyển... vì có trọng lượng lớn: Cháu bê làm sao được cái cối đá nặng. Nặng trình trịch. Nặng lắm: Búa thợ rèn nặng trình trịch. 2. Có tỷ trọng lớn: Sắt nặng hơn nhôm. 3. To ra do có bệnh: Mặt nặng vì bệnh phù. 4. Gây một cảm giác khó chịu cho cơ thể, giác quan: Thức ăn nặng khó tiêu; Thịt ôi, có mùi nặng. 5. Để lộ sự vụng về trong việc sáng tạo ra những vật đáng lẽ phải mảnh, thanh, uyển chuyển: Câu văn nặng; Nhà chắc chắn nhưng dáng nặng. 6. Khó chịu đựng, gánh vác: Sưu cao thuế nặng thời phong kiến; Bệnh nặng. 7. Có tác dụng sâu sắc vào lòng người: Nghĩa nặng tình sâu. 8. Nghiêng về: Giải quyết công việc nặng về tình cảm.NặNG CăN.- Khó sửa chữa vì tiêm nhiễm tính xấu đã lâu.
nặng
- 1 d. Tên gọi một thanh điệu của tiếng Việt, được kí hiệu bằng dấu " . ". Thanh nặng. Dấu nặng.
- 2 t. 1 Có trọng lượng bao nhiêu đó. Bao gạo nặng 50 kilogram. Cân xem nặng bao nhiêu. 2 Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường hoặc so với trọng lượng của vật khác; trái với nhẹ. Nặng như chì. Gánh bên nặng bên nhẹ. Cành cây nặng trĩu quả. Ăn no vác nặng*. 3 Có tỉ trọng lớn. Chì là một kim loại nặng. Dầu nặng*. 4 Có tác dụng làm cho cơ thể hoặc tinh thần phải chịu đựng nhiều, đòi hỏi nhiều sự vất vả. Miễn làm công việc nặng. Nhiệm vụ rất nặng. Phạt nặng. 5 Ở mức độ cao, có thể dẫn đến hậu quả tai hại, nghiêm trọng. Bệnh nặng. Bị thương nặng. Máy hỏng nặng. Phạm tội nặng. Hạn nặng quá, lúa khô héo hết cả. 6 (Đất) có nhiều sét, ít tơi xốp, cày cuốc nặng nhọc, vất vả. Chân đất nặng. Bò yếu không cày được ruộng nặng. 7 Có cảm giác khó chịu, không thoải mái, tựa như có cái gì đó đè lên ở một bộ phận nào đó của cơ thể. Đầu nặng mắt hoa. Mắt nặng trịch vì thức trắng hai đêm liền. Ăn phải thức ăn khó tiêu, nặng bụng. Thấy nặng trong lòng (b.). 8 Có tác động không êm dịu đến giác quan, gây cảm giác khó chịu. Giọng miền biển, nặng và khó nghe. Mùi tương thối rất nặng. 9 Có sự gắn bó, thường là về tình cảm, tinh thần, không dễ dứt bỏ được. Tình sâu nghĩa nặng. Nặng lòng với quê hương. Nặng nợ*. Nặng tình*. 10 Tỏ ra chú trọng nhiều đến một phía nào đó, trong khi ít chú ý đến những phía khác. Nặng về lí, nhẹ về tình. Nặng về số lượng, không chú ý chất lượng.
nặng lời
- tt. Có những lời lẽ quá đáng đối với người khác (thường là người thân quen, có quan hệ gần gũi): nặng lời với vợ con.
nặng mùi
- tt Có mùi khó ngửi xông lên từ xa: Lọ mắm tôm đã nặng mùi.
nặng nề
- t. ph. 1. Chậm chạp, ì ạch: Béo quá, đi đứng rất nặng nề. 2. Nh. Nặng, ngh. 5: Câu văn nặng nề; Nhà chắc chắn nhưng dáng nặng nề. 3. Đòi hỏi nhiều cố gắng: Trách nhiệm nặng nề.NặNG Nhọc.- Khó khăn, tốn nhiều công sức: Công việc nặng nhọc.NặNG TAi.- Hơi điếc, nhận biết tiếng động, tiếng nói khó khăn: Cụ già nặng tai; ốm nhiều sinh ra nặng tai.NặNG TìNh.- Nói tình nghĩa sâu sắc: Đôi ta trót đã nặng tình (cd).NặNG TRĩU.- Nói cây có nhiều quả khiến cho cành cây phải ngả xuống. Ngr. Rất nặng.
nặng nhọc
- t. Nặng nề và vất vả quá sức. Công việc nặng nhọc. Lao động quá nặng nhọc.
nặng tình
- tt. Có tình cảm sâu đậm, khó dứt: Hai người vẫn còn nặng tình với nhau lắm.
nắp
- dt Bộ phận dùng để đậy: Nắp hòm; Nắp hộp.
nấc
- 1 d. 1 Khoảng cách, thường chia đều, làm cữ, được đánh dấu bằng những khấc hoặc những hình thức nào đó. Leo lên nấc thang cuối cùng. Mực nước đã xuống được một nấc. Bật khoá súng về nấc an toàn. 2 Giai đoạn trong một tiến trình. Công việc phải giải quyết làm mấy nấc mới xong.
- 2 đg. Có hơi bật mạnh từ trong cổ ra thành từng tiếng cách quãng, do cơ hoành co bóp mạnh. Bị mệt vì nấc nhiều. Cơn nấc. Khóc nấc lên.
nấm
- 1 I. dt. 1. Thực vật bậc thấp không có diệp lục, sống kí sinh trên các sinh vật hoặc trên các chất hữu cơ mục nát: vào rừng hái nấm Nhà cửa mọc lên như nấm. 2. Bệnh ngoài da, thường làm cho các khe chân, bàn chân có những bọng nước nhỏ, ăn dần loét da. II. dt. Mô đất đắp thành hình tròn, nhỏ tựa như mũ nấm: nấm mồ Vùi nông một nấm mặc dầu cỏ hoa (Truyện Kiều) đắp nấm trồng can.
nâng
- đgt 1. Dùng tay đỡ và đưa lên cao: Vội vàng sinh đã tay nâng ngang mày (K). 2. Đỡ dậy: Chị ngã em nâng (tng).
nâng đỡ
- đg. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho tiến lên. Nâng đỡ người yếu kém.
nấp
- đgt. Giấu mình để không nhìn thấy: thẹn thùng nấp sau cánh cửa nấp sau lưng mẹ.
nâu
- dt Loài cây leo ở rừng, rễ hình củ, chứa nhiều chất chát, dùng để nhuộm vải: Vào rừng, tìm cây nâu để đào lấy củ.
- tt Có màu vàng hung: Quần áo vải (tng).
nấu ăn
- Cg. Nấu bếp. Làm chín thực phẩm dùng vào bữa cơm: Mười giờ sáng mới nấu ăn.Nấu bếP.- Nh. Nấu ăn.
nẻ
- 1 đg. Nứt ra thành đường, thành kẽ nhỏ trên bề mặt, do khô quá (thường nói về da người hoặc mặt ruộng). Mùa đông da bị nẻ. Đồng ruộng nẻ toác vì nắng hạn.
- 2 đg. (kng.). Đánh mạnh, thường bằng vật nhỏ, dài. Nẻ cho mấy phát. Cứ chỗ ấy mà nẻ.
né
- 1 dt. Dụng cụ đan bằng phên có rơm lót để tằm làm kén.
- 2 đgt. 1. Nghiêng hoặc nép về một bên để tránh: né cho người ta đi qua đứng né sang một bên. 2. Nh. Tránh: né đạn loạn tạm né vào gia đình thân quen.
né tránh
- đgt 1. Không muốn đối diện với ai: Thấy hắn, anh em đều né tránh. 2. Ngại làm việc gì: Né tránh khó khăn.
nem
- d. Món ăn làm bằng thịt và mỡ sống xắt hạt lựu, trộn với bì lợn luộc thái nhỏ và bóp với thính. Nem công chả phượng. Các món ăn sang nói chung.
ném
- đg. Bằng sức của cánh tay làm cho vật cầm tay rời đột ngột và di chuyển nhanh trong không gian đến một đích nhất định. Ném lựu đạn. Thi ném xa. Máy bay ném bom (thả bom).
nén
- 1 dt. Loại củ nhỏ bằng chiếc đũa, màu trắng, dùng làm thuốc trị rắn: củ nén.
- 2 dt. Que, cây (hương): thắp mấy nén hương Nén hương đến trước Phật đài (Truyện Kiều).
- 3 dt. Đơn vị đo khối lượng bằng 10 lạng ta (Ớ 375 gam): nén tơ nén bạc đâm toạc tờ giấy.
- 4 đgt. 1. Đè, ép xuống: nén bánh chưng nén cà dưa nén. 2. Kìm giữ tình cảm trong lòng: nén đau thương nén giận.
nén lòng
- đgt Dẹp nỗi xúc động: Nén lòng luyến tiếc nước non bùi ngùi (Tú-mỡ).
neo
- 1 I d. Vật nặng, thả chìm dưới nước cho cắm chặt ở đáy để giữ cho tàu, thuyền hoặc vật nổi nào đó ở vị trí nhất định, khỏi bị trôi. Thả neo. Tàu nhổ neo ra khơi.
- II đg. Giữ cho ở yên tại vị trí nhất định trên mặt nước bằng . Neo thuyền ngoài bến.
- 2 t. (thường nói neo người). Ở trong cảnh gia đình có quá ít người có khả năng lao động (nên công việc làm ăn rất vất vả).
nẻo
- dt. 1. Lối đi, đường đi về một phía nào đó: đi khắp nẻo đường đất nước. 2. Lúc, thuở: nẻo xưa.
nép
- đgt Thu mình: Thu sợ hãi nép mình vào một gốc cây (NgĐThi); Lúa chiêm nép ở đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên (cd).
- trgt Sát vào một nơi kín: Mấy cô du kích đứng vào sườn đồi (Phan Tứ); Phụng phịu, đứng nép bên bức vách (Ng-hồng).
nẹp
- I d. 1 Vật có hình thanh dài, mỏng được đính thêm vào, thường ở mép, để giữ cho chắc. Nẹp phên. Hòm gỗ có nẹp sắt. Dùng nẹp cố định chỗ xương gãy. 2 Miếng vải dài, khâu giữ mép quần áo cho chắc hay để trang trí cho đẹp. Áo nẹp ngoài. Quần soóc đính nẹp đỏ.
- II đg. Làm cho được giữ chắc bằng cái . Nẹp lại cái rá.
nét
- 1 dt. 1. Đường vạch bằng bút: Chữ Hán nhiều nét khó viết nét vẽ. 2. Đường tạo nên hình dáng bên ngoài: nét mặt hình ảnh đậm nét. 3. Vẻ mặt thể hiện cảm xúc, thái độ: nét mặt trầm tư. 4. Điểm chính, điểm cơ bản: nét nổi bật vài nét về tình hình.
- 2 (F. net) tt. (âm thanh, hình) rõ, nổi bật: Tiếng ti-vi rất nét chụp ảnh nét.
nề hà
- đgt Quản ngại: Phu-tử không nề hà vất vả (NgHTưởng).
nể
- đg. 1. Cg. Nể vì. Kính hay sợ sệt một phần nào: Nể người trên. 2. Kiêng dè để tránh mất lòng: Nể quá nên phải cho mượn.Nể.- đg. Nói ngồi rồi không làm gì (ít dùng): Ăn dưng ở nể.
- MặT Nh. Nể, ngh. 1.
nêm
- 1 I d. Mảnh cứng, nhỏ dùng để chêm cho chặt. Nêm gài rất chặt. Tháo nêm.
- II đg. Chêm hoặc lèn cho chặt. cối. Chật như nêm.
- 2 đg. (ph.). Cho thêm một ít mắm muối vào thức ăn khi đã nấu chín. Nêm canh. Nêm ít muối.
nếm
- đgt. 1. ăn hay uống thử một tí để biết được vị thế nào: nếm canh nếm thử miếng bánh. 2. Biết qua, trải qua bước đầu (điều cho là không hay): nếm mùi cay đắng nếm đòn.
nệm
- dt (cn. Đệm) Đồ dùng bằng vải nhồi bông, rơm hay cỏ để nằm hay ngồi cho êm: Trên chăn dưới nệm (tng); Nệm hoa đối mặt, chén vàng trao tay (NĐM).
nên
- I. ph. 1. Cần làm: Nên dậy sớm mà tập thể dục. 2. Đáng: Việc đó nên thực hiện ngay. II. g. Ra, thành: Học sao cho nên người; Vì lười nên dốt.NêN ChăNG.- Có nên hay không: Việc ấy nên chăng? NÊN Chi.- g. Vì lẽ đó: Chăm học nên chi giỏi nhất lớp.NêN dANh.- Có danh vị, được nhiều người biết tiếng.
nền
- 1 d. 1 Mặt phẳng bên dưới của các buồng, phòng ở. Nền nhà lát gạch hoa. 2 Lớp đất đá ở bên dưới dùng để đỡ móng nhà. Đắp nền xây móng. 3 Lớp đất đá cứng, chắc ở sâu bên dưới của ruộng, lòng sông, lòng đường. Ruộng bị trôi hết màu chỉ còn trơ lại nền. Trải một lớp đá dăm lên nền đường. 4 Cái được trải ra trên một diện rộng và làm nổi lên những gì ở trên đó. Vải nền trắng, hoa xanh. Nền trời đầy sao. 5 Từ dùng để chỉ từng lĩnh vực được xây dựng trong hoạt động của con người, làm cơ sở cho đời sống xã hội. Một nền kinh tế phát triển. Nền văn hoá lâu đời. Nền hoà bình lâu dài.
- 2 t. (Ăn mặc) đẹp, nổi, nhưng nhã nhặn, đứng đắn. Mặc chiếc áo len màu hoa cà rất nền.
nền móng
- dt. 1. Phần đất đã gia cố để xây nhà. 2. Phần làm cơ sở vững chắc để phát triển những cái khác: Phát triển kinh tế để làm nền móng nâng cao đời sống.
nền nếp
- dt (cn. Nề nếp) Thói quen giữ gìn những cách làm việc hợp lí và sự sinh hoạt có kỉ luật, có trật tự, có tổ chức: Gian nhà thanh bạch nhưng rõ vẻ nền nếp lâu đời (NgĐThi).
- tt Có thói quen tốt: Một gia đình .
nền tảng
- d. Bộ phận vững chắc dựa trên đó các bộ phận khác tồn tại và phát triển. Công nghiệp nặng là nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
nêu
- 1 dt. Cây tre đẵn gốc, để đủ ngọn, trồng trước sân, trên buộc một cỗ mũ nhỏ và một tảng vàng, có nơi còn treo cả khánh bằng đất nung, dùng làm dấu hiệu đất có chủ, ma quỷ không được dòm ngó quấy nhiễu, thường trồng từ ngày 23 Tết đến hết ngày mồng 7 Tết.
- 2 đgt. 1. Đưa ra một vấn đề để mọi người cùng trao đổi: nêu câu hỏi để thảo luận. 2. Làm gương cho người khác: nêu cao tinh thần trách nhiệm.
nếu
- lt Ví bằng; Nhược bằng; Trong trường hợp: Chấp kinh nếu chẳng tòng quyền, lỡ khi muôn một chu tuyền được sao (NĐM); Nếu anh không đến, buổi họp sẽ kém vui; Nếu tôi về chậm, gia đình cứ ăn trước.
nga
- 1 dt Tức Hằng nga, chỉ Mặt trăng: Gương nga vằng vằng đầy song, vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân (K); Một mình lặng ngắm bóng nga (K).
- 2 tt Thuộc nước Nga; Thuộc người nước Nga: Văn học nga; Tiếng Nga; Phong tục Nga.
nga văn
- dt. Ngôn ngữ, văn tự Nga; tiếng Nga.
ngà
- dt 1. Răng nanh hàm trên con voi mọc dài ra hai bên miệng: ăn cơm nhà vác ngà voi (tng). 2. Chất cấu tạo nên ngà voi: Đũa bằng ngà; Trong như ngọc, trắng như ngà (tng).
- tt Như màu : ánh trăng ngà.
ngà voi
- d. Cây cảnh thuộc họ hành tỏi, mọc thành những khúc hình trụ nhọn đầu trông như ngà con voi.
ngả
- 1 dt. Đường đi theo một hướng nào đó: Đường chia theo mấy ngả chia tay mỗi người mỗi ngả.
- 2 đgt. 1. Chuyển từ vị trí thẳng sang vị trí nghiêng, chếch hoặc nằm ngang: ngả người xuống giường ngả đầu và ngực mẹ Mặt Trời ngả về tây. 2. Chuyển từ thái độ, ý kiến trung gian sang hẳn một bên: Tầng lớp trung gian ngả về bên mình ý kiến đã ngả về số đông. 3. Chuyển, thay đổi màu sắc, tính chất trạng thái: Tóc đã ngả màu Trời ngả sang hè. 4. Lấy ra khỏi và đặt ngửa: ngả màu bát ngả mũ chào. 5. Lấy bằng cách đẵn, chặt, giết: ngả lợn ăn mừng ngả cây lấy gỗ. 6. Cày cấy, gieo trồng: ngả ruộng sau khi gặt ngả mạ.
ngả lưng
- đgt Ghé lưng nằm tạm một lúc: Ngả lưng dựa vào cái cột sắt ngủ gà ngủ gật (Thế-lữ).
ngả mũ
- đgt Bỏ mũ xuống để chào một cách kính cẩn: Học trò đều ngả mũ chào thầy giáo.
ngả nghiêng
- t. 1. Nói cách đứng ngồi không đứng đắn, không nghiêm trang. 2. Dao động bấp bênh, không có lập trường vững: Thái độ ngả nghiêng trước tình thế khó khăn.NGả NGốN.- Ngổn ngang không có trật tự: Nằm ngả ngốn đầy nhà.NGả NGớN.- Không nghiêm trang, không đứng đắn: Nói cười ngả ngớn trước mặt mọi người.NGả Vạ.- Nói dân làng bắt phạt một người vi phạm lệ làng (cũ).NGã.- đg. Rơi mình xuống vì mất thăng bằng: Ngã từ cây xuống ao. Ngr. Hi sinh tính mệnh trong chiến đấu: Người trước ngã, người sau xốc tới.NGã.- d. Từ đặt trước một số để biểu thị điểm tại đó nhiều con đường hoặc nhiều con sông gặp nhau, số nói trên chỉ số hướng đi: Ngã tư; Ngã ba sông.NGã BA.- d. 1. Chỗ một con đường đi ra ba ngả. 2. Chỗ ngoặt đi theo một hướng khác: Ngã ba lịch sử.NGã Giá.- ấn định giá cả dứt khoát: Ngã giá cái xe ba trăm đồng.NGã Lẽ.- Rõ ràng, không cần phải bàn cãi nữa.
ngã
- 1 d. (dùng trước d. chỉ số). Chỗ có nhiều ngả đường, ngả sông toả đi các hướng khác nhau. Ngã năm. Ngã ba sông. Đứng trước ngã ba cuộc đời (b.).
- 2 d. Tên gọi một thanh điệu của tiếng Việt, được kí hiệu bằng dấu " ~ ". Thanh ngã. Dấu ngã.
- 3 đg. 1 Chuyển đột ngột, ngoài ý muốn, sang vị trí thân sát trên mặt nền, do bị mất thăng bằng. Đường trơn, bị ngã. Tuột tay, ngã nhào xuống đất. Bị đánh ngã. Chị ngã em nâng (tng.). 2 Chết (lối nói trtr., hoặc kiêng kị). Những chiến sĩ đã ngã xuống ngoài mặt trận. Đợt rét này trâu bò ngã nhiều. 3 Không giữ vững được tinh thần, ý chí do không chịu nổi tác động từ bên ngoài. Nó bị ngã trước những cám dỗ tầm thường. Ngã lòng*. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo (tng.). 4 (dùng trước d., trong một vài tổ hợp). Xác định, dứt khoát, rõ ràng, không còn phải bàn cãi nữa. Bàn cho ngã lẽ. Ngã giá*.
ngã nước
- dt. 1. Bệnh sốt rét, theo cách gọi dân gian. 2. Hiện tượng mang bệnh như ghẻ, lở, ốm của trâu bò khi từ miền núi chuyển về đồng bằng: Trâu bị ngã nước.
ngạc nhiên
- tt (H. ngạc: kinh hãi; nhiên: như thường) Lạ lùng, sửng sốt: Tôi rất ngạc nhiên về sự thay đổi, từ cử chỉ cho đến cách ăn nói của Huệ (NgCgHoan).
ngách
- d. Nhánh nhỏ, hẹp, rẽ ra từ hang động, hầm hào hay sông suối. Hầm có nhiều ngách. Ngách sông.
ngai
- dt. 1. Ghế có tựa và tay vịn để vua ngồi trong các buổi chầu. 2. Nơi để linh vị thờ tổ tiên, có tay ngai như ghế vua ngồi.
ngài
- 1 dt 1. Con bướm do con tằm biến thành: Mắt phượng mày ngài (tng). 2. Lông mày đẹp: Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang (K).
- 2 đt 1. Đại từ ngôi thứ hai dùng để nói với người mà mình coi trọng: Xin cảm ơn ngài đã chiếu cố đến chúng tôi. 2. Đại từ ngôi thứ ba chỉ thần, thánh: Người ta nói ngài thiêng lắm đấy.
- dt Từ đặt trước danh từ chỉ một tước vị: bộ trưởng; Ngài đại sứ.
ngái ngủ
- đg. Chưa hết buồn ngủ hoặc chưa tỉnh táo hẳn sau khi vừa ngủ dậy. Giọng ngái ngủ.
ngại
- đgt. 1. Cảm thấy cần phải tránh vì không muốn gánh chịu, không muốn có liên luỵ: ngại đường xa ngại va chạm. 2. Cảm thấy lo lắng, không yên lòng vì sợ có điều không hay xảy ra: ngại cho tương lai của con nếu lấy phải người chồng như vậy.
ngại ngùng
- đgt E sợ, không dám quyết: Xa xôi em chớ ngại ngùng, xa người, xa tiếng, nhưng lòng không xa (cd).
ngàn
- 1 d. (vch.). Rừng. Vượt suối băng ngàn. Đốn tre đẵn gỗ trên ngàn... (cd.).
- 2 x. nghìn.
ngán
- tt. 1. Chán lắm, đến mức như không chịu nổi: ngán thịt mỡ xem mãi phim này cũng ngán ngán việc đó lắm. 2. Ngại đến mức sợ: ngán đòn trông bộ nó chẳng ngán ai cả.
ngạn
- Tên gọi một nhóm nhỏ của dân tộc Tày.
ngạn ngữ
- dt (H. ngữ: lời nói) Câu nói hay của người xưa còn truyền tụng: Có nhiều câu ngạn ngữ cần nhắc lại cho tuổi trẻ.
ngang
- t. 1. Nói đường hay mặt song song với mặt nước yên lặng, trái với dọc: Nét ngang; Xà ngang. Ngang bằng sổ ngay. a) Nói chữ viết ngay ngắn, chân phương. b) Thẳng thắn rõ ràng. 2. Bằng nhau, cân nhau, xứng với nhau: Ngang sức. 3. Trái với lẽ thường, lẽ phải: Nói ngang quá. Ngang như cua. Ngang lắm.
ngang hàng
- tt. Cùng thứ bậc trong quan hệ gia đình hoặc quan hệ xã hội.
ngang ngửa
- tt Ngang trái, không thuận chiều: Trăm điều ngang ngửa vì tôi, thân sau ai chịu tội trời ấy cho (K).
ngang nhiên
- Theo ý mình, không đếm xỉa đến người khác, đến lẽ phải: Ngang nhiên hái chanh hàng xóm.NGANG Phè.- Rất trái với lẽ thông thường: Lý sự ngang phè.NGANG TAi.- Trái lẽ phải, nghe không xuôi: Câu nói ngang tai.NGANG TàNG.- Có những ý nghĩ và hành động bất khuất khác thường: Năm năm trời bể ngang tàng (K).NGANG TRái.- Trái lẽ thường: Ai chịu nghe lời ngang trái?NgANG VAi.- Nh. Ngang hàng: Người ngang vai với anh mình.NGáNG.- d. Thanh gỗ, tre, để căng ngang mặt võng.
ngang trái
- t. 1 Trái với đạo lí, với lẽ thường. Việc làm ngang trái. Luận điệu ngang trái. 2 Éo le và gây đau khổ. Những cảnh đời ngang trái. Mối tình ngang trái.
ngáng
- I. dt. Đoạn tre gỗ đặt ngang để làm vật cản, chắn hoặc làm vật đỡ: gặp ngáng phải xuống xe võng trần ngáng ngà. II. đgt. Chắn ngang, làm cản trở: ngáng đường đưa chân ngáng ngã.
ngành ngọn
- dt Đầu đuôi và chi tiết của sự việc: Tìm hiểu ngành ngọn của sự thay đổi ấy.
ngạnh
- d. 1 Mũi nhọn và sắc chĩa chéo ra ngược chiều với mũi nhọn chính để làm cho vật bị mắc vào khó giãy ra. Ngạnh lưỡi câu. Chông sắt có nhiều ngạnh. 2 Gai xương cứng ở vây ngực một số loài cá. Ngạnh cá trê.
ngao
- dt. Động vật thân mềm, có ở vùng triều nơi đáy cát hoặc cát bùn ven sông biển Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hoá, Bến Tre...; vỏ hai mảnh, dày, hình tam giác, mặt ngoài có lớp sừng mỏng trong suốt, mặt trong trắng phủ lớp xà cừ mỏng, được dùng làm thực phẩm; còn gọi là nghêu.
ngào
- đgt Trộn hai hay nhiều chất với nước rồi bóp cho nhuyễn: Ngào bột với đường để làm bánh.
ngào ngạt
- t. Có mùi thơm lan toả rộng và kích thích mạnh vào khứu giác. Khói hương ngào ngạt. Mùi thơm ngào ngạt. Ngào ngạt hương xuân.
ngáo
- 1 dt. Dụng cụ bằng sắt hình móc câu thường dùng để móc hàng hoá bốc vác.
- 2 Nh. Ngoáo.
ngạo
- đgt Khinh thường mọi người: Trẻ tuổi mà đã ngạo đời rồi.
ngạo mạn
- Kiêu căng khinh đời, khinh người trên.
ngạo nghễ
- t. Tỏ ra không chút sợ sệt, mà coi thường, bất chấp tất cả. Tư thế ngạo nghễ, hiên ngang. Mỉm cười ngạo nghễ trước cái chết. Tuyên bố một cách ngạo nghễ.
ngáp
- đgt. 1. Há rộng miệng và thở ra thật dài, do thiếu ngủ, thiếu không khí hoặc quá mệt mỏi: ngáp ngủ ngáp ngắn ngáp dài. 2. Suy kiệt hoặc đành phải bó tay: Chuyến này mà hỏng nốt thì chỉ có mà ngáp.
ngạt
- tt, trgt Có cảm giác khó thở hoặc không thở được: Các bạn tôi chết vì ngạt thở (Tô-hoài).
ngạt ngào
- t. (id.). Như ngào ngạt.
ngay
- I. tt. 1. Nh. Thẳng: đứng ngay Cây ngay không sợ chết đứng (tng.). 2. Thẳng đừ, khó cử động hoặc không cử động được: ngay như khúc gỗ ngay như tượng. 3. Thật thà, không gian dối: tấm lòng ngay kẻ gian người ngay. II. pht. Tiếp liền sau đó: đi ngay kẻo muộn lời ngay. III. trt. 1. Từ biểu thị ý nhấn mạnh đúng vào thời gian địa điểm xác định: nhà ngay mặt đường ngay chiều nay sẽ chuyển. 2. Từ dùng để nhấn mạnh mức độ của sự việc nêu ra: Ngay cả Tết cũng không được nghỉ Sinh viên gì mà ngay bài tập về nhà cũng không chịu làm Ngay thư nó cũng không chịu viết Nó tệ với ngay cả bố nó.
ngay cả
- trgt Không trừ ai: Ngay cả những cụ già cũng đến họp.
ngay đơ
- Nh. Ngay mặt.
ngay thẳng
- t. Chân thật và theo đúng lẽ phải, không gian dối, không thiên vị. Tính tình ngay thẳng. Người ngay thẳng, ai cũng tin.
ngay thật
- tt. Thật thà, chất phác: sống ngay thật.