watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Từ điển tiếng Việt-T (2) - tác giả Nhóm biên soạn Nhóm biên soạn

Nhóm biên soạn

T (2)

Tác giả: Nhóm biên soạn

tào lao
- t. (Lời nói, câu chuyện) không có nội dung gì đứng đắn, chỉ nói ra cho có chuyện, cho vui. Chuyện tào lao. Tán tào lao dăm ba câu. Chỉ hứa tào lao.

tảo
- 1 dt. Thực vật đơn bào hoặc đa bào sống hầu hết ở nước, tế bào có nhân điển hình và có chất diệp lục: rong tảo.
- 2 đgt., khng. Kiếm ra được bằng cách chạy vạy xoay xở: tảo cái ăn.

tảo thanh
- Đuổi hết giặc cướp .

táo
- 1 d. 1 Tên gọi chung một số cây có quả tròn, da nhẵn, thịt mềm, ăn được, như táo tây, táo ta, táo tàu. 2 Táo ta.
- 2 t. (kng.). Táo bón (nói tắt). Đi ngoài bị táo.

táo bạo
- tt. Mạnh bạo, cả gan, bất chấp mọi nguy hiểm: hành động táo bạo ý nghĩ táo bạo.

táo gan
- Bạo dạn lắm, không sợ nguy hiểm.

táo tác
- t. Nhớn nhác và hỗn loạn. Đàn gà chạy táo tác.

tạo
- 1 dt. Chức đứng đầu và cai quản một bản ở vùng dân tộc Thái, trước Cách mạng tháng Tám.
- 2 I. đgt. Làm ra: Con người tạo ra mọi thứ của cải vật chất. II. dt., x. Con tạo.

tạo hình
- Nói nghệ thuật biểu hiện bằng cách ghi lại, tạo nên những hình thể với những bức họa, pho tượng... : Nghệ thật tạo hình.

tạo hóa
- tạo hoá d. Đấng tạo ra muôn vật với mọi sự biến hoá, đổi thay, theo quan niệm duy tâm. Bàn tay của tạo hoá.

tạo lập
- đgt. Tạo ra, gây dựng nên: tạo lập cơ nghiệp.

tạo thành
- Làm nên, gây nên.

táp
- 1 d. Từ dùng để chỉ từng đơn vị lần đánh máy chữ, từ lúc đưa giấy vào máy đến lúc đánh xong lấy giấy ra. Mỗi táp năm bản. Mỗi ngày đánh hai chục táp.
- 2 đg. 1 Ngoạm, đớp mạnh, nhanh bằng miệng há rộng. Cá táp mồi. Bị chó táp. Lợn táp cám. 2 (kết hợp hạn chế). Vỗ mạnh, đập mạnh vào. Lửa táp vào mặt. Bị mưa táp ướt hết người. Gió táp mưa sa*.
- 3 đg. Ốp thêm, đắp thêm vào bên ngoài cho vững chắc hơn. Táp mấy đoạn tre vào thân cây. Buộc táp.
- 4 đg. (Cây lá) héo úa vì điều kiện sinh trưởng bất thường. Cà chua bị táp vì sương muối. Rét quá, mạ táp hết.

tạp
- tt. Có nhiều thứ, nhiều loại lẫn lộn trong đó: mua một mớ cá tạp ăn tạp pha tạp.

tạp chất
- Chất phụ kết vào chất chính : Quặng sắt này có nhiều tạp chất.

tạp chí
- d. Xuất bản phẩm định kì, có tính chất chuyên ngành, đăng nhiều bài do nhiều người viết, đóng thành tập, thường có khổ nhỏ hơn báo.

tạp nhạp
- tt. Linh tinh, vụn vặt và ít có giá trị: một thùng đồ gồm toàn những thứ tạp nhạp bán đủ thứ tạp nhạp.

tạp vụ
- Việc vặt.

tát
- 1 đg. (hoặc d.). Đánh vào mặt bằng bàn tay mở. Tát đánh bốp vào mặt. Cho mấy cái tát. Tát tai*.
- 2 đg. Đưa chuyển bớt nước từ nơi nọ sang nơi kia, thường bằng gàu. Tát nước chống hạn. Tát ao bắt cá. Mắng như tát nước (vào mặt).

tạt
- đgt. 1. Hắt mạnh lệch theo hướng khác khi đang dịch chuyển thẳng: Mưa tạt vào nhà Lửa tạt vào mặt Song song đôi cửa then gài, Dẫu mưa có tạt tạt ngoài mái hiên (cd.). 2. Ghé vào, rẽ ngang vào trên đường đi: tạt về thăm nhà cho xe tạt vào ngõ.

tạt tai
- Nh. Tát tai.

tàu
- 1 d. Lá to và có cuống dài của một số loài cây. Tàu chuối. Tàu dừa. Xanh như tàu lá.
- 2 d. Tên gọi chung các phương tiện vận tải lớn và hoạt động bằng máy móc phức tạp. Tàu thuỷ*. Bến tàu*. Đường tàu. Tàu vũ trụ*.
- 3 d. Máng đựng thức ăn trong chuồng ngựa; cũng dùng để gọi chuồng ngựa. Ngựa vục mõm ăn thóc trong tàu. Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ (tng.).
- 4 t. Có nguồn gốc Trung Quốc; theo kiểu Trung Quốc. Chè tàu*. Mực tàu*. (Thịt) kho tàu*.

tàu chiến
- dt. Tàu chiến đấu và tàu chuyên dùng của hải quân nói chung: bắn cháy tàu chiến của địch.

tàu chợ
- d. (kng.). Xe lửa chở khách và hàng hoá, đỗ ở hầu hết các ga dọc đường.

tàu cuốc
- dt. Tàu chuyên dùng vào việc nạo vét lòng sông, cửa biển.

tàu hỏa
- Phương tiện vận tải gồm nhiều toa chạy trên đường ray, đầu máy kéo chạy bằng sức hơi nước, dầu ma-dút hoặc điện năng.

tàu ngầm
- d. Tàu biển có thể chạy dưới mặt nước.

tàu sân bay
- dt. Tàu chiến nổi dùng làm căn cứ không quân, được trang bị phương tiện cho máy bay cất, hạ cánh, nhà chứa máy bay..., tốc độ 35 hải lí/giờ, chở được 90-100 máy bay.

tàu thủy
- Tàu chạy trên mặt nước.

tay
- d. 1 Bộ phận phía trên của cơ thể người, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm; thường được coi là biểu tượng của lao động cụ thể của con người. Cánh tay*. Túi xách tay. Tay làm hàm nhai* (tng.). Nhanh tay lên! Nghỉ tay ăn cơm. 2 Chi trước hay xúc tu của một số động vật, thường có khả năng cầm, nắm đơn giản. Tay vượn. Tay gấu. Tay bạch tuộc. 3 (dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Tay của con người, coi là biểu tượng của hoạt động tham gia vào một việc gì. Giúp một tay. Nhúng tay* (vào việc người khác). (Tác phẩm) đầu tay*. 4 (dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Tay của con người, coi là biểu tượng của khả năng, trình độ nghề nghiệp, hay khả năng hành động nói chung. Tay nghề*. Non tay*. (Cho) biết tay*. 5 Tay của con người, coi là biểu tượng của quyền sử dụng, định đoạt. Chính quyền về tay nhân dân. Sa vào tay bọn cướp. Có đủ phương tiện trong tay. 6 (kng.). Từ dùng để chỉ con người, về mặt có khả năng hoạt động nào đó (thường hàm ý chê). Tay anh chị. Một tay không vừa. Tay ấy khá đấy. 7 (kng.; dùng trước một số d. chỉ công cụ). Người giỏi về một môn, một nghề nào đó. Tay búa thạo. Tiểu đội có ba tay súng giỏi. 8 (dùng trước một số d. số lượng). Bên tham gia vào một việc nào đó, trong quan hệ ưgiữa các bên với nhau. Hội nghị tay tư. Tay đôi*. 9 Bộ phận của vật, tương ứng với tay hay có hình dáng, chức năng như cái tay. Vịn vào tay ghế. Tay đòn.

tay áo
- dt. Phần của áo che cánh tay: xắn tay áo cài khuy tay áo.

tay lái
- Bộ phận điều khiển hướng đi của thuyền, tàu, xe.

tay nải
- d. Túi vải có quai đeo, dùng đựng đồ mang đi đường. Buộc lại tay nải. Đeo tay nải.

tay ngang
- tt. Không phải chuyên nghề, chỉ có tính nghiệp dư: Thợ tay ngang mà khá ra phết.

tay quay
- Bộ phận của một cái máy chịu tác dụng của lực làm quay máy.

tay sai
- d. Kẻ chịu cho kẻ khác sai khiến làm những việc phi nghĩa. Làm tay sai cho giặc.

tay thợ
- Người giỏi về một nghề lao động chân tay.

tay trắng
- d. Tình trạng không có chút vốn liếng, của cải gì. Từ tay trắng mà làm nên. Tay trắng vẫn hoàn tay trắng.

tay trên
- Trước người khác để tranh lấy : Phỗng tay trên.

tay trong
- d. (kng.). Người ở bên trong một tổ chức nào đó mà giúp đỡ cho người bên ngoài, trong quan hệ với người bên ngoài ấy. Nhờ có tay trong cho biết tình hình.

tay vịn
- dt. Bộ phận để vịn khi lên xuống, qua lại: tay vịn cầu thang tay vịn bao lơn.

tày
- t. Không nhọn : Gậy tày.
- t. Bằng : Yêu thì yêu vậy chẳng tày trưởng nam (cd) ; Tội tày đình.

tày đình
- t. (kng.). Lớn lắm, có thể có hậu quả rất nghiêm trọng. Chuyện tày đình. Tội tày đình.

tày trời
- tt. Hết sức lớn, gây nên những hậu quả nặng nề, không sao lường được: tội ác tày trời.

táy máy
- 1. Cg. Mó máy. đg. Sờ mó luôn tay để nghịch ngợm hay vì tò mò. 2. Cg. Tháy máy. t. Có tính ăn cắp vặt.

tắc
- đg. Ở tình trạng có cái gì đó làm mắc lại, làm cho không lưu thông được. Rác rưởi làm tắc cống. Đường tắc nghẽn. Công việc tắc ở khâu nào phải gỡ khâu ấy.

tắc kè
- dt. Con vật giống như thằn lằn nhưng to hơn, thường sống trên cây to, có tiếng kêu "tắc kè", thường được ngâm rượu dùng làm thuốc: rượu tắc kè.

tắc nghẽn
- Bị mắc, không qua được : Đường tắc nghẽn.

tắc trách
- t. (Làm việc gì) chỉ cốt cho xong, không chú ý đến kết quả, do thiếu tinh thần trách nhiệm. Làm ăn tắc trách. Thái độ tắc trách.

tắc xi
- tắc-xi (F. taxi) dt. Xe ô tô con chở khách: đi tắc-xi lái tắc-xi thuê tắc-xi.

tăm
- d. 1. Bọt nhỏ từ trong nước nổi lên. 2. Cg. Tăm hơi. Tin tức về một người : Đi biệt tăm.
- d. Que nhỏ bằng tre, gỗ dùng để xỉa răng.

tăm hơi
- d. (thường dùng có kèm ý phủ định). Dấu hiệu nhờ đó có thể biết về sự có mặt của một người nào hoặc một cái gì đó đang tìm kiếm, mong đợi (nói khái quát). Hẹn đến, mà chờ mãi chẳng thấy tăm hơi. Bặt tăm hơi.

tăm tích
- dt. Tin tức hay dấu vết để lại của một đối tượng nào đó: đi biệt tăm tích tìm mãi chẳng thấy tăm tích đâu.

tằm
- d. Sâu của một loài bướm, ăn lá dâu, nhả ra tơ.

tắm
- đg. 1 Giội nước lên người hoặc ngâm mình trong nước cho sạch sẽ, mát mẻ hoặc để chữa bệnh. Ăn no tắm mát. Tắm biển. Tắm suối nước nóng. Tắm cho em bé. Làng quê tắm trong ánh trăng (b.). 2 Phơi mình dưới ánh nắng hoặc làm cho toàn thân chịu tác động của một loại tia sáng (theo phương pháp vật lí) để chữa bệnh. Tắm nắng. Tắm điện. 3 Làm cho đồ vàng bạc sáng bóng lại bằng cách nhúng trong một loại nước chua. Tắm vàng. Tắm đôi hoa tai.

tắm giặt
- đgt. Tắm và giặt giũ cho sạch nói chung: nghỉ ngơi một chút rồi tắm giặt cho sạch sẽ.

tắm nắng
- Phơi mình ngoài nắng cho khỏe người : Tắm nắng ở bãi biển.

tắm rửa
- đg. Tắm cho sạch (nói khái quát).

tằn tiện
- tt. Rất dè sẻn, hạn chế việc chi dùng đến mức thấp nhất: Đồng lương ít ỏi, tằn tiện lắm mới đủ ăn ăn tiêu tằn tiện sống tằn tiện.

tăng
- đg. Thêm lên hơn trước : Dân số tăng; Tăng năng suất.

tăng cường
- đg. Làm cho mạnh thêm, nhiều thêm. Tăng cường lực lượng. Đê đập được tăng cường để chống bão.

tăng lữ
- dt. Những người tu hành theo một tôn giáo nói chung: tầng lớp tăng lữ.

tăng ni
- d. Các nhà sư, nam và nữ (nói tổng quát). Các tăng ni, phật tử.

tằng tịu
- đgt. Có quan hệ nam nữ không chính đáng: tằng tịu với vợ người khác.

tằng tổ
- Cụ, người đẻ ra ông nội.

tằng tôn
- dt., cũ Cháu bốn đời.

tặng
- đg. Cho để tỏ lòng quý mến.

tặng phẩm
- d. Vật dùng để tặng. Mua tặng phẩm mừng đám cưới. Một tặng phẩm quý giá.

tặng thưởng
- đgt. Tặng để khen ngợi về thành tích, công lao của cá nhân hay tập thể: được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động tặng thưởng giấy khen cho các em học sinh giỏi.

tắt
- I. đg. 1. Thôi cháy : Lửa tắt. 2. Làm cho thôi cháy : Tắt đèn. II.t. Ngừng hẳn lại : Tắt gió ; Tắt thở : Tắt máy.
- ph. Theo đường ngắn hơn, lối nhanh hơn : Đi tắt; Viết tắt.

tắt hơi
- đg. (id.). Như tắt thở.

tắt kinh
- đgt. Ngừng kinh nguyệt trong giai đoạn bình thường vẫn có.

tắt thở
- Nh. Tắt hơi.

tấc
- d. 1 Đơn vị cũ đo độ dài, bằng một phần mười thước mộc (0,0425 mét) hoặc bằng một phần mười thước đo vải (0,0645 mét). 2 Đơn vị cũ đo diện tích ruộng đất, bằng một phần mười thước, tức bằng 2,4 mét vuông (tấc Bắc Bộ), hoặc 3,3 mét vuông (tấc Trung Bộ). Tấc đất, tấc vàng (tng.). 3 Tên gọi thông thường của decimet. 4 (cũ; vch.; dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Tấm lòng (thường dùng với ý khiêm nhường). Tấc lòng. Tấc riêng (tấm lòng riêng). Tấc thành (tấm lòng thành).

tâm
- dt. Điểm ở giữa: tâm đường tròn.

tâm can
- Lòng dạ, đáy lòng.

tâm đắc
- đg. 1 Hiểu được sâu sắc, nên đã thu nhận được. Đọc quyển sách, tâm đắc nhiều điều. Điều tâm đắc nhất. 2 Hiểu lòng nhau, thích thú, thấy rất hợp với nhau. Một già một trẻ, mà rất tâm đắc. Chuyện trò với nhau rất tâm đắc. Bạn tâm đắc.

tâm địa
- dt. Lòng dạ hiểm sâu: không có tâm địa gì tâm địa độc ác.

tâm giao
- Thân mật : Bạn tâm giao.

tâm hồn
- d. Ý nghĩ và tình cảm, làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người (nói tổng quát). Tâm hồn trong trắng của trẻ thơ. Có tâm hồn nghệ sĩ. Một tâm hồn nồng cháy. Để hết tâm hồn vào.

tâm linh
- dt. 1. Khả năng cảm nhận, đoán định trước các biến cố xảy ra với mình, theo duy tâm: tâm linh nhạy cảm. 2. Tâm hồn, tinh thần: tâm linh trong sáng.

tâm lý
- d. 1. Hoạt động tình cảm, lý trí, nghị lực. 2. Tình hình lòng người : Nói đúng tâm lý.

tâm lý học
- Khoa học nghiên cứu tâm lý.

tâm não
- d. Như tâm trí. Khắc sâu vào tâm não.

tâm nhĩ
- dt. Mỗi buồng trên của quả tim.

tâm phúc
- Rất thân, có thể tin cậy được : Người tâm phúc.

tâm sự
- I d. Nỗi niềm riêng tư, sâu kín (nói khái quát). Thổ lộ tâm sự. Niềm tâm sự. Bài thơ phản ánh tâm sự của tác giả.
- II đg. Nói chuyện với nhau. Tâm sự về chuyện gia đình.

tâm thành
- dt. Lòng thành thực: Tâm thành đã thấu đến trời (Truyện Kiều).

tâm thần
- d. 1. Tâm trí và tinh thần : Tâm thần bất định. 2. X. Bệnh tâm thần.

tâm thất
- d. Phần ngăn dưới của quả tim, có chức năng co bóp, chuyển máu từ tim tới các cơ quan trong cơ thể.

tâm tình
- I. dt. Tình cảm riêng tư, thầm kín của mỗi một con người: thổ lộ tâm tình câu chuyện tâm tình. II. tt. Thân thiết đến mức có thể thổ lộ cho nhau biết những tình cảm riêng tư, thầm kín: người bạn tâm tình.

tâm tính
- Tính nết riêng của người ta.

tâm trạng
- d. Trạng thái tâm lí, tình cảm. Tâm trạng vui vẻ, phấn chấn. Tâm trạng sảng khoái lúc ban mai. Có tâm trạng hoài nghi, chán nản của kẻ liên tiếp bị thất bại.

tâm trí
- dt. Lòng dạ và đầu óc, tình cảm và suy nghĩ của con người: dồn hết tâm trí vào công việc tâm trí rối bời.

tâm tư
- Điều suy nghĩ ở trong lòng.

tầm
- 1 d. 1 Khoảng cách giới hạn phạm vi có hiệu lực của một hoạt động nào đó. Cao quá tầm tay, với không tới. Tầm nhìn xa*. 2 Độ, cỡ, thường ở mức coi là chuẩn hoặc mức tương đối cao. Cao như thế là vừa tầm. Tầm quan trọng của vấn đề. Một tác phẩm ngang tầm thời đại.
- 2 d. Thời gian làm việc hằng ngày theo quy định, ở công sở, nhà máy. Nghỉ giữa tầm. Kíp công nhân đổi tầm (đổi ca). Thông tầm*. Tan tầm*.
- 3 (cũ). x. tìm.

tầm bậy
- tt., khng. Bậy bạ, càn rỡ và vớ vẩn: ăn nói tầm bậy tầm bậy tầm bạ.

tầm gửi
- Loài cây có diệp lục, lá màu lục sẫm, sống bám ký sinh trên cành các cây khác.

tầm nã
- đg. Tìm bắt khắp nơi người đang trốn tránh nào đó. Tầm nã tên tội phạm.

tầm phào
- tt., khng. Vu vơ, không thực chất hoặc không có mục đích gì: chuyện tầm phào ăn nói tầm phào.

tầm tã
- Nói mưa lâu và nặng hạt. Ngb. Đầm đìa : Giọt châu tầm tã tuôn mưa (K).

tầm thường
- t. 1 Hết sức thường, không có gì đặc sắc (hàm ý chê). Thị hiếu tầm thường. Một người bình thường, nhưng không tầm thường. 2 (cũ). Bình thường, không có gì đặc sắc. Việc tầm thường hằng ngày.

tầm vóc
- dt. 1. Vóc dáng hình thể: tầm vóc bình thường tầm vóc cao lớn. 2. Tầm cỡ, quy mô: một công trình có tầm vóc quốc gia.

tầm vông
- Loài tre nhỏ không có gai, gióng dài, ruột đặc, thường dùng làm gậy.

tầm xích
- d. Gậy của nhà sư dùng làm lễ, đầu có vòng bằng đồng, treo lá phướn nhỏ.

tầm xuân
- dt. Cây mọc hoang, cùng họ với hoa hồng: Nụ tầm xuân nở hoa xanh biếc, Em có chồng rồi, anh tiếc lắm sao (cd.).

tẩm
- đg. Làm cho một chất lỏng thấm vào : Tẩm rượu.

tẩm bổ
- đg. Làm tăng thêm sức khoẻ cho cơ thể bằng các thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng hoặc thuốc bổ. Tẩm bổ cho người chóng lại sức. Ăn uống tẩm bổ.

tẩm quất
- đgt. Đấm bóp, xoa bóp các cơ bắp, chống mỏi nhức (người làm các động tác này thường là nam giới).

tấm
- d. Mảnh gạo vỡ nhỏ ra vì giã.
- 1. Từ đặt trước tên các vật mỏng và dài : Tấm ván ; Tấm lụa. 2. Từ đặt trước một số danh từ để chỉ đơn vị hoặc một số danh từ trừu tượng : Tấm áo ; Tấm lòng.

tấm bé
- d. (kết hợp hạn chế, không dùng làm chủ ngữ). Tuổi thơ, tuổi nhỏ. Mồ côi từ tấm bé.

tân binh
- dt. Lính mới nhập ngũ: huấn luyện tân binh.

tân hôn
- Nói đôi vợ chồng mới cưới.

tân khách
- d. (cũ; trtr.). Khách đến dự lễ (nói khái quát). Tân khách đã đến đủ.

tân kỳ
- 1 (huyện) Huyện thuộc tỉnh Nghệ An. Diện tích 708,5km2. Số dân 123.900 (1997), gồm các dân tộc: Kinh, Thổ. Địa hình đồi thấp, xen kẽ núi thấp Phu Loi (829m), đất laterit đỏ vàng đồi núi. Sông Con chảy qua. Đường 15 chạy qua. Huyện trước đây thuộc tỉnh Nghệ An, thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh (1975-1991), từ 20-6-1991 trở lại tỉnh Nghệ An, gồm 1 thị trấn (Tân Kỳ) huyện lị, 20 xã.
- 2 (thị trấn) h. Tân Kỳ, t. Nghệ An.
- 3 (xã) h. Tứ Kỳ, t. Hải Dương.

tân lang
- Người mới cưới vợ (cũ).

tân ngữ
- d. (cũ). Bổ ngữ.

tân thời
- tt., cũ Theo kiểu mới, mốt mới, đang được nhiều người ưa chuộng (thường nói về cách ăn mặc, quần áo): ăn mặc rất tân thời.

tân tiến
- Tiến bộ và theo những cái mới.

tân trào
- dt., cũ, vchg Phong trào mới.
- 1 (ttnn) h. Sơn Dương, t. Tuyên Quang.
- 2 (xã) tên gọi các xã thuộc h. Thanh Miện (Hải Dương), h. Kiến Thuỵ (Hải Phòng), h. Sơn Dương (Tuyên Quang).

tân xuân
- Đầu mùa xuân.

tần ngần
- đg. Tỏ ra còn đang mải nghĩ ngợi chưa biết nên làm gì hoặc nên quyết định như thế nào. Hai người nhìn nhau tần ngần trong giây lát. Đứng tần ngần hồi lâu mới bỏ đi. Vẻ mặt tần ngần.

tần số
- dt. Số chu kì trong một giây của một chuyển động tuần hoàn (đơn vị đo là héc - Hz).

tần tảo
- Cg. Tảo tần. Nói người đàn bà chăm chỉ làm lụng, thu vén việc nhà : Tần tảo nuôi con.

tẩn mẩn
- t. (Làm việc gì) quá tỉ mỉ, vụn vặt, như không còn có ý thức về thời gian. Tẩn mẩn xếp lại các tờ báo cũ. Dặn dò tẩn mẩn. Ngồi tẩn mẩn gọt bút chì.

tấn
- 1 dt. 1. Đơn vị đo khối lượng bằng 1000 ki-lô-gam: năng suất 10 tấn lúa một héc-ta. 2. Đơn vị đo dung tích của tàu bè bằng 2,8317 mét khối. 3. Đơn vị đo lượng có thể chở được của tàu bè bằng 1,1327 mét khối.
- 2 dt. Lớp có tính cao trào ở mỗi vở diễn sân khấu: tấn tuồng Sơn Hậu tấn bi kịch.
- 3 dt. Thế võ, đứng chùng và dồn lực xuống hai chân cho vững: thế xuống tấn.

tấn công
- đg. 1 . Đánh trước vào quân địch. 2. Tác động trước để dồn đối phương vào thế ít nhiều bị động : Tấn công ngoại giao.

tấn phong
- đg. (trtr.). Phong (chức vị vào loại cao nhất). Lễ tấn phong hoàng hậu.

tận
- lt. ở giới hạn cuối cùng: ra đón tận cửa.

tận cùng
- Chỗ cuối. Tận cùng bằng. Có phần cuối là.

tận dụng
- đg. Sử dụng đến hết mọi khả năng có được, không bỏ phí. Tận dụng thời gian để làm việc. Tận dụng thức ăn thừa cho chăn nuôi.

tận hưởng
- đgt. Hưởng cho bằng hết, thường là cảm giác sung sướng có được: tận hưởng những giây phút sung sướng, hạnh phúc tận hưởng cảnh đẹp sơn thuỷ.

tận lực
- Hết sức : Làm việc tận lực.

tận tâm
- t. Bằng tất cả tấm lòng; hết lòng. Tận tâm cứu chữa người bệnh.

tận thế
- tt. (Ngày) tận cùng của thế giới, theo quan niệm của một số tôn giáo.

tận tình
- ph. 1. Với tất cả tình nghĩa : Ăn ở tận tình. 2. Với tất cả sức lực : Đội ta thi đấu tận tình với đội bạn.

tận tụy
- tận tuỵ t. Tỏ ra hết lòng hết sức với trách nhiệm, không nề gian khổ, không ngại hi sinh. Làm việc tận tuỵ. Tinh thần tận tuỵ với công việc. Cúc cung tận tuỵ*.

tâng bốc
- tt. Nói tốt, nói hay quá mức để đề cao một người ngay trước mặt người đó: tâng bốc thủ trưởng quá lời tâng bốc lên tận mây xanh.

tầng
- d. Cg. Từng. 1. Loại buồng có chung một sân : Tầng gác ; Tầng dưới ; Nhà ba tầng. 2. Các lớp trên dưới khác nhau của một vật : Tầng mây. 3. Lớp lộ thiên của một mỏ than. 4. Độ cao so với mặt đất : Máy bay địch bay ở tầng nào cũng bị bắn rơi.

tầng lớp
- d. Tập hợp người thuộc một hoặc nhiều giai cấp trong xã hội, có địa vị kinh tế, xã hội và những lợi ích như nhau. Tầng lớp lao động. Tầng lớp trí thức.

tấp nập
- tt. Có nhiều người qua lại, hoạt động không ngớt: Phố xá tấp nập Tàu xe qua lại tấp nập.

tập
- d. 1. Chồng giấy cùng loại : Tập báo ; Tập ảnh. 2. Một trong những xếp giấy đóng lại thành sách. 3. (đph). Nh. Vở. 4. Sách mỏng : Chuyện thiếu nhi đóng thành tập. 5. Phần của một tác phẩm, thường xuất bản thành một quyển sách : Lời Hồ Chủ Tịch, Tập 1.
- đg. 1. Làm một việc nhiều lần cho quen, cho giỏi : Tập viết. 2. Rèn luyện : Tập cho trẻ em những thói quen tốt.

tập đoàn
- I d. 1 Tập hợp những người có chung những quyền lợi kinh tế, xã hội hoặc có cùng một xu hướng chính trị, đối lập với những tập hợp người khác. Tập đoàn thống trị. Tập đoàn tư bản tài chính. 2 Tập hợp những người có cùng một nghề làm ăn chung với nhau, với quy mô nhỏ. Tập đoàn đánh cá. Tập đoàn sản xuất. 3 Tập hợp nhiều sinh vật cùng loại sống quây quần bên nhau. Tập đoàn san hô. Tập đoàn châu chấu.
- II t. (id.). Tập thể. Làm ăn . Tát nước tập đoàn.

tập hậu
- đgt. Đánh bất ngờ phía sau: đánh tập hậu.

tập hợp
- I. đg. Tụ họp nhiều người lại một nơi : Tập hợp quần chúng đi đấu tranh chống nguỵ quyền bắt lính ; Tập hợp học sinh để chào cờ. II. d. 1. Tổng số những thành phần của một toàn thể : Dàn nhạc là một tập hợp nhiều người chơi những nhạc cụ khác nhau để biểu diễn một hòa âm. 2. (toán). Bộ gồm nhiều thành phần mà số lượng có giới hạn hoặc không, có một số tính chất chung và có với nhau hoặc với những thành phần của nhiều bộ khác những mối quan hệ nào đó : Lý thuyết tập hợp.

tập huấn
- đg. Hướng dẫn luyện tập. Lớp tập huấn xạ kích. Tập huấn cho cán bộ phụ trách.

tập kết
- đgt. 1. Tập trung, tụ họp từ nhiều chỗ, nhiều nơi đến nơi quy định để cùng làm một nhiệm vụ: tập kết xung quanh đồn địch kéo pháo đến địa điểm tập kết. 2. (kết hợp hạn chế) (Nói về cán bộ cách mạng hoạt động ở phía nam vĩ tuyến 17, sau Hiệp định Giơ ne vơ 1954) chuyển ra miền Bắc sống và tiếp tục hoạt động: cán bộ miền Nam tập kết.

tập kích
- Đánh nhanh và bất ngờ trong đất địch.

tập luyện
- đg. Như luyện tập. Tập luyện quân sự. Tập luyện nâng cao tay nghề.

tập quán
- dt. Thói quen hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo: tôn trọng tập quán của mỗi địa phương.

tập san
- Loại tạp chí lưu hành trong nội bộ một ngành chuyên môn.

tập sự
- đg. 1 Làm với tính chất học nghề. Tập sự nghề viết văn. Tập sự làm thầy thuốc. 2 (thường dùng phụ cho d.). Tập làm một thời gian cho quen việc trước khi được chính thức tuyển dụng. Kĩ sư tập sự. Thời kì tập sự. Lương tập sự.

tập tành
- đgt. Tập luyện cho thành thục nói chung: tập tành suốt cả ngày Tập tành như thế thì chẳng ăn thua.

tập thể
- 1. ph. t. Nói nhiều người cùng sinh hoạt, cùng hoạt động với nhau : Làm việc tập thể. 2. d. Toàn bộ những người nói trên : Sống trong tình thương của tập thể.

tập trung
- đg. 1 Dồn vào một chỗ, một điểm. Nơi tập trung đông người. Tập trung hoả lực. Một biểu hiện tập trung của tình đoàn kết. 2 Dồn sức hoạt động, hướng các hoạt động vào một việc gì. Tập trung sản xuất lương thực. Tập trung suy nghĩ. Hội nghị tập trung thảo luận một vấn đề. Tư tưởng thiếu tập trung.

tập tục
- dt. Phong tục, tập quán nói chung: tôn trọng tập tục của các địa phương Mỗi dân tộc có những tập tục riêng.

tất
- d. X. Bít tất.
- d. Toàn lượng, toàn số, hết cả : Còn bao nhiêu mua tất.
- t. Hết, chấm dứt : Ngồi đến lúc lễ tất.
- ph. ắt hẳn : Có làm thì tất được tiền.

tất cả
- đ. Từ dùng để chỉ số lượng toàn bộ, không trừ một cái gì hoặc không trừ một ai. Mua tất cả. Tất cả đều đồng ý. Tất cả chúng ta.

tất nhiên
- tt. Chắc chắn, nhất định phải như vậy, không thể khác được: muốn tiến bộ tất nhiên phải cố gắng nhiều.

tất tả
- Lật đật vội vã : Tất tả đi tìm nguyên liệu sản xuất.

tất yếu
- t. 1 Tất phải như thế, không thể khác được (nói về những cái có tính quy luật); trái với ngẫu nhiên. Có áp bức thì tất yếu có đấu tranh. 2 Nhất thiết phải có, không thể thiếu để có được một kết quả, một tác dụng nào đó. Điều kiện tất yếu.

tật
- dt. 1. Trạng thái không bình thường ở bộ phận cơ thể, do bẩm sinh hoặc hậu quả của tai nạn, bệnh trạng gây nên: tật nói ngọng bị đánh thành tật. 2. Bệnh: Thuốc đắng dã tật (tng.). 3. Trạng thái không bình thường, không tốt ở các đồ vật, máy móc, dụng cụ: Chiếc xe này có tật hay trật xích. 4. Thói quen xấu, khó sửa: có tật nói tục.

tật bệnh
- Bệnh nói chung.

tẩu
- 1 d. Đồ dùng gồm một ống nhỏ và dài, đầu gắn thông với bộ phận giống như cái phễu nhỏ để bỏ thuốc phiện, thuốc lá sợi vào mà hút. Miệng ngậm tẩu. Dọc tẩu.
- 2 đg. (kng.). 1 Chạy trốn. Thấy động, tẩu mất. 2 (id.). Đem giấu nhanh đi nơi khác. Kẻ gian chưa kịp tẩu tang vật.

tẩu mã
- dt. 1. Điệu hát linh hoạt, kết thúc bản ca Huế. 2. Lối hát tuồng như thể vừa đi ngựa vừa hát: hát bài tẩu mã. 3. Chứng cam ăn hàm răng trẻ con rất nhanh: cam tẩu mã. 4. Kiểu gác có đường thông từ gác này ra gác ngoài: Nhà có gác tẩu mã.

tẩu tán
- Đem giấu đi mỗi thứ một nơi : Tẩu tán đồ vật ăn cắp.

tẩu thoát
- đg. (kng.). Chạy trốn thoát, không để bị bắt. Tìm đường tẩu thoát.

tấu
- I. đgt. 1. Biểu diễn một bản nhạc trước đông đảo người xem: tấu sáo tấu đàn bầu. 2. Biểu diễn một bài văn có nội dung hài hước, châm biếm những thói hư tật xấu trong đời sống, kết hợp giữa trình bày lời và các động tác, cử chỉ: tấu vui tiết mục tấu. 3. Tâu với vua: quỳ tấu trước ngai vàng. II. dt. 1. Tờ tấu với vua (nghĩa 3 của I.): dâng tấu. 2. Bài tấu (nghĩa 2 của I.): đọc tấu.

tậu
- đg. Mua một vật bằng nhiều tiền và có giấy tờ: Tậu nhà.

tây
- 1 I d. 1 Một trong bốn phương chính, ở về phía mặt trời lặn, đối diện với phương đông. Mặt trời đã ngả về tây. Gió tây. 2 (thường viết hoa). Phần đất của thế giới, nằm về phía tây châu Âu. Văn minh phương Tây.
- II t. Theo kiểu phương , hoặc có nguồn gốc từ phương Tây; đối lập với ta. Giường tây. Ăn mặc kiểu tây. Thuốc tây. Táo tây.
- 2 t. (cũ; vch.). (dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Riêng. Niềm tây.

tây bắc
- ở giữa phương Tây và phương Bắc.

tây cung
- dt. Cung về phía tây, nơi hoàng hậu ở.

tây học
- Thuộc về những kiến thức từ phương Tây lại.
- TÂY LịCH- X. Dương lịch.

tây nam
- Tây-NAM ở giữa phương Tây và phương Nam.

tây phương
- dt., cũ, id. Phương Tây: du học ở Tây phương.
- (xã) h. Tiền Hải, t. Thái Bình.

tẩy
- 1. đg. Xóa, làm mất những vết bẩn, những chữ viết sai : Tẩy quần áo ; Tẩy cả dòng ấy đi. 2. d. Đồ dùng bằng cao su để xóa những chữ, hình, vết ... trên giấy.
- I. t. Làm cho dễ đi đại tiện : Thuốc tẩy. II. đg. 1.Tống chất độc, vật độc ra khỏi cơ thể : Tẩy giun. 2. Gạt ra, không thêm giao thiệp với (thtục) : Nếu hắn cứ gièm pha mãi thì phải tẩy thẳng cánh.

tẩy chay
- đg. Coi như không biết gì đến, không mua, không dùng, không tham gia, không có quan hệ, để tỏ thái độ phản đối. Tẩy chay bộ phim tuyên truyền chiến tranh. Chơi xấu, bị bạn bè tẩy chay.

tẩy não
- đgt. Tác động một cách thô bạo đến tâm lí, làm cho người ta phải từ bỏ quan niệm, ý đồ riêng của mình.

tẩy trừ
- đg. Xoá bỏ, làm cho hết sạch đi cái xấu, cái có hại nào đó. Tẩy trừ văn hoá đồi truỵ. Tẩy trừ tệ nạn mê tín.

tấy
- 1 dt., đphg Con rái cá.
- 2 đgt. 1. Sưng lên, cương lên, có nhiều máu mủ tụ lại, làm cho đau nhức: Nhọt tấy lên Vết thương tấy mủ. 2. khng. Phát đạt, gặp vận may trong làm ăn, cờ bạc, buôn bán: đánh bạc tấy buôn bán tấy.

te
- (đph) d. Cách đánh cá bằng xuồng nhỏ có cắm những que rung để xua cá vào xuồng.
- ph. Nhanh : Chạy te.


- 1 đg. (kng.). Đái (thường nói về trẻ em). Bé tè ra quần.
- 2 t. (dùng phụ sau t.). (Thấp, lùn) quá mức, trông thiếu cân đối. Bàn ghế thấp tè. Lùn tè như cái nấm. Thấp tè tè.

tẻ
- 1 I. dt. Gạo hạt nhỏ, ít nhựa, dùng để thổi cơm; phân biệt với nếp: gạo tẻ có nếp có tẻ (tng.). II. tt. Thuộc loại hoa quả ít thơm ngon hơn loại khác, trong sự so sánh cùng loài với nhau: gấc tẻ Dưa tẻ rẻ hơn dưa nếp nhiều.
- 2 tt. 1. Buồn, chán do vắng vẻ: Chợ chiều tẻ quá. 2. Nhạt nhẽo, không có sức hấp dẫn, lôi cuốn: Vở kịch diễn tẻ quá Câu chuyện quá tẻ.

tẽ
- đg. 1 Làm cho rời ra, tách ra. Tẽ ngô. Tẽ đôi ra. Tẽ đám đông chạy đến. 2 (ph.). Rẽ (theo đường khác). Tẽ ngang. Đường tẽ.


- 1 đgt. Hắt từng ít một lên bề mặt, lên chỗ nào đó: té nước tưới rau té nhau ướt hết quần áo té nước ra đường cho đỡ bụi.
- 2 đgt., đphg Ngã: vấp té té ngửa.

té ra
- Hóa ra là : Tưởng tốt té ra xấu.

tem
- d. 1 cn. tem thư. Miếng giấy nhỏ, thường hình chữ nhật, có in tranh ảnh và giá tiền, do bưu điện phát hành, dùng để dán lên các bưu phẩm làm chứng từ cước phí. 2 Miếng giấy nhỏ hình chữ nhật giống như tem thư, do nhà nước phát hành, dùng để dán vào một số giấy tờ chính thức hoặc hàng hoá, chứng nhận đã nộp thuế hoặc lệ phí. 3 Nhãn hiệu dán trên các mặt hàng để chứng nhận phẩm chất. Hàng chưa bóc tem (kng.; còn mới nguyên, chưa sử dụng bao giờ). 4 Miếng giấy nhỏ hình chữ nhật giống như tem thư, do nhà nước phát hành, có giá trị mua hàng hoá chỉ bán cung cấp theo định lượng. Tem lương thực.

tem tép
- Tiếng nhai ngon lành.

tém
- đg. 1 Thu dồn lại một chỗ cho gọn. Tém rác vào một góc. Tém gọn đống thóc. Mái tóc chải tém ra phía sau. 2 Nhét các mép chăn, màn, v.v. xuống để cho phủ kín hoặc gọn gàng hơn. Tém màn. Tém các múi chăn, góc tã cho cháu.

ten
- dt. Chất gỉ có màu xanh ở đồng: Ten đồng độc lắm.

teng beng
- Nói rách toạc ra : áo rách teng beng.
Từ điển tiếng Việt
A
B (1)
B (2)
B (3)
B (4)
C (1)
C (2)
C (3)
C (4)
C (5)
C (6)
D (1)
D (2)
D (3)
D (4)
D (5)
E
G (1)
G (2)
G (3)
H (1)
H (2)
H (3)
H (4)
I
K (1)
K (2)
K (3)
L (1)
L (2)
L (3)
L (4)
M (1)
M (2)
M (3)
N (1)
N (2)
N (3)
N (4)
O
P (1)
P (2)
Q
R (1)
R (2)
S (1)
S (2)
S (3)
T (1)
T (2)
T (3)
T (4)
T (5)
T (6)
T (7)
T (8)
T (9)
T (10)
T (11)
T (12)
U
V (1)
V (2)
X (1)
X (2)
Y