K (2)
Tác giả: Nhóm biên soạn
khâu
- d. 1. Vòng bịt ở đầu chuôi dao để giữ lưỡi dao cho chặt. 2. Nhẫn to bản của đàn ông. 3. Mỗi bước của một quá trình : Khâu quan trọng nhất của công tác. 4. Từng bộ phận của một hệ thống : Khâu yếu nhất của dây chuyền đế quốc chủ nghĩa.
- đg. Ghép vải, da... liền mảnh nọ với mảnh kia bằng kim chỉ : Khâu áo ; Khâu giày.
khẩu
- d. (dùng hạn chế trong một vài tổ hợp). 1 Miệng, về mặt dùng để ăn uống. Món ăn rất thích khẩu. Miếng ăn quá khẩu thành tàn (tng.). 2 (kng.). Nhân khẩu (nói tắt). Nhà có bốn khẩu. Sản lượng đạt bình quân mỗi khẩu 300 kilô thóc. 3 (kết hợp hạn chế). Từ dùng để chỉ từng đơn vị phần nhỏ có thể bỏ vừa vào miệng để nhai, để ăn; miếng. Mía tiện thành từng khẩu. Một khẩu trầu. 4 Từ dùng để chỉ từng đơn vị súng, pháo. Khẩu tiểu liên. Khẩu pháo. Súng có hàng trăm khẩu. 5 Từ dùng để chỉ từng đơn vị những giếng nước nhỏ. Xây một khẩu giếng. 6 Cửa khẩu (nói tắt). Vượt khẩu.
khẩu cung
- dt. Lời khai miệng của bị can: lấy khẩu cung của phạm nhân.
khẩu độ
- dt (H. độ: mức độ) Khoảng cách của hai đầu nhọn ở hai nhánh của cái com-pa: Thu hẹp khẩu độ của com-pa.
khẩu hiệu
- d. Câu tóm tắt một nhiệm vụ, một thái độ chính trị... đưa ra để động viên, tuyên truyền quần chúng : Khẩu hiệu đấu tranh ; Hô khẩu hiệu đả đảo đế quốc Mỹ.
khẩu phần
- d. Phần thức ăn mỗi bữa hoặc mỗi ngày của người hay súc vật nuôi. Khẩu phần của các cháu trong nhà trẻ. Lợn ăn theo khẩu phần.
khẩu trang
- dt. Đồ bằng vải được may nhiều lớp, có dây đeo, dùng để che miệng, che mũi chống bụi bặm, độc khí hoặc chống rét: Khi vào phòng mổ các bác sĩ đều đeo khẩu trang.
khẩu vị
- dt (H. vị: mùi vị) Sở thích của mỗi người trong việc ăn uống: Món ăn này hợp khẩu vị của cả gia đình.
khấu
- d. Dây cương ngựa (cũ) : Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng (K).
- đg. Trừ đi : Khấu nợ. Khấu đầu khấu đuôi. Trừ đầu trừ đuôi, trừ hết chỗ nọ lại trừ chỗ kia.
khấu đầu
- Cúi rạp : Uốn lưng năm lạy, khấu đầu ba phen (Nhđm).
khấu hao
- đg. Tính vào giá thành sản phẩm lượng giá trị tương đương với giá trị hao mòn của tài sản cố định, nhằm tạo ra nguồn vốn để sửa chữa hoặc mua sắm tài sản cố định mới. Tỉ lệ khấu hao máy móc. Quỹ khấu hao.
khấu trừ
- đgt. Bớt lại từng phần tiền nợ trong số tiền được hưởng: khấu trừ vào kinh phí từng quý khấu trừ vào lương.
khe
- dt 1. Kẽ hở : Khe bàn; Khe cửa. 2. Đường nước chảy trong núi ra: Hình khe, thế núi gần xa, đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao (Chp); Núi cao vòi vọi, nước khe rì rầm (X-thuỷ).
khe khắt
- Nh. Khắt khe.
khẽ
- t. (Cách thức hoặc mức độ hoạt động) không gây ra tiếng ồn hoặc một chuyển động có thể làm ảnh hưởng đến không khí yên tĩnh chung. Ghé vào tai nói rất khẽ. Khẽ cái mồm chứ! (kng.). Không đáp, chỉ khẽ gật đầu. // Láy: khe khẽ (ý nhấn mạnh).
khen
- đgt. Đánh giá tốt: khen giỏi Mẹ khen con ngoan Cậu ấy thật đáng khen.
khen ngợi
- đgt Ca tụng những việc làm rất tốt: Khen ngợi họ lúc họ làm được việc (HCM).
khéo
- I. t. 1. Có tài năng, kỹ thuật, biết làm đẹp, làm tốt : Thợ khéo ; May vá khéo. Khéo chân khéo tay. Có khả năng về thủ công. 2. Biết cách cư xử, đối đãi cho vừa lòng người khác : Ăn ở khéo ; Khéo chiều vợ . Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Biết cách thu xếp thì dù phương tiện có thiếu thốn cũng vẫn được ổn. II. ph. Rõ thật : Khéo ỡm ờ chưa ! ; Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (K). III. l .Thế thì có lẽ : Đi chậm khéo nhỡ tàu mất.
khép
- đg. 1 Chuyển dịch một bộ phận để làm cho kín lại, không còn hở hoặc mở nữa. Cửa chỉ khép, chứ không đóng. Ngồi khép hai đầu gối. Khép chặt vòng vây. 2 (kết hợp hạn chế). Buộc phải nhận, phải chịu, không cho thoát khỏi. Khép tội tham ô. Tự khép mình vào kỉ luật.
khét
- tt. 1. Có mùi hắc của vật cháy: khét mùi tóc cháy khét mùi thuốc súng. 2. Khê: cơm khét.
khê
- tt 1. Nói cơm nấu quá lửa có mùi khét: Cơm sôi cả lửa thì khê (tng); Trên sống, dưới khê, tứ bề nát bét (tng). 2. Nói giọng không được trong vì cổ vướng đờm: Giọng khê đặc. 3. Nói trong bài tổ tôm, có khàn mà quên dậy: ù không được ăn tiền vì khê khàn. 4. Nói bát họ bị vỡ, vì nhiều người đã lấy và đi xa: Và cụ vỡ nợ vì khê họ.
khế
- d. Loài cây to, quả mọng có năm múi, vị thường chua, dùng ăn sống hay nấu canh.
- d. Văn tự bán nhà, đất : Làm tờ khế bán đất.
khệnh khạng
- t. 1 Có dáng đi hơi giạng chân, vẻ khó khăn, chậm chạp. Đi khệnh khạng. 2 Có dáng điệu, cử chỉ chậm chạp, dềnh dàng, làm ra vẻ quan trọng. Cứ khệnh khạng như ông quan.
khêu
- đgt. 1. Dùng vật nhọn làm cho ra khỏi chỗ bị giữ chặt: khêu ốc khêu ngọn đèn lên. 2. Gợi lại, làm trỗi dậy yếu tố tinh thần đang chìm lắng dần: khêu nỗi nhớ khêu oán hờn làm gì nữạ
khêu gợi
- đgt Làm nảy ra; Khơi dậy: Như khêu gọi nỗi nhớ nhung thương tiếc (Vũ Đình Liên).
khều
- đg. Nh. Kều : Khều ổi.
khi
- 1 d. Tên một con chữ (c, viết hoa X) của chữ cái Hi Lạp.
- 2 d. (thường dùng có kèm định ngữ). Từ biểu thị thời điểm. Khi xưa. Khi nãy. Khi còn trẻ. Một miếng khi đói, bằng một gói khi no (tng.).
- 3 đg. (ph.). Khinh.
khi trước
- Trước kia, trước đây: khi trước tôi ở phố nàỵ
khỉ
- dt (động) Loài động vật cao đẳng, có vú, bốn bàn chân như bốn bàn tay có thể cầm nắm được: Trong rạp xiếc khỉ đạp xe đạp như người.
- tt Xấu; không hay ho gì: quá! Có việc ấy mà cũng quên; Việc ấy có ra khỉ gì đâu.
- tht Từ dùng để rủa khi bực mình: ! Làm mất thì giờ của người ta.
khí
- d. Một trong ba thể của vật chất, nhẹ, trong suốt, không hình dạng, ở trạng thái dễ nén và có thể choán tát cả không gian dành cho nó : Khí các- bô-ních. Khí lý tưởng. (lý). Chất khí phải tuyệt đối nghiệm đúng mọi định luật chi phối các quá trình biến hóa về thể tích, áp suất, nhiệt độ và, như vậy, chỉ có trong lý thuyết.
- d. X. Tinh dịch.
- ph. Hơi hơi : Canh nấu khí mặn.
khí cầu
- d. Khí cụ có hình quả cầu lớn chứa đầy khí nhẹ như hydrogen hoặc helium, có thể bay lên cao.
khí chất
- dt. Đặc điểm của cá nhân về mặt cường độ, nhịp độ hoạt động tâm lí, tạo nên tính cách của từng người: khí chất nóng nảỵ
khí cốt
- dt (H. khí: khí tiết; cốt: xương) Cốt cách của mỗi người: Khí cốt bậc anh hùng.
khí cụ
- Đồ dùng để làm việc : Khí cụ quang học.
khí động học
- d. Môn học nghiên cứu sự chuyển động của chất khí hoặc của các vật trong chất khí.
khí giới
- dt., cũ Vũ khí: tước khí giớị
khí hậu
- dt (H. khí: thời tiết; hậu: thời tiết) Chế độ thời tiết trên mặt đất ở một miền, chịu sự tác động của vĩ độ, địa hình và vị trí đối với biển: Khí hậu nước ta ấm áp, cho phép ta quanh năm trồng trọt (HCM).
khí hậu học
- Môn học nghiên cứu sự phát sinh và biến hóa của khí hậu.
khí lực
- d. Sức mạnh cơ thể và tinh thần của con người. Khí lực dồi dào.
khí phách
- dt. Sức mạnh tinh thần được biểu hiện bằng hành động: phát huy khí phách anh hùng của dân tộc khí phách quật cường.
khí quản
- dt (H. khí: hơi thở; quản: ống) Bộ phận của bộ máy hô hấp hình ống, dẫn không khí từ cuống họng vào hai lá phổi: Phía dưới của khí quản phân làm hai phế quản để đi vào hai lá phổi.
khí quyển
- d. 1. Lớp không khí bao quanh Quả đất. 2. Phần của lớp không khí nói trên, gần mặt Quả đất nhất và tại đó xảy ra những hiện tượng tự nhiên do những chuyển biến trạng thái của hơi nước gây ra (mưa, sương, tuyết) : Xem xét khí quyển để dự báo thời tiết ; Độ ẩm của khí quyển. 3. Lớp khí có hay không chứa o-xy, bao quanh một số hành tinh : Khí quyển của Kim tinh, Hải vương tinh ; Mặt trăng không có khí quyển.
khí tượng
- d. 1 Những hiện tượng xảy ra trong khí quyển, như mưa, gió, sấm, sét, v.v. (nói tổng quát). 2 (kng.). Khí tượng học (nói tắt).
khía
- I. đgt. Cắt đứt từng đường nhỏ trên bề mặt: Dao khía vào taỵ II. đgt. Đường rạch trên bề mặt: rạch mấy khía khía vài khía.
khích động
- đgt (cn. Kích động; H. khích: khêu động; động: không yên) Tác động đến tinh thần để thúc đẩy: Khích động lòng người.
khích lệ
- Cổ võ làm cho nức lòng : Phát bằng khen để khích lệ các đoàn viên.
khiêm nhường
- t. Khiêm tốn trong quan hệ đối xử, không giành cái hay cho mình mà sẵn sàng nhường cho người khác. Khiêm nhường với mọi người.
khiếm diện
- đgt., vchg Vắng mặt: không ai được khiếm diện.
khiếm nhã
- tt (H. nhã: nhã nhặn) Thiếu nhã nhặn; Không lịch sự: Câu ấy đối với An-nam mình thì khiếm nhã (NgCgHoan).
khiển trách
- Quở phạt về một điều lỗi : Bị khiển trách vì vô kỷ luật.
khiến
- đg. 1 (dùng với chủ ngữ là từ chỉ người). Làm cho phải vận động, hoạt động theo ý muốn của mình. Quá mệt, không khiến nổi chân tay nữa. Nó biết khiến con ngựa dữ. Thầy thuốc khiến được bệnh. 2 (dùng với chủ ngữ là từ chỉ sự vật, sự việc, và bổ ngữ là từ chỉ người). Tác động đến, gây phản ứng tâm lí, tình cảm nào đó. Tiếng nổ khiến mọi người giật mình. Câu hỏi khiến nó lúng túng. 3 (kng.; dùng có kèm ý phủ định). Bảo làm việc gì, vì cần đến. Không khiến, cứ để đấy! Chẳng ai khiến cũng làm.
khiêng
- đgt. Nâng vật nặng đi nơi khác bằng sức mạnh đôi bàn tay hay hợp sức của nhiều người: khiêng chiếc tủ sang phòng bên.
khiếp
- đgt Sợ lắm: Đi bộ thì khiếp ải-vân, đi thuyền thì khiếp sóng thần Hang-dơi (cd).
khiếp nhược
- Sợ một cách hèn nhất : Ai cũng khinh những kẻ khiếp nhược trước quân thù.
khiếp sợ
- đg. (hoặc t.). Sợ hãi đến mức mất tinh thần. Khiếp sợ trước cái chết.
khiêu dâm
- đgt. Gây kích thích ham muốn về sắc dục, về xác thịt: lối ăn mặc khiêu dâm tranh ảnh khiêu dâm.
khiêu khích
- đgt (H. khiêu: khêu gợi; khích: kích thích) Trêu tức để gây sự bất hoà: Kẻ thù, tìm cách khiêu khích, nhưng ta vẫn bình tâm.
khiêu vũ
- Nói nam nữ cầm tay nhau và ôm nhau ngang lưng, cùng bước nhịp nhàng theo điệu nhạc trong một cuộc liên hoan.
khiếu
- 1 d. Lỗ trên cơ thể con người, theo cách gọi của đông y. Hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi và miệng là bảy khiếu trên mặt.
- 2 d. Khả năng đặc biệt có tính chất bẩm sinh đối với một loại hoạt động nào đó. Có khiếu quan sát. Khiếu thẩm mĩ cao. Có khiếu hài hước.
- 3 đg. (kng.). Khiếu nại hoặc khiếu oan (nói tắt). Gửi đơn khiếu lên cấp trên.
khiếu nại
- đgt. Thắc mắc, đề nghị xem xét lại những kết luận, quyết định do cấp có thẩm quyền đã làm, đã chuẩn y: khiếu nại với cấp trên có khiếu nại cũng vô ích.
khiếu tố
- đgt (H. tố: cáo giác) Làm đơn tố cáo một việc mà mình cho là không đúng pháp luật: Cần giải quyết những đơn khiếu tố của nhân dân.
khinh
- đg. 1. Coi là trái ngược với đạo lý thông thường và cần phải lên án : Mọi người đều khinh kẻ lật lọng. 2. Coi rẻ, không quan tâm đến cái mà người bình thường có thể ao ước : Trọng nghĩa khinh tài.
khinh bạc
- đg. Coi chẳng ra gì một cách phũ phàng. Thái độ khinh bạc đối với cuộc đời. Giọng văn khinh bạc.
khinh bỉ
- đgt. Coi thường một cách thậm tệ: Hành động đáng khinh bỉ bị nhiều người khinh bỉ.
khinh khí
- dt (H. khinh: nhẹ; khí: hơi) Tức khí hi-đrô: Hi-đrô được gọi là khinh khí vì nhẹ hơn không khí.
khinh khí cầu
- Nh. Khí cầu.
khinh thường
- đg. Có thái độ xem thường, cho là không có tác dụng, ý nghĩa gì, không có gì phải coi trọng. Khinh thường mọi nguy hiểm.
khít
- tt. 1. Liền sát với nhau, không có khe hở: lắp khít các tấm ván ngồi khít lại cho ấm. 2. Sát bên cạnh, kề bên: Nhà cô ấy ở khít nhà bố mẹ tôị 3. Vừa vặn, không thừa không thiếu: áo mặc vừa khít dự tính rất khít.
kho
- 1 dt 1. Chỗ chứa lương thực hoặc vật liệu, hàng hoá, dụng cụ của Nhà nước: Kho thóc; Kho hàng ở cảng. 2. Chỗ chứa tiền của Nhà nước: Tiền bạc trong kho chửa lãnh tiêu (TrTXương); ăn không lo của kho cũng hết (tng). 3. Nơi chứa lương thực, đồ đạc của tư nhân: Nhà giàu có thóc đầy kho. 4. Một số lượng lớn: Một người biết lo bằng kho người hay làm (tng).
- 2 đgt Nấu chín một thức ăn mặn: Đẹp như cái tép kho tương, kho đi kho lại nó trương phềnh phềnh (cd).
kho tàng
- d. 1. Nơi chứa tiền bạc của cải nói chung : Bảo vệ kho tàng Nhà nước. 2. Của quý, của có giá trị : Kho tàng dân ca của dân tộc.
khó
- t. 1 Đòi hỏi phải có nhiều điều kiện hoặc phải cố gắng nhiều, vất vả nhiều mới có được, mới làm được; trái với dễ. Đường khó đi. Bài toán khó. 2 (Tính người) đòi hỏi nhiều để có thể hài lòng; trái với dễ. Tính cô ấy khó lắm. Khó tính*. 3 (kết hợp hạn chế). Ở trong tình trạng phải chịu đựng thiếu thốn, nghèo nàn. Kẻ khó. Cảnh khó. Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống (tng.).
khó chịu
- tt. Bức bối, không thoải mái: Trong người nghe khó chịu Nó làm cho mọi người khó chịụ
khó coi
- tt 1. Không hay ho gì; Không đẹp: Dáng điệu khó coi; Thái độ khó coi. 2. Xấu xa: Tham bên phú quí phụ bần khó coi (cd).
khó khăn
- d. Nh. Khó, ngh. 1 : Việc khó khăn lắm phải nỗ lực mới xong. 2. Điều gây trở ngại : Sức khỏe kém là một khó khăn cho công tác.
khó lòng
- t. Khó mà có thể (dùng để nói lên ý hoài nghi, thật ra là muốn phủ định). Làm ăn thế này thì khó lòng cải thiện được đời sống. Khó lòng thi đỗ nếu chơi nhiều hơn học.
khó nghĩ
- đgt Không biết nên giải quyết thế nào: Biết là người bạn cần tiền, nhưng mình cũng túng, nên rất khó nghĩ.
khó nhọc
- Vất vả nặng nề : Công việc khó nhọc.
khoa
- 1 d. 1 Bộ phận của trường đại học chuyên giảng dạy một ngành khoa học, hay của bệnh viện đa khoa chuyên điều trị theo phương pháp của một bộ môn y học. Khoa văn. Sinh viên khoa toán. Bác sĩ chủ nhiệm khoa nhi. 2 (thgt.). Tài đặc biệt về một hoạt động nào đó, hàm ý châm biếm hoặc mỉa mai. Chỉ được cái khoa nói mép. Kém về khoa nịnh.
- 2 d. Kì thi thời phong kiến. Mở khoa thi.
- 3 đg. Dùng tay hay vật cầm ở tay giơ lên và đưa đi đưa lại thành vòng phía trước mặt; vung. Khoa đèn lên soi. Khoa kiếm.
khoa học
- I. dt. Hệ thống tri thức về thế giới khách quan: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nghiên cứu khoa học. II. tt. 1. Có tính khoa học: hội nghị khoa học công tác khoa học. 2. Có tính khách quan, chính xác như bản tính khoa học: tác phong khoa học cách đánh giá khoa học.
khoa trương
- đgt (H. khoa: khoe khoang; trương: mở rộng ra) Khoe khoang khoác lác: Hắn có tính hay khoa trương về danh vọng của ông cha.
khỏa thân
- Trần truồng : Bức tượng khỏa thân.
khóa
- khoá1 I d. 1 Đồ dùng bằng kim loại để đóng chặt cửa, tủ, hòm, v.v., không cho người khác mở. Lắp khoá vào cửa tủ. Ổ khoá*. Chìa khoá*. 2 Đồ dùng bằng kim loại, bằng nhựa để cài giữ thắt lưng, quai dép, miệng túi, v.v., không cho bật ra. Khoá thắt lưng. 3 (chm.). Toàn bộ những quy tắc của một mật mã. Thay đổi khoá mật mã. 4 (chm.). Kí hiệu ở đầu khuông nhạc để chỉ tên nốt làm mốc gọi tên các nốt khác. Khoá sol.
- II đg. 1 Đóng chặt, giữ chặt bằng cái khoá. Cổng không khoá. Khoá xe đạp lại. 2 Làm cho một bộ phận cơ thể của người khác bị giữ chặt lại không cử động được. Hai tay bị khoá chặt sau lưng. 3 Làm cho lối đi, lối thoát bị chặn lại. Khoá vòi nước. Khoá chặt vòng vây.
- khoá2 d. 1 Thời gian ấn định cho một nhiệm kì làm chức dịch hoặc đi lính thời phong kiến, thực dân. Làm lí trưởng hai khoá. Lính mãn khoá. 2 Thời gian ấn định cho một nhiệm kì công tác hay cho việc hoàn thành một chương trình học tập. Quốc hội khoá VI. Khoá huấn luyện quân sự. Học cùng một khoá. 3 (cũ). Kì họp.
- khoá3 d. (cũ). Khoá sinh (gọi tắt). Thầy đồ, thầy khoá. Anh khoá.
khóa luận
- dt. Công trình nghiên cứu của sinh viên sau đợt thực tập hoặc một chương trình học nào đó: khoá luận năm thứ ba làm khoá luận báo cáo chuyến thực tế ở miền núị
khóa tay
- khoá tay đgt Dùng khoá xích hoặc khoá số 8 khoá chặt hai tay khiến cho không thể cử động tay được: Khoá tay tên cướp xe máy.
khoác
- đg. Choàng áo lên vai , không xỏ tay và không đóng khuy : Khoác áo đi mưa.
- ph. X. Nói khoác.
khoai
- d. 1 Tên gọi chung các loài cây có củ chứa tinh bột ăn được, như khoai tây, khoai lang, khoai riềng, v.v. 2 Khoai lang (nói tắt).
khoai nước
- dt Thứ khoai giống khoai sọ, mọc ở bờ ao, củ ăn ngứa, thường dùng để cho lợn ăn: Đắp bùn lên bờ ao để trồng khoai nước.
khoai sọ
- Loài cây đơn tử diệp, lá to, cuống dài hình máng, hoa đơn tính, hoa đực xếp thành chùm ở ngọn cây và có mo bao bọc, củ hình cầu, thường mang nhiều củ con.
khoai tây
- d. Cây cùng họ với cà, củ tròn, có vỏ màu vàng nhạt hay nâu nhạt, chứa nhiều bột, dùng để ăn.
khoái
- tt. Thích thú, thỏa mãn với mức độ cao: nghe khoái cả tai khoái nhất là món ăn ấy.
khoái cảm
- dt (H. khoái: vui thích; cảm: rung động) Mối xúc động một cách vui sướng: Có khoái cảm khi đọc một bài thơ hay.
khoái lạc
- Sự vui sướng, thỏa mãn : Bọn phong kiến đi tìm khoái lạc ở rượu chè và sắc dục.
khoan
- 1 I d. Dụng cụ để tạo lỗ bằng cách xoáy sâu dần. Mũi khoan.
- II đg. Dùng xoáy sâu vào tạo thành lỗ. Khoan lỗ đóng đinh. Khoan đá để bắn mìn. Khoan giếng dầu.
- 2 I đg. (dùng trong lời khuyên ngăn). Thong thả đừng vội, đừng thực hiện ngay việc định làm. Khoan đã, về làm gì vội. Chưa biết thì khoan hãy trách. Hẵng khoan cho một phút.
- II t. (thường dùng đi đôi với nhặt). Có nhịp độ âm thanh không dồn dập. Tiếng đàn lúc , lúc nhặt. Nhịp chày giã gạo nhặt khoan.
khoan dung
- đgt. Rộng lượng tha thứ cho người phạm lỗi lầm: tấm lòng khoan dung.
khoan hồng
- tt (H. hồng: lớn rộng) Có độ lượng rộng rãi đối với người có khuyết điểm nhưng đã hối lỗi: Họ có biết hối cải hay không ngõ hầu Chính phủ khoan hồng (NgVBổng).
khoan thai
- Thong thả ung dung : Đi đứng khoan thai.
- KhOAN thứ Tha, không trừng phạt : Khoan thứ cho người mắc lỗi mà biết hối.
khoan thứ
- đg. Rộng lòng tha thứ. Khoan thứ cho kẻ lầm lỗi.
khoản
- dt. 1. Mục trang văn bản có tính chất pháp luật: Bản hợp đồng có ba khoản điều khoản lạc khoản. 2. Từng phần thu nhập, hoặc chi tiêu: khoản phụ cấp bồi khoản chuyển khoản ngân khoản tồn khoản trái khoản.
khoản đãi
- đgt (H. khoản: lưu khách; đãi: đối xử) Tiếp đãi một cách trọng thể: Sự tiếp đón, khoản đãi rất trọng vọng (Sơn-tùng).
khoang
- d. Khoảng ngăn trong thuyền ở gần đáy : Hàng xếp đầy khoang.
- t. Nói giống vật có vùng sắc trắng hoặc đen ở chung quanh cổ hay ở mình : Quạ khoang ; Rắn khoang.
khoảng
- d. 1 Phần không gian hoặc thời gian được giới hạn một cách đại khái. Những khoảng trống trong rừng. Khoảng không vũ trụ. Làm trong khoảng mươi ngày. 2 Độ dài không gian hay thời gian nói theo ước lượng; khoảng độ. Còn khoảng năm cây số nữa. Khoảng hơn 3 giờ chiều. Cô bé khoảng mười lăm tuổi. 3 (chm.). Đoạn thẳng không kể hai điểm đầu mút.
khoảng khoát
- tt Rộng rãi và thoáng mát: Anh tậu được cái nhà ở cạnh hồ thật khoảng khoát.
khoáng chất
- (địa) d. Chất vô cơ, không có đời sống, tức không có tổ chức và không sinh sản, rắn ở nhiệt độ thường, tạo thành vỏ Quả đất.
khoáng đạt
- t. Rộng rãi và thanh thoát, không gò bó. Lời thơ khoáng đạt. Tâm hồn khoáng đạt.
khoáng sản
- dt. Sản vật ở dưới lòng đất, có giá trị kinh tế cao: khai thác khoáng sản nước ta có nhiều loại khoáng sản.
khoáng vật học
- d. Khoa học nghiên cứu các khoáng chất tạo thành vỏ Quả đất.
khoanh
- I d. 1 Vật thường là hình sợi, hình thanh mỏng, được cuộn hoặc uốn cong thành hình vòng tròn. Một khoanh thừng. Khoanh dây thép. 2 Vật có hình một khối tròn dẹt được cắt ra từ một khối hình trụ. Một khoanh giò. Khoanh bí. Cưa mấy khoanh gỗ.
- II đg. 1 Làm thành hình vòng tròn hoặc vòng cung. Con rắn nằm lại một chỗ. Khoanh tay trước ngực. Khoanh lại bằng bút chì. 2 Vạch giới hạn để hạn định phạm vi. Khoanh vùng chuyên canh rau. Khoanh vấn đề lại để nghiên cứu.
khoảnh khắc
- đgt. Khoảng thời gian rất ngắn: Tai nạn xảy ra trong một khoảnh khắc.
khóc
- đgt 1. Chảy nước mắt vì xúc động, vì đau xót: Chị vừa chạy, vừa khóc, nhưng khóc không ra tiếng (Ng-hồng). 2. Nói trẻ em kêu gào: Con có khóc mẹ mới cho bú (tng). 3. Tỏ lòng thương tiếc bằng lời than vãn, lời văn, bài thơ: Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê; Hồ Xuân Hương khóc ông phủ Vĩnh-tường. 4. Than phiền: Khóc vì nỗi thiết tha sự thế, ai bày trò bãi bể nương dâu (CgO).
khoe
- đg. Nói lên cái đẹp, cái tốt, cái hay, thường cố ý tăng lên : Khoe tài làm thơ.
khỏe mạnh
- khoẻ mạnh t. Có sức khoẻ tốt, không ốm yếu, không bệnh tật. Rèn luyện thân thể cho khoẻ mạnh. Em bé khoẻ mạnh.
khóe
- 1 dt. 1. Phần tiếp giáp giữa tường ngang và dọc của nhà hay căn phòng; góc, xó: khóe nhà. 2. Phần tiếp giáp giữa hai vành môi, hai mi mắt: Khóe môi nở nụ cườị
- 2 dt. Thủ đoạn, mánh lới: khóe làm tiền.
- 3 tt. (Nói) quanh co, xa gần cốt để mỉa mai, châm chọc: nói cạnh nói khóe.
khoét
- đgt 1. Đào thành lỗ sâu: Khoét hầm để tránh máy bay. 2. ăn tiền hối lộ: Mấy kẻ quan tham cùng lại nhũng ăn tiền hối lộ khoét dân chúng (Tú-mỡ).
khỏi
- I. t. 1. Hết đau ốm : Khỏi bệnh. 2. Tránh được : Khỏi tội. 3. Không phải : Anh đi thì tôi khỏi đi. II. g. Vượt qua : Lên khỏi dốc. Đi khỏi. Đi vắng : Anh ấy vừa đi khỏi.
khói
- d. 1 Chất khí có màu trắng đục hoặc đen xám, bốc lên từ vật đang cháy. Củi đun nhiều khói. Khói thuốc lá. Không có lửa làm sao có khói (tng.). 2 Hơi bốc lên từ chất lỏng hoặc vật đốt ở nhiệt độ cao. Nồi khoai vừa chín, khói nghi ngút.
khom
- đgt. Cúi lưng hơi cong xuống: khom lưng nhìn qua khe cửa khom lưng uốn gối.
khóm
- 1 dt Cụm cây mọc liền nhau: Khóm cúc; Khóm trúc; Ngày vắng, chim kêu cuối khóm hoa (NgTrãi).
- 2 dt Tập hợp một số nhà: Vào trong khóm, hỏi thăm nhà thầy giáo.
khô
- I. t. Chứa ít nước hoặc không chứa nước, không giữ nước nữa : Ruộng khô vì hạn hán ; Phơi chỗ nắng cho mau khô. 2. Chứa ít hơi nước : Trời khô ; Khí hậu khô. 3. Nói quả chứa nước dưới mức bình thường : Cam khô. 4. Nói cây hết nhựa : Cành khô lá vàng. II. d. "Cá khô" nói tắt : Trong nhà tù của thực dân, họ ăn cơm hẩm với khô đã mục.
khô héo
- t. 1 (Cây cối) khô cạn nhựa sống và héo đi, không còn tươi xanh. Cây cỏ khô héo vì nắng hạn. Chất độc hoá học làm cây cối khô héo. 2 Héo hon, không còn sức sống, hết vẻ tốt tươi. Nụ cười nở trên cặp môi khô héo. Khô héo cả ruột gan.
khổ
- 1 dt. 1. Phần giới hạn chiều ngang của khung cửi hay máy dệt. 2. Bề ngang của tấm vải: vải khổ rộng. 3. Tầm vóc bề ngang của con người: áo vừa khổ.
- 2 dt. 1. Nét nhịp điệu tổ chức theo yêu cầu riêng, đệm cho một điệu hát: khổ trống khổ phách. 2. Đoạn ngắn được ngăn ra trong một bài văn vần: Bài thơ chia làm bốn khổ.
- 3 I. tt. 1. Quá khó khăn, thiếu thốn về vật chất hoặc bị giày vò về tinh thần: Đời sống quá khổ khổ đau đói khô? nghèo khổ. 2. Tồi tàn, trông thảm hại: chiếc xe đạp khổ. 3. Từ dùng cửa miệng khi than thở: Khổ, lại phải đi làm. II. dt. Nỗi khổ: kể khổ.
khổ dịch
- dt (H. dịch: việc bắt phải làm) Việc khó nhọc bắt người có tội phải làm: Cụ Phan Chu Trinh đã từng phải làm khổ dịch ở Côn-đảo.
khổ hạnh
- Nói người tu hành chịu đựng kham khổ : Cuộc đời khổ hạnh.
khổ hình
- d. (cũ). Hình phạt rất nặng. Những khổ hình thời Trung Cổ.
khổ não
- tt. 1. Đau khổ và phiền não: gặp nhiều chuyện đau đầu, khổ nãọ 2. Bận tâm, suy nghĩ nhiều: phải khổ não lắm mới nghĩ ra cách giải quyết.
khổ sai
- dt (H. sai: sai bảo) Công việc cực nhọc quá sức mà các phạm nhân trong chế độ thuộc địa phải làm: Những tội nhân bị kết án từ 5 năm đến 10 năm khổ sai (Ng-hồng).
khổ sở
- Đau đớn cơ cực : Tình cảnh khổ sở.
khổ tâm
- t. Đau lòng. Nỗi khổ tâm. Khổ tâm vì con cái.
khố
- dt. 1. Mảnh vải dài và hẹp dùng để che giữ bộ phận sinh dục: đóng khố khố dây. 2. Dải thắt lưng: khố đỏ khố lục khố xanh.
khốc liệt
- tt (H. khốc: bạo ngược; liệt: mạnh mẽ) Tác hại một cách khủng khiếp: Một cuộc chiến tranh khốc liệt.
khôi hài
- Có tính chất bông đùa, khiến người ta phải cười : Câu nói khôi hài ; Chuyện khôi hài.
khôi ngô
- t. (Vẻ mặt) sáng sủa, thông minh. Mặt mũi khôi ngô. Một thanh niên khôi ngô.
khôi phục
- đgt. Làm cho trở lại trạng thái tốt đẹp như ban đầu: khôi phục lại đất nước sau chiến tranh khôi phục lòng tin quần chúng.
khối
- dt 1. (toán) Phần không gian giới hạn ở mọi phía: Khối lập phương; Khối trụ. 2. Lượng lớn và nặng: Khối sắt; Khối đá. 3. Tập thể có tổ chức chặt chẽ: Củng cố khối liên minh công nông (Trg-chinh). 4. Lực lượng chính trị lớn: Khối dân chủ.
- tt Nhiều lắm: Hôm nay thịt còn ở chợ.
khối lượng
- Đại lượng đặc trưng của một vật khiến nó có một trọng lượng nhất định tại một nơi.
khôn
- 1 d. Tên một quẻ trong bát quái, tượng trưng cho đất, tính âm hoặc phụ nữ.
- 2 t. Có khả năng suy xét để xử sự một cách có lợi nhất, tránh được những việc làm và thái độ không nên có; trái với dại. Thằng bé rất khôn. Khôn lỏi*.
- 3 p. (id.; vch.). Không thể, khó mà. Biến hoá khôn lường.
khôn khéo
- tt. Khôn ngoan, khéo léo trong cuộc sống: một con người khôn khéo cách xử sự khôn khéọ
khôn ngoan
- tt Khéo léo trong việc cư xử với mọi người: Khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau (cd).
khốn khổ
- Khổ sở lắm : Khốn khổ vì con hư.
khốn nỗi
- lt Ngặt vì; Buồn vì: Anh ấy muốn tham gia việc ấy, nhưng khốn nỗi không có ai giới thiệu.
không
- I. ph. Từ biểu thị sự thiếu mặt, vắng mặt... ý phủ định nói chung : Nó không đến ; Không có lửa thì không thể có khói ; Rượu ngon không có bạn hiền, không mua không phải không tiền không mua (Nguyễn Khuyến). II. t. Trống rỗng : Vườn không nhà trống ; Tay không. III. d. 1 . "Số không" nói tắt : Khi x bằng 4, hàm số bằng không. 2. Điểm đầu của một thang chia độ nhiệt kế (X. Độ không) hoặc thời điểm bắt đầu một ngày. Không giờ. Thời điểm bắt đầu một ngày, đúng nửa đêm, và trùng với 24 giờ ngày hôm trước.
- d. Từ nhà Phật dùng để chỉ chung những cái hư vô, trái với sắc. Với tướng (hiện tượng) : Sắc sắc không không. Cửa không. Nhà chùa.
không chiến
- đg. Chiến đấu bằng máy bay ở trên không. Một trận không chiến ác liệt.
không chừng
- trgt Có thể xảy ra: Rồi ngày mai không chừng ta cũng phải lên trên pháo đài (Ng-hồng).
không dám
- tht Lời nói lịch sự để trả lời người hỏi thăm mình hay xin lỗi mình: Chào cụ đi chơi ạ - Không dám, chào ông.
không gian
- d . 1. Hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, tùy thuộc vào bản chất, vật chất của vật thể, không thể tách rời vật chất và quá trình vật chất : Vũ trụ chỉ là vật chất đang vận động mà vật chất đang vận động chỉ có thể vận động trong không gian và thời gian (Lê-nin). 2. Khoảng vũ trụ giữa các thiên thể : Con tàu vũ trụ bay trong không gian.
không hề
- trgt Chưa bao giờ: Một việc mà tôi không hề cảm thấy thích thú (ĐgThMai).
không khí
- d. 1. Chất khí không màu, không mùi, không vị mà sinh vật thở, phần chính gồm có khí ni-tơ và khí o-xy hỗn hợp. 2. Tinh thần toát ra từ một hoàn cảnh, một môi trường hoạt động : Không khí tưng bừng của ngày Quốc khánh.
không lực
- d. Lực lượng không quân.
không phận
- dt. Vùng trời được xác định ranh giới chủ quyền của một nước.
không quân
- dt (H. quân: bộ đội) Binh chủng gồm những máy bay quân sự: Không quân ta phải được tăng cường mạnh hơn nữa (VNgGiáp).
không sao
- Chẳng hề gì : Tôi ở nhà được, không sao.
không thể
- p. 1 (dùng trước đg.). Không có khả năng hoặc điều kiện làm việc gì. Anh ta ốm không thể đến được. Không thể nào về kịp. 2 (dùng làm phần phụ trong câu). Tổ hợp biểu thị ý phủ định về khả năng khách quan xảy ra sự việc nào đó. Việc ấy không thể có được. Không thể như thế.
khổng giáo
- dt. Học thuyết đạo đức -- chính trị của Khổng Tử, trở thành hệ tư tưởng chính thống dưới thời phong kiến ở Trung Quốc và một số nước lân cận.
khổng lồ
- tt To lớn lắm: Giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này (HCM).
khống chế
- Kiểm soát và chi phối bằng sức mạnh hay quyền lực nhằm làm đối phương tê liệt hoặc phụ thuộc mình : Khống chế không phận của địch .
khờ
- t. Kém về trí khôn và sự tinh nhanh, không đủ khả năng suy xét để ứng phó với hoàn cảnh, để biết làm những gì nên làm. Cháu còn khờ lắm.
khơi
- 1 I. dt. Vùng biển ở xa bờ: ra khơi đánh cá. II. tt. Xa: biển thẳm non khơị
- 2 đgt. 1. Vét cho thông luồng: khơi cống rãnh. 2. Làm cho thông suốt: khơi nguồn hàng. 3. Gợi để bùng lên, bật lên điều gì đang tạm chìm lắng: khơi lòng căm thù khơi lòng tự trọng của cậu tạ
khởi công
- đgt (H. công: công việc) Bắt đầu một công việc xây dựng có qui mô tương đối lớn: Khởi công xây dựng một nhà máy xi-măng mới.
khởi hành
- Bắt đầu ra đi : Tàu khởi hành lúc bốn giờ.
khởi xướng
- đg. Đề ra, nêu ra đầu tiên cho mọi người hưởng ứng, làm theo. Khởi xướng một phong trào.