watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Từ điển tiếng Việt-B (4) - tác giả Nhóm biên soạn Nhóm biên soạn

Nhóm biên soạn

B (4)

Tác giả: Nhóm biên soạn

bon bon
- trgt. Đi nhanh, chạy nhanh: Xe xuống dốc bon bon, Cả kêu bớ chú cõng con, việc chi nên nỗi bon bon chạy dài (LVT).

bòn
- đg. 1 Tìm kiếm, góp nhặt từng ít một. Bòn từng đồng. Bòn từng gáo nước để tưới ruộng hạn. 2 Lấy dần từng ít một của người khác, bằng mọi cách khôn khéo (hàm ý chê). Bòn của.

bòn mót
- đgt. Bòn từng ti chút, không để sót lại: bòn mót từng hạt lúa, củ khoai.

bón
- 1 tt. (cn. táo) Nói đi đại tiện khó: Vì bị bón phải uống thuốc tẩy.
- 2 đgt. Trộn vào đất những chất cần thiết cho sự sinh trưởng của cây: Bón cây; Bón ruộng.
- 3 đgt. 1. Cho trẻ ăn khi nó chưa tự cầm được thìa hoặc đũa: Bón cơm cho em bé 2. Cho người ốm nặng ăn: Bón cháo cho bố.

bọn
- d. Tập hợp gồm một số người có chung một tính chất nào đó, như cùng lứa tuổi, cùng một tổ chức, cùng tham gia một hoạt động, v.v. Một bọn trẻ. Bọn con buôn. Bọn họ. Bọn tôi sẽ đến.

bong
- 1 đgt. Long ra, bóc ra từng mảng ở lớp ngoài: Sơn bong từng mảng.
- 2 đgt. Búng cho quay tít: Bọn trẻ chơi bong vụ.

bong bóng
- dt. 1. Màng nhỏ hình cầu do không khí làm phồng lên: Trời mưa bong bóng phập phồng (cd) 2. Túi chứa không khí trong cơ thể cá: Tham bong bóng bỏ bọng trâu (tng) 3. Túi chứa nước tiểu trong cơ thể một số động vật: Bong bóng lợn.

bong gân
- đg. Tổn thương ở khớp xương do dây chằng bị căng quá mạnh nên rạn hoặc bong ra.

bòng
- 1 dt. 1. Cây cùng họ bưởi, quả to, cùi dày, vị chua: Nhà có mấy cây bòng. 2. Quả bòng: mua phải bòng, không phải bưởi đâu.
- 2 dt. Túi vải dùng để lọc bột nước hoặc đựng quần áo: mượn cái bao bòng bột mang bòng đi đường.

bóng
- 1 dt. Món ăn bằng bong bóng cá hay bì lợn rán phồng: Bà hẹn gặp tiếp, ép ăn những bóng, những mực (Tản-đà).
- 2 dt. 1. Vùng bị che khuất ánh sáng: Cây cao bóng cả (tng) 2. Hình người hay vật trên nền nhà hay trên tường, do người hay vật che luồng ánh sáng: Người xinh cái bóng cũng xinh, người giòn cái tính tình tinh cũng giòn (cd) 3. Cái hình soi vào mặt phẳng phản chiếu lại: Dải là hương lộn, bình gương bóng lồng (K) 4. Hình ảnh chiếu xuống nước: Tuy dầm hơi nước, chưa lòa bóng gương (K) 5. Hình ảnh thấy thoáng qua: Dưới đào dường có bóng người thướt tha (K) 6. ơn huệ của người trên hoặc người có thế lực: Núp bóng cha già; Nương bóng từ bi 7. ánh; ánh sáng: Tà tà bóng ngả về tây (K); Một mình lặng ngắm bóng nga (K); Trời tây bảng lảng bóng vàng (K) 8. ảnh: Chụp bóng, Chiếu bóng 9. Hình người: Tìm mãi, chẳng thấy bóng nó đâu 10. Hồn vía: Mấy người mê tín cho rằng bóng cô bóng cậu nhập vào con đồng.
- 3 dt. 1. Dụng cụ thể thao hình cầu hoặc hình bồ dục gồm một cái túi cao-su có vỏ bằng da, chứa không khí nén: Đội bóng; Đá bóng; Sân bóng 2. Quả cầu nhỏ bằng cao-su hoặc bằng nhựa dùng đánh quần vợt hay đánh bóng bàn: Anh ấy đỡ bóng bằng vợt bên tay trái.
- 4 dt. Bóng đèn nói tắt: Đèn vỡ bóng rồi.
- 5 tt, trgt. Phản chiếu được ánh sáng: Bàn đánh xi bóng lên; Đánh bóng sàn nhà; Đánh bóng đôi giày da đen.
- 6 tt, trgt. 1. Trái với nghĩa đen: Nghĩa bóng của một từ 2. Gián tiếp: Nói bóng.

bóng bảy
- (cũ, hoặc ph.). x. bóng bẩy.

bóng cá
- dt. Bong bóng cá, làm sạch, chần chín phơi khô, nướng, dùng chế biến thức ăn.

bóng dáng
- dt. Hình dáng trông thấp thoáng: Bạn đọc sẽ tìm được bóng dáng của mấy thế hệ con người cách mạng (ĐgThMai).

bóng đèn
- dt. 1. Dụng cụ bằng thuỷ tinh để che gió cho đèn khỏi tắt: Bóng đèn cũng được gọi là thong phong 2. Bóng điện: Do điện áp thất thường bóng đèn điện hay hỏng.

bóng gió
- t. 1 (thường dùng phụ sau đg.). (Lối nói năng) bằng hình ảnh xa xôi để ngụ ý, chứ không chỉ thẳng ra. Nói bóng gió. Đả kích một cách bóng gió. 2 (thường dùng xen với động từ lặp trong một số tổ hợp). Vu vơ, thiếu căn cứ. Ghen bóng ghen gió. Sợ bóng sợ gió.

bóng loáng
- tt. Bóng đến mức ánh lên, có thể phản chiếu được: nước sơn bóng loáng Tủ đánh véc ni bóng loáng.

bóng trăng
- dt. Mặt trăng: Bóng trăng đã xế, hoa lệ lại gần (K).

bọng đái
- d. Bọng nước đái.

boong
- 1 (pont) dt 1. Sàn lộ thiên trên tàu thuỷ: lên boong tàu hóng mát. 2. Sàn ngăn cách tàu thuỷ thành nhiều tầng.
- 2 tt. Tiếng ngân vang của chuông: Chuông kêu boong boong.

bóp
- 1 dt. (Pháp: poste) Cơ quan của cảnh sát trong thời thuộc Pháp (cũ): Thằng bé trèo sấu bị bắt vào bóp.
- 2 dt. (Pháp: porte-monnaie) Ví đựng tiền (cũ): Kẻ cắp lấy mất cái bóp của khách du lịch.
- 3 đgt. 1. Nắm chặt vật gì làm cho dúm lại, bé đi, nát đi hay vỡ đi: Trần Quốc Toản bóp nát quả cam 2. Lấy tay nắn vào một bộ phận của cơ thể: Con bóp đầu cho bố, Bóp chân cho đỡ mỏi 3. Lấy tay nhào một số chất với nhau: Thịt trâu bóp riềng nướng (Tô-hoài).

bóp còi
- đgt. ấn vào cái còi xe để báo hiệu: Đi xe về đến cổng là bóp còi inh ỏi.

bóp nghẹt
- đg. Không để cho phát triển, nhằm dần dần thủ tiêu. Bóp nghẹt các quyền dân chủ.

bót
- 1 (poste) dt. đphg Đồn bót nhỏ, trạm canh gác của binh lính hoặc cảnh sát thời thực dân: bót cảnh sát bót giặc.
- 2 dt. ống nhỏ thường bằng nhựa, xương hoặc ngà để cắm thuốc lá vào hút: một cái bót bằng ngà.
- 3 dt. Bàn chải: bót đánh răng bàn chải đánh răng lấy bót đánh kĩ trước khi giặt.

bọt
- dt. Đám bong bóng nhỏ cụm vào nhau nổi lên trên mặt một chất lỏng: Bọt xà-phòng, Bọt bia.

bọt biển
- d. 1 Động vật không xương sống ở nước, trông giống đám bọt, cấu tạo cơ thể đơn giản, có nhiều gai xương hoặc mạng sợi mềm. 2 Bộ xương mềm lấy từ bọt biển, thường dùng làm vật kì cọ.


- 1 dt. thgtục Cụ già.
- 2 dt. Đồ dùng giống cái thùng nhỏ, có nắp đậy, thường bằng sắt tráng men hoặc bằng nhựa, để đại tiện, tiểu tiện: bô đổ nước giải.
- 3 (pot) dt. ống thoát hơi: Động cơ bị nghẹt bô.
- 4 (beau) tt. Tốt, đẹp, hay: Có một bài đăng ở số báo này thì bô lắm.

bô lão
- dt. Cụ già đáng kính: Các bô lão là những người quê mùa chất phác (NgHTưởng).

bồ
- 1 d. (cũ; vch.). Bồ liễu (nói tắt).
- 2 d. (kng.). Nhân tình, người yêu.
- 3 d. 1 Đồ đựng đan bằng tre, nứa, có thành cao, miệng tròn, rộng gần bằng đáy. Đổ thóc vào bồ. Miệng na mô, bụng bồ dao găm (tng.). 2 (ph.). Cót (đựng thóc).

bồ câu
- dt. 1. Chim nuôi làm cảnh và ăn thịt, cánh dài, bay giỏi, mỏ yếu, mắt tròn đẹp và sáng: mắt bồ câu. 2. Biểu tượng của hoà bình.

bồ hóng
- dt. Mảng bụi đen đóng lại trên vách bếp, nóc bếp: Một góc bếp chạt bồ hóng và mạng nhện (Ng-hồng).

bồ liễu
- d. Loài cây rụng lá sớm nhất về mùa đông; dùng (cũ; vch.) để ví người phụ nữ, quan niệm là yếu đuối.

bồ nhìn
- dt. Bù nhìn: bồ nhìn giữ dưa.

bổ
- 1 tt. Có tính chất làm tăng sức khoẻ cho toàn thân hay một bộ phận nào trong cơ thể: Thuốc bổ huyết, Thức ăn bổ.
- 2 đgt. Nói chính quyền cử vào một chức vụ gì: Bổ làm giáo viên; Bổ lên Hà-giang.
- 3 đgt. Phân phối số tiền mỗi người phải đóng trong một công việc chung: Phải bổ thêm mỗi người hai nghìn.
- 4 đgt. 1. Cắt theo chiều dọc: Yêu nhau cau bảy bổ ba, ghét nhau cau bảy bổ ra làm mười (cd) 2. Chặt mạnh cho vỡ toác ra theo chiều dọc: Bổ củi 3. Bắt buộc phải chịu trách nhiệm: Bọn họ làm hỏng, cấp trên lại bổ vào mình 4. Lao mạnh xuống: Cái diều bổ xuống.
- 5 đgt. Chạy vội đi: Đứa bé lạc, cả nhà bổ đi tìm.
- 6 trgt. Nói ngã hay nhảy mạnh xuống: Ngã bổ xuống đất; Nhảy bổ từ trên cây xuống.

bổ dưỡng
- đg. Bồi bổ, nuôi dưỡng cơ thể. Lo việc bổ dưỡng cho người ốm.

bổ ích
- tt. Có ích lợi và rất cần thiết: bài học bổ ích.

bổ nhiệm
- đgt. (H. bổ: điền vào; nhiệm: gánh vác, chức vụ) Cử vào một chức vụ quan trọng trong biên chế Nhà nước: Được bổ nhiệm làm thứ trưởng.

bổ sung
- đg. Thêm vào cho đầy đủ. Bổ sung ý kiến. Báo cáo bổ sung.

bố
- 1 dt. 1. Cha: bố nó đến thăm. 2. Con đực thuộc thế hệ trước trực tiếp sinh thế hệ sau: cá bố cá mẹ. 3. Người lớn tuổi, đáng bậc cha theo cách gọi kính trọng: Mời bố đến nhà con chơi. 4. Người bằng lứa hoặc bậc em, theo cách gọi đùa: Các bố đừng nghịch nữa. 5. Cỡ lớn, to: chai bố cầu bố.
- 2 dt. 1. Đay: Em đi cạo bố chắp trân, Nghe ghe anh ghé rộn chân rối mù (cd.). 2. Vải dệt dày bằng sợi đay thô: vải bố.
- 3 dt. Bố chính, nót tắt.
- 4 đgt. 1. Ruồng bố, càn quét: Giặc bố suốt ngày. 2. Khủng bố, làm cho sợ, hoảng loạn tinh thần: Nó biết lỗi rồi, đừng bố nữa.

bố cáo
- đgt. (H. bố: truyền rộng ra; cáo: báo cho biết) Báo cho mọi người biết: Bố cáo tin thắng trận.

bố cục
- I đg. Tổ chức, sắp xếp các phần trong một bài viết hoặc tác phẩm. Cách bố cục câu chuyện.
- II d. Sự . Bố cục của bức tranh. Bài văn có bố cục chặt chẽ.

bố mẹ
- dt. Những người sinh ra mình: Biết ơn bố mẹ.

bố trí
- đg. Sắp xếp theo một trật tự và với một dụng ý nhất định. Nhà cửa bố trí ngăn nắp. Bố trí công tác thích hợp.

bộ
- 1 I. dt. 1. Cái biểu hiện ra bên ngoài của một con người qua hình dáng, cử chỉ: làm bộ ra bộ ta đây. 2. Năng lực con người được bộc lộ ra vẻ bên ngoài: Bộ nó thì làm ăn gì. II. dt. 1. Mặt đất, đất liền, phân biệt với đường thuỷ, hàng không: đường bộ. 2. Tay chân không, chẳng có vũ khí: bắt bộ đánh bộ với lính.
- 2 I. dt. 1. Cơ quan trung ương của bộ máy nhà nước lãnh đạo và quản lí một số ngành công tác: bộ ngoại giao bộ văn hoá. 2. Một số cơ quan chỉ huy, lãnh đạo cao cấp: bộ chỉ huy bộ chính trị bộ tham mưu bộ tướng đoàn bộ hiệu bộ. 3. Tập hợp những vật cùng loại, làm thành một chỉnh thể: bộ quần áo bộ xương bộ sư tập bộ lạc bộ máy bộ môn bộ tộc đồng bộ. 4. Một số bộ phận của máy hay thiết bị có cùng chức năng công dụng nào đó: bộ nhớ bộ khuếch đại ăng-ten. 5. Đơn vị phân loại thực vật trên cấp họ, dưới cấp lớp: bộ hoa hồng. 6. Nhóm phân loại chữ Hán dựa trên sự giống nhau về hình thể: tra từ điển theo bộ.

bộ chỉ huy
- dt. Cơ quan quân sự chỉ huy cấp binh đoàn: Tiến lên theo lệnh của bộ chỉ huy.

bộ dạng
- d. Cử chỉ và dáng người (nói tổng quát). Trông bộ dạng rất quen. Bộ dạng hớt hơ hớt hải.

bộ điệu
- dt. Dáng, vẻ được bộc lộ thông qua cử chỉ, cách đi đứng: bộ điệu rụt rè.

bộ đồ
- dt. 1. Những dụng cụ cần thiết của một người làm nghề gì: Bộ đồ của thợ mộc 2. Bộ quần áo: Anh ấy mặc bộ đồ bằng da.

bộ đội
- d. 1 Người trong quân đội. Anh bộ đội. Đi bộ đội (tòng quân, vào quân đội). 2 Từ gọi chung bộ phận, thành phần của quân đội. Bộ đội lục quân. Bộ đội chủ lực*.

bộ hạ
- dt. Tay chân giúp việc: một bộ hạ trung thành.

bộ hành
- đgt. (H. bộ: đi bộ; hành: đi) Đi bộ: Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân (K). // tt. Đi bộ: Khách bộ hành.

bộ lạc
- d. Hình thái tộc người ở thời đại nguyên thuỷ, bao gồm một số thị tộc hay bào tộc thân thuộc có chung một tên gọi, có vùng cư trú riêng. Đời sống bộ lạc.

bộ máy
- dt. 1. Toàn bộ các cơ quan thực hiện nhiệm vụ chung của một tổ chức: bộ máy hành chính. 2. Toàn bộ các cơ quan thực hiện chức năng chung trong cơ thể: bộ máy tiêu hoá bộ máy hô hấp.

bộ mặt
- dt. 1. Hình dung bề ngoài: Bộ mặt của thành phố ngày nay 2. Vẻ mặt biểu lộ tâm tư, tình cảm của một người: Bộ mặt lầm lì; Bộ mặt vui tươi.

bộ phận
- I d. Phần của một chỉnh thể, trong quan hệ với chỉnh thể. Tháo rời các bộ phận của máy. Bộ phận của cơ thể. Chỉ thấy bộ phận mà không thấy toàn cục.
- II t. Có tính chất . Tiến hành bãi công bộ phận.

bốc
- 1 (bock) dt. 1. Cốc đựng bia khoảng 1/4 lít: uống mấy bốc bia. 2. (Bia) đựng bằng cái bốc; bia hơi: uống bia bốc. 3. Cái bình có vòi ở đáy dùng để thụt rửa đường ruột.
- 2 (boxe) dt. Võ gốc từ nước Anh, được quy định cấp độ, hạng cân và cách đánh đỡ, né tránh thể theo tinh thần thượng võ: đấu bốc.
- 3 dt. Kiểu tóc nam giới húi ngắn, chỉ để dài ở mái trước: đầu húi bốc.
- 4 đgt. 1. Nắm gọn vật rời, vật nhão trong lòng bàn tay và lấy đi: bốc gạo bốc bùn. 2. Lấy các vị thuốc thành thang thuốc: bốc mấy thang thuốc bắc. 3. Lấy và chuyển đi nơi khác: bốc hài cốt bốc hàng bốc quân bài. 4. Chuyển đi toàn khối: Bão bốc cả mái nhà.
- 5 đgt. 1. Vụt lên cao thành luồng và toả rộng: Lửa được gió bốc càng cao Bụi bốc mù trời. 2. Hăng lên, dâng mạnh mẽ một cảm xúc nào đó: Cơn giận bốc lên. 3. Hăng lên một cách quá mức cần thiết: tính hay bốc nói hơi bốc. 4. (Cây trồng) vượt lên: Mưa xuống cây bốc nhanh lắm.

bốc cháy
- đgt. Cháy bùng lên: Bắn trúng khoang xăng, tàu bốc cháy (VNgGiáp).

bốc hơi
- đg. (Chất lỏng) chuyển thành hơi; chuyển sang trạng thái khí.

bốc thuốc
- đgt. 1. Chọn các vị thuốc Đông y làm thành một thang thuốc đúng như đơn của lương y: Mẹ ốm, anh ấy phải đến hiệu Đông y để người ta bốc thuốc theo đơn của ông lang 2. Làm nghề lương y: Ông cụ vẫn bốc thuốc ở trong làng.

bộc lộ
- đg. 1 Để lộ rõ ra. Mâu thuẫn đã tự bộc lộ. Bộc lộ một số nhược điểm. Bộc lộ tình cảm. 2 (chm.). Làm cho lộ rõ, hiện rõ ra. Bộc lộ vết thương. 3 Nói ra cho biết rõ điều sâu kín riêng. Bộc lộ tâm sự.

bộc phát
- đgt. (H. bộc: nổ; phát: bắn ra) Nổ tung ra: Chiến tranh bộc phát ở Nam-tư.

bôi
- đg. 1 Làm cho một chất nào đó dính thành lớp mỏng lên bề mặt. Bôi dầu. Bôi hồ lên giấy. 2 (kng.). Làm không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm. Công việc bôi ra. 3 (kng.). Bày vẽ cái không cần thiết. Đừng bôi việc ra nữa.

bôi trơn
- đgt. Đưa chất trơn nhờn tới bề mặt trượt của những chi tiết máy để giảm sự mài mòn bề mặt và giảm ma sát.

bồi
- 1 dt. (Anh: boy) Người đàn ông hầu hạ bọn thực dân trong thời thuộc Pháp: Vợ lăm le ở vú, con tấp tểnh đi bồi (TrTXương).
- 2 đgt. Dán nhiều tờ giấy vào với nhau để cho thêm dày: Bồi bức tranh để treo lên tường.
- 3 đgt. Nói đất cát hoặc phù sa đắp thêm vào bờ sông: Con sông kia bên lở bên bồi, bên lở thì đục, bên bồi thì trong (cd).
- 4 đgt. Tiếp thêm một hành động cho kết quả nặng hơn: Tôi bồi thêm chiếc đá nữa (Tô-hoài).
- 5 đgt. Đền bù: Nhà nước lấy đất làm đường, những thiệt hại của dân tất nhiên sẽ được bồi.

bồi dưỡng
- đg. 1 Làm cho tăng thêm sức của cơ thể bằng chất bổ. Bồi dưỡng sức khoẻ. Tiền bồi dưỡng (tiền cấp cho để ăn uống bồi dưỡng). 2 Làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất. Bồi dưỡng cán bộ trẻ. Bồi dưỡng đạo đức.

bồi hồi
- tt. Xao xuyến, xôn xao trong lòng: Lòng cứ bồi hồi thương nhớ bồi hồi trong dạ. // Láy: bổi hổi bồi hồi (mức độ nhấn mạnh): lòng bổi hổi bồi hồi một niềm thương nỗi nhớ.

bồi thường
- đgt. (H. bồi: đền; thường: đền lại) Đền bù những tổn hại đã gây cho người ta: Chủ xe ô-tô phải bồi thường cho gia đình người bị nạn.

bổi
- d. 1 Mớ cành lá, cỏ rác lẫn lộn, thường dùng để đun. Đống bổi. Dùng bổi thay than đốt lò. 2 (ph.). Vụn rơm, thóc lép. Dùng đất lẫn bổi để trát.

bối rối
- tt. Lúng túng, mất bình tĩnh, cuống lên, không biết làm thế nào: vẻ mặt bối rối Trong lòng cứ bối rối.

bội
- 1 dt. Từ miền Trung chỉ tuồng: Phường hát bội.
- 2 dt. Thứ sọt mắt thưa: Một bội trầu không.
- 3 dt. (toán) Tích của một đại lượng với một số nguyên: Bội chung nhỏ nhất.
- 4 đgt. 1. Không giữ lời đã hứa: Bội lời cam kết 2. Phản lại: Bội ơn.
- 5 trgt. Nhiều lần: Tăng gấp bội; Đông gấp bội.

bội bạc
- t. Có những hành vi xử tệ, phụ lại công ơn, tình nghĩa của người thân đối với mình. Con người bội bạc. Ăn ở bội bạc.

bội phản
- tt. (H. bội: phản lại; phản: phản) Chống lại: Mấy tên bội phản đi theo giặc đều đã bị đền tội.

bội tín
- đg. Phản lại sự tin cậy, làm trái với điều đã cam kết. Hành động bội tín.

bôm
- 1 (pomme) dt. đphg Táo tây.
- 2 dt. Nhựa dầu thực vật đặc biệt chứa một hàm lượng quan trọng các a-xít ben-zô-ích, xin-na-rích và các et-xte của chúng.

bôn ba
- đgt. (H. bôn: chạy; ba: sóng, chạy) Đi đây đi đó để hoạt động: Trong những năm bôn ba ấy, Người đã mở rộng tri thức của mình (VNgGiáp).

bồn
- 1 d. 1 Đồ dùng chứa nước để tắm hoặc trồng cây cảnh, v.v., thường đặt ở những vị trí nhất định. 2 Khoảng đất đánh thành vầng để trồng cây, trồng hoa. Bồn cây mít. Bồn hoa.
- 2 đg. (ph.). (Trâu, bò, ngựa) lồng lên chạy. Con trâu cong đuôi bồn ra giữa đồng.

bồn chồn
- 1 Nh. Cỏ đuôi lươn.
- 2 tt. Nôn nao, thấp thỏm, không yên lòng: tâm trạng bồn chồn bồn chồn lo lắng.

bổn phận
- dt. (Bổn là biến thể của bản tức là gốc, là vốn) Phần mình phải gánh vác, lo liệu, theo đạo lí: Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước (HCM).

bốn
- d. Số tiếp theo số ba trong dãy số tự nhiên. Một năm có bốn mùa. Ba bề bốn bên*. Bốn tám (kng.; bốn mươi tám). Đợt bốn (đợt thứ tư).

bốn phương
- dt. Tất cả các phương trời, tất cả mọi nơi: đi khắp bốn phương.

bộn
- tt. 1. Nhiều lắm: Câu được bộn cá; Ông ta đã bộn tuổi 2. Bận bịu: Công việc bộn, không thể đi thăm bạn 3. Ngổn ngang: Đồ đạc bộn trong phòng.

bông
- 1 d. 1 Cây thân cỏ hay cây nhỡ, lá hình chân vịt, hoa màu vàng, quả già chứa xơ trắng, dùng để kéo thành sợi vải. Ruộng bông. 2 Chất sợi lấy từ quả của bông hoặc của một số cây khác. Cung bông. Bông gạo. Chăn bông. Áo bông. 3 (dùng trong tên gọi một số sản phẩm). Chất tơi xốp như bông. Ruốc bông*.
- 2 d. 1 Cụm hoa gồm nhiều hoa không cuống mọc dọc trên một cán hoa chung; tập hợp gồm nhiều quả (mà thông thường gọi là hạt) phát triển từ một cụm hoa như thế. Bông kê. Lúa trĩu bông. 2 (thường dùng phụ trước d.). Từ dùng để chỉ từng cái hoa; đoá. Nở một bông hoa. Ngắt lấy mấy bông. 3 (ph.). Hoa. Bông cúc. Đốt pháo bông. 4 (ph.). Hoa tai. Đeo bông.
- 3 d. (cũ). 1 Giấy nợ ngắn hạn do các cơ quan tín dụng hoặc cá nhân phát ra. 2 Phiếu cấp phát để mua hàng. Bông mua vải.
- 4 d. Bản in thử để sửa. Sửa bông bài.
- 5 đg. (kng.). Đùa vui bằng lời nói. Nói bông.

bông đùa
- đgt. Đùa bằng lời nói: tính hay bông đùa.

bông lông
- tt, trgt. Không có căn cứ không có mục đích: ý nghĩ bông lông; Nói bông lông.

bông lơn
- đg. Nói đùa một cách thiếu đứng đắn. Tính hay bông lơn. Nói chuyện bông lơn.

bồng
- 1 dt. Trống kiểu cổ, hai đầu bịt da, ở giữa eo lại.
- 2 dt. Túi vải có dây đeo vào lưng.
- 3 đgt. Bế ẵm: tay bồng tay bế.
- 4 tt. Phồng, vồng lên: áo bồng vai tóc chải bồng.

bồng bột
- tt, trgt. (H. bồng: cỏ bồng; bột: bỗng nhiên) Sôi nổi, hăng hái, nhưng không bền: Thanh niên bồng bột; Phong trào đấu tranh bồng bột trong một thời kì.

bồng lai
- d. Cảnh đẹp và cuộc sống hạnh phúc mà con người mơ ước. Bồng lai tiên cảnh.

bổng
- 1 dt. 1. Tiền lương của quan lại: bổng lộc hưu bổng học bổng lương bổng. 2. Món lợi kiếm được ngoài lương: lương ít bổng nhiều bổng ngoại.
- 2 tt. 1. (Giọng, tiếng) cao và trong: Giọng nói lên bổng xuống trầm. 2. (Vọt, nâng) cao lên trong không gian, gây cảm giác rất nhẹ: nhấc bổng lên ném bổng lên đá bổng quả bóng.

bổng lộc
- dt. (H. bổng: tiền lương; lộc: lợi lộc) Như Bổng nghĩa l: Ngoài đồng lương, chẳng có bổng lộc gì.

bỗng
- 1 d. Bã rượu hoặc rau cỏ ủ chua làm thức ăn cho lợn. Bỗng bã rượu. Ủ bỗng chua nuôi lợn. Giấm bỗng (làm bằng bã của rượu nếp).
- 2 t. (dùng hạn chế trong một vài tổ hợp). Có thể đưa lên được rất cao trong khoảng không một cách nhẹ nhàng. Nhẹ bỗng*.
- 3 p. (thường dùng phụ trước đg.). (Hành động, quá trình xảy ra) một cách tự nhiên và không ngờ, không lường trước được. Trời bỗng trở lạnh. Bỗng có tiếng kêu cứu.

bốp
- 1 đgt. Nói thẳng ra mặt, không nể nang gì: bốp mấy câu làm lão ta ngượng chín mặt.
- 2 tt. (Quần áo, cách ăn mặc) đẹp một cách chải chuốt và sang trọng: ăn mặc thật bốp vào.

bộp chộp
- tt, trgt. Không sâu sắc, nghĩ thế nào nói ngay thế ấy: Tính bộp chộp; Ăn nói bộp chộp.

bột
- 1 d. (kết hợp hạn chế). Cá bột (nói tắt). Bơi thuyền vớt bột trên sông. Cá mè bột.
- 2 d. 1 Chất chứa nhiều trong hạt ngũ cốc hoặc các loại củ, dễ xay giã thành những hạt nhỏ mịn. Khoai lắm bột. Xay bột. Bột mì. Có bột mới gột nên hồ (tng.). 2 Dạng hạt nhỏ mịn như bột. Nghiền thành bột. Vôi bột. Bột màu (dùng để pha chế các loại sơn hoặc màu vẽ). 3 Calcium sulfat ngậm nước, có dạng bột, dùng để bó chỗ xương gãy. Bó bột.

bột phát
- đgt. Nẩy sinh, phát sinh một cách đột ngột, mạnh mẽ, chưa được tính toán cân nhắc chu đáo: hành động bột phát phong trào bột phát.


- 1 dt. (Pháp: beurre) Chất béo lấy từ sữa ra: Phết bơ vào bánh mì.
- 2 dt. Vỏ hộp sữa dùng để đong gạo: Chờ bơ gạo chẩn như mong mẹ về (Tú-mỡ).
- 3 trgt. Không xúc động; Không tha thiết: Mọi người cười đùa, anh ấy cứ tỉnh bơ.

bơ phờ
- t. Có vẻ ngoài lộ rõ trạng thái rất mệt mỏi. Mặt mũi bơ phờ. Thức đêm nhiều, người bơ phờ ra. Đầu tóc bơ phờ (để rối bù, không buồn chải).

bơ vơ
- tt. Lẻ loi, trơ trọi một mình, không có nơi nương tựa: sống bơ vơ bơ vơ trong xứ người xa lạ.

bờ
- dt. 1. Chỗ đất giáp với mặt nước: Ai mà nói dối cùng chồng thì trời giáng hạ cây hồng bờ ao (cd) 2. Con đường đắp lên để giữ nước: Công anh đắp đập be bờ, để cho người khác mang lờ đến đơm (cd) 3. Hàng cây hoặc bức tường quanh một khoảng đất: Bờ rào, Bờ tường 4. Gờ thịt chung quanh một cái mụn: Bờ vết loét.

bờ bến
- d. Bờ và bến; nơi giới hạn, tiếp giáp giữa sông, biển, hồ lớn với đất liền (nói khái quát). Thuyền đi mãi, vẫn không thấy đâu là bờ bến. Tình thương không bờ bến (b.; không có giới hạn).

bờ đê
- dt. Đê ở bờ sông: Lên bờ đê hóng mát.

bở
- t. 1 Mềm và dễ rời ra từng mảnh khi chịu tác động của lực cơ học; dễ tơi ra, vụn ra, hoặc dễ đứt, dễ rách. Đất bở như vôi. Khoai bở. Sợi bở, không bền. 2 (kng.). Dễ mang lại lợi, mang lại hiệu quả mà không đòi hỏi phải phí nhiều sức. Được món bở. Tưởng bở, thế mà hoá ra gay. 3 (kng.). (Trạng thái mệt) rã rời. Mệt bở cả người.

bỡ ngỡ
- tt. Ngỡ ngàng, lúng túng, vì còn lạ, chưa quen, chưa có kinh nghiệm: bỡ ngỡ trước cuộc sống mới lạ bỡ ngỡ như chim chích vào rừng (tng.).

bợ
- 1 dt. Thứ rau mọc ở chỗ ẩm: Rau bợ là vợ canh cua (tng).
- 2 đgt. 1. Nâng lên: Nặng quá không đỡ được 2. Nịnh hót: Nó khéo bợ quan trên.

bơi
- I đg. 1 Di chuyển trong nước hoặc di chuyển nổi trên mặt nước bằng cử động của thân thể. Đàn cá bơi. Tập bơi. Bể bơi*. 2 Gạt nước bằng mái dầm, mái chèo để làm cho thuyền di chuyển. Bơi xuồng đi câu. 3 (kng.). Làm việc rất vất vả, lúng túng do việc quá nhiều hoặc vượt quá khả năng. Bơi trong công việc.
- II d. (ph.). Mái (chèo).

bơi ngửa
- Bơi nằm ngửa, tay đập và chân đạp nước: Tắm biển, bơi ngửa, nhìn trời, rất thú.

bởi
- k. 1 (thường dùng trước một cấu trúc chủ ngữ - vị ngữ). Từ biểu thị điều sắp nêu ra là lí do hoặc nguyên nhân của việc được nói đến; vì. Bởi anh chăm việc canh nông, Cho nên mới có bồ trong bịch ngoài (cd.). 2 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là người hoặc vật gây ra trạng thái đã nói đến. Bị trói buộc bởi tập quán cũ. Trăng lu vì bởi áng mây... (cd.).

bởi thế
- Nh. Vì thế.

bới
- 1 đgt. 1. Gạt những vật ở trên để tìm những gì lấp ở dưới: Trấu trong nhà để gà ai bới (cd). Bới đống rác 2. Gợi những chuyện xấu người ta đã muốn giấu: Có hay gì mà còn bới việc ấy ra 3. Réo tên cha mẹ người ta ra mà chửi (thtục): Hàng xóm với nhau mà bới nhau như thế ư?.
- 2 đgt. 1. Xới cơm: Bới một bát đầy 2. Đem cái ăn đi xa nhà: Mẹ đã bới cho con một nắm cơm với muối vừng.
- 3 đgt. Như búi (trong búi tóc): Con bới tóc cho mẹ.

bơm
- I d. Dụng cụ dùng để đưa chất lỏng, chất khí từ một nơi đến nơi khác, hoặc để nén khí, hút khí. Bơm chữa cháy. Chiếc bơm xe đạp (dùng để bơm bánh xe đạp).
- II đg. 1 Đưa chất lỏng hoặc chất khí từ một nơi đến nơi khác bằng . Máy bơm nước. Bơm thuốc trừ sâu. Quả bóng bơm căng. Bơm xe (bơm bánh xe). 2 (thường nói bơm to, bơm phồng). Nói cho thành ra quá mức (hàm ý chê). Bơm phồng khó khăn.

bờm
- dt. 1. Đám lông dài mọc trên cổ, trên gáy một số loài thú: bờm ngựa bờm sư tử. 2. Mớ tóc dài, rậm mọc nhô lên cao: tóc để bờm. 3. Vật dùng để ngăn tóc lại cho khỏi tràn xuống trán (thường ở phụ nữ).

bờm xờm
- tt. Như Bù xù: Tóc tai bờm xờm thế kia mà đi chơi à?.

bợm
- I d. 1 (kng.; dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Kẻ sành sỏi về ăn chơi. Bợm rượu (uống được nhiều, nghiện rượu nặng). Bợm bạc (chuyên sống bằng cờ bạc). 2 Kẻ chuyên lừa bịp, trộm cắp, có nhiều mánh khoé. Thằng bợm. Tin bợm mất bò (tng.).
- II t. (kng.). Sành sỏi và khôn khéo, có nhiều mánh khoé táo tợn. Xoay xở rất . Tay này bợm thật.

bỡn cợt
- đgt. Trêu ghẹo để đùa vui nói chung: tính hay bỡn cợt ăn nói bỡn cợt.

bớt
- 1 dt. vết tím đỏ ở ngoài da: Cháu bé mới sinh đã có một cái bớt ở lưng.
- 2 đgt. 1. Giảm đi: Kiểm tra khéo, về sau khuyết điểm nhất định bớt đi (HCM) Khoan ăn, bớt ngủ, liệu bài lo toan (cd) 2. Nói bệnh thuyên giảm ít nhiều: Cho cháu uống thuốc, nó đã bớt sốt 3. Giữ lại một phần: Anh ấy bớt lại một ít, còn thì cho tôi 4. Để lại một thứ gì theo yêu cầu: Bà mới mua được tam thất, bà làm ơn bớt cho tôi mấy lạng.

bu
- 1 d. (ph.). Mẹ (chỉ dùng để xưng gọi).
- 2 d. Lồng đan bằng tre nứa, gần giống như cái nơm, thường dùng để nhốt gà vịt. Một bu gà.
- 3 (ph.). x. bâu2.


- 1 dt. đphg 1. Bầu (cây, quả): trồng bù quả bù canh bù. 2. Bầu đựng rượu và các chất lỏng khác, thường làm bằng vỏ quả bầu già: bù rượu.
- 2 đgt. 1. Thêm vào cho đủ, cho không còn thiếu hụt: bù tiền dạy bù ngày nghỉ bù lỗ. 2. Cộng thêm một góc hoặc một cung vào một góc hay một cung khác cho tròn 180o: góc 80o bù với góc 100o.
- 3 tt. (Đầu tóc) rối, quấn xoắn vào nhau một cách lộn xộn: tóc bù đầu bù tóc rối.


- đgt. Ngậm vào vú mà hút sữa: Con có khóc mẹ mới cho bú (tng).

bú dù
- d. (kng.). Khỉ (thường dùng làm tiếng mắng chửi). Trông như con bú dù. Đồ bú dù!

bụ
- tt. Mập tròn, trông khoẻ mạnh, dồi dào sức sống: Thằng bé bụ thật chọn những cây bụ mà trồng.

bùa
- dt. Mảnh giấy hay vải có viết chữ và đóng dấu đỏ mà người mê tín cho rằng có phép thiêng trừ ma quỉ hoặc tránh tai nạn, thường đeo ở người, dán ở vách hoặc chôn dưới đất: Cô thôn nữ đeo bùa ở cổ yếm.

bùa yêu
- d. Bùa có thể làm cho người khác phải thương yêu, theo mê tín. ...Bùa yêu ăn phải dạ càng ngẩn ngơ (cd.).

búa
- 1 dt. 1. Dụng cụ để nện, đóng thường gồm một khối sắt tra thẳng cán: dùng búa để đóng đinh trên đe dưới búa (tng.). 2. Dụng cụ để bổ củi, gồm lưỡi sắt tra vuông góc với cán: dùng búa bổ củi.
- 2 đgt. lóng Nói dối: Nó búa mà anh cũng tin đừng búa người ta mãi.

bục
- 1 dt. 1. Bệ bằng gỗ hoặc xây bằng gạch để đứng hay ngồi cao lên: Thầy giáo đứng trên bục viết bảng; Chiếu đã trải lên cái bục gạch trước bàn thờ (NgĐThi) 2. Giường bằng gỗ, hình hộp, có chỗ chứa đồ đạc ở dưới chỗ nằm: Bà cụ nằm trên bục ho sù sụ.
- 2 tt. 1. Bị vỡ do tác động của một sức ép: Nước lên to, đê đã bục một đoạn 2. Bị rách vì đã dùng lâu: Vải áo đã bục.

bùi
- 1 d. (ph.). Trám.
- 2 t. Có vị ngon hơi beo béo như vị của lạc, hạt dẻ. Lạc càng nhai càng thấy bùi.

bùi ngùi
- tt. Nao nao buồn, đến mức như chực khóc vì thương cảm, nhớ tiếc: lòng dạ bùi ngùi bùi ngùi chia tay nhau.

bùi nhùi
- dt. 1. Mớ rơm bện chặt dùng để giữ lửa: Bác thợ cày vai vác cày, tay cầm một cái bùi nhùi 2. Dây vải tết nhét trong bật lửa: Lấy điếu thuốc lá và bật bùi nhùi để hút (NgCgHoan).

bụi
- 1 d. 1 Đám cây cỏ mọc sát nhau, cành lá chằng chịt với nhau. Bụi cỏ tranh. Bụi gai. Lạy ông tôi ở bụi này (tng.). 2 (chm.). Bụi gồm những cây thân gỗ nhỏ. Bụi sim. Cây bụi*.
- 2 I d. 1 Vụn nhỏ li ti của chất rắn có thể lơ lửng trong không khí hoặc bám trên bề mặt các vật. Quần áo đầy bụi. Bụi than. 2 Dạng hạt nhỏ như hạt bụi (nói về nước). Bụi nước. Mưa bụi lất phất. 3 (ph.; kết hợp hạn chế). Tang. Có bụi. 4 (kng.). Bụi đời (nói tắt). Bỏ nhà đi bụi, lang thang chán lại về.
- II t. (kng.). Có dáng vẻ buông thả, không theo khuôn khổ thông thường, trông giống như của những người đi . Tóc cắt trông rất bụi. Đeo chiếc ba lô bụi.

bụi bặm
- dt. Bụi bẩn nói chung: Bụi bặm bám đầy xe Bàn ghế, giường tủ đầy bụi bặm.

bùn
- dt. Đất trộn với nước thành một chất sền sệt: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn (cd).

bủn rủn
- t. (hay đg.). Cử động không nổi nữa, do gân cốt như rã rời ra. Hai chân bủn rủn không bước được. Sợ bủn rủn cả người.

bủn xỉn
- tt. Hà tiện, keo kiệt quá đáng, đến mức không dám chi dùng đến cả những khoản hết sức nhỏ nhặt: tính bủn xỉn bủn xỉn từng xu từng đồng Lão ta là một kẻ hết sức bủn xỉn.

bún
- dt. Sợi bột tẻ đã luộc chín dùng làm thức ăn: Mềm như bún (tng).

bung xung
- d. Vật để đỡ tên đạn khi ra trận ngày xưa; thường dùng để ví người chịu đỡ đòn thay cho người khác (hàm ý chê). Đứng ra làm bung xung.

bùng nổ
- đgt. Phát sinh ra, bùng lên, nổ ra một cách đột ngột: bùng nổ chiến tranh Chiến sự lại bùng nổ dữ dội.

bủng
- tt. Nói mặt xị, nhợt nhạt vì ốm lâu, thiếu máu: Mặt bủng da chì.

búng
- 1 đg. 1 Co một đầu ngón tay ép chặt vào đầu ngón tay khác (thường là ngón cái), rồi bật mạnh. Búng tay. Búng vào má. 2 Bật bằng đầu ngón tay để làm cho vật nhỏ quay tít. Búng đồng tiền. Búng con quay. 3 (chm.). Dùng sức mười đầu ngón tay chuyền quả bóng đi khi bóng cao hơn ngực. Búng bóng chuyền. 4 (Tôm) co và nẩy mình lên để di chuyển. Con tôm búng tanh tách.
- 2 I đg. Phồng má ngậm đầy trong miệng.
- II d. Lượng chứa đầy trong miệng phồng má. Ngậm một cơm.

bụng
- dt. 1. Phần cơ thể người, động vật có chứa các bộ phận như gan ruột, dạ dày: Bụng no tròn Bụng mang dạ chửa (tng.) mổ bụng moi gan. 2. Bụng con người với biểu trưng về tình cảm, tâm tư, suy nghĩ sâu kín: suy bụng ta, ra bụng người (tng.) đi guốc trong bụng (tng.) sống để bụng chết mang đi (tng.). 3. Phần phình to ở giữa của một số vật: bụng lò.

bụng nhụng
- tt. Nát nhẽo và dai: Miếng thịt bò bụng nhụng.

buộc
- I đg. 1 Làm cho bị giữ chặt ở một vị trí bằng sợi dây. Dây buộc tóc. Buộc vết thương. Trâu buộc ghét trâu ăn (tng.). Mình với ta không dây mà buộc... (cd.). 2 Làm cho hoặc bị lâm vào thế nhất thiết phải làm điều gì đó trái ý muốn, vì không có cách nào khác. Bị buộc phải thôi việc. Buộc phải cầm vũ khí để tự vệ. Buộc lòng*. 3 (kết hợp hạn chế). Bắt phải nhận, phải chịu. Đừng buộc cho nó cái tội ấy. Chỉ buộc một điều kiện.
- II d. (id.). Bó nhỏ, túm. Một sợi. Một buộc bánh chưng.

buộc tội
- đgt. Buộc vào tội trạng nào, bắt phải nhận, phải chịu tội: buộc tội oan uổng người ta không có chứng cớ để buộc tội bị cáo.

buổi
- dt. 1. Phần thời gian nhất định trong ngày, như buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối: Đâu những buổi chiều lênh láng máu sau rừng (Thế-lữ) 2. Thời gian làm việc trong ngày: Tham bữa giỗ, lỗ buổi cày (tng); Eo sèo mặt nước buổi đò đông (TrTXương), Vàng bạc có giá, tôm cá theo buổi chợ (tng) 3. Lúc, thời kì: Công việc buổi đầu của cách mạng cứ bời bời (Tô-hoài); Cách tường phải buổi êm trời (K).

buồm
- 1 d. Vật hình tấm bằng vải, cói, v.v. căng ở cột thuyền để hứng gió, dùng sức gió đẩy thuyền đi. Cánh buồm. Thuyền buồm. Thuận buồm xuôi gió*. Coi gió bỏ buồm (tng.).
- 2 d. (id.). Vỉ buồm (nói tắt).

buôn
- 1 dt. Làng, bản của một số dân tộc thiểu số ở miền nam Việt Nam: Trai gái trong buôn đều có mặt đầy đủ trở về buôn.
- 2 đgt. Mua để bán với giá cao hơn để lấy lãi: buôn xe máy buôn vải buôn có bạn, bán có phường (tng.) buôn gian bán lận (tng.). // buôn chiều hôm bán sớm mai ít vốn liếng buôn bán, phải mua ngay bán ngay để quay vòng: bước đầu thì phải buôn đầu hôm bán sớm mai.

buôn lậu
- đgt. Buôn những hàng cấm hoặc trốn thuế: Công an đã bắt được một bọn buôn lậu ở biên giới.

buồn
- 1 t. 1 (hay đg.). Có tâm trạng tiêu cực, không thích thú của người đang gặp việc đau thương hoặc đang có điều không được như ý. Mẹ buồn vì con hư. Buồn thiu*. Điện chia buồn. 2 Có tác dụng làm cho buồn. Tin buồn*. Cảnh buồn.
- 2 I t. 1 (dùng trước d.). Có cảm giác bứt rứt khó chịu trong cơ thể, muốn có cử chỉ, hành động nào đó. Buồn chân buồn tay. Buồn miệng hát nghêu ngao. 2 Có cảm giác khó nhịn được cười khi bị kích thích trên da thịt. Cù buồn không nhịn được cười.
- II đg. (dùng trước đg., kết hợp hạn chế). 1 Cảm thấy cần phải làm việc gì đó, do cơ thể đòi hỏi, khó nén nhịn được. ngủ*. Buồn nôn*. 2 (dùng có kèm ý phủ định). Cảm thấy muốn; thiết. Mệt mỏi, chân tay không buồn nhúc nhích. Chán chẳng buồn làm. Không ai buồn nhắc đến nữa!

buồn bực
- tt. Buồn và bứt rứt, khó chịu trong lòng: lắm chuyện buồn bực buồn bực về chuyện con cái không nói ra càng buồn bực.

buồn cười
- đgt. Không thể nhịn cười được: Nghe anh ấy pha trò mà buồn cười. // tt. 1. Đáng làm cho phải cười: Câu chuyện buồn cười 2. Trái với lẽ phải; Đáng chê: Cử chỉ của nó thực buồn cười.

buồn rầu
- t. Có vẻ bên ngoài để lộ rõ tâm trạng buồn bã.

buồn thảm
- tt. Buồn đau và thảm đạm: cảnh buồn thảm cuộc đời buồn thảm.

buông
- đgt. 1. Từ trên bỏ xuống: Buông màn; áo buông chùng, quần đóng gót (tng) 2. Để rời tay, không giữ nữa: Buông đũa đứng dậy; Mềm nắn, rắn buông (tng); Buông cầm, xốc áo, vội ra (K).

buông tha
- đg. Không giữ nữa mà để cho được tự do. Con thú dữ không buông tha mồi.

buồng
- 1 dt. 1. Chùm quả được trổ ra từ một bắp, bẹ (hoa) của một số cây: buồng chuối Cây cau có hai buồng. 2. Chùm, thường gồm hai hay nhiều cái đồng loại ở trong cơ thể người và động vật: buồng phổi buồng gan buồng trứng.
- 2 dt. 1. Phần nhà được ngăn vách, kín đáo, có công dụng riêng: buồng ngủ buồng tắm buồng cô dâu. 2. Khoảng không gian kín trong máy móc, thiết bị, có tác dụng nào đó: buồng đốt của máy nổ.

buồng the
- dt. Buồng của phụ nữ xưa: Có cửa sổ treo màn the: Buồng the phải buổi thong dong (K).

buồng trứng
- d. Bộ phận sản sinh ra trứng trong cơ thể phụ nữ hoặc động vật giống cái.

buốt
- tt. Có cảm giác tê tái, như thấm sâu vào tận xương, do đau hoặc rét gây nên: đau buốt như kim châm lạnh buốt xương.

buột
- đgt. Tự nhiên rời ra: Dây đồng hồ buột mất rồi.

buột miệng
- đgt. vô ý nói ra một điều không nên nói: Hắn buột miệng nói với lão chủ: "Không thể được!".

búp
- d. 1 Chồi non của cây. Búp đa. Chè ra búp. 2 (id.). Nụ hoa sắp hé nở, hình búp. Búp sen. 3 Vật có hình thon, nhọn đầu, tựa như hình búp. Búp len. Búp chỉ. Ngón tay búp măng (thon, nhỏ và đẹp như hình búp măng).

búp bê
- (poupée) dt. Đồ chơi hình em bé, thường bằng nhựa hoặc vải: mua cho cháu bé con búp bê Con bé nhà tôi rất thích chơi búp bê.

bút
- dt. Đồ dùng để viết hay để vẽ: Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ (cd).

bút pháp
- d. 1 (cũ). Phong cách viết chữ Hán. 2 Cách dùng ngôn ngữ hoặc đường nét, màu sắc, hình khối, ánh sáng để biểu hiện hiện thực, thể hiện tư tưởng trong tác phẩm nghệ thuật. Bút pháp già dặn.

bụt
- dt. Phật, theo cách gọi dân gian: Bụt hiện lên giúp đỡ cô Tấm lành như bụt (tng.) Bụt chùa nhà không thiêng (tng.).

bự
- 1 tt. Trát dày phấn: Mặt bự phấn.
- 2 tt. Từ miền Nam có nghĩa to lớn: Trái thơm bự; Quyền hành bự.

bừa
- 1 I d. Nông cụ dùng sức kéo để làm nhỏ, làm nhuyễn đất, san phẳng ruộng hoặc làm sạch cỏ, có nhiều kiểu loại khác nhau. Kéo bừa. Bừa cải tiến.
- II đg. Làm nhỏ, làm nhuyễn đất, san phẳng ruộng hoặc làm sạch cỏ bằng cái . Cày sâu bừa kĩ. ...Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa (cd.).
- 2 t. (thường dùng phụ sau đg.). 1 Không kể gì trật tự. Giấy má bỏ bừa trong ngăn kéo. 2 Không kể gì đúng sai, hậu quả, chỉ cốt làm cho xong. Không hiểu, chớ trả lời bừa. Tự ý làm bừa.

bừa bãi
- tt. Không có trật tự, thiếu nền nếp, bất chấp đúng sai: Đồ đạc vứt bừa bãi cả nhà nói năng bừa bãi.

bửa
- 1 đgt. Dùng tay chia một vật làm hai phần, từ trên xuống: Bửa quả na.
- 2 tt. trgt. 1. Ngang bướng: Tính nó bửa lắm 2. Hòng quịt: Ăn bửa; Vay bửa.

bữa
- d. 1 Tổng thể nói chung những thức ăn uống cùng một lần vào một lúc nhất định, theo lệ thường. Bữa cơm khách. 2 Lần ăn uống vào một lúc nhất định trong ngày, theo lệ thường. Mỗi ngày ba bữa. 3 (kng.). Lần, phen phải chịu đựng việc gì. Một bữa no đòn. Phải một bữa sợ. 4 (kng.). Ngày, hôm. Ở chơi dăm bữa nửa tháng.

bựa
- dt. Vật còn sót lại của cái gì, trở thành lớp chất bẩn, kết dính vào nơi nào nó: bựa răng.

bức
- 1 dt. 1. Vật hình vuông hay chữ thật mà mỏng: Ai về em gửi bức thư (cd); Gió đâu sịch bức mành mành (K); Ngậm ngùi rủ bức rèm châu (K) 2. Vật xây thẳng lên cao: Bức tường; Bức vách.
- 2 tt. Nóng nực gây khó chịu: Trời bức lắm, có lẽ sắp mưa.
- 3 đgt. 1. Bắt ép: Thương con kén rể, ép duyên bức người (NĐM) 2. Buộc phải theo ý mình bằng sức mạnh: Bức địch phải rút lui.

bức bách
- đg. 1 Bức (nói khái quát). Bị bức bách phải làm. 2 (kng.; id.). (Việc) đòi hỏi phải được làm ngay, không cho phép trì hoãn. Công việc bức bách, một phút cũng không chậm trễ được.

bực bội
- đgt. Bực, tức tối, khó chịu, vì không vừa ý mà không làm gì được: Trong người bực bội vô cùng giọng bực bội.

bực tức
- tt. Bực mình vì tức giận: Không hiểu bực tức về chuyện gì mà sinh ra gắt gỏng với vợ con.

bưng
- 1 d. Vùng đồng lầy ngập nước, mọc nhiều cỏ lác. Lội qua bưng.
- 2 đg. Cầm bằng tay đưa ngang tầm ngực hoặc bụng (thường là bằng cả hai tay). Bưng khay chén. Bưng bát cơm đầy.
- 3 đg. Che, bịt kín bằng bàn tay hoặc bằng một lớp mỏng và căng. Bưng miệng cười. Bưng trống. Trời tối như bưng. Kín như bưng.

bưng bít
- đgt. 1. Che kín, bít kín, làm cho bị ngăn cách với bên ngoài: bị bưng bít trong bốn bức tường. 2. Che đậy, giấu giếm, giữ kín, không để lộ ra: bưng bít sự thật bưng bít mọi tin tức cố tình bưng bít câu chuyện.

bừng
- đgt. 1. Bỗng sáng lên: Ngọn lửa bừng lên 2. Bỗng mở ra: Bừng con mắt dậy thấy mình tay không (CgO). // trgt. Tăng hẳn lên: Cháy bừng; Nóng bừng; Đỏ bừng.

bứng
- đg. Đào cây với cả bầu đất xung quanh rễ để chuyển đi trồng ở nơi khác.

bước
- I. đgt. 1. Đặt chân đến chỗ khác để di chuyển thân thể theo: bước sang phải bước lên phía trước. 2. Chuyển sang giai đoạn mới: bước sang năm học mới bước vào chiến dịch sản xuất. II. dt. 1. Động tác bước đi: rảo bước cất bước. 2. Khoảng cách giữa hai bàn chân khi bước: tiến lên hai bước. 3. Giai đoạn trong một tiến trình: tiến hành từng bước. 4. Hoàn cảnh không hay gặp phải trong cuộc đời: qua bước khó khăn. 5. Khoảng cách giữa các cá thể đồng loại: bước đinh ốc.

bước đường
- dt. Giai đoạn trải qua: Nhớ lại những bước đường gian khổ trong cuộc kháng chiến.

bước ngoặt
- d. Sự thay đổi quan trọng, căn bản, đôi khi đột ngột, đặc biệt là trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Bước ngoặt của lịch sử. Tạo ra một bước ngoặt có lợi. Bước ngoặt của cuộc đời.

bước tiến
- dt. 1. Thế tiến công, tiến lên phía trước: không chặn được bước tiến của đối phương. 2. Sự tiến bộ, tiến triển tốt đẹp trong từng giai đoạn: Phong trào có những bước tiến rõ rệt.

bươi
- đgt. Bới tung: Đống trấu nhà đừng để gà người bươi (cd).

bưởi
- d. Cây ăn quả, cuống lá có cánh rộng, hoa màu trắng thơm, quả tròn và to, gồm nhiều múi có tép mọng nước, vị chua hoặc ngọt.

bươm bướm
- dt. 1. Nh. Bướm (ng. 1): đuổi bắt bươm bướm. 2. Truyền đơn nhỏ: rải bươm bướm khắp nơi. 3. Cây mọc hoang, hoa nở trông như cánh bướm trắng, dùng làm thuốc: hái nắm bươm bướm.

bướng
- tt. Cứng đầu, khó bảo, không chịu nghe lời: Tính nó bướng nên cứ bị bố nó đánh; Ta nên bỏ cái bướng xằng (HgĐThuý).

bươu
- đg. Sưng thành cục ở đầu, ở trán. Bươu đầu sứt trán.

bướu
- dt. 1. U nổi to trên thân thể: nổi bướu bướu lạc đà. 2. Chỗ lồi to trên thân gỗ: đẽo bướu gỗ.

bướu cổ
- dt. Cục nổi lên ở cổ, do tuyến giáp trạng nở to, mà nguyên nhân là thiếu i-ốt: ở miền núi nước ta, nhiều đồng bào mắc bệnh bướu cổ.

bứt
- đg. 1 Làm cho đứt lìa khỏi bằng cách giật mạnh. Bứt tóc. Trâu bứt dàm chạy rông. 2 (ph.). Cắt cỏ, rạ, v.v. Bứt cỏ bằng liềm. 3 (kng.). Tách lìa hẳn để đi nơi khác, làm việc khác. Bứt ra khỏi hàng. Bận quá không bứt ra được.

bứt rứt
- tt. 1. Có cảm giác khó chịu trong da thịt: chân tay bứt rứt ngứa ngáy bứt rứt sau lưng. 2. Day dứt, không yên lòng: Trong lòng bứt rứt nghĩ đến chuyện đó là bứt rứt, ân hận.

bưu chính
- dt. (H. bưu: chuyển thư; chính: việc công) Bộ phận ngành bưu điện phụ trách việc chuyển thư từ, báo chí, tiền bạc, bưu kiện: Đến phòng bưu chính lĩnh bưu kiện.

bưu cục
- d. Cơ sở hoạt động và giao dịch của bưu điện.

bưu điện
- dt. 1. Phương thức thông tin, liên lạc bằng thư từ, điện báo, do một cơ quan chuyên môn đảm nhiệm: ngành bưu điện kĩ thuật bưu điện. 2. Cơ quan chuyên lo việc chuyển thư từ, điện, báo chí, tiền, hàng: gửi tiền qua bưu điện đến bưu điện gửi thư.

bưu kiện
- dt. (H. kiện: đồ vật) Gói đồ, hòm đồ do bưu điện chuyển đi: Phải đem chứng minh thư đi lĩnh bưu kiện.

bưu phí
- d. Tiền phải trả về việc gửi qua bưu điện.

bưu tá
- dt. Nhân viên bưu điện có nhiệm vụ đưa, phát thư từ, báo chí: Các bưu tá len lỏi các ngõ phố để đưa thư từ cho người nhận trang bị phương tiện đi lại cho các bưu tá.

bưu thiếp
- (H. thiếp: tấm thiếp) Tấm thiếp bưu cục bán sẵn để viết điền vào thay thư: Trong thời gian miền Nam bị tạm chiếm, đồng bào miền Bắc phải gửi bưu thiếp vào trong đó.
Từ điển tiếng Việt
A
B (1)
B (2)
B (3)
B (4)
C (1)
C (2)
C (3)
C (4)
C (5)
C (6)
D (1)
D (2)
D (3)
D (4)
D (5)
E
G (1)
G (2)
G (3)
H (1)
H (2)
H (3)
H (4)
I
K (1)
K (2)
K (3)
L (1)
L (2)
L (3)
L (4)
M (1)
M (2)
M (3)
N (1)
N (2)
N (3)
N (4)
O
P (1)
P (2)
Q
R (1)
R (2)
S (1)
S (2)
S (3)
T (1)
T (2)
T (3)
T (4)
T (5)
T (6)
T (7)
T (8)
T (9)
T (10)
T (11)
T (12)
U
V (1)
V (2)
X (1)
X (2)
Y