watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Từ điển tiếng Việt-V (1) - tác giả Nhóm biên soạn Nhóm biên soạn

Nhóm biên soạn

V (1)

Tác giả: Nhóm biên soạn

va
- 1 đgt Đại từ ngôi thứ ba, chỉ đàn ông dùng với ý coi thường: Suốt một đời va sẽ khổ sở (ĐgThMai).
- 2 đgt Chạm mạnh: Em bé ngã va vào ghế.

va li
- x. vali.

va ni
- va-ni (vanille) dt. Chất chế từ quả cây va-ni ở dạng nước hoặc bột, có mùi thơm, dùng để gia giảm trong các thức ăn ngọt hay chế bánh kẹo: Bỏ chút va-ni vào cốc chè, cảm thấy ngon hơn hẳn.


- 1 đgt Đưa thức ăn vào mồm bằng đôi đũa: Cháu đã biết và cơm lấy rồi.
- 2 st Một ít; Như vài: Giá vua bắt lính đàn bà, để em đi đỡ anh và bốn năm (cd); Cúc mười lăm khóm, mai và bốn cây (CBNhạ).
- 3 tt Từ dùng để nối hai từ, hai mệnh đề để thêm ý: Anh và tôi cùng đi; Cháu rất ngoan và học rất giỏi.

vả
- 1 d. Cây cùng họ với sung, lá to, quả lớn hơn quả sung, ăn được. Lòng vả cũng như lòng sung*.
- 2 đg. Tát mạnh (thường vào miệng). Vả cho mấy cái.
- 3 đ. (ph.; kng.). Anh ta, ông ta (nói về người cùng lứa hoặc lớn tuổi hơn không nhiều, với ý không khinh, không trọng). Tôi vừa gặp vả hôm qua.
- 4 k. (id.). Như vả lại. Tôi không thích, vả cũng không có thì giờ, nên không đi xem. Không ai nói gì nữa, vả cũng chẳng còn có chuyện gì để nói.

vả lại
- lt. Thêm vào đó, hơn nữa: Tôi muốn đi công tác đợt này cùng các anh, vả lại nhân chuyến đi tôi ghé thăm nhà luôn thể Đã muộn rồi, vả lại lại mưa nữa, anh về làm gì cho vất vả.


- 1 dt Đồ dùng bằng sắt, hình cái xẻng: Dùng vá xúc than.
- 2 đgt 1. Khâu một miếng vải vào chỗ rách, để cho lành lặn: áo rách khéo vá hơn lành vụng may (tng). 2. Bịt kín một chỗ thủng: Vá săm xe đạp. 3. Lấp một chỗ trũng: Vá đường.
- 3 tt Nói giống vật có bộ lông nhiều màu: Chó vá.

vá víu
- I đg. Vá nhiều chỗ và không cẩn thận (nói khái quát). Vá víu chiếc áo rách.
- II t. Gồm nhiều phần không khớp với nhau, không đồng bộ, có tính chất chắp vá để đối phó tạm thời. Nhà cửa cũ nát, . Những kiến thức vá víu.

vạ
- dt. 1. Tai hoạ ở đâu bỗng dưng đến với người nào: mang vạ vào thân cháy thành vạ lây tai bay vạ gió (tng.). 2. Tội lỗi phạm phải: tội tạ vạ lạy vạ mồm vạ miệng. 3. Hình phạt đối với những người phạm tội ở làng xã thời phong kiến, thường nộp bằng tiền: nộp vạ phạt vạ.

vác
- đgt Mang một vật nặng đặt trên vai: Ăn no vác nặng (tng); Một anh dân quân vai vác nỏ (NgĐThi).
- dt Vật mang trên vai: ở rừng về, mang theo một củi.

vạc
- 1 d. Chim có chân cao, cùng họ với diệc, cò, thường đi ăn đêm, kêu rất to.
- 2 d. 1 Đồ dùng để nấu, giống cái chảo lớn và sâu. Vạc dầu*. 2 Đỉnh lớn. Đúc vạc đồng. (Thế) chân vạc*.
- 3 d. (ph.). Giát (giường); cũng dùng để chỉ giường có giát tre, gỗ. Vạc giường. Bộ vạc tre.
- 4 đg. (Than, củi) ở trạng thái cháy đã gần tàn, không còn ánh lửa. Than trong lò đã vạc dần. Bếp đã vạc lửa.
- 5 đg. Làm cho đứt, lìa ra bằng cách đưa nhanh lưỡi sắc theo chiều nghiêng trên bề mặt. Vạc cỏ. Thân cây bị vạc nham nhở. Hết nạc vạc đến xương*.

vạc dầu
- dt. Vạc đựng dầu đang đun sôi, dùng để thả người có tội vào, theo một hình phạt thời phong kiến.

vách
- dt 1. Tấm dừng bằng tre hay nứa trát đất trộn rơm, để che chắn nhà tranh: Nhà rách vách nứa (tng); Dừng mạch, vách tai (tng) 2. Vật ngăn cách: Vách núi; Vách hầm; Vách ngăn mũi.

vạch
- I đg. 1 Tạo thành đường, thành nét (thường là khi vẽ, viết). Vạch một đường thẳng. Vạch phấn đánh dấu. 2 Gạt sang một bên để có được một khoảng trống, để làm lộ ra phần bị che khuất. Vạch rào chui ra. Vạch vú cho con bú. Vạch một lối đi qua rừng rậm. 3 Làm lộ ra, làm cho thấy được (thường là cái không hay, muốn giấu kín). Vạch tội. Vạch ra sai lầm. 4 Nêu ra, làm cho thấy rõ để theo đó mà thực hiện. Vạch kế hoạch. Vạch chủ trương.
- II d. 1 Đường nét (thường là thẳng) được ra trên bề mặt. Những vạch chì xanh đỏ. Vượt qua vạch cấm. 2 Dụng cụ của thợ may, thường bằng xương, dùng để kẻ đường cắt trên vải.

vạch trần
- đgt. Làm lộ rõ bộ mặt thật xấu xa đang được che giấu: vạch trần âm mưu thâm độc vạch trần tội ác của kẻ thù Kẻ ném đá giấu tay bị vạch trần với đầy đủ chứng cớ.

vai
- 1 dt 1. Phần cơ thể ở hai bên cổ nối thân với cánh tay: Đầu đội nón dấu vai mang súng dài (cd); Bá vai bá cổ (tng). 2. Phần của áo che vai: áo vá vai; áo rách thay vai, quần rách đổi ống (tng). 3. Bậc; Hàng: Bằng vai, phải lứa (tng).
- 2 dt Nhân vật trong vở kịch, vở tuồng, vở chèo mà một người đóng: Đóng vai Điêu Thuyền; Đóng vai anh chồng sợ vợ.

vai trò
- d. Tác dụng, chức năng trong sự hoạt động, sự phát triển của cái gì đó. Vai trò của người quản lí. Giữ một vai trò quyết định.

vài
- dt. Số lượng ít, ước chừng hai ba: phát biểu vài câu chỉ có vài người phản đối thôi mua vài quyển sách.

vải
- 1 dt Loài cây to quả có vỏ sần sùi màu đỏ nâu khi chín, hạt có cùi màu trắng, nhiều nước, ăn được: Trong các loại vải, vải thiều là ngon nhất.
- 2 dt Đồ dệt bằng sợi bông, thường dùng để may quần áo: Quần nâu áo vải (tng).

vại
- d. 1 Đồ đựng bằng sành, gốm, hình trụ, lòng sâu. Vại nước. Vại cà. 2 (kng.). Cốc vại (nói tắt). Uống một vại bia.

vàm
- dt. Cửa sông: vàm sông đánh cá ngoài vàm.

van
- 1 dt (Pháp: valse) Điệu khiêu vũ nhảy quay tròn: Chị ấy rất thích nhảy van.
- 2 dt (Pháp: valve) Nắp điều khiển hơi hoặc nước thoát ra theo một chiều: Van săm xe đạp.
- 3 dt (Pháp: vanne) Bộ phận điều chỉnh dòng chảy trong một ống nước: Công nhân đến thay một cái van ống nước cho chảy vào nhà.
- 4 dt (Pháp: valvule) Màng đàn hồi ở phía trong trái tim: Van chỉ cho máu chảy ra một chiều.
- 5 đgt Kêu xin; cầu xin: Van mãi, mẹ mới cho một số tiền.

van nài
- đg. Cầu xin một cách tha thiết, dai dẳng.

van xin
- đgt. Cầu xin khẩn khoản: chả nhẽ phải van xin người ta mà có van xin cũng chẳng được gì đâu.

vãn
- 1 dt Điệu hát tuồng cổ có giọng buồn: Đêm khuya, ông cụ nhớ bà cụ ngân nga một câu hát vãn.
- 2 đgt Sắp hết người; Sắp tàn: Chợ đã vãn người; Cửa hàng đã vãn khách; Công việc đến nay đã vãn.

vãn hồi
- đg. Làm cho trở lại tình trạng bình thường như trước. Vãn hồi trật tự. Vãn hồi hoà bình.

ván
- 1 dt. 1. Tấm gỗ mỏng và phẳng: Kẻ ván để đóng tủ Ván đã đóng thuyền (tng.). 2. Đồ gỗ làm thành tấm, kê cao, dùng để nằm: kê ván mà ngủ Bộ ván này khá đắt tiền đấy.
- 2 dt. Từng hiệp, từng đợt trong một số trò chơi: đánh vài ván cờ tướng chơi cho hết ván đã.

vạn
- 1 dt Làng của những người thuyền chài, thường ở trên mặt sông: Bà con ở vạn chài lên bộ để bầu cử.
- 2 st Mười lần nghìn: Một trăm người bán, một vạn người mua (tng); Đảng ta gồm có hàng triệu người, hàng vạn cán bộ (HCM); Nhất bản vạn lợi (tng).
- 3 tt Thuộc một trong ba loại bài tổ tôm hay bài bất, tức vạn, sách, văn: Tam vạn, tam sách và thất văn là một phu tôm.

vạn năng
- t. Có nhiều công dụng, có thể dùng vào nhiều việc khác nhau. Dụng cụ vạn năng. Một con người vạn năng (kng.).

vạn sự
- dt. Mọi điều, mọi sự: vạn sự như ý Chúc anh vạn sự tốt lành vạn sự khởi đầu nan (mọi việc bắt đầu đều khó khăn [nhưng rồi sẽ vượt qua được tất cả]).

vạn thọ
- 1 dt Loài cúc, hoa có nhiều cánh màu vàng, trồng làm cảnh: Hoa vạn thọ rẻ tiền.
- 2 tt (H. thọ: sống lâu) Lời chúc mừng vua sống lâu (cũ): Các quan trong triều dâng biểu chúc vua vạn thọ.

vạn vật
- d. Mọi vật trong tự nhiên (nói khái quát). Vạn vật biến chuyển không ngừng.

vang
- 1 dt. Cây mọc hoang dại và được trồng ở nhiều nơi ở miền Bắc Việt Nam, cao 7-10m, thân to có gai, lá rộng, hoa mọc thành chuỳ rộng ở ngọn gồm nhiều chùm có lông màu gỉ sắt, gỗ vang dùng để nhuộm và làm thuốc săm da, cầm máu và thuốc trị bệnh ỉa chảy gọi là tô mộc.
- 2 (F. vin) dt. Rượu vang, nói tắt: vang trắng vang đỏ.
- 3 dt. Loại dây leo, lá có vị chua ăn được, dùng nấu canh chua: canh chua lá vang.
- 4 đgt. (âm thanh) ngân lên, toả rộng chung quanh: Pháo nổ vang khắp phố Tiếng cười vang nhà.

vang lừng
- đgt Nói tiếng tăm truyền đi khắp xa gần: Tài sắc đã vang lừng trong nước (CgO).

vàng
- 1 d. 1 Kim loại quý, màu vàng óng ánh, không gỉ, dễ dát mỏng và kéo sợi hơn các kim loại khác, thường dùng làm đồ trang sức. Nhẫn vàng. Quý như vàng. 2 (dùng phụ sau d., trong một số tổ hợp). Cái rất đáng quý, ví như vàng. Tấm lòng vàng. Ông bạn vàng. 3 Đồ làm bằng giấy giả hình vàng thoi, vàng lá để đốt cúng cho người chết theo tập tục dân gian (nói khái quát). Đốt vàng. Hoá vàng.
- 2 t. 1 Có màu như màu của hoa mướp, của nghệ. Lá vàng. Lúa chín vàng. 2 (kết hợp hạn chế). x. công đoàn vàng, nhạc vàng.

vàng anh
- dt (cn. Hoàng anh, hoàng oanh) Loài chim nhảy, to bằng con sáo, lông vàng, hay hót: Ông cụ treo lồng vàng anh trước cửa sổ.

vàng khè
- t. Có màu vàng sẫm, tối, không đẹp mắt. Tờ giấy cũ vàng khè.

vàng mười
- dt. Vàng nguyên chất: hai chỉ vàng mười.

vàng son
- dt Những thứ rực rỡ, lộng lẫy: Tốt vàng son, ngon mật mỡ (tng); Trong chốn đình trung vàng son chói lọi (Tú-mỡ).

vàng tây
- d. Hợp kim của vàng với một ít đồng.

vàng y
- Nh. Vàng ròng.

vãng lai
- đgt (H. lai: lại) Đi lại: Non xanh, nước biếc bao lần vãng lai (Tản-đà); Kẻ sang, người trọng vãng lai, song le cũng chửa được ai bằng lòng (Hoàng Trừu); Tiền của là chúa muôn đời, người ta là khách vãng lai một thì (cd).

váng
- 1 d. 1 Lớp mỏng kết đọng trên bề mặt của một chất lỏng. Váng dầu. Mỡ đóng váng. Mặt ao nổi váng. 2 (ph.). Mạng (nhện). Quét váng nhện.
- 2 t. Ở trạng thái hơi chóng mặt, khó chịu trong người. Bị váng đầu, sổ mũi. Đầu váng mắt hoa. Váng mình khó ở.
- 3 t. 1 (thường dùng phụ cho đg.). Vang to lên đến mức làm chói tai, khó chịu. Hét váng lên. Tiếng chó sủa váng lên. 2 Có cảm giác như không còn nghe được gì, do bị tác động của âm thanh có cường độ quá mạnh. Tiếng gào thét nghe váng cả tai.

vành
- 1 I. dt. 1. Vòng tròn bao quanh miệng hoặc phía ngoài một số vật: vành thúng vành nón vành mũ tai bèo. 2. Bộ phận vòng tròn bằng sắt thép, bằng gỗ của bánh xe: Xe gãy vành thay đôi vành xe. 3. Phần bao quanh vị trí nào: những lô cốt vành ngoài của sở chỉ huy. II. đgt. Căng tròn, mở tròn ra: vành mắt ra mà nhìn vành tai ra mà nghe.
- 2 dt. Cách, mánh khoé: đủ mọi vành.

vành đai
- dt Vùng đất bao quanh một khu vực: Vành đai thành phố; Vành đai dịch vụ; Vành đai phòng thủ.

vành tai
- dt Bộ phận có hình khum khum ở phía ngoài của tai: Một đặc điểm của ông cụ là có một vành tai rất to.

vào
- I đg. 1 Di chuyển đến một vị trí ở phía trong, ở nơi hẹp hơn, hoặc ở phía nam trong phạm vi nước Việt Nam. Vào nhà. Rời đảo vào đất liền. Xe đi vào trung tâm thành phố. Từ Hà Nội vào Huế. 2 Bắt đầu trở thành người ở trong một tổ chức nào đó. Vào hội. Vào biên chế nhà nước. Vào tù. 3 Bắt đầu tiến hành, tham gia một loại hoạt động nào đó, hoặc (kết hợp hạn chế) bước sang một đơn vị thời gian mới. Vào tiệc. Vào đám. Vào việc mới thấy lúng túng. Vào năm học mới. Vào hè. 4 Tỏ ra đã theo đúng, không ra ngoài các quy định. Vào quy củ. Vào khuôn phép. Công việc đã vào nền nếp. 5 (dùng trước d., trong một vài tổ hợp làm phần phụ của câu). Ở trong khoảng thời gian xác định đại khái nào đó. Vào dịp Tết. Vào lúc đang gặp khó khăn. 6 Thuộc một loại nào đó trong một hệ thống phân loại, đánh giá đại khái. Một người thợ vào loại giỏi. Học vào loại trung bình. Vào loại biết điều. 7 (kng.; dùng sau đg.). (Học tập) thu nhận được, tiếp thu được. Có tập trung tư tưởng thì học mới vào. Đầu óc rối bời, đọc mãi mà không vào.
- II k. Từ biểu thị sự vật hoặc điều sắp nêu ra là cái hướng tới, cái làm căn cứ cho hoạt động, cho điều vừa nói đến. Nhìn trong nhà. Quay mặt vào tường. Trông vào sự giúp đỡ của bạn. Nô lệ vào sách vở. Dựa vào. Hướng vào.
- III tr. 1 (kng.; dùng ở cuối câu hoặc cuối phân câu). Từ biểu thị ý yêu cầu người đối thoại hãy làm việc gì đó với mức độ cao hơn, nhiều hơn. Làm nhanh ! Mặc thật ấm vào kẻo lạnh. 2 (kng.; thường dùng sau lắm hay nhiều, ở cuối câu hoặc cuối phân câu). Từ biểu thị ý phê phán, chê trách về một việc làm thái quá, với hàm ý dẫn đến hậu quả không hay là dĩ nhiên. Chơi lắm vào, bây giờ thi trượt. Ăn kẹo cho lắm vào để bị đau bụng.

vào hùa
- đgt. A dua, cùng theo hùa nhau làm việc gì không tốt: vào hùa nhau để bắt nạt người qua đường.

vào khoảng
- trgt ước chừng: Cuộc mít-tinh có vào khoảng năm vạn người.

vạt
- 1 d. 1 Thân áo. Sửa lại vạt áo. Vạt trước. Vạt sau. 2 Mảnh đất trồng trọt hình dải dài. Vạt ruộng. Mạ gieo thành từng vạt. Vạt đất trồng rau. Vạt rừng non.
- 2 (ph.). x. vạc3.
- 3 đg. Đẽo xiên. Vạt nhọn chiếc đòn xóc. Dùng dao vạt dừa.

vay
- 1 đgt. 1. Nhận tiền hay vật gì của người khác để chi dùng trước với điều kiện sẽ trả tương đương hoặc có thêm phần lãi: vay thóc gạo cho vay lãi suất cao. 2. Lo lắng, thương xót thay cho người khác, chẳng liên quan gì đến mình: lo vay thương vay khóc mướn.
- 2 trt., cũ, vchg, id. Từ biểu thị ý than tiếc, có hàm ý nghi vấn: Đáng thương vay.

vảy
- 1 dt 1. Mảnh nhỏ và cứng xếp úp lên nhau ở ngoài da một số động vật như cá, tê tê: Đánh vảy cá; Vảy tê tê . 2. Vật trông giống vảy cá: Nốt đậu đã tróc vảy; Mụn đã đóng vảy.
- 2 đgt 1. Té nước thành những hạt nhỏ: Vảy nước ra sân rồi mới quét để khỏi bốc bụi. 2. Giơ cao rổ rau mới rửa, rồi hất mạnh xuống để nước bắn ra: Vảy rổ rau sống.

váy
- 1 d. Đồ mặc che nửa thân dưới của phụ nữ, không chia làm hai ống như quần.
- 2 đg. (ph.). Ngoáy (tai).

vằm
- đgt. Chặt, bổ xuống đều tay, liên tục, làm cho nhỏ, tơi ra: vằm xương để làm thức ăn vằm đất thật nhỏ.

văn bằng
- dt (H. bằng: dựa vào, bằng cấp) Giấy chứng nhận là đã thi đỗ: Nộp một bản sao văn bằng.

văn cảnh
- d. Như ngữ cảnh.

văn chương
- dt. 1. Lời văn, câu văn, tác phẩm văn học nói chung: học văn chương cái hay cái đẹp của văn chương. 2. Lối viết văn: văn chương của Nguyễn Du.
- (phường) q. Đống Đa, tp. Hà Nội.

văn đàn
- dt (H. đàn: nơi diễn giảng) Lĩnh vực của các nhà văn trong nước: Đã lâu nhà văn ấy vắng tiếng trên văn đàn; những tác phẩm vĩ đại đã nổi tiếng trên văn đàn thế giới (ĐgThMai).

văn hóa
- văn hoá d. 1 Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Kho tàng văn hoá dân tộc. Văn hoá phương Đông. Nền văn hoá cổ. 2 Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát). Phát triển văn hoá. Công tác văn hoá. 3 Tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát). Học văn hoá. Trình độ văn hoá. 4 Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh. Sống có văn hoá. Ăn nói thiếu văn hoá. 5 (chm.). Nền văn hoá của một thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau. Văn hoá rìu hai vai. Văn hoá gốm màu. Văn hoá Đông Sơn.

văn học
- dt. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, xây dựng hình tượng để phản ánh hiện thực: văn học dân gian tác phẩm văn học nghiên cứu văn học.
- (xã) h. Na Rì, t. Bắc Kạn.

văn kiện
- dt (H. kiện: sự, vật) Giấy tờ quan trọng về một việc lớn: Việc nghiên cứu các văn kiện của Đảng và của Nhà nước về tổng tuyển cử bầu Quốc hội đã được tổ chức trong Đảng và trong quần - chúng (Trg-chinh).

văn minh
- I d. Trình độ phát triển đạt đến một mức nhất định của xã hội loài người, có nền văn hoá vật chất và tinh thần với những đặc trưng riêng. Văn minh Ai Cập. Ánh sáng của văn minh. Nền văn minh của loài người.
- II t. 1 Có những đặc trưng của , của nền văn hoá phát triển cao. Một xã hội văn minh. Nếp sống văn minh. 2 (chm.). Thuộc về giai đoạn phát triển thứ ba, sau thời đại dã man, trong lịch sử xã hội loài người kể từ khi có thuật luyện kim và chữ viết (theo phân kì lịch sử xã hội của L. H. Morgan). Lịch sử thời đại văn minh.

văn phong
- dt. Phong cách, lối viết riêng của mỗi người: Văn phong của mỗi nhà văn có một số đặc trưng riêng trau dồi văn phong.
- (xã) h. Nho Quan, t. Ninh Bình.

văn phòng
- dt (H. phòng: buồng riêng) Bộ phận phụ trách công việc giấy tờ sổ sách của một cơ quan: Anh ấy là thư kí đánh máy ở văn phòng một trường đại học.

văn phòng phẩm
- d. Đồ dùng cho công tác văn phòng, như giấy, bút, v.v. (nói khái quát).

văn thơ
- 1 dt. Văn xuôi và thơ nói chung: nghiên cứu văn thơ Việt Nam.
- 2 dt., đphg, cũ 1. Văn thư: công tác văn thơ. 2. Công văn: Đã gởi văn thơ cho cơ quan X chưa?.

văn vật
- tt (H. vật: đồ vật - Nghĩa đen: sản vật của văn) Nói nơi nào có một nền văn hoá cao: Hà-nội đã giữ được cái tiếng thủ đô văn vật cho cả nước (HĐThuý).

văn vẻ
- t. (Cách nói, cách viết) chải chuốt, bóng bẩy. Nói một cách văn vẻ.

vắn
- tt. Ngắn: than vắn thở dài giấy vắn tình dài.

vặn
- đgt 1. Xoắn mãi theo một chiều cho các sợi bện vào nhau: Vặn thừng. 2. Khiến chuyển động theo một chiều để cho chặt: Vặn kim đồng hồ; Vặn khoá. 3. Xoay bấc đèn dầu để cho ngọn lửa nhỏ đi hay lớn hơn: Ngọn đèn hoa kì vặn nhỏ bằng hạt đỗ (Ng- Hồng).
- trgt Nói hỏi dồn xem có nắm vững tri thức hay không: Giám khảo hỏi thí sinh.

văng
- 1 d. 1 Thanh tre có gắn đinh ghim ở hai đầu, dùng để căng mặt vải, mặt hàng trên khung dệt thủ công. Cắm văng. 2 Thanh chêm giữa hai vì chống trong hầm mỏ để giữ cho khỏi bị xô đổ.
- 2 I đg. 1 Thình lình lìa khỏi chỗ và di chuyển nhanh một đoạn trong khoảng không để rơi xuống một chỗ khác nào đó, do bị tác động đột ngột của một lực mạnh. Trượt ngã, văng kính. Chiếc lò xo bật ra, văng đâu mất. 2 (kng.). Bật nói, như ném ra (những tiếng thô tục, chửi rủa, v.v.). Văng ra một câu chửi.
- II p. (ph.; kng.). Phắt. Làm đi.

vẳng
- đgt. Có tiếng từ xa đưa lại: vẳng nghe tin đồn vẳng nghe trống đã sang canh Tiếng gọi từ xa vẳng lại.

vắng
- tt 1. Yên lặng, không có tiếng động: Buồn trông quãng vắng đêm dài (BCKN). 2. ít người: Hôm nay chợ vắng nhỉ. 3. Không có mặt ở nơi nào: Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp (cd).

vắng vẻ
- t. Vắng, không có người (nói khái quát). Quãng đường vắng vẻ. Cảnh nhà vắng vẻ.

vắt
- 1 dt. Giống đỉa rừng: đi rừng bị vắt cắn vắt chui vào giày mà tôi không biết.
- 2 I. đgt. 1. Bóp nặn để cho nước ra: vắt chanh vắt khăn mặt vắt sữa vắt đất ra nước thay trời làm mưa. 2. Rút cho kiệt cho hết những gì có thể: vắt kiệt sức vắt óc suy nghĩ. 3. Bóp mạnh cho cơm trong lòng bàn tay nhuyễn chặt thành nắm: cơm vắt vắt cơm. II. dt. Phần cơm hoặc xôi đã được vắt thành nắm: mang mấy vắt cơm đi ăn đường Mỗi đùm hai vắt xôi.
- 3 đgt. Quàng ngang qua bỏ thõng xuống: vắt áo lên vai ngồi vắt chân chữ ngũ vắt tay lên trán suy nghĩ.
- 4 Tiếng hô khi cày bừa để trâu bò đi ngoặt sang trái, trái với diệt.

vắt óc
- đgt Đào sâu suy nghĩ đến cao độ: Trước là tuôn dòng máu thắm, nay là vắt óc đổ mồ hôi (BĐGiang).

vặt
- 1 đg. Làm cho lông, lá đứt rời ra bằng cách nắm giật mạnh. Vặt lông gà. Cành cây bị vặt trụi lá. Vặt từng nhúm cỏ.
- 2 t. (dùng phụ sau d., đg., t.). Nhỏ, bé, không quan trọng, nhưng thường có, thường xảy ra. Chuyện vặt. Tiền tiêu vặt. Ăn cắp vặt. Khôn vặt. Hay ốm vặt.
- 3 x. vắt4.

vặt vãnh
- tt. Nhỏ nhặt, linh tinh, không đáng kể: chuyện vặt vãnh mua mấy thứ vặt vãnh.

vân
- 1 dt Một thứ lụa có hoa: Bà cụ bao giờ cũng kén lụa vân Hà đông để may áo.
- 2 dt Đường cong hình thành tự nhiên trên mặt nhiều loại gỗ hoặc trên mặt một số đá: Gỗ lát có vân đẹp; Rải rác đây đó là mấy hòn đá vân xanh (NgKhải).

vân vân
- 1 d. (cũ). Như vân vi. Kể hết vân vân sự tình.
- 2 (thường chỉ viết tắt là v.v., hoặc v.v...). x. v.v.

vân vê
- đgt. Vê đi vê lại nhiều lần một cách nhẹ nhàng trên các đầu ngón tay: Tay vân vê tà áo mỏng vừa nói tay vừa vân vê mấy sợi râu Miến đứng yên, hai tay vân ve tròn cây nứa (Tô Hoài).

vần
- 1 dt 1. Âm tiết không kể phụ âm đầu, dù là bằng hay trắc đọc giống nhau trong những câu đặt gần nhau của một bài thơ hay một quyển thơ: Trong hai câu đầu Truyện Kiều:"Trăm năm trong cõi người ta, chữ tài, chữ phận khéo là ghét nhau" ta và là cùng một vần; ở bài thơ Đêm mùa hạ của Nguyễn Khuyến, trong hai câu đầu "tháng tư đầu mùa hạ, tiết trời thực oi ả" hạ và ả cùng một vần . 2. Câu thơ: Gọi là có mấy vần mừng bạn. 3. Sự phân tích các âm tiết trong một câu: Đánh vần. 4. Chữ cái đứng đầu các từ trong một quyển từ điển hay trong một danh sách: Xếp các từ theo vần A, B, C; Đọc danh sách theo thứ tự vần A, B, C. 5. Cung điệu của nhạc: Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương (K).
- 2 đgt 1. Chuyển một vật nặng bằng cách lăn đi: Vần cái cối đá. 2. Xoay nồi cơm trên bếp để cho chín đều: Tiếc thay hạt gạo trắng ngần, đã vo nước đục lại vần than rơm (cd). 3. Gây gian nan, đau khổ cho ai: Hồng quân với khách hồng quần, đã xoay đến thế còn vần chưa tha (K). 4. Chuyển động: Đùng đùng gió giật mây vần (K).

vần thơ
- dt Câu thơ: Xin tặng anh mấy vần thơ chân tình.

vẩn đục
- t. Ở trạng thái có nhiều gợn bẩn nổi lên, không trong lắng. Nước bị vẩn đục. Mây đen làm vẩn đục bầu trời. Lòng không hề vẩn đục (b.).

vẫn
- pht. 1. Không thay đổi, tiếp tục tiếp diễn của hành động, trạng thái hay tính chất nào đó ở thời điểm đang nói đến: đã bảo thôi, nó vẫn cứ làm Nó đi đã lâu tôi vẫn cứ nghĩ đến nó Cô ấy vẫn chờ anh ở văn phòng. 2. Khẳng định điều gì đó diễn ra bình thường trong điều kiện bất thường: đắt thì đắt tôi vẫn mua Mẹ cô cấm cô nhưng cô vẫn yêu anh ta Thất bại nhiều nhưng anh vẫn kiên trì thí nghiệm. 3. Từ dùng để khẳng định về sự đánh giá so sánh: Có nhiều tiền vẫn hơn Cô bé ấy cũng xinh nhưng vẫn không bằng cái Hiền.

vấn
- 1 đgt Quấn thành vòng: Cái vành khăn em vấn đã tròn (cd); Người giòn chẳng lọ vấn khăn mới giòn (cũ).
- 2 đgt Hỏi: Vấn tội; Tự vấn lương tâm.

vấn đáp
- đg. 1 (kết hợp hạn chế). Hỏi và trả lời (nói khái quát). Bài viết trình bày dưới hình thức vấn đáp. Thi vấn đáp (giám khảo hỏi, thí sinh trả lời bằng miệng). 2 (kng.). Thi vấn đáp (nói tắt). Vào vấn đáp.

vấn đề
- dt. Điều cần phải được nghiên cứu giải quyết: giải quyết mấy vấn đề đặt vấn đề vấn đề việc làm cho thanh niên không thành vấn đề Như vậy là có vấn đề.

vấn vít
- đgt Xoắn lại với nhau: Nàng còn đứng tựa hiên tây, chín hồi vấn vít như vầy mối tơ (K).

vận
- 1 d. Sự may rủi lớn gặp phải, vốn đã được định sẵn đâu từ trước một cách thần bí theo quan niệm duy tâm. Vận may. Vận rủi. Gặp vận (kng.; gặp vận may) thì chẳng mấy chốc mà làm nên.
- 2 I d. (id.; kết hợp hạn chế). Vần (trong thơ ca). Câu thơ ép vận.
- II đg. (kng.; id.). Đặt thành câu có vần. ra câu ca dao.
- 3 đg. (id.). 1 Mang đi, chở đi, chuyển đến nơi khác. Vận khí giới và lương thực. 2 Đưa hết sức lực ra làm việc gì. Vận hết gân sức ra kéo mà không nổi. Vận hết lí lẽ để biện bác.
- 4 đg. Gán vào, cho như là có quan hệ đến. Chuyện đâu đâu cũng cứ vận vào mình. Đem chuyện nắng mưa vận vào chuyện đời.
- 5 đg. (ph.). Mặc (quần áo). Vận bộ bà ba đen.

vận chuyển
- đgt. Làm chuyển dời nhiều vật nặng đi xa bằng phương tiện hoặc bằng sức súc vật: vận chuyển hàng hoá phương tiện vận chuyển dùng ngựa vận chuyển hàng cho các bản.

vận hành
- đgt (H. hành: đi) Hoạt động khiến mỗi bộ phận thực hiện chức năng của mình và phối hợp với mọi bộ phận khác: Kĩ năng vận hành và thao tác đúng qui cách.

vận tải
- đg. Chuyên chở người hoặc đồ vật trên quãng đường tương đối dài. Vận tải hàng hoá. Vận tải đường thuỷ. Máy bay vận tải. Công ti vận tải.

vận tốc
- dt. Đại lượng đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của một chuyển động, đo bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

vâng
- đgt Tuân theo: Vâng lời khuyên giải thấp cao (K); Vâng lệnh cấp trên.
- th Từ dùng để trả lời một cách lễ độ, tỏ ý ưng thuận hay nhận là đúng: Mai con phải dậy sớm để đi học nhé. - ; Cháu có hiểu làm thế là sai không?- Vâng, cháu cũng hiểu thế.

vâng lời
- đgt. Vâng theo lời của người trên: Đứa trẻ biết vâng lời vâng theo lời cha mẹ Vâng lời khuyên giải thấp cao, Chưa xong điều nghĩ đã dào mạch Tương (Truyện Kiều).

vấp
- đgt 1. Đụng chân vào một vật rắn: Đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá mà quàng phải dây (cd).2. Ngắc ngứ: Đọc bài còn vấp nhiều chỗ. 3. Gặp khó khăn: Mới bắt đầu công tác, còn vấp nhiều lần.

vất vả
- t. Ở vào tình trạng phải bỏ ra nhiều sức lực hoặc tâm trí vào một việc gì. Làm ăn vất vả. Công việc vất vả. Phải vất vả lắm mới tìm ra được nhà anh ta. Vất vả về đường chồng con.

vật
- 1 dt. 1. Cái có hình khối có thể nhận biết được: vật báu vật tuỳ thân vật chướng ngại đồ vật. 2. Động vật, nói tắt: giống vật chó là con vật được nhiều người chiều chuộng.
- 2 đgt. 1. Làm cho đối phương ngã xuống theo luật với tư cách là một môn thể thao: xem đấu vật đô vật xới vật. 2. Quật cho ngã xuống: vật nó ra đánh cho mấy roi. 3. Ngã mạnh như đổ cả thân xuống: Nghe tin đó nó ngã vật ra nằm vật xuống giường. 4. Làm nghiêng mạnh: xe xóc vật bên này lắc bên kia gió vật vườn chuối đổ nghiêng cả. 5. Giết thịt súc vật: vật bò khao quân. 6. (Cá) quẫy mạnh khi đẻ trứng: mùa cá vật. 7. Làm cho đau ốm hoặc chết đột ngột, theo duy tâm: kẻ giời đánh thánh vật không chết.

vật chất
- dt (H. chất: tính vốn có của sự vật) Phạm trù triết học chỉ hiện thực khách quan tồn tại ngoài ý thức độc lập với ý thức ở trong trạng thái luôn luôn vận động và biến đổi: Vật chất quyết định tinh thần.
- tt 1. Thuộc về những vật cụ thể cần thiết cho sản xuất và cho đời sống: Đẩy nhanh nhịp độ xây dựng cơ sở , kĩ thuật cho nông nghiệp (Tố-hữu). 2. Thuộc về đời sống sinh lí, trái với tinh thần: Phải chăm lo đời sống tinh thần và vật chất của bộ đội (Văn Tiến Dũng).

vật liệu
- d. Vật dùng để làm cái gì (nói khái quát). Vật liệu xây dựng. Vật liệu đan lát.

vật thể
- dt. Vật có những thuộc tính vật lí nhất định.

vẩu
- tt Nói răng cửa của hàm trên nhô ra phía trước: Anh ấy vẩu răng; Răng vẩu.

vây
- 1 d. 1 Bộ phận dùng để bơi của cá, có dạng lá. 2 Món ăn làm bằng sợi lấy ở vây một số loài cá biển.
- 2 đg. 1 Tạo thành một lớp bao lấy xung quanh. Vây màn. Những ngọn núi vây quanh thung lũng. Tường vây. 2 Xúm lại thành vòng xung quanh. Ngồi vây quanh đống lửa. Lũ trẻ vây lấy cô giáo. 3 Bố trí lực lượng thành một vòng chắn xung quanh, không cho thoát ra ngoài, làm cho cô lập. Vây bắt. Vây đồn. Thoát khỏi vòng vây.
- 3 đg. (thgt.). Làm ra vẻ hơn người cho có vẻ oai.

vây cánh
- dt. Người cùng phe cánh, bè đảng: có nhiều vây cánh muốn có cánh để dễ bề hoành hành trong cơ quan.

vầy
- 1 đgt Sum họp: Vầy duyên cá nước (tng); Nơi vui bạn ngọc, nơi vầy cuộc tiên (NĐM).
- 2 đgt 1. Vò, làm mất cái vẻ cũ: Hay gì vầy cánh hoa tàn mà chơi (K). 2. Quấy lên: Thằng bé chỉ vầy nước.
- 3 trgt Như thế: Quán rằng: Ta cũng bâng khuâng, thấy vầy nên mới tị trần đến đây (LVT).

vẫy
- đg. Đưa lên đưa xuống hay đưa qua đưa lại bằng một động tác đều và liên tiếp, thường để ra hiệu hay biểu lộ tình cảm. Vẫy tay chào tạm biệt. Vẫy hoa hoan hô đoàn đại biểu. Chó vẫy đuôi mừng rỡ.

vấy
- 1. đgt. Dính vào: bết vào, làm cho nhơ cho bẩn: Quần áo bị vấy máu vấy bùn. 2. Đổ bừa tội lỗi cho người khác: đổ vấy trách nhiệm.

vấy vá
- trgt Qua loa; Không chu đáo: Nó chỉ làm vấy vá rồi đi chơi.

vậy
- I đ. 1 Từ dùng để chỉ điều như (hoặc coi như) đã biết, vì vừa được (hoặc đang) nói đến, hoặc đang là thực tế ở ngay trước mắt; như thế, nhưng nghĩa cụ thể hơn. Anh nói vậy, nó không nghe đâu. Gặp sao hay vậy. Năm nào cũng vậy, nghỉ hè là tôi về thăm quê. Bởi vậy*. Đúng như vậy. 2 (dùng ở đầu câu hoặc đầu phân câu). Từ dùng để chỉ điều vừa được nói đến để làm xuất phát điểm cho điều sắp nêu ra. Vậy anh tính sao. Muộn rồi, vậy tôi không đi nữa.
- II tr. 1 (dùng ở câu hỏi, và đi đôi với một đ. phiếm chỉ ai, gì, sao, nào, đâu). Từ dùng để nhấn mạnh tính chất cụ thể, gắn liền với hiện thực đã biết, của điều muốn hỏi. Nó nói ai ? Anh đang nghĩ gì vậy? Sao có chuyện lạ vậy! 2 (cũ; dùng ở cuối câu). Từ dùng để nhấn mạnh ý khẳng định về điều có tính chất một kết luận rút ra từ những gì đã nói đến. Thật xứng đáng là bậc anh hùng vậy. 3 (dùng ở cuối câu). Từ biểu thị ý khẳng định về điều kết luận là phải thế, không còn cách nào khác. Hàng xấu, nhưng cũng đành phải mua vậy. Việc này nhờ anh vậy. Thôi vậy.

vậy mà
- Nh. Thế mà.

vậy thì
- lt Thế thì: Đắt thế vậy thì chẳng nên mua.

ve
- 1 d. cn. ve sầu. Bọ có cánh trong suốt, con đực kêu "ve ve" về mùa hè. Mình gầy xác ve (rất gầy, tựa như xác con ve).
- 2 d. Bọ có chân đốt, sống kí sinh ngoài da, hút máu của động vật có xương sống như trâu, bò, v.v.
- 3 d. Sẹo nhỏ ở mi mắt. Mắt có ve.
- 4 d. (kng.). Ve áo (nói tắt).
- 5 d. (ph.). Lọ nhỏ, chai nhỏ. Ve thuốc đỏ. Ve rượu.
- 6 đg. (cũ, hoặc ph.). Tán tỉnh, tán (trong quan hệ trai gái). Ve gái.
- 7 t. (kết hợp hạn chế). Có màu tựa như màu xanh lá mạ. Xanh ve. Quét vôi ve.

ve sầu
- Nh. Ve3.

ve vẩy
- đgt Đưa đi đưa lại liên tiếp: Ve vẩy cái quạt.


- 1 d. (id.). Nhánh cây. Ngày đi lúa chửa chia vè, Ngày về lúa đã đỏ hoe ngoài đồng (cd.).
- 2 d. Que cắm để làm mốc ở nơi ngập nước. Cắm vè.
- 3 d. Bài văn vần dân gian kể lại chuyện người thật, việc thật để ca ngợi hay chê bai, châm biếm. Đặt vè. Kể vè.
- 4 d. (ph.). Chắn bùn. Vè xe đạp.
- 5 đg. (id.). Liếc nhìn. Vè ngang nhìn trộm. Đôi mắt cứ vè vè nhìn.

vẻ
- dt. 1. Diện mạo được đánh giá trên đại thể là xinh đẹp: Cảnh vật ở đây có vẻ đẹp riêng Mỗi cô đẹp một vẻ muôn màu muôn vẻ càng nhìn vẻ ngọc càng say khúc vàng (Truyện Kiều). 2. Biểu hiện của tình cảm, tinh thần trên nét mặt, cử chỉ, ngôn ngữ: Đôi mắt cô đượm một vẻ buồn.

vẻ vang
- tt Rỡ ràng, lừng lẫy: Họ làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi (HCM); Có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang (HCM).

vẽ
- 1 đg. 1 Tạo hoặc gợi ra hình ảnh sự vật trên một mặt phẳng bằng các đường nét, màu sắc. Hoạ sĩ vẽ tranh. Vẽ bản đồ. Vẽ truyền thần. Hình vẽ. Nét vẽ. 2 (ph.). Chỉ, bày cho. Vẽ cho làm. Vẽ đường chỉ lối. 3 (kng.). Bày đặt thêm cái không cần thiết. Vẽ, quà với cáp làm gì! Chỉ hay vẽ!
- 2 đg. (ph.). 1 Gỡ phần nạc ra khỏi xương (cá). Dùng đũa vẽ khúc cá. 2 Tẽ. Vẽ ngô.


- dt. Miếng giấy nhỏ ghi số tiền, thời gian... để đi tàu xe hay xem giải trí: vé xe lửa mua vé tàu vé xem ca nhạc vé chợ.

vén
- 1 đgt 1. Kéo lên: Anh vén áo bên tay cụt (NgĐThi). 2. Mở cửa màn: Hiền vén màn nhìn thấy bố nằm nghiêng (NgKhải).
- 2 đgt Thu lại cho gọn: Vén thóc phơi ở sân thành đống; Vén mây mù mới thấy trời xanh.

vẹn toàn
- t. Ở trạng thái có được đầy đủ các mặt, không bị thiếu đi một mặt nào. Tình nghĩa vẹn toàn.

vẹn vẽ
- tt Hoàn toàn tốt đẹp: Sao cho vẹn vẽ mọi bề.

vèo
- I đg. (kng.). Lướt qua rất nhanh rồi biến mất, không nhìn thấy kịp. Đạn vèo qua bên tai.
- II p. (kng.). (Di chuyển hoặc biến đổi trạng thái) một cách rất nhanh, chỉ trong khoảnh khắc, đến mức như có muốn làm gì cũng không thể kịp. Lá khô vừa cho vào lửa đã cháy . Vèo một cái, đã thấy biến đi đâu mất.

véo
- 1 dt. Miếng ván ghép ở đầu mũi hay sau lái thuyền: véo thuyền.
- 2 đgt. Lấy đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp vật gì mà rứt ra: véo xôi véo đùi véo má.

véo von
- tt, trgt Nói âm thanh lên xuống du dương: Lúa thành thoi thóp bên cồn, nghe thôi địch ngọc véo von bên lầu (Chp); Giọng hát véo von của cô thôn nữ; Cuốc kêu sầu, vượn hót véo von (TBH).

vét
- 1 d. Áo ngắn kiểu Âu, tay dài, cổ bẻ, dùng để mặc ngoài. Áo vét nữ.
- 2 đg. 1 Lấy cho kì hết những gì còn chút ít ở sát đáy. Vét sạch niêu cơm. Tàu vét bùn ở cảng. 2 Thu nhặt cho kì hết không chừa lại chút nào. Vét túi chỉ còn mấy đồng. Mua vét để bán đầu cơ. Tổ chức đợt thi vét (kng.).

vẹt
- 1 dt. Chim lông xanh, mỏ đỏ, có thể bắt chước được tiếng người nói: nói như vẹt học vẹt.
- 2 dt. Cây mọc trong rừng nước mặn, thân nhỏ, phân cành nhiều, vỏ xám thẫm hoặc nâu thẫm, lá hình mũi mác thuôn, dày, cuống đỏ nhạt, gỗ dùng trong xây dựng, than tốt nhiệt lượng cao, vỏ dùng thuộc da và nhuộm, quả dùng ăn trầu và nhuộm lưới; còn gọi là vẹt dù.
- 3 tt. Khuyết một bên: Giầy vẹt gót mòn vẹt.


- đgt 1. Viên cho tròn: Vê thuốc tễ. 2. Gây được đầy đủ: ấy là quả phúc nên vê cho tròn (Tú-mỡ). 3. Vo cho săn: Vê sợi chỉ.

về
- I đg. 1 Di chuyển trở lại chỗ của mình, nơi ở, nơi quê hương của mình. Thầy giáo cho học sinh về chỗ. Tan học về nhà. Về thăm quê. Kiều bào về nước. 2 Di chuyển đến nơi mình có quan hệ gắn bó coi như nhà mình, quê hương mình, hoặc nơi mình được mọi người đối xử thân mật, coi như người nhà, người cùng quê. Lâu lắm tôi mới có dịp về thăm cụ. Về nhà bạn ăn Tết. Ông ta về công tác ở huyện này đã ba năm. Đại biểu các tỉnh về Hà Nội dự hội nghị. 3 (dùng phụ sau một đg. khác). Từ biểu thị hướng của hoạt động nhằm trở lại chỗ cũ hoặc nhằm đưa đến phía, nơi của bản thân mình. Bỏ chạy về. Quay trở về. Mua về lắm thứ. Lấy về. Rút tay về. 4 Di chuyển hoặc được vận chuyển đến đích cuối cùng. Xe ca đã về đến bến. Tàu này chạy về Vinh. Hàng chưa về, không có để bán cho khách. 5 Chết (lối nói kiêng tránh). Cụ đã về tối hôm qua. 6 (id.). Trở thành thuộc quyền sở hữu của người nào đó. Chính quyền về tay nhân dân. 7 (kết hợp hạn chế). Ở vào trong khoảng thời gian nào đó. Trời đã về chiều. Bệnh nhân hay sốt về sáng. Về mùa hè hay có dông. Từ nay về sau. Ba năm về trước. Về cuối. Về già.
- II k. 1 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là phạm vi hay phương hướng của hoạt động, phạm vi của tính chất được nói đến. Bàn vấn đề nông nghiệp. Nhìn về bên phải. Giỏi về toán. Về chuyện đó, còn có nhiều ý kiến. 2 (cũ, hoặc ph.). Vì. Người đẹp về lụa, lúa tốt về phân (tng.). Chết về bệnh lao.

về hưu
- đgt Đến lúc hưu trí: Từ ngày ông cụ về hưu, ông cụ đã làm được nhiều việc có ích cho xã hội.

vế
- d. 1 (kng.). Bắp đùi. 2 Một trong những phần (thường là hai) có cấu trúc giống nhau, có quan hệ đối với nhau từng cặp, cấu tạo nên một thể hoàn chỉnh. Ra một vế câu đối. Câu ghép song song có nhiều vế. Chú ý đầy đủ cả hai vế: coi trọng chất lượng và bảo đảm số lượng. 3 (chm.). Toàn bộ biểu thức viết ở một bên dấu bằng (trong một phương trình hoặc đẳng thức) hoặc dấu lớn hơn, dấu nhỏ hơn (trong một bất phương trình hoặc một bất đẳng thức). 4 (kết hợp hạn chế). Thế đứng, thế lực của một người trong xã hội. Một người ngang vế. Lép vế*.

vệ
- 1 dt. 1. khng. Vệ quốc quân, nói tắt: anh vệ. 2. Một loại đơn vị quân đội quân từ 300 người đến 5000 người tuỳ theo thời: Vệ trong thị lập cơ ngoài song phi (Truyện Kiều).
- 2 dt. Rìa, cạnh: vệ đường vệ hè vệ sông.
- (sông) ở tỉnh Quảng Ngãi. Dài 91km, diện tích lưu vực 1257km2. Bắt nguồn từ vùng núi Ba Tơ cao 800m chảy theo hướng tây nam-đông bắc đổ ra Biển Đông tại Long Khê.

vệ binh
- dt (H. vệ: giữ gìn, che chở, đi theo; binh: lính) Người lính đi theo một nhân vật để bảo vệ (cũ): Chung quanh vua Quang-trung có một số vệ binh.

vệ sinh
- I d. Những biện pháp phòng bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khoẻ (nói khái quát). Phép vệ sinh. Ăn ở hợp vệ sinh. Vệ sinh ăn uống. Vệ sinh lao động. Giữ vệ sinh chung.
- II t. (kng.; thường dùng có kèm ý phủ định, kết hợp hạn chế). Hợp (thường nói về mặt sạch sẽ). Nhà cửa chật chội, bẩn thỉu, thiếu vệ sinh. Bát đĩa không được vệ sinh lắm. Làm vệ sinh nhà cửa (quét dọn cho sạch sẽ).
- III đg. (dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Đại tiện (lối nói kiêng tránh). Đi . Nhà vệ sinh*. Giấy vệ sinh*.

vệ tinh
- dt. 1. Thiên thể nhỏ quay quanh một hành tinh: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. 2. Cái cùng loại nhưng nhỏ hơn và có chức năng phụ trợ: thành phố vệ tinh xí nghiệp vệ tinh.

vênh
- tt, trgt Không được thẳng: Vợ dại không hại bằng đũa vênh (tng); Trái duyên, trái kiếp như kèo đục vênh (tng).

vênh váo
- t. (kng.). 1 Bị vênh nhiều chỗ (nói khái quát). Mấy tấm ván phơi ngoài trời vênh váo cả. 2 Có vẻ mặt kiêu ngạo, hợm hĩnh, tỏ ra không coi ai ra gì. Chưa gì đã vênh váo, hách dịch. Bộ mặt vênh váo.

vểnh
- đgt. Chìa ra và cong lên: vểnh tai vểnh râu.

vết
- dt 1. Vệt nhỏ trên mặt một số đồ đạc: Ngọc lành có vết (tng); Vạch lông tìm vết (tng). 2. Hình còn sót lại: Vết chân trên cát; Vết máu trên áo.

vết thương
- d. Chỗ bị thương trên cơ thể. Băng vết thương. Vết thương lòng (b.). Hàn gắn vết thương chiến tranh (b.).

vệt
- dt. Vết dài: vệt vôi vệt máu thấm những vệt mồ hôi trên má những vệt ánh đèn pha.

vi khuẩn
- dt (H. vi: nhỏ; khuẩn: nấm) Loài thực vật rất nhỏ, đơn bào, có thể gây bệnh, nhưng cũng có loài có ích: Vi khuẩn lên men giấm lá một thứ vi khuẩn có ích.

vi ô lông
- "vi-ô-lông" x. violon.

vi phạm
- đgt. Làm trái quy định: vi phạm luật lệ giao thông vi phạm quy chế thi cử vi phạm công ước quốc tế.

vi ta min
- vi-ta-min dt (Pháp: vitamine) chất có lượng rất nhỏ trong thức ăn nhưng lại rất cần cho sức khỏe vì thiếu thì cơ thể sẽ sinh rối loạn: Gấc có vi-ta-min A; Cam có vi-ta-min C.

vi vút
- t. Từ mô phỏng tiếng như tiếng gió rít. Gió thổi vi vút như roi quất. Đạn réo vi vút.


- 1 lt. 1. Từ biểu thị ý nghĩa nguyên nhân: Vì vội nên hỏng việc Vì bão lụt tàu không chạy được Vì sông nên phải luỵ thuyền, Ví như đường liền ai phải luỵ ai? (cd.) Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa (Truyện Kiều). 2. Từ biểu thị ý nghĩa mục đích: vì dân vì nước Nặng lòng xót liễu vì hoa, Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa (Truyện Kiều).
- 2 dt., vchg 1. Từ chỉ từng ngôi sao: những vì sao lấp lánh. 2. cũ, id. Từ chỉ từng ông vua (thường dùng với sắc thái trang trọng): những vì vua anh minh.
- 3 dt. Gọi chung những đoạn tre gỗ được ghép để chống, đỡ (thường là mái) trong nhà cửa, hầm lò...: vì kèo vì cột dựng vì gỗ chống mái hầm.

vì sao
- lt Bởi lí do gì: Do đấu tranh mà quần chúng nhận rõ vì sao mình khổ (Trg-chinh).

vì thế
- k. Từ biểu thị điều sắp nêu ra có lí do hoặc nguyên nhân là điều vừa được nói đến. Nó cho biết chậm quá, vì thế tôi không giúp gì được.

vỉ
- dt. 1. Miếng giấy (hoặc vật liệu tương tự) cứng có gắn những vật nhỏ cùng loại, cùng số lượng (cúc áo, kim khâu, thuốc viên...): mua 2 vỉ cúc bấm mỗi vỉ 10 viên kháng sinh. 2. Vật đan bằng tre dùng để lót hoặc giữ trong nồi, vại: lót vỉ đồ xôi gài vỉ trong vại cà muối.

vĩ đại
- tt (H. vĩ: lớn lắm; đại: lớn) Rất lớn lao: Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc (HCM); Góp phần vào chiến công vĩ đại của dân tộc (NgVLinh); Sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta là vĩ đại (PhVĐồng).

vĩ độ
- d. Khoảng cách tính bằng độ cung kể từ xích đạo đến một vĩ tuyến nào đó theo hai chiều, lên Bắc Cực hoặc xuống Nam Cực. Vĩ độ của Hà Nội là 20O01' Bắc.

vĩ tuyến
- dt. Đường ngang với đường xích đạo của Trái Đất: Địa cầu chia ra kinh tuyến và vĩ tuyến.


- 1 dt Bao nhỏ thường bằng da dùng để đựng tiền và giấy má cần đem theo mình: Bố mở ví lấy tiền cho con trả tiền học.
- 2 dt Lối hát ở nông thôn giữa trai và gái đối đáp nhau: Ngày xưa trong dịp tết trung thu, thanh niên thường hát ví rất vui.
- 3 đgt So sánh với nhau: Kết quả học tập của con tôi ví sao được với thành tích học tập của con anh; Chữ rằng: Sinh ngã cù lao, bể sâu khôn ví, trời cao khôn bì (GHC).
- 4 lt Nếu như: Ví đem vào tập đoạn trường, thì treo giải nhất chi nhường cho ai (K); Thân này ví biết dường này nhỉ, thà trước thôi đành ở vậy xong (HXHương).

ví như
- (id.). 1 Nếu như. 2 (kng.). Ví dụ như.

ví thử
- lt. Từ biểu thị giả thiết về điều trái với thực tế để làm căn cứ lập luận: Ví thử cô ta khéo hơn một chút thì vợ chồng đâu đến như vậy.

vị
- 1 dt 1. Đặc tính của thức ăn, thức uống gây một cảm giác nào đó vào lưỡi: Vị ngọt, Vị cay; ăn lấy vị, chứ ai lấy bị mà mang (tng). 2. Vật dùng làm thuốc đông y: Cay đắng chàng ôi, vị quế chi (HXHương).
- 2 dt Từ dùng trong đông y để chỉ dạ dày: Thuốc bổ vị.
- 3 đgt 1. Phụ thuộc vào: Thần cũng vị tiền (tng). 2. Nể nang: Người trên vị, kẻ dưới nể (tng).
- gt Dựa vào: cây dây leo (tng).

vị chi
- đg. (kng.). Từ dùng để mở đầu một lời tính gộp tất cả các khoản vừa nói; tất cả là. Năm cân, một cân, ba cân, vị chi chín cân tất cả.

vị giác
- dt. Sự cảm giác về các vị.

vị lai
- tt (H. vị: chưa; lai: lại, đến) chưa đến; Thuộc về tương lai: Tưởng tượng ra cuộc sống trong xã hội vị lai.

vị ngữ
- d. 1 Thành phần chính yếu của một câu đơn, nói rõ hoạt động, tính chất, trạng thái của đối tượng được nêu ở chủ ngữ. 2 cn. vị từ. Điều khẳng định hay phủ định về chủ ngữ trong phán đoán.

vị tha
- tt. Lấy lòng bác ái mà chuyên chú làm lợi cho kẻ khác; trái với vị kỉ: chủ nghĩa vị tha lòng vị tha.

vị trí
- dt (H. vị: chỗ; ta: đặt, bày) 1. Chỗ ngồi; chỗ đứng: Nói lên vị trí của người phụ nữ (PhVĐồng). 2. Địa vị: Vị trí của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. 3. Chỗ một đội quân đóng: Đánh vào vị trí của địch.
Từ điển tiếng Việt
A
B (1)
B (2)
B (3)
B (4)
C (1)
C (2)
C (3)
C (4)
C (5)
C (6)
D (1)
D (2)
D (3)
D (4)
D (5)
E
G (1)
G (2)
G (3)
H (1)
H (2)
H (3)
H (4)
I
K (1)
K (2)
K (3)
L (1)
L (2)
L (3)
L (4)
M (1)
M (2)
M (3)
N (1)
N (2)
N (3)
N (4)
O
P (1)
P (2)
Q
R (1)
R (2)
S (1)
S (2)
S (3)
T (1)
T (2)
T (3)
T (4)
T (5)
T (6)
T (7)
T (8)
T (9)
T (10)
T (11)
T (12)
U
V (1)
V (2)
X (1)
X (2)
Y