watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Từ điển tiếng Việt-C (5) - tác giả Nhóm biên soạn Nhóm biên soạn

Nhóm biên soạn

C (5)

Tác giả: Nhóm biên soạn

chu cấp
- đg. Cấp cho những thứ cần thiết để bảo đảm đời sống. Chu cấp cho đứa cháu mồ côi. Số tiền chu cấp hằng tháng.

chu đáo
- tt, trgt. (H. chu: đến nơi đến chốn; đáo: đến) Cẩn thận lắm, không bỏ sót gì: Trẻ em ngày càng được săn sóc chu đáo hơn (HCM).

chu kỳ
- x. chu kì.

chu vi
- dt. 1. Độ dài của đường khép kín bao quanh một hình phẳng: chu vi hình chữ nhật chu vi mảnh vườn tính chu vi. 2. Ngoại vi, khu vực bao quanh, vùng xung quanh: khu chu vi thành phố.

chủ
- dt. 1. Người có quyền sở hữu về một tài sản: Chủ tiệm ăn 2. Người mời khách ăn uống: Tiền chủ hậu khách (tng) 3. Người có quyền quản lí các công việc: Thanh niên là chủ tương lai của đất nước 4. Người bỏ tiền thuê người làm: Chủ và thợ đoàn kết trên cơ sở lợi ích chung 5. Người giữ trách nhiệm chính trong một buổi sinh hoạt: Ai làm chủ buổi lễ này. // tt. Chính; Quan trọng nhất: Động mạch chủ; Trong đơn thuốc này, sâm là chủ.

chủ bút
- d. Người chịu trách nhiệm chính trong công tác biên tập của một tờ báo hoặc tạp chí.

chủ đề
- 1 dt. Vấn đề chính được đặt ra trong một tác phẩm nghệ thuật: chủ đề của tác phẩm. 2. Đề tài được chọn làm nội dung chủ yếu trong học tập, sáng tác: chủ đề nông thôn viết báo tường theo chủ đề tự chọn.
- 2 dt. Người cầm cái trong một đám đánh đề.

chủ lực
- dt. (H. chủ: cốt yếu; lực: sức) Thuộc lực lượng chính của mình: Bộ đội chủ lực là lực lượng vũ trang cơ động (VNgGiáp).

chủ mưu
- I đg. Bày đặt mưu kế. Kẻ chủ mưu.
- II d. 1 Kẻ bày đặt ra mưu kế cho hành động phạm pháp. bị trừng trị nặng hơn hung thủ. 2 Mưu kế đã được xếp đặt từ trước. Phá hoại có chủ mưu.

chủ nghĩa
- I. dt. Hệ thống những quan điểm, ý thức, tư tưởng làm thành cơ sở lí thuyết chi phối, hướng dẫn hoạt động của con người theo định hướng nào đó: chủ nghĩa duy vật biện chứng chủ nghĩa nhân đạo. II 1. Yếu tố ghép trước cấu tạo một số danh từ: chủ nghĩa tư bản. 2. Yếu tố ghép sau cấu tạo một số tính từ: tư bản chủ nghĩa.

chủ nhiệm
- dt. (H. chủ: đứng đầu; nhiệm: gánh vác) Người chịu trách nhiệm trong một tổ chức, một cơ quan: Chủ nhiệm khoa Tâm lí giáo dục học. // tt. Làm người phụ trách: Giáo viên chủ nhiệm lớp.

chủ quan
- I d. Cái thuộc về ý thức, ý chí của con người, trong quan hệ đối lập với khách quan. Làm theo chủ quan.
- II t. 1 Thuộc về tự bản thân mình, về cái vốn có và có thể có của bản thân. Sự nỗ lực . Năng lực chủ quan. 2 Chỉ xuất phát từ ý thức, ý chí của mình, không coi trọng đầy đủ khách quan. Phương pháp tư tưởng chủ quan. Chủ quan khinh địch.

chủ quyền
- dt. Quyền làm chủ một nước về tất cả các mặt: tôn trọng chủ quyền giữ vững chủ quyền chủ quyền bị vi phạm.

chủ tịch
- dt. (H. chủ: đứng đầu; tịch: chiếu chỗ ngồi) Người đứng đầu: Chủ tịch nước 2. Người điều khiển một buổi họp: Chủ tịch buổi họp tổng kết hội nghị.

chủ trì
- đg. Chịu trách nhiệm chính, điều khiển. Người chủ trì tờ báo. Cuộc họp do giám đốc nhà máy chủ trì.

chủ trương
- I. đgt. Quyết định về phương hướng hoạt động: chủ trương đưa học sinh đi thực tế chủ trương không đúng. II. dt. Những điều quyết định về phương hướng hoạt động: đưa ra những chủ trương kịp thời nắm vững chủ trương.

chủ yếu
- tt, trgt. (H. chủ: cốt yếu; yếu: quan trọng) Quan trọng nhất: Tác dụng chủ yếu của thầy giáo là gương mẫu trong mọi trường họp; Đồng bào vùng này chủ yếu là người Tày (VNgGiáp).

chú
- 1 d. 1 Em trai của cha (có thể dùng để xưng gọi). Chú ruột. Ông chú họ. Sẩy cha còn chú (tng.). Chú bảo gì cháu? 2 Từ thiếu nhi dùng để chỉ hoặc gọi người đàn ông đáng bậc chú mình, với ý yêu mến, kính trọng. Cháu yêu chú bộ đội. 3 Từ dùng để chỉ thiếu nhi với ý yêu mến, thân mật. Chú bé. 4 (dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Từ dùng để chỉ người con trai hoặc người đàn ông trẻ tuổi. Chú tiểu. Chú rể. 5 Từ dùng để chỉ con vật theo lối nhân cách hoá, với ý hài hước. Chú dế mèn. Chú chuột đi chợ đàng xa... (cd.). 6 Từ dùng trong đối thoại để gọi người đàn ông coi như bậc chú của mình với ý yêu mến, kính trọng, hoặc để người đàn ông tự xưng một cách thân mật với người coi như hàng cháu của mình. 7 Từ người đàn ông dùng trong đối thoại để gọi em trai (hay là người phụ nữ dùng để gọi em trai chồng) đã lớn tuổi với ý coi trọng, hoặc người đàn ông dùng để gọi một cách thân mật người đàn ông khác coi như vai em của mình (gọi theo cách gọi của con mình).
- 2 I d. Thần chú (nói tắt). Phù thuỷ đọc chú.
- II đg. (kết hợp hạn chế). Niệm thần . Tay ấn, miệng chú.
- 3 đg. Ghi phụ thêm để làm cho rõ. Chú cách đọc một từ nước ngoài. Chú nghĩa ở ngoài lề.

chú giải
- đgt. Viết lời giải thích các chỗ khó trong sách để cho hiểu rõ: chú giải điển tích trong Truyện Kiều.

chú ý
- đgt. (H. chú: rót vào; ý: ý thức) Để cả tâm trí vào việc gì: Chú ý nghe giảng, Hồ Chủ tịch rất chú ý đến vấn đề giáo dục quân đội (Trg-chinh). // tht. Coi chừng! Nên cẩn thận: Chú ý! Nhà có chó dữ!.

chua
- 1 đg. (kng.). Chú cho rõ. Chua nghĩa trong ngoặc. Có chua thêm ở dưới.
- 2 t. 1 Có vị như vị của chanh, giấm. Chanh chua thì khế cũng chua... (cd.). Dưa muối chua. Thích ăn chua. 2 (Đất trồng) có chứa nhiều chất acid. Đồng chua nước mặn. Bón vôi để khử chua. 3 Có mùi của chất lên men như mùi của giấm. Mùi chua bỗng rượu. 4 (Giọng nói) cao the thé, nghe khó chịu. Giọng chua như mẻ. Nói chua (nói chanh chua, nhằm làm cho người ta khó chịu).

chua cay
- tt. Đau đớn, xót xa, cay đắng: thất bại chua cay lời chì chiết chua cay.

chua xót
- tt. Buồn rầu, đau khổ: Trèo lên cây khế nửa ngày. ai làm chua xót lòng này khế ơi (cd), Bà cực nhục và chua xót vì thế (Ng-hồng).

chùa
- I d. Công trình được xây cất lên, làm nơi thờ Phật. Cảnh chùa. Tiếng chuông chùa.
- II t. (kng.). Thuộc về nhà , của chung, không phải của mình, cho mình (nên không biết tiếc, không có trách nhiệm). Tiền chùa. Của chùa. Ăn cơm nhà, làm việc chùa.

chúa
- I. dt. 1. Chủ: Vắng chúa nhà, gà bới bếp (tng.) chúa sơn lâm ông chúa. 2. Người có quyền lực cao nhất trong một miền hay trong một nước có vua: vua Lê chúa Trịnh chúa công chúa tể chúa thượng công chúa ông hoàng bà chúa. 3. Đấng tối cao: kính chúa yêu nước chúa nhật thiên chúa. II. tt. Tài giỏi: Hắn đánh bóng bàn chúa lắm. III. pht. Rất, hết sức: ông ta chúa ghét thói nịnh bợ.

chuẩn
- 1 dt. Cái được coi là căn cứ để đối chiếu: Lấy kích thước đó làm chuẩn. // tt. Đúng với điều đã qui định: Sự phát âm chuẩn.
- 2 đgt. 1. Đồng ý cho: Thủ tướng đã chuẩn cho một số tiền lớn để xây dựng trường trung học kiểu mẫu 2. Cho phép: Bộ đã chuẩn việc mở rộng phòng thí nghiệm ở trường đại học.

chuẩn bị
- đg. Làm cho có sẵn cái cần thiết để làm việc gì. Chuẩn bị lên đường. Chuẩn bị hành lí. Bài phát biểu được chuẩn bị tốt.

chuẩn đích
- dt. (H. chuẩn: đúng; đích: chỗ nhằm mà bắn) Mẫu mực phải làm theo? Việc gì cũng lấy công nghĩa làm chuẩn đích (HgĐThuý).

chuẩn xác
- t. Đúng hoàn toàn, không sai chút nào so với những điều đã tính toán hoặc đã quy định. Pháo binh bắn rất chuẩn xác. Động tác chuẩn xác.

chuẩn y
- đgt. (Người hoặc cấp có thẩm quyền) đồng ý với đề nghị hoặc dự thảo mà cấp dưới đệ trình.

chúc
- 1 đgt. Ngả đầu xuống; nghiêng một đầu xuống: Ngọn tre chúc xuống ao; Máy bay chúc xuống sân bay.
- 2 đgt. Cầu mong điều hay, điều tốt đẹp cho người khác: Chúc hội nghị của các bạn thành công (Đỗ Mười).

chúc mừng
- đg. Chúc nhân dịp vui mừng. Chúc mừng cô dâu chú rể. Chúc mừng năm mới.

chúc thư
- dt. Bản viết của một người trước khi chết nói rõ ý muốn của mình về việc phân chia tài sản của mình để lại, về việc ứng xử trong gia đình, họ hàng...: chúc thư của ông nội làm đúng như chúc thư viết chúc thư.

chúc từ
- dt. (H. chúc: chúc mừng; từ: lời) Lời chúc mừng; Bài chúc mừng nhân một dịp vui của người nào: Học sinh đọc chúc từ trước mặt cô giáo nhân dịp tết nguyên đán.

chục
- d. 1 Số gộp chung mười đơn vị làm một. Ba chục cam. Hàng chục vạn người. 2 (ph.). Số gộp chung mười đơn vị làm một, nhưng lại có chầu thêm một số đơn vị (hai, bốn, sáu hoặc tám), dùng trong việc mua bán lẻ một số nông phẩm. Bán một chục xoài mười bốn trái.

chui
- đgt. 1. Thò đầu vào hoặc luồn toàn thân qua chỗ hẹp, kín hoặc thấp: chui xuống hầm chui qua hàng rào Chó chui gầm chạn (tng.). 2. Vào tổ chức, hàng ngũ... lén lút với mục đích xấu: chui vào tổ chức 3. Làm lén lút vì không theo quy định: rượu bán chui cưới chui.

chùi
- đgt. Lau cho sạch vết bẩn hoặc bụi bậm: Chùi tay vào khăn mặt; Chùi bụi trên mặt bàn.

chúi
- đg. 1 Ngả đầu về phía trước. Đi hơi chúi về phía trước. Thuyền chúi mũi. Ngã chúi vào nhau. 2 (kng.; id.). Để hết tâm trí vào việc gì; chúi đầu.

chum
- dt. Đồ đựng bằng gốm, sành, cỡ lớn, cao, miệng tròn, giữa phình, thót dần về đáy: chum nước mưa Còn ao rau muống còn đầy chum tương (cd.) đựng thóc trong chum.

chùm
- dt. Tập hợp nhiều vật cùng một loại tụm vào một cái cuống hoặc một sợi dây: Chùm hoa; Chùm nho; Chùm thìa khoá; Thà rằng ăn nửa quả hồng, còn hơn ăn cả chùm sung chát lè (cd).

chụm
- đg. 1 Đưa gần lại với nhau để quây quanh một điểm. Chụm chân nhảy. Mấy cái đầu chụm vào nhau. Đạn bắn rất chụm (tập trung vào một điểm). 2 (ph.). Cho củi vào bếp để đun. Chụm thêm một thanh củi. Chụm lửa (nhóm bếp).

chùn
- đgt. Rụt lại, không dám tiến tiếp, làm tiếp: chùn tay lại quyết không chùn bước.

chùn chụt
- trgt. Chụm hai môi lại thành tiếng: Hôn chùn chụt; Bú chùn chụt.

chung
- 1 d. (cũ). Chén uống rượu.
- 2 I t. 1 Thuộc về mọi người, mọi vật, có liên quan đến tất cả; phân biệt với riêng. Của chung. Quyền lợi chung. Quy luật chung. 2 Có tính chất bao quát, gồm những cái chính, cái cơ bản. Học thuyết chung. Đường lối chung. Nói chung*. Chung chung*. 3 (thường dùng phụ cho đg.). Cùng với nhau, chứ không phải người nào người ấy tách riêng ra. Ở chung một nhà. Cùng hát chung một bài. Chung sống với nhau.
- II đg. 1 Cùng có với nhau. Hai nhà sân. 2 Góp lại với nhau. Chung vốn. Chung sức.

chung cuộc
- dt. Cuộc đua cuối cùng: Chung cuộc của cuộc đua xe đạp về cội nguồn.

chung kết
- d. Vòng thi đấu cuối cùng để chọn đội hoặc vận động viên vô địch. Trận bóng đá chung kết. Vào chung kết.

chung thủy
- chung thuỷ tt. (Tình cảm) trước sau như một, không thay đổi: người yêu chung thuỷ sống có thuỷ chung chung thuỷ với mảnh đất yêu thương.

chung tình
- tt. (H. chung: tụ lại, đúc lại; tình: tình cảm) Có mối tình đúc kết lại một nơi: Duyên kia có phụ chi tình, mà toan chia gánh chung tình làm hai (K).

chùng
- 1 t. 1 Ở trạng thái không được kéo cho thẳng ra theo bề dài; trái với căng. Dây đàn chùng. 2 (Quần áo) dài và rộng, khi mặc vào có những chỗ dồn lại, không thẳng. Quần chùng áo dài. Thích mặc hơi chùng.
- 2 t. (ph.). Vụng lén. Ăn chùng, nói vụng.

chủng
- I. dt. Loài, giống. II. Trồng cấy vác xin hay độc tố vi khuẩn vào da thịt để phòng bệnh hoặc để chẩn đoán, nghiên cứu: chủng đậu sơ chủng tiêm chủng.

chủng đậu
- đgt. Chích ngưu đậu vào da để phòng ngừa bệnh đậu mùa: Ai cũng được chủng đậu thì làm gì có người rỗ mặt.

chủng loại
- d. Giống loài. Các chủng loại thực vật.

chủng viện
- dt. Trường của đạo Thiên Chúa, nơi đào tạo linh mục, tu sĩ.

chúng
- 1 dt. Như Chúng bạn: Đàn ông vượt bể có chúng, có bạn (tng).
- 2 đt. Chúng nó nói tắt: Bọn đế quốc tham lam vô hạn, chúng muốn biến nhiều nước thành thuộc địa của chúng.

chúng nó
- đt. Ngôi thứ ba về số nhiều chỉ những người ở bực dưới hoặc những người mà mình khinh miệt: Con cái còn dại thì phải dạy bảo chúng nó; Những thằng ác ôn ấy đều bị bắt, thực đáng kiếp chúng nó.

chúng sinh
- d. Tất cả những gì có sự sống, nói chung; có khi chuyên dùng để chỉ người và động vật (nói tổng quát), theo cách nói trong đạo Phật. Phổ độ chúng sinh.

chuốc
- 1 đgt. Rót rượu để mời: chuốc rượu cho say.
- 2 đgt. 1. Cố mua sắm cầu cạnh với giá đắt cái tưởng là quý nhưng lại thực sự không giá trị: bán gà nhà chuốc cò nội (tng.) chuốc của ấy làm gì chuốc hư danh. 2. Phải chịu cái không hay ngoài ý muốn: mua thù chuốc oán (tng.) chuốc vạ vào thân (tng.).

chuộc
- đgt. 1. Lấy lại bằng tiền cái đã cầm cho người ta: Chuộc cái xe máy 2. Lấy lại cái đã mất: Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi (HXHương).

chuộc tội
- đgt. Lấy công lao đền bù lại tội đã mắc: Lập công chuộc tội (tng).

chuôi
- d. Bộ phận ngắn để cầm nắm trong một số dụng cụ có lưỡi sắc, nhọn. Chuôi dao. Chuôi gươm. Nắm đằng chuôi*.

chuỗi
- dt. 1. Nhiều vật nhỏ được xâu lại bằng dây: chuỗi tiền xu chuỗi hạt cườm chuỗi ngọc. 2. Các sự vật, sự việc đồng loại kế tiếp nhau nói chung: sống những chuỗi ngày cô đơn. 3. Nh. Dãy số.

chuối
- dt. (thực) Loài cây đơn tử diệp, thân mềm, lá có bẹ, quả xếp thành nải và thành buồng: Mẹ già như chuối chín cây (cd), ăn muối còn hơn ăn chuối chát (tng).

chuôm
- d. 1 Chỗ trũng có đọng nước ở ngoài đồng, thường thả cành cây cho cá ở. Tát chuôm. Đào chuôm. 2 Cành cây thả xuống nước cho cá ở; chà. Thả chuôm.

chuồn
- 1 dt. Chuồn chuồn, nói tắt: bắt con chuồn.
- 2 đgt. Lặng lẽ, lén lút bỏ đi chỗ khác: Hắn chuồn mất từ lúc nào rồi Ba mươi sáu chước chước chuồn là hơn (tng.).

chuồn chuồn
- dt. Loài sâu bọ cánh rất mỏng, thân chia làm ba phần, có đuôi dài: Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão (tng).

chuông
- d. 1 Nhạc khí đúc bằng hợp kim đồng, lòng rỗng, miệng loa tròn, thành cao, thường có quai để treo, tiếng trong và ngân dài, thường dùng trong các buổi lễ tôn giáo. Đúc chuông. Dùi chuông. Kéo chuông nhà thờ. 2 Vật hoặc khí cụ bằng kim loại, có nhiều hình dáng khác nhau, phát ra tiếng kêu trong và vang để báo hiệu. Bấm chuông. Chuông điện thoại réo. Đồng hồ chuông (đồng hồ có chuông).

chuồng
- dt. 1. Chỗ nhốt giữ hoặc nuôi súc vật: chuồng lợn chuồng trâu chuồng chim mất bò mới lo làm chuồng (tng.) chuồng cọp sổng chuồng. 2. Chỗ chứa, giữ một số vật ở nông thôn: chuồng phân chuồng bèo.

chuồng trại
- dt. Chỗ nhốt các giống vật: Chuồng trại trong vườn bách thú.

chuồng xí
- d. Chỗ được ngăn che làm nơi đi đại tiện.

chuộng
- đgt. Thích dùng hơn thứ khác: chuộng hàng ngoại chuộng hình thức chuộng lạ ham thanh (tng.) chuộng nghĩa khinh tài (tng.).

chuốt
- đgt. 1. Làm cho thật nhẵn: Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang (Tố-hữu) 2. Sửa chữa cho thật hay: Lời văn chuốt đẹp như sao băng (Tản-đà).

chuột
- d. 1 Thú gặm nhấm, mõm nhọn, tai bầu dục, đuôi thon dài, thường phá hại mùa màng và có thể truyền bệnh dịch hạch. Hang chuột. Mèo bắt chuột. 2 (chm.). Một bộ phận được nối với máy tính, khi cho chuyển động trên một mặt phẳng thì sẽ gây ra việc chuyển động con chạy trên màn hình và có tác dụng để kích hoạt hay chọn lựa các thành phần phần mềm trên màn hình.

chuột rút
- dt. Hiện tượng co rút cơ, không theo ý muốn, xuất hiện đột ngột dữ dội lúc đang sinh hoạt hoặc đang ngủ khiến đau kiểu co cơ, rất khó chịu.

chụp
- 1 dt. Chụp đèn nói tắt: Đèn này không có chụp.
- 2 đgt. 1. úp lên: Chụp nom để bắt cá; Chụp cái nón lên đầu 2. Nắm ngay lấy: Chụp lấy thời cơ 3. Tác động từ trên xuống: Coi chừng pháo bắn, trực thăng chụp (Phan Tứ).
- 3 đgt. 1. Ghi hình ảnh bằng máy ảnh: Chụp cho tôi một tấm ảnh nửa người 2. Ghi tình trạng nội tạng bằng tia X: Chụp X-quang dạ dày.

chụp ảnh
- đgt. Ghi hình ảnh người hoặc cảnh vật bằng máy ảnh: Đi chụp ảnh ở đền Hùng.

chút
- 1 d. Cháu đời thứ năm, con của chắt.
- 2 d. Lượng rất nhỏ, rất ít, gần như không đáng kể; cái ít ỏi. Bớt chút thì giờ. Không chút ngần ngại. Sinh được chút con trai.

chút đỉnh
- dt. Một ít thôi, coi như không đáng kể: biếu nhau chút đỉnh gọi là ước hẹn với nhau chút đỉnh.

chùy
- chuỳ dt. Thứ võ khí bằng kim loại đầu tròn, có cán: Một tay mang một chuỳ sắt (NgHTưởng).

chuyên
- 1 đg. 1 Rót nước trà từ chén tống sang các chén quân, theo lối uống trà cổ truyền. Chuyên trà. Ấm chuyên*. 2 Mang, chuyển từ tay người này sang tay người kia. Chuyên tay nhau xem mấy tấm ảnh.
- 2 t. 1 Chỉ làm hoặc chủ yếu chỉ làm một việc gì. Chuyên nghề viết văn. Ai chuyên việc nấy. Ruộng chuyên trồng lúa. 2 Có kiến thức chuyên môn sâu. Chuyên sâu, nhưng hiểu biết rộng. 3 (dùng phụ sau đg.). (Làm công việc gì) có sự tập trung tâm trí một cách thường xuyên; chăm. Học rất chuyên.

chuyên cần
- tt. Chăm chỉ, miệt mài đều đặn với công việc: Cậu học trò chuyên cần chuyên cần làm ăn bạn đọc chuyên cần.

chuyên chính
- dt. (H. chính: việc quốc gia) Chính quyền do một giai cấp lập ra và dùng bạo lực trấn áp mọi sự chống đối: Nền chuyên chính vô sản. // tt. Dùng bạo lực mà trấn áp: Phải dân chủ với nhân dân, phải chuyên chính với kẻ thù (HCM).

chuyên gia
- d. 1 Người tinh thông một ngành chuyên môn khoa học, kĩ thuật. Chuyên gia y tế. Đào tạo chuyên gia. 2 (kng.). Chuyên gia người nước ngoài. Khách sạn chuyên gia.

chuyên trách
- đgt. Chuyên chỉ làm và chỉ chịu trách nhiệm một việc nào đó: cán bộ chuyên trách.

chuyền
- đgt. 1. Đưa một vật từ người này sang người khác: Họ chuyền nhau tờ báo 2. Nói động vật chuyển mình từ chỗ này sang chỗ khác: Con khỉ chuyền từ cành này sang cành khác.

chuyển
- đg. 1 Đưa một vật từ nơi này đến nơi khác. Chuyển đồ đạc sang nhà mới. Chuyển thư. Chuyển tiền qua đường bưu điện. Chuyển lời cám ơn. 2 Thay đổi vị trí, phương hướng, trạng thái... sang một vị trí, phương hướng, trạng thái khác. Chuyển công tác. Chuyển hướng kinh doanh. Chuyển bại thành thắng. Trời chuyển lạnh. 3 Có sự vận động, đổi khác, không còn đứng yên hoặc giữ nguyên trạng thái cũ nữa. Lay mãi mà không chuyển. Xe lửa từ từ chuyển bánh (bắt đầu chạy). Tư tưởng không chuyển kịp với tình hình. Bệnh bắt đầu chuyển.

chuyển dịch
- đgt. 1. Chuyển từng quãng ngắn: chuyển dịch ít một. 2. Chuyển quyền sở hữu hoặc làm thay đổi dần dần cơ cấu thành phần...: chuyển dịch ruộng đất chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

chuyển động
- đgt. (H. động: hoạt động) 1. Rung chuyển: Động cơ bắt đầu chuyển động 2. Thay đổi vị trí: Không khí chuyển động 3. Thay đổi trạng thái: Cái gì cũng chuyển động, cái gì cũng biến đổi không ngừng (Trg-chinh).

chuyển hướng
- đgt. (H. hướng: phương hướng) 1. Xoay sang hướng khác: Cả hai đại đoàn của ta được lệnh chuyển hướng nhanh chóng (VNgGiáp) 2. Thay đổi quan niệm, tư tưởng, hành động: Các đồng chí phải chuyển hướng rõ rệt, làm cho nội dung giảng dạy gắn với sản xuất nông nghiệp (PhVĐồng). // dt. Sự chuyển hướng: Đánh dấu một chuyển hướng lớn của phong trào cách mạng (Trg-chinh).

chuyển tiếp
- đg. Nối đoạn trước với đoạn tiếp theo. Câu chuyển tiếp trong bài văn. Giai đoạn chuyển tiếp.

chuyến
- dt. 1. Một lần, một đợt vận chuyển: nhỡ chuyến đò đi chuyến tàu chiều chở mấy chuyến hàng lên mạn ngược hàng buôn chuyến. 2. Một lần đi xa: chuyến đi nghỉ mát chuyến tham quan 3. Lần xảy ra một sự việc gì quan trọng hoặc không bình thường: Con bà vừa ở nước ngoài về, chuyến này bà tiêu mệt nghỉ.

chuyện
- dt. 1. Sự việc được nói ra, kể lại, thuật lại hoặc xảy ra: Trong sử sách thiếu gì những chuyện hay, tích lạ (DgQgHàm) 2. Cớ để làm rầy rà người khác hoặc để làm cho thêm phức tạp: Kiếm chuyện để nói xấu người ta; Vẽ chuyện như thế chỉ thêm phiền phức. // tht. Từ dùng để tỏ một sự tất nhiên: Chuyện! Mẹ nào mà chẳng thương con!. // đgt. Như nói chuyện: Hai anh chàng ngồi chuyện gẫu hàng giờ.

chư hầu
- d. 1 Chúa phong kiến bị phụ thuộc, phải phục tùng một chúa phong kiến lớn, mạnh hơn, trong quan hệ với chúa phong kiến ấy. 2 Nước phụ thuộc chịu sự chi phối của một nước lớn, trong quan hệ với nước lớn ấy. Đế quốc Mĩ và chư hầu. Nước chư hầu.

chư tướng
- đt. Từ được vua chúa, tướng soái dùng xưng gọi chung các tướng lĩnh lúc đang có mặt ở đâu đó.

chừ
- trgt. Từ miền Nam có nghĩa là Bây giờ: Xưa con ta, chừ ra vợ bậu (cd).

chữ
- I d. 1 Hệ thống kí hiệu bằng đường nét đặt ra để ghi tiếng nói. Chữ quốc ngữ. Chữ Hán. 2 Đơn vị kí hiệu trong một hệ thống chữ. Chữ A. Viết chữ hoa. Hình chữ thập. 3 Lối viết chữ, nét chữ riêng của mỗi người. Chữ viết rất đẹp. Chữ như gà bới (xấu lắm). 4 Tên gọi thông thường của âm tiết; tập hợp chữ viết một âm tiết. Câu thơ bảy chữ. Bức điện 20 chữ. 5 Tên gọi thông thường của từ. Dùng chữ chính xác. 6 Tên gọi thông thường của từ ngữ gốc Hán. Sính dùng chữ. Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ (tng.). 7 (kết hợp hạn chế). Kiến thức văn hoá, chữ nghĩa học được (nói khái quát). Chữ thầy trả cho thầy (hoàn toàn quên hết những gì đã học được). 8 (cũ, hoặc dùng phụ trước d. hoặc đg., trong một số tổ hợp). Từ dùng để chỉ nội dung khái niệm đạo đức, tinh thần, tâm lí đã được xác định. Chữ hiếu. Không ai học đến chữ ngờ. 9 (cũ; vch.). Lời từ xưa ghi truyền lại (dùng khi dẫn những câu sách tiếng Hán). Sách có chữ rằng...
- II d. Đồng tiền đúc có in ngày xưa. Một đồng một chữ cũng không có (rất nghèo).

chữ cái
- dt. Kí hiệu dùng để ghi âm vị và những biến thể của nó trong chữ viết ghi âm: xếp theo thứ tự chữ cái.

chữ hán
- dt. Chữ của Trung-quốc: Học chữ Hán mà không nói được tiếng Trung-hoa; Các cụ ta còn để lại nhiều sách chữ Hán.

chứ
- I k. Từ biểu thị điều sắp nêu ra phủ định khả năng ngược lại điều vừa nói đến, để bổ sung khẳng định thêm điều muốn nói. Tôi vẫn còn nhớ, chứ quên thế nào được. Anh ta chứ ai! Thế chứ còn gì nữa. Thà chết, chứ không khai.
- II tr. (dùng trong đối thoại, thường ở cuối câu hoặc cuối đoạn câu). 1 Từ biểu thị ý ít nhiều đã khẳng định về điều nêu ra để hỏi, tựa như chỉ là để xác định thêm. Anh vẫn khoẻ đấy ? Anh quen ông ấy chứ? 2 Từ biểu thị ý nhấn mạnh thêm điều vừa khẳng định hoặc yêu cầu, cho là không có khả năng ngược lại. Có thế chứ! Đẹp đấy chứ nhỉ! Khẽ chứ! Phải làm thế nào chứ, cứ để như thế à?

chưa
- pht. 1. Từ phủ định điều gì ở một lúc nào đó là không có hoặc không xảy ra nhưng có thể sẽ xảy ra; trái với đã: chưa ăn cơm chưa học bài chưa đói chưa biết trở đầu đũa (tng.) chưa nhà nào lên đèn chưa ai đụng đến Chưa xong điều nghĩ đã dào mạch Tương (Truyện Kiều) Kiến bò miệng chén chưa lâu (Truyện Kiều) chưa bao giờ Trời chưa sáng. 2. Từ dùng để hỏi về điều mà đến lúc nào đó không biết có xảy ra hay không: Cháu ăn cơm chưa? Có người yêu chưa? Hồi đó đã sinh cháu chưa? Hoa kia đã chắp cành này cho chưa? (Truyện Kiều). 3. Từ thường dùng cuối câu để than: đẹp mặt chưa rõ khổ tôi chưa.

chừa
- 1 đgt. 1. Dành riêng ra một phần: Xây nhà phải chừa lối đi 2. Không đụng chạm đến: Nó trêu mọi người, không chừa một ai; Biết tay ăn mặn thì chừa, đừng trêu mẹ mướp mà xơ có ngày (cd).
- 2 đgt. 1. Bỏ một thói xấu: Chừa thuốc lá; Đánh cho chết, nết không chừa 2. Không tiếp tục phạm lần nữa: Lần trước bị đau, lần sau thì chừa (tng).

chửa
- 1 đg. (Phụ nữ hoặc một số động vật giống cái) có thai hoặc bọc trứng ở trong bụng. Chửa con so. Bụng mang dạ chửa. Trâu chửa.
- 2 p. (kng.). Như chưa. Việc chửa ra làm sao cả. Chết chửa! (Tàu chạy mất rồi).

chửa hoang
- đgt. Mang thai do ăn nằm với người không phải chồng mình.

chữa
- đgt. 1. Làm cho khỏi bệnh: Đã thấy rõ những bệnh ấy thì ta tìm được cách chữa (HCM); Phòng bệnh hơn chữa bệnh (tng) 2. Sửa lại vật đã hỏng để lại dùng được: Chữa xe đạp; Chữa máy nổ 3. Nói thầy giáo sửa những lỗi lầm trong bài làm của học sinh: Thầy giáo thức đêm để chữa bài cho học sinh 4. Sửa đổi để dùng được theo ý muốn: Chữa cái quần dài thành quần cụt.

chứa
- đg. 1 Giữ, tích ở bên trong. Hồ chứa nước. Quặng chứa kim loại quý. Sự việc chứa đầy mâu thuẫn. Sức chứa. 2 Cất giấu hoặc để cho ở trong nhà một cách bất hợp pháp. Chứa hàng lậu. Chứa bạc.

chứa chan
- tt. 1. Quá đầy do chứa nhiều đến mức tràn ra: Chị Dậu lại chứa chan nước mắt (Tắt đèn) Mưa nhiều ao hồ chứa chan nước. 2. (Tình cảm) đậm đà, thắm thiết và sâu nặng: chứa chan tình thương hi vọng chứa chan những tháng ngày chứa chan hạnh phúc.
- Núi đá granit, cao 837m ở phía bắc quốc lộ 1A, cách thành phố Hồ Chí Minh 81km về phía đông thị trấn Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Diện tích khoảng 20km2. Rừng mưa nhiệt đới thứ sinh.

chứa đựng
- đgt. Giữ ở trong: Chứa đựng những tiềm lực rộng lớn (PhVĐồng).

chức
- d. 1 Danh vị thể hiện cấp bậc, quyền hạn và trách nhiệm của một người trong hệ thống tổ chức của nhà nước hay đoàn thể. Có chức thì có quyền. Kiêm nhiều chức. 2 (chm.). Đặc tính hoá học của một chất do một nhóm nguyên tố trong chất đó gây nên. Chức rượu.

chức nghiệp
- dt. Chức vụ và nghề nghiệp.

chức quyền
- dt. (H. quyền: quyền lực) Quyền lực theo chức vụ của mình: Có chức quyền phải có trách nhiệm về chức quyền đó.

chức vụ
- d. Nhiệm vụ tương ứng với chức. Thừa hành chức vụ. Giữ chức vụ quan trọng.

chực
- đgt. 1. Chờ sẵn để làm việc nào đó: ngồi chực ở thềm chờ bà chủ Người làm không bực bằng người chực mâm cơm (tng.) ăn chực nằm chờ (tng.). 2. Đã ở vào tình thế khó cưỡng chỉ cần thêm điều kiện khách quan nhỏ là xảy ra: mới ốm dậy đi chỉ chực ngã Sóng to chỉ chực nhấn chìm con thuyền. 3. Nhờ vào phần ăn uống của người khác: ăn chực đòi bánh chưng (tng.) bú chực cô hàng xóm.

chửi
- đgt. 1. Dùng lời thô tục mà mắng người nào: Bà cụ lắm điều, suốt buổi chửi con gái 2. Nói hai thứ mâu thuẫn nhau; không hợp với nhau: Hai màu này chửi nhau.

chửi thề
- đgt. đphg Văng tục: Hễ mở miệng ra là nó chửi thề.

chưng
- 1 đgt. 1. Đun nhỏ lửa cho chín: Chưng trứng, Chưng mắm 2. Cất một chất bằng nhiệt, khiến chất ấy hoá thành hơi: Chưng dầu mỏ.
- 2 đgt. Khoe khoang bằng cách phô bày: Ông chưng mấy bộ cánh mới (Tú-mỡ) Câu châm ngôn của ông cha ngày trước, họ khuếch khoác chưng ra.
- 3 gt. (dịch chữ Hán chi) Tại, ở: Thẹn chưng mũ áo, hổ cùng đai cân (NĐM); Bởi chưng; Vì chưng.

chưng bày
- x. trưng bày.

chưng hửng
- đgt. Ngẩn ra, có cảm giác hẫng hụt vì bị mất hứng thú, mất hi vọng một cách đột ngột do việc diễn biến ngược với điều đã tin chắc: Cuộc tham quan bị hoãn làm mọi người chưng hửng.

chừng
- dt. Mức độ: Chi tiêu có chừng, Nghĩ nhan sắc đương chừng hoa nở (Chp). // trgt. Phỏng độ, vào khoảng: Buổi họp chừng năm chục người 2. Hầu như: Non quanh chừng đã lạnh rồi (Tố-hữu).

chừng mực
- d. Mức độ vừa phải. Ăn tiêu có chừng mực. Đúng trong một chừng mực nào đó.

chững chạc
- tt. Đường hoàng oai vệ: dáng điệu chững chạc ăn mặc chững chạc nói năng chững chạc.

chứng
- 1 dt. 1. Tật xấu: Gái chồng rẫy, phi chứng nọ thì tật kia (tng) 2. (y) Dấu hiệu biểu lộ một trạng thái bất thường trong cơ thể: Chứng đau bụng kinh niên.
- 2 dt. Cái có thể dựa vào để tỏ là có thực: Nói có sách, mách có chứng (tng). // đgt. Có bằng cớ rõ ràng: Việc ấy đủ chứng là nó đã làm liều 2. Soi xét cho: Trời nào chứng mãi cho người rông càn (Tú-mỡ).

chứng chỉ
- d. 1 Giấy nhận thực do cơ quan có thẩm quyền cấp. Chứng chỉ học lực. 2 Giấy chứng nhận đã hoàn thành một lớp học hay lớp đào tạo ngắn hạn. Chứng chỉ tin học ngắn hạn.

chứng kiến
- đgt. 1. Nhìn thấy tận mắt sự kiện xảy ra: chứng kiến trận xô xát ở ngã tư Lúc đó có tôi chứng kiến. 2. Dự và công nhận bằng sự có mặt: chứng kiến lễ kí.

chứng minh
- đgt. (H. minh: sáng) 1. Dùng lí luận để chứng tỏ rằng kết luận suy ra từ giả thiết là đúng: Chứng minh một định lí toán học 2. Bằng sự việc cụ thể tỏ ra rằng ý kiến của mình là đúng: Đời sống của nước ta chứng minh nhân dân ta rất có ý thức đối với việc học (PhVĐồng).

chứng nhân
- d. (id.). Như nhân chứng.

chứng nhận
- đgt. Xác nhận điều gì đó là có thật: chứng nhận của cơ quan chứng nhận đúng như sự thật Ai chứng nhận cho điều đó.

chứng thư
- dt. (H. thư: giấy tờ) Giấy tờ nhận thực dùng để làm bằng: Có đưa chứng thư, họ mới phát tiền.

chước
- 1 d. Cách khôn khéo để thoát khỏi thế bí. Dùng đủ mọi chước.
- 2 đg. (id.). Miễn, giảm điều đáng lẽ phải làm theo xã giao, tục lệ, v.v. Tôi bận không đến được, xin chước cho. Chước lễ.

chương
- 1 I. dt. Phần của sách có nội dung tương đối trọn vẹn: sách có năm chương chương hồi chương trình cửu chương điển chương hiến chương. II. Cái ấn.
- 2 Nh. Trương2.

chương trình
- dt. (H. chương: từng phần; trình: đường đi) 1. Bản kê dự kiến công tác sẽ phải làm trong một thời gian, theo một trình tự nhất định: Chương trình hoạt động của ban thanh tra 2. Bản kê nội dung giảng dạy của từng môn học, trong từng lớp, từng cấp: Dạy học bám sát chương trình 3. Dãy lệnh đã được mã hoá đưa vào cho máy tính điện tử: Lập chương trình đưa vào máy tính.

chường
- đg. (ph.; thường dùng trước mặt). Cố ý để lộ ra trước mọi người cho ai cũng thấy, tuy đáng lẽ nên ẩn đi, giấu đi (hàm ý coi khinh). Không biết xấu còn chường mặt ra đấy.

chưởng ấn
- dt. (H. chưởng: giữ: ấn: dấu đóng của vua, quan) Viên quan giữ ấn của nhà vua (cũ): Chưởng ấn thường là người được các vua tín nhiệm.

chưởng khế
- d. (cũ). Người có chức vụ chứng thực và quản lí giấy tờ khế ước; công chứng viên.

chướng
- tt. 1. Trái với lẽ phải, không hợp với hoàn cảnh chung khiến người khác khó chịu: nghe chướng tai trông chướng mắt chướng tai gai mắt (tng.) Chiếc bàn kê thế chướng lắm. 2. (Gió) trái với quy luật bình thường: gió chướng.

chướng ngại
- dt. (H. chướng: che lấp; ngại: ngăn trở) Vật ngăn; Điều trở ngại: Kiên quyết vượt qua những chướng ngại để hoàn thành nhiệm vụ.

chướng tai
- tt. Nghe thấy khó chịu lắm: Câu nói chướng tai quá.

co
- 1 d. Thân hình, nói về mặt đường nét, sự cân đối. Một thiếu nữ có co đẹp.
- 2 d. Cỡ chữ in. Sách in co 10.
- 3 đg. 1 Gập tay hoặc chân vào, tự thu gọn thân hình lại. Ngồi co chân lên ghế. Tay duỗi tay co. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm (tng.). 2 Tự thu nhỏ bớt thể tích, phạm vi. Vải co lại sau khi giặt. Co về phòng thủ.
- Kí hiệu hoá học của nguyên tố cobalt (coban).

co bóp
- đgt. Co và dãn liên tiếp, đều đặn để duy trì sự hoạt động của cơ thể sống: Tim co bóp bình thường.

co giãn
- đgt. 1. Có thể ngắn đi hoặc dài ra: Thời gian họp co giãn tuỳ theo nội dung 2. Lúc mở rộng, lúc thu hẹp: Kế hoạch chi tiêu được co giãn ít nhiều.

co rút
- tt. Làm nhỏ hẹp lại: Lực co rút; Tính co rút của móng chân mèo.


- 1 d. Chim có chân cao, cổ dài, mỏ nhọn, thường sống gần nước và ăn các động vật ở nước. Lò dò như cò bắt tép.
- 2 d. (kng.). Như cẩm. Cò mật thám.
- 3 d. Bộ phận của súng, nhận động tác bắn cuối cùng để phóng viên đạn đi. Bóp cò. Đạp cò pháo. Cướp cò*.
- 4 d. (ph.). Tem thư.
- 5 d. (ph.). (Đàn) nhị.

cò mồi
- dt. Kẻ chuyên dẫn dắt người khác vào những trò bịp bợm, ví như con cò làm chim mồi để đánh lừa đồng loại bay đến mà mắc bẫy đã sắp sẵn: làm cò mồi cho chủ bạc.

cỏ
- 1 dt. Loài cây thuộc họ thảo, thân bé, thường mọc tự nhiên trên mặt đất: Đi cắt cỏ cho trâu ăn; Co non xanh tận chân trời (K).
- 2 tt. Nhỏ mọn: Giặc cỏ.


- I đg. 1 Từ biểu thị trạng thái tồn tại, nói chung. Có đám mây che mặt trăng. Có ai đến đây. Cơ hội nghìn năm có một. Khi có khi không. 2 Từ biểu thị trạng thái tồn tại của quan hệ giữa người hoặc sự vật với cái thuộc quyền sở hữu, quyền chi phối. Người cày có ruộng. Công dân có quyền bầu cử, ứng cử. Không có thì giờ rỗi. 3 Từ biểu thị trạng thái tồn tại trong mối quan hệ giữa chỉnh thể với bộ phận. Nhà có năm gian. Sách có ba chương. Chuyện kể có đầu có đuôi. 4 Từ biểu thị trạng thái tồn tại trong mối quan hệ giữa người hoặc sự vật với thuộc tính hoặc hoạt động. Anh ta có lòng tốt. Có gan nói sự thật. Có công với đất nước. Thịt đã có mùi. Quả ngon có tiếng. 5 Từ biểu thị trạng thái tồn tại trong mối quan hệ nguồn gốc, thân thuộc, tác động qua lại với nhau, v.v. nói chung. Nền nghệ thuật có truyền thống lâu đời. Chị ấy có hai con. Việc ấy có nguyên nhân sâu xa. Nói có sách, mách có chứng (tng.). Hai bên cùng có lợi.
- II d. Phía bên trái của bản tổng kết tài sản, ghi số vốn hiện (vốn cố định, vốn lưu động, v.v.); đối lập với nợ.
- III t. (kng.; kết hợp hạn chế). Tương đối giàu; của (nói tắt). Nhà có. Lúc có phải nghĩ khi túng thiếu.
- IV p. (thường dùng phụ trước đg. hoặc t.). 1 Từ biểu thị ý khẳng định trạng thái tồn tại, sự xảy ra của điều gì. Tình hình khác. Tôi có gặp anh ta. Có cứng mới đứng đầu gió (tng.). Có chăng (nếu mà có thì) chỉ anh ta biết. 2 (dùng trong kiểu cấu tạo có... không). Từ biểu thị ý muốn hỏi về điều muốn được khẳng định là như thế (hay là trái lại). Từ đây đến đó có xa không? Có đúng thế không? Anh có đi không?
- V tr. 1 Từ biểu thị ý nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định về số lượng, mức độ nhất định, không hơn hoặc không kém. Nó chỉ ăn một bát cơm. Làm có một lúc là xong. Đông có đến vài trăm người. 2 Từ biểu thị ý nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định về điều giả thiết hoặc phỏng đoán. Anh có đi thì tôi chờ. Có dễ đúng đấy! 3 Từ biểu thị ý nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định trong lời khuyên ngăn hoặc lời phủ nhận. Chớ có nói dối. Anh đừng có nghĩ như thế. Tôi có biết đâu. Có mà chạy đằng trời! (kng.).

có ăn
- tt. Đủ ăn, không túng thiếu: Nhà có ăn dạo này nhà nó cũng có ăn.

có chồng
- tt. Nói người phụ nữ đã có kết duyên: Đã có chồng chưa, được mấy con? (NgTrãi).

có chửa
- đg. (kng.). Như chửa1.

có hiếu
- tt. Rất mực trọn vẹn bổn phận làm con đối với cha mẹ: đứa con có hiếu.

có ích
- tt. Rất có tác dụng: Bài học có ích.

có lẽ
- p. Tổ hợp biểu thị ý phỏng đoán hoặc khẳng định một cách dè dặt về điều nghĩ rằng có lí do để có thể như thế. Có lẽ anh ta không đến. Nó nói có lẽ đúng.

có lý
- x. có lí.

có nghĩa
- tt. Có tình cảm gắn bó, chung thuỷ, trước sau như một: ăn ở có nghĩa con người có nghĩa.

có thể
- tt, trgt. Có khả năng làm được hoặc xảy ra: Tự mình tham gia sản xuất trong phạm vi có thể (Trg-chinh); Anh có thể đi trước; Trời có thể sắp mưa.

có vẻ
- trgt. 1. Chững chạc, đàng hoàng: Đi đứng có vẻ lắm 2. Biểu lộ ở bề ngoài: Luận án có vẻ khoa học.

cọ
- 1 d. Cây cao thuộc họ dừa, lá hình quạt, mọc thành chùm ở ngọn, dùng để lợp nhà, làm nón, v.v. Đồi cọ. Nhà lợp lá cọ.
- 2 d. Chổi dùng để quét sơn.
- 3 đg. 1 Áp vào và chuyển động sát bề mặt một vật rắn khác. Trâu cọ sừng vào thân cây. 2 Làm cho sạch lớp bẩn bám ở mặt ngoài bằng cách dùng vật ráp chà xát nhiều lần. Cọ nồi. Cọ rêu trong bể nước.

cọ xát
- đgt. 1. Cọ đi cọ lại, xát vào nhau: cọ xát gì mà tiếng kêu nghe ghê tai. 2. Tiếp xúc, thử thách trong những hoàn cảnh, môi trường khó khăn và đa dạng: phải cọ xát nhiều với thực tiễn mới trưởng thành được.

cóc
- 1 dt. Động vật thuộc loài ếch nhái có da xù xì, sống trên cạn, thường ở chỗ tối: Ăn cơm lừa thóc, ăn cóc bỏ gan (tng); Con cóc nầm nép bờ ao lăm le lại muốn đớp sao trên trời (cd).
- 2 trgt. 1. Không chút nào (thtục): Há non chi mà sợ cóc chi ai (Phan Vân ái); Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cóc được ăn (tng) 2. Chẳng có: Còng lưng, gục cổ, cóc ai thương (Tú-mỡ).

cọc
- 1 d. 1 Đoạn tre, gỗ..., thường có đầu nhọn, dùng để cắm vào đất hoặc vào vật khác. Cọc rào. Cắm cọc chăng dây. 2 Tập hợp gồm nhiều đồng tiền xếp thành hình trụ. Một cọc tiền xu.
- 2 t. (id.). Còi, không lớn lên được như bình thường (nói về người hoặc cây cối).

cọc chèo
- dt. Đoạn gỗ hay sắt đóng ở mép thuyền để giữ mái chèo: Buộc mái chèo vào cọc chèo: Bố vợ là vớ cọc chèo (tng). // tt. Nói hai người đàn ông đã lấy hai chị em ruột: Tôi với ông ấy là anh em cọc chèo.

coi
- đg. 1 (ph.). Xem. Đi coi hát. Coi mặt đặt tên (tng.). Thử làm coi. Coi tướng. Coi bói. 2 (dùng không có chủ ngữ, như một phần phụ hoặc phần chêm trong câu). Thấy có dáng vẻ; nom, trông. Ông ta coi còn khoẻ. Mặt mũi dễ coi. Làm thế coi không tiện. 3 (thường có sắc thái ph.). Để mắt đến, để ý đến nhằm giữ cho khỏi bị hư hại; trông. Đi vắng, nhờ người coi nhà. Trâu bò thả rông, không có ai coi. 4 (thường dùng trước là, như). Có ý kiến đánh giá và thái độ đối với cái gì đó. Coi đó là việc quan trọng. Coi nhau như anh em.

coi chừng
- đgt. Chú ý giữ gìn, trông nom, đề phòng cẩn thận kẻo gặp phải điều bất trắc: coi chừng nhà có chó dữ coi chừng bọn bắn lén.

coi rẻ
- đgt. Không quan trọng: Coi rẻ tình hữu nghị.

còi
- 1 d. Dụng cụ để báo hiệu, dùng luồng hơi chuyển động qua lỗ hẹp phát ra tiếng cao và vang. Thổi còi. Bóp còi ôtô. Kéo còi báo động. Tiếng còi tàu.
- 2 t. Nhỏ, yếu, không lớn lên được như bình thường do bệnh hoặc do suy dinh dưỡng. Đứa bé còi. Lợn còi. Bụi tre còi.

còi xương
- tt. (Cơ thể) có xương phát triển kém hoặc biến dạng, do thiếu một vài tố chất: Đứa bé bị còi xương bệnh còi xương.

cõi
- dt. 1. Miền đất có biên giới nhất định: Nghênh ngang một cõi biên thuỳ (K) 2. Khoảng rộng không gian: Nàng từ cõi khách xa xăm (K) 3. Thời gian dài: Trăm năm cho đến cõi già (Tản-đà).

cõi đời
- dt. Thế giới hiện tại (của những người đang sống).

cói
- dt. (thực) Loài cây thân có ba cạnh, mọc ở vùng nước lợ, dùng để dệt chiếu, đan buồm: Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối (Tố-hữu).

còm
- 1 t. (kng.). 1 Gầy và có vẻ còi cọc. Đứa bé còm. Ngựa còm. 2 Ít ỏi, nhỏ bé một cách thảm hại. Mấy đồng tiền còm. Canh bạc còm.
- 2 t. (id.). Như còng3. Còm lưng.

con
- 1 I. dt. 1. Người hoặc động vật thuộc thế hệ sau, xét trong quan hệ với bố mẹ của chúng: sinh con có ba con Con hư tại mẹ (tng.) Con hơn cha là nhà có phúc (tng.) Gà con theo mẹ. 2. Cây giống, cây mới mọc: mua vài trăm con rau để trồng. II. tt. 1. Thuộc loại phụ, trong quan hệ với cái chính: rễ con cột con. 2. Thuộc loại nhỏ: chiếc mâm con chiếc xe con.
- 2 dt. 1. Từng đơn vị động vật hoặc một số vật thể khác: hai con gà con mắt con dao. 2. Từng người đàn bà, phụ nữ (hàm ý coi khinh hoặc thân mật): con mụ già Con chị nó đi con dì nó lớn (tng.). 3. Vóc dáng thân hình: người to con người nhỏ con.

con bạc
- dt. Kẻ dự cuộc đỏ đen: Công an đã bắt cả bọn con bạc.

con cờ
- dt. Từng đơn vị trong một bộ quân cờ: Một phụ nữ được chọn là con cờ tướng trong đám cờ người ở sân đình.

con điếm
- dt. Người đàn bà làm nghề mại dâm: Xã hội cần cải tạo những con điếm để họ trở thành những người lương thiện.

con đỡ đầu
- dt. Người được người hơn tuổi và có điều kiện nâng đỡ và che chở cho: Ông cụ có một người con đỡ đầu rất trung thành.

con hoang
- dt. Tên gọi thành kiến của xã hội đối với con đẻ ngoài giá thú.

con ma
- dt. Cái vô hình mà người mê tín tưởng tượng là hồn người chết: Không nên doạ em bé là có con ma ở ngoài sân Có con ma nào đâu Không có một người nào cả: Tôi đến họp nhưng có con ma nào đâu.

con ngươi
- d. Lỗ nhỏ tròn giữa tròng đen con mắt. Giữ gìn sự đoàn kết như giữ gìn con ngươi của mắt.

con ở
- dt. Như Con nhài: Rõ ràng thật lứa đôi ta, làm ra con ở chủ nhà đôi nơi (K).

con số
- d. 1 Chữ số. Con số 7. Có ba con số lẻ. 2 Số cụ thể. Con số chỉ tiêu.

con tin
- dt. Người bị đối phương bắt giữ dùng làm bảo đảm để đòi thực hiện những yêu cầu nào đó: trao trả con tin bị bắt làm con tin.

con vụ
- dt. Như Con quay: Trẻ con đánh con vụ ở trước sân.

còn
- 1 d. Quả cầu bằng vải có nhiều dải màu, dùng để tung, ném làm trò chơi trong ngày hội ở một số dân tộc miền núi. Ném còn. Tung còn.
- 2 I đg. 1 Tiếp tục tồn tại. Kẻ còn, người mất. Còn một tuần lễ nữa là đến Tết. Bệnh mười phần còn ba. 2 Tiếp tục có, không phải đã hết cả hoặc đã mất đi. Nó còn tiền. Anh ta còn mẹ già.
- II p. 1 Từ biểu thị sự tiếp tục, tiếp diễn của hành động, trạng thái cho đến một lúc nào đó. Khuya rồi mà vẫn thức. Anh ta còn rất trẻ. Đang còn thiếu một ít. 2 Từ biểu thị ý khẳng định về một hành động, tính chất nào đó, cả trong trường hợp được nêu thêm ra để đối chiếu, so sánh. Hôm qua còn nắng to hơn hôm nay nhiều. Thà như thế còn hơn. Đã không giúp đỡ, lại còn quấy rầy.
- III k. Từ biểu thị điều sắp nêu ra là một trường hợp khác hoặc trái lại, đối chiếu với điều vừa nói đến. Nó ở nhà, anh? Nắng thì đi, còn mưa thì nghỉ.

còn nữa
- trgt. Chưa hết đâu: Anh đã kể hết chưa? - Còn nữa.

cỏn con
- t. Quá bé nhỏ, không đáng kể. Chút lợi cỏn con. Giận nhau vì một chuyện cỏn con.

cong
- 1 dt. Đồ đựng bằng sành, hông phình, miệng rộng: cong nước mưa.
- 2 tt. Có hình vòng cung nhưng không bị gấp khúc: uốn cong Nòi tre đâu chịu mọc cong (Nguyễn Duy) quãng đường cong khô cong.

cong queo
- t. (kng.). Cong ở nhiều đoạn, theo các hướng khác nhau. Cành cây cong queo.

còng
- 1 dt. Động vật nhỏ trông giống cua, cuống mắt rất dài, hai càng đỏ, sống ở bãi biển: Đói thì bắt cáy bắt còng, Thờ chồng vẹn đạo tam tòng là hơn (cd.) Cua với còng cũng dòng nhà nó (tng.).
- 2 I. dt. Vòng sắt để khoá tay hoặc chân người bị bắt, bị tù: còng số tám cho tay vào còng II. đgt. Khoá tay hoặc chân bằng chiếc còng: Hắn bị còng tay lại.
- 3 tt. (Lưng) cong xuống, không đứng thẳng được: Bà cụ lưng còng làm còng lưng vẫn không đủ ăn Thằng còng làm cho thằng ngay ăn (tng.).

còng cọc
- 1 tt. Còng lắm như gãy gập xuống: Lão gầy như một xác chết lưng còng cọc (Chu Văn).
- 2 tt. 1. Có âm thanh nhỏ, trầm đục, và liên tiếp do vật cứng bị nảy lên đập xuống khi chuyển động phát ra: Tiếng bánh xe bò trên đường đá kêu còng cọc Đường thì xóc còng cọc mà đằng sau lại đèo hai sọt rau. 2. Tồi tàn, cũ kĩ đến mức các bộ phận long rời ra: đi chiếc xe đạp còng cọc.

cõng
- đgt. 1. Mang trên lưng: Cái Tí nhớn cõng cái Tí con (Ng-hồng) 2. Đảm nhận: Món nợ ấy, ai cõng cho? 3. Bắt đi: Con cọp đêm về cõng mất con lợn.

cóng
- 1 d. Đồ đựng bằng sành hình trụ, miệng rộng, có nắp đậy, thân hơi phình, đáy lồi.
- 2 t. Tê cứng vì rét. Rét quá, cóng cả tay, không viết được.

cọng
- 1 dt. 1. Thân cành của loại cây thân mềm (như rau cỏ, lúa, đậu): cọng rơm cọng cỏ Hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa. 2. Nh. Gọng: cọng vó cọng kính.
- 2 đphg Nh. Cộng.

cóp
- 1 đgt. Thu nhặt từng tí gom góp lại: Cỏ hoa cóp lại một bầu xinh sao (BCKN).
- 2 đgt. (Pháp: copier) Chép bài của người khác nhận là bài của mình: Học sinh cóp bài của bạn; Cóp văn của người khác.

cọp
- d. x. hổ1.

cót két
- tt. Có âm thanh khô, giòn và liên tiếp do vật cứng không phải bằng kim loại xiết mạnh vào nhau phát ra, nghe chói tai: Cánh cửa mở ra kêu cót két Những cây tre cọ vào nhau cót két Tiếng võng cót két.

cọt kẹt
- tht. Như Cót két: Tiếng mở cửa cọt kẹt.


- 1 d. 1 Em gái hoặc chị của cha (có thể dùng để xưng gọi). Cô ruột. Bà cô họ. Cô đợi cháu với. 2 Từ dùng để chỉ hoặc gọi người con gái hoặc người phụ nữ trẻ tuổi, thường là chưa có chồng. Cô bé. Cô thợ trẻ. 3 Từ dùng để gọi cô giáo hoặc cô giáo dùng để tự xưng khi nói với học sinh. Cô cho phép em nghỉ học một buổi. 4 Từ dùng trong đối thoại để gọi người phụ nữ coi như bậc cô của mình với ý yêu mến, kính trọng, hoặc để người phụ nữ tự xưng một cách thân mật với người coi như hàng cháu của mình. 5 Từ dùng trong đối thoại để gọi em gái đã lớn tuổi với ý coi trọng, hoặc để gọi một cách thân mật người phụ nữ coi như vai em của mình (gọi theo cách gọi của con mình).
- 2 đg. Đun một dung dịch để làm bốc hơi nước cho đặc lại. Cô nước đường. Hai chén thuốc bắc cô lại còn một chén.
- 3 t. (kết hợp hạn chế). Chỉ có một mình, không dựa được vào ai. Thân cô, thế cô.

cô dâu
- dt. Cô gái lấy chồng trong ngày làm lễ cưới: cô dâu chú rể.

cô đơn
- tt. (H. cô: đơn chiếc; đơn: lẻ loi) Chỉ có một mình, không có nơi nương tựa: Tình cô đơn ai kẻ biết đâu (Ngọc-hân công chúa).

cô hồn
- d. Hồn người chết không có họ hàng thân thích thờ cúng. Miếu cô hồn.

cô lập
- đgt. Tách riêng ra, làm mất mối liên hệ với những cái khác: bị cô lập không xem xét các vấn đề một cách cô lập, riêng rẽ.

cô nhi
- dt. (H. cô: mồ côi; nhi: trẻ nhỏ) Trẻ mồ côi: Chú ý đến sự nuôi và dạy các cô nhi.

cô quả
- t. (cũ; id.). Ở vào tình cảnh mồ côi (cô nhi), goá bụa (quả phụ).

cô quạnh
- tt. Lẻ loi, trống vắng và hiu quạnh: một mình cô quạnh nơi xóm vắng cuộc đời cô quạnh.

cô thôn
- dt. (H. cô: trơ trọi; thôn: thôn xóm) Thôn xóm hẻo lánh: Gõ sừng, mục tử lại cô thôn (Bà huyện TQ).
Từ điển tiếng Việt
A
B (1)
B (2)
B (3)
B (4)
C (1)
C (2)
C (3)
C (4)
C (5)
C (6)
D (1)
D (2)
D (3)
D (4)
D (5)
E
G (1)
G (2)
G (3)
H (1)
H (2)
H (3)
H (4)
I
K (1)
K (2)
K (3)
L (1)
L (2)
L (3)
L (4)
M (1)
M (2)
M (3)
N (1)
N (2)
N (3)
N (4)
O
P (1)
P (2)
Q
R (1)
R (2)
S (1)
S (2)
S (3)
T (1)
T (2)
T (3)
T (4)
T (5)
T (6)
T (7)
T (8)
T (9)
T (10)
T (11)
T (12)
U
V (1)
V (2)
X (1)
X (2)
Y