watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Từ điển tiếng Việt-K (3) - tác giả Nhóm biên soạn Nhóm biên soạn

Nhóm biên soạn

K (3)

Tác giả: Nhóm biên soạn

khớp
- 1 I. dt. 1. Nơi tiếp xúc giữa hai đầu xương: đau khớp chân trật khớp chân. 2. Chỗ có khấc, làm cho hai vật khít vào nhau: khớp bản lề. II. (đgt.) 1. ăn khít với nhau: Bánh răng cưa khớp vào nhaụ 2. Ghép lại thành một chỉnh thể từ các bộ phận rời rạc: khớp bản đồ các vùng thành bản đồ quốc giạ 3. Đặt kề cạnh để so sánh, đối chiếu nhằm tìm ra tính thống nhất của các yếu tố riêng lẻ: khớp các tài liệụ 4. Đồng nhất, phù hợp với nhau: Các chứng từ khớp với sổ sách.
- 2 dt. I. Vật bao quanh miệng của ngựa, chó hoặc trâu bò; dàm. II. đgt. Đóng khớp hoặc bao xung quanh: khớp ngựa khớp mõm chó.

khu trừ
- đgt (H. khu: đuổi; trừ: bỏ đi) Đuổi đi khỏi một nơi: Khu trừ bọn lưu manh ra khỏi thành phố.

khua
- d. Vành tròn đan bằng đay hoặc bằng tre đính vào nón để đội cho chặt : Khua nón.
- đg. 1. Làm chuyển động một vật cho quện một vật khác vào : Khua mạng nhện và mồ hóng bằng chổi. 2. Làm chuyển động một vật trong một chất lỏng : Mái chèo khua nước ; Sao khua chum cho nước đục lên thế ? 3. Đuổi bằng những cử động liên tiếp : Lấy gậy mà khua chuột ; Khua muỗi ra bằng bó lạt dang. 4. Đánh thành tiếng to liên tiếp : Khua chiêng khua trống. Khua môi múa mép. Ăn nói ba hoa khoác lác : Khó tin được những người khua môi múa mép.

khuân
- đg. Khiêng vác (đồ vật nặng). Khuân đồ đạc.

khuất phục
- đgt. Chịu hoặc làm cho từ bỏ ý chí đấu tranh, chấp nhận sự chi phối thế lực khác: không bao giờ khuất phục kẻ thù đừng hòng khuất phục lòng yêu nước của nhân dân tạ

khuây khỏa
- khuây khoả tt Quên đi nỗi buồn: Anh nên đi chơi cho khuây khoả nỗi nhớ thương.

khuấy
- đg. 1. Làm cho vẩn đục lên : Khuấy bùn. 2. Làm cho náo động: Khuấy dư luận.
- rối. - Làm huyên náo, mất trật tự : Khuấy rối hàng phố .

khúc
- 1 d. Rau khúc (nói tắt).
- 2 d. 1 Phần có độ dài nhất định được tách ra hoặc coi như tách ra khỏi một vật để thành một đơn vị riêng. Khúc gỗ. Cá chặt khúc. Khúc đê mới đắp. Sông có khúc, người có lúc (tng.). Đứt từng khúc ruột. 2 Bài thơ, bài ca hay bài nhạc ngắn. Hát khúc khải hoàn. Khúc tình ca.

khúc chiết
- tt. 1. Quanh co, không thẳng thắn: lựa lời khúc chiết để chối quanh. 2. (Diễn đạt) rành mạch, gãy gọn: Bài văn trình bày khá khúc chiết.

khúc khích
- đgt, trgt Nói một số người thích thú về việc gì cười với nhau: Để son phấn đàn em thêm khúc khích (Dương Khuê); Có cô bé nhà bên nhìn tôi cười khúc khích (Giang-nam).

khúc khuỷu
- t. Quanh co : Con đường khúc khuỷu khó đi.

khúc xạ
- đg. (Tia sáng) đổi phương truyền khi đi từ một môi trường này sang một môi trường khác.

khuê các
- dt (H. khuê: chỗ ở của phụ nữ; các: gác) Nơi ở của phụ nữ con nhà quí phái trong thời phong kiến: Nào những ai sinh trưởng nơi khuê các (Tản-đà).

khuếch đại
- đg. 1. Làm cho to ra quá mức : Việc chỉ có thế mà cứ khuếch đại ra. 2. Phóng cho to ra : Máy khuếch đại.

khuếch khoác
- đg. (kng.). Khoác lác. Chỉ được cái khuếch khoác. Nói khuếch nói khoác.

khuếch tán
- đgt. (Hiện tượng các chất) tự hòa lẫn vào nhau do chuyển động hỗn độn không ngừng của các phân tử.

khuếch trương
- đgt (H. trương: mở ra) Mở rộng thêm ra: Đợt thi đua vừa qua là một thắng lợi, phải tiếp tục khuếch trương (HCM).

khui
- đg. (ph.). 1 Mở (đồ vật được đóng kín) ra bằng dụng cụ. Khui chai rượu. Khui thịt hộp. 2 Làm cho cái gì vốn giữ kín được phanh phui ra, phơi bày ra. Khui những chuyện riêng của người khác.

khúm núm
- đgt. Có điệu bộ co ro, thu gập người lại, biểu lộ vẻ e dè và lễ phép, cung kính trước người khác: khúm núm trước cán bộ cấp trên thói khúm núm bợ đỡ của bọn đầy tớ.

khung
- dt 1. Vật bằng gỗ, bằng kim loại, bằng nhựa dùng để lồng gương, tranh, ảnh hay bằng khen: Khung ảnh; Khung bằng. 2. Vật dùng để căng vải, lụa: Khung thêu. 3. Hạn định phạm vi của một vấn đề: Đóng khung cuộc thảo luận trong việc cải tổ nền giáo dục. 4. Bộ phận chính trên đó lắp đặt những bộ phận phụ: Mang theo một cái khung xe đạp (NgKhải).

khùng
- đg. Tức giận cáu kỉnh : Trêu nó là nó khùng lên. Nổi khùng. Nh. Đâm khùng. Phát khùng. Nh. Đâm khùng.

khủng bố
- đg. Dùng biện pháp tàn bạo làm cho khiếp sợ để hòng khuất phục. Khủng bố tinh thần.

khủng hoảng
- dt. (hoặc đgt.) 1. Tình trạng rối loạn, mất sự cân bằng, bình ổn, do nhiều mâu thuẫn chưa giải quyết được: khủng hoảng tinh thần. 2. Tình trạng thiếu hụt, gây mất cân bằng nghiêm trọng: khủng hoảng nhân công.

khủng khiếp
- tt (H. khủng: sợ hãi; khiếp: nhát sợ) Ghê sợ quá: Sau nạn đói khủng khiếp do đế quốc Pháp và phát-xít Nhật gây ra, nhân dân ta chưa lại sức (HCM).

khuôn
- d. 1. Vật rắn, lòng có hình trũng để nén trong đó một chất dẻo, một chất nhão hoặc nóng chảy cho thành hình như ý muốn khi chất ấy đông đặc hay đã khô : Khuôn dép nhựa. 2. Độ lớn nói về mặt tiết diện của một chất quánh, nhão hay sệt thoát ra khỏi một đường ống do tác dụng của lực : Thuốc đánh răng bóp ra qua một miệng rộng nên có khuôn to.
- Khổ Phạm vi đã hạn định của sự vật : Khuôn khổ chật hẹp của tờ báo.

khuôn khổ
- d. 1 Hình dạng và kích thước (nói khái quát). Tấm kính vừa vặn với khuôn khổ của bức tranh. 2 Phạm vi được giới hạn chặt chẽ. Khuôn khổ của một bài báo. Tự khép mình vào khuôn khổ của kỉ luật.

khuôn mặt
- dt. Hình dáng của bộ mặt con người: khuôn mặt tròn trĩnh.

khuôn mẫu
- dt Thứ gì dùng làm mẫu: Đúc theo khuôn mẫu nhất định (ĐgThMai).
- tt Xứng đáng làm gương: Một giáo viên .

khuôn sáo
- Lề lối, mẫu mực sẵn có : Hành động theo khuôn sáo cũ.

khuy
- d. cn. cúc. Vật nhỏ làm bằng xương, thuỷ tinh, nhựa, v.v., thường hình tròn, dùng đính vào quần áo để cài. Đơm khuy. Cài khuy.

khuy bấm
- dt. Loại khuy bằng kim loại hay bằng nhựa, có hai phần cài khớp vào nhau; cúc bấm.

khuya
- tt Vào giờ đã muộn trong đêm: Bến Tầm-dương canh khuya đưa khách (TBH); Buồn trông gương sớm đèn khuya (BNT).

khuyên
- d. Loài chim nhảy, ăn sâu.
- d. Đồ trang sức bằng vàng hay bạc, hình tròn, phụ nữ đeo tai.
- 1. d. Vòng son khoanh vào bên cạnh một câu văn chữ Hán đáng khen : Văn hay được nhiều khuyên. 2. đg. Khoanh một vòng son để khuyên : Khuyên câu văn hay.
- đg. Dùng lời nói nhẹ nhàng để bảo người ta làm điều hay, điều phải, tránh điều dở, điều xấu : Khuyên con chăm học.

khuyên bảo
- đg. Bảo với thái độ ân cần cho biết điều hay lẽ phải, điều nên làm hoặc không nên làm (nói khái quát). Khuyên bảo con cái cố gắng học hành.

khuyên can
- đgt. Bảo ban, can ngăn không nên để phạm những sai lầm: khuyên can mãi mà nó có nghe đâụ

khuyên giải
- đgt Lấy lời thân thiết trình bày lí lẽ để cho người ta khuây khoả: Vâng lời khuyên giải thấp cao, chưa xong điều nghĩ đã dào mạch Tương (K).

khuyển
- d. Con chó (dùng với ý bông đùa) : Con khuyển nhà bác béo quá, có thể riềng mẻ được rồi.

khuyến cáo
- đg. (hoặc d.). Đưa ra lời khuyên (thường là công khai và cho số đông). Cơ quan y tế khuyến cáo không nên dùng bừa bãi thuốc kháng sinh.

khuyến khích
- đgt. 1. Khích lệ tinh thần cho phấn khởi, tin tưởng mà cố gắng hơn: khuyến khích học sinh học tập và rèn luyện tốt đạt giải khuyến khích trong kì thi học sinh giỏi. 2. Tạo điều kiện tốt để phát triển công việc gì: khuyến khích trồng rừng phủ xanh đồi trọc.

khuyết
- 1 dt Cái vòng nhỏ hay cái lỗ ở quần áo để cài khuy: Cái khuyết nhỏ quá không cài khuy được.
- 2 dt Khuyết điểm nói tắt: Trình bày cả ưu và khuyết.
- 3 tt 1. Thiếu, không đầy đủ: Buổi họp khuyết ba người. 2. Nói mặt trăng thượng huyền và hạ huyền có phần lớn bị che lấp: Ông trăng khuyết, ông trăng lại tròn (cd); Trăng thường tròn, khuyết, nước hằng đầy, vơi (BNT).

khuyết điểm
- Sai lầm, thiếu sót : Sửa chữa khuyết điểm.

khuynh
- đg. (kết hợp hạn chế). Thiên về, có xu hướng ngả về. Thái độ khuynh hữu. Nền văn học khuynh về tả thực.

khuynh đảo
- đgt. Làm cho sụp đổ, nghiêng ngả: Các phe phái khuynh đảo lẫn nhau sức mạnh khuynh đảo của đồng tiền.

khuynh hướng
- dt (H. hướng: xoay về phía nào) 1. Trạng thái tinh thần khiến người ta nghiêng về mặt nào: Lê-nin đã kịch liệt phê phán khuynh hướng hư vô chủ nghĩa trong việc xây dựng nền văn hoá mới (Tố-hữu). 2. Chiều biến chuyển: Giá hàng có khuynh hướng giảm.
- đgt Ngả về phía nào: Tôi nhận thấy phong trào hiện nay đã dần dần về cách mạng thế giới (PhBChâu).

khử trùng
- đgt (H. trùng: vi trùng) Trừ bỏ vi trùng: Khử trùng các dụng cụ phẫu thuật.

khứ hồi
- Đi và về : Vé ô-tô khứ hồi.

khứa
- I đg. (ph.). Cứa. Bị mảnh chai khứa vào chân.
- II d. (ph.). Khúc được cứa ra, cắt ra. Một cá.

khước từ
- đgt. Từ chối, không nhận: khước từ lời mời khước từ sự giúp đỡ.


- 1 dt 1. Thời gian áng chừng xảy ra một sự việc: Kì sinh nở; Kì lương. 2. Thời gian qui định trước: Kì họp Quốc hội. 3. Thời gian làm việc gì trong quá khứ, trong hiện tại hay trong tương lai: Kì trước tôi vào Nam có đến thăm ông ấy; Kì này tôi bận soạn giáo trình; Kì sau anh nhớ mua giùm quyển sách ấy. 4. Mỗi giai đoạn trong quá trình chuyển vận của một bộ máy: Động cơ bốn kì.
- 2 dt Miền địa lí đã qui định: Bọn xâm lược chiếm ba kì của ta (HCM).
- 3 đgt Cọ vào da cho ra ghét: Rửa mặt phải kì xát vài ba lần mới sạch (HCM).
- 4 tt Lạ lùng: Làm như thế kì quá.
- 5 trgt Đến mức: Đã làm việc gì cũng kì cho đến thật đẹp, thật xong, thật tốt (HgĐThuý); Hăng hái làm cho kì được (HCM).

kì kèo
- đg. Nói đi nói lại nhiều lần để phàn nàn hay đòi cho được. Kì kèo với cửa hàng. Kì kèo xin cho được mấy tấm ảnh.

kí lô
- kí-lô Nh. Ki-lộ

kị sĩ
- dt (H. kị: cưỡi ngựa; sĩ: người có học) tước phong cho con em bọn lãnh chúa phong kiến âu-tây thời Trung-cổ sau một thời gian rèn luyện đặc biệt: Lễ phong kị sĩ mang nặng màu sắc tôn giáo.

kia
- I. t. 1. Từ đặt sau danh từ chỉ sự vật ở nơi xa mình, ở ngoài mình, trái với này và đây : Cái nhà kia ; Anh kia. 2. Từ chỉ việc gì chưa làm đến, chưa nói đến : Việc kia. 3. Từ chỉ thời gian đã qua, và cách ngày hay năm mình đang sống một ngày hay một năm : Hôm kia ; Năm kia. 4. Từ đặt sau ngày chỉ cái ngày còn cách hôm nay một ngày trong tương lai : Ngày kia sẽ lên đường. II. ph. 1. Từ chỉ một vật ở xa nơi mình, đối với đây, này : Kia là núi Tam Đảo, đây là sông Hồng. 2. Từ chỉ nơi xa chỗ mình: Quyển sách ở đâu ? - Kia. III . Từ đệm ở cuối câu để nhấn mạnh nghĩa câu nói : Đẹp lắm kia.

kích
- 1 I d. Chỗ nối liền thân áo trước với thân áo sau ở dưới nách. Áo xẻ kích.
- II t. (Áo) chật ngực, chật nách. Áo này hơi bị . Áo mặc kích quá, rất khó chịu.
- 2 d. Binh khí thời cổ, cán dài, mũi nhọn, một bên có ngạnh, dùng để đâm.
- 3 I đg. Nâng vật nặng lên cao từng ít một, bằng dụng cụ. Kích ôtô.
- II d. Dụng cụ chuyên dùng để .
- 4 đg. (kng.). Đánh bằng hoả lực pháo. Đang đi trinh sát, bị địch kích. Pháo địch đang kích tới tấp.
- 5 đg. (kng.). Nói chạm đến lòng tự ái để người khác bực tức mà làm việc gì đó theo ý mình. Nói kích. Bị kẻ xấu kích, nên làm bậy.

kích động
- đgt. Tác động tinh thần, khêu gợi xúc cảm mạnh mẽ: kích động lòng yêu nước của nhân dân kích động lòng ngườị

kích thích
- đgt (H. thích: dùng mũi nhọn để đâm) 1. Làm tăng sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể: Vị chua kích thích tuyến nước bọt; Các dây thần kinh bị kích thích. 2. Thúc đẩy cho mạnh lên: Tổ quốc bao giờ cũng là nhân tố kích thích sâu sắc nhất (PhVĐồng).

kích thích tố
- Chất do tuyến nội tiết sản ra và có tác dụng kích thích đối với một số cơ quan trong cơ thể.

kích thước
- d. Toàn thể nói chung những đại lượng (như chiều dài, chiều rộng, chiều cao...) xác định độ lớn của một vật. Những cỗ máy cùng loại nhưng khác nhau về kích thước. Theo đúng kích thước đã định.

kịch
- 1 dt. Gà nước, có ở hầu khắp ao hồ lớn nhiều cây thủy sinh, đầu và cổ đen chuyển thành xám chì thâm ở ngực, hai bên sườn và lưng, mặt lưng nâu thẫm, mặt bụng xám chì, mắt đỏ, mỏ đỏ tươi và lục nhạt, chân cao màu vàng đen nhạt (ống) và lục xám (ngón).
- 2 dt. Nghệ thuật dùng sân khấu thể hiện hành động và đối thoại của nhân vật nhằm phản ánh xung đột của xã hội: viết kịch diễn kịch.

kịch bản
- dt (H. kịch: bản kịch; bản: tập sách) Vở kịch được viết ra: Người viết kịch bản được hưởng tiền nhuận bút.

kịch câm
- Thứ kịch chỉ dùng nét mặt và điệu bộ mà thể hiện hành động, tình cảm và ý nghĩ.

kịch liệt
- t. (thường dùng phụ cho đg.). Mạnh mẽ và quyết liệt. Kịch liệt phản đối. Cãi nhau kịch liệt.

kiêm
- đgt. Gánh vác thêm việc, đảm nhiệm thêm chức vụ ngoài việc, chức vụ đã có: viện trưởng kiêm tổng biên tập tạp chí đạo diễn kiêm diễn viên kiêm chức kiêm giư~ kiêm lĩnh kiêm quản kiêm sung kiêm vị.

kiềm
- dt (hoá) Nói các hợp chất mà dung dịch làm xanh giấy quì đỏ: Chất kiềm hoà với a-xít làm thành chất muối.

kiềm chế
- Dùng sức mạnh mà giữ, mà trị : Kiềm chế đối phương ; Kiềm chế tình cảm.

kiềm tỏa
- kiềm toả đg. Giam hãm, kìm giữ trong một phạm vi hoạt động chật hẹp, làm mất tự do. Thoát khỏi vòng kiềm toả.

kiểm
- đgt. 1. Đếm để xem xét, đánh giá về mặt số lượng: kiểm tiền kiểm quân số. 2. Kiểm tra, nói tắt: kiểm lại hàng kiểm gác.

kiểm duyệt
- đgt (H. duyệt: xem xét) Nói cơ quan chính quyền đọc trước sách báo rồi mới cho phép xuất bản: Trong thời thuộc Pháp, thực dân kiểm duyệt sách báo rất kĩ.

kiểm soát
- đg. 1. Xét xem có gì sai quy tắc, điều lệ, kỷ luật không : Kiểm soát giấy tờ. 2. Có, đặt hoặc giữ dưới sức mạnh và quyền hành của mình : Hoa-Kỳ kiểm soát trái phép kênh Pa-na-ma.

kiếm
- 1 d. Gươm. Đấu kiếm.
- 2 đg. 1 Làm cách nào đó cho có được. Đi câu kiếm vài con cá. Kiếm cớ từ chối. Kiếm chuyện gây sự. 2 (ph.). Tìm. Đi kiếm trẻ lạc.

kiếm hiệp
- dt. Võ sĩ thời xưa, giỏi đánh kiếm, thường làm nghĩa, cứu giúp bênh vực kẻ yếụ

kiên cố
- tt (H. cố: vững) Vững chắc: Chúng chiếm ngôi nhà khá kiên cố của gia đình anh Lạc (VNgGiáp).

kiên định
- Làm cho vững : Kiên định lập trường.

kiên gan
- tt. Bền gan, vững vàng ý chí: kiên gan vững chí đấu tranh.

kiên nhẫn
- tt, trgt (H. nhẫn: nhịn, cố chịu) Dẫu khó khăn, trở ngại, vẫn vững vàng, bền bỉ: Muốn cho Cách mạng thành công, phải kiên nhẫn công tác (Trg-chinh).

kiên quyết
- Nhất định như thế, không thay đổi : Kiên quyết đánh đuổi giặc.

kiên trinh
- t. Có tinh thần giữ vững trinh tiết, giữ vững lòng chung thuỷ, không chịu để bị làm ô nhục; hoặc nói chung có tinh thần giữ vững lòng trung thành, trước sau như một. Người con gái kiên trinh và dũng cảm. Tấm lòng kiên trinh với Tổ quốc.

kiến
- dt. Loài bọ cánh màng, lưng eo, cánh không phát triển, sống thành đàn dưới đất hay xây tổ trên câỵ

kiến hiệu
- tt (H. kiến: thấy; hiệu: kết quả) Thấy có kết quả tốt: Môn thuốc gia truyền đó rất kiến hiệu.

kiến nghị
- Đề nghị đưa ra để mọi người bàn bạc và biểu quyết.

kiến thiết
- đg. Xây dựng theo quy mô lớn. Kiến thiết đất nước. Kiến thiết lại khu cảng.

kiến thức
- dt. Điều hiểu biết do tìm hiểu, học tập mà nên: kiến thức khoa học kiến thức văn hóa có kiến thức nuôi con.

kiến trúc
- dt (H. kiến: xây dựng; trúc: xây đắp) Nghệ thuật xây dựng nhà cửa, thành lũy: Nhà cất theo lối kiến trúc phổ thông của các cụ (Ngô Tất Tố).

kiện
- đg. Đưa ra tòa án người mà mình cho là đã làm việc gì phạm pháp đối với mình : Kiện nhau về việc nhà cửa.
- d. Gói, bao hàng to : Kiện vải.

kiện tướng
- d. 1 (cũ; id.). Viên tướng mạnh và giỏi. 2 Danh hiệu tặng cho người có thành tích xuất sắc, đạt được tiêu chuẩn hoặc kỉ lục đặc biệt trong một lĩnh vực hoạt động nào đó. Vận động viên cấp kiện tướng. Kiện tướng bơi lội.

kiêng
- đgt. 1. Tránh ăn uống, hút xách hoặc làm những việc, những thứ có hại đến cơ thể: kiêng uống rượu vì đau dạ dày Bệnh sởi phải kiêng gió, kiêng nước. 2. Tránh làm gì phạm đến điều linh thiêng, trái gở, theo mê tín: kiêng dùng các đồ đạc lấy được trong đền chùạ 3. Né tránh vì vị nể: Nó có kiêng ai đâụ

kiêng nể
- đgt Nể nang, kính trọng (thường dùng trong câu phủ định): Anh chàng ấy có kiêng nể ai đâu.

kiếp
- d. Mỗi cuộc đời của một người do những cuộc đời trước biến hóa mà có, theo thuyết luân hồi của nhà Phật, và thường xét về mặt những nỗi vất vả gian truân : Kiếp xưa đã vụng đường tu, Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi (K).

kiết
- 1 d. Kiết lị (nói tắt).
- 2 t. 1 Nghèo túng đến cùng cực. Ông đồ kiết. 2 (kng.). Kiệt, keo kiệt. Giàu thế mà kiết lắm!

kiệt quệ
- tt. Suy sút, tàn tạ tới mức tột cùng: Nền kinh tế kiệt quệ vì chiến tranh Bệnh tật đã làm bác ấy kiệt quệ sức lực.

kiệt sức
- tt Yếu quá, không còn sức hoạt động: Phải làm việc đến kiệt sức.

kiêu
- t. Tự cho mình là tài giỏi, rồi khinh người khác : Đừng thấy thắng mà sinh kiêu, thua sinh nản (Hồ Chí Minh).
- t. Nh. Cao : Cổ kiêu ba ngấn.

kiêu căng
- t. Kiêu ngạo một cách lộ liễu, khiến người ta khó chịu. Mới có chút thành tích đã kiêu căng. Thái độ kiêu căng.

kiều dân
- dt. Dân của nước này cư trú ở nước khác: Nước sở tại đối xử với kiều dân các nước như nhân dân nước mình.

kiều diễm
- tt (H. kiều: mềm mỏng; diễm: đẹp) Mềm mại và đẹp đẽ: Vẻ kiều diễm của một phụ nữ.

kiểu
- d. 1. Hình mẫu để theo đó mà làm : Kiểu nhà ; Kiểu áo. 2. Lối : Ăn mặc kiểu  u Tây.

kiểu mẫu
- d. 1 Mẫu cụ thể theo đó có thể tạo ra hàng loạt những cái khác cùng một kiểu như nhau. Làm đúng kiểu mẫu. Xây dựng một kiểu mẫu tốt đẹp về con người mới. 2 (hay t.). (thường dùng phụ cho một d. khác). Cái, người có đầy đủ nhất những đặc trưng tốt đẹp, có thể làm mẫu để những cái khác, người khác cùng loại noi theo. Gian hàng kiểu mẫu. Một thanh niên kiểu mẫu.

kiệu
- 1 dt. 1. Cây trồng, thân hành trắng hình trái xoan thuôn, lá dải hẹp nửa hình trụ, dài đến 60cm, hoa hình cầu dạng chuông, củ dùng muối ăn, dùng làm thuốc chữa nhức đầu và bệnh đường ruột: trồng luống kiệụ 2. Củ kiệu: ăn thịt quay cần phải có kiệu muối kèm theọ
- 2 I. dt. 1. Phương tiện dùng để khiêng người (tôn quý) đi đường thời xưa: kiệu long đình kiệu rồng kiệu taỵ 2. Đồ dùng để rước thần thánh, có hình giống như cái kiệu, được sơn son thiếp vàng. II. đgt. 1. Khiêng người bằng kiệu: kiệu quan lớn đị 2. Công kênh: kiệu con trên vaị
- 3 dt. Chum to miệng.
- 4 dt. Lối chơi bằng quân bài tổ tôm, tính điểm ăn thua giữa hai ngườị

kim
- 1 dt Đồ dùng để khâu hay thêu, bằng kim loại, có một đầu nhọn và một đầu có lỗ để xâu chỉ: Có công mài sắt có ngày nên kim (tng).
- 2 dt Vật hình dài giống cái kim: Kim đồng hồ; Kim tiêm.
- 3 dt Thời nay, trái với cổ: Từ cổ đến kim.
- tt Thuộc thời nay: Văn , văn cổ.
- 4 tt Nói giọng cao và thanh: Ca sĩ ấy có giọng kim.

kim anh
- d. Cây thuộc họ hoa hồng mọc thành bụi, thân leo có gai, lá có ba lá chét, hoa màu trắng, quả dùng làm thuốc.

kim khí
- dt. Dụng cụ làm bằng kim loại: cửa hàng kim khí.

kim loại
- dt (H. kim: loại kim; loại: loài) Tên gọi chung các đơn chất có ánh gọi là ánh kim, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt: Bạch kim, vàng và bạc là những thứ kim loại quí.

kim ngân
- Vàng bạc : Đồ kim ngân.

kim ô
- d. (cũ; vch.). Ác vàng; mặt trời.

kim tự tháp
- dt. Công trình kiến trúc cổ đại ở Ai Cập, nơi chôn cất vua chúa, có hình chóp, đáy vuông, một trong các kì quan thế giớị

kín
- 1 tt, trgt Không hở: Cửa kín; Buồng kín; Một miệng kín, chín mười miệng hở (tng); Cỏ mọc kín ngoài sân (NgĐThi).
- 2 đgt (đph) Biến âm của Gánh: Cho tao còn kín nước tưới rau (Ng-hồng).

kinh
- 1. t. Từ mà các dân tộc thiểu số ở Việt Nam dùng để chỉ đồng bào đa số hay cái gì thuộc đồng bào đa số : Văn học kinh. 2. d. "Kinh đô" nói tắt : Về kinh.
- d. 1. Sách do các nhà triết học cổ Trung Quốc soạn ra : Kinh Thi ; Kinh Dịch. 2. Sách giáo lý của một tôn giáo : Kinh Cô-ran ; Kinh Thánh. 3.Từ chỉ những sách đọc khi cúng lễ : Kinh cúng cháo.
- d. "Kinh nguyệt" nói tắt : Thấy kinh ; Tắt kinh.
- d. "Động kinh" nói tắt: Thằng bé lên kinh.
- t. Sợ : Đứt tay sâu, trông kinh quá.

kinh dị
- t. Kinh hãi hoặc làm cho kinh hãi bởi điều gì quá lạ lùng.

kinh doanh
- đgt. Tổ chức buôn bán để thu lời lãi: đầu tư vốn để kinh doanh cửa hàng kinh doanh tổng hợp.

kinh điển
- dt, tt (H. kinh: sách vở; điển: sách của người xưa) Tác phẩm được coi là khuôn mẫu của một học phái: Nghiên cứu những tác phẩm quân sự của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin (Trg-chinh).

kinh đô
- Thủ đô của một nước trong thời phong kiến.

kinh hoàng
- đg. Kinh sợ đến mức sững sờ, mất tự chủ. Chưa hết kinh hoàng sau lần chết hụt.

kinh ngạc
- đgt. Hết sức ngạc nhiên, đến mức sửng sốt: kinh ngạc trước trí thông minh của cậu bé.

kinh nghiệm
- dt (H. kinh: từng trải; nghiệm: chứng thực) Sự hiểu biết do đã từng trải công việc, đã thấy được kết quả khiến cho có thể phát huy được mặt tốt và khắc phục được mặt chưa tốt: Có kinh nghiệm mà không có lí luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ (HCM); Có thực hành mới có kinh nghiệm (TrVGiàu).

kinh nguyệt
- Hiện tượng của phụ nữ trong thời kỳ có khả năng sinh nở, cứ hằng tháng dạ con ra huyết một lần.

kinh tế
- I d. 1 Tổng thể nói chung những quan hệ sản xuất của một hình thái xã hội - kinh tế nhất định. Kinh tế phong kiến. Kinh tế tư bản chủ nghĩa. 2 Tổng thể những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất. Phát triển kinh tế. Nền kinh tế quốc dân.
- II t. 1 Có liên quan tới lợi ích vật chất của con người. Sử dụng đòn bẩy để phát triển sản xuất. 2 Có tác dụng mang lại hiệu quả tương đối lớn so với sức người, sức của và thời gian tương đối ít bỏ ra. Cách làm ăn kinh tế.

kinh tế học
- dt. Khoa học nghiên cứu về quan hệ sản xuất, các quy luật chi phối quá trình tổ chức sản xuất, phân phối, trao đổi của cải vật chất trong các chế độ xã hộị

kinh thánh
- dt Sách có những bài cầu xin các thánh: Anh ấy cứ coi tác phẩm đó như kinh thánh.

kinh tuyến
- (địa) Đường tròn lớn vòng quanh Quả đất chạy qua hai cực.

kình
- 1 d. 1 (vch.). Cá voi. 2 Chày kình (nói tắt).
- 2 đg. (id.). Chống lại, đối địch. Hai bên kình nhau.

kính
- 1 dt. 1. Thủy tinh hình tấm: lắp cửa kính kính màu kính phản quang. 2. Dụng cụ quang học có bộ phận chủ yếu là một thấu kính hoặc một hệ thống thấu kính: kính ảnh kính ngắm kính thiên văn. 3. Đồ dùng đeo để bảo vệ mắt hoặc để nhận rõ hơn, gồm một khung có lắp hai miếng kính nhỏ và có hai gọng đeo vào hai vành tai để giữ cho chắc: đeo kính cận kính bảo hiểm kính lão kính râm.
- 2 đgt. Có thái độ rất coi trọng (đối với người trên): thờ cha kính mẹ kính thầy yêu bạn.

kính chúc
- đgt (H. chúc: cầu cho được tốt lành) Chúc mừng một cách kính cẩn: Gửi thư về kính chúc cha mẹ nhân dịp năm mới.

kính hiển vi
- Dụng cụ quang học gồm một hệ thống thấu kính phóng đại, dùng để nhìn những vật rất nhỏ. Kính hiển vi điện tử. Kính trong đó ánh sáng được thay thế bằng dòng điện từ, có thể phóng to gấp 100 lần bình thường.

kính phục
- đg. Kính trọng, do đánh giá cao giá trị của người hoặc của sự việc nào đó. Kính phục bà mẹ anh hùng. Việc làm đáng kính phục.

kính yêu
- đgt. Kính trọng và yêu quý: vị lãnh tụ kính yêu kính yêu cha mẹ.

kíp
- 1 dt (Pháp: équipe) Nhóm người cùng làm việc một lúc với nhau: Tổ chia ra làm hai kíp kế tiếp nhau (NgTuân).
- 2 dt Chất hay bộ phận làm nổ: Kíp nổ.
- 3 trgt 1. Vội, gấp: Nghe tin mẹ mất, kíp về. 2. Ngay, nhanh: Đường ít người đi, cỏ kíp xâm (NgTrãi).

kịp
- ph. 1. Vừa đúng lúc cần thiết để khỏi lỡ ; có đủ thời gian : Đi mau cho kịp giờ tàu. 2. Đến mức ngang hàng : Học sao cho kịp các bạn .

kỳ
- ,... x. kì1, kì2, kì4, kì5, kì ảo, kì binh, kì công, kì cục2, kì cùng, kì cựu, kì dị, kì diệu, kì đà, kì đài, kì giông, kì hạn, kì hào, kì khôi, kì khu, kì lạ, kì lão, kì lân, kì mục, kì ngộ, kì nhông, kì phiếu, kì phùng địch thủ, kì quái, kì quan, kì quặc, kì tài, kì tập, kì thật, kì thị, kì thủ, kì thú, kì thuỷ, kì thực, kì tích, kì tình, kì vĩ, kì vọng, kì yên.

kỳ ảo
- Bí mật huyền diệu : Sự vật diễn biến thật là kỳ ảo.

kỳ công
- Công lao, sự nghiệp lạ : Kỳ công của khoa học.

kỳ cục
- Quái lạ : Lối chơi kỳ cục.

kỳ cựu
- t. 1. Nói người làm việc gì lâu năm : Bậc kỳ cựu trong làng báo. 2. Nói người già lớp cũ : Người kỳ cựu trong hương thôn.

kỳ dị
- Lạ lùng : ý kiến kỳ dị.
- Kỳ DiệU Lạ và khéo : Mưu kỳ diệu.

kỳ đà
- Loại tắc kè lớn, da có vảy, thịt ăn được và dùng làm thuốc.

kỳ ngộ
- Sự gặp gỡ lạ lùng : Cũng may kỳ ngộ giữa đàng (LVT).

kỳ quan
- Vật gây ra một mỹ cảm đặc biệt : Vịnh Hạ Long là một kỳ quan của Việt Nam.

kỳ thị
- Đối đãi khác nhau, bên khinh bên trọng : Kỳ thị dân tộc.

kỷ cương
- d. 1. Phép nước từ các đời trước để lại (cũ). 2. Từ cũ chỉ chế độ xã hội : Nguyễn Huệ có hoài bão dựng ra một kỷ cương mới.

kỷ luật
- d. Toàn thể những điều qui định cần phải theo để giữ gìn trật tự : Kỷ luật nhà trường ; Kỷ luật quân đội. Kỷ luật sắt. Kỷ luật chặt chẽ, nghiêm minh. Thi hành kỷ luật. Trừng phạt một người không theo pháp luật của Nhà nước hay điều lệ của đoàn thể : Thi hành kỷ luật đối với cán bộ tham ô.

kỷ lục
- 1. d. Thành tích thể thao được chính thức công nhận là vượt trên mọi kết quả trong cùng môn mà các vận động viên cùng loại đã đạt tới : Kỷ lục nhảy sào. Phá kỷ lục. Đạt thành tích cao hơn kỷ lục cũ 2. t. Vượt qua tất cả những kết quả đã đạt được trước : Con số kỷ lục .

kỷ nguyên
- Thời kỳ đánh dấu bởi một việc lớn xảy ra, có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình sau này của xã hội : Kỷ nguyên nguyên tử.

kỷ niệm
- I. d. 1. Điều ghi nhớ lại : Những kỷ niệm êm đềm. 2. Vật tặng cho nhau để ghi nhớ : Tặng tập ảnh làm kỷ niệm. II. t. Để ghi nhớ : Lễ kỷ niệm ; Đài kỷ niệm.

kỹ
- ,... x. kĩ, kĩ càng, kĩ lưỡng, v.v.

kỹ nghệ
- Từ cũ chỉ công nghiệp.

kỹ nữ
- Gái điếm trong xã hội cũ.

kỹ sư
- d. 1. Nhà chuyên môn thông thạo một kỹ thuật và lấy kỹ thuật ấy làm chức nghiệp. 2. Người đã tốt nghiệp một trường Đại học Bách khoa.

kỹ thuật
- d. 1. Toàn thể những phương tiện lao động và những phương pháp chế tạo ra những giá trị vật chất : Kỹ thuật đồ sứ ; Kỹ thuật vô tuyến truyền thanh. 2. Khả năng sắp xếp các chi tiết và sử dụng các phương tiện biểu đạt trong tác phẩm nghệ thuật do sự rèn luyện và kinh nghiệm mà có, ngoài cảm hứng tự nhiên : Kỹ thuật của nhà viết tiểu thuyết.


- ,...x. kí2, kí3, kí4, kí5, kí âm, kí âm pháp, kí cả hai tay, kí chủ, kí giả, kí giam, kí gửi, kí hiệu, kí hiệu học, kí hoạ, kí kết, kí lục, kí quỹ, kí sinh, kí sinh trùng, kí sự, kí tắt, kí tên, kí thác, kí túc, kí túc xá, kí ức, kí vãng.

ký giả
- d. 1. Nhà viết báo. 2. Người viết ký sự.

ký hiệu
- d. 1. Dấu dùng để chỉ tắt một vật hay một phép tính theo một qui ước. Ký hiệu hóa học. Dấu biểu thị một nguyên tố, một đơn chất, gồm một chữ hoa, hoặc hai chữ mà đầu là chữ hoa : H là ký hiệu của hy-đrô, Ca là ký hiệu của can-xi. 2. Số ghi một vật theo một qui ước riêng trong một bản kê : Ký hiệu sách thư viện.

ký họa
- Lối vẽ nhanh để ghi những việc xảy ra.

ký kết
- Cam đoan bằng lời hứa ghi trên văn bản.

ký ninh
- Ký-NiNh d. 1. Chất kiềm lấy từ vỏ cây canh-ki-na, có vị đắng, ít tan trong nước. 2. Muối của chất nói trên, dùng làm thuốc trị bệnh sốt rét cơn.

ký sinh
- Sống bám nhờ vào : Giun sán là những sinh vật ký sinh trong ruột người. Ký sinh trùng. Động vật nhỏ sống bám trong cơ thể người trong một giai đoạn của chu kỳ sống.

ký sự
- Ghi chép việc. Văn ký sự. Cg. Ký. Lối văn ghi chép các việc xảy ra theo trật tự thời gian.

ký thác
- Giao cho trông nom hay giữ gìn : Đi vắng mọi việc ký thác cho bạn.

ký ức
- Quá trình tâm lý phản ánh lại trong óc những hình ảnh của sự vật đã tri giác được hoặc những tư tưởng, tình cảm, hành động về những sự vật đó.

kỵ
- ,... x. kị1, kị2, kị binh, v.v.
Từ điển tiếng Việt
A
B (1)
B (2)
B (3)
B (4)
C (1)
C (2)
C (3)
C (4)
C (5)
C (6)
D (1)
D (2)
D (3)
D (4)
D (5)
E
G (1)
G (2)
G (3)
H (1)
H (2)
H (3)
H (4)
I
K (1)
K (2)
K (3)
L (1)
L (2)
L (3)
L (4)
M (1)
M (2)
M (3)
N (1)
N (2)
N (3)
N (4)
O
P (1)
P (2)
Q
R (1)
R (2)
S (1)
S (2)
S (3)
T (1)
T (2)
T (3)
T (4)
T (5)
T (6)
T (7)
T (8)
T (9)
T (10)
T (11)
T (12)
U
V (1)
V (2)
X (1)
X (2)
Y