watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Từ điển tiếng Việt-X (2) - tác giả Nhóm biên soạn Nhóm biên soạn

Nhóm biên soạn

X (2)

Tác giả: Nhóm biên soạn

xin
- đgt. 1. Tỏ ý muốn người khác cho cái gì hoặc cho phép làm điều gì: xin tiền xin nghỉ học xin phát biểu. 2. Từ dùng đầu lời yêu cầu, lời mời mọc, tỏ ý lịch sự, khiêm nhường: xin đến đúng giờ xin tự giới thiệu xin trân trọng cảm tạ.

xin lỗi
- đgt 1. Nhận khuyết điểm của mình và đề nghị được miễn thứ: Xin lỗi anh vì tôi bận quá không đến dự lễ sinh nhật của anh được 2. Từ đặt ở đầu một câu hỏi để tỏ lễ độ: Xin lỗi bà, bà có phải là chủ tịch phường này không ạ?.

xinê
- d. (cũ, hoặc kng.). Điện ảnh. Đào xinê. Rạp xinê. Xem xinê (xem chiếu phim).

xinh
- tt. Có đường nét, vẻ dáng trông đẹp mắt, dễ ưa: Cô bé xinh thật Ngôi nhà khá xinh.

xinh đẹp
- tt Đẹp một cách nhã nhặn: Tổ quốc ta xinh đẹp, dân tộc ta anh hùng (PhVĐồng).

xịt
- 1 đg. Phun mạnh thành tia, thành luồng. Xịt thuốc trừ sâu. Xịt nước.
- 2 t. 1 Bị xì hết hơi ra, không còn căng phồng như trước. Quả bóng xịt. Xe xịt lốp không đi được. 2 Bị hỏng, không nổ được. Pháo xịt. Lựu đạn xịt, không nổ.
- 3 t. (dùng hạn chế trong một số tổ hợp). (Màu sắc) đã mất hết vẻ tươi, chuyển sang đục, tối, trông xấu. Cà thâm xịt. Xám xịt*.

xìu
- đgt. 1. Đổi sắc, sa sầm lại: chưa nói đến đã xìu mặt. 2. (Bánh xe) xẹp xuống, do hết hơi: Xe đạp xìu. 3. Dịu bớt, giảm bớt: Trời nắng đã xìu. 4. Xuống nước, chịu thua: Nó xìu rồi, không dám làm phách.

xỉu
- đgt, trgt 1. Mệt quá, không đứng lên được: Đói quá xỉu đi; Ngã xỉu 2. Nói cây cối không tươi nữa: Nắng quá, nhiều cây đã xỉu đi.

xíu
- t. (ph.). Nhỏ, ít ở mức hoàn toàn không đáng kể. Chút xíu*. Nhỏ xíu*. Đi một xíu, về ngay.

xo
- I. đgt. So: xo vai. II. tt. Có vẻ ủ rũ, teo tóp lại: ốm xo đói xo.

xỏ
- 1 đgt 1. Xâu vào; Luồn vào: Bà già mà vẫn xỏ kim được; Mập mờ phải trái, bà lão xỏ kim (tng) 2. Cho chân vào tất, vào giày: Xỏ chân vào đôi bốt 3. Cho tay vào ống tay áo: Mớm cơm, mớm cháo, mặc áo xỏ tay (tng).
- 2 đgt Lợi dụng tính hiền lành hoặc lòng tin người của người ta mà làm hại người ta hoặc để mọi người chê cười người ta (thtục): Vì anh hiền lành, nên nó mới xỏ được anh như thế.


- d. Góc nhỏ hẹp, tối tăm, ít được chú ý tới. Xó bếp. Xó vườn. Đầu đường xó chợ*. Ở xó nhà quê (b.).

xoa
- 1 (F. soie) dt. Hàng dệt bằng tơ mỏng và mềm; lụa: mua tấm vải xoa.
- 2 đgt. 1. áp lòng bàn tay đưa đi dưa lại một cách nhẹ nhàng trên bề mặt nào đó: xoa đầu vuốt tóc. 2. Bôi, trát đều trên bề mặt một lớp mỏng chất gì: xoa dầu gió xoa phấn rôm.

xoã
- xõa đgt Để tóc rủ dài xuống: Bà ấy tóc trước khi gội đầu.

xoá
- đg. 1 Làm cho mất dấu vết trên bề mặt. Xoá bảng. Xoá vết chân trên bãi cát. 2 Gạch bỏ đi. Xoá bỏ một câu. Xoá tên trong danh sách. 3 Làm cho mất hẳn đi, không còn tồn tại hoặc không còn tác dụng nữa. Xoá nợ. Xoá nạn mù chữ. Xoá bỏ tàn tích phong kiến.

xoài
- 1 dt. 1. Cây trồng chủ yếu ở miền nam Việt Nam để lấy quả ăn, cao 10-25m, lá mọc cách hình thuôn mũi mác, hoa hợp thành chùm kép ở ngọn cành, quả hạch hơi hình thận, vỏ ngoài dai, khi chín màu vàng xanh, thịt mọng nước thơm ngọt chứa nhiều vi-ta-min, vỏ quả dùng chữa bệnh kiết lị, bệnh hoại huyết: Vườn xoài đang mùa hoa. 2. Quả xoài và những sản phẩm làm từ loại quả này: ăn xoài mua mấy cân xoài nước xoài.
- 2 đgt. Duỗi chân thẳng ra: nằm xoài ra giữa sàn nhà.

xoàn
- dt Tức Kim cương: Nhẫn hạt xoàn.

xoay
- đg. 1 (id.). Quay tròn. 2 Làm cho chuyển động chút ít theo chiều của vòng quay. Xoay mạnh cái ốc. 3 Đổi hướng hoặc làm cho đổi hướng. Ngồi xoay người lại cho đỡ mỏi. Xoay cái bàn ngang ra. Gió đã xoay chiều. Xoay ngược tình thế (b.). 4 (kng.). Chuyển hướng hoạt động sau khi đã thất bại, để mong đạt được kết quả (thường hàm ý chê). Doạ dẫm không được, xoay ra dụ dỗ. Xoay đủ mọi nghề. 5 (kng.). Tìm cách này cách khác để cho có được. Xoay tiền. Xoay vé đi xem đá bóng.

xoay quanh
- đgt 1. Tìm chỗ này chỗ khác: Phải xoay quanh mới có đủ tiền trả nợ 2. Tập trung vào một điểm: Thảo luận xoay quanh vấn đề chống ma tuý.

xoay xở
- đg. Làm hết cách này đến cách khác để giải quyết cho được khó khăn, hoặc để có cho được cái cần có. Xoay xở đủ nghề. Giỏi xoay xở. Xoay xở tiền mua xe. Hết đường xoay xở.

xoáy
- 1 I. đgt. 1. Làm cho xoay tròn để ăn sâu vào: xoáy mũi khoan vào tường xi măng. 2. Xoay để lắp đặt hay tháo mở: xoáy đinh vít xoáy nắp lọ. 3. Tập trung xoay tròn và di chuyển mạnh: gió xoáy nước xoáy. 4. Tập trung vào nội dung và vấn đề được xem là trọng tâm, quan trọng: thảo luận xoáy vào một số công tác chính. II. dt. Chỗ nước cuộn tròn hút xuống đáy sâu: Nước chảy thành nhiều xoáy.
- 2 đgt., khng. ăn cắp: bị kẻ cắp xoáy mất ví tiền.

xoăn
- tt Cuộn lại thành những vòng nhỏ: Tóc xoăn chải lược đồi mồi, chải đứng chải ngồi, xoăn vẫn hoàn xoăn (cd).

xoắn xít
- x. xoắn xuýt.

xóc
- 1 I. đgt. 1. Lắc cho nẩy lên: xóc rá gạo. 2. (Xe cộ) bị nẩy lên, do đường gồ ghề: Đoạn đường này xe xóc lắm. II. tt. (Đường sá) gồ ghề, làm cho xe chạy xóc: Đoạn đường lắm ổ gà, rất xóc.
- 2 I. đgt. Dùng vật nhọn đâm vào hoặc bị vật nhọn đâm thủng, chọc thủng: xóc lúa gánh về bị chông xóc vào chân. II. dt. Tập hợp những con vật cùng loại được xâu hoặc nẹp vào một chuỗi: mua vài xóc cua.

xoè
- 1 dt Điệu múa của đồng bào Mường và Thái: Một điệu xoè uyển chuyển.
- 2 đgt Làm cho diêm bật lửa: Quyên lấy nón che gió xoè diêm châm thẻ hương (NgĐThi).
- 3 đgt Mở rộng ra: Xoè bàn tay; Xoè quạt.

xoi
- đg. 1 Làm cho hết tắc bằng cách dùng vật hình que nhỏ chọc vào cho thông. Xoi cống. Xoi thông ống điếu. 2 Làm cho thủng, cho có lỗ bằng cách dùng vật nhọn chọc vào. Xoi vỏ sò, xâu làm dây chuyền. Xoi thủng. 3 (kết hợp hạn chế). Mở thông đường xuyên qua những trở ngại. Xoi đường trong rừng. Hai khúc địa đạo được xoi thông với nhau. 4 Tạo thành đường rãnh trên mặt gỗ bằng lưỡi bào nhỏ. Xoi cạnh bàn. Những đường xoi, nét chạm tinh vi.

xoi mói
- đgt. Để ý, moi móc từng li từng tí hành vi, chuyện riêng của người khác để làm hại: tính hay xoi mói Bỏ thói xoi mói chuyện riêng của người khác.

xóm
- dt 1. Khu gồm nhiều nhà gần nhau trong một thôn: Bác đã thấy mùa xuân ở một xóm lao động (VNgGiáp) 2. Nơi xưa kia có nhiều nhà hát ả đào (cũ): Lão ta quen thói ăn chơi dưới xóm.

xóm giềng
- d. Những người hàng xóm (nói khái quát). Bà con xóm giềng. Có xóm giềng giúp đỡ. Tình xóm giềng.

xong
- đgt. 1. Kết thúc, hoàn thành: Công việc đã xong sau khi ăn xong xong việc. 2. Yên ổn, không xảy ra điều gì tai hại: Chống lại lão ta thì không xong đâu Tiến không được mà lùi lại cũng không xong.

xong xuôi
- tt Được hoàn thành một cách thuận lợi: Việc thương lượng với nước ngoài như thế là đã xong xuôi.

xót
- đg. (hoặc t.). 1 Có cảm giác đau rát như khi vết thương bị xát muối. Mắt tra thuốc rất xót. 2 (kết hợp hạn chế). Thương thấm thía. Xót người đi xa. Của đau con xót*. 3 (kng.). Tiếc lắm. Mất của thế, ai chẳng xót. Xót công tiếc của.


- 1 (F. ???) dt. Đồ dùng đựng nước, đáy tròn nhỏ, miệng loe, có quai: mua chiếc xô nhựa cầm xô đi xách nước.
- 2 đgt. 1. Đẩy cho ngã: xô nhau ngã xô bờ tường đổ. 2. Bị dồn về một phía: Gió làm bèo xô vào một chỗ. 3. ùa đến đồng loạt: xô đến hỏi chuyện.
- 3 tt. Gộp nhập làm một, không có sự phân loại, lựa chọn: mua xô cả mớ bán xô không cho chọn.

xô bồ
- trgt Để lẫn lộn, không phân biệt tốt xấu: Ăn uống xô bồ; Tính xô bồ cả món hàng.

xô đẩy
- đg. 1 Xô nhau, đẩy nhau (nói khái quát). Đám người nhốn nháo chen lấn, xô đẩy. Xô đẩy nhau chạy. 2 Dồn vào, đẩy vào một cảnh ngộ không hay. Xô đẩy vào con đường truỵ lạc. Bị xô đẩy đến chỗ bế tắc.

xô viết
- xô-viết dt (Pháp: soviet) Hình thức chính quyền của chuyên chính vô sản: Hồi đó, ở nước ta có thành lập xô-viết Nghệ-tĩnh.
- tt Thuộc về Liên-xô: Khoa học xô-viết.

xổ
- đg. 1 Mở tung ra, tháo tung ra (cái đang được xếp lại, buộc lại). Xổ chăn ra. Xổ tóc ra tết lại. Xổ khăn. 2 (ph.). Tẩy. Xổ giun. Thuốc xổ. Tháo nước để xổ phèn cho đất. 3 (thgt.). Phát ra, phóng ra hàng loạt, bất kể như thế nào. Xổ một băng đạn. Xổ một tràng tiếng tây. 4 Xông tới một cách mạnh, đột ngột. Đàn chó xổ ra. Nhảy xổ tới. Chạy xổ ra đường.

xổ số
- dt. Trò chơi quay số để biết những vé trúng giải: mua xổ số trúng xổ số.

xốc
- 1 dt Bè lũ kẻ xấu: Công an đã bắt được một xốc kẻ buôn ma tuý.
- 2 dt Lượng vừa một ôm: Chị ấy đem về một xốc rạ.
- 3 đgt 1. Nhấc bổng lên: Láng không đáp bước nhanh, xốc quang gánh lên vai (Ng-hồng) 2. Kéo lên và sắp cho đều: Xốc quần lên cho ngay ngắn.
- trgt Đưa cao lên: Chị ấy bế con bé lên.
- 4 đgt Tiến thẳng: Xách gươm xốc tới; Thừa thắng xốc lên.

xốc vác
- đg. (hoặc t.). Có khả năng làm được nhiều việc, đặc biệt là những việc nặng nhọc, vất vả. Không xốc vác được như hồi trẻ. Một người xốc vác.

xốc xếch
- tt. (Cách ăn mặc) không gọn gàng, ngay ngắn: quần áo xốc xếch.

xối
- 1 dt Máng nước ở chỗ hai mái nhà giao nhau: Nước mưa chảy ào ào từ xối rơi xuống.
- 2 đgt Giội nước từ trên xuống: Những hạt mưa to xối mạnh thêm vào mặt hồ (Ng-hồng); Mưa như xối nước (tng).

xối xả
- t. Rất nhiều và với cường độ mạnh. Mưa xối xả như trút nước. Bắn xối xả như vãi đạn. Chửi xối xả vào mặt.

xôn xao
- I. tt. Có nhiều âm thanh xen lẫn vào nhau và rộn lên êm nhẹ, vọng lại từ nhiều phía: Tiếng cười nói xôn xao Gió lộng xôn xao. II. đgt. 1. Bàn tán rộn lên nhiều nơi: xôn xao dư luận Cả trường xôn xao về thành tích học tập của đội tuyển học sinh giỏi toàn của trường. 2. Trào dâng những rung động, những xúc cảm trong lòng: Chị nhìn đứa con gái, lòng xôn xao một niềm vui khó tả.

xông
- 1 đgt 1. Tiến mạnh: Xông vào đồn địch 2. Đề cập mạnh đến: Chúng ta phải xông vào những vấn đề gì (TrVGiàu).
- 2 đgt 1. Nói hơi bốc lên: Cũng não nùng trâm rẽ, hương xông (BNT) 2. Để cho hơi bốc lên người, từ một nồi nước lá đun sôi: Mỗi khi cảm thấy ngúng nguẩy, bà cụ chỉ xông là khỏi.
- 3 đgt Nói mối đục làm cho hỏng nát đồ đạc: Sách vở bị mối xông.
- 4 đgt Nói người nào đến thăm nhà mình trước tiên trong ngày mồng một tết: Tết năm nay bà cụ bảo tôi đến xông nhà.

xốp
- t. 1 Không chắc và nhẹ, có nhiều lỗ hổng bên trong. Đất xốp. Gỗ xốp. Bánh xốp. 2 (Quả) xơ và ít nước. Quả chanh xốp. // Láy: xôm xốp (ý mức độ ít).


- 1 dt. 1. Sợi dai xen trong phần nạc một số rau, củ: sắn nhiều xơ xơ mướp. 2. Bản dẹt từng đám bọc các múi mít: Mít ngon ăn cả xơ. II. tt. Trơ ra nhiều xơ, tớp túa vì bị phá huỷ hoặc quá cũ, rách: Mũ đã xơ vành áo bị xơ, sắp rách nát.
- 2 (F. s*ur) dt. Nữ tu sĩ đạo Thiên chúa.

xơ xác
- tt 1. Trơ trụi không còn lá: Cây cối xơ xác 2. Không còn của cải gì: Gia đình xơ xác.

xờ
- dt (Pháp: soeur) Như Xơ 1: Cô ta coi bà xờ như mẹ mình.

xới
- 1 d. (kng.; kết hợp hạn chế). Quê hương, xứ sở. Phải bỏ xới ra đi.
- 2 đg. 1 Lật và đảo từng mảng một, từng lớp một, từ dưới lên trên. Xới đất vun gốc cho cây. Cày xới. Sách báo bị xới tung lên. Cuộc họp xới lên mấy vấn đề (b.). 2 Dùng đũa lấy cơm từ trong nồi ra. Xới cơm ra bát. Ăn mỗi bữa hai lượt xới.

xu
- 1 (F. sou) dt. Đồng tiền lẻ có giá trị bằng một phần trăm đồng tiền đơn vị (trước 1945, 1 đồng = 10 hào = 100 xu): không có một xu dính túi.
- 2 dt. Xu-ba-dăng, nói tắt: Có đi mới biết Mê công, Có đi mới biết thân ông thế này, Mê công chôn xác thường ngày, Có đi mới biết bởi tay "xu" Bào (cd.).

xu hướng
- dt (H. xu: hùa vào, mau tới; hướng: phía) Sự ngả theo về phía nào: Nông nghiệp có xu hướng phát triển thật mạnh.

xu nịnh
- đg. Nịnh nọt để lấy lòng và cầu lợi. Xun xoe xu nịnh. Giọng xu nịnh.

xu thế
- dt. Chiều hướng chủ đạo trong thời gian nào đó: xu thế hoà hoãn xu thế phát triển.

xu thời
- đgt (H. thời: thời thế) Hùa theo những người đương ở thế mạnh để mong cầu lợi: Những kẻ xu thời nhiều khi phải thất vọng.


- 1 I đg. Tự làm cho bộ lông dựng đứng lên. Con gà mái xù lông ra. Con nhím xù lông.
- II t. (Tóc, lông) ở trạng thái dựng lên và rối. Tóc để . Chó (lông) xù. Mặt vải xù lông.
- 2 t. cn. sù. (kng.; kết hợp hạn chế). (To, lớn) quá cỡ, trông khó coi. Chiếc áo bông to xù. Một anh chàng béo xù.

xú uế
- tt. Hôi thối: mùi xú uế.

xua đuổi
- đgt Đuổi đi một cách khinh bỉ: Xua đuổi bọn lưu manh.

xuân
- I d. 1 Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của năm. Mùa xuân, trăm hoa đua nở. Vui Tết đón xuân. 2 (vch.). Năm, dùng để tính thời gian đã trôi qua, hay tuổi con người. Đã mấy xuân qua. Mới hai mươi xuân.
- II t. 1 (vch.). Thuộc về tuổi trẻ, coi là tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Đang . Tuổi xuân. Trông còn xuân lắm (kng.). 2 (cũ, hoặc vch.). Thuộc về tình yêu trai gái, coi là đẹp đẽ. Lòng xuân phơi phới.

xuân phân
- dt. Ngày Mặt Trời qua xích đạo, có ngày và đêm bằng nhau trên toàn Trái Đất; cũng dùng để gọi một trong hai mươi bốn ngày tiết trong năm theo lịch cổ truyền Trung Quốc.

xuân thu
- dt (H. thu: mùa thu) 1. Cả năm: Xuân thu để giận quanh ở dạ, hợp li đành buồn bã khi vui (Chp) 2. Tuổi (cũ): Năm năm lần lữa vui cười, mải trăng hoa chẳng đoái hoài xuân thu (TBH) 3. Tên một thời kì lịch sử của Trung-quốc: Đời Xuân thu, văn nghệ phát triển 4. Tên một bộ sách của Khổng-tử: Xuân thu là sách sử kí về nước Lỗ.

xuất
- đg. 1 Đưa ra để dùng; trái với nhập. Xuất tiền mặt. Xuất vốn. (Hàng) xuất xưởng*. Phiếu xuất kho. 2 (kng.). Đưa hàng hoá ra nước ngoài. Hàng xuất sang Nhật. 3 (kết hợp hạn chế). Đưa ra. Xuất xe (trong cờ tướng). Lời nói xuất tự đáy lòng. 4 (kng.). (Người đi tu) rời bỏ cuộc đời tu hành, trở về cuộc sống bình thường; hoàn tục. Đi tu ít lâu rồi xuất.

xuất bản
- đgt. Chuẩn bị bản thảo rồi in ra thành sách báo, tranh ảnh và phát hành: nhà xuất bản công tác xuất bản.

xuất cảng
- đgt (H. cảng: bến tàu thuỷ) Đưa hàng hoá ra nước ngoài: Hiện ta xuất cảng nhiều gạo.

xuất chinh
- đg. (cũ). Ra trận.

xuất chúng
- tt. Vượt hẳn, hơn hẳn mọi người về tài năng và trí tuệ: tài năng xuất chúng một con người xuất chúng.

xuất dương
- đgt (H. dương: biển lớn) Đi ra khỏi nước mình bằng đường biển: Hồ Chủ tịch xuất dương được một năm thì đại chiến thứ nhất bắt đầu.

xuất giá
- đg. (cũ). Đi lấy chồng.

xuất hành
- đgt. Bắt đầu lên đường hoặc bắt đầu ra khỏi nhà đầu năm mới cho được giờ, được ngày tốt, theo mê tín: đã đến giờ xuất hành Năm nay nên xuất hành vào sáng mồng hai, theo hướng tây-nam.

xuất hiện
- đgt (H. hiện: lộ mặt ra) Hiện ra: Ca ngợi xã hội mới đang lớn lên và con người mới đang xuất hiện (VNgGiáp); Sự xuất hiện một thời đại mới ở nước ta (PhVĐồng).

xuất phát
- đg. 1 Bắt đầu ra đi. Đoàn diễu hành xuất phát từ quảng trường. 2 Lấy đó làm gốc, làm căn cứ để hành động. Xuất phát từ tình hình thực tế. Xuất phát từ lợi ích chung.

xuất sắc
- tt. Tốt, giỏi, vượt trội hẳn so với bình thường: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học sinh xuất sắc cầu thủ xuất sắc nhất Châu âu.

xuất thân
- đgt (H. thân: mình) Nói một người sinh ra từ gia đình nào, giai cấp nào, địa phương nào: Dõi đòi khoa bảng xuất thân, trăm năm lấy chữ thanh cần làm bia (Tự tình khúc).

xuất trình
- đg. Đưa giấy tờ chứng thực ra trình với cơ quan hay người có trách nhiệm kiểm tra. Ra vào cơ quan phải xuất trình giấy tờ.

xuất xứ
- dt. Nguồn gốc của một văn bản hoặc một tác phẩm: giới thiệu xuất xứ của bài thơ.

xúc
- đgt 1. Múc những vật rời lên: Xúc cát; Xúc thóc 2. Hớt tôm, cá, tép ở ao: Công anh xúc tép nuôi cò, đến khi cò lớn, cò dò cò bay (cd).

xúc cảm
- đg. (hoặc d.). Như cảm xúc.

xúc động
- đgt. Cảm động sâu sắc và tức thời trước một sự việc cụ thể: xúc động nói không nên lời người dễ xúc động. II. dt. Sự xúc động: cố nén xúc động.

xúc giác
- dt (H. xúc: chạm đến; giác: cảm thấy) Cảm giác do sự đụng chạm, sờ mó mà có: Da là cơ quan xúc giác của người ta.

xúc phạm
- đg. Động chạm đến, làm tổn thương đến những gì mà người ta thấy là cao quý, thiêng liêng phải giữ gìn cho bản thân mình hoặc cho những người thân của mình. Xúc phạm đến danh dự. Nhân phẩm bị xúc phạm.

xúc tiến
- đgt. Triển khai và đẩy nhanh công việc: Công việc đang được xúc tiến chưa xúc tiến được bao nhiêu.

xúc xích
- 1 dt Dây sắt có nhiều vòng móc vào với nhau: Lấy dây xúc xích khoá cửa.
- 2 dt (Pháp: saucisse) Thức ăn làm bằng ruột lợn nhồi thịt băm và ướp muối: Ăn bánh mì với xúc-xích.

xúc xiểm
- đg. Đặt điều xúi giục người này để làm hại người khác hoặc để gây mâu thuẫn, xích mích với nhau. Xúc xiểm người chồng ruồng bỏ vợ. Nghe lời xúc xiểm.

xuề xòa
- xuề xoà tt. Dễ dãi, không câu nệ: ăn mặc xuề xoà sống xuề xoà với bạn bè tính xuề xoà.

xui
- đgt 1. Thúc đẩy người khác làm một việc gì mà chính mình không dám làm hoặc không thể làm: Xui em xin tiền mẹ; Thầy dùi mà xui con trẻ (tng) 2. Khiến cho: Oán chi những khách tiêu phòng mà xui phận bạc nằm trong má đào (CgO).

xúm
- đg. Tụ tập nhau lại quanh một điểm. Các cháu xúm quanh bà. Xúm vào giúp, mỗi người một tay.

xung đột
- đgt. 1. Đánh nhau, tranh chấp, chống đối nhau một cách dữ dội: Hai nước đang xung đột gay gắt xung đột về sắc tộc và tôn giáo. 2. Chống đối nhau do có sự trái ngược hoặc mâu thuẫn gay gắt về điều gì đó: xung đột về quyền lợi Các ý nghĩ khác nhau xung đột trong tâm hồn anh.

xung khắc
- tt (H. xung: đụng chạm; khắc: chống đối, nghiệt ngã) Không hợp nhau: Anh em xung khắc nhau, nên gia đình không được êm ấm.

xung phong
- đg. 1 Xông thẳng vào đánh (trong chiến đấu). Xung phong vào đội hình địch. Lệnh xung phong. 2 Tự nguyện nhận làm nhiệm vụ khó khăn. Xung phong đi khai hoang. Tinh thần xung phong trong công tác. Vai trò xung phong gương mẫu.

xung yếu
- tt. Có vị trí đặc biệt quan trọng: quãng đê xung yếu.

xuôi
- dt Miền dưới đối với miền trên: Ông cụ mới ở xuôi lên.
- đgt Đi từ miền trên xuống miền dưới: Hôm nay nhà tôi Nam-định; Chờ cho sóng lặng, buồm xuôi, ta xuôi cùng (cd).
- tt 1. ở phía dưới: ở miền mới lên 2. Nói công việc đã hoàn thành trót lọt: Chuyện ấy thu xếp đã xuôi; Rằng xưa trót đã nặng nguyền, phải đem vàng đá mà đền mới xuôi (BCKN).
- trgt Thuận dòng, thuận chiều xuống phía dưới: Nước chảy .

xuôi chiều
- đg. Thuận theo một chiều, không có ý kiến gì ngược lại. Thái độ xuôi chiều. Câu chuyện có vẻ xuôi chiều.

xuôi dòng
- tt. Theo chiều dòng nước chảy: Thuyền đi xuôi dòng.

xuồng
- dt Thuyền nhỏ không có mái che, thường buộc theo thuyền lớn hoặc tàu thuỷ: Tàu thuỷ lớn neo ở ngoài khơi, ông thuyền trưởng phải dùng xuồng vào hải cảng.

xuổng
- (ph.). x. thuổng.

xuống
- đgt. 1. Chuyển động từ chỗ cao đến chỗ thấp: xuống núi xuống xe. 2. Giảm, hạ thấp hơn bình thường: Hàng xuống giá Xe xuống hơi bị xuống chức. 3. (Hướng của chuyển động, hoạt động) từ vị trí cao chuyển tới vị trí thấp: nhìn xuống đất rơi xuống suối.

xuyên
- đgt 1. Đâm thủng từ bên này sang bên kia: Viên đạn xuyên qua tường 2. Vượt qua đường dài: Đường sắt xuyên đất nước từ Bắc vào Nam.

xuyên tạc
- đg. Trình bày sai sự thật với dụng ý xấu. Xuyên tạc sự thật. Luận điệu xuyên tạc.

xuyến
- 1 dt. Vòng trang sức bằng vàng (phụ nữ đeo ở cổ tay).
- 2 dt. Hàng dệt bằng tơ, theo dạng vân điểm, sợi dọc sợi ngang đều nhỏ và săn: áo xuyến.
- 3 dt. ấm chuyên: xuyến trà.

xúyt
- xuýt1 tt Nói thứ nước luộc thịt: Nước xuýt gà; Chan cơm với nước xuýt.
- xuýt2 đgt Nói đòi nợ người không nợ mình: Hắn đòi nợ xuýt thì tội gì mà trả.
- xuýt3 đgt Tăng lên: Có ít xuýt ra nhiều.
- xuýt4 đgt Huýt sáo bằng mồm để ra lệnh cho chó: Xuýt chó đuổi chuột.

xúyt xoát
- xuýt xoát (cũ). x. suýt soát.

xử
- đgt. 1. ăn ở, đối đãi, thể hiện thái độ như thế nào trong hoàn cảnh nhất định: xử tệ với người thân không biết xử thế nào cho phải đạo. 2. Xét và giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu nại: xử án. 3. Thi hành án: xử bắn xử trảm.

xử hòa
- xử hoà đgt (H. hoà: không chống nhau nữa) Khiến hai bên không chống đối nhau nữa: Toà án đã xử hoà vụ tranh chấp ấy.

xử lý
- ,... x. xử lí,...

xử sự
- đgt. Thể hiện thái độ, cách thức giải quyết, đối xử với việc và người trong xã hội: biết cách xử sự xử sự có lí có tình không biết xử sự thế nào cho hợp.

xử thế
- đgt (H. thế: đời) Giao thiệp với mọi người trong đời: Công việc lúc bấy giờ của tôi cố nhiên là phải giao thiệp đúng với cách xử thế (NgCgHoan).

xử trảm
- đg. Chém đầu để hành hình (một hình phạt thời phong kiến).

xử trí
- đgt. 1. Giải quyết theo tình hình, hoàn cảnh cụ thể: xử trí theo tình hình cụ thể chưa biết xử trí ra sao. 2. Thi hành kỉ luật hay biện pháp về tổ chức nào đó đối với trường hợp phạm tội lỗi: xử trí kỉ luật một cán bộ Tuỳ theo mức độ phạm tội mà xử trí cho hợp.

xử tử
- đgt (H. tử: chết) Thi hành án tử hình đối với kẻ phạm tội nặng: Tên cướp giết người đã bị xử tử.

xứ
- d. 1 Khu vực địa lí có chung một số đặc điểm tự nhiên hoặc xã hội nào đó. Người xứ Nghệ. Xứ nóng. 2 Giáo xứ (nói tắt). Nhà thờ xứ.

xứ sở
- dt. Đất nước, quê hương: yêu quê hương xứ sở Lào là xứ sở chăm pa.

xưa
- dt Thời đã qua từ lâu: Xưa nhân dân ta còn chưa đông đúc lắm.
- tt Thuộc về thời trước xa: Ngày ; Thời xưa; Người xưa.

xưa kia
- dt. Thời gian trước đây: Xưa kia ai biết ai đây, Bởi chưng điếu thuốc miếng trầu nên quen (cd).

xức dầu
- đgt. Giải tội cho người theo đạo Thiên chúa lúc sắp chết.

xưng danh
- đgt (H. danh: tên) Nói tên nhân vật mình đóng: Vai tuồng đã xưng danh.

xưng hô
- đg. Tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau. Lễ phép khi xưng hô với người trên. Xưng hô với nhau thân mật như anh em.

xưng tội
- đgt. (Con chiên) tự kể tội lỗi của mình trước linh mục: đến nhà thờ xưng tội.

xứng đáng
- tt (H. xứng: thích đáng; đáng: đúng đắn) Rất đáng được hưởng: Ông cụ xứng đáng với sự quí trọng của khu phố.

xước
- 1 đg. (ph.). Tước. Xước vỏ mía.
- 2 đg. (ph.). Lật hai đầu mối khăn cho vểnh ngược lên (một lối quấn khăn trên đầu). Xước khăn đầu rìu. Cái khăn buộc xước trên đầu.
- 3 t. Có vệt nhỏ trên bề mặt, do bị vật nhỏ, sắc quệt vào (thường nói về da). Gai cào xước da. Cốc thuỷ tinh bị xước nhiều chỗ.

xương
- I. dt. 1. Phần khung cứng nằm trong da thịt của cơ thể; bộ xương: gầy giơ xương bị gãy xương. 2. Phần cứng làm khung, làm nòng cốt của một số vật: Quạt rách giơ xương xương lá. II. tt. 1. Gầy guộc, dường như chỉ nhìn thấy xương: mặt xương. 2. Hóc búa, khó giải quyết, khó kiếm chác lợi lộc: Bài toán này xương lắm Việc này xương quá, không ai chịu nhận làm.

xương cốt
- dt Xương nói chung: Tập tành cho dãn xương cốt.

xương rồng
- d. 1 Cây cùng họ với thầu dầu, thân mềm ba cạnh, có chứa mủ trắng, lá thoái hoá thành gai, trồng làm hàng rào. 2 Cây cảnh mọng nước, có gai nhỏ và nhọn như đinh ghim.

xương sống
- dt. Cột sống ở giữa lưng người và động vật, gồm nhiều đốt nối lại, làm cột trụ cho bộ xương.

xương sườn
- dt Các xương bao quanh lồng ngực từ xương sống đến xương mỏ ác: Con lên ba, mẹ sa xương sườn (tng); Nhà giàu giẫm phải cái gai cũng bằng nhà khó gãy hai xương sườn (cd).

xương xẩu
- I d. Xương của thú vật (hàm ý chê), hoặc phần xương còn lại sau khi đã ăn hết thịt (nói khái quát); thường dùng để ví cái người khác đã vứt bỏ, chẳng mang lại lợi lộc bao nhiêu. Trâu gầy, xương xẩu nhô cả ra. Ăn xong, xương xẩu vứt vào sọt. Ruộng tốt đã chia hết, chỉ còn toàn những mảnh xương xẩu.
- II t. Gầy đến nhô xương, nổi xương lên. Bàn tay nhăn nheo . Người xương xẩu gầy gò.

xưởng
- dt. Cơ sở sản xuất, nhỏ hơn xí nghiệp: xưởng cưa xưởng in.

xướng
- đgt Đề ra đầu tiên: Kẻ xướng có người hoạ.

xướng danh
- đgt., cũ, id. Đọc, gọi to tên những người thi đỗ trước đám đông: Sĩ tử tập trung nghe quan trường xướng danh.
Từ điển tiếng Việt
A
B (1)
B (2)
B (3)
B (4)
C (1)
C (2)
C (3)
C (4)
C (5)
C (6)
D (1)
D (2)
D (3)
D (4)
D (5)
E
G (1)
G (2)
G (3)
H (1)
H (2)
H (3)
H (4)
I
K (1)
K (2)
K (3)
L (1)
L (2)
L (3)
L (4)
M (1)
M (2)
M (3)
N (1)
N (2)
N (3)
N (4)
O
P (1)
P (2)
Q
R (1)
R (2)
S (1)
S (2)
S (3)
T (1)
T (2)
T (3)
T (4)
T (5)
T (6)
T (7)
T (8)
T (9)
T (10)
T (11)
T (12)
U
V (1)
V (2)
X (1)
X (2)
Y