watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Từ điển tiếng Việt-C (2) - tác giả Nhóm biên soạn Nhóm biên soạn

Nhóm biên soạn

C (2)

Tác giả: Nhóm biên soạn

cáo
- 1 I d. 1 Thú ăn thịt, sống ở rừng, gần với chó, nhưng chân thấp, tai to và mõm nhọn, rất tinh khôn. Cáo bắt gà. Mèo già hoá cáo*. 2 (ph.). Mèo rừng.
- II t. (kng.). Tinh ranh, gian giảo. Thằng cha ấy lắm.
- 2 d. (cũ). Bài văn thường lấy danh nghĩa nhà vua để công bố cho dân chúng biết những điều có tầm quan trọng lớn. Nguyễn Trãi viết bài cáo "Bình Ngô".
- 3 đg. 1 (cũ). Trình, thưa. 2 Viện cớ để từ chối, để xin khỏi phải làm. Cáo ốm, không dự hội nghị.

cáo biệt
- đgt. Nói lời từ biệt: đứng dậy cáo biệt mọi người, rồi lên ngựa ra đi.

cáo cấp
- đgt. (H. cấp: gấp gáp) Báo tin nguy cấp: Nhận được tin cáo cấp, anh ấy đi ngay.

cáo chung
- đg. (vch.). Có dấu hiệu cho biết là đã kết liễu; suy tàn (thường nói về chế độ xã hội). Chủ nghĩa thực dân đã cáo chung.

cáo giác
- đgt. Tố giác, tố cáo tội trạng kẻ nào trước cơ quan chức trách: đơn cáo giác.

cáo lỗi
- đg. (trtr.). Xin lỗi, xin thứ lỗi. Xin cáo lỗi cùng bạn đọc vì những sai sót của bài báo.

cáo phó
- I. đgt. Báo tin về việc tang: thư cáo phó. II. dt. Bản viết đăng tin tang lễ: đăng cáo phó trên báo đọc cáo phó.

cáo thị
- đgt. (H. thị: cho biết) Nói chính quyền thông báo cho mọi người biết: Uỷ ban huyện đã cáo thị cho nhân dân biết.

cáo trạng
- d. Bản nêu tội trạng. Công tố viên đọc bản cáo trạng.

cáo từ
- đgt. 1. Xin từ chối: bảo việc gì nó cũng cáo từ. 2. Nói lời xin phép ra về: đứng dậy cáo từ chủ nhà.

cạo
- đgt. 1. Cắt sát da tóc hay lông: Cạo đầu; Cạo râu; Cạo lông lợn 2. Làm cho lớp bám vào bên ngoài bong ra: Cạo gỉ; Cạo vôi tường; Cạo lớp sơn ở cửa 3. Mắng nghiêm khắc (thtục): Đi chơi đêm về bị bố cạo cho một mẻ.

cạo giấy
- đg. (kng.). Làm việc bàn giấy trong công sở (hàm ý khinh hoặc mỉa mai). Nghề cạo giấy của công chức.

cáp
- (cable) dt. 1. Dây lớn bện bằng nhiều lần dây kim loại hoặc các loại dây khác, có khả năng chịu lực lớn. 2. Loại dây mềm chế tạo từ thép, sợi thực vật, sợi tổng hợp hoặc sợi khoáng vật để dẫn điện hay các tín hiệu: sợi cáp quang.

cạp
- 1 dt. 1. Đai bằng tre bao quanh mép một số đồ đan lát để cho khỏi bung ra: Cạp rổ; Cạp thúng 2. Vải khâu chung quanh chiếu để cho đẹp: Chiếu có cạp điều 3. Nẹp vải khâu liền vào chỗ thắt lưng của quần hay váy: Luồn dây chun vào cạp quần. // đgt. 1. Đặt đai vào đồ đan lát: Cạp lại cái rổ 2. Khâu vải vào chung quanh, chiếc chiếu: Cạp chiếu.
- 2 đgt. Đắp thêm đất vào cho vững thêm: Cạp chân dê. // tt. Mới được đắp thêm đất: Đường sụt. đường cạp, thùng xe, bánh xe bị rê đi (NgTuân).

cát
- d. 1 Đá vụn thành hạt nhỏ dưới 2 millimet, có thành phần chủ yếu là thạch anh và các khoáng vật khác. Bãi cát. Đãi cát lấy vàng. Dã tràng xe cát. 2 Hình hạt rất nhỏ và đều trên mặt hàng dệt do sợi săn co lại tạo thành. Thứ nhiễu nhỏ cát.

cát cánh
- dt. (Cát và cánh là tên cây) Loài thực vật lá hình bồ dục, có răng cưa hoa hình chuông, rễ dùng làm thuốc: Trầu này têm những vôi tàu, giữa đệm cát cánh, hai đầu quế cay (cd).

cát hung
- t. (cũ). Lành hoặc dữ (nói khái quát). Bói việc cát hung.

cát tường
- Nh. Cát triệu.
- (xã) h. Phù Cát, t. Bình Định.

cau
- 1 dt. 1. Loài cây thuộc họ dừa, thân cột, chỉ có lá ở ngọn, quả dùng để ăn trầu: Thiếu đất trồng dừa, thừa đất trồng cau (tng) 2. Quả của cây cau dùng để ăn trầu: Yêu nhau cau bảy bổ ba, ghét nhau cau bảy bổ ra làm mười.
- 2 đgt. Nhíu lông mày: Đôi mày cau lại.

cau có
- đg. (hay t.). Nhăn nhó vì khó chịu, bực dọc. Cau có với mọi người. Nét mặt cau có.

cau mày
- đgt. Nhíu lông mày tỏ ra rất bực tức: Chợt y cau mày, rút một cuốn ra lẩm bẩm (Ng-hồng).

càu nhàu
- đg. Nói lẩm bẩm tỏ ý không bằng lòng. Càu nhàu với bạn. Càu nhàu trong miệng.

cáu
- 1 đgt. Tỏ ra bực tức, chực gây gổ, chửi mắng, đập phá một cách thiếu suy nghĩ: phát cáu Nghe nó nói, chút nữa mình nổi cáu thì hỏng việc.
- 2 I. dt. Cặn ghét, bụi bặm bám vào người hay vật gì: Cáu bám đầy người Chén nhiều cáu. II. tt. Có nhiều cáu bám: ấm chén cáu đen cả, chẳng ai dám uống nước.

cáu kỉnh
- đgt. Tỏ vẻ bực tức bằng lời nói gay gắt: Động một tí cũng cáu kỉnh (Tô-hoài).

cáu tiết
- đg. (kng.). Cáu giận vì bị chọc tức, có thể dẫn đến những phản ứng hoặc hành vi thô bạo. Bị chạm nọc, nó cáu tiết lên. Nói thế dễ làm cho người ta cáu tiết.

cay
- tt. 1. Có vị nồng, làm cho tê đầu lưỡi: cay như ớt rượu cay gừng cay muối mặn (tng.). 2. Có cảm giác xót, khó chịu ở một số giác quan: mắt cay sè. 3. Xót xa, tức tối vì thất bại, thua thiệt nặng nề: bị một vố rất cay. 4. Tức tối vì làm không nên chuyện, nôn nóng làm cho kì được: ông ta đang cay làm việc đó.

cay đắng
- tt. Xót xa trong lòng: Nỗi lòng càng nghĩ, càng cay đắng lòng (K).

cay độc
- t. Có ác ý, thâm hiểm làm cho người khác đau đớn, xót xa đến cực độ. Lời châm biếm cay độc.

cay nghiệt
- tt. Độc ác, khắt khe, nghiệt ngã trong đối xử: Bà chủ cay nghiệt ăn ở cay nghiệt Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều (Truyện Kiều).

cày
- dt. Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất: Một cày, một cuốc, thú nhà quê (NgTrãi). // đgt. 1. Xúc và lật đất bằng cái cày: Cày sâu, bừa kĩ, phân tro cho đều (cd) 2. Làm cho mặt đất tung lên: Bom đạn địch cày đi cày lại mảnh đất ấy 3. Ra sức làm một việc gì phải vất vả và lâu la (thtục): Anh ấy cày môn toán suốt đêm qua.

cày bừa
- đgt. Làm đất để cấy trồng nói chung: đã cày bừa xong xuôi.

cày cấy
- đgt. Làm những việc chủ yếu trong nông nghiệp: Tháng bảy cày cấy đã xong (cd).

cáy
- d. Cua sống ở nước lợ, có một càng rất lớn, chân có lông, thường dùng làm mắm. Mắm cáy. Nhát như cáy (hết sức nhút nhát).

cạy
- 1 đgt. Làm cho long ra, bật ra bằng cách bẩy vào khe hở: cạy nắp hòm cạy cửa.
- 2 đgt. Lái thuyền sang bên trái: cạy thuyền nhanh kẻo húc vào mỏm đá.

cắc kè
- dt. (động) x. Tắc kè.

cặc
- d. (thgt.). Dương vật.

căm
- 1 đgt. Tức giận ngầm, nén dồn trong lòng: Nghe nó nói tôi căm lắm.
- 2 dt. đphg Nan hoa.

căm căm
- trgt. Nói rét run lên: Rét căm căm mà chỉ có một manh áo mỏng.

căm hờn
- đg. Căm giận và oán hờn sâu sắc.

căm thù
- đgt. Căm giận sôi sục, thúc giục phải trả thù: lòng căm thù giặc căm thù sâu sắc.

cằm
- dt. Bộ phận của mặt người do xương hàm dưới tạo nên: Râu ông nọ cắm cằm bà kia (tng).

cắm trại
- đgt. Nói thanh niên, học sinh đóng lều ở một nơi, để sinh hoạt vui chơi trong ngày nghỉ: Hồi đó là một hướng đạo sinh, chủ nhật nào tôi cũng đi cắm trại trên núi với anh em.

cặm
- đg. 1 (ph.). x. cắm. 2 (Goòng, xe) bị trật bánh hoặc bị lún lầy, không đi được. Xe cặm trên đường lầy.

cặm cụi
- đgt. Chăm chú, mải miết làm việc gì: cặm cụi với công việc ở đời được mấy gang tay, Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm (cd.).

căn
- 1 dt. 1. Nhà nhỏ lắm: Hội nghị diễn ra tại một căn lán nhỏ (VNgGiáp) 2. Gian nhà: Ngôi nhà chỉ có hai căn.
- 2 dt. (toán) Số mà lũy thừa bậc n bằng số đã cho: 4 là căn bậc 2 cửa 16, 2 là căn bậc 3 của 8.

căn bản
- I d. (id.; kết hợp hạn chế). Cái làm nền gốc, cái cốt yếu quy định bản chất của sự vật. Về căn bản. Trên căn bản.
- II t. Cốt yếu, có tác dụng quy định bản chất của sự vật. Sự khác nhau . Vấn đề căn bản.
- III p. (dùng phụ trước đg., t.). Về . Ý kiến căn bản giống nhau.

căn cơ
- I. dt. Nền tảng, cơ sở vững chắc: Nhà ấy làm ăn có căn cơ. II. tt. Biết lo toan, chắt chiu để gây dựng vốn, tạo tiền đề làm ăn vững chắc: làm ăn căn cơ một con người căn cơ tính nết căn cơ.

căn cứ
- dt. (H. căn: rễ; cứ: dựa vào) 1. Điều có thể dựa vào chắc chắn: Chúng ta có căn cứ để tin rằng ta được thiên nhiên ưu đãi (PhVĐồng) 2. Nơi tập trung những phương tiện cần thiết cho việc tiến hành chiến tranh: Căn cứ hải quân; Căn cứ không quân 3. Nơi tập trung một lực lượng sẵn sàng chiến đấu: Bộ đội ta vào Tây-bắc mở rộng căn cứ (NgTuân). // đgt. Dựa vào; chiếu theo: Căn cứ vào luật hôn nhân và gia đình.

căn cước
- d. 1 Những đặc điểm để nhận rõ được một người gồm họ và tên, ngày và nơi sinh, cha mẹ đẻ, đặc điểm về nhân dạng, v.v. (nói tổng quát). 2 Giấy chứng nhận có ghi rõ căn cước, có dán ảnh và lăn tay, do chính quyền cấp.

căn dặn
- đgt. Dặn dò tỉ mỉ, cẩn thận: căn dặn con cái Thầy giáo căn dặn học trò trước khi đi thi.

căn nguyên
- dt. (H. căn: gốc rễ; nguyên: nguồn) Nguồn gốc của sự việc: Giả hình nam tử, ai tường căn nguyên (QÂTK).

căn tính
- dt. (H. căn: gốc rễ; tính: tính chất) Bản tính của con người: Căn tính tiểu tư sản là bấp bênh, thiếu kiên quyết (Trg-chinh).

căn vặn
- đg. Hỏi cặn kẽ đến cùng cốt cho lộ ra sự việc. Căn vặn cho ra lẽ.

cằn cỗi
- tt. 1. (Đất đai) rất cằn, không chút màu mỡ: Đất cằn cỗi. 2. Trở nên già cỗi, không còn khả năng phát triển: Cây cối cằn cỗi. 3. Mất hết cảm xúc, tình cảm, không có khả năng sáng tạo: Tâm hồn cằn cỗi Tính tình cằn cỗi theo năm tháng.

cằn nhằn
- đgt. Lẩm bẩm để phàn nàn, đay nghiến vì bực bội với ai: Chồng về muộn, vợ cứ cằn nhằn.

cắn
- 1 đg. 1 Giữ và siết chặt bằng răng hoặc giữa hai hàm, thường để làm đứt, làm thủng. Cắn miếng bánh. Cắn chặt môi lại. Sâu cắn lúa. Cõng rắn cắn gà nhà (tng.). Cá cắn câu. 2 Làm đau nhức, ngứa ngáy như bị cắn. Bị rôm cắn. 3 (kết hợp hạn chế). Khớp vào nhau rất chặt. Bàn đóng cắn mộng. Thúng thóc đầy cắn cạp. 4 (Chất màu) thấm vào và bám chặt. Mực cắn vào giấy, khó tẩy. Chất cắn màu.
- 2 đg. (ph.). Sủa. Tiếng chó cắn.

cắn câu
- đgt. Đã mắc vào mưu cám dỗ của người ta, ví như cá tưởng mồi ngon cắn bập phải lưỡi câu: Lão ta đã cắn câu rồi, bây giờ phụ thuộc ở chúng ta Cá cắn câu biết đâu mà gỡ, Chim vào lồng biết thuở nào ra (cd.).

cắn cỏ
- đgt. x. Cắn rơm cắn cỏ.

cắn răng
- đg. Nghiến hai hàm răng lại để cố chịu đựng nỗi đau đớn; cố gắng chịu đựng nỗi đau, không nói ra. Cắn răng chịu đau. Khổ đến mấy cũng cắn răng mà chịu.

cắn rứt
- đgt. Day dứt trong lòng, không sao yên được: lương tâm bị cắn rứt.

cắn xé
- đgt. Xung đột, nói xấu nhau vì tranh giành thứ gì: Anh em ruột vì tranh gia tài mà cắn xé nhau.

cặn
- d. Tạp chất trong nước, lắng xuống đáy vật đựng. Uống nước chừa cặn (tng.). Cơm thừa canh cặn*.

cặn bã
- dt. Cái vô dụng, xấu xa, thấp hèn, đáng bỏ đi, ví như phần cặn và bã sau khi đã chắt lọc, lấy hết tinh chất: trừ bỏ cặn bã văn chương cặn bã phần tử cặn bã trong xã hội.

cặn kẽ
- tt, trgt. Kĩ lưỡng, từng li từng tí: Dặn dò cặn kẽ; Lời dạy bảo cặn kẽ.

căng
- 1 d. Trại tập trung (dưới thời thực dân Pháp) để giam giữ nhiều người.
- 2 I đg. 1 Kéo cho thật thẳng ra theo bề dài hoặc theo mọi hướng trên một bề mặt. Căng dây. Căng mặt trống. Gió căng buồm. 2 Tập trung sức hoạt động đến cao độ vào một hướng nhất định. Căng hết sức ra mà làm. Căng mắt nhìn trong bóng tối.
- II t. 1 Ở trạng thái dãn thẳng ra đến mức cao nhất, do sức kéo hoặc do lực ép từ bên trong. như dây đàn. Quả bóng bơm rất căng. Vú căng sữa. 2 (kng.). Như căng thẳng. Đầu óc rất căng. Làm việc căng. Tình hình căng. 3 (Đường đạn, đường bóng) thẳng, vì được phóng mạnh. Phát bóng rất căng.

căng thẳng
- tt. 1. Tập trung sự chú ý ở mức độ cao trong suy nghĩ, trong công việc: đầu óc căng thẳng làm việc quá căng thẳng. 2. Có mâu thuẫn phát triển cao, rất gay cấn, đang có nguy cơ bùng nổ: Quan hệ hai nước rất căng thẳng Tình hình ngày một căng thẳng hơn.

cẳng
- 1 dt. 1. Phần của chi dưới từ đầu gối xuống đến cổ chân: Đi xa mỏi cẳng 2. Chân động vật: Cẳng bò.
- 2 dt. Gốc một số cây nhỏ: Phơi khô cẳng cà để làm củi.

cẳng tay
- d. (kng.). Phần của chi trên từ khuỷu đến cổ tay. Bắc thang lên đến tận trời, Bắt ông Nguyệt Lão đánh mười cẳng tay (cd.).

cắp
- 1 đgt. 1. Kẹp cánh tay vào nách hoặc bên sườn: cắp sách đến trường. 2. Kẹp chặt bằng móng vuốt, càng, mỏ: Diều cắp gà bị cua cắp.
- 2 đgt. Lấy của người khác một cách lén lút, vụng trộm: ăn cắp lấy cắp kẻ cắp.

cặp
- 1 dt. Hai người hoặc hai vật có liên quan chặt chẽ với nhau: Cặp vợ chồng; Cặp gà; Cặp áo.
- 2 dt. Đồ dùng có một hay nhiều ngăn, có thể mở ra, gấp vào, thường làm bằng da, hoặc giấy bồi, hoặc vải giả da, để đựng sách vở, giấy tờ...: Học sinh cắp cặp đi học; ông bộ trưởng quên cái cặp trên ô-tô.
- 3 dt. Đồ dùng gồm hai thanh cứng để kẹp, để gắp: Cái cặp tóc; Cái cặp gắp than.
- 4 dt. Quang gồm những thanh tre cứng dùng để gánh lúa, gánh mạ: Em bé cũng gánh được hai cặp mạ.
- 5 dt. Thịt hay cá kẹp vào hai thanh tre, nướng trên than: Ăn bún với một cặp chả.
- 6 dt. Đồ dùng để giữ quần áo khi phơi trên dây: Những cặp bằng nhựa không bền bằng những cặp bằng gỗ. // đgt. Kẹp lại để giữ: Trời gió, phơi quần áo thì phải cặp.

cặp đôi
- tt. Gắn hai cái vào với nhau: Tế bào cặp đôi. // đgt. Gán ghép hai người khác phái: Họ cặp đôi anh ta với cô ấy.

cặp kè
- 1 d. Nhạc khí gõ gồm hai thỏi gỗ cứng hình thoi bổ đôi, ghép thành bộ, thường dùng để đệm khi hát xẩm, hát vè.
- 2 đg. Theo liền bên cạnh, không rời nhau. Cặp kè nhau như hình với bóng. Đi cặp kè bên nhau.

cắt
- 1 đgt. 1. Dùng vật sắc làm đứt ra: cắt cỏ cắt thịt từng miếng cắt tóc. 2. Thái thuốc để bốc theo đơn: cắt mấy thang thuốc. 3. Phân nhiều mảnh, làm đứt đoạn: cắt đội hình địch cắt đường giao thông. 4. Tách ra khỏi phần chung, phần chính yếu: cắt vài xã để sáp nhập huyện bên cắt một vài chi tiết phụ. 5. Phân đi làm theo phiên: cắt phiên cắt người trực nhật. 6. Đỡ bóng xoáy và thấp sang bên đối phương: cắt bóng rất đẹp.
- 2 dt. Chim ăn thịt, dữ, nhỏ hơn diều hâu, cánh dài, bay rất nhanh: nhanh như cắt.

cắt bỏ
- đgt. Không cho tiếp tục nữa: Cắt bỏ một nguồn lợi; Cắt bỏ sự hoạt động.

cắt bớt
- đgt. Bỏ đi một đoạn; Bỏ đi một phần: Cắt bớt một đoạn văn.

cắt đặt
- đg. Sắp xếp công việc và cắt cử người làm. Cắt đặt công việc. Cắt đặt người nào vào việc ấy.

cắt ngang
- đgt. 1. Cản trở ở giữa: Đoàn ô-tô cắt ngang đường 2. Làm đứt đoạn: Cắt ngang câu chuyện.

cắt nghĩa
- đg. Giải thích cho rõ nghĩa, cho hiểu được điều gì. Cắt nghĩa từ khó. Cắt nghĩa một hiện tượng.

cắt thuốc
- đgt. Bốc thuốc nam hay thuốc bắc cho người ốm: Người ta nói cụ lang ấy cắt thuốc mát tay.

cắt xén
- đg. Cắt bỏ bớt một số phần, làm cho mất tính chất nguyên vẹn. Cắt xén vở kịch. Cắt xén hoặc thêm thắt để xuyên tạc sự thật.

câm
- tt. 1. Có tật mất khả năng nói: Người câm; Vừa câm vừa điếc 2. Không phát ra tiếng: Tín hiệu câm 3. Không bật hơi: Chữ h câm 4. Không cần tiếng nói: Kịch câm 5. Không có chữ chỉ địa danh: Bản đồ câm.

câm họng
- đgt. 1. Đành phải không nói gì, không cãi lại được (thtục): Mình nói phải, nó phải câm họng, không dám nói lại 2. Từ dùng để ra lệnh cho người dưới không được nói nữa: Mày hỗn với ông bà, còn cãi gì, câm họng đi.

cầm
- 1 d. Đàn cổ hình ống máng úp, có năm hoặc bảy dây tơ; thường dùng trong văn học cổ để chỉ đàn nói chung. Cầm, kì, thi, hoạ (đánh đàn, chơi cờ, làm thơ và vẽ, coi là bốn thú vui của người trí thức thời phong kiến).
- 2 đg. 1 Giữ trong bàn tay, giữa các ngón tay. Cầm bút viết. Cầm tay nhau. 2 Đưa tay nhận lấy. Cầm tiền mà tiêu. 3 Nắm để điều khiển, chỉ huy. Cầm lái. Cầm quân đi đánh giặc. Cầm quyền*. 4 Gửi của cải cho người khác giữ lại làm tin để vay tiền. Cầm ruộng cho địa chủ. Cầm đồ*. 5 Coi như là chủ quan đã nắm được, biết được. Vụ này cầm chắc sẽ thu hoạch khá. 6 Giữ lại một chỗ, không cho tự do hoạt động. Cầm chân giặc. Cầm tù*. 7 Giữ khách ở lại, không để ra về; lưu lại. Cầm khách ở lại. 8 Làm cho ngừng chảy ra ngoài cơ thể (nói về chất đang chảy ra nhiều và ngoài ý muốn). Tiêm thuốc cầm máu. Không cầm được nước mắt. 9 (thường dùng trong câu có ý phủ định). Nén giữ lại bên trong, không để biểu hiện ra (nói về tình cảm). Không sao cầm được mối thương tâm. Cầm lòng*.

cầm ca
- đgt. Đàn hát: Cầm ca gió lọt tiếng đàn (Truyện Hoa tiên).

cầm cái
- đgt. 1. Làm chủ một canh bạc: Cầm cái một canh xóc đĩa 2. Làm chủ một bát họ: Bà ta cầm cái bát họ ấy.

cầm canh
- đg. 1 Báo hiệu từng canh. Trống cầm canh. 2 (Âm thanh) nghe đều đều, từng lúc lại vang lên, nổi lên (thường trong đêm tối). Tiếng đại bác cầm canh suốt đêm.

cầm cập
- tt. Run rẩy, răng va chạm liên tiếp, do rét quá: run cầm cập.

cầm chắc
- đgt. Nhất định được: Cầm chắc thắng lợi.

cầm chừng
- đg. (thường dùng phụ sau đg., trong một số tổ hợp). Giữ ở mức vừa phải, cốt cho có, cho lấy lệ để chờ đợi. Làm việc cầm chừng.

cầm cự
- đgt. 1. Giữ thế giằng co trong chiến trường: cầm cự với địch chuyển giai đoạn cầm cự sang tiến công. 2. Chống đỡ để chặn lại sự tấn công của lực lượng mạnh hơn: Quân địch chỉ cầm cự được một thời gian.

cầm đầu
- đgt. Đứng đầu một nhóm người làm một việc thường là không chính đáng: Cầm đầu một băng cướp.

cầm lái
- đgt. Giữ tay lái để điều khiển xe cộ, tàu bè: Cầm lái mặc ai lăm đổ bến, giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh (HXHương).

cầm lòng
- đg. (thường dùng trong câu có ý phủ định). Nén giữ tình cảm, xúc động. Không cầm lòng được trước cảnh thương tâm. Cầm lòng không đậu (không cầm lòng được).

cầm máu
- đgt. Khiến cho máu ngừng chảy: Băng ngay vết thương để cầm máu.

cầm quyền
- đg. Nắm giữ chính quyền. Một đảng mới lên cầm quyền. Nhà cầm quyền.

cầm sắt
- dt. Quan hệ vợ chồng hoà hợp, ví như quan hệ chung hợp giữa hai loại đàn (đàn cầm và đàn sắt) trong một thú vui; phân biệt với quan hệ bạn bè được ví bằng quan hệ gần gũi của hai thú vui là cầm kì (đàn và cờ): Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kì (Truyện Kiều) Chưa cầm sắt cũng tao khang (Truyện Hoa tiên).

cầm thú
- dt. (H. cầm: chim; thú: loài thú) Chim muông, loài động vật nói chung: So loài cầm thú, thẹn mình lắm sao (PhBChâu).

cầm tù
- đg. Giam giữ trong nhà tù. Bị bắt cầm tù.

cẩm
- dt. 1. Viên cảnh sát trưởng thời thực dân Pháp: ông cẩm viên cẩm. 2. Sở cảnh sát thời thực dân Pháp: sở cẩm.

cẩm chướng
- dt. (H. cẩm: gấm; chướng: tấm chướng) Loài cây nhỏ có hoa thơm và có cánh nhiều màu sặc sỡ: Bó hoa cẩm chướng thơm ngát.

cẩm lai
- d. Cây rừng cùng họ với trắc, gỗ nặng, rắn, lõi đỏ hay đỏ vàng, có nhiều vân.

cẩm nang
- dt. 1. Túi gấm, chứa những lời khuyên bí ẩn, thường dùng trong truyện cổ: giở cẩm nang mong tìm thấy mưu mẹo cao kì. 2. Sách ghi tóm lược những điều quan trọng và thiết yếu về vấn đề nào đó: cẩm nang thuốc cẩm nang của người cách mạng.

cẩm nhung
- dt. (H. cẩm: gấm; nhung: nhung) Hàng dệt hoa rất mịn: Bà ta mặc áo cẩm nhung.

cẩm thạch
- d. x. đá hoa.

cẩm tú
- dt. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp hoặc văn chương rất hay, ví như có vẻ đẹp, hay giống như gấm thêu: non sông cẩm tú câu văn cẩm tú.
- (xã) h. Cẩm Thuỷ, t. Thanh Hoá.

cấm
- đgt. 1. Không cho phép: Chẳng ai cấm người mang bị nói khoác (tng) 2. Không được có: Cấm lửa. // tt. Không được xâm phạm: Rừng cấm.

cấm chỉ
- đg. Cấm hẳn, không cho phép được tiếp tục. Cấm chỉ việc buôn bán thuốc phiện.

cấm cố
- đgt. Bị phạt giam trong ngục, không cho ra ngoài: bị cấm cố suốt mấy năm.

cấm cửa
- đgt. Không cho phép đến nhà mình nữa: Thằng cháu hay ăn cắp, bà cô đã cấm cửa.

cấm địa
- d. Khu vực cấm ngặt không được tự do qua lại.

cấm khẩu
- đgt. Mắc chứng bệnh làm miệng cứng lại, không nói được, thường do biến chứng: cụ ấy đã cấm khẩu.

cấm thành
- dt. (H. cấm: chỗ vua ở; thành: kinh thành) Nơi vua ở (cũ): Cấm thành bỗng chốc xôn xao chiến trường (QSDC).

cấm vận
- đg. Cấm chuyên chở hàng hoá bán cho một nước nào đó, nhằm bao vây và phá hoại kinh tế. Chính sách cấm vận.

cân
- 1 dt. Khăn dùng làm mũ cho nhân vật trong sân khấu truyền thống: cân đai bối tử.
- 2 I. dt. Đồ dùng đo độ nặng nhẹ của vật: đặt lên cân ngoắc vào cân xem thử. 2. Độ nặng nhẹ được xác định: nặng cân nhẹ cân. 3. Tên đơn vị đo cũ bằng 16 lạng ta, mỗi lạng khoảng 0,605 ki-lô-gram: một cân vàng Kẻ tám lạng người nửa cân (tng.) 4. Tên gọi của một ki-lô-gram: mua mấy cân thịt. II. đgt. Dùng cân để biết độ nặng nhẹ của vật gì: cân gạo cho khách hàng cân gian. 2. Cân các vị thuốc theo đơn, hợp thành thang thuốc: cân mấy thang thuốc bổ. III. tt. 1. Ngang bằng, không bị lệch: treo bức tranh không cân. 2. (Tam giác) có hai cạnh bằng nhau: tam giác cân. 3. Tương đương, ngang xứng nhau: cân sức cân tài cân xứng. 4. Công bằng không thiên lệch: ăn ở không cân.

cân bàn
- dt. Cân có mặt bằng trên đó đặt vật nặng để cân: Cân gạo bằng cân bàn.

cân bằng
- I t. 1 Có tác dụng bù trừ lẫn nhau; ngang nhau, tương đương với nhau. Thu và chi cân bằng. 2 Ở trạng thái trong đó tất cả các lực và tất cả các xu hướng đều hoàn toàn loại trừ lẫn nhau. Con lắc đang ở vị trí cân bằng. Mất cân bằng.
- II đg. Làm cho trở thành . Đối trọng dùng để cân bằng một trọng lượng khác.
- III d. Trạng thái . Cân bằng bền. Cân bằng động.

cân đối
- I. tt. Hợp lí, hài hoà giữa các phần khác nhau: Thân hình cân đối Nền kinh tế cân đối giữa các ngành. II. đgt. Làm cho cân đối: phải cân đối giữa các ngành.

cân não
- tt. (H. cân: gân; não: óc) Có tác động đến tinh thần: Cuộc chiến tranh cân não.

cân nhắc
- đg. So sánh, suy xét để lựa chọn. Cân nhắc từng câu, từng chữ. Cân nhắc lợi hại.

cân xứng
- tt. Cân đối, phù hợp giữa các phần khác nhau trong tổng thể: Bố cục cân xứng Hai bên cân xứng nhau.

cần
- 1 dt. (thực) Loài rau thuộc họ hoa tán thường cấy ở chỗ lầy, dùng nấu canh: Có con mà gả chồng gần, có bát canh cần nó cũng đem cho (cd).
- 2 dt. Bộ phận của một số đồ dùng, dài và mảnh, bằng mây, tre, gỗ hoặc sắt, có thể nâng lên, hạ xuống hoặc lắc được: Cần bật bông; Cần đàn bầu.
- 3 dt. ống nhỏ bằng tre cắm trong hũ rượu để hút rượu: Mỗi người cầm một cần, cùng nhau hút rượu; Rượu cần.
- 4 tt. Siêng năng, chăm chỉ: Em học sinh vừa cần vừa ngoan.
- 5 tt. Phải có mới được: Sách cần để học đi thi; Đó là một việc cần. // trgt. Do nhu cầu tức khắc: Một việc cần giải quyết. // đgt. 1. Phải làm gấp: Tôi cần đi ngay 2. Có nhu cầu: Anh có cần quyển sách này không?; Quan có cần, nhưng dân chưa vội (cd).

cần cù
- t. Chăm chỉ, chịu khó một cách thường xuyên. Con người cần cù. Cần cù học tập. Lao động cần cù.

cần kiệm
- 1 tt. Siêng năng, chăm chỉ và tiết kiệm: sống cần kiệm ăn tiêu cần kiệm.
- 2 (xã) h. Thạch Thất, t. Hà Tây.

cần kíp
- tt. Phải làm ngay; Phải thực hiện gấp: Vấn đề cán bộ là một việc rất trọng yếu, rất cần kíp (HCM).

cần mẫn
- t. Siêng năng và lanh lợi. Người giúp việc cần mẫn. Làm ăn cần mẫn.

cần thiết
- tt. Rất cần, không thể không làm, không có: việc cần thiết cần thiết phải giải quyết sớm.

cần vụ
- dt. (H. cần: chịu khó; vụ: việc) Nhân viên giúp những việc vặt trong sinh hoạt của một cán bộ trung cao cấp: Tôi được làm cần vụ cho đồng chí, tôi cũng thích (NgKhải).

cần xé
- d. Đồ đựng bằng mây tre, giống như cái giành to, miệng rộng, đáy sâu, có quai, thường dùng để đựng hàng hoá chuyên chở.

cẩn
- đgt. Khảm: Đồ vật cẩn xà cừ.

cẩn bạch
- tt. Kính trọng mà bày tỏ, mà nói ra: mấy lời cẩn bạch.

cẩn mật
- tt, trgt. (H. cẩn: cẩn thận; mật: kín đáo) Cẩn thận và nghiêm ngặt: Canh gác cẩn mật.

cấn
- 1 d. (ph.). Cặn. Cấn nước chè.
- 2 đg. (ph.). 1 Vướng cái gì có cạnh. Ván kê không bằng, nằm cấn đau cả lưng. 2 Vướng, mắc. Cấn giá sách nên không kê được tủ.
- 3 đg. (ph.). Bắn, hoặc gán (nợ).

cận
- I. tt. 1. Gần, trái với viễn (xa): Ngày cận tết cận cảnh cận chiến cận dưới cận đại cận kim cận nhiệt đới cận thị cận trên cận vệ gần cận kề cận kế cận lân cận phụ cận, thiển cận tiệm cận tiếp cận tương cận viễn cận. 2. Cận thị, nói tắt: đeo kính cận. II. Có quan hệ gần gũi, thân thiết: cận thần hầu cận thân cận.

cận chiến
- đgt. (H. chiến: đánh nhau) Đánh nhau giáp lá cà: Dùng lưỡi lê trong cuộc cận chiến.

cận đại
- d. (thường dùng phụ cho d.). Thời đại lịch sử trước thời hiện đại. Sử cận đại.

cận thị
- dt. Bệnh của mắt, làm cho chỉ nhìn rõ nét được những vật ở gần, không nhìn rõ được những vật ở xa.

cận vệ
- dt. (H. vệ: giữ gìn) Lính hầu ở bên cạnh vua chúa: Bọn cận vệ đã trở thành kiêu binh.

cấp
- 1 d. 1 Mặt phẳng hẹp làm bậc để bước lên, bước xuống. Thềm ba cấp. 2 Loại, hạng trong một hệ thống (xếp theo trình độ cao thấp, trên dưới, v.v.). Chính quyền các cấp. Sĩ quan cấp tá. Vận động viên cấp 1. Gió cấp 3. Các cấp I, II, III của bậc phổ thông (trong hệ thống giáo dục trước đây).
- 2 d. Hàng mỏng, dệt bằng tơ tằm, có nhiều hoa, bóng và mịn.
- 3 đg. Giao cho hưởng, giao cho toàn quyền sử dụng. Cấp học bổng cho học sinh. Cấp giấy phép.
- 4 t. (id.). Gấp, kíp. Việc cấp lắm.

cấp báo
- đgt. Báo ngay cho biết, không được chậm trễ: lệnh cấp báo tin cấp báo.

cấp cứu
- đgt. (H. cấp: gấp; cứu: cứu chữa) Cần cứu chữa ngay để tránh tử vong: Bị chảy máu não, phải đưa đi cấp cứu.

cấp dưỡng
- I đg. (id.). Cung cấp cho người già hoặc yếu những thứ cần thiết cho đời sống. Cấp dưỡng những người già yếu, tàn tật.
- II d. Người làm công việc nấu ăn trong cơ quan, quân đội, v.v. Làm . Công tác cấp dưỡng.

cấp hiệu
- dt. Phù hiệu đeo ở hai ve cổ áo của quân nhân, chỉ cấp bậc quân hàm, hình bình hành, có màu sắc phân biệt theo quân binh chủng.

cấp thời
- p. (hoặc t.). Ngay tức thời, ngay lập tức. Đối phó cấp thời. Các nạn nhân cần được trợ giúp cấp thời, không thể chậm trễ.

cấp tiến
- 1 I. đgt. Tiến lên nhanh mạnh: Lớp trẻ bây giờ cấp tiến hơn chúng ta xưa. II. tt. Có tư tưởng tiến bộ; phân biệt với bảo thủ: đảng cấp tiến chủ nghĩa cấp tiến.
- 2 (xã) tên gọi các xã thuộc h. Sơn Dương (Tuyên Quang), h. Tiên Lãng (tp. Hải Phòng).

cập kê
- tt. (H. cập: đạt tới; kê; cái trâm cài Theo Kinh Lễ, người con gái Trung-hoa cũ khi đến tuổi 15, thì cài trâm, tỏ là đã đến tuổi lấy chồng) Đến tuổi lấy chồng (cũ): Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê (K).

cất
- 1 đg. 1 Nhấc lên, đưa lên. Cất lưới. Cất gánh lên vai. Cất cao đầu. 2 Nhấc lên, đưa lên, làm cho bắt đầu hoạt động để làm việc gì. Cất bước*. Ngựa cất vó. Cất cánh*. 3 Dựng lên (nói về nhà cửa). Cất nhà. Cất nóc. 4 Làm vang lên. Cất tiếng gọi. Tiếng hát cất lên. 5 Nhấc lên để bỏ ra khỏi người, không mang nữa. Cất mũ chào. Lòng như vừa cất được gánh nặng (b.). Cất được nỗi lo (b.). 6 (cũ; kết hợp hạn chế). Tước bỏ, không giao cho làm, không cho nắm giữ nữa. Cất quyền. Cất chức*. 7 Dứt (nói về cơn đau). Cất cơn sốt. 8 Để vào một chỗ nhất định, thường là kín đáo hoặc chắc chắn, nhằm giữ lại trong khi chưa dùng đến. Cất tiền vào tủ. Hàng hoá cất trong kho. 9 Mang đi cả chuyến một số lượng hàng hoá để buôn. Cất hàng. Buôn cất. Bán cất (bán cho người buôn cất).
- 2 đg. Dùng nhiệt làm cho chất lỏng trong một hỗn hợp hoá hơi, rồi cho hơi gặp lạnh ngưng lại, để thu chất nguyên chất hoặc tinh khiết hơn. Cất tinh dầu. Cất rượu. Nước cất*.

cất giấu
- đgt. Để vào chỗ kín đáo, không cho ai thấy, ai biết: cất giấu vũ khí cất giấu tài liệu cất giấu cái gì cũng bị lộ.

cất nhắc
- đgt. Nâng đỡ để đưa lên một địa vị cao hơn: Người như thế cũng bị dìm xuống, không được cất nhắc (HCM).

cất tiếng
- đgt. 1. Lên giọng để nói, để hát: cất tiếng hát. 2. Phát biểu: Trong cuộc họp mọi người đều im thin thít, chỉ mình tôi cất tiếng chẳng ăn thua gì.

cật
- 1 dt. Phần thân người ở giữa lưng: No cơm, ấm cật, dậm dật mọi nơi (cd).
- 2 dt. Quả thận của động vật; Bầu dục: Cật lợn.
- 3 dt. Phần cứng ở ngoài của thân cây tre, cây hóp: Lấy cật tre làm nẹp phên. // tt. Nói tre đã già, có cật rắn: Tre cật.

cật lực
- p. (Làm việc gì) một cách hết sức lực. Lao động cật lực. Gánh một gánh nặng cật lực.

cật vấn
- đgt. Hỏi vặn, gặng hỏi cặn kẽ, nghiêm nhặt: lính gác cật vấn người qua lại.

câu chấp
- đgt. (H. câu: bắt; chấp: trách móc) 1. Để ý đến những điều lặt vặt và hay trách móc: Đừng nói đùa với người hay câu chấp 2. Bo bo giữ ý cũ, không linh hoạt theo tình hình: Người hay câu chấp thì không theo kịp phong trào.

câu chuyện
- d. Sự việc hoặc chuyện được nói ra. Câu chuyện thương tâm. Cắt ngang câu chuyện.

câu đố
- dt. Câu văn vần, mô tả đối tượng nào một cách khéo léo, úp mở, dùng để đố nhau: đặt câu đố một câu đố hóc búa.

câu đối
- dt. 1. Câu văn gồm hai vế có lời và ý đối nhau: Thầy đồ ra câu đối cho học trò 2. Đồ trang trí bằng hai tấm gỗ hoặc hai tấm lụa, hoặc hai tờ giấy dài màu đỏ, trên đó có hai câu văn bằng chữ Hán hay bằng tiếng Việt đối nhau từng chữ, từng tiếng, để chúc nhau, để mừng nhau: Trong nhà treo đôi câu đối sơn son thếp vàng; Ngày tết cụ đồ viết câu đối bán 3. Tấm vải hay hàng có viết hoặc dán lời chia buồn trong đám tang: Đến hàng hai trăm câu đối (NgCgHoan).

câu hỏi
- dt. Câu đặt để yêu cầu người nghe trả lời: Câu hỏi của giám khảo khó quá; Câu hỏi đó làm cho chúng ta càng thêm chú ý (HCM).

câu lạc bộ
- d. Tổ chức lập ra cho nhiều người tham gia sinh hoạt văn hoá, giải trí trong những lĩnh vực nhất định; nhà dùng làm nơi tổ chức các hoạt động văn hoá giải trí như thế. Câu lạc bộ thể thao. Sinh hoạt câu lạc bộ. Chơi bóng bàn ở câu lạc bộ.

câu thúc
- đgt. Bó buộc, gò ép, không được tự do: bị câu thúc thân thể Lễ giáo phong kiến câu thúc quá đỗi.

cầu
- 1 dt. Công trình xây dựng bắc qua mặt nước như sông, hồ hoặc một nơi đất trũng để tiện việc qua lại: Cầu bao nhiêu dịp em sầu bấy nhiêu (cd); Bắc cầu mà noi, ai bắc cầu mà lội (tng).
- 2 dt. Công trình xây dựng ở các bến, nhô ra xa bờ để cho tàu, thuyền cập bến: Tàu bắt đầu rời bến, người đứng trên cầu vẫy tay chào.
- 3 dt. Quán ở giữa đồng: Trời nắng, thợ cấy rủ nhau vào cầu nghỉ.
- 4 dt. 1. Đồ chơi làm bằng đồng tiền có giấy xỏ qua lỗ hoặc bằng một miếng da tròn trên mặt cắm lông hay là một túm giấy, dùng để đá chuyền cho nhau, cũng để thi xem đá lên được bao nhiêu lần: Em bé mê đá cầu quên cả bữa ăn 2. Đồ chơi bằng vải hình tròn, dùng để tung bắt: Nhiều nơi ở miền núi có trò chơi tung cầu.
- 5 dt. Sự đòi hỏi về hàng hoá để tiêu dùng: Mong có sự cân đối giữa cung và cầu.
- 6 tt. Tròn như quả bưởi: Hình cầu.
- 7 đgt. 1. Mong được: Cầu được ước thấy (tng); ăn không cầu no, ở không cầu yên 2. Xin đấng linh thiêng ban cho mình những điều mong ước: Bà cụ lên chùa cầu Phật phù hộ độ trì cho con cháu.

cầu an
- đg. Chỉ mong được yên thân mà thôi. Sống cầu an.

cầu cạnh
- đgt. Xin xỏ, quỵ luỵ người quyền thế mong được danh lợi: thói cầu cạnh sống không cầu cạnh ai cả.

cầu chì
- dt. Dây kim loại, thường là chì, dễ nóng chảy đặt xen trong một mạch điện, phòng khi dòng điện tăng quá mức thì tự động cắt mạch điện: Cháy cầu chì tránh được hoả hoạn.

cầu cứu
- đg. Xin được cứu giúp trong cảnh nguy nan.

cầu hôn
- đgt. Xin được lấy làm vợ: lễ cầu hôn.

cầu nguyện
- đgt. (H. cầu: xin; nguyện: mong mỏi) Xin một đấng thiêng liêng ban cho một việc gì: Bà cụ đọc kinh cầu nguyện cả buổi tối.

cầu thủ
- d. Người tập luyện hoặc thi đấu một môn bóng nào đó. Cầu thủ bóng đá.

cầu tiêu
- dt. Nhà hoặc nơi có chỗ ngồi đại tiện.

cầu tự
- đgt. (H. cầu: xin; tự: nối dõi) Đến các đền chùa cầu xin có con trai để nối dõi tông đường: Chiều chuộng quá như con cầu tự (NgTuân).

cầu vồng
- d. Hiện tượng quang học khí quyển, là hình vòng cung gồm nhiều dải sáng, phân biệt đủ bảy màu chính, xuất hiện trên bầu trời phía đối diện với mặt trời (hay mặt trăng), do hiện tượng các tia sáng mặt trời bị khúc xạ và phản xạ qua những giọt nước trong màn mưa hoặc mây mù tạo thành. Bắn cầu vồng (bắn theo hình cầu vồng; câu).

cầu xin
- đgt. Xin nài khẩn khoản, nhẫn nhục nói chung: cầu xin người có quyền thế không cần cầu xin ai điều gì.

cẩu
- 1 dt. Con chó (thường dùng khi nói đùa): Anh em chia nhau thịt cẩu.
- 2 dt. Phương tiện cơ giới dùng để nâng chuyển hàng nặng: Dùng cẩu nâng máy lên tàu. // đgt. Chuyển hàng nặng bằng cây cẩu: Cẩu tên lửa lên bệ phóng.

cẩu thả
- t. Không cẩn thận, chỉ cốt cho xong. Chữ viết cẩu thả. Làm ăn cẩu thả.

cấu
- đgt 1. Bấm hai đầu móng tay vào và lôi ra: cấu vào tay cấu lấy một miếng xôi. 2. Xâu xé ra từng ít một: Tiền của tập thể mỗi người cấu một ít như thế thì còn làm ăn gì nữa.

cấu tạo
- đgt. (H. cấu: kết lại; tạo: làm thành) Kết hợp nhiều bộ phận để làm thành một đối tượng: Chi bộ là những tế bào cấu tạo thành đảng (VNgGiáp).

cấu thành
- I đg. Làm thành, tạo nên. Các bộ phận cấu thành của một hệ thống.
- II d. Thành phần và tỉ lệ giữa các thành phần. Số lượng và dân số.

cậu
- dt. 1. Em trai của vợ hoặc của mẹ: Các cậu các dì đến chơi. 2. Người ít tuổi hơn, theo cách gọi của người lớn tuổi: Cậu học trò đến đây có việc gì? 3. Con trai ít tuổi của những nhà quyền quý: cậu cả cậu ấm cô chiêu. 4. Cha, theo cách xưng với con hoặc chồng, theo cách gọi của vợ: Cậu nó đi đâu đấy? Các con đến đây cậu bảo.

cây
- dt. 1. Thực vật có thân, lá rõ rệt: Cây bưởi; Cây xoan; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (tng) 2. Vật có thân hình dài như thân cây: Cây sào 3. Vật dựng đứng lên: Cây hương 4. Kết quả của sự vun đắp: Cây đức chồi nhân 5. Cây số nói tắt: Đường Hà-nội đi Hải-phòng dài hơn một trăm cây 6. Người trội về một mặt nào: Cây sáng kiến; Cây văn nghệ 7. Lạng vàng: Ngôi nhà đáng giá sáu trăm cây 8. Mười gói thuốc lá: Mua hai cây ba số năm 9. Một súc vải: Bán sỉ một lúc năm cây vải.

cây cỏ
- d. Như cỏ cây.

cây nến
- dt. 1. Từng thỏi nến dùng để thắp: Tắt điện, phải thắp cây nến để làm việc 2. Đồ dùng để cắm nến trên bàn thờ: Hai cây nến đặt hai bên bát hương.

cây số
- d. 1 Trụ xây hoặc cột chôn cạnh đường để làm mốc cho khoảng cách từng kilomet một, trên đó có ghi số kilomet tính từ một nơi nào đó hoặc cách xa một nơi nào đó. Đường rẽ ở chỗ cây số 5. 2 Tên gọi thông thường của kilomet. Cách nhau ba cây số.

cây viết
- dt. đphg 1. Bút: đưa cây viết đây. 2. Người chuyên viết văn, viết báo, nổi trội mặt nào: một cây viết nhiều triển vọng.

cây xăng
- Trạm bán xăng: Đỗ xe trước cây xăng để mua xăng.

cấy
- đg. 1 Cắm cây non xuống đất ở chỗ khác cho tiếp tục sinh trưởng. Cấy lúa. Cấy rau. Có cấy có trông, có trồng có ăn (tng.). 2 Trồng lúa, làm ruộng. Cấy rẽ ruộng địa chủ. Ruộng cấy hai vụ. 3 (chm.). Nuôi vi sinh vật trong môi trường thích hợp để nghiên cứu. Cấy vi trùng lao. 4 (chm.). Ghép tế bào mô vào cơ thể để phòng hoặc chữa bệnh. Cấy răng. 5 (chm.). Nuôi mô thực vật trong ống nghiệm để tạo ra một cây mới. Phương pháp cấy mô.

cậy
- 1 đgt. Cạy, làm bật ra: cậy cửa.
- 2 đgt. 1. Nhờ vả việc gì: việc này phải cậy người quen mới được chẳng cậy được ai. 2. ỷ vào thế mạnh, dựa vào ưu thế riêng của mình: cậy tài cậy lắm tiền nhiều của.

cậy thế
- đgt. ỷ vào thế mạnh mà ức hiếp người khác hoặc làm liều: Canh rau cũng thể canh rau, để ai cậy thế, ỷ giàu mặc ai (cd).
Từ điển tiếng Việt
A
B (1)
B (2)
B (3)
B (4)
C (1)
C (2)
C (3)
C (4)
C (5)
C (6)
D (1)
D (2)
D (3)
D (4)
D (5)
E
G (1)
G (2)
G (3)
H (1)
H (2)
H (3)
H (4)
I
K (1)
K (2)
K (3)
L (1)
L (2)
L (3)
L (4)
M (1)
M (2)
M (3)
N (1)
N (2)
N (3)
N (4)
O
P (1)
P (2)
Q
R (1)
R (2)
S (1)
S (2)
S (3)
T (1)
T (2)
T (3)
T (4)
T (5)
T (6)
T (7)
T (8)
T (9)
T (10)
T (11)
T (12)
U
V (1)
V (2)
X (1)
X (2)
Y