R (1)
Tác giả: Nhóm biên soạn
ra
- I. đg. 1. Đi về phía ngoài : Ra sân. 2. Đi về phía có nơi rộng hơn hoặc đi tới đó : Dắt trâu ra đồng; Thuyền ra khơi ; Ra bờ biển nghỉ mát. 3. Đi về phía một địa điểm từ đó người ta có thể đi xa nữa : Ra ga ; Ra bến tàu ; Ra cảng ; Ra sân bay. 4. Đi đến hoặc đi về phía một điểm ở hướng Bắc nước Việt Nam khi khởi hành từ một nơi ở phía Nam điểm ấy : Từ Biên Hòa ra Nha Trang ; Từ Vinh ra Hà Nội. 5. Công bố, truyền đi cho quần chúng rộng rãi biết : Ra nghị định ; Ra báo. 6. Tách mình khỏi : Sinh viên hết khóa ra trường. 7. Sinh : Cải đã ra hoa. II. g. 1. Trở thành : Xay gạo ra bột. 2. Đến kết quả là : ép lạc ra dầu. 3. Cho xứng đáng : Sống ra sống, đừng sống hèn nhát. Ra ngô ra khoai. Vỡ lẽ, ngã ngũ, rõ ràng : Tìm manh mối cho ra ngô ra khoai; Thanh toán ra ngô ra khoai . III. ph . Theo hướng trở nên tốt hơn : Đẹp ra ; Trắng ra .
ra dáng
- 1 Có dáng vẻ giống như (trong khi chưa phải đã hoàn toàn như thế). Trông đã ra dáng một thiếu nữ. Nói ra dáng người lớn lắm. 2 (kng.). Quá mức bình thường. Trông đẹp ra dáng.
ra đi
- ra-đi1 (F. radis) dt. Loại cây cùng họ với cải củ.
- ra-đi2 dt. Ra-đi-um, nói tắt.
ra đời
- đgt 1. Đẻ ra; Sinh ra; Được thành lập: Quốc tế cộng sản ra đời (PhVĐồng). 2. Bước vào cuộc sống thực tế: Mới ra đời nên còn bỡ ngỡ.
ra hiệu
- đg. Làm dấu hiệu, thường bằng cử chỉ, để báo cho biết. Giơ tay ra hiệu cho xe đỗ lại. Nháy mắt ra hiệu.
ra mắt
- đgt. Xuất hiện lần đầu trước tập thể những người có quan hệ nào đó: ra mắt trước cử tri cho ra mắt bạn đọc cuốn sách mới.
ra mặt
- đgt Tỏ ra công nhiên, không giấu giếm: Hắn đã ra mặt làm tay sai cho đế quốc.
- trgt Hiển nhiên: Ai ai cũng vui (Ng-hồng).
ra oai
- Tỏ ra có quyền thế, uy lực để làm cho người ta sợ.
ra rả
- t. Từ gợi tả những âm thanh cao và lặp đi lặp lại, kéo dài mãi, nghe khó chịu. Tiếng ve kêu ra rả. Nói ra rả suốt ngày.
ra rìa
- đgt., khng. Bị gạt bỏ: Mày không làm cẩn thận, người ta cho ra rìa đấy.
ra sức
- đgt Cố gắng: Ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước (HCM); Họ Chung ra sức giúp vì (K).
ra tòa
- Nói người hay việc đã đưa xét xử trước tòa án.
ra vẻ
- 1 Có vẻ như là. Ra vẻ thành thạo. Làm ra vẻ rất tự nhiên. 2 (kng.). Có được cái vẻ, cái hình thức bên ngoài. Sửa sang nhà cửa cho ra vẻ một tí. Ăn nói ra vẻ lắm.
rá
- dt. Đồ dùng để vo gạo, đựng các thức nấu, thường được đan bằng tre nứa hoặc làm bằng nhựa, nhôm: đan rá lấy ra vo gạo.
rạ
- 1 dt Gốc cây lúa còn lại sau khi gặt: Cắt rạ về lợp nhà; Ba gian nhà rạ lòa xòa, đẹp duyên coi tựa tám tòa nhà lim (cd).
- 2 dt (đph) Thuỷ đậu: Cháu nó lên rạ, cần phải kiêng gió.
rác
- 1.d. Những vật vụn vặt và nhơ bẩn vương vãi trong nhà, ngoài sân, ngoài đường như rơm rạ, giấy vụn giẻ rách... : Quét cho sạch rác. Coi người như rác. Khinh người quá. Tiêu tiền như rác. Tiêu pha quá phung phí. 2. t. Nhơ bẩn : Vứt bã mía rác cả nhà.
rạc
- t. 1 Ở trạng thái gầy đi trông thấy, đến mức xơ xác. Người rạc đi như xác ve. Gầy rạc. 2 (dùng trước d.). Cảm thấy như rã rời, vì quá mệt mỏi. Đi rạc cẳng. Nói rạc cả cổ. Cối nặng, quay rạc tay. 3 (Cây cối) ở trạng thái tàn lụi đi, trông xơ xác. Bèo rạc. Rét quá, rau rạc hết lá.
rạc cẳng
- tt, trgt Nói chân không còn muốn bước đi nữa vì đã mệt quá: Đường xa, đi rạc cẳng mà chưa tới nơi.
rách
- t. Có những chỗ bị toạc ra : áo rách ; Giấy rách.
rách rưới
- t. Rách nhiều do quá nghèo túng (nói khái quát). Ăn mặc rách rưới. Túp lều tranh rách rưới.
rạch
- 1 dt. Đường dẫn nước từ sông vào đồng ruộng, thuyền bè có thể đi lại: đào kênh, rạch hệ thống kênh, rạch.
- 2 I. đgt. Dùng vật sắc nhọn làm đứt từng đường trên bề mặt: rạch giấy bị kẻ cắp rạch túi. II. dt. Đường rãnh nhỏ, nông được xẻ trên mặt ruộng để gieo hạt, trồng cây: xẻ rạch đánh rạch.
- 3 đgt. Ngược dòng nước để lên chỗ cạn, thường nói về cá rô: bắt cá rô rạch.
rạch ròi
- tt Rành mạch, rõ ràng: Nhiều câu tục ngữ rạch ròi, chí lí (DgQgHàm); Giảng giải điều hơn lẽ thiệt, rạch ròi kẽ tóc chân tơ (PhKBính).
rải
- d. Dọc cây khoai nước.
- đg. Rắc ra, vãi ra cho đều trên một khoảng rộng : Rải thóc ra phơi ; Rải đá lót đường.
- đg. Nói cá đẻ : Mùa cá rải.
rải rác
- t. Ở trạng thái phân tán ra nhiều nơi, tương đối cách xa nhau. Cây mọc rải rác trên đồi. Dân cư sống rải rác. Rải rác đâu cũng có.
rải rắc
- đgt. Gieo vãi lung tung ở nhiều nơi, nhiều chỗ: Gạo rải rắc khắp nhà rải rắc tư tưởng độc hại.
rái cá
- dt Loài động vật ăn thịt, sống ở bờ nước, bơi rất giỏi, thường bắt cá ăn: Người ta bắt rái cá để lấy bộ lông.
ram
- (đph) d. Món ăn làm bằng bánh đa gói thịt và gia vị rán lên : Ram ngoài Bắc gọi là chả rán hoặc nem Sài Gòn.
- d. Xấp giấy gồm năm trăm tờ hoặc hai mươi thếp.
rám nắng
- tt Nói da sạm đi vì nắng: Nét mặt rám nắng của họ mờ hẳn đi trong đám khói cay nồng (Ng-hồng).
rạm
- d. Loài cua nhỏ, mình mỏng, bụng vàng, chân có lông, ở đồng nước mặn.
rán
- 1 đg. Làm cho chín trong dầu mỡ đun sôi. Đậu phụ rán vàng. Cá rán. Rán mỡ (làm cho thành mỡ nước chín).
- 2 đg. (cũ; id.). Ráng. Rán sức.
rạn
- 1 dt. Đá ngầm ở dưới biển, không nhô lên khỏi mặt nước: hòn rạn.
- 2 đgt. Nứt thành từng đường nhỏ: Tấm kính bị rạn nhiều chỗ.
rạn nứt
- tt 1. Có những vết rạn khá lớn: Cái bát rơi đã rạn nứt rồi. 2. Không được nguyên vẹn; Không có sự đoàn kết chặt chẽ: Tình đoàn kết rạn nứt; Tình bạn rạn nứt; Nguy cơ rạn nứt.
rang
- đg. Làm chín bằng cách đảo đi đảo lại trong chảo nóng và khô : Rang lạc ; Rang ngô.
ràng
- đg. Buộc chặt bằng nhiều vòng. Ràng gói hàng sau yên xe.
ràng buộc
- đgt. Bắt buộc phải làm theo khuôn khổ nào đó, không thể khác được: Hai bên ràng buộc lẫn nhau không nên ràng buộc con cái nhiều quá.
rạng rỡ
- tt Hết sức vẻ vang: Làm cho tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài (PhVĐồng).
ranh
- 1 .d. Đứa con đẻ ra không nuôi được và, theo mê tín, lại lộn lại làm con. 2. t. Tinh quái : Thằng bé ranh lắm. Mẹ ranh. Người đàn bà tinh quái.
- d. Chỗ ngăn ra để làm giới hạn.
ranh con
- d. (kng.). Trẻ con tinh quái (thường dùng làm tiếng chửi mắng). Đồ ranh con!
ranh giới
- dt. Đường phân giới hạn giữa hai bên: ranh giới giữa hai tỉnh xác định ranh giới giữa hai xã.
ranh ma
- tt Tinh quái: Những cử chỉ tinh ma của vài cậu học trò (ĐgThMai).
ranh mãnh
- Tinh quái, tò mò.
rành
- I đg. (ph.). Biết rõ, thạo, sành. Mới đến, chưa rành đường đất. Rành nghề. Âm nhạc, tôi không rành.
- II t. (ph.). 1 (id.). Rõ. Nói từng tiếng. Cắt nghĩa không rành. 2 Chỉ có một loại mà thôi, không có loại nào khác. Cửa hàng chỉ bán rành hàng mĩ nghệ.
rành mạch
- tt. Rõ ràng, phân minh, đâu ra đấy: Sổ sách rành mạch ăn chia rành mạch.
rảnh
- tt 1. Không bận việc gì: Dạo này tôi được rảnh.2. Khỏi lôi thôi: Trả nợ số tiền ấy cho rảnh.
rảnh mắt
- Không bận mắt, khỏi phải nhìn đến : Cút đi cho rảnh mắt.
rảnh rang
- t. Rảnh, đỡ bận bịu (nói khái quát). Lúc rảnh rang ngồi uống với nhau chén nước. Đầu óc rảnh rang.
rảnh tay
- tt Được nghỉ ngơi; Không bận việc: Rảnh tay lúc nào là giở sách ra học (NgKhải).
rãnh
- d. 1. Đường xẻ ra cho nước chảy : Khơi rãnh. Đánh rãnh. Xẻ đường cho nước chảy : Đánh rãnh chung quanh vườn. 2. Đường dài nhỏ và lõm xuống : Rãnh để bút ở cạnh bàn.
- Rao Nói to tên một thứ hàng cho mọi người đều biết : Rao báo mới trên tàu. Bán rao. Không có giá trị đáng kể : Danh dự của lũ tay sai chỉ là của bán rao.
rao
- đg. Làm cho ai cũng có thể biết bằng cách nói to lên ở nơi công cộng hoặc đăng báo. Mõ rao mời làng ra đình bổ thuế. Rao hàng. Bán rao*. Mục rao vặt trên báo.
rào
- 1 dt., đphg, cũ Sông nhỏ: lội qua rào.
- 2 I. dt. Vật dùng để ngăn chắn, bao quanh, không cho ai đi qua được: chặt rào cắm rào. II. đgt. Dùng rào ngăn chắn, bao quanh: rào vườn rào cổng.
ráo
- tt Đã khô, không còn thấm nước: Quần áo đã ráo; Đường đã ráo; Chưa ráo máu đầu đã lên mặt dạy đời (cd); Nói ráo cả họng; Hãy lau ráo lệ ngẩng cao đầu (Tố-hữu).
- trgt 1. Không còn gì: Hết cả tiền. 2. Hết cả: Quần áo ướt ráo.
ráo riết
- Khắt khe, rất chặt chẽ : Tính nết ráo riết ; Chuẩn bị ráo riết.
rạo rực
- đg. 1 (cũ; id.). Có cảm giác nôn nao, khó chịu trong người. Người rạo rực, buồn nôn. 2 Ở trạng thái có những cảm xúc, tình cảm làm xao xuyến trong lòng, như có cái gì thôi thúc, không yên. Tin vui làm rạo rực lòng người. Rạo rực một niềm vui khó tả.
ráp
- 1 đgt. 1. Lắp, đặt vào cho khớp, cho khít vào với nhau: ráp các bộ phận lại với nhau. 2. Tập trung, tụ tập nhau lại để cùng làm một việc: ráp vào kéo cây gỗ.
- 2 (F. rafle) đgt. Bao vây bất ngờ để bắt người hàng loạt: Giặc đi ráp lùng ráp.
- 3 đgt., cũ Nháp: bản viết ráp.
- 4 tt. Xơ, không mịn: Mặt bàn bào còn ráp.
rạp
- 1 dt 1. Nhà làm tạm để che mưa nắng trong hội hè, cưới xin, ma chay: Dựng rạp ở giữa sân. 2. Nhà chuyên dùng để biểu diễn văn nghệ: Rạp tuồng; Rạp chiếu bóng; Rạp hát; Rạp tuồng vân cẩu còn đông khách, góc túi càn khôn đủ chứa ta (Bùi Kỉ).
- 2 trgt 1. Nói cúi hẳn xuống: Hồi đó, khi vua đi qua mọi người phải cúi rạp xuống. 2. Nói ngọn cây đổ hẳn về một phía: Lá đổ rạp xuống ruộng.
- tt Thấp: Vồng mưa rào, vồng cao gió táp (tng).
rát
- t. X. Nhát : Thằng bé rát quá.
- t. Có cảm giác thấy da nong nóng và choi chói như khi bị bỏng : Ăn dứa rát lưỡi. Rát cổ bỏng họng. Nhiều lời mà không có hiệu quả gì : Rát cổ bỏng họng mà con vẫn nghịch như quỷ.
rau
- 1 d. Tên gọi chung các thứ cây, thường thuộc loại thân cỏ, có thể dùng làm thức ăn cho người. Vườn rau. Rau cải. Cửa hàng rau. Rau nào sâu ấy* (tng.).
- 2 (ph.). x. nhau1.
rày
- dt., đphg Nay: từ rày về sau rày gió mai mưa.
ráy tai
- dt X. Ráy 2.
rắc
- Tiếng kêu giòn phát ra từ một vật cứng bị gẫy : Cành cây khô gãy đánh rắc một cái.
rắc rối
- t. Có nhiều yếu tố mà mối quan hệ với nhau phức tạp, khó nắm, khiến cho trở nên khó hiểu, khó giải quyết. Việc rắc rối giải quyết mãi chưa xong. Bài toán rắc rối.
rắn
- 1 dt. Động vật thuộc loài bò sát, thân dài, có vẩy, thường có nọc độc ở miệng: rắn độc Rắn đổ nọc cho lươn (tng.).
- 2 tt. 1. Cứng, chịu đựng được sự tác động của lực cơ học: rắn như đá. 2. Vững vàng, chịu đựng được mọi tác động của tâm lí, tình cảm: Lòng rắn lại Người đâu mà rắn thế, ai nói cũng trơ ra. 3. (Vật chất) có hình dạng xác định, không phụ thuộc vào vật chứa: chất rắn.
rắn chắc
- tt Không mềm tí nào: Bắp thịt rắn chắc.
rắn hổ lửa
- x. Hổ lửa.
rắn hổ mang
- dt. Rắn độc, sống ở đồng ruộng làng mạc vườn tược đê điều bờ bụi..., dài trên 1m, có khả năng bạnh cổ, lưng nâu thẫm, vàng lục hay đen, mặt bụng gần cổ có dải rộng sẫm nằm ngang, đầu hơi rộng và dẹp, kiếm ăn chủ yếu về đêm, ăn thú nhỏ, chuột, ếch, cóc, thằn lằn...; còn gọi rắn hổ mang thường, rắn mang bành, rắn phì, rắn hổ đất.
rắn lục
- dt Loài rắn nhỏ, nhưng rất độc: Da rắn lục màu lá cây, nên khó nhận thấy.
răng
- d. 1. Phần cứng mọc ở hàm trong miệng, dùng để nhai hay cắn. Chân răng kẽ tóc. Tỉ mỉ, cặn kẽ : Nói hết chân răng kẽ tóc; Môi hở răng lạnh. Người có quan hệ chặt chẽ với người đang trải qua bước khó khăn gian khổ cũng phải chịu đựng như người này. 2. Bộ phận nhọn, lồi ra, sắp đều nhau thành hàng của những dụng cụ như cưa, bừa... 3. Bộ phận nhọn, lồi ra ở vành ngoài bánh xe trong một bộ máy, ăn khớp với những bộ phận tương tự của những bánh xe khác để chuyền chuyển động.
- (đph) ph. Thế nào : Mần răng ?
răng cửa
- d. Răng dẹp và sắc ở phía trước hàm, dùng để cắn thức ăn.
răng giả
- dt Răng nhân tạo thay răng tự nhiên: Về già nhai bằng răng giả.
răng khôn
- Răng hàm cuối cùng mọc khi đã lớn.
răng nanh
- d. Răng nhọn, sắc, ở giữa các răng cửa và răng hàm, dùng để xé thức ăn.
rằng
- I. đgt. Nói: chẳng nói chẳng rằng. II. lt. Từ biểu thị nội dung sắp nói là điều làm rõ cho điều vừa nói đến: Tôi tin rằng anh ấy sẽ thực hiện đúng lời hứa.
rặng
- dt Dãy dài gồm nhiều vật cùng loại nối tiếp nhau: Giữa trời đứng sững rặng thông reo (Bùi Kỉ); Cả bọn đã khuất sau một rặng núi (NgHTưởng).
râm
- d. Không có bóng nắng : Phơi thóc chỗ râm bao giờ khô được.
râm bụt
- d. Cây nhỡ, lá răng cưa, hoa to, nhị hoa dính liền nhau thành một ống dài ở giữa, thường trồng làm cảnh hay làm hàng rào. Hàng rào râm bụt.
rầm rì
- Nh. Rì rầm.
rầm rộ
- tt, trgt Sôi nổi, mạnh mẽ, với một số đông: Vương cất quân rầm rộ lên đường (NgHTưởng); Rầm rộ cuộc diễu binh vĩ đại (Tố-hữu).
rậm
- t. Nói nhiều vật cùng loại, thường là cây mọc khít nhau : Rừng rậm ; Bụi rậm ; Râu rậm.
rần rần
- tt. 1. Đông đảo, ồn ào, ầm ĩ, vang động: Đoàn người kéo đi rần rần Xe chạy rần rần. 2. Nh. Rần rật.
rận
- dt Loài bọ kí sinh hút máu người, sống trong các nếp quần áo người ở bẩn: Ai ở trong chăn mới biết chăn có rận (tng).
rập
- đg. In theo, phỏng theo đúng như mẫu : Rập kiểu.
rập rờn
- x. dập dờn.
rất
- pht. Cao hơn hẳn mức bình thường: Bức tranh rất đẹp Buổi dạ hội rất vui Thầy giáo rất thương yêu học sinh.
rất mực
- trgt Quá mức thường; ở mức cao lắm: Phong lưu rất mực hồng quần (K); Lão ta cũng rất mực chịu thương chịu khó (Ng-hồng); Văn chương rất mực tài tình, hỡi ai (Tản-đà).
râu
- d. 1. Lông cứng mọc ở cằm, má và mép người đàn ông từ khi đến tuổi trưởng thành hoặc ở mép một số động vật : Mỗi ngày cạo râu một lần ; Râu mèo. 2. Bộ phận của hoa ở một số cây, thò ra ngoài trông như râu : Râu ngô.
rầu
- t. Buồn trong lòng. Nghĩ mà rầu. Rầu thối ruột (kng.).
rây
- I. dt. Đồ dùng gồm lưới kim loại, lỗ nhỏ li ti, căng trên khung để lấy những hạt mịn nhỏ qua đó: mua cái rây. II. đgt. Lắc tròn đều cái rây để hạt nhỏ mịn rơi xuống phía dưới: rây bột.
rầy
- 1 dt (Pháp: rail) (đph): Như Ray: Đường rầy tàu hỏa.
- 2 đgt 1. Làm phiền: Chẳng ai phiền luỵ, chẳng ai rầy (NgCgTrứ). 2. Quở mắng: Nó bị mẹ nó rầy vì đi chơi quên cả bữa ăn.
- tt Lôi thôi; Phiền hà: Công việc ấy cũng lắm.
- 3 trgt, tt Hiện nay: Rầy đó mai đây (tng); Ngày rầy.
rầy rà
- Nh. Rầy : Chuyện rầy rà.
rẫy
- 1 d. Đất trồng trọt ở miền rừng núi, có được bằng cách phá rừng, đốt cây rồi trồng tỉa. Phát rẫy. Mùa làm rẫy. Rẫy sắn.
- 2 đg. Bỏ một cách không chút lòng thương, coi như chẳng còn có quan hệ và trách nhiệm gì với nhau (thường nói về quan hệ vợ chồng). Rẫy vợ.
- 3 đg. (kng.; kết hợp hạn chế). Như giãy (ng. 2). Trưa hè, đường nhựa nóng rẫy.
rè
- (âm thanh) có tiếng rung, pha tạp nhiều âm khác nhau, rất khó nghe: Loa rè Đài phát như thế nào mà nghe rè thế?
rẻ
- 1 dt 1. Nan quạt: Xòe rẻ quạt. 2. Vật giống nan quạt: Mua rẻ sườn về nấu canh.
- 2 tt, trgt Có giá hạ; Không đắt: Dạo này gạo rẻ; Bà ấy bán rẻ đấy; Quan năm quan tám bỏ đi, dù dắt, dù rẻ, quản chi đồng tiền (cd); Bán rẻ còn hơn đẻ lãi (tng).
rẽ
- đg. 1. Tách ra, chia ra : Rẽ khóm lúa. Rẽ đường ngôi. Chia mái tóc phía trước ra làm hai phần bằng một đường thẳng. Rẽ thúy chia uyên. Chia rẽ tình duyên. 2. Đi quặt sang đường khác : Rẽ tay phải.
- - ph. Nói lao động bằng cơ sở vật chất của người khác để được chia lãi : Cấy rẽ; Nuôi lợn rẽ.
rèm
- d. Vật hình tấm, bằng vải hoặc đan bằng tre, trúc, dùng để treo che cửa. Rèm cửa. Buông rèm. Rèm the.
ren
- 1 dt. Tấm đan bằng chỉ mỏng, có hình trang trí, thường có hình răng cưa ở mép: đường viền bằng ren.
- 2 I. dt. Rãnh xoắn ốc sít liền nhau trong các chi tiết của dụng cụ, máy móc: ốc trờn ren. II. đgt. Tạo cho có ren, làm thành ren.
rèn
- đgt 1. Đập kim loại nung đỏ thành đồ dùng: Thanh gươm phải trăm lần rèn mới là quí (HgĐThuý). 2. Luyện cho thành thông thạo: Rèn ý chí; Rèn tay nghề.
rèn luyện
- đg. 1. Dạy và cho tập nhiều để thành thông thạo : Rèn luyện những đức tính tốt cho trẻ em. 2. Tập cho quen : Rèn luyện kỹ năng.
reo
- đg. 1 (thường nói reo lên). Kêu lên tỏ sự vui mừng, phấn khởi. Mừng quá reo lên. Reo lên sung sướng. 2 Phát ra chuỗi âm thanh liên tục, nghe vui tai. Thông reo. Chuông điện thoại reo.
réo
- đgt. 1. Gọi to với giọng đanh, kéo dài: mới sáng sớm đã đến nhà người ta mà réo. 2. Phát ra âm thanh thành từng hồi kéo dài: chuông điện thoại réo mãi mà chẳng có ai đến cầm máy.
rét
- tt 1. Nói thời tiết có nhiệt độ thấp khiến người ta cảm thấy khó chịu: Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thời rét (tng); Trời rét; Mùa rét. 2. Có cảm giác lạnh cả người: Nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi (HCM). 3. Dùng để chống rét: Quần áo rét. 4. Gây những cơn rét: Sốt rét.
rê
- d. Bánh thuốc lá mỏng và to bằng hai bàn tay xòe : Một rê thuốc Gò Vấp.
- d. Nốt nhạc thứ hai trong bảy nốt của âm giai.
- đg. 1. Kéo vật gì nặng trên mặt đất : Rê cái bàn ra ngoài. 2. Kéo rộng ra : Rê lưới.
- Rề Rà Dềng dàng, chặm chạp : Nói rề rà.
rể
- d. Người đàn ông đã lấy vợ, trong quan hệ với cha mẹ vợ và gia đình nhà vợ. Con rể. Làm rể. Cháu rể. Cô dâu, chú rể.
rễ
- dt. 1. Bộ phận của cây, đâm sâu dưới đất để hút dinh dưỡng nuôi cây: Cây đã bén rễ Bão làm nhiều cây trốc rễ, đổ ngã. 2. Người nông dân cốt cán trong cải cách ruộng đất: bồi dưỡng rễ.
rế
- dt Đồ đan bằng mây hay bằng tre dùng để bắc nồi, niêu, xanh, chảo: Nồi nào vào rế ấy (tng); ăn thủng nồi, trôi rế (tng); Chổi cùn rế rách (tng).
rên
- đg. 1.Cg. Rên rẩm. Kêu khừ khừ khi đau ốm : Sốt rét, rên suốt đêm. 2. Than phiền, kêu ca : Mới thiếu thốn một ít đã rên.
rên xiết
- đg. Than thở một cách ai oán vì bị đè nén, áp bức, cực khổ, không chịu đựng nổi. Rên xiết dưới ách nô lệ.
rệp
- dt. 1. Bọ nhỏ, cánh nửa cứng, mình dẹp, tiết chất hôi, hút máu người, chuyên sống ở khe giường, chiếu chăn, ghế phản: giường có rệp. 2. Các loại bọ nhỏ hút nhựa cây nói chung: phun thuốc trừ rệp cho cây.
rết
- dt Loài tiết túc có nọc độc, mỗi đốt có một đôi chân: Bị rết cắn sưng lên.