watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Từ điển tiếng Việt-T (10) - tác giả Nhóm biên soạn Nhóm biên soạn

Nhóm biên soạn

T (10)

Tác giả: Nhóm biên soạn

trị
- I đg. 1 Chữa, làm cho lành bệnh. Thuốc trị sốt rét. Trị bệnh. 2 Làm cho mất khả năng gây hại bằng cách diệt trừ, cải tạo. Trị sâu cắn lúa. Trị lụt (bằng cải tạo sông ngòi...). 3 (kng.). Trừng phạt, đưa vào khuôn khổ. Trị bọn lưu manh, côn đồ. Cái thói ấy mà không trị thì hỏng. Trị tội*. 4 Cai trị (nói tắt). Trị dân. (Chính sách) chia để trị*.
- II t. (cũ; kết hợp hạn chế). Yên ổn, thái bình. Nước nhà yên. Loạn rồi lại trị.

trị giá
- đgt. Được định giá, được coi là đáng giá như thế nào đó: Ngôi nhà đó trị giá đến hàng trăm triệu.

trị sự
- Nói bộ phận của một tòa báo phụ trách công việc phát báo, gửi báo, thu tiền, v.v...

trị tội
- đg. Trừng trị kẻ có tội.

trị vì
- đgt. Giữ ngôi vua cai trị đất nước: trị vì thiên hạ trị vì trăm họ.

trích
- d. Loài cá biển mình nhỏ, thịt mềm, vảy trắng.
- d. Loài chim lông xanh biếc, mỏ đỏ và dài.
- đg. Rút ra một phần : Trích những đoạn văn hay ; Trích tiền quỹ.
- t. Nói quan phạm tội bị đầy đi xa (cũ).

trích dẫn
- đg. Dẫn nguyên văn một câu hay một đoạn văn nào đó. Trích dẫn tác phẩm kinh điển. Trích dẫn thơ.

trịch thượng
- tt. Tự cho mình là hơn mà ăn nói, xử sự có vẻ bề trên và bất nhã: giọng trịch thượng nhìn với con mắt trịch thượng.

triền miên
- Kéo dài một cách nặng nề, có hại : Bệnh hoạn triền miên; Nạn lạm phát triền miên.

triển lãm
- đg. (hoặc d.). Trưng bày vật phẩm, tranh ảnh cho mọi người đến xem. Triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân. Phòng triển lãm. Xem triển lãm tranh sơn mài.

triển vọng
- dt. Khả năng phát triển trong tương lai (thường là tốt đẹp): Tình hình có nhiều triển vọng triển vọng phát triển của đất nước chẳng có triển vọng gì đâu.

triện
- d. Lối viết chữ Trung Quốc thường dùng để khắc dấu.
- d. Con dấu của chánh tổng, lý trưởng thời xưa.

triết gia
- d. Nhà triết học.

triết học
- dt. Khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của thế giới và sự nhận thức thế giới.

triệt để
- Đến cùng, đến nơi đến chốn : Triệt để ủng hộ đường lối của Đảng.

triệt hạ
- đg. Phá huỷ hoàn toàn trên cả một vùng. Bị giặc triệt hạ cả làng.

triệt tiêu
- đgt. 1. Làm cho hoàn toàn không còn nữa. 2. Làm cho trở thành số không: dao động triệt tiêu Hai số đối xứng triệt tiêu nhau.

triều đại
- Thời trị vì của một ông vua hay một vị vua : Triều đại nhà Hậu - Lê ; Triều đại Quang Trung.

triều đình
- d. Nơi các quan vào chầu vua và bàn việc nước; thường dùng để chỉ cơ quan trung ương, do vua trực tiếp đứng đầu, của nhà nước quân chủ. Triều đình nhà Nguyễn.

triều nghi
- dt., cũ, id. Nghi lễ của triều đình.

triều thần
- Quan lại trong triều.

triệu
- 1 d. Số đếm, bằng một trăm vạn. Một triệu đồng. Bạc triệu (có số lượng nhiều triệu). Triệu người như một.
- 2 d. (cũ; id.). Dấu hiệu báo trước việc gì sẽ xảy ra, thường theo mê tín; điềm. Triệu lành. Triệu dữ.
- 3 đg. (trtr.). Ra lệnh gọi. Vua triệu quần thần đến bàn kế chống giặc. Triệu sứ thần về nước.

triệu phú
- dt. Người rất giàu, có tiền triệu: nhà triệu phú.

triệu tập
- Mời đến một nơi để họp : Triệu tập hội nghị.

trinh bạch
- t. Trong trắng, không một chút nhơ bẩn, xấu xa. Tấm lòng trinh bạch.

trinh nữ
- 1 dt. Người con gái còn trinh.
- 2 dt. Cây mọc dại thành bụi lớn, có nhiều gai nhỏ bé, lá xếp lại khi bị đụng đến, cụm hoa màu tím, quả thắt lại có nhiều tơ cứng; còn gọi là cây xấu hổ, mi-mô-da.

trinh tiết
- t. Nói người con gái chưa bao giờ tiếp xúc với đàn ông về sinh dục hoặc người đàn bà có tiết với chồng.

trình
- đg. (trtr.). 1 (cũ). Báo cáo cho người cấp trên biết để xem xét. Lí trưởng đi trình quan. 2 Đưa lên cho cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền thấy, biết để xem xét, thông qua, giải quyết, v.v. Trình dự án lên quốc hội. Trình bộ trưởng kí. Lễ trình quốc thư. Trình giấy tờ. 3 (cũ; dùng trước một từ xưng hô). Từ dùng để mở đầu lời nói với cấp trên, tỏ ý tôn kính, lễ phép; bẩm. Trình cụ lớn, có khách.

trình báo
- đgt. Báo cho người hoặc cấp có thẩm quyền về việc gì: trình báo vụ mất cắp trình báo hộ khẩu.

trình diễn
- đg. (trtr.). Đưa ra diễn trước công chúng. Trình diễn vở kịch.

trình diện
- đgt. 1. Đến để cho cơ quan hoặc người có trách nhiệm biết là mình có mặt: trình diện với nhà chức trách. 2. Ra mắt mọi người: Chú rể trình diện hai họ.

trình độ
- Mức, khả năng... hiểu biết cao hay thấp, sâu hay nông về người, sự việc... : Trình độ văn hóa.

trình tự
- d. Sự sắp xếp lần lượt, thứ tự trước sau. Kể lại trình tự diễn biến trận đấu. Theo trình tự thời gian.

trịnh trọng
- tt. Có vẻ oai nghiêm, trang trọng: trịnh trọng tuyên bố trịnh trọng giới thiệu các vị khách quý.

trìu mến
- Âu yếm quấn quýt : Trìu mến trẻ em.

tro
- d. Chất còn lại của một số vật sau khi cháy hết, nát vụn như bột và thường có màu xám. Tro bếp. Cháy ra tro. Màu tro.

trò
- 1 dt. 1. Hoạt động diễn ra trước mắt người khác để mua vui: trò ảo thuật diễn trò. 2. Việc làm bị coi là có tính chất mánh khoé, đánh lừa hoặc thiếu đứng đắn: giở trò lừa bịp làm những trò tồi tệ.
- 2 dt. Học trò, học sinh: con ngoan trò giỏi tình thầy trò

trò chơi
- Cuộc vui để giải trí : Ngày hội bày ra nhiều trò chơi.

trò chuyện
- đg. Như chuyện trò.

trò đùa
- dt. Trò bày ra để đùa vui: Chuyện thi cử đâu phải là trò đùa Bom đạn không phải là trò đùa đâu.

trò hề
- Việc giả dối bày ra để lừa bịp : Trò hề trưng cầu ý dân của bọn Việt gian.

trò vui
- Cuộc diễn ra để giải trí : Ngày hội có nhiều trò vui.

trỏ
- đg. (ph.). Chỉ. Trỏ đường.

tróc
- 1 đgt. 1. Bong ra từng mảng của lớp phủ bên ngoài: Vỏ cây tróc từng mảng Xe tróc sơn Cá tróc vảy. 2. Rời ra, không còn kết dínhtrên bề mặt vật khác: Tờ giấy thông báo bị tróc ra.
- 2 đgt. Bắt hoặc lấy, nắm lấy cho kì được bằng sức mạnh: bị tróc phu tróc đầu sưu thuế.
- 3 đgt. Đánh lưỡi hoặc bật mạnh hai đầu ngón tay cho phát thành tiếng kêu: tróc lưỡi gọi chó tróc tay làm nhịp.

trọc
- t. 1. Nói đầu cạo hết tóc : Đầu trọc 2. Nói đồi núi không có cây : Đồi trọc.

trói
- đg. Buộc chặt để cho không thể cử động, vận động tự do được nữa. Tên cướp bị trói. Trói chặt vào cọc. Bị trói tay, không làm được việc gì (b.).

trói buộc
- đgt. Kìm giữ, gò bó, làm cho mất tự do, không được làm theo ý mình: Lễ giáo phong kiến trói buộc con người.

tròm trèm
- Xấp xỉ : Tròm trèm ba mươi tuổi.

tròn
- t. 1 Có hình dáng, đường nét giống như hình tròn, đường tròn. Khuôn mặt tròn. Trăng rằm tròn vành vạnh. Mắt mở tròn. Ngồi quây tròn quanh bếp lửa. Chạy vòng tròn. 2 Có hình khối giống như hình cầu hoặc hình trụ. Trái Đất tròn. Tròn như hòn bi. Vo tròn. Khai thác gỗ tròn. Người béo tròn (béo đến mức trông như tròn ra). 3 (Âm thanh) có âm sắc tự nhiên nghe rõ từng tiếng, dễ nghe. Giọng tròn, ấm. 4 Có vừa đúng đến số lượng nào đó, không thiếu, không thừa hoặc không có những đơn vị lẻ. Tròn mười tám tuổi. Đi mất một ngày tròn. Tính ra vừa tròn một trăm. 8.357, lấy tròn đến nghìn là 8 nghìn. 5 (Làm việc gì) đầy đủ, trọn vẹn, không có gì phải chê trách. Làm tròn nhiệm vụ. Lo tròn bổn phận. 6 (kng.). (Cách sống) tự thu mình lại để không va chạm, không làm mất lòng ai. Tính tròn, vào đâu cũng lọt. Sống tròn. 7 (chm.). (Nốt nhạc) có độ dài bằng bốn nốt đen hoặc hai nốt trắng.

tròn trịa
- tt. 1. Tròn đều, vẻ gọn và đẹp: cổ tay tròn trịa búi tóc tròn trịa. 2. (âm thanh) rõ ràng, tròn tiếng và dễ nghe: Tiếng hát tròn trịa ngân vang.

tròn vo
- t. (kng.). Rất tròn. Em bé giương đôi mắt tròn vo say sưa nhìn. Người tròn vo như hạt mít.

trọn
- tt. 1. Đủ cả một giới hạn, phạm vi nào đó: thức trọn một đêm đi trọn một ngày. 2. Đầy đủ tất cả, không thiếu khuyết gì: giữ trọn lời thề sống trọn tình trọn nghĩa.

trong
- t. 1. Cho ánh sáng đi qua và mắt có thể nhìn suốt qua : Nước suối trong như lọc ; Ta có thể nhìn thấy đỉnh núi những lúc trời trong. 2. Không có gợn : Gương trong. 3. Nói giọng hay tiếng cao, thoát khỏi cổ họng một cách nhẹ nhàng và không rè : Tiếng hát trong.
- g. 1. Tại một nơi coi là tương đối kín hay hẹp : Trời mưa trẻ con chơi trong nhà; Thuyền nhỏ chỉ đi được trong sông, ra biển sợ nguy hiểm. 2. Không quá một số lượng, giới hạn đã được qui định (của không gian, thời gian), một phạm vi trừu tượng : Cơ quan chỉ tiếp khách trong giờ chính quyền ; Đi bộ trong năm cây số, đã mệt lắm đâu ; Ngày giỗ chỉ mời người trong họ. 4. Tại một nơi ở miền Nam Việt Nam (khi nói đến quan hệ địa lý với miền Bắc) : Lúc đó trong Sài Gòn chưa có trường đại học như ngoài Hà Nội này.

trong khi
- g. Từ chỉ thời gian đương diễn ra, xảy ra một việc gì : Trong khi ăn, không nói chuyện.

trong sạch
- t. 1 Trong và không có chất bẩn lẫn vào (nói khái quát). Giữ cho nước giếng trong sạch. Bầu không khí trong sạch. 2 Có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, không bị một vết nhơ bẩn nào. Sống cuộc đời trong sạch. Một tâm hồn trong sạch. Làm trong sạch đội ngũ.

trong sáng
- tt. 1. Trong và sáng, không một chút vẩn đục, không một vết mờ: trời trong sáng cặp mắt trong sáng. 2. ở trạng thái lưu giữ bản sắc tốt đẹp vốn có, không bị pha tạp: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 3. Lành mạnh, vô tư, không chút mờ ám: tình cảm trong sáng.

trong suốt
- Nói một chất có thể để cho ánh sáng truyền qua hoàn toàn như thủy tinh, không khí... và cho thấy rõ được hình dạng của các vật nhìn qua.

tròng trành
- t. Ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng. Thuyền tròng trành trên sóng dữ. Qua cầu treo tròng trành.

trọng
- I. đgt. Coi trọng, chú ý, đánh giá cao: trọng chất lượng hơn số lượng. II. tt., id. ở mức độ cao, rất nặng, đáng quan tâm: bệnh trọng tội trọng.

trọng âm
- Âm phải đọc mạnh trong một từ của một tiếng đa âm.

trọng đại
- t. Có tầm quan trọng lớn lao. Sự kiện trọng đại. Nhiệm vụ trọng đại trước lịch sử.

trọng điểm
- dt. Điểm, chỗ quan trọng, điểm chủ yếu: vùng trọng điểm nắm chắc các trọng điểm của chương trình.

trọng lượng
- d. 1. (lý). Lực do sức hút của Quả đất tác dụng vào một vật ở một nơi và tỷ lệ với sức hút nói trên tại đó. Trọng lượng chết. Vật hay người vừa vô ích vừa cản trở mọi hoạt động. Phi trọng lượng. Trạng thái của một vật vượt ra khỏi sức hút của Quả đất. 2. Tác dụng hoặc ảnh hưởng : Lời nói có trọng lượng ; ý kiến có trọng lượng ; Muốn thuyết phục, phải nêu lên một luận điểm thực sự có trọng lượng.

trọng tài
- d. 1 Người điều khiển và xác định thành tích của cuộc thi đấu trong một số môn thể thao. Trọng tài bóng đá. 2 Người được cử ra để phân xử, giải quyết những vụ tranh chấp. Đóng vai trọng tài trong cuộc tranh luận. Hội đồng trọng tài kinh tế.

trọng tải
- dt. Khối lượng có thể chở hoặc chịu đựng được của xe cộ, tàu thuyền, cầu cống: Trọng tải của xe là năm tấn cấm các loại xe có trọng tải 10 tấn qua cầu.

trọng thưởng
- Thưởng rất hậu : Chiến sĩ thi đua được trọng thưởng.

trọng yếu
- t. Hết sức quan trọng. Vị trí trọng yếu. Nhiệm vụ trọng yếu của kế hoạch.

trót lọt
- tt. (Làm việc gì) suôn sẻ, trọn vẹn, vượt qua được tất cả khó khăn, trở ngại: mang hàng lậu đi trót lọt trả lời trót lọt tất cả các câu hỏi thi.

trổ
- d. Lỗ hổng ở hàng rào : Chó chui qua trổ.
- đg. 1 . Đào, khoét : Trổ mương. 2. Chạm gọt tinh vi : Trổ thủy tiên.
- đg. 1. Nảy nở, đâm chồi : Cây hồng trổ hoa. 2. Tỏ rõ ra : Trổ tài.

trôi
- I đg. 1 Di chuyển tự nhiên theo dòng chảy. Khúc gỗ bập bềnh trôi trên sông. Buông chèo cho thuyền trôi xuôi. Bị nước cuốn trôi. 2 Di chuyển tự nhiên theo một hướng nhất định. Dòng sông lững lờ trôi. Mây trôi. 3 (Thời gian) qua đi tự nhiên, ngoài sự để ý của con người. Ngày tháng trôi đi nhanh chóng.
- II t. (kng.). Xong xuôi một cách thuận lợi, không bị trắc trở. Giao việc gì, nó cũng làm hết. Nuốt không trôi được khoản tiền đó.

trôi chảy
- tt. 1. (Công việc) được tiến hành thuận lợi, suôn sẻ: Mọi việc đều trôi chảy. 2. (Nói năng, diễn đạt) lưu loát, suôn sẻ, không bị vấp váp: trả lời trôi chảy mọi câu hỏi đọc trôi chảy lời văn trôi chảy.

trôi giạt
- Ngb. Lênh đênh lưu lạc : Trôi giạt nơi đất khách.

trồi
- đg. Từ bên trong hoặc từ dưới nhô ra và nổi hẳn lên trên bề mặt. Người thợ lặn trồi lên mặt nước. Mầm cây trồi lên. Xương trồi ra.

trỗi dậy
- Vùng dậy, dấy lên : Phong trào mới trỗi dậy. Các nước mới trỗi dậy. Những nước mới giành được độc lập hay đang đấu tranh cho độc lập ở các nước châu á, Phi và Mỹ la-tinh.

trội
- t. 1 Cao hơn, tốt hơn rõ rệt so với những cái khác cùng loại. Năng suất lúa trội nhất xóm. Học trội hơn các bạn cùng lớp. Ưu điểm trội nhất của anh ta. 2 Nhiều hơn lên, tăng thêm lên. Tính trội mấy trăm đồng. Khai trội tuổi.

trộm
- I. đgt. 1. Lấy của người khác một cách lén lút, nhân lúc không ai để ý: lấy trộm đồ đạc hái trộm quả. 2. Làm việc gì lén lút, thầm vụng: đọc trộm thư nhìn trộm nghe trộm điện thoại. II. dt. Kẻ trộm: bắt được trộm.

trộm nghĩ
- Bày tỏ ý kiến riêng một cách khiêm tốn (cũ) : Tôi trộm nghĩ là không nên làm thế.

trốn
- đg. 1 Giấu mình vào chỗ kín đáo để khỏi bị trông thấy. Chơi đi trốn, đi tìm. Trốn trong rừng. 2 Bỏ đi, tránh đi nơi khác một cách bí mật để khỏi bị giữ lại, khỏi bị bắt. Trốn mẹ đi chơi. Chạy trốn. Bị lùng bắt, phải trốn đi. 3 Tìm cách lảng tránh một nhiệm vụ nào đó. Trốn việc nặng. Trốn trách nhiệm. Trốn học. Trốn thuế. 4 (kết hợp hạn chế). (Trẻ em) bỏ qua một giai đoạn tập vận động ban đầu nào đó. Trẻ trốn lẫy. Trốn bò.

trộn
- đgt. 1. Đảo cho thứ nọ lẫn vào thứ kia: trộn vữa xây nhà. 2. Cho thứ khác vào và làm cho lẫn đều vào nhau: cơm trộn ngô.

trông
- đg. 1. Nhận thấy bằng mắt : Trông qua cửa sổ. 2. Chăm sóc, giữ gìn : Trông trẻ ; Trông nhà.

trông cậy
- đg. Hi vọng dựa được vào, hi vọng được giúp đỡ. Trông cậy vào bạn. Trông cậy vào con lúc tuổi già.

trông chờ
- đgt. Chờ đợi, mong ngóng với nhiều hi vọng: trông chờ ngày gặp nhau trông chờ thư nhà trông chờ cấp trên giải quyết.

trông coi
- Xem xét, gìn giữ : Trông coi nhà cửa.

trông ngóng
- đg. Mong đợi thiết tha được thấy, được gặp. Trông ngóng mẹ về. Trông ngóng tin tức. Trông ngóng từng giây phút.

trồng
- đgt. 1. Vùi hay cắm cành, gốc cây xuống đất cho mọc thành cây: trồng cây trồng khoai trồng sắn. 2. Chôn phần chân (cột hay vật tương tự) xuống đất cho đứng thẳng: trồng cột nhà trồng cây nêu.

trống
- d. Thùng rỗng hai đầu căng da, đánh kêu thành tiếng : Trống báo động. Đánh trống bỏ dùi. Khởi xướng lên một việc mà không làm cho xong, do thiếu tinh thần trách nhiệm.
- t. Cg. Sống. Thuộc giống đực của loài cầm : Gà trống.
- t. Rỗng ở bên trong, không có gì : Vườn không nhà trống.

trống canh
- d. Trống đánh để cầm canh; thường dùng để chỉ khoảng thời gian một canh, ngày trước. Lúc trống canh vừa điểm. Vài trống canh.

trống không
- tt. 1. Hoàn toàn trống, không có gì ở trong: nhà cửa trống không vườn tược trống không. 2. Có cách ăn nói thiếu những từ xưng hô, thưa gửi: Trẻ con mà nói trống không với người lớn là vô lễ.

trống trải
- t. 1. Không có gì che chở : Nhà ở nơi trống trải. 2. Nói tình cảm bị tổn thương khi mới mất một người cột trụ trong gia đình : Từ ngày thầy cháu mất đi, nhà trở nên trống trải.

trơ
- t. 1 Có khả năng không biến đổi hình dạng, trạng thái, tính chất trước mọi tác động mạnh từ bên ngoài. Bổ mấy nhát toé lửa mà mặt đá vẫn trơ ra. Trơ như đá. Cây cổ thụ đứng trơ trơ trong bão táp. Ngồi trơ như pho tượng. 2 (chm.). Không hoặc rất khó tác dụng hoá học với chất khác. Khí trơ*. Độ trơ hoá học của một nguyên tố. 3 Tỏ ra không biết hổ thẹn, không biết ngượng trước sự chê bai, phê phán của người khác. Người trơ không biết thẹn. Mặt trơ ra như mặt thớt (thgt.). Nói thế nào nó cũng cứ trơ trơ ra. 4 Ở vào trạng thái phơi bày ra, lộ trần ra do không còn hoặc không có được sự che phủ, bao bọc thường thấy. Những cành cây trơ ra, không còn một chiếc lá. Cánh đồng mới gặt chỉ còn trơ gốc rạ. Ngôi nhà nằm trơ giữa đồi trọc. 5 Ở vào tình trạng chỉ còn lẻ loi một mình. Mọi người bỏ về cả, chỉ còn trơ lại một mình anh ta. Đồ đạc dọn đi hết, chỉ còn trơ mấy chiếc ghế. Nằm trơ một mình ở nhà. 6 (kng.). Sượng mặt vì ở vào tình trạng lẻ loi khác biệt quá so với chung quanh, không có sự gần gũi hoà hợp. Một mình giữa toàn người lạ, cảm thấy trơ lắm. Người không biết trơ. Ăn mặc thế này trông trơ lắm. 7 (kết hợp hạn chế). (Quả) có hạt to, cùi mỏng và dính vào hạt. Nhãn trơ. 8 (kết hợp hạn chế). Cùn, mòn đến mức không còn tác dụng nữa. Dao trơ. Líp trơ.

trơ tráo
- tt. Trơ lì, vẻ ngang ngược, không hề biết hổ thẹn: đã phạm lỗi còn trơ tráo cãi lại thái độ trơ tráo.

trơ trọi
- Lẻ loi, chơ vơ : Sau trận bão, giữa vườn chỉ còn trơ trọi một cây nhãn.

trơ trụi
- t. (kng.). Trơ ra, hoàn toàn không còn gì. Cành cây trơ trụi, không còn một chiếc lá. Chỉ còn trơ trụi một thân một mình.

trở
- 1 dt. Tang: nhà có trở.
- 2 đgt. 1. Đảo ngược vị trí đầu thành đuôi, trên thành dưới, trái thành phải: trở mặt vải trở đầu đũa. 2. Quay ngược lại, đi về hướng hay vị trí ban đầu: trở về nhà trở gót ra sân lại trở vào nhà. 3. Quay, hướng về, phía nào đó: trở cửa về hướng đông. 4. Chuyển đổi sang chiều hướng nào, thường là xấu: trở bệnh Trời trở gió. 5. Hướng đến phạm vi nào từ một giới hạn cụ thể: từ Nam Định trở ra từ mười tám tuổi trở xuống.

trở giọng
- X. Giở giọng.

trở gót
- Quay lại hướng cũ : Trở gót ra về.

trở lại
- đg. 1 Quay về, quay lại nơi bắt đầu, nơi xuất phát. Trở lại nơi cũ. Tác động trở lại. 2 Chuyển về trạng thái, tính chất (thường là tốt đẹp) ban đầu. Không gian trở lại yên tĩnh. Vui trở lại. Trở lại làm người lương thiện. 3 Lấy đó làm mốc tối đa, không thể hơn. Chừng hai mươi tuổi trở lại. Trăm cân trở lại.

trở mặt
- đgt. Lật lọng, đang tử tế bỗng quay ngay ra có thái độ chống lại: trở mặt nói xấu bạn trở mặt viết đơn tố cáo ban lãnh đạo.

trở nên
- Cg. Trở thành. Hóa ra, thành ra : Trở nên hùng mạnh.

trở ngại
- d. Cái gây khó khăn, làm cản trở. Công việc gặp nhiều trở ngại. Gây trở ngại cho việc thực hiện kế hoạch.

trở về
- đgt. Quay lại chỗ cũ, nơi ở cũ: trở về quê hương.

trở xuống
- Tính từ đó xuống : Từ cấp tỉnh trở xuống.

trớ trêu
- t. Có vẻ như trêu cợt, làm phiền muộn, rắc rối một cách oái oăm. Cảnh ngộ trớ trêu. Số phận trớ trêu.

trợ cấp
- đgt. Cấp tiền để giúp đỡ khi khó khăn: tiền trợ cấp hàng tháng trợ cấp khó khăn đột xuất.

trợ động từ
- d. Động từ chuyên dùng phụ thêm cho một động từ khác. "Cần", "phải", "muốn", v.v. là những trợ động từ trong tiếng Việt.

trợ lý
- Người giúp đỡ trong một công tác chuyên môn : Trợ lý giảng dạy ; Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ.

trợ thủ
- d. Người giúp sức trong công việc. Một trợ thủ đắc lực.

trời
- I. dt. 1. Khoảng không gian nhìn thấy như hình vòm úp trên mặt đất: trời đầy sao trời xanh ngắt. 2. Thiên nhiên: trời hạn mong trời mưa nắng thuận hoà. 3. Lực lượng siêu nhân trên trời cao, có vai trò sáng tạo và quyết định mọi sự ở trần gian, theo mê tín: cầu trời bị trời đánh. II. tt. Hoang dại, không do con người nuôi, trồng: vịt trời cải trời. III. tt. Từ nhấn mạnh một khoảng thời gian đã qua được coi là rất dài, lâu: mười ngày trời gần ba năm trời. IV. tht. Tiếng thốt lên để than thở hoặc ngạc nhiên: Trời, sao lại làm như thế?

trời ơi
- I. th. Nh. Trời. II. t. 1. Vu vơ, không căn cứ : Câu chuyện trời ơi. 2. (đph). Xấu xí, kém cỏi : Tính nết nó trời ơi lắm.

trơn
- t. 1 Có bề mặt rất nhẵn, làm cho vật khác khi chạm lên thì dễ bị trượt, bị tuột đi. Đường trơn. Sàn đánh xi rất trơn. 2 (kng.). Lưu loát, trôi chảy, không vấp váp. Đọc không trơn. Nói trơn như cháo chảy. 3 (kết hợp hạn chế). Có bề mặt được giữ nguyên ở trạng thái đơn giản, không có trang trí. Vải trơn. 4 (kng.). Chỉ làm nhiệm vụ bình thường, không có cấp bậc, chức vụ gì. Lính trơn. Nhân viên trơn. 5 (ph.; kng.). Nhẵn, hết nhẵn. Củi cháy trơn cả. Hết trơn. Sạch trơn*.

trơn tru
- tt. 1. Nhẵn bóng, không sần sùi, thô ráp: bào cho thật trơn tru. 2. Trôi chảy, suôn sẻ, không bị vấp váp (khi đọc, nói năng): đọc trơn tru cả bài tập đọc trả lời trơn tru nói trơn tru.

trớn
- d. Đà của một vật đang chuyển : Trớn tàu đang chạy; Vui quá trớn.
- ph. Nói mắt giương to : Trớn mắt lên nhìn.

trợn
- 1 đg. (Mắt) mở căng ra hết cỡ. Mắt trợn ngược lên. Trợn tròn mắt. Phồng má trợn mắt.
- 2 x. chợn.

trớt
- đgt. 1. Trề ra: trớt môi. 2. Xước phía ngoài: Gai cào trớt da.

trợt
- (ph.). x. trượt.

tru tréo
- đgt. Kêu la, làm ầm ĩ lên: Có gì đâu mà tru tréo dữ vậy tru tréo lên cho làng xóm nghe.

trù bị
- Chuẩn bị trước : Trù bị tài liệu để khai hội. Hội nghị trù bị. Hội nghị chuẩn bị cho hội nghị chính thức.

trù tính
- đg. Tính toán trước một cách cụ thể. Trù tính sản lượng thu hoạch.

trù trừ
- đgt. Còn e ngại, do dự, chưa quyết định được ngay: trù trừ mãi rồi mới quyết định Cứ trù trừ mãi thì hỏng việc mất Đừng trù trừ nữa.

trú ẩn
- Lánh vào một nơi để tránh tai nạn.

trú ngụ
- đg. Ở, sinh sống tạm tại một nơi nào đó không phải quê hương mình. Tìm nơi trú ngụ. Trú ngụ ở nước ngoài.

trụ
- I. dt. Cột vững chắc để đỡ vật nặng; cột cái: Cầu có ba trụ. II. đgt. Bám chắc tại một vị trí: cho một trung đội trụ lại để đánh địch.

truân chuyên
- Nh. Truân chiên.

truất phế
- đg. (id.). Như phế truất.

trúc đào
- dt. Cây độc được trồng làm cảnh, cây nhỡ thường cao 2-3m, cành mảnh, có 3 cạnh, lá mọc vòng, mỗi mấu thường có 3 lá, hình mũi mác hẹp, cứng, mặt trên màu lục thẫm, mặt dưới nhạt hơn, hoa hồng, đỏ hay trắng, không thơm, toàn cây có nhựa mủ trắng; còn gọi giáp trúc đào, đào lê.

trục
- d. 1. Bộ phận thẳng và dài quanh đó một vật quay : Trục bánh xe ; Trục đĩa xe đạp. 2. (thiên). Đường tưởng tượng quanh đó một thiên thể quay : Trục Quả đất. 3. (toán). Đường thẳng quanh đó một hình phẳng quay và sinh ra một khối tròn xoay trong không gian. 4. Đường thẳng trên đó một chiều đã được xác định : Hai trục của một đồ thị là trục tung và trục hoành. 5. Đường thẳng ở giữa nhiều vật hoặc kéo dài thành nhiều nhánh sang hai bên : Trục đối xứng ; Trục giao thông. 6. Đường lối chính trị liên kết hai hay nhiều nước : Trục Bá Linh - La Mã - Đông-Kinh .
- đg. Bẩy một vật gì nặng từ dưới lên trên : Trục một cái tàu đắm. Máy trục. X. Cần trục.
- - đg. Đuổi đi bằng sức mạnh : Trục tên phá hoại.

trục trặc
- t. (hoặc d.). 1 (Máy móc) ở trạng thái hoạt động không bình thường do có bộ phận bị sai, hỏng. Máy bay trục trặc trước lúc cất cánh. Xe mới chạy vài hôm đã thấy trục trặc. Những trục trặc về kĩ thuật. 2 (kng.). Ở tình trạng gặp khó khăn, vướng mắc, không được trôi chảy. Công việc trục trặc. Trục trặc về mặt thủ tục, giấy tờ.

trục xuất
- đgt. Đuổi ra khỏi một nước: trục xuất một người nước ngoài hoạt động tình báo Một vài nhà ngoại giao bị trục xuất do dính đến vụ hoạt động gián điệp tai tiếng đó.

trùm
- d. Người đứng đầu nột nhóm, một bọn người xấu gian ác : Trùm kẻ cắp ; Trùm đế quốc.
- d. Người đứng đầu một họ đạo.
- đg. Phủ lên trên, che lấp hết cả : Trùm khăn lên đầu.

trung
- 1 t. 1 (kết hợp hạn chế). Ở vào khoảng giữa của hai cực, không to mà cũng không nhỏ, không cao mà cũng không thấp. Thường thường bậc trung. Hạng trung. 2 (viết hoa). (Miền) ở khoảng giữa của nước Việt Nam, trong quan hệ với miền ở phía bắc (miền Bắc) và miền ở phía nam (miền Nam). Miền Trung. Bắc, Trung, Nam liền một dải.
- 2 t. Một lòng một dạ với vua, theo đạo đức nho giáo. Bề tôi trung. Chữ trung, chữ hiếu.

trung bình
- l. t. Vừa phải : Hạng trung bình. 2. ph. Đồ đồng : Mỗi người trung bình được hai trăm đồng tiền thưởng.

trung cấp
- t. Thuộc cấp giữa, dưới cao cấp, trên sơ cấp. Trường kĩ thuật trung cấp. Cán bộ trung cấp.

trung du
- Miền đất ở khoảng giữa lưu vực một con sông, đối với thượng du và hạ du.

trung đoàn
- d. Đơn vị tổ chức của lực lượng vũ trang, thường gồm một số tiểu đoàn nằm trong biên chế của sư đoàn hay được tổ chức độc lập.

trung đội
- Đơn vị quân đội trên tiểu đội, dưới đại đội.

trung gian
- t. 1 Ở khoảng giữa, có tính chất chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai cái gì. Lực lượng trung gian ngả về phe cách mạng. Cấp trung gian. 2 (hoặc d.). Ở giữa, giữ vai trò môi giới trong quan hệ giữa hai bên. Làm trung gian hoà giải. Liên lạc qua một trung gian.

trung hòa
- TRuNG Hoà (hóa) Cho a-xit và ba-dơ tác dụng với nhau.

trung khu
- d. Vùng của bộ não, có cấu tạo gồm các nhân tế bào thường phụ trách một chức năng điều khiển các hoạt động của cơ thể.

trung lập
- I. tt. Đứng giữa, không ngả về một bên nào trong hai phe đối lập: nước trung lập chính sách hoà bình trung lập ngọn cờ dân chủ và trung lập. II. đgt. Trung lập hoá, nói tắt.
- (xã) h. Vĩnh Bảo, tp. Hải Phòng.

trung niên
- Người trạc tuổi trên dưới bốn mươi.

trung sĩ
- d. Bậc quân hàm trên hạ sĩ, dưới thượng sĩ.

trung tá
- dt. Bậc quân hàm trên thiếu tá dưới đại tá (hoặc thượng tá, trong tổ chức quân đội một số nước).

trung tâm
- I.d. 1. Phần giữa của một khoảng không gian : Trung tâm thành phố. 2. Nơi tập hợp hay phối hợp nhiều hoạt động : Trung tâm nghiên cứu khoa học. 3. Nơi tập hợp nhiều hoạt động có những ảnh hưởng và tác dụng tỏa ra từ đó : Thủ đô là trung tâm chính trị văn hóa... của cả nước. II. t. Vượt về tầm quan trọng những cái có liên quan phụ thuộc với mình và do đó quy tụ vào mình : Công tác trung tâm ; Nhiệm vụ trung tâm.

trung thành
- t. 1 Trước sau một lòng một dạ, giữ trọn niềm tin, giữ trọn những tình cảm gắn bó, những điều đã cam kết đối với ai hay cái gì. Trung thành với tổ quốc. Trung thành với lời hứa. Người bạn trung thành. 2 (kng.). Đúng với sự thật vốn có, không thêm bớt, thay đổi. Dịch trung thành với nguyên bản. Phản ánh trung thành ý kiến của hội nghị.

trung thu
- dt. Ngày rằm tháng tám âm lịch, ngày Tết của trẻ em, theo phong tục cổ truyền: phá cỗ Trung Thu.
- (xã) h. Tủa Chùa, t. Lai Châu.

trung thực
- Thẳng thắn và thành thực : Cán bộ trung thực.

trung tuần
- d. Khoảng thời gian mười ngày giữa tháng. Vào trung tuần tháng sau.

trung ương
- I. tt. 1. Thuộc bộ phận quan trọng nhất, có tác dụng chi phối các bộ phận liên quan: thần kinh trung ương. 2. Thuộc cấp lãnh đạo cao nhất, chung cho cả nước: cơ quan trung ương uỷ ban trung ương ban chấp hành trung ương. 3. Thuộc quyền quản lí của cơ quan trung ương: công nghiệp trung ương và công nghiệp địa phương. II. dt. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của cả nước: xin ý kiến Trung ương.

trung văn
- Ngôn ngữ Trung Quốc : Học trung văn.

trùng dương
- d. (vch.). Biển cả liên tiếp nhau. Con tàu vượt trùng dương.

trùng hợp
- 1 đgt. Hợp nhiều phân tử của cùng một chất thành một phân tử khối lớn hơn nhiều.
- 2 tt. 1. (Xảy ra) cùng một thời gian: Hai sự kiện trùng hợp xảy ra cùng một ngày. 2. Có những điểm giống nhau: Quan điểm hai bên trùng hợp nhau.

trùng tu
- Sửa chữa lại một công trình kiến trúc : Trùng tu Chùa Một Cột.

trũng
- I t. Lõm sâu so với xung quanh. Đất trũng. Cánh đồng chiêm trũng. Mắt trũng sâu. Nước chảy chỗ trũng* (tng.).
- II d. (id.). Chỗ đất . Một trũng sâu đầy nước.

trúng
- I. tt. 1. Đúng vào mục tiêu: bắn trúng đích. 2. Đúng với cái có thực đang được nói đến: đoán trúng ý bạn nói trúng tim đen. 3. Đúng vào dịp, thời gian nào một cách ngẫu nhiên: về nhà trúng ngày giỗ tổ ra đi trúng lúc trời mưa. II. đgt. 1. Mắc phải điều không hay, gây tổn hại, tổn thương cho bản thân: trúng mìn trúng gió độc trúng kế trúng phong. 2. Đạt được điều tốt lành trong sự tuyển chọn hay do may mắn: trúng giải nhất trúng số độc đắc. 3. Gặp may mắn trong làm ăn, buôn bán: Vụ mùa trúng lớn Dạo này bác ấy buôn bán trúng lắm.

trúng cử
- Được bầu : Trúng cử vào ban chấp hành.

trúng số
- đgt. Được giải trong cuộc quay xổ số: trúng số độc đắc.

trúng tủ
- Đúng với điều mình đoán trước (thtục) : Đầu bài ra trúng tủ.

trúng tuyển
- đg. 1 Thi đỗ. Trúng tuyển kì thi hết cấp. 2 Được tuyển. Trúng tuyển (làm) diễn viên điện ảnh.

truông
- dt. Vùng đất hoang, có nhiều cây cỏ: Thương anh, em cũng muốn vô, Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang (cd.).

trút
- d. Con tê tê.
- đg. l . Đổ nhiều từ trên xuống dưới : Mưa như trút nước. 2. Đổ cho người khác : Trút gánh nặng. 3. Dồn hết vào : Trút căm hờn vào bọn cướp nước.

truy đuổi
- đg. Đuổi theo ráo riết. Truy đuổi tên cướp có vũ khí. Bị truy đuổi gắt phải ra đầu thú.

truy kích
- đgt. Đuổi đánh quân địch đang rút chạy: truy kích giặc truy kích đến cùng.

truy nã
- Cg. Truy lùng. Dò theo để bắt : Truy nã phạm nhân.

truy nguyên
- đg. Tìm đến tận nguồn gốc, nguyên nhân của sự việc. Truy nguyên ra thì anh ấy không có lỗi.

truy tố
- đgt. Đưa người bị coi là phạm tội ra toà để xét xử theo pháp luật: bị truy tố vì tội lừa đảo truy tố giám đốc nhà máy về tội thiếu trách nhiệm, gây thiệt hại lớn.

trụy lạc
- Sa ngã hư hỏng : Cuộc đời trụy lạc.

truyền
- đg. 1 Để lại cái mình đang nắm giữ cho người khác, thường thuộc thế hệ sau. Truyền kiến thức cho học sinh. Truyền nghề. Vua truyền ngôi cho con. Cha truyền con nối*. 2 (Hiện tượng vật lí) đưa dẫn từ nơi này đến nơi khác. Nhiệt truyền từ vật nóng sang vật lạnh. Thiết bị truyền động. 3 Lan rộng ra hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người, nhiều nơi biết. Câu chuyện truyền đi khắp nơi. Truyền mệnh lệnh. Truyền tin. 4 Đưa vào trong cơ thể người khác. Truyền máu cho bệnh nhân. Muỗi truyền vi trùng sốt rét. 5 (cũ). Ra lệnh. Lệnh vua truyền xuống. Quan truyền lính gọi lí trưởng vào hầu.

truyền bá
- đgt. Phổ biến rộng ra cho nhiều người, nhiều nơi: truyền bá kiến thức khoa học truyền bá tư tưởng cách mạng truyền bá đạo Phật.

truyền cảm
- Làm cho tâm hồn người khác rung động bằng nghệ thuật của mình : Văn chương truyền cảm.

truyền hình
- đg. Truyền hình ảnh, thường đồng thời có cả âm thanh, đi xa bằng radio hoặc bằng đường dây. Truyền hình tại chỗ trận bóng đá. Vô tuyến truyền hình*. Đài truyền hình*.

truyền thanh
- đgt. Truyền âm thanh đi xa bằng sóng điện từ hoặc bằng đường dây: loa truyền thanh đài truyền thanh.

truyền thống
- Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống...được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác : Truyền thống cách mạng.

truyền thụ
- đg. Truyền lại tri thức, kinh nghiệm cho người nào đó. Truyền thụ kiến thức cho học sinh. Truyền thụ nghề nghiệp cho thợ trẻ.

truyền thuyết
- dt. Truyện dân gian truyền miệng về các nhân vật, kì tích lịch sử, thường mang nhiều yếu tố thần kì: truyền thuyết về Thánh Gióng.

truyện
- d. 1. Tác phẩm văn học kể chuyện ít nhiều hư cấu một cách có mạch lạc và nghệ thuật : Truyện Lục Vân Tiên. 2. Việc cũ chép lại : Kinh truyện.

truyện ký
- Truyện ghi công việc làm và đời sống của một người : Truyện ký Nguyễn Trãi.

trừ
- đg. 1 Bớt đi một phần khỏi tổng số. 5 trừ 3 còn 2. Cho tạm ứng rồi trừ dần vào lương. 2 Để riêng ra, không kể, không tính đến trong đó. Tất cả phải có mặt, trừ người ốm. Cửa hàng mở cửa cả chủ nhật, chỉ trừ ngày lễ. 3 Làm cho mất đi, không còn tồn tại để gây hại được nữa. Thuốc trừ sâu*. Trừ hậu hoạ. 4 (kng.; kết hợp hạn chế). (Lấy cái khác nào đó) thay cho. Ăn khoai trừ cơm. Lấy đồ đạc trừ nợ.

trừ diệt
- Nh. Diệt trừ.

trừ khử
- Bỏ đi cho hết : Trừ khử hủ tục.

trừ phi
- k. Từ biểu thị điều sắp nêu ra là một giả thiết mà chỉ trong trường hợp đó điều được nói đến mới không còn là đúng nữa. Tuần sau sẽ lên đường, trừ phi trời mưa bão. Trừ phi có thiên tai, năm nay chắc chắn được mùa. Bệnh không qua khỏi được, trừ phi có thuốc tiên.

trữ
- đgt. Cất, chứa sẵn một lượng tương đối nhiều, vào một chỗ để dành cho lúc cần: bể trữ nước trữ lương thực trữ thóc trong kho.

trữ tình
- Nói nghệ thuật nặng về tả tình cảm của con người : Tính chất trữ tình của thơ Nguyễn Du.

trứ danh
- t. 1 Rất nổi tiếng, ai cũng biết. Nhà điêu khắc trứ danh. Một tác phẩm trứ danh. Câu nói trứ danh. 2 (kng.). Tuyệt, tuyệt vời. Trông trứ danh đấy chứ. Trứ danh hết chỗ nói.

trưa
- I. dt. Khoảng thời gian giữa ban ngày, khoảng trước sau 12 giờ, lúc Mặt Trời cao nhất: nghỉ trưa 2 tiếng đồng hồ 12 giờ trưa. II. tt. Muộn so với giờ giấc buổi sáng: ngủ dậy trưa quá.

trực
- t. Thẳng thắn : Người tính trực.
- đg. "Trực nhật" nói tắt : Đi trực.

trực giác
- d. (hoặc đg.). Nhận thức trực tiếp, không phải bằng suy luận của lí trí. Hiểu bằng trực giác.

trực giao
- tt., cũ, id. Vuông góc với nhau: Hai đường thẳng trực giao.

trực khuẩn
- Loài vi khuẩn hình đũa : Vi trùng bệnh nhiệt thán là trực khuẩn.

trực quan
- đg. 1 (cũ). Như trực giác. Giai đoạn trực quan của nhận thức. 2 (Phương pháp giảng dạy) dùng những vật cụ thể hay ngôn ngữ cử chỉ làm cho học sinh có được hình ảnh cụ thể về những điều được học. Phương pháp giáo dục trực quan.

trực thăng
- Nh. Máy bay lên thẳng.

trực tiếp
- Tiếp xúc thẳng, không cần người hay vật làm trung gian : Trực tiếp đề nghị với chính quyền. Tuyển cử trực tiếp. Chế độ bầu cử để cho cử tri bầu thẳng đại biểu, chứ không phải bầu qua nhiều lần, nhiều bậc, như tuyển cử gián tiếp.

trực tràng
- d. Đoạn cuối ruột già, gần như thẳng, ngay trước hậu môn.
Từ điển tiếng Việt
A
B (1)
B (2)
B (3)
B (4)
C (1)
C (2)
C (3)
C (4)
C (5)
C (6)
D (1)
D (2)
D (3)
D (4)
D (5)
E
G (1)
G (2)
G (3)
H (1)
H (2)
H (3)
H (4)
I
K (1)
K (2)
K (3)
L (1)
L (2)
L (3)
L (4)
M (1)
M (2)
M (3)
N (1)
N (2)
N (3)
N (4)
O
P (1)
P (2)
Q
R (1)
R (2)
S (1)
S (2)
S (3)
T (1)
T (2)
T (3)
T (4)
T (5)
T (6)
T (7)
T (8)
T (9)
T (10)
T (11)
T (12)
U
V (1)
V (2)
X (1)
X (2)
Y