watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Từ điển tiếng Việt-T (1) - tác giả Nhóm biên soạn Nhóm biên soạn

Nhóm biên soạn

T (1)

Tác giả: Nhóm biên soạn

ta
- I. 1. Đại từ ngôi thứ nhất, số ít, nghĩa như mình : Được lòng ta xót xa lòng người. 2. Đại từ ngôi thứ nhất, số nhiều, nghĩa như chúng ta : Bọn ta cùng đi. 3. Đại từ ngôi thứ nhất, dùng để xưng với người dưới, hoặc có ý kiêu căng (cũ) : Ta truyền cho các ngươi... ; Ta đây chẳng phải kẻ hèn. II. t. 1. Thuộc về mình, của mình : Nước ta ; Quân ta ; Nhà ta. 2. ấy, đó, đã được nói đến : Anh ta ; Bà ta.

ta thán
- đg. Than thở và oán trách. Nhân dân ta thán về nạn tham nhũng.


- 1 dt. Phần nẹp nhỏ dọc hai bên vạt áo bà ba hoặc áo dài: áo anh sứt chỉ đường tà, Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu (cd.).
- 2 dt. Ma quỷ làm hại người: đuổi như đuổi tà tà ma.
- 3 tt. (Mặt Trăng, Mặt Trời) xiên chếch về một phía, sắp lặn: trăng tà ánh nắng chiều tà.

tà dâm
- Thú vui bất chính của xác thịt : Mắc điều tình ái, khỏi điều tà dâm (K).

tà dương
- d. (cũ; vch.). Mặt trời lúc sắp lặn. Bóng tà dương.

tà khí
- dt.1. Nguyên nhân, nhân tố sinh ra bệnh tật, theo đông y: chống tà khí xâm nhập vào cơ thể. 2. id. Không khí không lành mạnh, gây hại về mặt tư tưởng.

tà ma
- Nh. Tà : Yểm bùa trừ tà ma.

tà tâm
- d. (id.). Lòng không ngay thẳng.

tà thuật
- dt. Thủ đoạn lừa bịp bằng những mánh khoé tinh xảo, nhờ dựa vào sự mê tín của người khác.

tà thuyết
- Từ mà những người theo một tôn giáo dùng để chỉ một tôn giáo khác bị họ coi là không chính truyền.

tà vẹt
- d. Thanh gỗ, sắt hoặc bêtông dùng để kê ngang dưới đường ray. Bắt đường ray vào tà vẹt.

tả
- 1 dt. Bệnh ỉa chảy, đi nhiều và liên tục, thường lây lan thành dịch: thuốc phòng tả bị đi tả.
- 2 I. dt. 1. Bên trái, đối lại với hữu (bên phải): cửa phía tả hai bên tả hữu. 2. Bộ phận thiên về tiến bộ, cách mạng, trái với hữu (bảo thủ): đảng cánh tả phái tả. II. tt. Có chủ trương hành động quá mạnh, quá sớm so với điều kiện thực tế: chống khuynh hướng tả Làm như thế là quá tả đấy!
- 3 đgt. Nói, viết bằng những hình ảnh cụ thể, sinh động để người khác như được trông tận mắt: tả cảnh nông thôn ngày mùa gợi tả.
- 4 tt. Nát vụn, rã rời ra: Vôi tả thành bột áo quần rách tả.

tả chân
- Tả đúng sự thực. Chủ nghĩa tả chân. X. Chủ nghĩa hiện thực.

tả đạo
- d. (cũ). Tà đạo.

tả khuynh
- tt. (Tư tưởng chính trị) thiên về hướng tả: tư tưởng tả khuynh đường lối tả khuynh.

tả ngạn
- Bờ bên trái một con sông tính từ đầu nguồn trở xuống.

tả thực
- đg. Như tả chân.

tả tơi
- tt. 1. Bị rách nhiều chỗ và rời ra từng mảnh nhỏ, thảm hại: quần áo tả tơi. 2. Bị tan rã, mỗi người một nơi, không còn đội ngũ gì nữa: Quân địch bị đánh tả tơi.


- 1. d. Miếng vải dùng để quấn lót đít, bụng hoặc chân cho trẻ mới sinh. 2. t. Rách rưới, cũ kỹ : áo này đã tã rồi.


- 1 d. Cấp quân hàm của sĩ quan trên cấp uý, dưới cấp tướng.
- 2 d. Số gộp chung mười hai đơn vị làm một. Một tá kim băng. Nửa tá bút chì.
- 3 đg. (ph.). Tạo ra cái cớ để vin vào. Tá chuyện để đòi tiền (hối lộ).
- 4 tr. (cũ; vch.; dùng ở cuối câu nghi vấn). Từ biểu thị ý thương cảm khi hỏi. Người xưa đâu tá?

tá dược
- dt. Những chất phụ vào để chế dược phẩm nói chung (không có tác dụng chữa bệnh, như sáp ong, than, bột...).

tá điền
- Nông dân làm ruộng thuê của địa chủ.

tá lý
- Chức quan nhỏ ở các bộ trong triều đình xưa.

tá tràng
- d. Đoạn đầu của ruột non, tiếp theo dạ dày.

tạ
- 1 dt. 1. Vật nặng, thường có hình thanh ngắn có lắp hai khối kim loại hai đầu, dùng để tập nâng nhấc luyện cơ bắp: cử tạ. 2. Vật nặng hình tròn bằng kim loại, dùng để đẩy hoặc ném đi xa: đẩy tạ ném tạ.
- 2 dt., id. Nhà làm ở trong vườn hay bên bờ nước, dùng làm nơi giải trí: xây đình xây tạ nhà thuỷ tạ.
- 3 dt. Đơn vị đo khối lượng, bằng 100 kilôgam: một tạ thóc tạ lợn hơi.
- 4 đgt. Tỏ lòng biết ơn hay xin lỗi một cách trân trọng: tạ ơn đưa lễ vật đến tạ.

tạ thế
- Chết (nói một cách lịch sự hoặc dùng đối với những người đáng kính).

tác dụng
- I d. Kết quả của tác động. Một sáng kiến có tác dụng thúc đẩy sản xuất. Tác dụng giáo dục của văn học. Mất tác dụng. Phát huy tác dụng.
- II đg. Tác động đến, làm cho có những biến đổi nhất định (thường nói về tác động giữa các hiện tượng tự nhiên). Base với acid sinh ra muối và nước. Tác dụng vào vật một lực làm cho nó chuyển động.

tác động
- I. đgt. Gây ra sự biến đổi nào đó cho sự vật được hành động hướng tới: Bài thơ tác động đến tình cảm của mọi người. II. dt. Sự tác động: tác động của khí hậu đối với con người.

tác giả
- Người đã làm ra, sáng tác ra một công trình nghệ thuật : Tác giả truyện Kiều là Nguyễn Du.

tác hại
- I đg. Gây ra điều hại đáng kể. Một sai lầm tác hại đến toàn bộ công việc.
- II d. Điều hại đáng kể gây ra. của thuốc lá.

tác loạn
- Gây loạn, làm rối trật tự trong nước.

tác nhân
- d. Nhân tố gây ra một tác động nào đó. Các tác nhân gây bệnh. Tác nhân kích thích.

tác phẩm
- dt. Công trình do các nghệ sĩ, các nhà văn hoá, khoa học tạo nên: tác phẩm khoa học nổi tiếng tác phẩm mới xuất bản.

tác phong
- Lề lối làm việc, đối xử với người khác : Tác phong khẩn trương.

tác phúc
- Làm phúc, làm oai với người khác.

tác quái
- đgt., x. Tác oai tác quái.

tác thành
- Làm cho nên việc.

tạc
- đg. 1 Tạo ra một hình dạng mĩ thuật theo mẫu đã dự định bằng cách đẽo, gọt, chạm trên vật liệu rắn. Tạc tượng. Tạc bia. Con giống mẹ như tạc. 2 (vch.). Ghi sâu trong tâm trí, không bao giờ quên. Ghi lòng tạc dạ. Trăm năm ghi tạc chữ đồng... (cd.).

tạc dạ
- Nh. Tạc, nghĩa bóng.

tạc đạn
- d. (cũ.). Lựu đạn.

tách
- 1 (F. tasse) dt. Đồ dùng để uống nước, bằng sứ, miệng rộng, có quai cầm: tách trà mua bộ tách ấm.
- 2 đgt. Làm cho rời hẳn ra khỏi một khối, một chỉnh thể: tách quả bưởi ra từng múi tách riêng từng vấn đề để xem xét.
- 3 tt. Có âm thanh nhỏ như vật giòn nứt ra: Quả đỗ phơi nổ tách một cái.

tách bạch
- Rõ ràng, rành mạch : Tính tách bạch từng món chi tiêu.

tạch
- tt. Có âm thanh như tiếng pháo tép nổ: Pháo nổ tạch một cái.

tai
- I. d. 1. Cơ quan của thính giác ở hai bên mặt, dùng để nghe. 2. Từ chỉ cái gì bám vào một vật khác : Tai nấm. II. đg.Tát. (thtục) : Tai cho mấy cái.
- d. Việc không may xảy ra bất thình lình : Tai bay vạ gió.
- t. Toi, vô ích : Cơm tai.

tai ác
- t. Có tác dụng gây nhiều tai hại, đáng nguyền rủa. Trận mưa đá tai ác làm dập nát hoa màu.

tai ách
- dt. Tai hoạ nặng nề ở đâu đâu bất ngờ xảy ra: thoát khỏi tai ách khó qua nổi tai ách.

tai biến
- Sự việc gây vạ bất ngờ.

tai hại
- t. (hoặc d.). Có tác dụng gây ra nhiều mất mát, thiệt hại. Hậu quả tai hại của việc làm ẩu. Những tai hại do trận bão gây ra.

tai họa
- tai hoạ dt. Điều không may, gây ra sự đau khổ, mất mát lớn: khắc phục những tai hoạ của bão lụt gây nên gặp nhiều tai hoạ tai hoạ bất kì.

tai nạn
- d. Sự việc không may, xảy ra bất ngờ, gây thiệt hại cho người và tài sản : Tai nạn ô-tô đâm vào tàu điện.

tai quái
- t. Tinh ranh một cách độc ác, làm cho người khác phải khốn khổ. Trò chơi tai quái.

tai tiếng
- dt. Tiếng xấu, dư luận xấu: bị tai tiếng vì mấy cậu học trò nghịch ngợm Bạn bè ở với nhau chưa bao giờ có tai tiếng gì.

tai ương
- Vạ lớn.

tài
- 1 d. (kng.). Tài xế (gọi tắt). Bác tài.
- 2 I d. Khả năng đặc biệt làm một việc nào đó. Một nhà văn có tài. Tài ngoại giao. Cậy tài. Hội thi tài của thợ trẻ.
- II t. Có . Người tài. Bắn súng rất tài. Tài nhớ thật! (kng.).

tài cán
- dt. Tài, khả năng giải quyết, thực hiện tốt việc gì: một cán bộ quản lí tài cán vị chỉ huy tài cán Nó chẳng có tài cán gì cả.

tài chính
- d. 1. Công việc quản lý tiền tài của một nước, một đoàn thể... Bộ tài chính. Một bộ của chính phủ quản lý toàn thể tiền tài trong nước. 2. Việc chi thu trong gia đình : Tài chính eo hẹp, chẳng sắm được gì.

tài công
- (đph) Người cầm lái ghe chài chở lúa.

tài đức
- d. Tài năng và đức độ (nói khái quát). Những bậc tài đức.

tài giảm
- đgt. (khhc) Giảm bớt, cắt giảm: tài giảm quân số chính quy.

tài giỏi
- t. Có tài (nói khái quát). Người chỉ huy tài giỏi.

tài hoa
- tt. Tài giỏi, phong nhã, thường thiên về nghệ thuật, văn chương: một nhạc sĩ tài hoa nét vẽ tài hoa.

tài khóa
- Cái khoản chi thu của ngân sách trong một năm : Tài khóa năm 1977.

tài khoản
- d. Số kế toán dùng để phản ánh tình hình biến động của các loại vốn và nguồn vốn. Tài khoản tiền gửi ngân hàng.

tài liệu
- dt. 1. Sách báo, các văn bản giúp người ta tìm hiểu vấn đề gì: tài liệu học tập tài liệu tham khảo đọc tài liệu tại thư viện. 2. Nh. Tư liệu (ng. 2.): đi thực tế thu thập tài liệu viết luận văn tốt nghiệp.

tài lực
- Khả năng làm việc gì : Không đủ tài lực để đảm đang việc ấy.

tài mạo
- Tài hoa và dung mạo : Phong tư tài mạo tuyệt vời (K).

tài năng
- d. 1 Năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và có sáng tạo một công việc gì. Phát triển tài năng. Tài năng nghệ thuật. Một kĩ sư có tài năng. 2 Người có tài năng. Phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ.

tài nghệ
- dt. Tài năng đạt đến độ điêu luyện, tinh xảo trong nghề nghiệp: tài nghệ của diễn viên trổ hết mọi tài nghệ.

tài nguyên
- d. Những phương tiện thiên nhiên biến thành hoặc tạo nên của cải khi được sử dụng : Quặng, rừng, các nguồn năng lượng... là những tài nguyên.

tài phiệt
- d. Tư bản tài chính có thế lực, nắm quyền chi phối kinh tế - chính trị ở các nước tư bản. Giới tài phiệt.

tài sản
- dt. Của cải vật chất dùng để sản xuất hoặc tiêu dùng: bảo vệ tài sản của nhân dân tịch thu tài sản.

tài sắc
- Tài năng và sắc đẹp : Nổi danh tài sắc một thì (K).

tài tình
- t. Giỏi giang và khéo léo đến mức đáng khâm phục. Nét vẽ tài tình. Đường bóng tài tình.

tài trí
- dt. Tài năng và trí tuệ: đem hết tài trí phục vụ Tổ quốc Dầu cho tài trí bậc nào, Gặp cơn nguy hiểm biết sao mà nhờ (Lục Vân Tiên).

tài tử
- d. 1. Người diễn kịch làm thơ, vẽ, chụp ảnh, chơi thể thao... mà không phải nhà nghề (cũ). 2. Lối làm việc thiếu cố gắng : Đi học lối tài tử.

tài vụ
- d. Công việc thu tiền, chi tiền, sử dụng vốn để thực hiện nhiệm vụ ở một cơ quan, một xí nghiệp, v.v. Công tác tài vụ. Quản lí tài vụ.

tài xế
- dt. Người làm nghề lái xe, lái tàu hoả: nghề tài xế đề nghị tài xế dừng xe, xuất trình giấy tờ.

tài xỉu
- Lối đánh bạc bằng ba quân xúc xắc.

tải
- 1 d. (kng.). Bao tải (nói tắt). Một tải gạo.
- 2 I đg. Vận chuyển đi xa. Tải quân nhu. Tải hàng về kho. Xe tải*.
- II d. trọng (nói tắt). Xe chở vượt tải. Quá tải*.

tãi
- đgt. Dàn mỏng ra trên bề mặt: tãi thóc ra cho mau khô.

tái
- t. 1. Dở sống dở chín : Thịt bò tái. 2. Xanh xao, mất sắc : Mặt tái.

tái bản
- đg. (Sách) in lại lần nữa theo bản cũ. Sách tái bản lần thứ hai. Tái bản có bổ sung.

tái bút
- đgt. Viết thêm cuối bức thư, sau chữ kí: phần tái bút của bức thư.

tái cử
- Bầu lại một lần nữa : Được tái cử vào Hội đồng nhân dân.

tái diễn
- đg. 1 (id.). Diễn lại lần nữa vào dịp khác. Vở kịch được tái diễn nhiều lần. 2 Lại xảy ra lần nữa (thường nói về việc không hay). Ngăn ngừa tai nạn tái diễn. Tái diễn hành động phạm pháp.

tái giá
- đgt. 1. (Người đàn bà goá) lấy chồng lần nữa. 2. (Lúa) cấy lại sau khi lúa cấy lần trước bị hỏng: lúa tái giá.

tái hồi
- Lại trở về chốn cũ.

tái hợp
- đg. Sum họp, đoàn tụ trở lại sau thời gian xa cách. Cảnh vợ chồng tái hợp.

tái ngũ
- đgt. (Quân nhân đã xuất ngũ) trở lại phục vụ tại ngũ trong quân đội khi có lệnh động viên.

tái phạm
- Lại phạm tội cũ một lần nữa.

tái phát
- đg. (Bệnh cũ) lại phát ra sau một thời gian đã khỏi. Bệnh sốt rét tái phát.

tái sản xuất
- đgt. Sản xuất lặp lại và tiếp tục tăng trưởng, mở rộng: tái sản xuất mở rộng.

tái sinh
- 1. đg. Lại sinh ra đời một lần nữa sau khi đã chết, theo thuyết của nhà Phật : Tái sinh chưa dứt hương thề, Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai (K). 2. t. Chế tạo lại từ những vật đã hỏng : Cao su tái sinh.

tái tạo
- đg. 1 Tạo ra lại, làm ra lại. Ơn tái tạo (ơn cứu sống). Tái tạo cuộc đời cho một kẻ hư hỏng. 2 Phản ánh hiện thực có hư cấu, tưởng tượng, nhưng chân thật và sinh động đến mức như làm sống lại hiện thực. Tác phẩm nghệ thuật tái tạo cuộc sống. Sự tái tạo nghệ thuật.

tái thế
- đgt. Được sống lại ở cõi đời: ông ta như Bao Công tái thế.

tại
- g. ở nơi : Sinh tại Hà Nội.
- g. Vì lý do là : Thi trượt tại lười.

tại chỗ
- t. Ở ngay nơi sự việc đang diễn ra, nơi đang nói đến. Mang hàng đến bán tại chỗ. Mở cuộc điều tra tại chỗ. Nghỉ tại chỗ.

tại chức
- tt. 1. Hiện đang giữ chức vụ gì: Khi tại chức thì kẻ đón người đưa, chẳng bù cho bây giờ. 2. (Hình thức học tập) không phải tập trung theo lớp học mà vừa công tác bình thường vừa tham gia học tập: tốt nghiệp đại học hệ tại chức.

tại đào
- Đang trốn trong khi bị coi là có tội (cũ).

tại gia
- t. (Tu hành) ở nhà mình, không ở chùa. Tu tại gia.

tại ngũ
- tt. Còn đang ở trong quân đội: quân nhân tại ngũ.

tại sao
- 1. ph. Vì lẽ gì : Tại sao lại nghỉ 2. l. Vì lẽ gì, do nguyên nhân nào : Anh cho biết tại sao anh nghỉ.

tại tâm
- Từ trong lòng : Hiếu tại tâm.

tam
- d. (kết hợp hạn chế). Ba. Lúc tam canh (cũ; canh ba). Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống (tng.).

tam bản
- dt. Loại thuyền gỗ nhỏ: bơi tam bản qua sông mới đóng chiếc tam bản.

tam cấp
- Có ba bậc : Xây mộ tam cấp. Nhảy tam cấp. Môn điền kinh nhảy ba bước liền.

tam đại
- I d. Ba đời (đời cha, đời ông và đời cụ). Lôi đến tam đại ra mà chửi.
- II t. (kng.; kết hợp hạn chế). Đã xưa lắm, cũ lắm. Mối thù .

tam đoạn luận
- dt. Phép suy lí lô gích gồm ba vế, trong đó mệnh đề kết luận được rút ra từ hai mệnh đề tiền đề, ví dụ: Mọi người đều sẽ chết. Tôi là con người. Vậy, tôi sẽ chết.

tam giác
- (toán) Phần của mặt phẳng giới hạn bởi một đường gấp khúc kín có ba cạnh. Tam giác cân. Tam giác có hai cạnh bằng nhau. Tam giác đều. Tam giác có ba cạnh bằng nhau. Tam giác vuông. Tam giác có một góc vuông.

tam giáo
- d. (id.). Ba thứ đạo ở Trung Quốc thời trước: đạo Khổng, đạo Phật, đạo Lão (nói tổng quát).

tam suất
- Nh. Quy tắc tam suất.

tam thất
- Loài cây cùng họ với ngũ gia bì, trồng lấy củ làm thuốc bổ.

tam thể
- d. (dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Ba màu. Mèo tam thể (lông đen, trắng, vàng).

tam tòng
- dt. Ba nguyên tắc của giáo lí phong kiến bắt người đàn bà phải tuân thủ là khi ở nhà phải theo cha, khi lấy chồng phải theo chồng, khi chồng chết phải theo con trai: trọn đạo tam tòng.

tam tộc
- Ba họ là họ cha, họ mẹ và họ vợ : Tru di tam tộc.

tám
- 1 d. Tên gọi chung một số thứ lúa tẻ, gạo hạt nhỏ và dài, cơm có mùi thơm, ngon. Cơm gạo tám.
- 2 d. Số tiếp theo số bảy trong dãy số tự nhiên. Tám chiếc. Một trăm lẻ tám. Tám bảy (kng.; tám mươi bảy). Một nghìn tám (kng.; tám trăm chẵn). Một thước tám (kng.; tám tấc). Tầng tám.

tám mươi
- Tám lần mười.

tạm
- t. 1 (dùng phụ cho đg.). (Làm việc gì) chỉ trong một thời gian nào đó, khi có điều kiện thì sẽ có thay đổi. Tạm thay làm giám đốc. Tạm lánh đi nơi khác. Hội nghị tạm hoãn. 2 Thật ra chưa đạt yêu cầu như mong muốn, nhưng chấp nhận, coi là được. Làm tạm đủ ăn. Bài thơ nghe tạm được. Công việc tạm gọi là ổn. Ăn tạm cho đỡ đói. // Láy: tàm tạm (ng. 2; ý mức độ thấp).

tạm biệt
- đgt. Chia tay nhau với hi vọng sẽ gặp lại: tạm biệt quê hương lên đường đi chiến đấu tạm biệt bạn bè.

tạm bợ
- Nói cảnh sống không ổn định.

tạm thời
- t. Chỉ có tính chất trong một thời gian ngắn trước mắt, không có tính chất lâu dài. Biện pháp tạm thời. Chỗ ở tạm thời. Tạm thời chưa nói đến.

tạm trú
- đgt. ở tạm một thời gian: đăng kí tạm trú hộ khẩu tạm trú.

tạm ứng
- đg. Ứng trước, sẽ thanh toán sau. Tạm ứng tiền công.

tạm ước
- Bản giao ước ký kết giữa hai bên để tạm thời hòa hoãn các cuộc xung đột.

tan
- đg. 1 (Chất rắn) hoà lẫn vào trong một chất lỏng làm thành một chất lỏng đồng tính. Muối tan trong nước. Quấy cho đường tan hết. 2 Chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng. Tuyết tan. 3 Vỡ vụn ra thành mảnh nhỏ, không còn nguyên vẹn như trước. Vỡ tan. Tan như xác pháo. Đập tan âm mưu (b.). 4 Tản dần ra xung quanh để như biến mất dần đi và cuối cùng không còn tồn tại nữa. Sương tan. Cơn bão tan. 5 (kết hợp hạn chế). (Hoạt động tập hợp đông người) kết thúc, số đông tản ra các ngả. Tan học. Tan cuộc họp. Tan tầm*. Cảnh chợ tan.

tan hoang
- tt. Tan nát, đổ vỡ hoàn toàn, gây cảm giác hoang vắng: nhà cửa tan hoang Làng bản tan hoang sau cơn bão.

tan nát
- Biến thành những mảnh vụn, không dùng được nữa ; tiêu tán : Thành phố tan nát sau cơn động đất ; Tiêu tan nát cả qũy.

tan rã
- đg. Bị rời ra từng mảng, không còn là một khối có tổ chức, có lực lượng nữa. Hàng ngũ tan rã. Hệ thống thuộc địa tan rã ra từng mảng.

tan tác
- tt. Tan rời ra mỗi nơi một mảnh, mỗi nơi một phần một cách hỗn loạn: Đàn gà chạy tan tác mỗi con một nơi Giặc bị truy kích chạy tan tác vào rừng.

tan tành
- Vỡ nát tung ra : Đập phá tan tành.

tan vỡ
- đg. Ở trạng thái như bị vỡ tan ra, hoàn toàn chẳng còn gì (thường nói về cái trừu tượng). Hi vọng ấp ủ bấy lâu bị tan vỡ. Hạnh phúc tan vỡ. Tan vỡ như bọt xà phòng.

tàn
- 1 dt. 1. Đồ dùng để che trong đám rước, có cán và khung bọc tấm nhiễu hình tròn, xung quanh rủ xuống: tàn che lọng rước. 2. Cành lá của cây xoè ra như cái tàn ở trên cao: tàn cây bàng ngồi dưới tàn cây.
- 2 I. tt. 1. (Hoa) héo dần, sắp rụng: cánh hoa tàn. 2. (Lửa) yếu dần, sắp tắt: bếp lửa tàn Lửa tàn dần. 3. ở vào giai đoạn cuối của sự tồn tại: Hội sắp tàn Cuộc vui nào rồi cũng tàn. II. dt. Phần còn sót lại sau khi cháy: tàn hương tàn thuốc lá theo đóm ăn tàn (tng.) tro tàn.

tàn ác
- Độc ác, không biết thương xót : Thực dân tàn ác.

tàn bạo
- t. Độc ác và hung bạo. Hành động khủng bố tàn bạo.

tàn binh
- Nh. Tàn quân.

tàn dư
- Những cái còn sót lại : Tàn dư của công xã nguyên thủy tại nông thôn.

tàn hại
- đg. Gây nên những thiệt hại nặng nề, giết hại hàng loạt một cách dã man.

tàn hương
- Nh. Tàn nhang.

tàn khốc
- Độc ác, gây thiệt hại lớn : Chiến tranh tàn khốc.

tàn lụi
- đg. Ở trạng thái tàn dần, lụi dần (nói khái quát). Cỏ cây tàn lụi vì giá rét. Hi vọng cứ tàn lụi dần.

tàn nhang
- dt. Bệnh ngoài da biểu hiện bằng những dát nhỏ tròn màu hung, màu nâu, xám, hồng, bằng phẳng, nhẵn, không có vảy, không thâm nhiễm, chủ yếu ở mặt, có thể ở cổ, vai, cánh tay, mu bàn tay, diễn biến theo mùa, giảm về mùa hè nhất là khi ra nắng, đôi khi tự khỏi.

tàn nhẫn
- Không một chút lòng thương : Cư xử tàn nhẫn.

tàn phá
- đg. Phá hoại nặng nề trên phạm vi rộng. Trận bão tàn phá mùa màng. Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá.

tàn phế
- tt. Bị thương tật nặng, mất khả năng vận động, lao động bình thường: bị tàn phế do tai nạn lao động một tấm thân tàn phế.

tàn sát
- đg. Giết một cách dã man, cùng một lúc, hàng loạt người không có sức và phương tiện tự vệ : Phát xít Đức tàn sát toàn thể dân làng Ô-ra-đua tại Pháp năm 1944.

tàn tạ
- đg. Ở giai đoạn cuối của quá trình suy tàn. Nhan sắc đã tàn tạ. Thời kì tàn tạ của chế độ phong kiến.

tàn tật
- tt. Bị tật khiến cho mất khả năng hoạt động, lao động bình thường: người tàn tật bị tàn tật bẩm sinh.

tàn tệ
- Nhẫn tâm và tệ bạc : Cư xử tàn tệ.

tàn tích
- d. Dấu vết, vết tích của cái cũ còn sót lại. Xoá bỏ tàn tích cũ.

tản bộ
- đgt. Đi bộ thong thả để dạo chơi: đi tản bộ dọc theo luỹ tre.

tản cư
- Rời nơi mình ở để tránh nạn chiến tranh, trong thời kháng chiến chống Pháp.

tản mạn
- t. 1 Ở tình trạng rời rạc, không có sự liên hệ với nhau, không tập trung. Trình bày tản mạn, thiếu tập trung. Những ý nghĩ tản mạn, không đâu vào đâu. 2 (id.). Như tản mát. Sách vở để tản mạn nhiều nơi.

tản mát
- tt. Rải rác mỗi nơi một ít: Sách vở để tản mát nhiều chỗ thu nhặt sắt vụn tản mát nhiều nơi.

tản văn
- Văn xuôi (cũ).

tán
- 1 d. 1 Tàn lớn. Tán che kiệu. 2 Vật có hình dáng như cái tán. Tán đèn. 3 Vòng sáng mờ nhạt nhiều màu sắc bao quanh mặt trời hay mặt trăng do sự khúc xạ và phản chiếu ánh sáng qua màn mây. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa (tng.). 4 Bộ lá của cây, tạo thành vòm lớn, có hình giống cái tán. Cây thông có tán hình tháp. Tán lá. Tán rừng. Hàng chè rộng tán. 5 Kiểu cụm hoa có các nhánh cùng xuất phát từ một điểm chung trên trục chính, trông như cái tán. Cây mùi có hoa tán. Cuống tán.
- 2 d. Thể văn cổ, nội dung ca ngợi công đức, sự nghiệp một cá nhân nào đó.
- 3 đg. (kng.). 1 Nói với nhau những chuyện linh tinh, không đâu vào đâu, cốt để cho vui. Ngồi tán chuyện. Tán hết chuyện này đến chuyện khác. Tán láo. 2 Nói thêm thắt vào. Có một tán thành năm. Tán rộng ra, viết thành một bài báo. 3 Nói khéo, nói hay cho người ta thích, chứ không thật lòng, cốt để tranh thủ, lợi dụng. Tán gái. Tán mãi mới vay được tiền.
- 4 đg. Đập bẹt đầu đinh ra để cho bám giữ chặt. Tán rivê. Đinh tán*.
- 5 I đg. Nghiền cho nhỏ vụn ra. Tán thuốc.
- II d. (id.). Thuốc đông y ở dạng bột; thuốc bột. Cao đơn hoàn *.

tán loạn
- tt. (Số đông) chạy lung tung, hỗn loạn ra các phía, do quá hoảng sợ: Quân địch chạy tán loạn Lũ chuột vỡ tổ chạy tán loạn.

tán thành
- Đồng ý để làm một việc gì : Tán thành một chủ trương.

tán thưởng
- đg. Tỏ thái độ đồng tình, khen ngợi. Vỗ tay tán thưởng. Ý kiến được nhiều người tán thưởng.

tán tỉnh
- đgt., khng. Làm cho người khác xiêu lòng, nghe theo mình bằng những lời nói ngon ngọt, nhằm mục đích riêng: bám theo các cô gái để tán tỉnh ve vãn Nó tán tỉnh mãi mà vẫn không ăn nhằm gì.

tán tụng
- Khen và ca ngợi : Tán tụng công đức.

tang
- 1 d. Thân hoặc thành bầu cộng hưởng của trống. Trống thủng còn tang (tng.).
- 2 d. (kết hợp hạn chế). Vật làm chứng cho việc làm sai trái, phi pháp. Đốt đi cho mất tang.
- 3 d. 1 Sự đau buồn có người thân mới chết. Nhà đang có tang. 2 (dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Lễ chôn cất người chết. Đám tang*. Lễ tang. 3 (kết hợp hạn chế). Dấu hiệu (thường ở áo, mũ, đầu, theo phong tục) để tỏ lòng thương tiếc người mới chết. Đeo băng tang. Đội khăn tang. Để tang*. 4 Thời gian để tang. Chưa hết tang mẹ. Mãn tang.
- 4 d. (kng.). Loại, hạng người hoặc vật (hàm ý không coi trọng). Cái tang thuốc này hút nặng lắm. Tang ấy thì biết làm ăn gì.
- 5 d. Tỉ số của sin của một góc với cosin của góc ấy.

tang chế
- dt. Phép tắc, quy tắc để tang: Tang chế còn nhiều điều phiền phức.

tang chứng
- Vật hoặc người làm chứng.

tang lễ
- d. (trtr.). Các nghi lễ chôn cất người chết (nói tổng quát); lễ tang. Tang lễ được cử hành trọng thể.

tang phục
- dt. Quần áo tang: Bây giờ kịp rước thợ may, Sắm đồ tang phục nội ngày cho xong (Lục Vân Tiên).

tang thương
- 1. d. Cuộc đời biến đổi (cũ). 2. t. Khổ sở tiều tụy : Quần áo rách rưới trông tang thương quá !

tang tích
- d. (id.). Dấu vết còn để lại của hành động phạm pháp. Lau sạch những vết máu để mất tang tích.

tang tóc
- tt. Đau buồn thương xót vì có người chết: những ngày tang tóc cảnh đau thương tang tóc do chiến tranh gây nên.

tang vật
- Vật làm chứng.

tàng hình
- đg. Dùng phép lạ tự làm cho mình như biến mất đi, không ai có thể nhìn thấy được.

tàng tàng
- 1 tt. 1. Ngà ngà say: Tàng tàng chén cúc dở say (Truyện Kiều). 2. Hơi gàn, ngang ngang.
- 2 tt., khng. (Đồ dùng) quá cũ vì đã sử dụng một thời gian khá lâu: chiếc xe đạp tàng tàng.
- 3 tt. (Tính người) hơi gàn dở: tính tàng tàng, ăn nói dớ dẩn.

tàng trữ
- Cất giấu cẩn thận : Tàng trữ sách quí.

tảng
- 1 d. 1 Khối chất rắn tương đối lớn. Tảng đá. Băng trôi cả tảng. 2 (thường nói đá tảng). Hòn đá to đẽo thành hình khối đều, dùng kê chân cột nhà.
- 2 đg. (kng.). Giả tảng (nói tắt). Tảng như không biết.

tảng lờ
- đgt. Vờ như không biết gì, không để tâm chú ý đến: tảng lờ như không nghe thấy.

tảng sáng
- Bắt đầu buổi sáng, lúc đã sáng rõ.

tạng
- d. 1 (id.). x. lục phủ ngũ tạng. 2 Tính chất cơ thể của mỗi người. Tạng người khoẻ. Người tạng gầy. 3 (kng.). Sở trường, sở thích riêng của mỗi người (nói tổng quát). Mỗi người viết văn đều có cái tạng riêng của mình.

tạng phủ
- Nh. Lục phủ ngũ tạng.

tanh
- d. Vòng dây sắt trong mép lốp xe : Lốp đứt tanh.
- t. Có mùi như mùi cá sống.

tanh bành
- t. Ở tình trạng các thứ bị mở tung, xáo tung cả ra, trông ngổn ngang, bừa bãi. Gà bới tanh bành bếp núc. Mở tanh bành. Phá tanh bành. Nhà cửa tanh bành.

tanh hôi
- Nh. Hôi tanh.

tánh
- d. Nh. Tính.

tạnh
- đg. (Mưa, gió) ngừng hoặc dứt hẳn. Đã tạnh mưa. Trời quang mây tạnh. Tạnh gió.

tạnh ráo
- tt. Khô ráo, không còn mưa gió, lầy lội nữa: trời tạnh ráo những ngày tạnh ráo.

tao
- đ. Từ dùng để tự xưng với người dưới hoặc người ngang hàng thân với mình : Thằng kia lại đây tao bảo !
- d. Lượt, lần : Đã mấy tao xơ xác vì cờ bạc.

tao đàn
- d. (cũ). Nhóm, hội các nhà thơ.

tao ngộ
- đgt. Gặp gỡ tình cờ: duyên tao ngộ.

tao nhã
- Thanh cao lịch sự : Cử chỉ tao nhã.
Từ điển tiếng Việt
A
B (1)
B (2)
B (3)
B (4)
C (1)
C (2)
C (3)
C (4)
C (5)
C (6)
D (1)
D (2)
D (3)
D (4)
D (5)
E
G (1)
G (2)
G (3)
H (1)
H (2)
H (3)
H (4)
I
K (1)
K (2)
K (3)
L (1)
L (2)
L (3)
L (4)
M (1)
M (2)
M (3)
N (1)
N (2)
N (3)
N (4)
O
P (1)
P (2)
Q
R (1)
R (2)
S (1)
S (2)
S (3)
T (1)
T (2)
T (3)
T (4)
T (5)
T (6)
T (7)
T (8)
T (9)
T (10)
T (11)
T (12)
U
V (1)
V (2)
X (1)
X (2)
Y