C (3)
Tác giả: Nhóm biên soạn
cha
- d. 1 Người đàn ông có con, trong quan hệ với con (có thể dùng để xưng gọi). Cha nào con nấy. Con có cha như nhà có nóc (tng.). Cha bảo gì con ạ? 2 Từ dùng để gọi linh mục hoặc linh mục tự xưng khi nói với người theo Công giáo. 3 (thgt.). Từ dùng trong một số tiếng chửi rủa, chửi mắng. Mồ cha*. Cha đời*. Chém cha*.
cha đỡ đầu
- dt. Người đàn ông nhận đỡ đầu cho một đứa trẻ em trai khi làm lễ rửa tội vào đạo Thiên Chúa.
cha ghẻ
- dt. Bố dượng: Có thương nó đến mấy thì vẫn bị mang tiếng là cha ghẻ thôi.
cha mẹ
- dt. Cha và mẹ: Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bề, con nuôi cha mẹ con kể từng ngày (cd). // tht. Lời nguyền rủa: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc (TrTXương).
chà
- 1 d. Cành cây có nhiều nhánh nhỏ, thường dùng để rào hoặc thả dưới nước cho cá đến ở. Cắm chà. Thả chà.
- 2 đg. Áp mạnh bàn tay, bàn chân hoặc vật gì có mặt phẳng xuống và đưa đi đưa lại nhiều lần trên bề mặt để làm cho tróc, vỡ hoặc nát ra. Chà đậu. Chà nát.
- 3 c. Tiếng thốt ra, biểu lộ ý than phiền hoặc ngạc nhiên, tán thưởng. Chà! Buồn ngủ quá! Chà! Trông đẹp lắm.
chà là
- 1 dt. 1. Cây ăn quả, thuộc loại cau, quả như quả nhót, có vị ngọt. 2. Quả chà là và các sản phẩm làm từ loại quả này: mứt chà là.
- 2 Đảo thuộc tỉnh Khánh Hoà, cách Nha Trang 22km về phía đông bắc và cách bán đảo Tiên Du 2,5km về phía đông, dài 2km, rộng 300m, độ cao nhất 157m, cấu tạo bằng granit. Nhiều tổ yến, nổi tiếng với tên "Đảo yến".
- 3 (xã) h. Dương Minh Châu, t. Tây Ninh.
chà xát
- đgt. Cọ xát nhiều lần: Thứ đỗ này phải chà xát kĩ mới được.
chả
- 1 d. 1 Món ăn làm bằng thịt, cá hoặc tôm thái miếng, băm hoặc giã nhỏ, ướp gia vị, rồi rán hoặc nướng. Chả cá. Bún chả. Chả rán. 2 (ph.). Giò. Gói chả.
- 2 p. (kng.). Như chẳng. Chả sợ. Nó chả bảo thế là gì.
chả giò
- đphg Nh. Nem rán.
chác
- đgt. Chuốc lấy: Bỗng không mua não, chác sầu, nghĩ nao (K).
chạch
- d. Cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn. Đất sỏi có chạch vàng (tng.). Lươn ngắn lại chê chạch dài... (cd.).
chai
- 1 dt. Đồ đựng bằng thuỷ tinh, cổ nhỏ và dài: rót đầy chai thu mua vỏ chai.
- 2 I. dt. Chỗ da dày và sần cứng, do cọ xát nhiều: cuốc mới một chút mà tay đã nổi chai. II. tt. 1. (Da) dày, sần cứng, do cọ xát nhiều: chai tay da chai. 2. (Đất đai) cứng, không tơi xốp, khó cày bừa: Đất ở đây chai hết cả. 3. Đông cứng lại: dầu chai. 4. Trơ lì, không còn lạ lẫm nữa: chai mặt rồi, còn biết nhục là gì nữa.
- 3 dt. Cá dẹt mình, miệng lệch về một bên: Thờn bơn méo miệng chê chai lệch mồm (tng.).
chài
- dt. Thứ lưới mép có những cục chì để quăng xuống úp lấy cá: Mất cả chì lẫn chài (tng). // đgt. Dùng chài bắt cá: Chồng chài, vợ lưới, con câu (cd). // tt. 1. Sống bằng nghề đánh cá bằng chài: Dân chài 2. Dùng để đi quăng chài: Thuyền chài.
- 2 đgt. 1. Dùng tà thuật làm cho người ta đau ốm, theo mê tín: Anh ấy ốm, người ta cứ cho là do thầy mo chài 2. Làm cho người ta say đắm: Cô bị ai chài mà thẫn thờ như thế?.
chải
- đg. Làm cho sạch, mượt, bằng lược hoặc bàn chải. Chải tóc. Chải sợi. Chải áo dạ. Chải sâu (chải cho hết sâu bám vào thân hoặc lá cây).
chải chuốt
- I. đgt. Sửa sang, trang điểm làm cho hình thức đẹp hơn: suốt ngày cứ chải chuốt ngắm vuốt. II. tt. Có hình thức được sửa sang, trang điểm một cách công phu, thậm chí đến mức cầu kì: Hình dạng chải chuốt ăn mặc chải chuốt Câu văn chải chuốt.
chàm
- dt. 1. Loài cây thuộc họ đậu, lá hình tròn thường dùng để nhuộm màu lam sẫm: Cây chàm sống ở miền thượng du 2. Nước nhuộm chế bằng lá chàm: Mặt như chàm đổ (tng). // tt. Có màu lam sẫm: áo chàm; Vết chàm ở mặt.
- 2 dt. Thứ bệnh lở mặt trẻ con: Mặt cháu lên chàm, nên mẩn đỏ.
- 3 đgt. Xăm mình (cũ): Họ chàm ở ngực một cái mặt hổ.
chạm
- 1 đg. 1 Đụng nhẹ. Chạm vào người bên cạnh. Tay cầu thủ chạm phải quả bóng. Chân chạm đất. 2 (kng.). Gặp một cách đột nhiên, bất ngờ. Chạm địch. Chạm một người lạ mặt. 3 Động đến cái mà người khác thấy phải giữ gìn, phải coi trọng. Chạm đến danh dự. Bị chạm tự ái.
- 2 đg. Tạo nên những đường nét hoặc hình khối nghệ thuật trên mặt vật rắn bằng cách đục, khắc. Chạm tủ chè. Chạm nổi*. Thợ chạm.
chạm trán
- đgt. Gặp nhau bất ngờ, đặt vào tình trạng khó xử hoặc buộc phải đối phó, đương đầu với nhau: Hai đối thủ lần đầu chạm trán nhau Thực ra cả hai bên đều không muốn chạm trán nhau.
chan chứa
- tt, trgt. Đầy; lai láng: Chan chứa những tính cách điển hình của xã hội (ĐgThMai).
chán
- I đg. 1 Ở trạng thái không còn thèm muốn, thích thú nữa, vì đã quá thoả mãn. Chán thịt mỡ. Ngủ lắm cũng chán mắt. Cảnh đẹp nhìn không chán. 2 Ở trạng thái không những không thấy thích thú mà còn muốn tránh, vì đã phải tiếp xúc kéo dài với cái mình không ưa. Chán cuộc sống tầm thường.
- II t. 1 Có tác dụng làm cho người ta . Vở kịch ấy chán quá. 2 (kng.). Đạt đến mức độ, số lượng mà người nói cho là nhiều. Còn chán người giỏi. Còn sớm chán.
chán ghét
- đgt. Chán và ghét đến mức không muốn chịu đựng nữa mà muốn quay lưng hoặc phản ứng lại: chán ghét cuộc chiến tranh phi nghĩa chán ghét thói đời đua tranh danh lợi.
chán nản
- đgt. Ngã lòng, không thiết làm gì: Dù thất bại cũng không chán nản.
chán vạn
- t. (kng.). (dùng phụ trước d.). Nhiều lắm, đến mức không kể hết được. Còn chán vạn việc phải làm. Có chán vạn nghề trên đời.
chạn
- dt. 1. Cái giá chia từng ngăn, dát thưa hoặc bọc lưới ở các mặt, dùng để đựng bát đĩa, thức ăn: Chó chui gầm chạn (tng.) chạn gỗ. 2. Lồng, bu: chạn nhốt gà. 2. Bồ, cót: chạn lúa.
chang chang
- trgt. Nói trời nắng gắt: Mây kéo xuống bể thì nắng chang chang (cd).
chàng
- 1 d. 1 (id.). Người đàn ông trẻ tuổi có vẻ đáng mến, đáng yêu. Mấy chàng trai trẻ. 2 (cũ; vch.). Từ phụ nữ dùng để gọi chồng hoặc người yêu còn trẻ, có ý thân thiết.
- 2 d. Dụng cụ của thợ mộc gồm một lưỡi thép dẹp hình tam giác tra vào cán, dùng để vạt gỗ.
chàng hảng
- đgt. Giạng háng: đứng chàng hảng vẻ ta đây.
chàng hiu
- dt. Một loại nhái: Người ta cũng gọi con chàng hiu là con chẫu chàng.
chạng vạng
- t. Nhá nhem tối, khi mặt trời vừa mới lặn. Trời đã chạng vạng. Chạng vạng tối.
chanh
- dt. 1. Cây trồng lấy quả ở nhiều nơi, thân nhỏ, thường có gai nhiều, lá hình trái xoan hay trái xoan dài, mép khía răng ở phía ngọn, hoa trắng hay phớt tím, mọc thành chùm 2-3 cái, quả tròn, vỏ mỏng, chua thơm dùng làm nước giải khát và làm gia vị. 2. Quả chanh và những sản phẩm làm từ loại quả này: quả chanh to nước chanh có khế ế chanh (tng.).
chanh chua
- tt, trgt. Nói người phụ nữ đanh đá, lắm điều nói những lời châm chọc, ngoa ngoắt: Con người chanh chua; ăn nói chanh chua.
chánh
- 1 d. 1 (kng.). Người đứng đầu một đơn vị tổ chức, phân biệt với người phó. Một chánh hai phó. 2 Chánh tổng (gọi tắt).
- 2 d. (ph.; id.). Nhánh. Chánh cây.
- 3 (ph.; cũ). Biến thể của chính trong một số từ gốc Hán. Chánh nghĩa. Chánh trị. Bưu chánh.
chánh án
- dt. Người đứng đầu của một toà án: chánh án toà án nhân dân.
chạnh lòng
- tt. 1. Động lòng vì cảm xúc: Đêm khuya ngồi dựa khoang bồng, sương sa, gió lạnh, chạnh lòng nhớ anh (cd) 2. Tưởng như người ta nói xấu mình: Câu nói sơ ý làm cho anh ấy chạnh lòng.
chao
- 1 d. cn. đậu phụ nhự. Món ăn làm bằng đậu phụ để lên men trong dung dịch rượu và muối.
- 2 d. cn. chao đèn. Bộ phận thường có hình nón cụt, úp trên bóng đèn để hắt ánh sáng xuống.
- 3 đg. 1 Đưa qua đưa lại dưới nước, khi nghiêng bên này khi nghiêng bên kia, thường để rửa, để xúc. Chao chân ở cầu ao. Chao rổ rau. Chao tôm tép. 2 Nghiêng nhanh từ bên này sang bên kia, và ngược lại. Con cò chao đôi cánh. Thuyền chao qua chao lại.
- 4 c. Tiếng thốt ra khi xúc động đột ngột. Chao! Trăng đẹp quá.
chào
- đgt. 1. Nói hoặc ra hiệu bằng các cử chỉ, tỏ lòng kính trọng, thân thiết: chào ông già bà lão chào thầy cô giáo. 2. Tỏ sự kính cẩn trước cái cao quý, thiêng liêng: chào cờ. 3. Mời khách vào ăn uống, mua bán: Nhà hàng chào khách.
chào mời
- đgt. ân cần mời mọc: Nhà hàng chào mời khách lạ.
chảo
- d. Đồ dùng thường đúc bằng gang, lòng dốc thoai thoải, miệng loe rộng, có hai quai, để rang, xào thức ăn. Luống cuống như kiến bò chảo nóng (tng.). Chảo chống dính. Thung lũng lòng chảo (hình lòng chảo).
chão
- dt. Dây thừng to, dài: dai như chão (tng.) bện chão chão sợi đay.
cháo
- dt. Thức ăn lỏng nấu bằng gạo hay bằng bột: Ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng (tng); Ăn cháo để gạo cho vay (tng); Tiền trao, cháo múc (tng).
chạo
- d. Món ăn làm bằng bì, thịt hay tôm cá chín tái trộn với thính và ướp lá ổi.
chạp
- dt. 1. Tháng cuối năm âm lịch: tháng chạp. 2. Lễ cúng tổ tiên vào cuối năm: ngày giỗ ngày chạp.
chát
- 1 tt. Có vị như vị của chuối xanh: Ăn muối còn hơn ăn chuối chát (tng).
- 2 tht. 1. Tiếng hai vật cứng đập vào nhau: Bỗng nghe thấy tiếng "chát" ở tầng dưới 2. Tiếng dùi trống chầu đánh vào tang trống: Tom tom, chát chát.
cháu
- d. 1 Người thuộc một thế hệ sau nhưng không phải là con, trong quan hệ với người thuộc thế hệ trước (có thể dùng để xưng gọi). Hai ông cháu. Cháu ngoại. Cháu gọi bằng chú. Cháu dâu. Cháu lại đây với bà. Cháu năm đời. 2 Từ dùng trong đối thoại để gọi thân mật người coi như hàng cháu của mình, hoặc để tự xưng với người mình kính trọng, coi như bậc ông bà, chú bác của mình. Cháu xin ông tha lỗi. 3 Từ dùng trong đối thoại để chỉ con mình hoặc con người khác, còn nhỏ hoặc còn trẻ, coi như hàng cháu của mình hoặc của người cùng đối thoại với mình. Ông được mấy cháu?
cháu chắt
- dt. Thế hệ kế tiếp sau đời con trở đi nói chung: cháu chắt cũng về mừng thọ cụ đông đủ.
chay
- 1 dt. Loài cây cùng họ với mít, quả có múi, ăn được: Rễ chay dùng để ăn trầu.
- 2 dt. Lễ cúng Phật để cầu cho linh hồn người chết được siêu độ: Làm chay bảy bữa tạ lòng Vân Tiên (LVT). // tt, trgt. 1. Nói ăn không dùng thịt, cá và các chế phẩm từ thịt, cá: Ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối 2. Nói cấy không có phân: Cấy chay 3. Nói dạy học không có thí nghiệm: Dạy chay 4. Suông, không có ăn uống (thtục): Chầu hát chay.
chày
- d. 1 Dụng cụ dùng để giã, thường làm bằng một đoạn gỗ hoặc một thỏi chất rắn và nặng. Chày giã gạo. Chày tán thuốc. (Hà tiện) vắt cổ chày ra nước*. 2 (id.). Dùi để đánh chuông.
chảy
- đgt. 1. (Chất lỏng) di chuyển thành luồng, dòng: dòng nước chảy xiết nước chảy bèo trôi (tng.). 2. ứa ra, thoát ra thành giọt, thành dòng: chảy nước mắt máu chảy ruột mềm (tng.). 3. Bị rò, thủng nên rỉ, chảy nước ra ngoài: thùng chảy nồi chảy. 4. Tan, nhão ra: đá chảy hết nước kem chảy ra sáp chảy. 5. Dãn dài ra, trễ xuống: Chiếc áo chảy Hai má chảy xuống.
cháy
- 1 dt. x. cá Cháy.
- 2 dt. Lớp cơm đóng thành mảng ở đáy nồi khi đun quá lửa: Cơm ăn còn có từng lưng, cháy ăn, vợ chồng chẳng biết đói no (cd).
- 3 đgt. 1. Do tác động của lửa, toả nhiệt, biến dần thành than, tro: Giặc phá không bằng nhà cháy (tng); Củi cháy to; Trấu cháy âm ỉ 2. Bốc lên và toả sáng: Lửa cháy 3. Bị đứt mạch điện do dòng điện quá mạnh: Bóng đèn bị cháy rồi 4. Có cảm giác như nóng lên: Khát nước đến cháy họng, Lửa hoàng hôn như cháy tấm son (CgO).
cháy túi
- đg. (thgt.). Hết sạch tiền, cạn túi tiền. Canh bạc cháy túi.
chạy
- I. đgt 1. Di chuyển nhanh, bằng bước chân: chạy thi Ngựa chạy đường dài. 2. (Người) di chuyển nhanh đến nơi khác: thua chạy dài chạy giặc. 3. (Phương tiện giao thông) di chuyển trên đường: Tàu chạy trên đường sắt Bắc-Nam Ca nô chạy trên sông. 4. Hoạt động, vận hành (máy móc): Đồng hồ chạy chính xác Máy móc chạy bình thường. 5. Điều khiển máy móc: chạy ca nô trên sông. 6. Mang chuyển thư từ, giấy tờ một cách nhanh chóng: chạy thư chạy công văn giấy tờ. 7. Khẩn trương, nhanh chóng quả quyết để tránh sự khó khăn, tai hoạ: chạy nạn chạy ăn từng bữa. 8. Chịu, bỏ, không tiếp tục nữa: ai đến rồi cũng chạy chạy làng. 9. Trải dài theo đường hẹp: con đường chạy qua làng chạy một đường viền. 10. Tính ra, đổ đồng giá: chạy mười đồng một chục. II. tt. Thuận lợi, suôn sẻ, không bị mắc mớ, ùn tắc: Công việc rất chạy bán chạy hàng.
chạy chọt
- đgt. Cậy cục và cầu cạnh nơi này nơi khác để xin một điều gì: Anh ta đã chạy chọt khắp nơi, nhưng không ai nâng đỡ.
chạy chữa
- đg. Tìm thầy tìm thuốc để chữa cho người bệnh. Gia đình đã hết lòng chạy chữa.
chạy đua
- đgt. Cố gắng vượt lên để giành ưu thế, giành phần thắng: chạy đua với các công ti khác chạy đua với thời gian.
chạy thoát
- đgt. Chạy đi để tránh một tai nạn đương đe doạ: Không cho một thằng giặc nào chạy thoát (NgHTưởng).
chắc
- 1 t. Có khả năng chịu đựng tác dụng của lực cơ học mà vẫn giữ nguyên trạng thái toàn khối hoặc giữ nguyên vị trí gắn chặt vào vật khác, không bị tách rời. Lúa chắc hạt, cứng cây. Bắp thịt chắc. Đinh đóng chắc. Thang dựa chắc vào tường.
- 2 I t. 1 Có tính chất khẳng định, có thể tin được là sẽ đúng như thế. Hứa chắc sẽ đến. Có chắc không? Chưa lấy gì làm chắc. 2 (dùng làm phần phụ trong câu). Có nhiều khả năng, rất có thể. Anh ta chắc không đến. Chắc không ai biết.
- II đg. Nghĩ là sẽ đúng như thế. Cứ là được, ai ngờ lại thua.
- III tr. (kng.; dùng ở cuối câu). Từ biểu thị ý muốn hỏi, tỏ ra nửa tin nửa ngờ, có phần ngạc nhiên. Anh quen người ấy ?
chắc mẩm
- đgt. Tin chắc và yên chí đúng như dự kiến: chắc mẩm thắng, ai ngờ lại thua.
chắc nịch
- tt. 1. Rắn và cứng cáp: Bà có vóc người nhỏ nhắn, chắc nịch (Sơn-tùng) 2. Chặt chẽ, vững vàng: Lời văn chắc nịch.
chăm
- I t. (hay đg.). Có sự chú ý thường xuyên để làm công việc gì có ích một cách đều đặn. Chăm học, chăm làm. Chăm việc đồng áng.
- II đg. Trông nom, săn sóc thường xuyên. con. Chăm đàn gia súc.
chăm chú
- tt. Chú ý, tập trung tâm trí cao độ vào công việc: chăm chú nghe giảng bài chăm chú đọc sách.
chăm nom
- đgt. Lo lắng săn sóc: Phải tự mình chăm nom tất cả (NgKhải).
chăm sóc
- đg. Thường xuyên săn sóc. Chăm sóc người bệnh.
chằm
- 1 dt. Đầm: Triệu Quang Phục đóng quân ở chằm Dạ Trạch.
- 2 đgt. cũ May, khâu nhiều lớp: Đông hiềm quá lạnh chằm mền kép, Hạ lệ mồ hôi kết áo đơn (Quốc âm thi tập) chằm nón chằm áo tơi.
chằm chằm
- trgt. Không rời mắt nhìn: Nhìn chằm chằm vào cái đồn nhỏ xíu trên sa bàn (NgĐThi).
chặm
- đg. (ph.). Thấm từng ít một cho khô. Chặm nước mắt. Kéo vạt áo chặm mồ hôi.
chăn
- 1 dt. Tấm để đắp cho ấm, được may dệt bằng vải, bông hoặc len, dạ...: đắp chăn cho con chăn đơn gối chiếc (tng.).
- 2 đgt. 1. Đưa gia súc, gia cầm đi kiếm ăn: chăn trâu chăn vịt. 2. Nuôi nấng, chăm sóc: làm nghề chăn tằm.
chăn gối
- đgt. Nói vợ chồng ăn ở với nhau: Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm (K).
chăn nuôi
- đg. (hoặc d.). Nuôi gia súc, gia cầm (nói khái quát). Chăn nuôi lợn. Trại chăn nuôi. Phát triển chăn nuôi.
chẵn
- tt. 1. Trọn, không lẻ: chẵn chục chẵn trăm Cơi trầu để đĩa bưng ra. Trầu chẵn cau lẻ thật là trầu cau (cd.). 2. Số chia hết cho 2: số chẵn chọn ngày chẵn mà đi chợ họp ngày chẵn.
chắn
- 1 dt. Lối chơi bài dùng cỗ tổ tôm, cứ hai hoặc ba con cùng loại thì gọi là một chắn, nếu bài đủ chắn cả thì ù: Mê đánh chắn, bỏ cả công việc.
- 2 đgt. 1. Ngăn lại: Chắn lối đi 2. Chia cách ra: Chắn cái phòng làm hai; Lau già chắn vách, trúc thưa ru rèm (BCKN). // dt. Cái dùng để ngăn lại: Nhấc cái chắn lên cho xe qua.
chắn bùn
- d. Tấm mỏng che trên bánh xe để bùn khỏi bắn lên. Chắn bùn xe đạp.
chắn xích
- dt. Bộ phận che chắn ở xích của xe đạp, xe máy để bảo vệ xích và tránh gây tai nạn.
chăng
- 1 đgt. (cn. dăng) Kéo dài ra: Đền vũ tạ nhện chăng cửa mốc (CgO).
- 2 trgt. Có hay không: Hỡi ai, ai có đau lòng chăng ai? (PhBChàu).
chăng lưới
- đgt. 1. Kéo tấm lưới ra để phơi: Chăng lưới ngay ở bãi biển 2. Bố trí bao vây để bắt kẻ gian: Chăng lưới bắt kẻ trộm.
chằng
- 1 đg. Buộc từ bên nọ sang bên kia nhiều lần, không theo hàng lối nhất định, chỉ cốt giữ cho thật chặt. Chằng gói hàng sau xe đạp.
- 2 đg. (kng.; thường dùng phụ sau đg.). Lấy hoặc dùng của người khác một cách tuỳ tiện. Tiêu chằng. Nhận chằng. Ăn chằng vay bửa.
chằng chịt
- tt. Đan chéo vào nhau dày đặc mà không theo hàng lối, trật tự nào: Dây thép gai chằng chịt Mặt rỗ chằng chịt Mối quan hệ chằng chịt.
chẳng
- trgt. 1. Từ biểu thị ý phủ định như từ "không", nhưng với ý quả quyết hơn: ớt nào là ớt chẳng cay (cd) 2. Dẫu rằng không: Chẳng chua cũng thể là chanh; chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây (cd) 3. Nếu không: Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn (cd); Chẳng chê cũng mất lề con gái (tng) 4. Không có: Chẳng ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời (tng).
chẳng bõ
- Không đáng, không xứng, không bù lại được: ăn ít như thế chẳng bõ dính răng Phụ người chẳng bõ khi người phụ ta (Truyện Kiều).
chẳng hạn
- trgt. Thí dụ như: Anh đi tắm biển, chẳng hạn ở Đồ-sơn hay Sầm-sơn.
chẳng may
- trgt. 1. Rủi thay: Chẳng may nhà tôi mất sớm 2. Không dè: Anh đến chơi, chẳng may nhà tôi lại đi vắng.
chẳng những
- x. không những.
chẳng thà
- trgt. Đành thế còn hơn: Chồng con là cái nợ nần, chẳng thà ở vậy nuôi thân béo mầm (cd).
chặng
- d. Đoạn được chia ra trên con đường dài để tiện bố trí chỗ nghỉ ngơi. Đi một chặng đường. Bố trí nhiều chặng nghỉ. Cuộc đua xe được chia thành nhiều chặng.
chắp
- 1 dt. Mụn nhỏ hình hạt đậu có đầu nhọn và ngứa, mọc ở mi mắt: mọc chắp.
- 2 đgt. 1. Nối cho liền nhau: chắp các mối dây chắp cánh liền cành. 2. úp hoặc nắm hai lòng bàn tay vào nhau: chắp tay lạy.
chắp nhặt
- đgt. Lấy mỗi thứ một nơi rồi nối lại: Câu thơ chắp nhặt lọc lừa nôm na (Hoàng Trừu), lời quê chắp nhặt dông dài (K).
chặp
- (kng.). x. chập1.
chắt
- 1 dt. Người thuộc thế hệ sau cháu của mình; người gọi mình bằng cụ: thằng chắt Cụ có chắt rồi đấy!
- 2 dt. Trò chơi của trẻ con, một tay vừa tung vật này vừa hứng vật kia: đánh chắt.
- 3 đgt. 1. Lấy bớt một ít nước ở vật có lẫn chất lỏng: chắt nước cơm. 2. Rót, đổ nước: chắt nước vào ấm.
chắt bóp
- đgt. Dành dụm, tằn tiện từng ít một: Thêm vào món tiền chắt bóp được (Ng-hồng).
chặt
- 1 đg. Làm đứt ngang ra bằng cách dùng dao, hoặc nói chung vật có lưỡi sắc, giáng mạnh xuống. Chặt cành cây. Chặt tre chẻ lạt. Chặt xiềng (b.).
- 2 t. (thường dùng phụ sau đg.). 1 Ở trạng thái đã được làm cho bám sát vào nhau không rời, khó tách nhau ra, khó gỡ ra. Khoá chặt cửa. Lạt mềm buộc chặt (tng.). Thắt chặt tình bạn (b.). Siết chặt hàng ngũ (b.). 2 Rất khít, không còn kẽ hở nào. Đầm đất cho chặt. Ép chặt. Năng nhặt chặt bị (tng.). Bố cục rất chặt (b.). 3 Không để rời khỏi sự theo dõi, không buông lỏng; chặt chẽ. Kiểm soát chặt. Chỉ đạo rất chặt. 4 (kng.). Sít sao, chi li trong sự tính toán, không rộng rãi. Chi tiêu chặt.
chặt chẽ
- tt. 1. Có quan hệ khăng khít, gắn kết với nhau: phối hợp chặt chẽ đoàn kết chặt chẽ với nhau. 2. Sát sao, nghiêm ngặt, không rời sự kiểm tra, theo dõi: bố trí canh gác chặt chẽ chỉ đạo chặt chẽ.
châm
- 1 dt. Một thể văn cũ dùng để khuyên răn: Cụ để lại một bài châm tự răn mình.
- 2 đgt. Dùng vật nhọn mà đâm vào: Ong non ngứa nọc châm hoa rữa (HXHương).
- 3 đgt. Đặt ngọn lửa vào cho cháy lên: Châm đèn; Châm hương; Châm điếu thuốc lá.
châm biếm
- đg. Chế giễu một cách hóm hỉnh nhằm phê phán. Giọng châm biếm chua cay. Tranh châm biếm.
châm ngôn
- dt. Câu nói lưu truyền có tác dụng hướng dẫn về đạo đức, lối sống: nhiều câu châm ngôn có giá trị.
chấm
- 1 dt. 1. Điểm tròn trên vài chữ cái: i, tờ giống móc cả hai, i ngắn có chấm, tờ dài có ngang (Bài ca truyền bá chữ quốc ngữ) 2. Điểm nhỏ ở cuối một câu đã lọn nghĩa: Anh ta viết một trang mà không có một cái chấm nào 3. Cái có hình tròn và nhỏ: Con bồ câu bay xa, chỉ còn là một cái chấm. // đgt. 1. Đặt một điểm tròn nhỏ ở cuối câu: Hết câu thì phải chấm chứ 2. Đọc và đánh giá một bài tập hoặc một bài thi: Thầy giáo chấm rất kĩ 3. ưng ý sau khi kén chọn: Cô Lê, cô Lựu, cô Đào, chấm ai thì chấm thế nào cho cân (cd).
- 2 đgt. 1. Nhúng thức ăn vào: Chấm tương; Chấm muối vừng; Sáng ngày bồ dục chấm chanh (cd) 2. Nhúng ngòi bút vào: Chấm mực.
- 3 đgt. Vừa chạm đến: Tóc thề đã chấm ngang vai (K); Nước lụt đã chấm mái nhà.
- 4 đgt. Thấm cho khô: Vừa chấm nước mắt, vừa ho sặc sụa (Ng-hồng).
chấm dứt
- đg. Làm cho ngừng hẳn lại; kết thúc. Chấm dứt cuộc cãi cọ.
chấm phá
- đgt. Vẽ phóng mấy nét đơn sơ, không gò bó vào quy củ: bức tranh chấm phá.
chậm
- tt, trgt. 1. Không nhanh nhẹn: Trâu chậm uống nước đục (tng) 2. Sau thời gian đã ấn định: Tàu đến chậm mười phút; Đồng hồ của tôi chậm năm phút 3. Thiếu linh hoạt: Anh ta chậm hiểu.
chậm chạp
- t. 1 Có tốc độ, nhịp độ dưới mức bình thường nhiều; rất chậm. Xe bò đi chậm chạp. Bước tiến chậm chạp. 2 Không được nhanh nhẹn, thiếu linh hoạt. Dáng điệu chậm chạp. // Láy: chậm chà chậm chạp (ng. 1; ý mức độ nhiều).
chậm tiến
- tt. Kém hơn trình độ giác ngộ chung, hoặc đà phát triển chung: thanh niên chậm tiến nước chậm tiến.
chân
- 1 dt. Cái đúng với hiện thực: Suốt đời chỉ đi tìm cái chân, cái thiện, cái mĩ; Nghĩ đời lắm lúc chân như giả (Tản-đà).
- 2 dt. 1. Bộ phận của thân thể người và động vật dùng để đi và đứng: Mỏi chân; Bò què chân; Họ xem chân gà; Trong chén nước có chân ruồi 2. Phần dưới cùng; Phần gốc của một vật: Chân bàn; Chân đèn; Chân núi; Chân lông; Chân răng 3. Cương vị, chức vị của một người: Thiếu chân phó chủ tịch; Xin làm một chân thư kí; Có chân trong hội đồng quản trị 4. Thành phần một tổ chức: Tổ tôm còn thiếu một chân 5. Khí chất con người theo Đông y: Chân âm; Chân hoả 6. Loại ruộng, loại đất: Chân ruộng trồng màu; Chân ruộng mạ; Chân đất trồng khoai; Chân ruộng chiêm trũng.
chân dung
- d. Tác phẩm (hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh) thể hiện đúng diện mạo, thần sắc, hình dáng một người nào đó. Vẽ chân dung. Tranh chân dung.
chân lý
- ,... x. chân lí,...
chân tài
- dt. Tài năng thực sự: thể hiện chân tài của mình.
chân tình
- dt. (H. chân: thật; tình: tình cảm) Tấm lòng thành thật: Lấy chân tình mà đối xử.
chân trời
- d. 1 Đường giới hạn của tầm mắt ở nơi xa tít, trông tưởng như bầu trời tiếp xúc với mặt đất hay mặt biển. Mặt trời nhô lên ở chân trời. Đường chân trời. 2 Phạm vi rộng lớn mở ra cho hoạt động. Phát hiện đó mở ra một chân trời mới cho sự phát triển của khoa học.
chân tướng
- dt. Bộ mặt thật, bản chất vốn được che giấu: vạch lộ chân tướng lộ rõ chân tướng.
chần
- 1 đgt. Nhúng vào nước sôi cho tái: Chần bồ dục.
- 2 đgt. 1. Khâu lược qua để ghép vải với nhau trước khi may: Chần cổ áo 2. Khâu nhiều lần để ghép bông vào giữa hai lớp vải: Chần áo bông.
- 3 đgt. Đánh cho một trận: Đi chơi không xin phép, về bị bố chần một trận.
chần chừ
- đg. Đắn đo, do dự, chưa có quyết tâm để làm ngay việc gì. Một phút chần chừ. Thái độ chần chừ.
chẩn
- 1 đgt. Cứu giúp người nghèo đói hoặc bị nạn bằng cách cấp phát tiền gạo, thức ăn: phát chẩn lĩnh chẩn.
- 2 đgt. Xem xét, phát hiện bệnh để lên phương án chữa trị: chẩn bệnh hội chẩn các bác sĩ.
chẩn mạch
- đgt. (H. chẩn: thăm dò; mạch: mạch máu) Bắt mạch người ốm để đoán bệnh: Ông lang đã chẩn mạch và kê đơn.
chấn chỉnh
- đg. Sửa lại cho ngay ngắn, cho hết lộn xộn, hết chuệch choạc. Chấn chỉnh hàng ngũ. Chấn chỉnh tổ chức.
chấn động
- đgt. 1. Rung động mạnh, làm lay động nghiêng ngả các vật xung quanh: Bom nổ chấn động một vùng. 2. Vang dội, làm kinh ngạc và náo động lên: Chiến thắng chấn động địa cầu.
chấn hưng
- đgt. (H. chấn: rung động; hưng: nổi lên) Làm cho nổi lên hơn trước; Làm cho thịnh vượng hơn trước: Chấn hưng công nghiệp.
chận
- (ph.). x. chặn.
chấp
- đgt. 1. Đối chọi, đương đầu mà không cần có điều kiện cần thiết, thậm chí còn cho đối phương đưa hướng điều kiện nào đó lợi hơn: đánh cờ chấp xe chấp tất cả một mình chấp ba người. 2. Để bụng: Nó còn dại, chấp làm gì.
chấp chính
- đgt. (H. chấp: thi hành; chính: chính quyền) Nắm giữ chính quyền trong nước: Trong thời gian Lí Thánh-tông đi đánh giặc, bà nguyên phi ỷ Lan chấp chính rất giỏi.
chấp hành
- đg. Làm theo điều do tổ chức định ra. Chấp hành chính sách.
chấp nhận
- đgt. Đồng ý tiếp nhận điều yêu cầu của người khác: chấp nhận các điều kiện của bên đặt hàng chấp nhận các yêu sách.
chấp thuận
- đgt. (H. chấp: thi hành: thuận: bằng lòng) Bằng lòng nhận một điều yêu cầu: Lời đề nghị đã được cấp trên chấp thuận.
chập choạng
- 1 t. Mờ mờ tối, dở tối dở sáng (thường nói về lúc chiều tối). Trời vừa chập choạng tối. Ánh sáng chập choạng của hoàng hôn.
- 2 t. Có những động tác không vững, không đều, không định hướng được khi di chuyển. Đi chập choạng trong đêm tối. Cánh dơi bay chập choạng.
chập chờn
- tt. 1. Lúc ẩn lúc hiện, khi mờ khi tỏ: Bờ ao đom đóm chập chờn Ngọn lửa chập chờn ở phía xa. 2. Nửa thức nửa ngủ, nửa tỉnh nửa mê: giấc ngủ chập chờn Chập chờn cơn tỉnh cơn mê (Truyện Kiều).
chập chững
- tt, trgt. Nói trẻ con mới tập đi, chưa vũng: Lúc tôi mới chập chững những bước đầu tiên (ĐgThMai).
chất
- 1 d. 1 Vật chất tồn tại ở một thể nhất định; cái cấu tạo nên các vật thể. Chất đặc. Chất mỡ. Cải tạo chất đất. 2 Tính chất, yếu tố cấu tạo của sự vật. Vở kịch có nhiều chất thơ. 3 (chm.). Tổng thể nói chung những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật; cái làm cho sự vật này phân biệt với sự vật khác; phân biệt với lượng. Sự biến đổi về chất.
- 2 đg. Xếp vào một chỗ, chồng lên nhau cho thành khối lớn. Chất hàng lên xe. Củi chất thành đống.
chất chứa
- Nh. Chứa chất.
chất độc
- dt. Chất có thể làm hại cơ thể: Thạch tín là một chất độc nguy hiểm.
chất khí
- d. Chất ở trạng thái có thể lan ra chứa đầy vật chứa, có thể tích và hình dạng hoàn toàn tuỳ thuộc vào vật chứa.
chất phác
- tt. Thật thà và mộc mạc: người nông dân chất phác sống chất phác, hồn hậu.
chất vấn
- đgt. (H. chất: gặn hỏi; vấn: hỏi) Đặt vấn đề hỏi một cơ quan chính quyền về một điều thắc mắc và yêu cầu trả lời: Đại biểu Quốc hội chất vấn Chính phủ về mấy vụ tham nhũng.
chật
- t. 1 Có kích thước nhỏ so với vật cần bọc hoặc cần chứa bên trong. Áo may chật. Người đông, nhà chật. 2 Nhiều, đông quá mức trong một phạm vi nhất định nào đó. Quần áo nhét chật vali. Người xem đứng chật hai bên đường. Ở chật quá.
chật vật
- tt. 1. Mất nhiều công sức, do có nhiều khó khăn, phức tạp: chật vật lắm mới giải quyết xong việc. 2. Khó khăn nhiều trong đời sống vật chất: Đời sống chật vật.
châu
- 1 dt. 1. Ngọc trai: Gạo châu củi quế (tng) 2. Giọt nước mắt: Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa (K).
- 2 dt. 1. Khu vực hành chính trong thời phong kiến: Châu Hoan; Châu ái 2. Đơn vị hành chính ở Việt-bắc, tương đương với một huyện, trong thời cũ: Châu Sơn-dương.
- 3 dt. Một trong năm phần đất đai lớn của Quả đất phân chia theo qui ước: Năm châu thăm thẳm trời im tiếng (Tố-hữu).
- 4 đgt. Chụm vào với nhau: Họ châu đầu vào để xem an-bom ảnh.
châu báu
- d. Của quý giá như vàng, ngọc, v.v. (nói khái quát).
châu chấu
- dt. Bọ cánh thẳng, đầu tròn, thân mập, nhảy giỏi, ăn hại cây xanh: nạn châu chấu hại lúa châu chấu đá xe (tng.).
châu thổ
- dt. (H. châu: bãi sông, thổ: đất) Đất do phù sa của một con sông bồi đắp: Miền châu thổ sông Cửu-long rất phì nhiêu.
chầu
- 1 d. 1 (thường dùng phụ trước d.). Buổi hát ả đào. Một chầu hát. 2 (id.). Trống chầu (nói tắt). Cầm chầu. 3 (kng.; thường dùng phụ trước d.). Bữa ăn uống hoặc buổi vui chơi giải trí. Đãi một chầu phở. Xem một chầu xinê. 4 (kng.). Khoảng thời gian; hồi, lúc. Chầu này trời hay mưa. Mắng cho một chầu.
- 2 đg. 1 Hầu (vua) trong cung đình để chờ nghe lệnh. Chầu vua. Sân chầu (sân các quan chầu vua). Áo chầu (áo mặc để đi chầu). 2 Hướng vào, quay vào một cái khác được coi là trung tâm. Chạm hình rồng chầu mặt nguyệt.
- 3 đg. (id.). Thêm cho người mua một số đơn vị hàng bán lẻ, thường là nông phẩm, theo một tỉ lệ nào đó. Bán một chục cam, chầu hai quả.
chầu chực
- đgt. 1. ở bên cạnh để hầu hạ: chầu chực bên quan lớn. 2. Chờ đợi mãi để mong gặp gỡ hoặc đề bạt yêu cầu gì: chầu chực từ sáng đến tối mà không được.
chầu trời
- đgt. Chết, theo cách nói hài hước: Bao giờ ông lão chầu trời thì tôi sẽ lấy một người trai tơ (cd).
chậu
- d. Đồ dùng thường làm bằng sành, sứ hoặc kim loại, miệng rộng, lòng nông, dùng để đựng nước rửa ráy, tắm giặt, hoặc để trồng cây, v.v. Chậu giặt. Một chậu nước. Chậu hoa.
chầy
- tt. Muộn, chậm: không chóng thì chầy Sao sao chẳng kíp thì chầy, Cha nguyền trả đặng ơn này thì thôi (Nguyễn Đình Chiểu).
chấy
- dt. Loài bọ kí sinh, hút máu, sống trên đầu người ta: Đầu chấy mấy rận (tng), Bắt chấy cho mẹ.
- 2 dt. Thóc hấp hơi, không được nắng: Thóc chấy, gạo chẳng ngon.
- 3 đgt. Rang cho khô rồi giã nhỏ: Chấy tôm.
che
- 1 d. Dụng cụ ép mía thô sơ, dùng sức kéo làm cho hai trục lớn quay tròn, cán mía vào giữa.
- 2 đg. 1 Làm cho người ta không còn nhìn thấy được bằng cách dùng một vật ngăn hoặc phủ lên. Che miệng cười. Mây che khuất mặt trăng. Vải thưa che mắt thánh (tng.). 2 Ngăn cho khỏi bị một tác động nào đó từ bên ngoài. Phủ vải bạt che mưa. Che bụi. Gió chiều nào che chiều ấy (tng.).
che chở
- đgt. 1. Ngăn để bảo vệ: có hầm hào che chở, tránh bom đạn. 2. Bênh vực, cứu giúp: có quan trên che chở che chở lẫn nhau.
che đậy
- đgt. 1. Phủ lên trên để tránh tác hại: Lấy ni-lông che đậy bao gạo 2. Giấu giếm cho: Giả vờ nhân nghĩa che đậy tham tàn (Tú-mỡ).
che phủ
- đgt. Làm cho không nhìn thấy gì ở dưới: Tuyết che phủ mặt đất.
chè
- 1 d. Cây nhỡ lá răng cưa, hoa màu trắng, quả có ba múi, trồng để lấy lá, búp, nụ pha nước uống. Hái chè. Pha chè.
- 2 d. Món ăn ngọt nấu bằng đường hay mật với chất có bột như gạo, đậu, v.v.
chè chén
- 1 dt. Nước uống pha bằng chè búp: uống chè chén cho tỉnh ngủ.
- 2 đgt. ăn uống xa hoa, lãng phí: chè chén linh đình chè chén no say.
chẻ
- đgt. Tách theo thớ chiều dọc bằng dao sắc, thành từng mảnh, từng thanh, từng sợi: Công anh chẻ nứa đan bồ (cd); Chẻ cúi, Chẻ lạt.
chẻ hoe
- t. (thgt.). Rất rõ ràng, không có gì mập mờ, che đậy. Sự thật chẻ hoe. Nói chẻ hoe.
ché
- dt. Đồ đựng bằng sành, sứ, thân tròn, phình to ở giữa, miệng loe, thường dùng đựng rượu: ché rượu.
chém
- đgt. 1. Dùng gươm hay dao làm cho đứt: Anh em chém nhau đằng dọng, ai chém đằng lưỡi (cd) 2. Bán đắt quá: Cô hàng ấy chém đau quá.
chém giết
- đg. Giết nhau bằng gươm dao (nói khái quát). Anh em chém giết lẫn nhau, gây cảnh nồi da nấu thịt.
chen
- đgt. 1. Len vào để chiếm chỗ, chiếm lối đi: chen chân chen vào đám đông chen vai thích cánh. 2. Xen lẫn, thêm vào giữa: nói chen vài câu cho vui.
chen chúc
- đgt. 1. Sát vào nhau vì nhiều quá: Ngàn thông chen chúc khóm lau, cách ghềnh nào thấy người đâu đi về (Chp) 2. Len lỏi vào đám đông: Chen chúc lợi danh đà chán ngắt (NgCgTrứ).
chèn
- I đg. 1 Giữ chặt lại ở một vị trí cố định bằng cách lèn một vật nào đó vào khe hở. Chôn cọc, chèn đất vào. Chèn bánh xe cho xe khỏi lăn. 2 (chm.; kết hợp hạn chế). Lấp (lò, sau khi đã khai thác khoáng sản) bằng đất đá mang từ nơi khác đến. Chèn lò. Chèn lấp lò. 3 Cản lại, ngáng lại, không cho vượt lên. Chèn chiếc xe sau một cách trái phép. Cầu thủ bóng đá chèn nhau. 4 (chm.). Đưa thêm kí tự xen vào một vị trí trong đoạn văn bản đã soạn thảo trên máy tính.
- II d. 1 Vật dùng để bánh xe vận tải, thường làm bằng gỗ, hình trụ, đáy tam giác. Chuẩn bị sẵn chèn khi xe lên dốc. 2 (chm.). Thanh hoặc tấm thường bằng gỗ hoặc bêtông cốt thép, dùng để chêm vào khoảng trống giữa vì chống và chu vi đào ban đầu của hầm lò.
chèn ép
- đgt. Lấn át, kìm hãm không cho phát triển: bị nhiều thế lực chèn ép không thể chèn ép nhau mãi được.
chẽn
- 1 tt. Nói quần áo ngắn và hẹp: áo này chẽn quá.
- 2 tt. Ngượng ngùng; Xấu hổ: Cô dâu mới về nhà chồng, còn chẽn.
chén
- I d. 1 Đồ dùng để uống nước, uống rượu, thường bằng sành, sứ, nhỏ và sâu lòng. Bộ ấm chén. Mời cạn chén. 2 (ph.). Bát nhỏ. Cơm ăn ba chén lưng lưng... (cd.). 3 (kng.). Lượng những vị thuốc đông y dùng để sắc chung với nhau trong một lần thành thuốc uống; thang. Cân một chén thuốc bổ. Thuốc chén*.
- II đg. (thgt.). Ăn, về mặt coi như một thú vui. một bữa no say. Đánh chén*.
cheo
- dt. Khoản tiền mà người con gái phải nộp cho làng, khi đi lấy chồng nơi khác, theo lệ cũ: nộp cheo tiền cheo, tiền cưới.
cheo cưới
- dt. Mọi thủ tục về cưới xin ở nông thôn ngày trước: Họ lấy nhau có cheo cưới hẳn hoi.
cheo leo
- t. Cao và không có chỗ bấu víu, gây cảm giác nguy hiểm, dễ bị rơi, ngã. Vách đá cheo leo. Con đường cheo leo trên bờ vực thẳm.
chèo
- 1 I. dt. Dụng cụ để bơi thuyền, làm bằng thanh gỗ dài, đầu trên tròn, đầu dưới rộng bản dần: mái chèo xuôi chèo mát mái. II. đgt. Dùng chèo gạt nước cho thuyền đi: chèo thuyền chèo đò vụng chèo khéo chống (tng.).
- 2 dt. Lối hát cổ truyền, bắt nguồn từ dân ca vùng đồng bằng Bắc Bộ: hát chèo diễn chèo ăn no rồi lại nằm khoèo, Nghe thấy trống chèo bế bụng đi xem (cd.).
chèo chống
- đgt. 1. Tìm mọi cách giải quyết những khó khăn: Tìm mọi cách chèo chống trong cơn bão táp (Trg-chinh) 2. Chống chế khi đã mắc sai lầm: Anh ta mắc khuyết điểm, nhưng có tài chèo chống.
chéo
- I t. 1 (thường dùng phụ sau đg.). Thành hình một đường xiên. Cắt chéo tờ giấy. Đập chéo bóng. Chéo góc. 2 (hay đg.). Thành hình những đường xiên cắt nhau. Đường đi lối lại chéo nhau như mắc cửi. Đan chéo. Bắn chéo cánh sẻ. // Láy: cheo chéo (ng. 1; ý mức độ ít).
- II d. Hàng dệt trên mặt có những đường xiên từ biên bên này sang biên bên kia. Vải . Lụa chéo.
- III d. (dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Phần hoặc mảnh nhỏ giới hạn bởi hai cạnh của một góc và một đường . Chéo áo*. Mảnh ruộng chéo.
chéo áo
- dt. Mảnh vải hình tam giác, làm thành góc dưới của vạt áo kiểu cũ.
chép
- dt. Thứ cá nước ngọt thường còn gọi là cá gáy: Chẳng được con trắm, con chép, cũng được cái tép, cái tôm (cd).
- 2 dt. Đồ dùng bằng sắt, lưỡi mỏng, dùng để xới đất: Dùng cái chép để giẫy cỏ.
- 3 1. Viết lại đúng theo một bản đã viết đã in hoặc những lời người khác nói: Đôi lời thầy giảng chép loăng quăng (Tế Hanh) 2. Ghi lại sự việc: Chép sử 3. Làm bài một cách gian lận theo đúng bài của người khác: Bị thầy giáo phạt vì đã chép bài của bạn.
chẹt
- I đg. 1 Làm cho nghẹt, cho tắc lại bằng cách bóp chặt hoặc ép chặt từ một phía nào đó. Chẹt lấy cổ. Chẹt lối đi. Bóp chẹt*. 2 (kng.). (Xe cộ) cán, đè lên. Ôtô chẹt người.
- II t. (id.). (Kiểu quần áo) chật sát người. Quần ống.
chê
- đgt. Đánh giá thấp, không cho là phải, là tốt: Ai cũng chê nó xấu Cao chê ngỏng, thấp chê lùn, Béo chê béo trục béo tròn, Gầy chê xương sống xương sườn phơi ra (tng.).
chê bai
- đgt. Cho là không tốt, không hay, không đẹp, không ngon...: Canh cải mà nấu với gừng, chẳng ăn thì chớ, xin đừng chê bai (cd).
chê cười
- đg. Chê và tỏ ý chế nhạo (nói khái quát). Chê cười kẻ nhát gan. Bị làng xóm chê cười.
chế
- 1 dt. Tang: để chế khăn chế.
- 2 dt. Lời của vua phong thưởng cho công thần, viết theo lối văn tứ lục biền ngẫu, mỗi câu ngắt thành hai đoạn 4-6 hoặc 6-4 và có vế đối ở từng cặp câu.
- 3 đgt. Nhạo để làm cho xấu hổ, e thẹn: bị bạn chế chế hai đứa lấy nhau.
- 4 đgt. Rót thêm vào để phát huy tác dụng: chế thêm dầu.
- 5 Làm ra, tạo ra: chế ra một sản phẩm mới.
chế biến
- đgt. (H. chế: tạo ra; biến: đổi) Biến đổi một chất gì thành một thứ dùng được: Công nghiệp chế biến thực phẩm.
chế độ
- d. 1 Hệ thống tổ chức chính trị, kinh tế, v.v. của xã hội. Chế độ phong kiến*. Chế độ người bóc lột người. 2 Toàn bộ nói chung những điều quy định cần tuân theo trong một việc nào đó. Chế độ ăn uống của người bệnh. Chế độ khen thưởng. Chế độ quản lí xí nghiệp.
chế giễu
- đgt. Đem ra làm trò cười nhằm chỉ trích, phê phán: chế giễu bạn một cách lố bịch.
chế ngự
- đgt. (H. chế: ngăn cản; ngự: ngăn lại) Ngăn chặn các lực lượng thiên nhiên tác hại đến con người: Loài người đã chế ngự được sấm sét.
chế nhạo
- đg. Nêu thành trò cười để tỏ ý mỉa mai, coi thường.
chế tác
- Nh. Chế tạo.
chế tạo
- đgt. (H. chế: làm ra; tạo: làm thành vật phẩm) Biến nguyên liệu thành đồ dùng: Phấn đấu làm chủ kĩ thuật chế tạo cơ khí (VNgGiáp).
chếch
- t. Hơi xiên, hơi lệch so với hướng thẳng. Nhìn chếch về bên trái. // Láy: chênh chếch (ý mức độ ít).
chêm
- I. đgt. Lèn thêm vào chỗ hở một vật cứng, làm cho chặt, cho khỏi lung lay, xộc xệch: chêm cán búa 2. Nói xen vào: thỉnh thoảng lại chêm vào một câu. II. dt. Vật cứng, nhỏ dùng để xen vào kẽ hở cho chặt: bỏ cái chêm vào.
chễm chệ
- đgt, trgt. Như Chềm chễm: Một mình quan phụ mẫu uy nghi chễm chệ ngồi (Phạm Duy Tốn), Chễm chệ như rể bà goá (tng).