Q
Tác giả: Nhóm biên soạn
qua
- 1 dt (đph) Đại từ ngôi thứ nhất như Anh, dùng khi nói với người nhỏ tuổi hơn một cách thân mật hoặc người chồng dùng tự xưng hô với vợ: Qua đã nói với bậu, nhưng bậu chẳng nghe.
- 2 tt Ngay trước thời gian hiện tại: Đêm qua chớp bể mưa nguồn, hỏi người quân tử có buồn hay không? (cd). 2. Như Trước: Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua (HCM).
- đgt 1. Xảy ra rồi: Tai nạn khỏi (tng); Nhắc lại việc đã qua 2. Đến nơi nào và đã dừng lại trong một thời gian: Ông ấy qua Pháp dự một hội nghị. 3. Khỏi chết: Bà cụ khó qua được đêm nay 4. Vượt ra khỏi: Mọi việc trong cơ quan không qua được sự theo dõi của ông ta. 5. Đi từ bên này sang bên kia: Qua cầu dừng bước trông cầu, cầu bao nhiêu nhịp em sầu bấy nhiêu (cd). 6. Đi ở phía trước: Qua đình nghé nón trông đình, đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu (cd). 7. Vượt khỏi: Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời (tng).
- trgt 1. Từ phía này sang phía khác: Nhìn cửa sổ; Nhảy qua mương; Lật qua trang khác. 2. Không nhấn mạnh: Dặn qua mấy lời. 3. Sơ lược: Biết qua thế thôi; Đọc qua vài trang. 4. Đã xong: Trải qua một cuộc bể dâu (K).
- gt 1. Từ bên này sang bên kia: ô-tô chạy cầu; Xe vượt qua đèo. 2. Với phương tiện gì: Nói chuyện qua điện thoại; Học tập qua kinh nghiệm; Hiểu biết qua thực tế.
qua đời
- Chết (nói về người một cách nghiêm túc).
qua loa
- t. (thường dùng phụ sau đg.). Chỉ sơ qua gọi là có. Ăn qua loa để còn đi. Hỏi qua loa vài câu. Việc ấy, tôi chỉ biết qua loa. Tác phong qua loa, đại khái (kng.).
qua lọc
- dt. Vi sinh vật rất nhỏ, có thể lọt qua lỗ mịn của các dụng cụ lọc.
qua ngày
- trgt Gọi là có thực hiện được: Mẹ con quần quật kiếm cơm qua ngày (Tố-hữu).
qua quít
- Nh. Qua loa.
quà
- d. 1 Thức mua để ăn thêm, ăn chơi, ngoài bữa chính (nói khái quát). Quà sáng. Hay ăn quà vặt. 2 Vật tặng, biếu để tỏ lòng quan tâm, quý mến. Quà mừng đám cưới. Quà sinh nhật cho con.
quà cáp
- dt. Quà, vật phẩm để biếu tặng nói chung: gửi nhiều quà cáp mừng sinh nhật em gái ông ấy không nhận quà cáp của ai bao giờ.
quả
- 1 dt Thứ tráp sơn hình tròn thường có nắp đậy: Quả trầu.
- 2 dt Bộ phận của cây do nhụy hoa phát triển mà thành, thường chứa hạt: ăn quả nhớ kẻ trồng cây (tng).
- 3 dt Vật có hình như các quả: Quả bóng; Quả trứng; Quả tim.
- 4 dt Cái đấm: Đấm cho một quả.
- 5 dt Kết cục: Có nhân thời có quả (tng).
- 6 dt X. Cá quả: Mua con quả và con trê.
- 7 trgt Đúng như vậy: Làm thế quả khó khăn; Quả như lời dự đoán; Trê kia quả có tình gian, cứ trong luật lệ y đơn mà làm (Trê Cóc).
quả cảm
- Có quyết tâm và can đảm : Thái độ quả cảm.
quả cân
- d. Vật có khối lượng nhất định, dùng để xác định khối lượng của những vật khác bằng cái cân.
quả cật
- dt Từ cũ chỉ quả thận: Quả cật của lợn.
quả đấm
- d. 1. Tay nắm lại : Giơ quả đấm để dọa . 2. Cái đánh bằng tay nắm lại. 3. Vật tròn hoặc hình quả trứng, dùng để mở hay đóng cửa.
quả đất
- d. (kng.). Trái Đất, về mặt nơi có cuộc sống của loài người.
quả quyết
- I. đgt. Nói một cách chắc chắn, không hề do dự: Ai dám quả quyết chuyện đó là đúng Thầy quả quyết rằng kì thi tới nhiều em trong lớp sẽ đậu đại học. II. tt. Không hề do dự, không ngại bất cứ hoàn cảnh nào: một con người quả quyết hành động quả quyết.
quả tang
- trgt (H. quả: thực; tang: chứng cớ) Ngay khi đương làm điều bậy: Nó bị bắt quả tang ăn cắp (NgCgHoan).
quá
- ph. 1. Trên mức thường : To quá. 2. Lắm : Xinh quá ; Rẻ quá. 3. Vượt ra ngoài một giới hạn : Nghỉ quá phép.
- BáN Trên một nửa : Phải được số phiếu quá bán mới trúng cử.
quá cố
- đg. (trtr.). Chết rồi. Người bạn đã quá cố. Tưởng nhớ người quá cố.
quá độ
- 1 đgt. Chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác, nhưng đang ở giai đoạn trung gian: thời kì quá độ giai đoạn quá độ tổ chức quá độ.
- 2 pht. Quá mức bình thường: ăn chơi quá độ làm việc quá độ.
quá khứ
- dt (H. khứ: đi qua) Thời gian đã qua: Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải luôn luôn giống nhau (HCM); Quá khứ cắt nghĩa hiện tại, hiện tại chuẩn bị tương lai (PhVĐồng).
quá trình
- Con đường biến hóa, tiến triển, phát triển : Quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
quạ
- d. Chim lông đen, cánh dài, mỏ dài, hay bắt gà con.
quai hàm
- dt. Phần dưới của hàm, ở bên và dưới mặt.
quái dị
- tt (H. quái: lạ lùng; dị: lạ) Lạ lùng quá, chưa từng thấy: Các loại mê tín quái dị hiện ra (HgĐThúy).
quái vật
- Con vật lạ, trông ghê sợ : Trong những chuyện thần kỳ thường hay có những con quái vật. Ngb. Con người độc ác khác thường.
quan điểm
- d. 1 Điểm xuất phát quy định phương hướng suy nghĩ, cách xem xét và hiểu các hiện tượng, các vấn đề. Quan điểm giai cấp. Quan điểm luyến ái. Có quan điểm đúng đắn. 2 Cách nhìn, cách suy nghĩ; ý kiến. Trình bày quan điểm về vấn đề nêu ra.
quan hệ
- I. dt. Sự gắn bó chặt chẽ, có tác động qua lại lẫn nhau: quan hệ anh em ruột thịt quan hệ vợ chồng không có quan hệ gì với nhau quan hệ giữa sản xuất và lưu thông phân phối. II. đgt. Liên hệ: quan hệ chặt chẽ với nhau. III. tt. Quan trọng, hệ trọng: việc quan hệ.
quan niệm
- dt (H. quan: nhìn xem; niệm: suy nghĩ) Cách hiểu riêng của mình về một sự vật, một vấn đề: Nghệ thuật vị nghệ thuật là một quan niêm sai lạc, hồ đồ (Trg-chinh).
- đgt Hiểu một vấn đề theo ý riêng của mình: Không nên như thế về vấn đề ấy; Cần quan niệm rõ ràng và có phương thức đúng đắn (Đỗ Mười).
quan sát
- Xem xét kỹ lưỡng.
quan tài
- d. Áo quan.
quan trọng
- tt. Có ảnh hưởng, tác dụng to lớn, đáng được đề cao, coi trọng: vai trò quan trọng Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
quản
- 1 dt Hạ sĩ quan trên chức đội, trong thời thuộc Pháp: Hồi đó ông ta là quản khố xanh.
- 2 đgt E ngại: Ngựa mạnh chẳng quản đường dài (cd).
- 3 đgt Quản lí nói tắt; Trông coi: Không quản nổi lũ trẻ nghịch ngợm.
quản đốc
- Người trông nom và chỉ huy một xưởng trong một nhà máy : Đồng chí quản đốc xưởng cơ điện của nhà máy dệt kim.
quản gia
- d. Người làm thuê trông coi việc nhà cho một gia đình giàu sang. Lão quản gia.
quản lý
- đg. 1. Tổ chức, điều khiển và theo dõi thực hiện như đường lối của chính quyền quy định : Quản lý thị trường ; Quản lý xí nghiệp. 2.Giữ gìn và sắp xếp : Quản lý hồ sơ và lý lịch cán bộ ; Quản lý thư viện.
quản ngại
- đg. (dùng có kèm ý phủ định). Ngại ngần, coi là đáng kể. Chẳng quản ngại gian lao vất vả. Nào quản ngại gì.
quản thúc
- đgt. Quản chế.
quản trị
- đgt (H. quản: chăm nom; trị: sửa sang) Phụ trách việc trông nom, sắp xếp công việc nội bộ của một tổ chức: Ban quản trị tốt thì xã viên mới đoàn kết và hăng hái sản xuất (HCM).
quán
- d. 1. Nhà nhỏ xây ở giữa đồng để tránh mưa nắng. 2. Nhà bán cơm bữa, bán nước và quà bánh hay chứa trọ khách đi đường, tiệm giải khát hay hiệu ăn.
quán quân
- d. (cũ). Người chiếm giải nhất trong một cuộc thi đấu thể thao đặc biệt. Quán quân về bơi lội. Chiếm giải quán quân.
quán tính
- dt. 1. Tính chất của mọi vật bảo toàn vận tốc của mình khi không chịu lực nào tác dụng hoặc khi chịu tác dụng của những lực cân bằng nhau. 2. Phản xạ, phản ứng theo thói quen của cơ thể: nghiêng người tránh theo quán tính.
quán trọ
- dt Nhà cho người qua đường tạm ngủ trọ một vài đêm: Trước cửa một quán trọ bình dân, có tiếng người gọi tôi (NgTuân).
quán xuyến
- Hiểu biết rõ và đảm đương được toàn bộ công việc : Quán xuyến việc gia đình.
quang
- 1 d. Đồ dùng tết bằng những sợi dây bền để đặt vật gánh đi hoặc treo lên. Đôi quang mây.
- 2 I d. (kết hợp hạn chế). 1 Ánh sáng. Vật phản quang. Thuốc cản quang. 2 (kng.). Quang học (nói tắt). Các thiết bị quang.
- II t. Sáng sủa, không bị che chắn ánh sáng mặt trời. Trời mây tạnh. Đường quang, không một bóng cây. Phát quang*.
quang cảnh
- dt. Cảnh vật và những hoạt động của con người trong đó: quang cảnh nông thôn ngày mùa Quang cảnh phiên chợ tết thật đông vui nhộn nhịp.
quang đãng
- tt Thoáng và có vẻ rộng rãi: Nhà cửa quang đãng, Con đường cách mạng Việt-nam giờ đây thật là quang đãng (ĐgThMai).
quang học
- (lý) Môn học về ánh sáng và nói chung, về các bức xạ.
quang minh
- t. (id.). Rõ ràng, sáng tỏ.
quang phổ
- dt. Dải có màu như ở cầu vồng từ đỏ đến tím, hứng được trên màn khi có hiện tượng tán sắc ánh sáng.
quang tuyến
- dt (H. tuyến: chỉ, đường) Đường truyền ánh sáng hoặc các bức xạ khác từ nguồn đến chỗ thu: Chiếu quang tuyến X.
quang vinh
- Vẻ vang rạng rỡ : Đánh giặc cứu nước là một nhiệm vụ quang vinh.
quàng
- 1 đg. 1 Vòng cánh tay ôm qua người hay qua vai, qua cổ người khác. Em bé quàng lấy cổ mẹ. Quàng tay nhau. Ôm quàng. 2 Mang vào thân mình bằng cách quấn hoặc vòng qua người, qua đầu. Quàng khăn. Quàng tấm nylon che mưa. Súng quàng vai. 3 (id.). Vướng phải, mắc phải khi đang đi. Đi đâu mà vội mà vàng, Mà vấp phải đá mà quàng phải dây (cd.).
- 2 p. 1 (kng.). Một cách nhanh, vội, cốt cho xong để làm việc khác. Ăn quàng mấy lưng cơm rồi đi. Làm quàng lên! 2 (kết hợp hạn chế). Không kể gì đúng sai. Nói quàng. Vơ quàng. Thấy người sang bắt quàng làm họ (tng.).
quàng xiên
- tt. Thiếu đứng đắn, bất chấp đúng sai: ăn nói quàng xiên chuyện tầm phào, quàng xiên.
quảng cáo
- đgt (H. cáo: báo cho biết) Làm cho đông đảo quần chúng biết đến món hàng của mình hoặc một cuộc biểu diễn để lấy tiền: Bà con sính xem hát, hôm đó thấy ô-tô quảng cáo chạy rông khắp phố (NgCgHoan).
quảng đại
- t. 1. Rộng rãi, có độ lượng : Tấm lòng quảng đại. 2. Đông đảo : Quảng đại quần chúng.
quảng trường
- d. Khu đất trống, rộng trong thành phố, xung quanh thường có những kiến trúc thích hợp.
quãng
- dt. 1. Phần không gian, thời gian được giới hạn bởi hai điểm, hoặc hai thời điểm: quãng đường từ nhà đến trường quãng đời thơ bé. 2. Khoảng không gian, thời gian tương đối ngắn: Có lẽ cũng chỉ dài bằng quãng ấy thôi Quãng năm sáu giờ chiều chúng tôi sẽ đến. 3. Khoảng cách giữa hai nốt nhạc, tính bằng cung và nửa cung, được gọi theo số bậc giữa hai nốt nhạc đó.
quáng
- tt 1. Chói mắt, không trông rõ: Phải rằng nắng quáng đèn lòa, rõ ràng ngồi đó chẳng là Thúc-sinh (K). 2. Không nhìn rõ: Việc người thì sáng, việc mình thì quáng (tng).
quáng gà
- Bệnh mắt không trông được từ chập tối đến đêm, giống như con gà.
quanh
- I d. 1 (thường dùng trước d.). Phần bao phía ngoài của một vị trí, nơi chốn nào đó. Rào giậu quanh vườn. Luỹ tre quanh làng. Ngồi vây quanh bếp lửa. Vòng quanh*. 2 (thường dùng phụ sau đg.). Những nơi ở gần, làm thành như một vòng bao phía ngoài (nói tổng quát). Nhìn quanh xem có thấy ai không. Tìm quanh đâu đó. Chắc chỉ ở quanh đây thôi (ở chỗ nào đó quanh đây). Dạo quanh.
- II đg. Di chuyển theo đường vòng. Xe đang theo chiều quy định.
- III t. 1 (Đường sá, sông ngòi) vòng lượn, uốn khúc. Quãng đường quanh. Khúc quanh của dòng sông. Đường đi quanh. 2 (thường dùng phụ sau đg.). (Nói) vòng vèo, tránh không đi thẳng vào vấn đề. Chối quanh. Giấu quanh, không chịu nói.
quanh co
- tt. 1. (Đường sá, sông ngòi) uốn khúc, vòng lượn liên tục: đường quanh co khúc khuỷu. 2. Vòng vèo, không nói thẳng hoặc cố ý giấu giếm sự thật: nói quanh co Đừng có quanh co mãi, biết gì thì nói ra đi!
quanh quẩn
- tt, trgt 1. Không xa: Đi chơi quanh quẩn trong xóm . 2. Gần gũi: Quanh quẩn chỉ còn mấy mẹ con đàn bà (Sơn-tùng). 3. Không minh bạch, không thẳng thắn: Trình bày quanh quẩn sổ chi thu.
quanh quất
- ở gần : Nguyên người quanh quất đâu xa (K) .
quành
- đg. Không theo hướng thẳng mà vòng lại, hoặc quanh sang một bên. Quành ra sau nhà. Bay quành trở lại. Quành xe. Khúc đường quành.
quánh
- tt. Đặc sệt, dính kết với nhau: mật đặc quánh hồ quánh.
quạnh hiu
- tt Rất vắng người: Hai bên làng mạc quạnh hiu (NgHTưởng).
quạnh quẽ
- Vắng vẻ : Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời (K).
quào
- đg. Cào bằng các móng nhọn. Mèo quào.
quát
- 1 đgt. Thét, gào lên để chửi mắng hoặc ra lệnh: Tức lên, lão quát lên như tát nước vào mặt mọi người Có quát hơn nữa chúng cũng chẳng nghe theo, làm theo.
- 2 đgt. Bẻ lái thuyền về phía trái.
quát mắng
- đgt Mắng to tiếng: Trê liền quát mắng tri hô vang đầm (Trê Cóc).
quạt
- 1.đg. Làm cho không khí chuyển thành gió bằng một dụng cụ. 2.d. Đồ dùng để quạt.
quay
- I đg. 1 Chuyển động hoặc làm cho chuyển động quanh một trục hay một điểm ở trung tâm một cách đều đều, liên tục. Cánh quạt quay. Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Quay tơ. 2 Chuyển động hoặc làm cho chuyển động để đổi hướng, để hướng về phía nào đó. Ngồi quay mặt đi. Quay sang phải. Quay cái quạt bàn sang phía khác. Quay 180 độ (thay đổi ý kiến, thái độ đột ngột, trái hoàn toàn với trước). Mưa to, đành quay về. 3 Chuyển tiếp sang hoạt động khác, việc khác. Cấy hái xong thì quay ra làm màu. Quay lại nghề cũ. 4 (thường nói quay vòng). Sử dụng luân chuyển tiền bạc, phương tiện sản xuất hết vào việc này tiếp luôn vào việc khác. Quay vòng vốn nhanh. Trồng xen canh gối vụ, bắt ruộng đất quay vòng nhiều lượt. Đất rau có thể quay ba bốn lần trong một vụ. 5 Làm chín vàng cả khối thịt bằng cách xoay đều trên lửa hoặc rán trong chảo mỡ đậy kín. Quay nguyên cả con ngỗng. Thịt lợn quay. 6 Quay phim (nói tắt). Bộ phim mới quay. 7 (kng.). Hỏi vặn vẹo cặn kẽ (thường nói về việc hỏi bài, thi cử). Quay thí sinh.
- II d. cn. con . Đồ chơi của trẻ em, bằng gỗ, khi chơi thì đánh cho quay tít. Đánh quay. Chơi quay.
quay cóp
- đgt. Lén lút nhìn, sao chép bài của người bên cạnh hoặc tài liệu mang theo, khi kiểm tra, thi cử, trong học tập: Kì thi nghiêm túc, không thí sinh nào quay cóp bài vở cả Không nên quay cóp bài của bạn.
quay cuồng
- đgt Tìm mọi cách xoay xở để kiếm lợi: Thấy người ta giàu, hắn cũng quay cuồng muốn làm giàu.
quay đơ
- Nh. Quay lơ.
quay phim
- đg. Cho máy hoạt động để thu hình ảnh vào phim.
quay quắt
- tt. Gian xảo, tráo trở, hay lừa lọc: lòng dạ quay quắt con người quay quắt.
quảy
- đgt Chở bằng quang gánh: Mang theo một thằng nhỏ để quảy những đồ vật mới sắm (NgCgHoan); Một gánh kiền khôn quảy xuống ngàn (Trần Khánh Dư); Cửa nhà binh lửa đâu đâu, tuyết sương quảy một gánh sầu ra đi (PhTr).
quắc
- đg. Giương to mắt nhìn với ánh mắt khác thường, biểu thị thái độ giận dữ, bất bình hay đe doạ. Quắc mắt, không thèm trả lời. Mắt quắc lên, giận dữ.
quắc thước
- tt. Tinh nhanh, mạnh khoẻ, dồi dào sức lực, tuy đã cao tuổi: một ông cụ quắc thước trông cụ ấy quắc thước lắm.
quắm
- dt Nói dao to có mũi cong: Vác dao quắm vào rừng; Đeo mã tấu, cầm quắm (Tô-hoài).
quặm
- t. Cong xuống, cong trở vào : Mũi quặm.
quăn
- t. Ở trạng thái bị cong hay bị cuộn lại không thẳng. Mũi dùi bị quăn. Vở quăn mép. Tóc quăn.
quăn queo
- tt. Bị quăn nhiều (nói khái quát).
quằn
- tt Nói lưỡi dao, mũi dùi hoặc đinh không còn thẳng nữa: Làm quằn lưỡi con dao; Cái đinh quằn mất rồi.
quằn quại
- Vặn vẹo mình và lăn lộn: Đau bụng quằn quại trên giường.
quắn
- 1 d. (kng.; thgt.). Lần làm việc gì đó (thường là việc ăn chơi, thiếu đứng đắn). Chơi một quắn. Làm một quắn.
- 2 t. 1 (kng.). Rất quăn. Tóc quắn tít. 2 (thgt.; dùng trước d., trong một số tổ hợp). Ở trạng thái co rúm lại. Quắn ruột. Đánh cho quắn đít (rất đau).
quặn
- 1 dt. Cái phễu: cái quặn rót dầu.
- 2 tt. Đau xoáy một chỗ: đau quặn trong bụng quặn đau trong lòng.
quăng
- đgt Ném mạnh và xa: Quăng lưới; Đố ai lượm đá quăng trời (cd); Lâu la bốn phía tan hoang, đều quăng gươm giáo kiếm đường chạy ngay (LVT).
quặng
- d. Đất đá có chứa nguyên chất hay dưới dạng hợp chất một kim loại hoặc một chất khoáng, có thể lấy ra bằng phương pháp chế hóa : Quặng sắt.
quắp
- đg. 1 Co, gập cong vào phía trong. Chó quắp đuôi. Râu quắp. 2 Co, gập vào để ôm, giữ cho chặt. Quắp chặt miếng mồi. Nằm quắp lấy nhau. 3 Bắt, lấy đi bằng cách quắp. Diều hâu quắp mất gà con. Trộm vào quắp hết đồ đạc (b.; thgt.).
quặp
- đgt. 1. Cong gập hẳn vào trong: mũi quặp râu quặp. 2. Gập hẳn để giữ chặt: Chân tay quặp lấy cành cây.
quắt
- đgt Nhỏ đi và dăn dúm: Cái gương mặt đó nhỏ quắt lại như quả ô mai khô (NgKhải); Quả chuối khô quắt đi.
quắt quéo
- Gian giảo, lừa lọc : Con buôn quắt quéo.
quặt
- đg. 1 Bẻ gập theo hướng ngược với bình thường. Trói quặt tay ra sau lưng. 2 Rẽ sang hướng khác. Rẽ trái quặt phải. Xe đang đi bỗng quặt ngang.
quặt quẹo
- tt. Thường xuyên đau ốm, khiến người gầy mòn, teo tóp: Thằng bé ốm quặt quẹo suốt.
quân
- dt 1. Người trong lực lượng vũ trang: Quân với dân như cá với nước (HCM). 2. Kẻ đáng khinh bỉ: Hết phường bán nước, hết quân hại nòi (X-thuỷ). 3. Lá bài hay con cờ: Cỗ bất có ba mươi hai quân; Quân chi chi; Quân tướng; Quân xe.
quân bị
- Vũ khí trang bị cho quân đội.
quân bình
- t. (kết hợp hạn chế). Cân bằng, ngang nhau. Lực lượng hai bên ở thế quân bình.
quân ca
- dt. Bài hát chính thức của quân đội một nước: hát quân ca.
quân cảng
- dt (H. cảng: bến tàu) Bến dành riêng cho tàu bè quân sự: Cam-ranh là một quân cảng tốt.
quân cảnh
- d. Cảnh sát trong quân đội một số nước.
quân chính
- dt. Quân sự và chính trị, nói tắt: hội nghị quân chính.
quân chủ
- tt (H. quân: vua; chủ: đứng đầu) Nói chế độ có vua đứng đầu Nhà nước: Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ (HCM).
quân công
- Công trạng về quân sự.
quân dịch
- d. Nghĩa vụ công dân tham gia quân đội; như nghĩa vụ quân sự (nhưng thường nói về quân đội các nước tư bản).
quân đoàn
- dt. Đơn vị tổ chức quân đội chính quy, trên sư đoàn.
quân đội
- dt (H. đội: toán quân) Tổ chức lực lượng vũ trang của Nhà nước dùng làm công cụ bảo vệ chính quyền: Hồ Chủ tịch rất chú ý đến vấn đề giáo dục quân đội (Trg-chinh).
quân hàm
- Cấp bậc trong quân đội.
quân hiệu
- d. Dấu hiệu của quân đội, quân chủng, đeo ở trước mũ.
quân khu
- dt. Tổ chức quân đội ở một khu vực nhất định: Bộ tư lệnh quân khu III Thủ trưởng các quân khu về dự đầy đủ.
quân kỳ
- Cờ của quân đội.
quân lệnh
- d. Mệnh lệnh của quân đội. Chấp hành quân lệnh.
quân lính
- dt. Binh lính nói chung: Quân lính của giặc phải ra hàng.
quân luật
- dt (H. luật: luật lệ) Luật lệ của quân đội thi hành đối với mọi người trong tình hình nghiêm trọng, như nghiêm ngặt kiểm soát, hạn chế thời gian đi lại ban đêm...: Vì có tiếng nổ, ngụy quyền phải thiết quân luật trong thành phố.
quân lực
- d. Lực lượng quân đội, bao gồm số quân và trang bị vũ khí.
quân nhân
- dt. Người phục vụ trong quân đội, bao gồm sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ và quân nhân chuyên nghiệp.
quân pháp
- dt (H. pháp: luật pháp) Luật pháp áp dụng trong quân đội: Kẻ nào sai lệnh chịu theo quân pháp (NgHTưởng).
quân phiệt
- Bọn quân nhân phản động dựa vào lực lượng quân đội để nắm lấy quyền chính trị.
quân quản
- đg. x. uỷ ban quân quản.
quân sĩ
- dt. Binh lính nói chung.
quân số
- dt (H. số: số đếm) Số quân đội: Quân số âu-Phi ngày càng thiếu trên chiến trường chính, địch càng bị động (HCM); Quân số tổng quát của chiến dịch sẽ là 42. 000 người (VNgGiáp).
quân sư
- Người bày ra mưu kế chỉ huy quân đội (cũ). Quân sư quạt mo. Quân sư tồi.
quân sự
- I d. Những vấn đề về xây dựng lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang (nói tổng quát). Đường lối quân sự. Quân sự và chính trị đi song song với nhau. Kiến thức quân sự.
- II t. 1 Thuộc về quân đội. Cơ quan . Xe vận tải quân sự. 2 (kng.). Khẩn trương, nhanh nhẹn, gọn gàng, như trong quân đội. Tác phong rất quân sự.
quân tử
- dt. 1. Người có tài đức trong xã hội phong kiến Trung Quốc. 2. Người có nhân cách cao thượng, phân biệt với tiểu nhân. 3. Từ người phụ nữ xưa dùng gọi tôn xưng người chồng hoặc người đàn ông được yêu mến: Trách người quân tử bạc tình (cd).
quân y
- dt (H. y: chữa bệnh) Sự chữa bệnh trong quân đội: Từ ngày kháng chiến đến nay, quân y phát triển rất khá (HCM).
quần
- d. Đồ mặc che từ bụng trở xuống, có hai ống che hai chân hoặc chỉ che đến trên đầu gối.
- d. Quả bóng nhỏ : Đánh quần.
- đg. Làm cho mệt nhoài (thtục) : Chơi kém, bị đối phương quần cho một trận.
quần áo
- d. Đồ mặc, như quần, áo (nói khái quát). Quần áo may sẵn.
quần chúng
- I. dt. Nhân dân đông đảo: được sự ủng hộ của quần chúng phát động quần chúng. 2. Số đông ngoài Đảng, là đối tượng lãnh đạo của Đảng: Quần chúng góp ý cho từng Đảng viên. II. tt. Có tính chất phù hợp với đông đảo quần chúng: văn nghệ quần chúng tác phong quần chúng.
quần đảo
- dt (H. quần: tụ họp; đảo: cù lao) Tập hợp nhiều hòn đảo ở gần nhau trong một khu vực: Quần đảo Trường-sa; Rẽ gió, băng băng tàu cưỡi sóng, xa trông quần đảo nắng vàng phai (Sóng-hồng).
quần thần
- d. Các quan trong triều, trong quan hệ với vua (nói tổng quát).
quần tụ
- đgt. Gom lại, tụ họp vào một nơi để làm ăn sinh sống: Nhân dân quần tụ thành làng đông đúc dọc theo bờ sông.
quần vợt
- dt (cn. ten-nít) Môn thể thao dùng vợt mà đánh quả bóng nhỏ từ bên này sang bên kia một cái sân phẳng ngăn đôi bằng một cái lưới: Dự cuộc đấu quần vợt ở sân vận động.
quẩn
- t. 1. Rối rít, thiếu sáng suốt: Nghĩ quẩn. 2. Làm cho vướng: Tránh ra kẻo quẩn chân người ta.
quẫn bách
- t. Khốn đốn ngặt nghèo đến mức hết đường giải quyết. Cảnh nhà quẫn bách. Tình thế quẫn bách.
quẫn trí
- tt. Rối trí đâm ra lẩn thẩn, mất sáng suốt: Công việc bù đầu như thế không khéo quẫn trí đấy lo nghĩ nhiều sinh ra quẫn trí.
quấn
- đgt 1. Cuộn chặt một vòng chung quanh một vật gì: Lụa quấn cột cầu, trông lâu cũng đẹp (tng); ông cụ quấn khăn để ra đình lễ. 2. Quyến luyến không rời: Lúc nào con Hiền cũng quấn lấy bà (Ng-hồng); Ngày đi em chửa có chồng, ngày về em đã con quấn, con dắt, con bồng, con mang (cd).
quấn quít
- t. Nh. Quấn, ngh. t, 2.
quận
- 1 d. (kng.). Quận công (nói tắt).
- 2 d. 1 Khu vực hành chính dưới thời phong kiến Trung Quốc đô hộ. Chia thành nhiều quận, huyện. Quận Giao Chỉ. 2 Đơn vị hành chính ở nội thành thành phố gồm nhiều phường, ngang với huyện. Ủy ban nhân dân quận. 3 Đơn vị hành chính dưới tỉnh, tương đương huyện, ở miền Nam Việt Nam dưới chính quyền Sài Gòn trước 1975.
quận chúa
- dt. Con gái vương tước trong hoàng tộc.
quận công
- dt (H. công: tước thứ nhất của chư hầu) Tước phong vào hàng thứ nhất sau quốc công: Con ông đô đốc, quận công, lấy chồng cũng phải gọi chồng bằng anh (cd).
quận trưởng
- Viên chức đứng đầu một quận.
quận vương
- d. Tước vương phong cho đại quý tộc trong hoàng tộc.
quầng
- dt. 1. Vòm sáng xung quanh Mặt Trời, hay Mặt Trăng khi bị khúc xạ giữa ánh sáng và các tinh thể nước trong đám mây hoặc nhiễu xạ qua những hạt nhỏ trong khí quyển: Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa (tng.). 2. Vầng sáng trong đêm: Quầng sáng của ngọn đèn dầu Quầng sáng ở xa xa là thành phố. 3. Vùng da đen sẫm bao quanh mắt, thường do mất hoặc ít ngủ gây nên: mắt thâm quầng.
quất
- 1 dt (thực) Cây nhỏ họ cam quít, quả tròn nhỏ khi chín thì vàng, có vị chua: Tết năm nay, bà cụ mua được một chậu quất rất đẹp.
- 2 đgt 1. Vụt bằng roi: Hoài-văn quất ngựa liền tay (NgHồng). 2. Đập mạnh vào: Mưa quất vào mặt túi bụi (NgĐThi).
quất hồng bì
- Loài cây cùng họ với cam, lá kép, quả nhỏ màu vàng, mặt ngoài có lông tơ, vị hơi chua và thơm.
quật
- 1 đg. 1 Vụt mạnh từ trên xuống bằng gậy. Vung gậy quật túi bụi. 2 Dùng sức mạnh làm cho vật đang ở thế đứng vững phải đổ, ngã. Bão quật đổ cây. Quật ngã đối thủ.
- 2 đg. Đào lấy từ dưới sâu lên. Quật gốc cây lên. Quật mả. Quật đất đắp vườn.
quật cường
- tt. Vững vàng, dũng cảm, không chịu khuất phục: truyền thống quật cường của dân tộc tinh thần quật cường.
quật khởi
- đgt (H. quật: nổi dậy, khởi: dấy lên) Nổi dậy lật đổ một chính quyền phản động: Cách mạng đã nêu cao tinh thần quật khởi của dân tộc Việt-nam (Trg-chinh).
quây
- đg. Che kín khắp chung quanh : Quây buồng tắm.
quây quần
- đg. Tụ tập, xúm xít lại trong một không khí thân mật, đầm ấm. Ngồi quây quần quanh bà, nghe kể chuyện. Sống quây quần bên nhau.
quầy
- dt. 1. Tủ thấp để đặt hàng trong các cửa hàng, cửa hiệu: hàng bày trong quầy. 2. Gian hàng, bộ phận bán một mặt hàng nhất định: quầy vải lụa quầy bán đồ điện.
quấy
- 1 tt Không đúng; Sai: Phải cũng hì, quấy cũng hì (NgVVĩnh).
- trgt Bừa; Liều lĩnh: Tay mang túi bạc kè kè, nói , nói quá, người nghe ầm ầm (cd).
- 2 đgt Ngoáy đều tay: Quấy bột; Quấy cám lợn.
- 3 đgt Nói trẻ con vòi, khóc mếu: Con thì quấy, vợ thì miệng dỗ (Tản-đà).
quấy nhiễu
- đg. Nh. Quấy, ngh.2.
quấy rầy
- đg. Làm ảnh hưởng đến công việc hoặc sự nghỉ ngơi của người khác, khiến người ta phải bực mình, bằng sự có mặt và những yêu cầu, hoạt động không đúng chỗ, đúng lúc của mình.
quấy rối
- đgt. Làm cho rối loạn, mất sự yên ổn, bình lặng: quấy rối giờ ngủ thỉnh thoảng bắn loạt đạn, quấy rối quân địch.
quậy
- đgt Cựa mạnh: Nó ôm anh ấy chặt, không quậy được.
que
- d. Thanh nứa, tre, gỗ...nhỏ : Que đóm.
que đan
- d. (kng.). Kim đan.
que hàn
- dt. Que bằng hợp kim, dùng để hàn.
què
- tt Do bị thương tật, tay chân không cử động được bình thường: Chưa đui, chưa què, chớ khoe rằng tốt (tng).
què quặt
- Nh. Què, ngh.1.
quẻ
- d. Dấu hiệu trong bói toán, cầu khấn, từ đó có thể đoán ra điều lành dữ, may rủi, theo thuật bói toán. Xin một quẻ bói. Thầy bói gieo quẻ rồi đoán.
quen
- đgt. 1. Hiểu biết, thông thuộc với mức độ nhất định: người quen Họ quen nhau từ thời học ở trường đại học. 2. Thích nghi, đã trở thành nếp: quen thức khuya dậy sớm quen chịu đựng gian khổ.
quen biết
- tt Nói người mình đã từng biết mặt, biết tên, ít nhiều có quan hệ: Ông ấy với tôi là chỗ quen biết.
quen thói
- đg. (kng.). Đã thành thói xấu lâu ngày, khó sửa được (hàm ý chê). Quen thói làm ăn dối trá.
quèn
- tt., khng. Tầm thường, chẳng đáng giá: chiếc xe máy quèn chức trưởng ban quèn thôi.
queo
- tt Hơi cong: Thân cây queo.
- trgt 1. Nói nằm co: Nằm một chỗ. 2. Sai lệch: Bẻ queo câu chuyện.
quéo
- đg. Móc bằng chân hoặc kều bằng một cái móc : Quéo cái bút lăn vào gầm giường ; Quèo trái cây.
- d. Loài cây cùng họ với xoài quả nhỏ hơn và không ngọt bằng quả xoài.
quẹo
- I t. Bị làm cho cong hẳn về một bên, gần như gập lại. Cái đinh quẹo. Bẻ quẹo. Ngã quẹo chân.
- II đg. (ph.). Ngoặt, rẽ sang một phía khác. Xe sang phải. Khúc sông quẹo.
quét
- đgt. 1. Dùng chổi đưa nhẹ trên bề mặt, làm cho sạch rác rưởi: quét sân quét nhà người quét đường. 2. Dùng chổi mềm phết màu đều trên bề mặt: quét vôi ve quét sơn. 3. Bắn từng loạt đạn trên một phạm vi rộng: trung liên quét xối xả. 4. Tiêu diệt, thủ tiêu hoàn toàn trên một phạm vi rộng: quét sạch bọn giặc quét sạch tư tưởng lạc hậu.
quét dọn
- đgt Làm cho sạch sẽ, gọn gàng: Bà Phú xuống bếp và ra sân quét dọn (Ng-hồng).
quét tước
- Nh. Quét, ngh.1.
quẹt
- đg. (kết hợp hạn chế). Như quệt. Quẹt diêm. Quẹt nước mắt.
quê
- dt. I. 1. Nơi gia đình, họ hàng làm ăn, sinh sống từ nhiều đời, có tình cảm gắn bó thân thiết với mình: về thăm quê xa quê đã nhiều năm. 2. Nông thôn: ở quê ra tỉnh. II. tt. Có vẻ mộc mạc, thô kệch, không tinh tế, thanh lịch: ăn mặc hơi quê trông nó quê lắm.
quê hương
- dt Nơi sinh trưởng: Tròi sinh ra bác Tản-đà, quê hương thì có, cửa nhà thì không (Tản-đà); ôi! Quê hương, máu của máu lòng ta (Huy Cận).
quê mùa
- Mộc mạc, thật thà như người ở nông thôn : Ăn mặc quê mùa.
quê người
- dt. Nơi xa lạ, không phải quê hương của mình: Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người (Truyện Kiều).
quế
- dt (thực) Loài cây cùng họ với long não, lá to, có ba đường gân rõ rệt, vỏ thơm và cay, dùng làm thuốc: Em như cây quế trong rừng, thơm cay ai biết, ngát lừng ai hay (cd).
quên
- đg. Để lọt khỏi trí tuệ hoặc tình cảm : Nghe mười mà chỉ quên một là thông minh ; Học ôn cho khỏi quên ; Xa cách nhau mà không có quan hệ thư từ thì dễ quên nhau.
quên lãng
- đg. Như lãng quên.
quết
- 1 đgt. Giã cho nhỏ, mịn, quyện vào nhau: quết giò.
- 2 đgt. Phết vào cho dính trên bề mặt: quết sơn lên vải để làm nền.
quệt
- đgt 1. Bôi vào; Phết vào: Đứa bé quệt mũi lên tường. 2. Chạm vào: Hai xe quệt vào nhau. 3. Phết vôi vào lá trầu: Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi, này của Xuân Hương mới quệt rồi (HXHương).
qui
- , quì, quỉ, quĩ, quí, quị, v.v. x. quy, quỳ, quỷ, quỹ, quý, quỵ, v.v.
qui chế
- dt (H. qui: phép tắc; chế: phép định ra) Điều định ra để mọi người cùng theo mà làm: Qui chế xuất bản.
qui định
- đgt (H. qui: khuôn phép; định: quyết định) Quyết dịnh nền nếp phải theo: Chính sách đối với đồng bào thiểu số, Chính phủ đã có qui định (HCM).
qui mô
- dt (H. qui: khuôn tròn; mô: khuôn mẫu) Mức độ được qui định cho một công trình, một sự nghiệp: Một xã hội tiểu nông với những qui mô kinh tế hẹp hòi (ĐgThMai).
qui trình
- dt (H. qui: trù tính; trình: đường đi, cách thức) Thứ tự các bước tiến hành trong một quá trình sản xuất: Qui trình công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế và kĩ thuật hiện nay.
qui ước
- đgt (H. qui: phép tắc; ước: hẹn nhau) Thoả thuận trước với nhau là sẽ cùng theo: Tôn trọng những điều đã qui ước.
quì
- 1 dt 1. Cây hướng dương: Hoa quì. 2. Chất màu dùng trong hoá học, gặp dung dịch a-xít thì có màu đỏ, gặp dung dịch kiềm thì có màu xanh: Giáo sư hoá học dùng quì để cho học sinh phân biệt được a-xít và dung dịch kiềm.
- 2 dt Vàng dập thành lá rất mỏng để thếp đồ gỗ như cầu đối, hoành phi: ở cạnh nhà ông thợ quì, phải nghe tiếng búa đập suốt ngày.
- 3 đgt Đặt đầu gối và ống chân sát mặt đất để tỏ ý tôn kính hoặc để thu mình lại: Cúi đầu quì trước sân hoa (K); Quì xuống để ngắm bắn.
quỉ
- dt 1. Quái vật dữ tợn do mê tín tưởng tượng ra: Lũ đế quốc như bầy quỉ sống (Tố-hữu). 2. Kẻ xấu xa: Tên quỉ dâm dục.
- tt Xấu xa; Dữ dội: Bệnh đã có thuốc tiên (tng).
quỉ quyệt
- tt (H. quỉ: dối trá; quyệt: không ngay thẳng) Gian dối và xảo trá: Đế quốc Mĩ rất dã man và quỉ quyệt (HCM).
quỉ thuật
- dt (H. thuật: cách làm) Trò dùng cách khéo léo biến hoá, khiến người xem tưởng như có phép lạ: Diễn viên xiếc làm trò quỉ thuật.
quĩ
- dt Số tiền bạc dành lại để làm việc gì: Quĩ công đoàn; Quĩ tiết kiệm; Quĩ bảo thọ.
quĩ đạo
- dt (H. quĩ: vết xe đi; cách thức để theo; đạo: con đường) 1. Đường chuyển động hình cong kín của một thiên thể có tiêu điểm là một thiên thể khác: Quĩ đạo của quả đất xoay quanh Mặt trời. 2. Đường đi hình cong kín của một vật thể có chuyển động chu kì: Các điện tử quay chung quanh một hạt nhân nguyên tử theo những quĩ đạo khác nhau. 3. Đường diễn biến của một hệ tư tưởng: Đi theo quĩ đạo của chủ nghĩa sô-vanh nước lớn.
quĩ tích
- dt (toán) (H. quĩ: cách thức; tích: dấu chân) Hình tạo nên bởi tập hợp những điểm có một tính chất xác định: Đường tròn là quĩ tích của những điểm cách đều một điểm gọi là tâm.
quí
- 1 dt Ngôi thứ mười trong thập can: Quí đứng sau nhâm và ở vi trí cuối cùng của thập can.
- 2 dt Thời gian ba tháng một: Đặt báo mua từ quí ba, tức là từ tháng Bảy.
- 3 tt 1. Sang: Khác màu kẻ quí, người thanh (K). 2. Có giá trị: Của quí.
- đgt 1. Tôn trọng: Phải biết yêu và tiếng nói của dân tộc (PhVĐồng). 2. Coi là đáng trọng: Quân quí giỏi, không quí nhiều (NgHTưởng).
quí khách
- dt (H. khách: người đến thăm) Khách đáng trọng: Về đây nước trước bẻ hoa, vương tôn, quí khách ắt là đua nhau (K).
- đt Từ dùng để nói với những khách hàng của mình: Xe này đủ chỗ rồi, xin chờ xe sau.
quí phái
- dt (H. phái: từng nhánh chia ra) Dòng dõi sang trọng trong chế độ phong kiến: Cách mạng tư sản đã bắt đầu lật đổ bọn quí phái.
quí tộc
- dt (H. tộc: họ) Nói giai cấp cao trong chế độ phong kiến: Giai tầng quí tộc đã bị bọn thực dân khuynh loát (ĐgThMai).
quí vật
- dt (H. vật: đồ vật) Đồ vật có giá trị cao: Cái bảo kiếm đó là một quí vật.
quị
- đgt 1. Khuỵu xuống: Yếu quá, mới đi được vài bước đã quị xuống. 2. Kiệt sức: Vì cuộc đời vất vả, ông cụ đã sớm quị.
quít
- Loài cây cùng họ với cam, quả nhỏ, hình hơi dẹt, vỏ dễ bóc và hơi cay dùng làm thuốc gọi là trần bì.
quịt
- x. quỵt.
quốc ca
- dt. Bài hát chính thức của một nước, dùng trong các nghi lễ: hát quốc ca và chào cờ.
quốc công
- dt (H. công: tước công) Tước phong kiến xếp hàng thứ nhất: Đúng như quốc công đã nói ngày nào (NgHTưởng).
quốc dân
- Dân trong một nước
quốc doanh
- t. (thường dùng phụ sau d.). Do nhà nước kinh doanh. Thành phần kinh tế quốc doanh. Xí nghiệp quốc doanh. Mậu dịch quốc doanh.
quốc gia
- I. dt. Nhà nước: chủ quyền quốc gia nguyên thủ quốc gia. II. tt. Theo chủ nghĩa quốc gia: tư tưởng quốc gia hẹp hòi.
quốc giáo
- dt (H. giáo: tôn giáo) Tôn giáo chính thức của một nước: Thiên chúa giáo là quốc giáo của nhiều nước Tây-âu.
quốc hội
- Cg. Quốc dân đại hội. Cơ quan lập pháp tối cao của một nước, do nhân dân bầu ra.
quốc huy
- d. Huy hiệu tượng trưng cho một nước.
quốc hữu hóa
- quốc hữu hoá đgt. Chuyển thành tài sản của nhà nước: quốc hữu hoá ruộng đất.
quốc khánh
- dt (H. khánh: vui mừng) Lễ kỉ niệm hằng năm để mừng sự phồn vinh của đất nước: Cả gia đình sum họp mừng ngày quốc khánh.
quốc kỳ
- Cờ tượng trưng cho một nước.
quốc lộ
- d. Đường lớn liên tỉnh do chính phủ quản lí; phân biệt với tỉnh lộ.
quốc ngữ
- dt. 1. Tiếng nói của bản quốc, của chính nước mình: học quốc ngữ. 2. Chữ viết dùng chữ cái La tinh ghi tiếng Việt: sách quốc ngữ.
quốc phòng
- dt (H. phòng: giữ gìn) Việc giữ gìn đất nước chống mọi âm mưu xâm lược: Khoa học và kĩ thuật phải phục vụ quốc phòng, góp phần xây dựng một nền quốc phòng toàn dân vững mạnh (VNgGiáp).
quốc tế
- 1. t. Thuộc về mối quan hệ giữa các nước. 2. d. Tổ chức lãnh đạo chung cho giai cấp công nhân các nước : Quốc tế cộng sản. Chủ nghĩa Quốc tế vô sản. Chủ trương liên hiệp giai cấp công nhân, nhân dân lao động các nước và các dân tộc nhỏ yếu làm cách mạng đánh đổ chủ nghĩa đế quốc xây dựng một xã hội cộng sản chủ nghĩa.
quốc tịch
- d. Tư cách là công dân của một nước nhất định. Nhập quốc tịch (trở thành công dân của một nước khác nước quê quán của mình).
quốc văn
- dt. 1. Tiếng nước nhà; phân biệt với ngoại văn: báo chí quốc văn hiệu sách quốc văn. 2. cũ Môn học về ngôn ngữ và văn học nước nhà: học quốc văn.
quơ
- đgt Vơ đi một cách vội vàng: Mẹ già quơ chăn chiếu và bị quần áo giấu vào góc tường (Ng-hồng).
quở
- đg. Cg. Quở mắng. Trách mắng.
- MắnG Nh. Quở.
- QUANG
quở trách
- đg. Nhận xét trực tiếp một cách nghiêm khắc lỗi của người bề dưới; quở (nói khái quát). Quở trách học trò. Lời quở trách.
quyên
- 1 dt. Chim cuốc: Dưới trăng quyên đã gọi hè (Truyện Kiều) đỗ quyên.
- 2 đgt. Đóng góp hoặc vận động đóng góp tiền của vào việc chung: quyên tiền ủng hộ đồng bào ở vùng bão lụt quyên góp.
quyên sinh
- đgt (H. quyên: bỏ, liều; sinh: đời sống) Bỏ thân mình: Giận duyên tủi phận bời bời, cầm dao nàng đã toan bài quyên sinh (K).
quyền
- 1. d. 1. Cái mà luật pháp, xã hội, phong tục hay lẽ phải cho phép hưởng thụ, vận dụng, thi hành... và, khi thiếu được yêu cầu để có, nếu bị tước đoạt có thể đòi hỏi để giành lại : Quyền ứng cử và bầu cử ; Khi bị hành hung ai cũng có quyền tự vệ ; Ngày trước địa chủ muốn thủ tiêu đến cả quyền sống của nông dân. 2. Sức mạnh được vận dụng khi thực hiện chức năng trong một lĩnh vực nhất định : Quyền của sĩ quan chỉ huy ngoài mặt trận ; Quyền lập pháp; Quyền của nhà vua phong kiến không có giới hạn. II. t .Tạm thay : Quyền tổng thống.
- d. Môn võ dùng tay nắm lại mà đấm.
quyền bính
- d. (cũ.). Như quyền hành.
quyền hạn
- dt. Quyền theo cương vị, chức vụ cho phép: giải quyết công việc đúng với quyền hạn của mình Việc ấy vượt quá quyền hạn của tôi.
quyền hành
- dt (H. quyền: quả cân; hành: cái cân) Quyền lực của từng người: Họ tham danh, trục lợi, thích địa vị, quyền hành (HCM); Trên dưới quyền hành tay cắt đặt, một mình một chiếu thảnh thơi ngồi (Lê Thánh-tông).
quyền lợi
- Lợi ích được hưởng, mà người khác không được xâm phạm đến : Bảo vệ quyền lợi của đoàn viên.
quyền lực
- d. Quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Nắm quyền lực trong tay.
quyền thuật
- dt. Phép đánh võ bằng tay không.
quyền uy
- dt (H. uy: oai) Quyền lực và uy thế: Cậy quyền uy bóc lột dân lành (Tú-mỡ).
quyển
- Từ đặt trước danh từ chỉ sách, vở : Quyển từ điển ; Quyển sổ.
- d. Bài thi (cũ) : Nộp quyển .
- d. ống sáo.
quyến luyến
- đg. Biểu thị tình cảm gắn bó, không muốn rời nhau. Quyến luyến nhau, không chịu rời nhau nửa bước. Quyến luyến lúc chia tay.
quyến rũ
- đgt. Lôi kéo bằng sức hấp dẫn:quyến rũ bằng sắc đẹp dùng tiền tài để quyến rũ.
quyến thuộc
- dt (H. quyến: thân thuộc; thuộc: bà con họ hàng) Họ hàng thân thuộc: Lấy tình quyến thuộc mà khuyên bảo nhau.
quyết
- Nhất định làm việc gì : Quyết hoàn thành kế hoạch.
quyết chiến
- đg. 1 Kiên quyết chiến đấu. Tinh thần quyết chiến, quyết thắng. 2 (chm.). Tác chiến nhằm giành thắng lợi có ý nghĩa quyết định. Trận quyết chiến chiến lược. Chọn khu rừng làm điểm quyết chiến.
quyết định
- I. đgt. 1. Định ra, đề ra và dứt khoát phải làm: quyết định cử người đi học quyết định tăng giá hàng. 2. Định đoạt lấy: Mỗi người tự quyết định số phận của mình. II. tt. Hết sức quan trọng, có vai trò quyết định: yếu tố quyết định nhân tố quyết định thắng lợi giờ phút quyết định. III. dt. 1. Điều đã quyết định: thực hiện các quyết định của ban lãnh đạo thi hành các quyết định của giám đốc làm theo quyết định của ban chỉ huy. 2. Văn bản về các quyết định của cấp có thẩm quyền: đọc quyết định của bộ chỉ huy đánh máy quyết định của đồng chí chủ tịch Hội đồng.
quyết liệt
- tt (H. liệt: nóng, mạnh) Kiên quyết và mãnh liệt: Bất cứ một cuộc chuyên chính nào cũng phải là một cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt (Trg-chinh); Những câu nói quyết liệt của những đại biểu (Ng-hồng).
quyết tâm
- Định việc gì với ý nhất thiết phải làm : Quyết tâm đi tới mục đích.
quyết toán
- đg. Tổng kết trên cơ sở tổng hợp các khoản thu chi để làm rõ tình hình thực hiện dự án nhận vốn và sử dụng vốn của một cơ quan nhà nước, một xí nghiệp, hay cho một công trình xây dựng cơ bản nào đó.
quỳnh
- dt. 1. Cây trồng làm cảnh, hoa trắng, đơn độc, nở về đêm.
quỳnh tương
- dt (H. tương: thứ nước uống) Rượu quí: Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp, chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân (NgKhuyến).