A
Tác giả: Nhóm biên soạn
a
- ,A Con chữ thứ nhất của bảng chữ cái chữ quốc ngữ: 1) viết nguyên âm "a"; 2) viết nguyên âm "a" ngắn trong au, ay; 3) viết nguyên âm "e" ngắn trong ach, anh; 4) viết yếu tố thứ hai của một nguyên âm đôi trong ia (và ya, ở uya), ua, ưa.
- 1 d. Nông cụ gồm hai lưỡi cắt tra vào cán dài, để cắt cỏ, rạ hay gặt lúa. Rèn một lưỡi a bằng ba lưỡi hái (tng.).
- 2 d. Đơn vị đo diện tích ruộng đất, bằng 100 mét vuông.
- 3 đg. Sấn vào, xông vào. A vào giật cho được.
- 4 I tr. (dùng ở cuối câu). Từ biểu thị ý hỏi, hơi lấy làm lạ hoặc hơi mỉa mai. Cứ để mãi thế này a?
- II c. Tiếng thốt r biểu lộ sự vui mừng, ngạc nhiên hoặc sực nhớ điều gì. A! Mẹ đã về! A! Còn việc này nữa.
- 1 Ampere, viết tắt. 2 Kí hiệu phân loại trên dưới: thứ nhất. Hàng loại A. Khán đài A. Nhà số 53A (trước số 53B).
a dua
- đgt. (H. a du: hùa theo) Hùa theo người khác một cách vô ý thức hoặc để lấy lòng: A dua theo thời thượng (ĐgThMai).
a hoàn
- d. Người ở gái trong nhà quyền quý thời phong kiến.
a phiến
- Nh. Thuốc phiện.
a tòng
- đgt. (H. a: dựa vào; tòng: theo) Hùa theo làm bậy: Nó chỉ a tòng tên tướng cướp.
à
- 1 đg. (id.). Ùa tới, sấn tới ồ ạt cùng một lúc. Lũ trẻ à vào vườn.
- 2 I tr. (kng.; dùng ở cuối câu). Từ biểu thị ý hỏi thân mật để rõ thêm về điều gì đó. Mới đó mà quên rồi à? Anh đi à?
- II c. (kng.). Tiếng thốt ra biểu lộ sự ngạc nhiên hoặc sực nhớ ra điều gì. À, đẹp nhỉ! À quên!
ả
- dt. 1. cũ Người con gái: Đầu lòng hai ả tố nga (Truyện Kiều) ả Chức chàng Ngưu (x. Ngưu Lang Chức Nữ) nàng Ban ả Tạ. 2. Khinh Người phụ nũ: ả đã lừa đảo nhiều vụ ả giang hồ. 3. Chị: Tại anh tại ả, tại cả đôi bên 4. đphg. chị gái (tng.).
ả đào
- dt. Người phụ nữ làm nghề ca xướng trong chế độ cũ: ả đào đã phất lên theo hướng đào rượu (HgĐThuý).
á
- c. Tiếng thốt ra biểu lộ sự sửng sốt hoặc cảm giác đau đớn đột ngột. Á đau!
á khẩu
- đgt. Câm: bị á khẩu từ bé.
á khôi
- dt. (H. á: dưới một bậc; khôi: đứng đầu) Người đỗ thứ hai trong kì thi thời phong kiến: Đỗ á khôi trong kì thi hương.
á kim
- d. (cũ). Tên gọi chung các đơn chất không phải kim loại; nguyên tố không kim loại.
ạ
- trt. Tiếng tỏ ý kính trọng hoặc thân mật khi xưng hô trò chuyện (thường dùng ở cuối câu hoặc sau từ chỉ người nói chuyện với mình): Vâng ạ Em chào thầy ạ Chị ạ, mai em bận mất rồi.
ác
- 1 dt. 1. Con quạ: ác tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa (tng) 2. Miếng gỗ dùng để dòng dây go trong khung cửi: Cái ác ở khung cửi có hình con quạ 3. Mặt trời: Trông ra ác đã ngậm gương non đoài (K).
- 2 dt. Cái thóp trên đầu trẻ mới đẻ (id): Che cái ác cho cháu.
- 3 dt. (thực) Nhánh cây mới đâm ra: Cây mới trồng đã đâm nhánh ác.
- 4 tt. 1. Có tính hay làm khổ người khác: Thằng Tây nó ác lắm, đồng chí ạ (NgĐThi) 2. Dữ dội, có tác hại: Trận rét này ác quá! 3. Có ý trêu chọc, tinh nghịch: Câu nói ác; Cách chơi ác 4. Từ mới dùng một cách thông tục chỉ sự đẹp, tốt: Cái xe ác quá!.
ác cảm
- d. Cảm giác không ưa thích đối với ai. Có ác cảm. Gây ác cảm.
ác chiến
- đgt. Chiến đấu ác liệt: trận ác chiến.
ác mộng
- dt. (H. ác: xấu; mộng: giấc mơ) 1. Giấc mơ rùng rợn: Cơn ác mộng khiến nó rú lên giữa ban đêm 2. Điều đau đớn, khổ sở đã trải qua: Tỉnh lại, em ơi: Qua rồi cơn ác mộng (Tố-hữu).
ác nghiệt
- t. Độc ác và cay nghiệt. Sự đối xử ác nghiệt.
ác tà
- dt. Xế chiều, lúc mặt trời sắp lặn: Trải bao thỏ lặn ác tà (Truyện Kiều).
ác tâm
- dt. (H. ác: ác; tâm: lòng) Lòng độc ác: Kẻ có ác tâm đã vu oan cho chị ấy.
ác thú
- d. Thú dữ lớn có thể làm hại người.
ách
- 1 dt. 1. Đoạn gỗ cong mắc lên cổ trâu bò để buộc dây kéo xe, cày, bừa: bắc ách quàng ách vào cổ trâu tháo ách. 2. Gông cùm, xiềng xích: ách áp bức ách đô hộ phá ách kìm kẹp. 3. Tai hoạ việc rắc rối phải gánh chịu: ách giữa đàng quàng vào cổ (tng.) ách giặc giã cướp bóc.
- 2 (F. adjudant) dt., cũ Chức phó quản thuộc bậc hạ sĩ quan thời Pháp thuộc.
- 3 (F. halte) đgt. Ngăn, chặn lại, làm cho phải ngừng, dừng lại: ách xe giữa đường để hỏi giấy tờ ách việc sản xuất lại chờ lệnh mới Chuyến đi du lịch nước ngoài bị ách rồi.
- 4 đgt. (Bụng) bị đầy ứ gây khó chịu: ách cả bụng vì ăn quá nhiều no ách.
ạch
- Nh. Oạch.
ai
- đt. 1. Người nào: Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm (HCM) 2. Mọi người: Đến phong trần cũng phong trần như ai (K) 3. Người khác: Nỗi lòng kín chẳng ai hay (K) 4. Đại từ không xác định về cả ba ngôi: Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai (K) 5. Không có người nào: Ai giàu ba họ, ai khó ba đời (tng).
ai ai
- đ. (chỉ dùng làm chủ ngữ, và thường dùng trước cũng). Tất cả mọi người. Ai ai cũng biết điều đó.
ai điếu
- dt. Bài văn viếng người chết để bày tỏ lòng thương xót; điếu văn.
ai oán
- đgt. (H. ai: thương xót; oán: hờn giận, thù hằn) Đau thương oán trách: Hơn thiệt thôi đừng ai oán nữa (Thơ Vương Tường).
ải
- 1 d. 1 Chỗ qua lại hẹp và hiểm trở ở biên giới hoặc trên đường tiến vào một nước. Ải Chi Lăng. 2 (vch.). Bước thử thách lớn, khó vượt qua. Ải cuối cùng đã vượt qua.
- 2 I t. 1 (Chất hữu cơ thực vật) dễ gẫy nát, không còn bền chắc do chịu tác dụng lâu ngày của mưa nắng. Lạt ải. Cành cây khô đã bị ải. 2 (Đất trồng trọt sau khi đã được cày cuốc và phơi nắng) khô và dễ tơi nát. Phơi cho ải đất.
- II đg. (kết hợp hạn chế). Làm (nói tắt, trong sự đối lập với làm dầm). Chuyển ải sang dầm.
ải quan
- dt. Cửa ải, chỗ qua lại chật hẹp, hiểm trở giữa hai nước, thường có binh lính trấn giữ: Tính rồi xong xả chước mầu, Phút nghe huyền đã đến đầu ải quan (Lục Vân Tiên).
ái
- 1 đgt. (H. ái: yêu) Yêu đương: Làm cho bể ái, khi đầy khi vơi (K).
- 2 tht. Tiếng thốt ra khi bị đau đột ngột: ái! đau quá!.
ái ân
- I d. Tình thương yêu đằm thắm giữa trai và gái.
- II đg. (vch.). Chung sống thành vợ chồng và ăn ở đằm thắm với nhau.
ái hữu
- tt. (H. ái: yêu; hữu: bạn bè) Nói tổ chức của những người cùng nghề nghiệp tập họp nhau để bênh vực quyền lợi của nhau: Hội ái hữu của công chức bưu điện.
ái khanh
- đ. Từ vua chúa dùng để gọi người đàn bà mình yêu khi nói với người ấy.
ái lực
- dt. Sức, khả năng kết hợp với chất khác: ái lực của ô-xi với sắt.
ái mộ
- đgt. (H. ái: yêu; mộ: mến chuộng) Yêu quí ai, muốn giữ người ấy ở lại trong cương vị cũ: Làm đơn ái mộ dâng liền một chương (NĐM).
ái nam ái nữ
- t. Có bộ phận sinh dục ngoài không giống của nam, cũng không giống của nữ.
ái ngại
- đgt. 1. Thương cảm, có phần lo lắng và không đành lòng trước tình cảnh của người khác: ái ngại cho lũ trẻ mồ côi Trước cảnh thương tâm ai mà không ái ngại. 2. Cảm thấy phiền hà đến người khác mà không đành lòng trước sự ưu ái của người đó đối với bản thân: nhận quà của bạn, thật ái ngại Bác rộng lượng thế khiến tôi ái ngại quá.
ái phi
- d. Vợ lẽ yêu quý của vua chúa (thường dùng để xưng gọi).
ái quốc
- đgt. Yêu nước: giàu lòng ái quốc nhà ái quốc vĩ đại.
- 1 (xã) h. Lộc Bình, t. Lạng Sơn.
- 2 (xã) h. Nam Sách, t. Hải Dương.
ái tình
- dt. (H. ái: yêu; tình: tình cảm) Tình cảm yêu đương nam nữ: Sức mạnh của ái tình.
am
- d. 1 Chùa nhỏ, miếu nhỏ. 2 Nhà ở nơi hẻo lánh, tĩnh mịch của người ở ẩn thời xưa.
am hiểu
- đgt. Hiểu biết rành rõ, tường tận: am hiểu âm nhạc am hiểu vấn đề.
am pe
- am-pe dt. (lí) (Pháp: ampère) Đơn vị cường độ dòng điện: Dòng điện 1 am-pe.
ảm đạm
- t. 1 Thiếu ánh sáng và màu sắc, gợi lên sự buồn tẻ. Nền trời ảm đạm. Chiều mùa đông ảm đạm. 2 Thiếu hẳn vẻ tươi vui, gợi cảm giác rất buồn. Nét mặt ảm đạm.
ám
- 1 đgt. 1. Bám vào làm cho tối, bẩn: Bồ hóng ám vách bếp Trần nhà ám khói hương bàn thờ. 2. Quấy nhiễu làm u tối đầu óc hoặc gây cản trở: bị quỷ ám ngồi ám bên cạnh không học được.
- 2 dt. Món ăn bằng cá luộc nguyên con, kèm một số rau, gia vị chấm nước mắm: cá ám cá nấu ám.
ám ảnh
- đgt. (H. ám: tối, ngầm; ảnh: hình bóng) 1. Lởn vởn luôn trong trí óc, khiến cho phải suy nghĩ, không yên tâm: Chủ nghĩa cá nhân đang ám ảnh một số đồng chí (HCM) 2. Như ám3: Nó cứ đến ám ảnh tôi mãi. // dt. Điều làm cho mình cứ phải nghĩ đến luôn: Cái vườn cao-su giới tuyến đối với tôi đã trở thành một ám ảnh (NgTuân).
ám chỉ
- đg. Ngầm chỉ người nào, việc gì. Câu nói có ý ám chỉ anh ta.
ám hại
- đgt. Giết người một cách lén lút, hãm hại ngầm: ám hại người ngay ám hại bằng thuốc độc bị địch ám hại.
ám hiệu
- dt. (H. ám: ngầm; hiệu: dấu hiệu) Dấu hiệu kín, không cho người khác biết: Thấy lửa ám hiệu đã lại quay sang (NgTuân).
ám muội
- t. Lén lút, không chính đáng. Ý định ám muội. Việc làm ám muội.
ám sát
- đgt. Giết người một cách bí mật lén lút, có trù tính trước: bị ám sát.
ám tả
- dt. (H. ám: ngầm; tả: viết) Bài viết theo nghe đọc, sao cho đúng, không có lỗi: Ngày nay môn ám tả được gọi là chính tả.
ám thị
- đg. 1 (id.). Tỏ cho biết một cách kín đáo, gián tiếp. 2 Dùng tác động tâm lí làm cho người khác tiếp nhận một cách thụ động những ý nghĩ, ý định của mình. Ám thị bằng thôi miên.
an
- tt. Yên, yên ổn: tình hình lúc an lúc nguy Bề nào thì cũng chưa an bề nào (Truyện Kiều).
an bài
- đgt. (H. an: yên; bài: bày biện) Xếp đặt yên ổn: Những người duy tâm cho rằng mọi việc đều do tạo hoá an bài.
an cư
- đgt. 1. Sống yên ổn: Phải an cư thì mới yên ổn làm ăn được. 2. Nh. Kết hạ.
- (phường) tp. Cần Thơ, t. Cần Thơ.
- 1 (xã) h. Tuy An, t. Phú Yên.
- 2 (xã) h. Tịnh Biên, t. An Giang.
an dưỡng
- đgt. (H. an: yên; dưỡng: nuôi) Nghỉ ngơi và được bồi dưỡng để lấy lại sức: Bị thương, đi bệnh viện, đi an dưỡng (NgKhải).
an nghỉ
- (cũ). x. yên nghỉ.
an ninh
- tt. (H. an: yên; ninh: không rối loạn) Được yên ổn, không có rối ren: Giữ cho xã hội an ninh cơ quan an ninh Cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ sự yên ổn và trật tự của xã hội: Các cán bộ của cơ quan an ninh đã khám phá được một vụ cướp.
an phận
- đg. Bằng lòng với thân phận, với hoàn cảnh, không mong gì hơn. Sống an phận. Tư tưởng an phận.
an táng
- đgt. (H. an: yên; táng: chôn cất) Chôn cất tử tế: Dự lễ an táng người bạn.
an tâm
- đg. Như yên tâm.
an toàn
- tt. (H. an: yên; toàn: trọn vẹn) Yên ổn, không còn sợ tai họa: Chú ý đến sự an toàn lao động.
an ủi
- đg. Làm dịu nỗi đau khổ, buồn phiền (thường là bằng lời khuyên giải). Tìm lời an ủi bạn. Tự an ủi.
an vị
- đgt. (H. an: yên; vị: chỗ ngồi) Ngồi yên tại chỗ: Khi mọi người đã an vị, cuộc họp bắt đầu.
án
- 1 d. Bàn cao và hẹp mặt.
- 2 d. 1 Vụ phạm pháp hoặc tranh chấp quyền lợi cần được xét xử trước toà án. Vụ án chưa xử. Án giết người. 2 Quyết định của toà xử một vụ án. Bản án tử hình. Chống án.
- 3 d. Án sát (gọi tắt).
- 4 đg. 1 Chắn ngang, làm ngăn lại. Núi án sau lưng. Xe chết nằm án giữa đường. 2 (kết hợp hạn chế). Đóng quân lại một chỗ. Án quân lại nằm chờ.
án mạng
- dt. Vụ làm chết người: Tên hung thủ đã gây án mạng.
án ngữ
- đg. Chắn lối qua lại, lối ra vào một khu vực. Dãy núi án ngữ trước mặt. Đóng quân án ngữ các ngả đường.
án phí
- dt. (H. án: vụ kiện; phí: tiền tiêu) Tiền phí tổn về một vụ kiện: Nộp án phí cho tòa án.
án sát
- d. Chức quan trông coi việc hình trong một tỉnh, dưới thời phong kiến.
án thư
- dt. (H. án: bàn; thư: sách) Bàn dùng để xếp sách: án thư sơn son thếp vàng nguy nga (Tố-hữu).
ang
- 1 d. 1 Đồ đựng nước bằng đất nung, thành hơi phình, miệng rộng. Ang sành. Ang đựng nước. 2 Đồ đựng trầu bằng đồng, thấp, thành hơi phình, miệng rộng.
- 2 d. Dụng cụ đong lường bằng gỗ hoặc đan bằng tre, hình hộp, dung tích khoảng bảy tám lít, dùng ở một số địa phương để đong chất hạt rời. Một ang gạo.
ang áng
- trgt. Độ chừng: Giá tính ang áng một triệu đồng.
áng
- 1 d. (ph.). Bãi phẳng chưa được khai khẩn. Áng cỏ.
- 2 d. (vch.; kết hợp hạn chế). Từ dùng chỉ từng đơn vị thuộc loại sự vật được coi là có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ. Áng mây hồng. Một áng văn kiệt tác.
- 3 đg. Nhìn trên đại thể mà ước lượng, mà đoán định. Cụ già áng ngoài sáu mươi tuổi. Áng theo đó mà làm. // Láy: ang áng (x. mục riêng).
anh
- 1 dt. Loài chim giống chim yến: Điều đâu lấy yến làm anh (K).
- 2 dt. 1. Người con trai do mẹ mình đẻ trước mình: Anh tôi hơn tôi mười tuổi 2. Người con trai con vợ cả của cha mình: Anh ấy kém tuổi tôi, nhưng là con bà cả 3. Người đàn ông đang tuổi thanh niên: Anh bộ đội. // đt. 1. ngôi thứ nhất khi người đàn ông tự xưng với em mình, vợ mình, người yêu của mình, hoặc một người ít tuổi hơn mình: Em nói với mẹ là anh đi thi; Em cho con đi với anh; Anh thế là không yêu ai ngoài em; Em bé ơi, chỉ cho anh nhà ông chủ tịch nhé 2. Ngôi thứ hai khi mình nói với anh ruột hay anh họ: Anh nhớ biên thư cho em nhé; khi vợ nói với chồng: Anh về sớm để đưa con đi học nhé; khi một cô gái nói với người yêu: Em mong thư của anh; khi bố, mẹ hoặc người có tuổi trong họ nói với con trai, con rể hoặc một người đàn ông còn trẻ: Anh đã lớn rồi phải làm gương cho các em; khi nói với một người đàn ông chưa đứng tuổi hay một người huynh trưởng trong đoàn thể thanh niên: Anh dạy cho em một bài quyền nhé; Anh công nhân ơi, anh sửa cho tôi cái máy này nhé 3. Ngôi thứ ba chỉ một người đàn ông còn trẻ: Tôi đến thăm một người bạn vì anh ốm; Anh Trỗi dũng cảm, mọi người kính phục anh.
anh ánh
- t. x. ánh2 (láy).
anh dũng
- tt. (H. anh: tài hoa; dũng: can đảm) Can đảm khác thường: Quân ta anh dũng lại hào hùng (X-thuỷ).
anh đào
- d. Cây to vùng ôn đới cùng họ với hoa hồng, quả to bằng đầu ngón tay, vỏ nhẵn bóng, màu đỏ hoặc vàng nhạt, vị ngọt, hơi chua.
anh em
- dt. 1. Anh và em: Anh em ta bánh đa, bánh đúc (tng) 2. Bè bạn: Hồ Chủ tịch coi các dân tộc bị áp bức là anh em (PhVĐồng). // tt. Coi như anh em: Các nước anh em.
anh hùng
- I d. 1 Người lập nên công trạng đặc biệt lớn lao đối với nhân dân, đất nước. Nguyễn Huệ là một anh hùng dân tộc. 2 Nhân vật thần thoại có tài năng và khí phách lớn, làm nên những việc phi thường. Các anh hùng trong truyện thần thoại Hi Lạp. 3 Danh hiệu vinh dự cao nhất của nhà nước tặng thưởng cho người hoặc đơn vị có thành tích và cống hiến đặc biệt xuất sắc trong lao động hoặc chiến đấu. Anh hùng lao động. Anh hùng các lực lượng vũ trang. Đại đội không quân anh hùng.
- II t. Có tính chất của người . Hành động anh hùng.
anh linh
- dt. (H. anh: đẹp tốt; linh: thiêng liêng) Hồn thiêng liêng: Anh linh các liệt sĩ. // tt. Thiêng liêng: Người mê tín cho là vị thần thờ ở miếu đó anh linh.
anh tài
- d. (cũ). Người tài giỏi xuất sắc. Đủ mặt anh tài.
anh thư
- dt. (H. anh: tài giỏi; thư: phụ nữ) Người phụ nữ tài giỏi hơn người: Bà Triệu là anh thư trong lịch sử nước nhà.
anh tuấn
- t. (id.). (Người đàn ông) có tướng mạo đẹp và tài trí hơn người. Chàng thanh niên anh tuấn.
ảnh
- 1 dt. 1. Hình của người, vật hay cảnh chụp bằng máy ảnh: Giữ tấm ảnh làm kỷ niệm 2. (lí) Hình một vật nhìn thấy trong một tấm gương hay một thấu kính: ảnh chỉ nhìn thấy mà không thu được gọi là ảnh ảo.
- 2 đt. (đph) Ngôi thứ ba chỉ một người đàn ông mới nói đến: Thì để các ảnh thở chút đã chứ (Phan Tứ).
ảnh ảo
- d. Ảnh chỉ nhìn thấy, không thu được trên màn; phân biệt với ảnh thật.
ảnh hưởng
- dt. (H. ảnh: bóng; hưởng: tiếng dội lại) 1. Sự tác động của vật nọ đến vật kia, của người này đến người khác: ảnh hưởng của những chủ trương sai lầm (HCM) 2. Uy tín và thế lực: Đế quốc đã mất hết ảnh hưởng ở các nước mới được giải phóng. // đgt. Tác động đến: Không tỉnh táo thì chúng ta cũng có thể bị ảnh hưởng (PhVĐồng).
ánh
- 1 d. Nhánh của một số củ. Ánh tỏi. Khoai sọ trồng bằng ánh.
- 2 I d. 1 Những tia sáng do một vật phát ra hoặc phản chiếu lại (nói tổng quát). Ánh đèn. Ánh trăng. Ánh kim loại. 2 (chm.). Mảng ánh sáng có màu sắc. Có ánh xanh của lá cây. Pha ánh hồng.
- II t. Có nhiều tia sáng phản chiếu lóng l. Nước sơn rất ánh. Sáng ánh. Mặt nước ánh lên dưới bóng trăng. Đôi mắt ánh lên niềm tin (b.). // Láy: anh ánh (ý mức độ ít).
ánh sáng
- dt. 1. Nguyên nhân làm cho một vật có thể trông thấy được khi phát xuất hay phản chiếu từ vật ấy vào mắt: ánh sáng mặt trời 2. Sự tỏ rõ, mọi người đều có thể biết: Đưa vụ tham ô ra ánh sáng 3. Sự chỉ đạo, sự hướng dẫn sáng suốt: ánh sáng của chủ nghĩa Mác.
ao
- 1 d. Chỗ đào sâu xuống đất để giữ nước nuôi cá, thả bèo, trồng rau, v.v. Ao rau muống. Ao sâu tốt cá (tng.).
- 2 đg. Đong để ước lượng. Ao thúng thóc. Ao lại dầu xem còn mấy chai.
ao ước
- đgt. Mong mỏi được cái mà mình muốn có: Thú Hương-sơn ao ước bấy lâu nay (ChMTrinh). // dt. Điều mơ ước: Có những ao ước phóng khoáng (Tố-hữu).
ào
- I đg. Di chuyển đến với số lượng nhiều một cách rất nhanh và mạnh, không kể gì trở ngại. Nước lụt ào vào cánh đồng. Cơn mưa ào tới.
- II p. (dùng phụ sau đg.). Một cách nhanh và mạnh, không kể gì hết. Lội xuống ruộng. Làm ào cho chóng xong.
ào ào
- trgt. đgt. 1. Nhanh và mạnh: Gió bấc ào ào thổi (NgHTưởng) 2. ồn ào, sôi sục: Người nách thước, kẻ tay đao, đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi (K).
ào ạt
- t. Mạnh, nhanh và dồn dập trên phạm vi lớn. Gió thổi ào ạt. Tiến quân ào ạt. Ào ạt như nước vỡ bờ.
ảo
- tt. Không thực: Câu chuyện ảo.
ảo ảnh
- d. 1 Hình ảnh giống như thật, nhưng không có thật. Bóng người trong sương lờ mờ như một ảo ảnh. 2 (chm.). x. ảo tượng.
ảo giác
- dt. (H. ảo: không thực; giác: thấy được) Cảm giác sai lầm khiến không thấy được đúng sự thật: Người mắc bệnh tâm thần thường có những ảo giác.
ảo mộng
- d. Điều ước muốn viển vông, không thực tế. Nuôi ảo mộng. Ảo mộng ngông cuồng.
ảo não
- tt. Như áo não: Một giọng hát ảo não xen vào tiếng gió (NgCgHoan).
ảo thuật
- d. Thuật dựa vào động tác nhanh và khéo léo làm biến hoá các đồ vật, hiện tượng, khiến người xem tưởng như có phép lạ. Làm trò ảo thuật.
ảo tưởng
- dt. (H. ảo: không thực; tưởng: suy nghĩ) Điều suy nghĩ viển vông không thể thực hiện được: Gột rửa được các loại ảo tưởng (Trg-chinh).
ảo tượng
- d. Hiện tượng quang học xảy ra ở các xứ nóng, khiến nhìn thấy ảnh lộn ngược của những vật ở xa mà tưởng lầm phía trước có mặt nước.
áo
- 1 dt. Đồ mặc che thân từ cổ trở xuống: Buông cầm, xốc áo vội ra (K).
- 2 dt. Bột hay đường bọc ngoài bánh, kẹo, viên thuốc: Viên thuốc uống dễ vì có áo đường.
- 3 dt. áo quan (nói tắt): Cỗ áo bằng gỗ vàng tâm.
áo choàng
- d. Áo rộng, dài đến đầu gối, dùng khoác ngoài để giữ vệ sinh trong khi làm việc hoặc để chống rét.
áo dài
- dt. áo dài đến quá đầu gối, có khuy cài từ cổ xuống đến dưới nách: Tôi mặc chiếc áo dài thay vai (Sơn-tùng).
áo giáp
- d. Bộ đồ mặc làm bằng chất liệu có sức chống đỡ với binh khí hoặc nói chung với những vật gây tổn hại, nguy hiểm cho cơ thể. Mặc áo giáp ra trận.
áo gối
- dt. Vỏ bọc ngoài chiếc gối: Tặng cô dâu chú rể một đôi áo gối thêu.
áo mưa
- d. Áo bằng loại vải không thấm nước để đi mưa.
áo quan
- dt. (H. quan là cái hòm ở trong cái quách dùng chôn người chết, theo tập quan Trung-quốc ngày xưa) Thứ hòm dài đựng xác người chết để đem chôn: Chiếc áo quan ấy nhẹ quá (NgCgHoan).
áo quần
- d. Như quần áo.
áo sơ mi
- dt. áo kiểu âu, cổ đứng hoặc bẻ, có tay, có khi xẻ sườn.
áp
- 1 đgt. 1. Đặt sát vào: Bà bế, áp mặt nó vào ngực (Ng-hồng) 2. Ghé sát vào: áp thuyền vào bờ.
- 2 gt. 1. Gần đến: Mấy ngày áp Tết 2. Ngay trước: Người con áp út; Một âm áp chót.
áp bức
- đg. Đè nén và tước hết mọi quyền tự do. Ách áp bức.
áp dụng
- đgt. Đưa vào vận dụng trong thực tế điều nhận thức, lĩnh hội được: áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất áp dụng kinh nghiệm tiên tiến.
áp đảo
- đgt. (H. áp: ép; đảo: đánh đổ) Đè bẹp, khiến không thể ngoi lên được: Hoả lực ta áp đảo hoả lực địch. // tt. Hơn hẳn: Đa số áp đảo.
áp đặt
- đg. Dùng sức ép bắt phải chấp nhận (một chế độ chính trị, hình thức chính quyền, v.v.).
áp giải
- đgt. Đi kèm phạm nhân trên đường để giải: áp giải tù binh về trại.
áp lực
- dt. (H. áp: ép; lực: sức) Sức ép: áp lực không khí, áp lực của cuộc đấu tranh.
áp suất
- d. Đại lượng vật lí có trị số bằng áp lực trên một đơn vị diện tích. Áp suất khí quyển.
áp tải
- đgt. Đi kèm (các phương tiện giao thông) để bảo vệ hàng chuyên chở: áp tải hàng.
áp tới
- đgt. xông đến gần: áp tới chỗ tên kẻ cướp định trốn.
át
- 1 d. Tên gọi của con bài chỉ mang có một dấu quy ước trong cỗ bài tulơkhơ, thường là con bài có giá trị cao nhất. Con át chủ.
- 2 đg. Làm cho che lấp và đánh bạt đi bằng một tác động mạnh hơn. Nói át giọng người khác. Át cả tiếng sóng. Mắng át đi.
au
- (aurum) dt. Kí hiệu hoá học của nguyên tố vàng.
- tt. Có màu đỏ, vàng tươi, ửng lên hoặc sáng óng: Hai má đỏ au Da đỏ au Trái cam vàng au.
áy náy
- đgt. Có ý lo ngại, không được yên tâm: Mẹ không áy náy gì về con đâu (Tô-hoài).
ắc qui
- ắc-qui dt. (Pháp: accumulateur) Dụng cụ tích trữ điện năng với phản ứng hoá học: Nơi chưa có nhà máy điện, phải dùng ắc-qui để chiếu bóng.
ăm ắp
- t. x. ắp (láy).
ẵm
- đgt. 1. Bế (trẻ nhỏ): ẵm em đi chơi. 2. ăn cắp, lấy trộm: Kẻ trộm vô nhà ẵm hết đồ đạc.
ăn
- đgt. 1. Cho vào cơ thể qua miệng: Ăn có nhai, nói có nghĩ (tng) 2. Dự bữa cơm, bữa tiệc: Có người mời ăn 3. Ăn uống nhân một dịp gì: ăn tết 4. Dùng phương tiện gì để ăn: Người âu-châu không quen ăn đũa 5. Hút thuốc hay nhai trầu: Ông cụ ăn thuốc bà cụ ăn trầu 6. Tiếp nhận, tiêu thụ: Xe này ăn tốn xăng; lò này ăn nhiều than 7. Nhận lấy để chở đi: Ô-tô ăn khách; tàu ăn hàng 8. Phải nhận lấy cái không hay: Ăn đòn; ăn đạn 9. Nhận để hưởng: Ăn thừa tự; ăn lương; ăn hoa hồng 10. Thông với, hợp vào: Sông ăn ra biển 11. Được thấm vào, dính vào: Giấy ăn mực; Sơn ăn từng mặt (tng); Hồ dán không ăn 12. Phụ vào, thuộc về: Ruộng này ăn về xã tôi 13. Giành lấy về phần mình: Ăn giải 14. Có tác dụng: Phanh này không ăn 15. Tương đương với: Một cân ta ăn 600 gam 16. Ngang giá với: Hôm nay một đô-la Mĩ ăn mười ba nghìn đồng Việt-nam.
ăn bám
- đg. Có sức lao động mà không làm việc, chỉ sống nhờ vào lao động của người khác. Sống ăn bám. Không chịu đi làm, ăn bám bố mẹ.
ăn bận
- đgt. ăn mặc: ăn bận gọn gàng.
ăn bốc
- đgt. ăn bằng tay, không dùng đũa hoặc nĩa: Có những dân tộc quen ăn bốc, nhưng trước khi ăn, người ta rửa tay thực sạch sẽ.
ăn bớt
- đg. Lấy bớt đi để hưởng một phần, lợi dụng việc mình nhận làm cho người khác. Nhận làm gia công, ăn bớt nguyên vật liệu.
ăn cánh
- đgt. Hợp lại thành phe cánh: Giám đốc và kế toán trưởng rất ăn cánh với nhau.
ăn cắp
- đgt. Lấy vụng tiền bạc đồ đạc, của người ta, khi người ta vắng mặt: Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt (tng).
ăn chay
- đg. Ăn cơm chay để tu hành, theo đạo Phật và một số tôn giáo khác. Ăn chay niệm Phật. Ăn chay ngày rằm và mồng một. Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối (tng.).
ăn chắc
- đgt. Nắm vững phần lợi hay phần thắng: Hồ Chủ tịch chỉ thị cho quân đội lấy súng địch đánh địch, đánh ăn chắc (Trg-chinh).
ăn chơi
- đg. Tiêu khiển bằng các thú vui vật chất (nói khái quát).
ăn cỗ
- đgt. Dự một bữa ăn trọng thể nhân một dịp gì: ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau (tng).
ăn cưới
- đgt. Dự đám cưới (thường là có ăn mặn): ăn cưới chẳng tày lại mặt (tng.).
ăn cướp
- đgt. Dùng vũ lực để đoạt tiền của người khác: Vừa ăn cướp vừa la làng (tng).
ăn giải
- đgt. Được phần thưởng trong một cuộc đua: Nếu không được ăn giải thì chí ít cũng hấp dẫn cảm tình người xem (NgTuân).
ăn gian
- đg. (kng.). Cố ý tính sai, làm sai đi để thu lợi về mình. Chơi bài ăn gian. Nó đếm ăn gian mất mấy trăm.
ăn giỗ
- đgt. Dự lễ và ăn uống trong ngày kị một người đã qua đời: Ông tôi đi ăn giỗ ở xóm trên.
ăn hại
- đg. Chỉ ăn và gây tốn kém, thiệt hại cho người khác, không làm được gì có ích. Sống ăn hại xã hội. Đồ ăn hại! (tiếng mắng).
ăn hiếp
- đgt. Buộc trẻ con hoặc người yếu thế hơn phải làm theo ý mình bằng bắt nạt, doạ dẫm: Người lớn mà lại ăn hiếp trẻ con.
ăn hỏi
- đgt. Đến nhà người con gái để xin cưới: Mới ăn hỏi được mấy hôm đã tổ chức lễ cưới.
ăn hối lộ
- đg. Nhận tiền của hối lộ.
ăn không
- đgt. 1. ăn tiêu mà không làm ra tiền, của cải: Cứ ngồi nhà ăn không thì của núi cũng hết. 2. Lấy không của người khác bằng thủ đoạn, mánh khoé: Kiểu kí kết như thế này thì quả là làm để cho chủ ăn không.
ăn khớp
- đgt. 1. Rất khít vào với nhau: Mộng ăn khớp rồi 2. Phù hợp với: Kế hoạch ấy không ăn khớp với tình hình hiện tại.
ăn kiêng
- đgt. Tránh ăn những thứ mà người ta cho là độc: Ông lang khuyên người ốm phải ăn kiêng thịt gà.
ăn lãi
- đgt. Hưởng tiền lời khi bán một thứ gì: Ăn lãi nhiều thì không đắt khách.
ăn lương
- đgt. Hưởng lương tháng theo chế độ làm việc: làm công ăn lương nghỉ không ăn lương ăn lương nhà nước.
ăn mày
- đgt. 1. Đi xin để sống: Đói cơm, rách áo, hoá ra ăn mày (cd) 2. Nói khiêm tốn một sự cầu xin: Ăn mày cửa Phật.
ăn nằm
- đg. 1 (id.). Ăn và nằm (nói khái quát). Chỗ ăn nằm sạch sẽ. 2 (kng.). Chung đụng về xác thịt.
ăn năn
- đgt. Cảm thấy day dứt, giày vò trong lòng về lỗi lầm đã mắc phải: tỏ ra ăn năn hối lỗi biết ăn năn thì sự tình đã quá muộn màng.
ăn nhịp
- đgt. Hòa hợp với: Lời ca ăn nhịp với đàn.
ăn nói
- đg. Nói năng bày tỏ ý kiến. Có quyền ăn nói. Ăn nói mặn mà, có duyên.
ăn ở
- đgt. 1. Nói vợ chồng sống với nhau: ăn ở với nhau đã được hai mụn con 2. Đối xử với người khác: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc (TrTXương); Lấy điều ăn ở dạy con (GHC).
ăn quịt
- x. ăn quỵt.
ăn sống
- đgt. ăn thức ăn sống, không nấu lên: ăn sống nuốt tươi (tng.).// ăn sống nuốt tươi 1. ăn các thức sống, không nấu chín. 2. Có hành động vội vã, thiếu suy nghĩ, cân nhắc. 3. Đè bẹp, tiêu diệt ngay trong chớp nhoáng.
ăn sương
- đgt. 1. ăn trộm: Nó là một tên quen ăn sương, người ta đã quen mặt 2. Làm đĩ: Đoán có lẽ là cánh ăn sương chi đây (NgCgHoan).
ăn tạp
- đg. Ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, cả thức ăn thực vật lẫn động vật. Lợn là một loài ăn tạp.
ăn tết
- đgt. ăn uống, vui chơi trong những ngày Tết Nguyên đán: về quê ăn tết Năm nào Hà Nội ăn tết cũng vui.
ăn tham
- tt. 1. Muốn ăn thật nhiều, quá sự cần thiết: Thằng bé ăn tham 2. Hưởng một mình, không chia sẻ cho người khác: ăn tham vơ cả món lời.
ăn thề
- đg. Cùng thề với nhau một cách trang nghiêm trong buổi lễ. Uống máu ăn thề. Làm lễ ăn thề.
ăn thua
- đgt. 1. Giành giật cho bằng được phần thắng: có tư tưởng ăn thua trong thi đấu thể thao chơi vui không cốt ăn thua. 2. Đạt kết quả hoặc có tác dụng nhất định nhưng thường chỉ dùng với ý phủ định, nghi vấn, hoặc sẽ xẩy ra trong điều kiện cho phép): cố gắng mãi mà chẳng ăn thua gì mới thế đã ăn thua gì, còn phải cố gắng nhiều.
ăn thừa
- đgt. ăn thức ăn người khác bỏ lại: Thơm thảo bà lão ăn thừa (cd).
ăn tiệc
- đgt. Dự bữa ăn được tổ chức trọng thể, có nhiều người thường là khách mời với nhiều món ăn ngon, sang, bày biện lịch sự: mời đi ăn tiệc Ngày thường mà ăn sang như ăn tiệc.
ăn tiền
- đgt. 1. ăn hối lộ: Kẻ ăn tiền của dân 2. Có kết quả tốt (thtục): Làm thế mới ăn tiền.
ăn tiêu
- đg. Chi tiêu cho đời sống hằng ngày. Ăn tiêu dè sẻn.
ăn trộm
- đgt. Lấy của người khác một cách lén lút vào lúc đêm hôm hoặc lúc vắng người: Đang đêm có kẻ lẻn vào nhà ăn trộm.
ăn uống
- đgt. 1. Ăn và uống nói chung: Ăn uống đơn sơ nên ít bệnh (HgĐThuý) 2. Bày vẽ cỗ bàn: Cưới xin không ăn uống gì.
ăn vạ
- đg. Ở ỳ, nằm ỳ ra để đòi cho kì được hoặc để bắt đền. Không vừa ý, thằng bé nằm lăn ra ăn vạ.
ăn vụng
- đgt. ăn giấu, không để cho người khác biết: ăn vụng không biết chùi mép (tng.) Những người béo trục, béo tròn, ăn vụng như chớp đánh con suốt ngày (cd.). // ăn vụng không biết chùi mép không biết che đậy, giấu giếm những hành vi xấu hoặc sai trái của mình. ăn vụng khéo chùi mép biết cách giấu giếm, che đậy những hành vi xấu hoặc sai trái của mình. ăn vụng như chớp chuyên ăn vụng và ăn vụng rất sành, khó lòng bắt quả tang.
ăn xổi
- đgt. 1. Nói cà, dưa mới muối đã lấy ăn: Cà này ăn xổi được 2. Sử dụng vội vàng, chưa được chín chắn: Thực hiện kế hoạch đó phải có thời gian, không nên ăn xổi.
ăn ý
- đg. Hợp ý với nhau, tạo ra sự nhất trí trong hành động. Chuyền bóng rất ăn ý. Có sự phối hợp ăn ý.
ắp
- đgt. Đầy hết mức, không còn chứa thêm được nữa: Ruộng ắp nước.
ắt
- trgt. chắc hẳn, nhất định phải: Thân đã có, ắt danh âu phải có (NgCgTrứ).
âm
- 1 I d. 1 Một trong hai nguyên lí cơ bản của trời đất (đối lập với dương), từ đó tạo ra muôn vật, theo một quan niệm triết học cổ ở phương Đông. 2 (vch., hoặc chm.). Từ dùng để chỉ một trong hai mặt đối lập nhau (thường coi là mặt tiêu cực; mặt kia là dương), như đêm (đối lập với ngày), mặt trăng (đối lập với mặt trời), nữ (đối lập với nam), chết (đối lập với sống), ngửa (đối lập với sấp), v.v. Cõi âm (thế giới của người chết). Chiều âm của một trục.
- II t. (chm.). 1 (Sự kiện) mang tính chất tĩnh, lạnh, hay (sự vật) thuộc về nữ tính hoặc về huyết dịch, theo quan niệm của đông y. 2 Bé hơn số không. -3 là một số . Lạnh đến âm 30 độ.
- 2 I d. 1 Cái mà tai có thể nghe được. Thu âm. Máy ghi âm*. 2 Đơn vị ngữ âm nhỏ nhất. Các âm của tiếng Việt.
- II đg. (id.). Vọng, dội. Tiếng trống vào vách núi.
- III t. ( thanh) không to lắm, nhưng vang và ngân. Lựu đạn nổ những tiếng âm.
âm ấm
- tt. x. ấm
âm ba
- dt. (lí) (H. âm: tiếng; ba: sóng) Sóng âm: Âm ba do dao động trong không khí hay trong môi trường truyền âm khác.
âm cung
- d. (cũ). Cung điện dưới âm phủ; âm phủ.
âm cực
- dt. (lí) (H. âm: trái với dương; cực: đầu mút) Cực của máy điện chứa điện âm: Nối dây từ âm cực sang dương cực.
âm dương
- d. Âm và dương, hai mặt đối lập nhau, như đêm với ngày, chết với sống, v.v. Âm dương đôi ngả (kẻ chết, người sống). Âm dương cách biệt.
âm đạo
- dt. ống cơ cấu tạo đơn giản, có khả năng co giãn, nằm giữa bọng đái và ruột thẳng, xuất phát từ tử cung và thông ra bên ngoài, có ở đa số động vật có vú giống cái để tiếp nhận cơ quan giao phối của con đực khi giao phối.
âm điệu
- dt. (H. âm: tiếng; điệu: nhịp điệu) Nhịp điệu cao thấp của âm thanh trong thơ ca, trong âm nhạc: Tiếng nói hằng ngày tự nhiên, có âm điệu (HgĐThuý).
âm hạch
- dt. (giải) (H. âm: nữ, hạch: hột) Bộ phận nhận cảm thuộc bộ máy sinh dục của phụ nữ, ở phía trên và trước cửa mình: Viêm âm hạch.
âm hộ
- d. Bộ phận ngoài của cơ quan sinh dục nữ và thú giống cái.
âm hồn
- dt. Hồn người chết.
âm hưởng
- dt. (H. âm: tiếng; hưởng: tiếng dội lại) 1. Tiếng vang (nghĩa đen và nghĩa bóng): âm hưởng của tiếng súng từ trong rừng vọng ra; Lời tuyên bố chẳng có âm hưởng gì 2. Sự truyền âm của một căn phòng: Âm hưởng của rạp chiếu bóng.
âm ỉ
- t. Ngấm ngầm, không dữ dội, nhưng kéo dài. Lửa cháy âm ỉ. Đau âm ỉ.
âm lượng
- dt. Số đo cường độ của cảm giác mà âm thanh gây ra trên tai người.
âm mao
- dt. Lông mu của bộ phận sinh dục nữ.
âm mưu
- dt. (H. âm: ngầm; mưu: mưu mẹo) Mưu kế ngầm: Kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp (HCM). // đgt. Có mưu kế ngầm: Đế quốc Mĩ âm mưu xâm lược (NgTuân).
âm nang
- d. Bìu dái.
âm nhạc
- dt. (H. âm: tiếng; nhạc: nhạc) Nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình cảm: Âm nhạc có tác dụng lớn lắm (PhVĐồng).
âm phủ
- d. Cõi âm, thế giới của linh hồn người chết. Chết xuống âm phủ.
âm sắc
- dt. 1. Phẩm chất của âm thanh phụ thuộc vào mối tương quan về cao độ và cường độ của thanh chính và thanh phụ. 2. Sắc thái âm thanh đặc trưng cho từng giọng nói hay từng nhạc khí.
âm thầm
- tt. Lặng lẽ: Đêm thanh những âm thầm với bóng (BNT). // trgt. Ngấm ngầm, không nói ra: Đau đớn âm thầm.
âm thoa
- d. Thanh kim loại dễ rung, hình chữ U, khi gõ phát ra một âm đơn có tần số nhất định, thường dùng để lấy âm chuẩn.
âm tín
- dt. Tin tức: biệt vô âm tín (tng.).
âm u
- tt. (H. âm: kín; u: vắng vẻ) Tối tăm, vắng vẻ, lặng lẽ: Một vùng trời đất âm u, đêm hiu hắt lạnh, ngày mù mịt sương (X-thuỷ).
âm vận
- dt. (H. âm: tiếng; vận: vần) Vần trong thơ ca: Thi sĩ khéo tìm âm vận.
ầm
- t. 1 Từ mô phỏng tiếng động to và rền. Súng nổ ầm. Cây đổ đánh ầm một cái. Máy chạy ầm ầm. 2 To tiếng và ồn ào. Cười nói ầm nhà. Đồn ầm cả lên.
ầm ĩ
- tt. (âm thanh) ồn ào, hỗn độn, náo loạn gây cảm giác khó chịu: quát tháo ầm ĩ khóc ầm ĩ khua chiêng gõ mõ ầm ĩ Lũ trẻ nô đùa ầm ĩ.
ẩm
- tt. Thấm nước hoặc chứa nhiều nước: Thóc ẩm; Quần áo ẩm.
ẩm thấp
- t. 1 Có chứa nhiều hơi nước; ẩm (nói khái quát). Khí hậu ẩm thấp. 2 Không cao ráo. Nhà cửa ẩm thấp.
ẩm thực
- Nh. ăn uống.
ấm
- 1 dt. 1. Đồ dùng để đun nước, đựng nước uống, pha chè, sắc thuốc: Bếp đun một ấm đất nấu nước mưa (Ng-hồng) 2. Lượng nước chứa đầy một ấm: Uống hết cả ấm chè 3. Lượng chè đủ pha một ấm: Xin anh một ấm chè.
- 2 dt. 1. ân trạch của ông cha truyền lại: Phúc nhà nhờ ấm thông huyên (BCKN) 2. ấm sinh nói tắt: Người ta thường gọi thi sĩ Tản-đà là ông ấm Hiếu 3. Từ chỉ một người con trai một cách bông đùa hay chế giễu: Ba cậu ấm nhà bà ta đều ghê gớm cả.
- 3 tt. 1. Nóng vừa và gây cảm giác dễ chịu: Hôm nay ấm trời 2. Giữ nóng thân thể: áo ấm 3. Nói giọng hát trầm và êm: Giọng hò khu Tư trầm và ấm (VNgGiáp) 4. Đã ổn thoả: Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm (K) 5. Nói cây mọc thành khóm dày: Cây khô nảy nhị, cành thêm ấm chồi (cd); Như tre ấm bụi (tng) 6. Yên ổn: Cao nấm ấm mồ (tng) 7. Cảm thấy dễ chịu: Mỗi bước đi thấy lòng ấm lại (VNgGiáp).
ấm áp
- t. Ấm và gây cảm giác dễ chịu (nói khái quát). Nắng xuân ấm áp. Giọng nói ấm áp. Thấy ấm áp trong lòng.
ấm cúng
- tt. Có cảm giác thoải mái, dịu êm và rất dễ chịu trong ý nghĩ, tình cảm trước một hiện thực nào đó: Gian phòng ấm cúng Gia đình ấm cúng, hạnh phúc.
ấm no
- tt. Đủ ăn, đủ mặc: Liệu cả gia đình này có được ấm no không (Ng-hồng).
ân
- d. (kết hợp hạn chế). Ơn (nói khái quát). Ân sâu nghĩa nặng.
ân ái
- đgt. Nh. ái ân.
ân cần
- trgt. (H. ân: chu đáo; cần: gắn bó) Niềm nở và chu đáo: Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han (K).
ân hận
- đg. Băn khoăn, day dứt và tự trách mình trước việc không hay đã để xảy ra. Ân hận vì đã làm mẹ buồn. Không có điều gì phải ân hận.
ân huệ
- dt. ơn to lớn ở trên ban xuống: ban ân huệ được hưởng ân huệ.
ân nghĩa
- dt. (H. ân: ơn; nghĩa: nghĩa) tình nghĩa đằm thắm do mang ơn lẫn nhau: Ăn ở có ân nghĩa với nhau.
ân nhân
- d. Người làm ơn, trong quan hệ với người mang ơn.
ân oán
- dt. ân nghĩa và thù oán: Chút còn ân oán đôi đường chửa xong (Truyện Kiều).
ân tình
- dt. (H. ân: ơn; tình: tình nghĩa) tình cảm sâu sắc do có ơn đối với nhau: Như keo sơn gắn chặt ân tình (X-thuỷ). // tt. Có tình nghĩa và ơn huệ của nhau: Nhớ ai tiếng hát ân tình, thuỷ chung (Tố-hữu).
ân xá
- đg. Tha miễn hình phạt cho phạm nhân đã bị kết án, coi đó là một đặc ân của nhà nước. Ra lệnh ân xá một số phạm nhân.
ẩn
- 1 đgt. Đẩy mạnh, nhanh một cái; ẩy: ẩn cửa bước vào.
- 2 I. đgt. 1. Giấu mình kín đáo vào nơi khó thấy: Ngôi nhà ẩn dưới lùm cây Bóng người lúc ẩn lúc hiện. 2. Lánh đời về ở nơi vắng vẻ, ít người biết đến: từ quan về ở ẩn. II. dt. Cái chưa biết trong một bài toán, một phương trình.
ẩn dật
- tt. (H. ẩn: kín; dật: yên vui) Yên vui ở một nơi hẻo lánh. Vân Tiên nghe nói mới tường: cũng trang ẩn dật biết đường thảo ngay (LVT).
ẩn náu
- đg. Lánh ở nơi kín đáo để chờ dịp hoạt động. Toán cướp ẩn náu trong rừng.
ẩn ý
- dt. ý kín đáo ở bên trong lời nói, câu viết được hiểu ngầm mà không được nói rõ ra: Câu nói đầy ẩn ý.
ấn
- 1 dt. Con dấu của vua hay của quan lại: Rắp mong treo ấn, từ quan (K).
- 2 đgt. 1. Dùng bàn tay, ngón tay đè xuống, gí xuống: ấn nút chai 2. Nhét mạnh vào: ấn quần áo vào va-li 3. ép người khác làm việc gì: ấn việc giặt cho vợ.
ấn định
- đg. Định ra một cách chính thức để mọi người theo đó mà thực hiện. Ấn định nhiệm vụ. Ấn định sách lược đấu tranh.
ấn hành
- đgt. In ra và phát hành: ấn hành báo chí.
ấn loát
- đgt. (H. ấn: in; loát: chải) In tài liệu: Phụ trách việc ấn loát.
ấn quán
- dt. cũ Nhà in: Nha cảnh sát thường xuyên lục soát các ấn quán..
ấn tín
- dt. (H. ấn: con dấu; tín: tin) Con dấu của quan lại; Cách mạng nổi lên, tên tuần phủ gian tham bỏ cả ấn tín mà chạy trốn.
ấn tượng
- d. Trạng thái của ý thức ở giai đoạn cảm tính xen lẫn với cảm xúc, do tác động của thế giới bên ngoài gây ra. Gây ấn tượng tốt. Để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.
ấp
- 1 dt. 1. Đất vua ban cho chư hầu, công thần ngày trước. 2. Làng xóm nhỏ được lập lên ở nơi mới khai khẩn.
- 2 đgt. 1. (Loài chim) nằm phủ lên trứng trong một thời gian nhất định để trứng có đủ nhiệt độ nở thành con: Ngan ấp trứng Gà ấp. 2. Làm cho trứng có đủ điều kiện và nhiệt độ để nở thành con: máy ấp trứng. 3. áp sát vào trên toàn bề mặt: Bé ấp đầu vào lòng mẹ.
ấp ủ
- đgt. Giữ ở trong lòng: ấp ủ một hi vọng.
ập
- đg. 1 Đến một cách nhanh, mạnh, đột ngột, với số lượng nhiều. Cơn mưa dông ập xuống. 2 (dùng phụ sau đg.; kết hợp hạn chế). Chuyển vị trí nhanh, mạnh, đột ngột. Đóng ập cửa. Đổ ập xuống.
âu
- 1 dt. Đồ đựng giống cái chậu nhỏ, ang nhỏ: âu sành.
- 2 dt. 1. âu tàu, nói tắt. 2. ụ (để đưa tàu thuyền lên).
- 3 đgt. Lo, lo lắng phiền não: Thôi thôi chẳng dám nói lâu, Chạy đi cho khỏi kẻo âu tới mình (Lục Vân Tiên).
- 4 pht. Có lẽ, dễ thường: âu cũng là số kiếp âu cũng là một dịp hiếm có âu đành quả kiếp nhân duyên (Truyện Kiều).
- 5 Tiếng nựng trẻ con: âu! Ngủ đi con.
- 6 dt. Một trong bốn châu: âu châu âu hoá châu âu đông âu tây âu.
âu phục
- dt. (H. âu: châu Âu, phục: quần áo) Quần áo may theo kiểu châu Âu: Mặc âu phục.
âu sầu
- t. Có vẻ lo buồn. Nét mặt âu sầu. Giọng nói âu sầu.
âu yếm
- đgt. Biểu lộ tình yêu thương dịu dàng thắm thiết bằng điệu bộ, cử chỉ, giọng nói: Đôi mắt nhìn âu yếm Vợ chồng âu yếm nhau.
ẩu
- pht. Bừa bãi, không nghiêm chỉnh: Làm ẩu.
ẩu đả
- đg. Đánh lộn. Xông vào ẩu đả nhau. Vụ ẩu đả.
ấu
- 1 dt. Cây trồng lấy củ ăn, sống hàng năm, mọc nổi trên mặt nước, thân mảnh, lá chìm bị khía thành những khúc hình sợi tóc, mọc đối, lá nổi hình quả trám, mép khía răng mọc thành hoa thị, cuống dài phồng thành phao, hoa trắng, củ hình nón ngược mang hai gai, màu đen.
- 2 dt. Trẻ nhỏ, trẻ con: nam, phụ, lão, ấu.
ấu trĩ
- tt. (H. ấu: trẻ em; trĩ: trẻ nhỏ) Còn non nớt: Thời kì ấu trĩ chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn; Nhiều bệnh ấu trĩ (Trg-chinh).
ấu trùng
- d. Dạng của loài động vật mới nở từ trứng ra và đã có đời sống tự do.
ấy
- I. đt. Người, vật, hoặc thời điểm được nhắc tới, biết tới: nhớ mang cuốn sách ấy nhé anh ấy thời ấy. II. trt. Từ biểu thị ý nhấn mạnh người, vật hoặc thời điểm đã được nhắc tới: Điều ấy ư, thôi khỏi phải nhắc lại làm gì. III. tht. Tiếng thốt ra, tỏ ý can ngăn hoặc khẳng định: ấy! Đừng làm thế ấy, đã bảo mà!