watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Từ điển tiếng Việt-D (3) - tác giả Nhóm biên soạn Nhóm biên soạn

Nhóm biên soạn

D (3)

Tác giả: Nhóm biên soạn

đa
- 1 d. Cây to có rễ phụ mọc từ cành thõng xuống, trồng để lấy bóng mát. Cây đa cây đề (ví người có trình độ thâm niên cao, có uy tín trong nghề).
- 2 tr. (ph.; kng.; dùng ở cuối câu). Từ biểu thị ý nhấn mạnh về điều vừa khẳng định, như muốn thuyết phục người nghe một cách thân mật. Việc đó coi bộ khó dữ đa!
- 3 Yếu tố ghép trước để cấu tạo danh từ, tính từ, động từ, có nghĩa "nhiều, có nhiều". Đa diện*. Đa sầu*. Đa canh*.
đa âm
- Nh. Đa tiết.
đa bào
- tt. (H. bào: tế bào) Nói những sinh vật mà cơ thể gồm nhiều tế bào: Cơ thể đa bào; Động vật đa bào.
đa cảm
- t. Dễ cảm xúc, dễ rung động. Một tâm hồn đa cảm.
đa dâm
- tt. Có nhiều ham muốn mạnh mẽ về tình dục thường được biểu hiện ra bằng lời nói, cử chỉ, hoặc dáng vẻ bên ngoàị
đa diện
- dt. (toán) (H. diện: mặt) Khối giới hạn bởi các đa giác phẳng: Đa diện đều. // tt. Về nhiều mặt: Sự phát triển đa diện của nền kinh tế.
đa giác
- d. Hình do một đường gấp khúc khép kín tạo thành. Đa giác đều. Đa giác lõm.
đa mang
- đgt. 1. ôm đồm nhiều thứ, nhiều việc kể cả những việc không có liên quan đến mình để rồi phải bận tâm, lo lắng: đã yếu còn đa mang đủ thứ việc. 2. Tự vương vấn vào nhiều thứ thuộc tình cảm để rồi phải đeo đuổi, vấn vương, dằn vặt không dứt ra được: đa mang tình cảm.
đa mưu
- tt. (H. mưu: mưu kế) Lắm mưu mẹo: Con người đa mưu ấy không trung thực.
đa nghi
- t. Hay nghi ngờ. Đa nghi như Tào Tháo.
đa nguyên
- tt. 1. Thuộc về đa nguyên luận. 2. Thuộc về đa nguyên chính trị.
đa sầu
- tt. (H. sầu: buồn rầu) Hay buồn rầu: Một phụ nữ đa sầu.
đa số
- d. 1 Phần lớn, số đông trong một tập hợp, thường là tập hợp người. Đa số các em là nữ. Đa số trường hợp. 2 Số lượng phiếu bầu cử hoặc biểu quyết về một phía nào đó đạt quá một nửa tổng số phiếu; tổng thể nói chung những người đã bỏ những phiếu ấy, trong quan hệ với thiểu số. Đa số tán thành. Biểu quyết theo đa số.
đa thần giáo
- dt. 1. Tôn giáo thờ nhiều thần, phân biệt với nhất thần giáo. 2. Những hình thức tín ngưỡng khác nhau như tô tem giáo, bái vật giáo, vật linh giáo, sa man giáọ.. tín ngưỡng vào các thần linh, ma quỷ riêng lẻ, chưa hình thành hệ thống trong đó có vị thần tối caọ
đa thê
- tt. (H. thê: vợ) Nói chế độ xã hội trong đó người đàn ông có thể có nhiều vợ cùng một lúc: Hiến pháp của ta hiện nay cấm chế độ đa thê.
đa thức
- d. Biểu thức đại số gồm nhiều đơn thức nối với nhau bằng các dấu cộng hoặc trừ. Đa thức bậc ba.
đa tình
- tt. Có nhiều tình cảm và dễ nảy sinh tình cảm yêu đương: đôi mắt đa tình.
đà
- 1 dt. 1. Đoạn gỗ tròn đặt dưới một vật nặng để chuyển vật ấy đi được dễ: Phải đặt đà mới đưa bộ máy này đi được 2. Sức mạnh đầu tiên nhằm đẩy mạnh hoạt động: Nền kinh tế xã hội đang trên đà phát triển (TrVGiàu) 3. Sức tiến lên: Mất đà, đâm loạng choạng (Tô-hoài).
- 2 dt. Nơi đặt tàu thuỷ khi đang đóng hay đang sửa chữa: Cho tàu thuỷ từ đà ra sông.
- 3 tt. Từ địa phương chỉ màu nâu: Sư bà mặc quần áo đà.
- 4 trgt. Biến âm của đã: Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình (K); Phong trần lắm lúc kể đà gian nguy (QSDC); Phận liễu sao đà nảy nét ngang (HXHương).
đà điểu
- d. Chim rất to sống ở một số vùng nhiệt đới, cổ dài, chân cao, chạy nhanh.
đả
- đgt. 1. Đánh: Tất tả như bà đả ông (tng) 2. Chỉ trích: Viết báo đả thói hư tật xấu.
đả đảo
- đg. 1 Đánh đổ (chỉ dùng trong khẩu hiệu đấu tranh). Đả đảo chế độ độc tài! 2 (Lực lượng quần chúng) biểu thị sự chống đối kịch liệt với tinh thần muốn đánh đổ. Đi đến đâu cũng bị đả đảo.
đả kích
- đgt. Phê phán, chỉ trích gay gắt đối với người, phía đối lập hoặc coi là đối lập: đả kích thói hư tật xấu tranh đả kích.
đả thương
- đgt. (H. thương: đau xót) Đánh làm cho bị thương: Băng bó cho quân địch đã bị đả thương.
đã
- 1 t. (hay đg.). 1 (cũ). Khỏi hẳn bệnh. Đau chóng đã chầy (tng.). Thuốc đắng đã tật (tng.). 2 Hết cảm giác khó chịu, do nhu cầu sinh lí hoặc tâm lí nào đó đã được thoả mãn đến mức đầy đủ. Gãi đã ngứa. Đã khát. Ăn chưa đã thèm. Ngủ thêm cho đã mắt. Đã giận.
- 2 I p. 1 (thường dùng trước đg., t.). Từ biểu thị sự việc, hiện tượng nói đến xảy ra trước hiện tại hoặc trước một thời điểm nào đó được xem là mốc, trong quá khứ hoặc tương lai. Bệnh đã khỏi từ hôm qua. Mai nó về thì tôi đã đi rồi. Đã nói là làm. 2 (dùng ở cuối vế câu, thường trong câu cầu khiến). Từ biểu thị việc vừa nói đến cần được hoàn thành trước khi làm việc nào khác. Đi đâu mà vội, chờ cho tạnh mưa đã. Nghỉ cái đã, rồi hãy làm tiếp.
- II tr. 1 Từ biểu thị ý nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định của một nhận xét. Nhà ấy lắm của. Đã đẹp chưa kìa? Đã đành như thế. 2 (dùng trong câu có hình thức nghi vấn). Từ biểu thị ý nhấn mạnh thêm về sắc thái nghi vấn. Phê bình chưa chắc nó đã nghe. Đã dễ gì bảo được anh ta.
- đành Tổ hợp biểu thị một điều được coi là dĩ nhiên, nhằm bổ sung một
đã đành
- Dĩ nhiên, hẳn là (để nhằm bổ sung cho điều quan trọng hơn sẽ nói đến): Đã đành là tin nhau, nhưng làm kinh tế vẫn phải có hợp đồng hẳn hoi Đã đành là cháu còn bé, nhưng đã đến trường thì phải chấp hành nội quy.
đá
- 1 dt. 1. Thứ khoáng vật rắn thường đóng thành hòn, thành tảng, dùng để xây nhà, xây tường, lát đường, làm đồ mĩ nghệ: Đền ấy nền cao lắm, có chín bậc xây đá (Trương Vĩnh Kí); Dân ta đã trở thành một khối cứng như đá (PhVĐồng) 2. Nước đá nói tắt: Cốc cà-phê chưa có đá. // tt. 1. Cứng, rắn: Ngô đá 2. Riết róng; keo kiệt: Lão ấy đá lắm, đừng hòng hắn ủng hộ.
- 2 đgt. 1. Giơ chân lên hất mạnh vào người hay vật: Chân nam đá chân chiêu (tng); Gà cùng chuồng đá lẫn nhau (tng); Tay đấm chân đá (tng); Ngựa non háu đá 2. Làm hại ngầm: Hai đế quốc đá nhau 3. Dính líu đến: Không nên đá vào việc người khác 4. Không yêu đương nữa (thtục): Anh ta bị cô ấy đá rồi 5. Thêm lời trong khi người khác đương nói: Hắn có tính hay đá vào một câu 6. Xen lẫn: Ông ấy có thói nói tiếng Việt lại đá vào vài từ tiếng Pháp. // trgt. 1. Nửa nọ nửa kia: Chị ta ăn mặc đá tỉnh, đá quê 2. Hơi ngả sang; Không chân phương: Chữ ông viết đá thảo.
đá bóng
- đgt. Nói cuộc thể thao hai bên đá quả bóng vào gôn của nhau: Vừa đá bóng vừa thổi còi (tng).
đá hoa
- d. Đá vôi bị biến chất, kết tinh cao độ, thường có vân đẹp.
đá hoa cương
- dt. Đá hoa quý, rất cứng, có chứa nhiều loại khoáng vật khác nhau, thường dùng làm vật liệu để xây dựng các công trình sang trọng.
đá lửa
- dt. 1. Đá rất rắn dùng để đánh lấy lửa: Người tiền sử dùng đá lửa để lấy lửa và để chế tạo vũ khí 2. Hợp chất rất rắn của sắt, chế thành những viên nhỏ cho vào bật lửa để đánh lấy lửa: Mới mua bật lửa nhưng chưa có đá lửa, nên đành phải dùng diêm.
đá mài
- d. 1 Đá dùng để mài dao, kéo, v.v. 2 Dụng cụ để mài các chi tiết bằng kim loại, bằng kính, v.v.
đá vàng
- dt. Sự gắn bó bền vững trong quan hệ tình cảm (thường là tình cảm vợ chồng): Tình nghĩa đá vàng.
đá vôi
- dt. Thứ đá thành phần chủ yếu là các bon-nát can-xi: Nung đá vôi để có vôi.
đạc
- I đg. (id.). Đo (ruộng đất).
- II d. 1 Đơn vị đo chiều dài thời xưa, bằng khoảng 60 mét. 2 (id.). Đoạn đường tương đối ngắn. Không xa lắm, chỉ cách nhau vài đường.
đạc điền
- đgt. Đo ruộng đất.
đai
- 1 dt. 1. Vòng thường bằng kim loại bao quanh một vật để cho chặt: Đai thùng gỗ 2. Vòng đeo ngang lưng trong bộ phẩm phục thời phong kiến: áo biếc đai vàng bác đấy a? (NgKhuyến) 3. Dải dài và rộng trên mặt đất: Đai khí hậu miền ôn đới.
- 2 đgt. Nói đi nói lại về một việc đã xảy ra mà mình không đồng ý: Vì ghét con dâu, bà mẹ chồng hay đai chuyện.
đài
- 1 d. 1 Bộ phận ở phía ngoài cùng của hoa, gồm những bản thường màu lục. 2 Đồ dùng bằng gỗ tiện, sơn son để bày vật thờ cúng, có hình giống cái đài hoa. Đài rượu. Đài trầu. 3 Lần cúng bái hoặc cầu xin. Cúng ba đài hương. Xin một đài âm dương. 4 Giá thời xưa dùng để đặt gương soi hoặc cắm nến, thường có hình giống cái đài hoa. Đài gương*.
- 2 d. 1 Công trình xây dựng trên nền cao, thường không có mái, dùng vào những mục đích nhất định. Đài liệt sĩ. Xây đài kỉ niệm. 2 (dùng trong một số tổ hợp). Vị trí thường đặt ở trên cao hoặc cơ sở có trang bị những khí cụ chuyên môn thường đặt ở vị trí cao, để làm những nhiệm vụ quan sát, nghiên cứu... nhất định. Đài quan sát. Đài thiên văn*. 3 Đài phát thanh (nói tắt). Hát trên đài. Nghe đài. 4 (kng.). Máy thu thanh. Mở đài nghe tin. Đài bán dẫn xách tay.
- 3 d. (ph.). Bồ đài; gàu. Chằm đài múc nước.
- 4 t. (kng.). Đài các rởm. Đã nghèo rớt mồng tơi lại còn đài!
- 5 t. (Cách viết chữ Hán thời trước) cao hẳn lên so với dòng chữ bình thường để tỏ ý tôn kính (có tác dụng như lối viết hoa ngày nay). Viết đài mấy chữ.
đài thọ
- đgt. Chịu trách nhiệm chi trả các khoản chi phí: Cán bộ đi công tác cơ quan đài thọ toàn bộ tiền ăn ở.
đãi
- 1 đgt. Đặt xuống nước, gạn lấy chất nặng, còn chất nhẹ cho trôi đi: Người ta đang thuê người đãi vàng (Ng-hồng); Đãi đỗ xanh để nấu xôi. // tt. Đã sạch vỏ: Chè đỗ đãi.
- 2 đgt. 1. Đối xử tốt: Người dưng có ngãi thì đãi người dưng (cd) 2. Thết ăn uống: Đãi khách; Đãi tiệc 3. Tặng: Đãi bạn một bộ quần áo.
đãi ngộ
- đg. Cho hưởng các quyền lợi theo chế độ, tương xứng với sự đóng góp. Chính sách đãi ngộ đối với thương binh. Đãi ngộ thích đáng.
đái
- 1 I. đgt. Thải ra ngoài cơ thể chất bã bằng nước do thận lọc từ máu qua niệu đạo: đi đái đái bậy. II. dt. Nước đái: mùi cứt đái nồng nặc.
đái dầm
- đgt. Đái ra quần trong khi ngủ (thtục): Em bé có tật đái dầm.
đại
- 1 d. Cây có nhựa mủ, lá dài, khi rụng để lại trên thân những vết sẹo lớn, hoa thơm, thường màu trắng, thường trồng làm cảnh ở đền chùa.
- 2 d. Nguyên đại (nói tắt). Đại nguyên sinh. Đại thái cổ.
- 3 I t. (dùng phụ sau d.; kết hợp hạn chế). Thuộc loại to, lớn hơn mức bình thường. Lá cờ đại. Nặng như cối đá đại.
- II p. (kng.). Đến mức như không thể hơn được nữa; rất, cực. Cái cười vô duyên. Hôm nay vui đại. Trời rét đại.
- III Yếu tố ghép trước để cấu tạo danh từ, động từ, có nghĩa "lớn, thuộc loại lớn, hoặc mức độ lớn hơn bình thường". phú*. Đại gia đình*. Đại thắng*. Đại thành công.
- 4 p. (kng.). (Làm việc gì) ngay, không kể nên hay không nên, chỉ cốt cho qua việc, vì nghĩ không còn có cách nào khác. Nhảy đại. Cứ làm đại đi. Nhận đại cho xong việc.
đại chiến
- dt. Chiến tranh có quy mô lớn giữa các nước mạnh, có ảnh hưởng tới nhiều nước: tránh xẩy ra đại chiến.
đại chúng
- dt. (H. đại: lớn; chúng: số đông người) Số đông nhân dân: Một tác phẩm văn nghệ muốn hoàn bị phải từ phong trào, từ đại chúng mà ra và trở về nơi phong trào, nơi đại chúng (Trg-chinh). // tt. Có tính chất phù hợp với đông đảo quần chúng và nhằm phục vụ quyền lợi của số đông nhân dân: Văn hoá mới Việt-nam phải có ba tính chất: dân tộc, khoa học và đại chúng (Trg-chinh).
đại cương
- I d. Những điều chủ yếu (nói tổng quát). Hiểu đại cương về kĩ thuật điện tử.
- II t. Có tính chất tổng quát. Kiến thức . Ngôn ngữ học đại cương.
đại diện
- I. đgt. Thay mặt (cho cá nhân, tập thể): đại diện cho nhà trai phát biểu đại diện cho anh em bè bạn đến chúc mừng. II. dt. Người, tổ chức thay mặt: đại diện cơ quan cử đại diện ở nước ngoài.
đại hạn
- dt. (H. đại: lớn; hạn: nắng lâu không có mưa) Thiên tai gây ra do lâu ngày không mưa, nên đồng ruộng khô nẻ: Nhờ có công trình thuỷ lợi, nên nông dân bớt lo nạn đại hạn.
đại học
- d. Bậc học trên trung học, dưới cao học.
đại lục
- dt. Đất liền lớn, xung quanh có biển và đại dương bao bọc: đại lục châu Á.
đại ý
- dt. (H. đại: lớn; ý: ý) ý nghĩa bao trùm một cách khái quát: Tóm tắt đại ý và lược thuật các tình tiết (DgQgHàm).
đam mê
- đg. Ham thích thái quá, thường là cái không lành mạnh, đến mức như không còn biết việc gì khác nữa. Đam mê cờ bạc, rượu chè.
đàm đạo
- đgt. Nói chuyện trao đổi thân mật với nhau (về một chuyện gì đó): đàm đạo văn chương.
đàm luận
- đgt. (H. đàm: nói chuyện với nhau; luận: bàn bạc) Bàn bạc về một vấn đề: Mấy anh em đàm luận về tình thầy trò ngày nay.
đàm phán
- đg. Bàn bạc giữa hai hay nhiều chính phủ để cùng nhau giải quyết những vấn đề có liên quan đến các bên. Đàm phán về vấn đề biên giới giữa hai nước.
đàm thoại
- đgt. Nói chuyện trao đổi ý kiến với nhau: cuộc đàm thoại kéo dài hàng tiếng đồng hồ.
đảm
- tt. Nói người phụ nữ tháo vát, chăm lo đầy đủ và có kết quả tốt mọi công việc trong gia đình: Nhờ có người vợ đảm, nên ông ta yên tâm đi công tác xa.
đảm bảo
- đg. (và d.). Như bảo đảm.
đảm đương
- đgt. Nhận gánh vác công việc nặng nề quan trọng và làm hết sức mình: đảm đương việc nước đảm đương công việc xã hội.
đảm nhận
- đgt. (H. đảm: gánh vác; nhận: bằng lòng) Bằng lòng chịu trách nhiệm: Tôi xin đảm nhận việc liên hệ với cơ quan ấy.
đám
- d. 1 Tập hợp gồm nhiều vật cùng loại, không theo một trật tự nhất định nhưng cùng ở vào một chỗ thành khối liền nhau. Đám cây. Hành khách ngồi giữa đám hành lí ngổn ngang. Đám mây. Dập tắt đám cháy. 2 Từ dùng để chỉ từng đơn vị ruộng đất không thành hình ngay ngắn. Đám ruộng khoai bên bờ suối. Đám đất hoang. 3 Tập hợp gồm một số đông tụ họp lại một chỗ để cùng tiến hành việc gì. Đám giỗ. Đám rước. Đám cưới. Đám bạc. 4 Đám hội, đám ma (nói tắt). Làng vào đám. Cất đám*. Đưa đám*. 5 Tập hợp gồm một số người có cùng một nét chung nào đó. Đám bạn bè của anh ta. 6 (kng.). Từ dùng để chỉ người nào đó về mặt muốn tìm hiểu để xây dựng quan hệ hôn nhân với nhau. Có đám đến hỏi, nhưng chưa nhận lời. Làm mối cho một đám.
đám cháy
- dt. Tai hoạ xảy ra khi lửa tiêu huỷ: Đám cháy nhà; Đám cháy rừng.
đám cưới
- dt. Lễ hôn nhân giữa một nam và một nữ: Ai chê đám cưới, ai cười đám ma (tng).
đám ma
- d. (kng.). Đám tang.
đạm
- dt. 1. Tên thường dùng để chỉ ni-tơ (N). 2. Tên gọi thông thường của prô-tit: Thức ăn nhiều đạm tiếp đạm.
đạm bạc
- tt. trgt. (H. đạm: nhạt, lợt; bạc: mỏng) Sơ sài; đơn giản: Bữa cơm đạm bạc; Nếp sống đạm bạc; Sống rất đơn giản, đạm bạc (ĐgThMai).
đan
- đg. Làm cho vật hình thanh mỏng hoặc sợi luồn qua lại với nhau, kết lại thành tấm. Đan phên. Đan lưới. Áo len đan. Những đường đạn đan vào nhau làm thành tấm lưới lửa (b.).
đàn
- 1 I. dt. Nhạc cụ có dây hoặc các nốt phím dùng để tạo ra các loại âm thanh trong nhạc: gảy đàn. II. đgt. Chơi đàn, làm phát ra tiếng nhạc bằng đàn: vừa đàn vừa hát.
- 2 dt. 1. Nền đất, đá đắp cao hoặc đài dựng cao để tế lễ: lập đàn cầu siêu đàn tràng đàn trường pháp đàn tao đàn trai đàn. 2. Nơi để diễn thuyết (những vấn đề chính trị, văn chương): bước lên đàn diễn thuyết trên đàn ngôn luận.
- 3 dt. 1. Tập hợp của nhiều động vật, nhất là súc vật cùng bên nhau: đàn trâu đàn ong đàn gà. 2. Tập hợp của nhiều đứa trẻ cùng một nơi, một khu vực: đàn trẻ tung tăng ở sân trường.
- 4 dt. Đất nung thô có tráng men: bát đàn.
- 5 đgt. 1. San cho đều, cho phẳng: đàn đất đàn thóc ra phơi. 2. Dàn mỏng để nghiền, giã đất (trong nghề gốm).
đàn áp
- đgt. (H. đàn: áp bức; áp: đè ép) Dùng bạo lực hoặc quyền uy chèn ép hoạt động của người khác: Bọn phong kiến nhà Nguyễn lên cầm quyền đàn áp phong trào Tây-sơn (Trg-chinh).
đàn bà
- d. Người lớn thuộc nữ giới (nói khái quát). Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh (tng.).
đàn bầu
- dt. Đàn được làm bằng hộp gỗ dài, có cần cắm xuyên qua một quả bầu có tác dụng cộng minh, và một sợi dây kim khí tạo âm thanh êm ả, sâu lắng và quyến rũ, là nhạc cụ độc đáo của Việt Nam.
đàn hồi
- tt. (H. đàn: co giãn; hồi: trở lại) Có tính trở lại hình dáng cũ sau khi lực kéo ngừng tác dụng: Cao-su là một chất đàn hồi.
đàn ông
- d. Người lớn thuộc nam giới (nói khái quát).
đản
- dt. Ngày sinh của Phật: Bà cụ lên chùa lễ ngày đản Phật.
đạn
- d. Khối tròn hay nhọn, thường bằng kim loại, được phóng đi bằng súng để sát thương, phá hoại mục tiêu. Viên đạn. Trúng đạn bị thương.
đạn dược
- dt. (H. đạn: viên đạn; dược: thuốc) Đạn dùng trong chiến tranh nói chung: Vấn đề cung cấp lương thực, đạn dược (VNgGiáp).
đạn đạo
- dt. (H. đạn: viên đạn; đạo: đường đi) Kĩ thuật nghiên cứu đường bắn đạn: Pháo binh nghiên cứu đạn đạo.
đang
- 1 đg. (vch.; dùng có kèm ý phủ định). Bằng lòng làm một việc mà người có tình cảm không thể làm. Nỡ làm việc đó sao đang? ...Về sao cho dứt cho đang mà về? (cd.).
- 2 p. Từ biểu thị sự việc, hiện tượng diễn ra chưa kết thúc trong thời điểm được xem là thời điểm mốc (thường là trong hiện tại, ngay khi nói). Ông ấy đang bận, không tiếp khách. Năm ngoái, đang mùa gặt thì bị bão.
đảng
- dt. 1. Nhóm người kết với nhau trong một tổ chức chính trị có mục tiêu, có điều lệ chặt chẽ: Đảng cộng sản; Đảng xã hội; Đảng dân chủ 2. Đảng cộng sản Việt-nam nói tắt (thường viết hoa): Chịu sự lãnh đạo của Đảng; Không ai bắt buộc ai vào Đảng (HCM).
đảng bộ
- d. Tổ chức đảng ở các cấp, trên chi bộ hoặc liên chi. Đảng bộ nhà máy. Đảng bộ tỉnh.
đáng
- 1 đgt. trgt. 1. Xứng với: Làm trai cho đáng nên trai (cd) 2. Nên chăng: Đời đáng chán hay không đáng chán (Tản-đà) 3. Đúng giá trị: Nó đỗ là đáng lắm; Thứ ấy người ta bán năm nghìn cũng là đáng.
- 2 tt. (đph) Lầy lội: Mưa nhiều, ruộng đáng quá.
đáng kể
- t. Có số lượng hoặc giá trị đến mức đáng được nói đến. Lực lượng đáng kể. Thiệt hại không đáng kể.
đáng sợ
- tt. Dễ gây sự sợ hãi: Một căn bệnh đáng sợ.
đành lòng
- đg. 1 Nén lòng chịu đựng làm việc gì bất đắc dĩ. Đành lòng ở lại. Đành lòng chờ đợi ít lâu nữa. 2 Đang tâm. Không đành lòng từ chối bạn. Bỏ đi thì không đành lòng.
đánh
- đgt. 1. Làm cho đau để trừng phạt: Đánh mấy roi 2. Diệt kẻ địch: Đánh giặc 3. Làm tổn thương: Đánh gãy cành cây 4. Làm phát ra tiếng: Đánh trống 5. Khuấy mạnh: Đánh trứng 6. Xoa hay xát nhiều lần: Đánh phấn 7. Xát mạnh vào: Đánh diêm 8. Đào lên: Đánh gốc cây 9. Dự một trò chơi: Đánh ten-nít 0. Dự một cuộc thử sức: Đánh vật 1. Dự một đám bạc: Đánh xóc đĩa 2. Bắt một con vật: Đi đánh cá 3. Làm cho sạch: Đánh răng 4. Xếp gọn lại: Đánh đống rơm 5. Cử động tay: Đánh nhịp 6. Làm cho thành vật có hình dạng: Đánh tranh; Đánh thùng 7. Sửa, tỉa bớt đi: Đánh lông mày 8. Chuẩn bị đưa đi: Đánh xe; Đánh trâu ra đồng 9. Truyền tin: Đánh điện; Đánh dây thép 0. Làm cho hại: Đánh thuốc độc 1. Bắt phải nộp: Đánh thuế 2. Gây một tác dụng: Đánh vào tình cảm 3. Làm xảy ra: Đánh rơi; Đánh mất 4. Sinh hoạt (thtục): Đánh ba bát đầy; Đánh một giấc 5. Đánh máy nói tắt: Đánh ba bản 6. Cho là lẫn với: Chữ "tác" đánh chữ "tộ". // trgt. 1. Đột ngột: Giật mình đánh thót 2. âm: Cửa đóng đánh sầm.
đánh bại
- đg. Đánh cho thua, làm cho thất bại hoàn toàn. Đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược. Đánh bại đối thủ.
đánh bạn
- đgt. 1. Thân mật với nhau: Họ đánh bạn với nhau từ khi cùng học một lớp 2. Lấy nhau: Ông cụ đánh bạn với bà cụ từ sáu mươi năm trước 3. Sát bên nhau: Những căn nhà đất mới đánh bạn với những ngôi nhà sàn cũ (NgTuân) 4. Tấn công bạn: Ơ hay? Sao cháu lại đánh bạn.
đánh bóng
- đg. 1 Tạo nên các hình nổi trên mặt phẳng khi vẽ, bằng cách dùng các độ đậm nhạt khác nhau. Đánh bóng một khối cầu. Đánh bóng bằng bút chì. 2 Làm cho bóng bằng cách chà xát trên bề mặt. Đánh bóng bàn ghế. Đánh bóng đồ đồng. Đánh bóng kim loại.
đánh đổi
- đgt. Trao cái này để lấy cái khác: Đánh đổi miếng đất lấy cái ao.
đánh đu
- đg. 1 Như đu (ng. I). Khỉ đánh đu trên cành cây. 2 Đứng và nhún trên đu cho đưa đi đưa lại.
đánh đuổi
- đgt. Dùng vũ lực đuổi kẻ địch ra khỏi một nơi: Đánh đuổi giặc ngoại xâm.
đánh giá
- đg. 1 Ước tính giá tiền. Đánh giá chiếc đồng hồ mới. 2 Nhận định giá trị. Tác phẩm được dư luận đánh giá cao.
đánh lừa
- đgt. Làm cho người ta mắc mưu của mình: Tuồng chi hoa thải hương thừa, mượn màu son phấn đánh lừa con đen (K).
đánh thuế
- đgt. Bắt đóng thuế: Đánh thuế những hàng chở lậu ở biên phòng.
đánh thức
- đg. Làm cho thức dậy. Tiếng kẻng đánh thức mọi người. Đánh thức lòng tự trọng (b.).
đánh vần
- đgt. Ghép nguyên âm với nhau hoặc với phụ âm mà đọc thành tiếng: Cậu lệ đánh vần để đọc lá đơn (NgCgHoan).
đao
- 1 d. (ph.). (Củ đao, nói tắt). Dong riềng. Bột đao.
- 2 d. 1 Dao to dùng làm binh khí thời xưa. Thanh đao. 2 Phần xây cong lên như hình lưỡi đao ở góc mái đình, mái chùa. Đao đình.
đào
- 1 dt. (thực) Loài cây cùng họ với mận, hoa đỏ hay hồng, quả hình tim, có lông mượt, có một hột vỏ cúng, ăn được: Ăn cây táo, rào cây đào (tng); Gần tết đi mua cành đào. // tt. Có màu hồng: Má đào; Cờ đào; Thân em như tấm lụa đào (cd).
- 2 dt. (thực) (đph) Từ miền Nam chỉ cây có quả giống như quả gioi: Quả đào chín có màu vàng.
- 3 dt. 1. Từ cũ chỉ nữ diễn viên chèo, tuồng, điện ảnh: Đóng vai đào trong vở chèo; Cô đào điện ảnh 2. Từ thông tục chỉ một cô gái: Đi với cô đào nào đấy?.
- 4 đgt. 1. Xúc đất lên bằng cuốc hay thuổng, hay máy xúc: Đào giếng; Đào ao 2. Bới ở dưới đất lên: Đào khoai; Đào sắn 3. Bòn rút: Thấy bở cứ đào (tng) 4. Kiếm, tìm: Đào đâu ra tiền. // tt. Đã được đào mà thành: Sông đào.
đào binh
- dt. (H. đào: trốn tránh; binh: lính) Kẻ đương là bộ đội lại trốn đi: Là một kẻ đào binh, hắn xấu hổ vô cùng.
đào hoa
- t. Có duyên, được nhiều phụ nữ yêu mến. Số đào hoa.
đào ngũ
- đgt. (H. đào: trốn tránh; ngũ: hàng ngũ bộ đội) Nói quân nhân bỏ đơn vị của mình mà trốn đi: Một lính ngụy đào ngũ vì được giác ngộ.
đào tạo
- đg. Làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Đào tạo chuyên gia.
đảo
- 1 dt. Khoảng đất nổi lên ở giữa sông giữa biển: Đảo Phú-quốc.
- 2 đgt. 1. Lật từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên: Đảo rau xào trong chảo 2. Lắc lư, nghiêng ngả: Cái diều đảo 3. Lộn từ trước ra sau: Đảo câu văn 4. Lượn qua: Máy bay địch đảo một vòng.
- 3 đgt. Đến một lúc rồi đi ngay: Bận quá chỉ thỉnh thoảng mới đảo được về nhà; Cữ này tôi hay đảo vào trạm 62 (NgTuân).
đảo chánh
- (ph.). x. đảo chính.
đảo điên
- đgt. (H. đảo: lật đổ, điên: nhào lộn) Tráo trở thay đổi: Chẳng qua con tạo đảo điên, sinh sinh hoá hoá hiện truyền chi đây (Trê Cóc). // tt. Không trung thực: Có những kẻ đảo điên hay độc ác lại làm ra vẻ nói ngọt ngào (HgĐThuý).
đảo ngược
- đg. Thay đổi ngược lại hoàn toàn. Làm đảo ngược tình thế. Xu thế không thể đảo ngược.
đáo
- dt. Trò chơi quăng đồng tiền hay một viên ngói, viên sành vào một cái đích: Quay thua đáo gỡ (tng).
đạo
- 1 d. Đơn vị hành chính thời xưa, tương đương với tỉnh ngày nay.
- 2 d. Từ dùng để chỉ từng đơn vị cánh quân lớn hành động độc lập. Đạo quân.
- 3 d. (cũ; trtr.). 1 Từ dùng để chỉ từng đơn vị văn kiện quan trọng của nhà nước. Đạo dụ. Đạo nghị định. 2 Từ dùng để chỉ từng đơn vị vật mà người theo tôn giáo tin là có phép lạ của thần linh. Đạo bùa.
- 4 d. Người cai quản một xóm ở vùng dân tộc Mường trước Cách mạng tháng Tám.
- 5 d. 1 Đường lối, nguyên tắc mà con người có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong cuộc sống xã hội (thường theo quan niệm cũ). Đạo làm người. Đạo vợ chồng. Ăn ở cho phải đạo. Có thực mới vực được đạo (tng.). 2 Nội dung học thuật của một học thuyết được tôn sùng ngày xưa. Tìm thầy học đạo. Mến đạo thánh hiền. 3 Tổ chức tôn giáo. Đạo Phật*. Đạo Thiên Chúa*. 4 (kng.). Công giáo (nói tắt). Đi đạo (theo Công giáo). Nhà thờ đạo. Không phân biệt bên đạo hay bên đời.
đạo đức
- dt. (H. đạo: lẽ phải, đức: điều tốt lành) Nguyên lí phải theo trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội, tùy theo yêu cầu của chế độ chính trị và kinh tế nhất định: Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng (HCM).
đạo luật
- d. Văn bản pháp luật của nhà nước. Hiến pháp là một đạo luật cơ bản của nhà nước. Các đạo luật về bảo vệ quyền công dân.
đạo nghĩa
- dt. (H. đạo: lẽ phải; nghĩa: việc phải làm) Tình nghĩa theo đúng đạo đức: Vợ chồng đạo nghĩa cho bền (cd).
đáp
- 1 đg. Hạ xuống và dừng lại trên một chỗ nào đó, không bay nữa. Thuỷ phi cơ đáp xuống mặt biển. Cò trắng đáp xuống đồng.
- 2 đg. Ném mạnh nhằm một cái đích nào đó. Đáp lựu đạn vào lỗ châu mai.
- 3 đg. Đính thêm miếng vật liệu áp sát vào (thường nói về quần áo). Quần vá đũng, đáp hai đầu gối.
- 4 đg. Lên một phương tiện vận tải hành khách để đi tới nơi nào đó. Đáp xe lửa đi Vinh. Đáp máy bay ở Hà Nội đi Paris.
- 5 đg. 1 Trả lời. Kẻ hỏi người đáp. Viết thư đáp. 2 Biểu thị bằng hành động, thái độ, thường là đồng tình, trước yêu cầu của người khác. Đáp lời kêu gọi cứu giúp vùng bị lụt, nhiều nơi quyên góp tiền của, thuốc men. 3 Biểu thị bằng hành động, thái độ tương xứng với việc làm, với thái độ tốt của người khác đối với mình. Cố gắng học tập, đáp lại công ơn dạy dỗ của cô giáo. Cúi chào đáp lễ.
đáp lễ
- đgt. (H. đáp: trả lại; lễ: lễ) 1. Chào lại một cách lịch sự: Dù ai chào mình, cũng phải đáp lễ 2. Đến thăm lại người đã đến thăm mình: Nhân viên trong sở đến chúc tết, ông giám đốc đã đáp lễ từng nhà.
đạp
- đg. 1 (hoặc d.). Đưa chân thẳng tới, cho gan bàn chân chạm mạnh vào. Đạp cửa xông vào nhà. Đạp bằng*. 2 Đặt mạnh chân lên, làm cho chịu tác động của sức nặng toàn thân. Đạp phải gai. Dùng trâu đạp lúa (cho thóc rời ra khỏi bông). 3 Làm cho vận động bằng sức ấn của bàn chân. Đạp máy khâu. Đạp xe đạp. 4 (kng.). Đạp xe đạp (nói tắt). Chủ nhật nào cũng đạp ra ngoại ô.
đạp đổ
- đgt. Phá cho sụp: Đạp đổ chế độ cũ và dựng lên chế độ mới (PhVĐồng); Không được ăn thì đạp đổ (tng).
đạt
- I đg. 1 Đến được đích, thực hiện được điều nhằm tới. Đạt mục đích. Nguyện vọng chưa đạt. Năng suất đạt 10 tấn một hecta. Thi kiểm tra đạt loại giỏi. 2 (cũ). Đưa cái mang nội dung thông báo chuyển đến đối tượng thông báo. Đạt giấy mời đi các nơi.
- II t. 1 yêu cầu, mức tương đối (thường nói về sự đánh giá nghệ thuật). Dùng chữ đạt. Bài thơ đạt. 2 (id.; kết hợp hạn chế). (Vận hội) may mắn, làm việc gì cũng dễ đạt kết quả mong muốn. Vận đạt.
đau
- tt. 1. Cảm thấy khó chịu ở một bộ phận của cơ thể bị tổn thương: Đau tay; Đau dạ dày; Đau khớp 2. Mắc bệnh: Đói ăn rau, đau uống thuốc (tng) 3. Cảm thấy xót xa: Nhìn thấy vợ con đói rách mà đau 4. Làm cho buồn khổ: Miếng ngon nhớ lâu, lời đau nhớ đời (tng). // trgt. Bị thua thiệt nặng: Một trận thua đau.
đau buồn
- tt. Cảm thấy buồn bực, xót xa: Thấy đứa con hư, người mẹ đau buồn.
đau đớn
- t. 1 Đau mức độ cao (nói khái quát). Bệnh gây đau đớn kéo dài. Nỗi đau đớn trong lòng. 2 Có tác dụng làm cho đau đớn. Những thất bại đau đớn.
đau khổ
- tt. Xót xa, khổ sở, nhất là về mặt tinh thần: Nỗi đau khổ, nhục nhã của các dân tộc bị áp bức (Trg-chinh).
đau lòng
- t. Đau đớn, xót xa trong lòng; thương tâm. Đau lòng trước cảnh tàn phá của chiến tranh. Câu chuyện đau lòng.
đay
- 1 dt. (thực) Loài cây thân cỏ, lá khá to vỏ thân có sợi dùng để dệt bao tải, bện võng, làm dây: Dệt thảm đay để xuất cảng.
- 2 dt. (thực) Thứ rau lá giống lá cây đay có sợi, nhưng nhỏ hơn dùng để nấu canh: Canh cua nấu với rau đay.
- 3 đgt. Nói đi nói lại một điều, nhằm mục đích nhiếc móc: Người con dâu nói lỡ một câu mà người mẹ chồng cứ đay đi đay lại.
đay nghiến
- đg. Đay một cách rất khó chịu, nhằm làm cho người khác phải khổ tâm. Giọng đay nghiến.
đày
- đgt. 1. Đưa tội nhân đi giam ở một nơi xa: Thực dân đày các chiến sĩ cách mạng ra Côn-đảo 2. Hành hạ ác nghiệt: Đã đày vào kiếp phong trần, sao cho sỉ nhục một lần mới thôi (K).
đày đọa
- đày đoạ đg. cn. đầy đoạ. Bắt phải chịu cảnh sống đau khổ, cực nhục. Kiếp tôi đòi bị đày đoạ.
đáy
- 1 dt. 1. Chỗ thấp nhất trong lòng một vật đựng: Đáy thùng; Đáy hòm 2. Chỗ sâu nhất: ếch ngồi đáy giếng (tng) 3. (toán) Cạnh hay mặt thẳng góc với đường cao trong một hình hay một khối: Đáy của tam giác; Đáy hình nón.
- 2 dt. Lưới đánh cá hình ống dài, đóng bằng cọc ở chỗ nước chảy: Đem đáy ra đóng ở cửa sông.
đắc chí
- t. 1 (cũ). Được thoả mãn điều hằng mong muốn. 2 Tỏ ra thích thú vì đạt được điều mong muốn. Rung đùi, cười đắc chí. Tiểu nhân đắc chí.
đắc thắng
- tt. (H. thắng: được) Được thắng lợi; Được phần hơn: Ông cười một cách đắc thắng (NgHTưởng).
đắc tội
- đg. (cũ). Có tội lớn với ai. Đắc tội với tổ tiên.
đặc
- tt. trgt. 1. Nói các phân tử hỗn hợp với nhau tới độ rất cao; trái với lỏng: Đá, sắt, đồng là những chất đặc 2. Nói một chất lỏng có những phân tử kết với nhau đến mức khó chảy, khó rớt, khó đổ: Sữa đặc; Cháo đặc; Ăn lấy đặc mặc lấy đày (tng) 3. Đông và chật: Gian phòng đặc những người; Lợn không nuôi, đặc ao bèo (NgBính) 4. Đầy, không còn chỗ hở: Trang giấy đặc những chữ; Mây kéo đặc bầu trời 5. Không rỗng ruột: Quả bí đặc; Lớp xe đặc 6. Rất; Hết sức: Dốt đặc; Giọng khản đặc; Hai tai ông cụ điếc đặc 7. Thuần tuý; Hoàn toàn: Ông ta nói tiếng Pháp còn đặc giọng xứ Prô-văng-xơ.
đặc biệt
- t. Khác hẳn những trường hợp thông thường về tính chất, chức năng hoặc mức độ. Một vinh dự đặc biệt. Ra số báo đặc biệt. Trồng thêm màu, đặc biệt là sắn.
đặc phái viên
- dt. (H. viên: người làm việc) Người được cử đi làm một việc đặc biệt: Ông ấy là đặc phái viên của Chính phủ sang nước đó để thương lượng.
đặc tính
- d. Tính chất riêng, không giống với tính chất các sự vật khác. Thích cái mới, cái lạ là đặc tính của tuổi trẻ.
đắm
- đgt. 1. Chìm xuống nước: Thuyền đắm ở cửa sông 2. Say mê, như bị chìm ngập vào: Nghe càng đắm, ngắm càng say, lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình (K).
đắm đuối
- đg. 1 (cũ). Chìm đắm trong cảnh khổ cực, không có lối thoát. Cứu dân khỏi nơi đắm đuối. 2 Say mê tới mức tình cảm hoàn toàn bị thu hút, không còn biết gì khác nữa. Đắm đuối trong tình yêu. Cái nhìn đắm đuối.
đẵn
- đgt. Chặt cây: Ông tiều vừa đẵn cây rừng, vừa nói chuyện cổ tích (NgTuân). // dt. Đoạn ngắn chặt ra: Một đẵn mía.
đắn đo
- đg. Cân nhắc giữa nên và không nên, chưa quyết định được. Có điều muốn nói, nhưng đắn đo mãi.
đăng
- 1 dt. Đồ đan bằng tre cắm ngang dòng nước để bắt cá: Tham đó bỏ đăng (tng); Mấy đời sứa vượt qua đăng (tng).
- 2 đgt. In lên báo: Bài ấy đăng ở báo Nhân dân.
- 3 đgt. Ghi tên đi lính: Các thanh niên trong lòng đều đăng lính cả.
đăng cai
- đg. 1 Chịu trách nhiệm, theo sự phân công lần lượt, tổ chức vật chất một đám hội trong làng xóm ngày trước. Đăng cai việc làng. 2 Đứng ra tổ chức một cuộc gì đó có nhiều người hoặc nhiều tổ chức tham gia. Đăng cai đêm liên hoan văn nghệ. Nước đăng cai tổ chức hội nghị (có nhiều nước tham gia).
đăng ký
- x. đăng kí.
đăng quang
- đgt. (H. đăng: lên; quang: ánh sáng, sự vẻ vang) Lên ngôi vua: Dự lễ đăng quang của vua nước Thụy điển.
đăng ten
- "đăng-ten" x. đăngten.
đằng
- 1 dt. (biến âm của đường) Phía; Hướng: Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy, cơn đằng nam vừa làm vừa chơi (cd).
- 2 đgt. Căng ra: Thằng ăn trộm bị người ta đằng ra, đánh cho một trận.
đẳng
- 1 d. Bàn gỗ nhỏ, kiểu cổ, dài và cao, thường dùng làm bàn thờ. Trứng để đầu đẳng*.
- 2 d. (ph.; kng.). Đằng ấy, phía ấy. Để ở đẳng.
- 3 d. Thứ bậc về trình độ võ thuật. Thi lên đẳng. Mang đai nhất đẳng. Hội đồng gồm các võ sư 6 đẳng và 7 đẳng.
đẳng áp
- tt. (lí) (H. đẳng: bằng nhau; áp: ép) Có áp suất bằng nhau: Quá trình đẳng áp.
đẳng cấp
- d. 1 Tập đoàn người có địa vị xã hội như nhau, được pháp luật thừa nhận, hợp thành thứ bậc tách biệt với các tập đoàn khác trong chế độ nô lệ và phong kiến ở một số nước. Trong nước Pháp thời phong kiến có ba đẳng cấp là tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba (gồm những tầng lớp khác). Chế độ đẳng cấp. 2 Tập đoàn người có những đặc quyền riêng, khác các tập đoàn khác về thứ bậc trong xã hội, nói chung. 3 Trình độ, thứ bậc cao thấp (trong một số môn thể thao). Tiêu chuẩn đẳng cấp vận động viên. Vận động viên có đẳng cấp cao.
đẳng thức
- dt. (toán) (H. đẳng: bằng nhau; thức: phép) Hệ thống hai số hoặc hai biểu thức đại số liên kết với nhau bằng dấu =: a + b = x + y là một đẳng thức.
đẳng trương
- tt. (lí) (H. đẳng: bằng nhau; trương: mở ra) Có áp suất như nhau: Sự thẩm thấu đẳng trương.
đắng
- t. 1 Có vị làm khó chịu như vị của bồ hòn, mật cá. Đắng quá, không nuốt được. Người ốm đắng miệng. Đắng như bồ hòn (tng.). 2 (id.; kết hợp hạn chế). Có cảm giác đau đớn thấm thía về tinh thần. Chết đắng cả người. Đắng lòng. // Láy: đăng đắng (ng. 1; ý mức độ ít).
đắp
- đgt. 1. Phủ lên trên: Đắp chăn 2. Bồi thêm vào; Vun lên: Non kia ai đắp mà cao (cd) 3. Nặn thành hình: Đắp tượng.
đắt
- t. 1 Có giá cao hơn bình thường; trái với rẻ. Chiếc đồng hồ đắt quá. Giá đắt. Mua đắt. Hàng đắt tiền. 2 Được nhiều người chuộng, nhiều người mua. Đắt hàng. Cửa hàng đắt khách. Đắt chồng (kng.; được nhiều người muốn hỏi làm vợ). 3 (Từ ngữ hoặc hình tượng văn học nghệ thuật) có giá trị diễn đạt cao hơn mức bình thường. Chữ dùng rất đắt. Ví dụ chưa đắt lắm. 4 (kng.). Được chấp nhận, được hoan nghênh vì đạt yêu cầu. Có đủ sức khoẻ, đi bộ đội chắc đắt. Của ấy cho không cũng chẳng đắt.
đặt
- đgt. 1. Để một người, một vật vào một chỗ: Đặt em bé vào nôi, ông đặt cái bị cói cạnh người (NgĐThi) 2. Đưa vào một cương vị: Anh ấy được đặt vào chức hội trưởng hội từ thiện 3. Để vào một vị trí thích hợp: Đặt mìn; Đặt lợi ích chung lên trên hết; Đặt hi vọng vào thế hệ mới 4. Lập nên: Đặt nền móng cho sự bang giao, Đặt kế hoạch để thi hành 5. Nêu ra một yêu cầu: Đặt câu hỏi; Đặt vấn đề 6. Bịa ra: Bướm ong lại đặt những lời nọ kia (K) 7. Tổ chức: Đặt giải thưởng văn học 8. Đưa tiền trước để được phục vụ: Đặt tiệc; Đặt báo; Đặt hàng.
đặt tên
- đgt. Định cái tên để gọi: Trông mặt đặt tên (tng).
Từ điển tiếng Việt
A
B (1)
B (2)
B (3)
B (4)
C (1)
C (2)
C (3)
C (4)
C (5)
C (6)
D (1)
D (2)
D (3)
D (4)
D (5)
E
G (1)
G (2)
G (3)
H (1)
H (2)
H (3)
H (4)
I
K (1)
K (2)
K (3)
L (1)
L (2)
L (3)
L (4)
M (1)
M (2)
M (3)
N (1)
N (2)
N (3)
N (4)
O
P (1)
P (2)
Q
R (1)
R (2)
S (1)
S (2)
S (3)
T (1)
T (2)
T (3)
T (4)
T (5)
T (6)
T (7)
T (8)
T (9)
T (10)
T (11)
T (12)
U
V (1)
V (2)
X (1)
X (2)
Y