watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Từ điển tiếng Việt-S (1) - tác giả Nhóm biên soạn Nhóm biên soạn

Nhóm biên soạn

S (1)

Tác giả: Nhóm biên soạn

sa
- 1 dt Thứ lụa rất mỏng dùng may áo dài: Sa hoa; Sa trơn; áo sa.
- 2 đgt 1. Rơi xuống: Gió xuân hiu hắt, sương sa lạnh lùng (cd); Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống (HCM); Chim sa cá nhảy chớ chơi (tng); Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài (K). 2. Rơi vào; Mắc vào: Sa đâu ấm đấy (tng); Sa vào tay địch; Sa vào bẫy; Chuột sa chĩnh gạo; Sa vào tham ô hủ hoá, lãng phí, xa hoa (HCM). 3. Đặt xuống: Bút sa, gà chết (tng).
- 3 đgt Nói trẻ con chết non: Một con sa bằng ba con đẻ (tng).

sa bàn
- Hình một vị trí, một công trình xây dựng... đắp nhỏ lại để nghiên cứu hoặc làm mẫu.

sa chân
- đg. Bước lỡ chân vào chỗ thấp, bị hẫng và ngã; thường dùng để ví trường hợp bị rơi vào cảnh không hay. Sa chân xuống hố. Sa chân vào cảnh sống đồi truỵ.

sa cơ
- dt. Lâm vào cảnh rủi ro: giúp đỡ kẻ bị sa cơ phòng lúc sa cơ.

sa đà
- tt, trgt (H. sa: sai lầm; đà: lần lữa) ăn chơi quá độ: Sa đà rượu chè; Chơi bời sa đà.

sa đọa
- Trụy lạc hay ăn chơi đến mức đồi bại nhất.

sa lầy
- đg. Sa vào chỗ lầy; thường dùng để ví cảnh rơi vào tình thế khó khăn, khó gỡ, khó thoát. Xe bị sa lầy. Hội nghị bị sa lầy trong những cuộc tranh cãi vô vị.

sa mạc
- 1 dt. Một điệu dân ca theo thể thơ lục bát.
- 2 dt. Vùng đất cát rộng lớn, không có nước, hầu như không có cây cỏ và động vật.

sa ngã
- đgt Trở nên hư hỏng, trụy lạc: Bà cụ buồn rầu vì người con sa ngã vào những cuộc ăn chơi bừa bãi.

sa sầm
- Nói vẻ mặt bỗng nhiên xịu xuống vì buồn hay bực tức.

sa sẩy
- đg. 1 Mất mát, rơi rụng đi. Thóc lúa bị sa sẩy trong khi vận chuyển. 2 (id.). Mắc phải sai sót, lầm lỡ.

sa sút
- đgt. Trở nên nghèo túng, kém dần đi: cảnh nhà sa sút Kết quả học tập bị sa sút nhiều.

sa thải
- đgt (H. sa: cát; thải: gạt bỏ) Gạt bỏ đi, không dùng trong cơ quan xí nghiệp nữa: Thoái bộ và lạc hậu thì sẽ bị xã hội tiến bộ sa thải (HCM).


- đg. 1. Ngả vào, lăn vào : Con sà vào lòng mẹ. 2. Liệng xuống thấp : Chim sà xuống mặt hồ ; Tàu bay sà xuống bắn. 3. Dấn mình vào một nơi xấu xa : Sà vào đám bạc.

sà lan
- d. Phương tiện vận chuyển hàng hoá trên sông và trong các vũng tàu, có đáy bằng, thành thấp.

sà lúp
- (F. chaloupe) dt. Xuồng máy.

sả
- 1 dt (động) Một loại bói cá: Một con sả bay lướt trên mặt nước để rình bắt cá.
- 2 dt (thực) Loài hoà thảo, lá dài và hẹp có chất dầu thơm thường dùng để gội đầu: Nước lá sả ở cái thùng tôn to sôi sục (Ng-hồng).
- 3 đgt Chém mạnh: Lưỡi gươm chém phập, sả vào vai người tướng giặc (NgHTưởng).


- ph. Từ tỏ ý phủ định : Hương trời sá động trần ai (CgO) .

sá bao
- pht., vchg Không kể đến nhiều hay ít: sá bao công sức tiền của.

sá chi
- trgt Kể gì: Sá chi vất vả; Sá chi thân phận tôi đòi (K); Đố kị sá chi con tạo (NgCgTrứ).

sá gì
- Cg. Sá chi. Sá nào. ph. Không kể gì : Sá gì việc ấy mà lo.

sá kể
- pht., vchg Không kể đến: sá kể hèn sang.

sạ
- đgt Gieo thẳng hạt giống lúa xuống nước, không cần cấy: ở ruộng sâu, nông dân sạ lúa.

sách
- d. Một loại quân bài bất hay tổ tôm, dưới hàng vạn, trên hàng văn.
- d . Mưu kế (cũ) : Nguyễn Trãi dâng sách Bình Ngô.
- d. Phần dạ dày trâu bò có từng lá như tờ giấy.
- d. Tập giấy có chữ in đóng lại với nhau thành quyển để đọc hay học : Sách giáo khoa .

sách giáo khoa
- d. Sách soạn theo chương trình giảng dạy ở trường học.

sách lược
- dt. Hình thức tổ chức, đấu tranh trong cuộc vận động chính trị: sách lược mềm dẻo.

sách nhiễu
- đgt (H. sách: bức hiếp; nhiễu: lấn cướp) Sinh chuyện lôi thôi để đòi của đút lót: Bịa ra những việc không có nghĩa lí gì để sách nhiễu dân (NgCgHoan).

sách trắng
- Quyển sách do bộ ngoại giao một nước công bố để tố cáo âm mưu của đối phương và trình bày chủ trương chính sách của nước mình.

sách vở
- I d. Sách và vở; tài liệu học tập, nghiên cứu (nói khái quát). Chuẩn bị sách vở cho ngày khai trường. Vùi đầu trong sách vở.
- II t. Lệ thuộc vào , thoát li thực tế. Kiến thức sách vở. Con người sách vở.

sạch
- tt. 1. Không có bụi, bẩn, không bị hoen ố: áo sạch nước sạch Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm (tng.). 2. Hết tất cả, không còn gì: mất sạch tiền trả sạch nợ.

sạch bong
- tt Rất sạch, không có một chút bụi, một vết bẩn: Bàn ghế sạch bong.

sạch mắt
- Dễ coi : Dọn dẹp nhà cho sạch mắt.

sạch sẽ
- t. Sạch (nói khái quát). Nhà cửa sạch sẽ. Ăn ở sạch sẽ.

sạch trơn
- tt, trgt Hết không còn tí gì: Bọn cướp đã vơ vét sạch trơn.

sạch trụi
- Hết cả, không còn một tí nào : Của cải sạch trụi.

sai
- 1 đg. Bảo người dưới làm việc gì đó cho mình. Sai con pha chè mời khách. Sai vặt (sai làm việc lặt vặt).
- 2 t. (Cây cối) có hoa quả hoặc củ nhiều và sít vào nhau. Vườn cam sai quả. Sắn sai củ. Quả sai chi chít.
- 3 t. 1 Không phù hợp với cái hoặc điều có thật, mà có khác đi. Nói sai sự thật. Đánh máy sai (so với bản gốc). Tin đồn sai. Đoán không sai. 2 Chệch đi so với nhau, không khớp với nhau. Sai khớp xương. Hai con số sai với nhau. 3 Không phù hợp với yêu cầu khách quan, lẽ ra phải khác. Đồng hồ chạy sai. Đáp số sai. Chủ trương sai. 4 Không phù hợp với phép tắc, với những điều quy định. Viết sai chính tả. Phát âm sai. Việc làm sai nguyên tắc.

sai bảo
- đgt. Sai1 nói chung: sai bảo con cái.

sai biệt
- tt (H. sai: lầm; biệt: riêng rẽ) Khác hẳn nhau: Những ý kiến sai biệt về một sự kiện.

sai lạc
- Không đúng đường lối : Phương hướng sai lạc.

sai lầm
- t. (hoặc d.). Trái với yêu cầu khách quan hoặc với lẽ phải, dẫn đến hậu quả không hay. Việc làm sai lầm. Một nhận định sai lầm. Phạm sai lầm nghiêm trọng (d.).

sai ngoa
- tt. Không thật, dối trá: ăn nói sai ngoa.

sai sót
- dt Khuyết điểm không lớn trong công tác: Viên thanh tra đã vạch ra những sai sót của cơ quan.

sai số
- d. Hiệu số giữa trị số đúng và trị số gần đúng. Sai số trong điều tra, thống kê. Sai số cho phép.

sai trái
- tt. Không đúng với lẽ phải: thái độ sai trái một việc làm rất sai trái.

sài lang
- dt (H. sài: chó sói; lang: chó sói - Nghĩa đen: loài chó sói) Kẻ độc ác: Còn chưa hết thói dã man, người còn là giống sài lang với người (Tú-Mỡ).

sải
- d. Độ dài hai cánh tay dang ngang, từ đầu bàn tay nọ đến đầu bàn tay kia (sải tay) hoặc hai cánh chim, cánh máy bay mở rộng (sải cánh) : Một sải dây gai.
- Đồ đan bằng tre hay nứa, mặt ngoài ken sơn dùng để đựng nước, dầu, mật.

sái
- 1 t. (kng.). (Bộ phận cơ thể) bị sai, trệch khớp. Ngã sái tay. Sái gân. Ngáp sái quai hàm.
- 2 t. Gở, có thể đưa đến điều chẳng lành, theo một quan niệm cũ. Sợ sái, không dám nói.

sam
- 1 dt. Động vật chân đốt ở biển, con đực và con cái không bao giờ rời nhau: quấn quýt như đôi sam.
- 2 dt. Rau sam, nói tắt.
- 3 dt. Cây thuộc họ thông, lá có mùi thơm, dùng để nấu dầu: gỗ sam.

sàm báng
- đgt (H. sàm: gièm pha; báng: chê cười) Gièm pha, chế giễu (thường nói về tôn giáo): Không có tín ngưỡng nhưng không nên sàm báng các tôn giáo.

sàm nịnh
- Gièm người khác để tâng công với người trên.

sám hối
- đg. Ăn năn, hối hận về tội lỗi của mình. Một lời nói dối, sám hối bảy ngày (tng.). Đọc kinh sám hối.

sạm
- tt. (Da) đen lại vì nắng: khuôn mặt sạm nắng.

san bằng
- đgt 1. Làm cho phẳng: San bằng mặt đường. 2. Làm cho đều nhau: San bằng sự đãi ngộ. 3. Phá trụi: San bằng đồn địch.

san định
- Sửa sang lại cho đúng : Khổng Tử san định Ngũ kinh.

san hô
- d. Động vật ruột khoang sống ở biển nhiệt đới, có bộ xương đá vôi dạng cánh hoa, nhiều màu sắc.

san sát
- 1 tt. Rất nhiều và liền nhau như không còn có khe hở: Nhà cửa san sát hai bên đường Thuyền đậu san sát. 2. (Tiếng nói) liên tục, nghe chối tai: giọng san sát.

san sẻ
- đgt Chia bớt cho người khác: San sẻ cơm áo cho nhau; Khuyến khích bọn thanh niên và san sẻ những kinh nghiệm của chúng ta cho họ (HCM).

sàn
- d. 1. Cg. Sàn gác. Toàn thể những ván ghép với nhau để ngăn hai tầng nhà. 2. Cg. Sàn nhà. Mặt nền nhà lát bằng gạch hay ván.

sàn sàn
- t. Gần ngang bằng nhau, suýt soát nhau. Hai người sàn sàn tuổi nhau. Trình độ sàn sàn nhau. Sàn sàn một lứa.

sản
- I. đgt. (kết hợp hạn chế), id. 1. Đẻ: khoa sản. 2. Sinh ra: Dạ dày sản ra dịch. II. dt. 1. khng. Thuế nông nghiệp bằng sản phẩm, nói tắt: thu sản nộp sản. 2. Sản phẩm, nói tắt: khoán sản.

sản hậu
- tt (H. hậu: sau) Sau khi đẻ: Bệnh sản hậu.

sản khoa
- Khoa đỡ đẻ.

sản lượng
- d. Số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một thời gian nhất định. Sản lượng của ngành công nghiệp. Tăng sản lượng.

sản nghiệp
- dt., cũ Tài sản để sinh sống, kinh doanh nói chung: sản nghiệp của ông cha để lại bảo vệ sản nghiệp của mình.

sản phẩm
- dt (H. phẩm: vật làm ra) Vật làm ra do sức lao động của con người hoặc bằng máy móc: Cần phát triển sản xuất các loại sản phẩm xuất khẩu (Tố-hữu).

sản sinh
- đg. Sinh ra, tạo ra. Sản sinh ra năng lượng.

sản vật
- dt. Vật được làm ra, lấy được từ trong thiên nhiên (như lúa, ngô, trái cây, tôm cá,...): sản vật thiên nhiên.

sản xuất
- đgt (H. xuất: ra) Bằng sức lao động của con người hoặc bằng máy móc, chế biến các nguyên liệu thành ra của cải vật chất cần thiết: Để sống còn, loài người lại phải sản xuất mới có ăn, có mặc (HCM).

sán
- ph. Gần sát và làm phiền : Đứng sán bên cạnh.
- d. Từ chung chỉ giun giẹp ký sinh trong ruột non, gây thành bệnh mất máu và làm yếu sức.

sán dây
- d. (id.). x. sán xơ mít.

sán lá
- dt. Sán hình lá dẹp, sống kí sinh trong cơ thể người và động vật.

sán xơ mít
- dt Sán có nhiều đốt giống xơ mít: Sán xơ mít thường truyền từ lợn sang người.

sạn
- d. 1. Đá nhỏ hay cát lẫn với cơm, gạo : Gạo lắm sạn. 2. Bụi, cát hay đất trên đồ đạc : Giường chiếu đầy sạn.

sang
- 1 đg. 1 Di chuyển đến một nơi khác nào đó được coi là đơn vị khu vực cùng loại, ngang cấp với nơi mình đang ở và thường là ở bên cạnh (có ranh giới trực tiếp và rõ ràng). Sang nhà hàng xóm. Sang làng bên. Sang sông (sang bên kia sông). Đi từ Pháp sang Nga. 2 Chuyển qua một giai đoạn, một trạng thái khác nào đó trong quá trình vận động, phát triển. Tiết trời đã sang xuân. Từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản. Lịch sử đã sang trang (b.). 3 (kết hợp hạn chế). Chuyển cho người khác quyền sở hữu. Sang nhà cho em. Sang tên*. 4 Tạo ra những băng, đĩa mới giống hệt băng, đĩa gốc. Kĩ thuật sang băng. Sang băng video. 5 (thường dùng sau một đg. khác). Từ biểu thị hướng của hoạt động nhằm một phía khác, một đối tượng khác. Nhìn sang bên cạnh. Chuyển sang vấn đề khác. Gọi với sang. 6 (dùng trước d. chỉ đơn vị thời gian). Đến khoảng thời gian tiếp liền theo sau thời gian hiện tại hoặc đang nói đến. Sang tuần sau. Sang tháng mới xong. Sang thế kỉ thứ XXI.
- 2 t. 1 (cũ). Có tiền tài và danh vọng, được nhiều người trong xã hội kính trọng; trái với hèn. Người sang kẻ hèn. Thấy người sang bắt quàng làm họ (tng.). 2 Có giá trị cao và đắt tiền, trông lịch sự. Đồ dùng sang. Ăn diện rất sang. Khách sạn vào loại sang.

sang ngang
- đgt, tt 1. Từ bờ sông bên này qua bờ sông bên kia: Đò sang ngang. 2. Nói người con gái bất đắc dĩ phải lấy chồng: Lỡ bước sang ngang (NgBính).

sang sảng
- Nói tiếng người mạnh mà giòn : ông cụ còn khỏe, tiếng nói sang sảng.

sang tay
- Nh. Sang tên.

sang tên
- đgt Thay tên một người bằng tên người khác để chuyển quyền sở hữu trong giấy tờ, sổ sách: Ông cụ đã đề nghị sang tên cho người con thứ hai ở ngôi nhà thờ.

sang trọng
- Giàu có lịch sự

sàng
- I d. 1 Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Lọt sàng xuống nia* (tng.). 2 Bộ phận hình tấm đột lỗ hoặc hình lưới trong những máy (gọi là máy sàng) dùng để tách các hạt ngũ cốc hay hạt, cục vật liệu rời thành từng loại theo kích thước to nhỏ.
- II đg. Dùng hoặc máy sàng làm cho gạo sạch thóc và trấu, hay phân loại các hạt ngũ cốc hoặc hạt, cục vật liệu rời theo kích thước to nhỏ. Sàng gạo. Sàng than. Sàng đá dăm.

sàng lọc
- đgt. Lựa chọn kĩ để loại bỏ cái không đạt yêu cầu: sàng lọc các giống lúa Học sinh được sàng lọc qua kì thi.

sảng
- trgt Mê man: Sốt nặng nên nói sảng.

sảng khoái
- Nói tinh thần tỉnh táo, vui vẻ.

sáng
- I t. 1 Có ánh sáng toả ra trong không gian khiến cho có thể nhìn thấy mọi vật. Đèn bật sáng. Chỗ tối chỗ sáng. Sáng trăng. Sáng rõ như ban ngày. Trời đã sáng (hết đêm, bắt đầu ngày). 2 Có khả năng phản chiếu ánh sáng, do có bề mặt nhẵn, bóng. Vảy cá sáng như bạc. Đôi mắt sáng. Nụ cười làm sáng cả khuôn mặt. 3 (Màu) tươi nhạt, không sẫm, không tối. Chiếc khăn màu sáng. Màu xanh sáng. Nước da sáng. 4 (Lối diễn đạt) rõ ràng, dễ hiểu. Câu văn gọn và sáng. Lối diễn đạt không được sáng. 5 Có khả năng cảm biết, nhận thức nhanh, rõ. Mắt cụ vẫn còn sáng. Càng bàn càng thấy sáng ra. Việc người thì sáng, việc mình thì quáng (tng.).
- II d. 1 Khoảng thời gian từ lúc mặt trời mọc cho đến gần trưa. Buổi . Gà gáy sáng. Từ sáng đến chiều. Sáng sớm. Thâu đêm suốt sáng (cho đến tận sáng). Tảng sáng*. 2 (thường dùng sau những tổ hợp chỉ đơn vị giờ). Khoảng thời gian từ lúc coi như bắt đầu một ngày cho đến gần trưa (từ sau 12 giờ đêm cho đến trước 11 giờ trưa). Dậy từ 1 giờ sáng. Lúc 4 giờ sáng trời hãy còn tối.

sáng bóng
- Nói đồ đạc đánh nhẵn, phản chiếu ánh sáng.

sáng chế
- đg. (hoặc d.). Nghĩ và chế tạo ra cái trước đó chưa từng có. Sáng chế ra loại máy mới. Bằng sáng chế*. Một sáng chế có giá trị.

sáng choang
- tt. Rất sáng, sáng toả khắp: Đèn bật sáng choang.

sáng chói
- tt Nhiều ánh sáng quá khiến mắt khó chịu: Ngọn đèn pha sáng chói.

sáng dạ
- Nói trẻ em thông minh, mau hiểu biết.

sáng kiến
- d. Ý kiến mới, có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn. Sáng kiến cải tiến kĩ thuật. Phát huy sáng kiến. Một sáng kiến có hiệu quả kinh tế cao.

sáng lập
- đgt. Lập ra, xây dựng nên đầu tiên: sáng lập ra một tờ báo mới.

sáng loáng
- tt Phát ra ánh sáng lấp lánh: Thanh niên xách chiếc mã tấu sáng loáng (Tô-hoài).

sáng mắt
- t. 1. Nhìn được rõ : Ông cụ còn sáng mắt. 2. tinh khôn hơn lên : Nghe lời nói phải mới sáng mắt ra .

sáng ngời
- t. 1 Sáng trong và ánh lên vẻ đẹp. Đôi mắt sáng ngời. 2 Đẹp rực rỡ, tựa như có cái gì toả sáng ra. Chân lí sáng ngời. Tấm gương sáng ngời khí tiết.

sáng rực
- tt. Có ánh sáng toả mạnh ra vùng chung quanh: Lửa cháy sáng rực một góc trời.

sáng sớm
- dt Thời gian đầu của buổi sáng: Sáng sớm 19-8-1945, tôi đi nhanh về Hà-nội (X-thuỷ).

sáng sủa
- t. 1. Có nhiều ánh sáng : Nhà cửa sáng sủa. 2. Có vẻ thông minh : Mặt mũi sáng sủa. 3. Dễ hiểu, rõ ràng : Câu văn sáng sủa. 4. Có nhiều triển vọng tốt : Tương lai sáng sủa.

sáng suốt
- t. Có khả năng nhận thức rõ ràng và giải quyết vấn đề đúng đắn, không sai lầm. Đầu óc sáng suốt. Sáng suốt lựa chọn người để bầu. Sự lãnh đạo sáng suốt.

sáng tác
- đgt. Tạo dựng nên tác phẩm văn học, nghệ thuật: sáng tác thơ, nhạc, kịch bản phim.

sáng tai
- tt Còn nghe được rõ: Năm nay ông cụ đã hơn chín mươi tuổi mà vẫn sáng tai.

sáng tạo
- Tìm thấy và làm nên cái mới : Nhân dân lao động đã sáng tạo ra mọi vật.

sáng trưng
- t. Sáng đến mức có thể thấy rõ mồn một mọi vật tựa như ban ngày, nhờ có ánh đèn, ánh lửa. Đèn măngsông sáng trưng. Đường phố sáng trưng dưới ánh điện.

sáng ý
- tt. Thông minh, chóng hiểu: Chú bé rất sáng ý, mới nghe qua đã làm được ngay.

sanh
- 1 dt Loài cây thuộc loại si, lá nhỏ: Trồng một cây sanh trước chùa.
- 2 dt (Từ Sênh đọc chạnh đi) Nhạc cụ cổ dùng để gõ nhịp (cũ): Gõ sanh ngọc mấy hồi không tiếng (Chp).
- 3 đgt (đph) Như Sinh (sinh đẻ) Đẻ ra: Chị tôi sanh cháu trai.

sành
- t. Thông thạo, có nhiều kinh nghiệm về một mặt nào : Sành về nhạc cổ.
- d. Đất nung có tráng men : Liễn sành ; Bát sành.

sành sỏi
- t. Thành thạo, nhiều kinh nghiệm, biết nhiều mánh khoé (thường hàm ý chê). Sành sỏi trong nghề buôn bán. Ra mặt sành sỏi.

sánh
- 1 đgt. 1. So: sánh với họ thời còn thua xa. 2. Đạt bằng cái làm chuẩn khi đem ra so sánh: không thể sánh với họ được đâu.
- 2 đgt. Tràn ra ngoài vì bị chao động: Thùng nước đầy sánh cả ra ngoài.
- 3 tt. Đặc đến mức như dính lại với nhau: cháo sánh Mật nấu đã sánh.

sánh bước
- đgt 1. Nói hai người đi ngang nhau: Hai anh em sánh bước trong công viên. 2. Theo kịp; Có giá trị như nhau: Về khoa học kĩ thuật ta phải cố sánh bước với các nước tiên tiến.

sánh duyên
- Cg. Sánh đôi. Nói trai gái lấy nhau (cũ).

sánh vai
- đg. Kề vai đi ngang nhau. Sánh vai nhau dạo chơi.

sao
- 1 dt. 1. Thiên thể nhìn thấy như chấm sáng lấp lánh trên bầu trời ban đêm: Bầu trời đầy sao 2. Hình tượng trưng cho ngôi sao, thường có nhiều cánh nhọn: cờ đỏ sao vàng năm cánh học thuộc những câu có dấu sao(*). 3. Váng dầu, mỡ trên mặt nước: Bát canh béo nổi đầy sao. 4. Chấm trắng nổi trên lông của một số động vật: hươu sao.
- 2 dt. Cây thân gỗ cùng họ với chò, vỏ cây màu vàng, lá hình trứng, quả có hai cánh dài, gỗ thường dùng để đóng thuyền.
- 3 đgt. Chép, chụp lại thành bản khác theo đúng bản gốc: sao giấy khai sinh bản sao sao y bản chính.
- 4 đgt. Đảo trong chảo đun nóng để làm cho thật khô: sao chè sao thuốc bắc.
- 5 I. đgt. 1. Từ dùng hỏi nguyên nhân: Sao lâu thế? 2. Từ dùng hỏi cái không biết cụ thể: có sao không? II. trt. Từ biểu thị hoặc nhấn mạnh ý ngạc nhiên: Cảnh sao buồn thế! Thật đáng yêu sao!

sao bản
- dt (H. sao: chép lại; bản: gốc) Bản chép lại: Sao bản bằng tốt nghiệp.

sao băng
- Cg. Sao đổi ngôi. Thiên thể chuyển động trong không gian giữa các hành tinh, rơi vào khí quyển của quả đất, sáng lên vì cọ xát với không khí và thường tắt đi trước khi rơi xuống đất thành vân thạch. Đẹp như sao băng. Nói người con gái đẹp tuyệt vời.

sao chép
- đg. Chép lại đúng y như bản gốc. Văn bản sao chép. Sao chép kinh nghiệm nước ngoài (b.).

sao cho
- lt Như thế nào, nhằm mục đích gì: Nàng rằng non nước xa khơi, sao cho trong ấm thì ngoài mới êm (K).

sao chổi
- Cg. Sao tua. Thiên thể chuyển động chung quanh Mặt trời theo một quỹ đạo hình hy-pe-bôn, pa-ra-bôn hoặc e-líp, kéo theo một dải chất khí sáng và dài.

sao đành
- Sao nỡ tâm như vậy: ăn ở với bố mẹ như vậy sao đành.

sao hôm
- dt Tên gọi thường của sao kim nhìn thấy vào buổi chiều tối: Sao hôm và sao mai chỉ là một.

sao mai
- Tên gọi thường của Kim tinh nhìn thấy vào buổi sáng.

sao tẩm
- đg. Tẩm rượu hoặc một chất nào đó rồi sao khô (một cách chế biến chè, thuốc đông y). Sao tẩm chè.

sao tua
- Nh. Sao chổi.

sào
- 1 Gậy dài bằng tre thường dùng để chống thuyền: Sông sâu sào ngắn khôn dò (cd); Ruộng sâu đến một con sào (NgCgHoan).
- 2 dt Đơn vị diện tích đo ruộng, bằng một phần mười của một mẫu ta, tức là 360 mét vuông: Có con mà gả chồng xa, ba sào ruộng chéo chẳng ma nào cày (cd).

sào huyệt
- d. Nh. Hang ổ : Sào huyệt của bọn lưu manh.

sào sạo
- tt. Có âm thanh như tiếng của những vật nhỏ và cứng cọ xát vào nhau: chân bước sào sạo trên xỉ than.

sáo
- 1 dt Loài chim nhảy thuộc bộ sẻ, lông đen, có điểm trắng ở cánh: Ai đem con sáo sang sông, để cho con sáo sổ lồng sáo bay (cd).
- 2 dt Nhạc cụ bằng ống trúc hay kim loại có nhiều lỗ, thổi thành tiếng: Tiếng sáo nghe giữa một chiều chợ vãn (Huy Cận).
- 3 dt Thứ mành mành nhỏ, nan to: Trời nắng to, phải buông cánh sáo xuống.
- 4 tt Theo khuôn mẫu đã có: Câu văn sáo.

sáo sậu
- Loài chim sáo đầu trắng, cổ đen, mình xám, cánh trắng và đen, chung quanh mắt có da màu vàng, thường sống từng đôi.

sạo
- tt., đphg Dối, không thật: nói sạo.

sáp
- dt 1. Chất mềm và dẻo do đàn ong tiết ra trong tổ: Làm nến bằng sáp. 2. Chất dẻo màu hồng dùng để bôi môi: Đi ra đường soi gương đánh sáp (cd).

sáp nhập
- Gộp lại với nhau : Sáp nhập ba xã làm một.

sát
- 1 đg. (kết hợp hạn chế). 1 (Có tướng số) làm chết sớm vợ, hay chồng. Có tướng sát chồng. Số anh ta sát vợ. 2 Có khả năng, tựa như trời phú, đánh bắt được chim, thú, cá, v.v. dễ dàng. Đi câu sát cá. Một người thợ săn sát thú.
- 2 t. 1 Gần đến mức như tiếp giáp, không còn khoảng cách ở giữa. Tủ kê sát tường. Ngồi sát vào nhau. Nổ sát bên tai. Sát Tết. 2 Có sự tiếp xúc, theo dõi thường xuyên, nên có những hiểu biết kĩ càng, cặn kẽ về những người nào đó, việc gì đó. Đi sát quần chúng. Chỉ đạo sát. Theo dõi rất sát phong trào. 3 (kết hợp hạn chế). Ở trạng thái bị dính chặt một cách tự nhiên, khó bóc ra. Trứng bị sát vỏ, khó bóc. Sản phụ bị sát nhau. 4 (kết hợp hạn chế). (Làm việc gì) theo đúng những yêu cầu của một thực tế khách quan nào đó, không sai chút nào. Tính toán rất sát. Dịch sát nguyên bản. 5 (ph.). (Nước) rất cạn, khi thuỷ triều xuống. Đi bắt cá khi nước sát.

sát cánh
- đgt. Góp sức cùng làm công việc chung: sát cánh bên nhau kề vai sát cánh.

sát hạch
- đgt (H. sát: xem xét; hạch: xét hỏi) 1. Cho học sinh dự một kì thi để xét trình độ học thức: Ngày xưa trước khi được đi dự kì thi hương, các thí sinh phải dự kì sát hạch ở tỉnh. 2. Nhận xét về tư tưởng, khả năng: Sự sát hạch của thực tế (TrBĐằng).

sát hại
- Giết một số đông người : Địch sát hại lương dân.

sát khí
- d. Vẻ dữ tợn, như muốn đánh giết người. Mặt đầy sát khí. Sát khí đằng đằng.

sát nhân
- dt. Giết người do cố ý: kẻ sát nhân.

sát sạt
- trgt 1. Rất gần nhau: Đứng sát sạt bên nhau. 2. Vừa vặn: Tính sát sạt không thừa đồng nào.

sát sinh
- Giết giống vật để ăn : Phật giáo cấm sát sinh. Lò sát sinh. Nơi chuyên làm thịt trâu, bò, lợn để cung cấp cho một thành phố.

sát trùng
- đg. Diệt vi trùng. Sát trùng vết thương. Thuốc sát trùng.

sạt nghiệp
- đgt. Mất hết tất cả tiền của, tài sản để làm ăn: buôn bán thua lỗ bị sạt nghiệp.

sau
- tt Trái với trước: Đuổi hùm cửa trước, rước sói cửa sau (Trg-chinh); Dạo tường chợt thấy mái sau có nhà (K); Mặt sau tấm vải; Hai chân sau của con chó.
- trgt ở một thời gian muộn hơn: Trước lạ quen (tng); Rào sau đón trước (tng); Tôi đến họp sau anh.
- trgt ở phía ngược với trước; ở thời gian ngược với trước: chân theo một vài thằng con con (K); Sau nhà có vườn.

sau đó
- Sau thời gian ấy.

sau hết
- dt. Cuối cùng: thảo luận từng vấn đề, sau hết biểu quyết.

sau này
- trgt Về tương lai: Sau này phú quí, phụ vinh vẹn toàn (NĐM); Thôi thì việc ấy, sau này đã em (K).

sau rốt
- Cg. Sau chót. Sau tất cả : Đi sau rốt.

sáu
- d. Số tiếp theo số năm trong dãy số tự nhiên. Sáu trang. Hai trăm lẻ sáu. Sáu chín (kng.; sáu mươi chín). Trăm sáu (kng.; sáu mươi chẵn). Một cân sáu (kng.; sáu lạng). Tầng sáu.

sáu mươi
- st Sáu lần mười: Bà ấy sáu mươi tuổi rồi.

say
- t. 1. Váng vất mê man vì thuốc hay rượu : Say rượu. Say tít cung thang. Nói uống rượu say quá. 2. Cg. Say mê. Ham thích quá xa mức bình thường : Má hồng không thuốc mà say. Say như điếu đổ. Nói trai gái yêu nhau vô cùng tha thiết.

say đắm
- đg. Say mê đến mức như đã mất lí trí và không còn biết gì đến xung quanh nữa. Tình yêu say đắm. Đôi mắt nhìn say đắm.

say mê
- đgt. Ham thích đến mức không rời ra được, không còn thiết gì khác: say mê công việc yêu say mê.

say sưa
- đgt Ham thích quá: Sang đâu đến kẻ say sưa rượu chè (cd); Suốt ngày ông ta say sưa đọc sách.


sắc
- d. 1. Màu : Sắc đỏ. 2. Nước da : ốm mãi, sắc mặt mỗi ngày một kém. 3. Nh. Sắc đẹp : Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân (K).
- d. Dấu thanh từ phải xiên sang trái, ở trên một nguyên âm (').
- - đg. Đun thuốc Bắc hay thuốc Nam cho thực nhừ để lấy cho hết nước cốt : Sắc mỗi thang lấy ba nước.
- - 1. t. Có cạnh mỏng và cắt được dễ dàng : Dao sắc. Mắt sắc. Nói con mắt nhanh và tinh. 2. t, ph. Tinh nhanh và giỏi : Sắc nước cờ ; Nhận định sắc.

sắc bén
- t. 1 Rất tinh, nhanh, nhạy (nói khái quát). Cái nhìn sắc bén. Sự chỉ đạo sắc bén. 2 Có hiệu lực, có tác dụng tư tưởng mạnh mẽ. Lí lẽ sắc bén.

sắc cạnh
- tt. Sắc sảo, khó bắt bẻ: lập luận sắc cạnh.

sắc chỉ
- dt (H. sắc: lệnh của vua; chỉ: lệnh vua) Văn bản ghi mệnh lệnh của vua (cũ): Năm mây bỗng thấy chiếu trời, khâm ban sắc chỉ đến nơi rành rành (K).

sắc chiếu
- Nh. Sắc chỉ.

sắc đẹp
- d. Vẻ đẹp của phụ nữ.

sắc lệnh
- dt. Văn bản do chủ tịch hay tổng thống một nước ban hành, quy định những điều quan trọng, tất cả mọi người phải tuân theo.

sắc mặt
- dt Vẻ mặt: Anh trung đội trưởng đổi sắc mặt (NgĐThi).

sắc sảo
- Thông minh lanh lợi : Kiều càng sắc sảo mặn mà (K) .

sắc thái
- d. Nét tinh tế làm phân biệt những sự vật về cơ bản giống nhau. Sắc thái nghĩa của từ đồng nghĩa.

sặc
- 1 đgt. Bị ho mạnh, liên tục do vật gì đột ngột làm tắc khí quản: ăn vội nên bị sặc sặc khói thuốc lá.
- 2 tt. (Mùi) đậm đặc và xông lên mạnh: sặc mùi rượu sặc mùi thuốc lào.

sặc sỡ
- tt Có nhiều màu loè loẹt, trông không đẹp mắt: ít ai mặc áo gấm vóc sặc sỡ (NgĐThi).

sặc sụa
- Có mùi xông lên mạnh : Sặc sụa mùi rượu.

săm
- 1 d. Ống caosu tròn khép kín, dùng để chứa khí nén, đặt trong lốp bánh xe ôtô, môtô, xe đạp.
- 2 d. (cũ; id.). 1 Phòng ngủ ở khách sạn. 2 Nhà săm (nói tắt).

săm lốp
- dt (Pháp: chambre et enveloppe) Ruột và vỏ ngoài bánh xe: Xe đã cũ, phải mua săm lốp mới.

sắm
- đg. Mua để dùng trong một dịp nào : Sắm quần áo cưới ; Sắm tết.

sắm sửa
- đg. Mua sắm để cho có đủ các thứ cần thiết đối với một việc nào đó. Sắm sửa sách vở đến trường. Sắm sửa cho cô dâu.

sắm vai
- đgt., cũ Đóng vai (trong phim, kịch): sắm vai lí trưởng trong vở chèo sắm vai phụ.

sặm màu
- tt Có màu thẫm quá: Cái áo sặm màu.

săn
- đg. Đuổi bắt hay bắn chim hoặc thú vật : Săn hươu. 2. Đuổi theo, đi lùng để bắt : Săn kẻ cướp.
- t. Nói sợi xe chặt : Chỉ săn. 2. Nói da thịt co chắc lại : Da săn.
- ph. Nói nước chảy mạnh, chảy mau : Nước chảy săn.

săn bắn
- đg. Săn muông thú (nói khái quát). Nghề săn bắn.

săn bắt
- đgt. Tìm bắt, lùng bắt: săn bắt thủ phạm.

săn sóc
- đgt Chăm nom chu đáo: Chúng ta cần phải đặc biệt chú ý săn sóc những cán bộ đó (HCM); Năm canh thì ngủ có ba, hai canh săn sóc việc nhà làm ăn (cd).

sẵn
- I t. 1 Ở trạng thái có thể sử dụng hoặc hành động được ngay, do đã được chuẩn bị. Bán quần áo may sẵn. Cơm đã có sẵn. Đứng sẵn, chờ lệnh. Cứ sẵn nếp cũ mà làm. 2 Có nhiều đến mức cần bao nhiêu cũng có thể có ngay bấy nhiêu. Dạo này hàng hoá sẵn lắm. Mùa hè sẵn hoa quả. Sẵn tiền trong tay, muốn mua gì chẳng được.
- II k. (kng.). Nhân tiện có. có anh ở đây, ta bàn một số việc. Sẵn có xe, mời anh cùng đi.

sẵn dịp
- lt. Nhân tiện.

sẵn lòng
- đgt Vui vẻ làm việc gì: Sẵn lòng giúp bạn.

sẵn sàng
- t. Ở trạng thái có thể sử dụng hoặc hành động được ngay do đã được chuẩn bị đầy đủ. Xe cộ đã sẵn sàng. Sẵn sàng ứng phó với mọi tình hình. Tư thế sẵn sàng.

sắn
- dt. 1. Cây có thân thẳng mang nhiều sẹo lá, lá có cuống dài, rễ củ chứa nhiều bột dùng để ăn: trồng sắn trên đồi. 2. Củ sắn và các sản phẩm chế từ củ sắn: ăn sắn.

sắn dây
- dt (thực) Loài cây leo thuộc họ đậu, củ hơi xơ chứa nhiều bột: Bột sắn dây có tính chất chống nhiệt.

săng
- d. Thứ hòm đựng xác người. Hàng săng chết bó chiếu. Người sản xuất ra để cung cấp cho mọi người những cái mà bản thân mình lúc cần lại không có.
- d. Loài cỏ cao thuộc họ lúa, dùng để đánh tranh lợp nhà.

sằng sặc
- x. cười sằng sặc.

sắp
- 1 dt., đphg 1. Bọn: sắp trẻ sắp lâu la sắp côn đồ. 2. Lớp, đợt: ăn từng sắp đánh một sắp.
- 2 đgt. 1. Đặt, xếp vào đúng chỗ, theo thứ tự, hàng lối: sắp chữ. 2. Bày ra theo một trật tự, chuẩn bị sẵn để làm gì: sắp bát đĩa, thức ăn ra mâm sắp sách vở đi học.
- 3 pht. Chuẩn bị xảy ra trong thời gian tới đây: Trời sắp sáng Cháu sắp đến tuổi đi học.

sắp chữ
- đgt Xếp những chữ rời lại để in: Thợ đã sắp chữ, lại được lệnh không đăng bài báo ấy.

sắp đặt
- Để đâu ra đấy, có quy củ : Sắp đặt công việc.

sắp hàng
- đgt (cn. Xếp hàng) Đứng người nọ sau người kia có trật tự: Học sinh sắp hàng để vào lớp.

sắp xếp
- Đặt theo thứ tự : Sắp xếp công việc.

sắt
- 1 d. 1 Kim loại màu xám xanh, dễ dát mỏng và kéo sợi, dễ bị gỉ trong không khí ẩm, là thành phần chính của gang và thép. Có công mài sắt, có ngày nên kim (tng.). 2 (dùng phụ sau d.). Sắt, dùng để ví cái cứng rắn về tinh thần. Kỉ luật sắt. Dạ sắt, gan vàng.
- 2 t. 1 Ở trạng thái trở nên khô cứng và rắn chắc. Rim cho thịt sắt lại. Da thịt sắt lại vì mưa nắng. 2 Trở nên có vẻ cứng rắn và tựa như đanh lại. Nét mặt sắt lại. Giọng sắt lại.

sắt son
- Nh. Son sắt.

sắt tây
- dt Sắt dát mỏng có tráng thiếc cho khỏi gỉ: Thùng bằng sắt tây.

sâm
- d. Từ chung chỉ một số rễ và củ dùng làm thuốc bổ : Sâm Triều Tiên ; Sâm nhị hồng.

sâm banh
- x. sâmbanh.

sâm cầm
- dt. Chim lông đen, mỏ trắng, sống ở vùng sông hồ thuộc phương Bắc, trú đông ở phương Nam, thịt ngon và thơm.

sầm
- 1 trgt Nói tiếng đổ hay va đập mạnh: Nhà đổ sầm; Cánh cửa đóng sầm.
- 2 trgt Nói tối một cách đột ngột: Mây kéo tối sầm.
- đgt Nói mặt bỗng nhiên trở nên nặng nề: Nghe người con dâu nói vô lễ, bà cụ nét mặt.

sầm uất
- t. 1. Nói chỗ núi có cây cối um tùm rậm rạp. 2. Đông đúc và nhộn nhịp : Hà Nội là một thành phố sầm uất.

sẩm tối
- Lúc vừa mới tối : Đến sẩm tối hãy lên đèn.
Từ điển tiếng Việt
A
B (1)
B (2)
B (3)
B (4)
C (1)
C (2)
C (3)
C (4)
C (5)
C (6)
D (1)
D (2)
D (3)
D (4)
D (5)
E
G (1)
G (2)
G (3)
H (1)
H (2)
H (3)
H (4)
I
K (1)
K (2)
K (3)
L (1)
L (2)
L (3)
L (4)
M (1)
M (2)
M (3)
N (1)
N (2)
N (3)
N (4)
O
P (1)
P (2)
Q
R (1)
R (2)
S (1)
S (2)
S (3)
T (1)
T (2)
T (3)
T (4)
T (5)
T (6)
T (7)
T (8)
T (9)
T (10)
T (11)
T (12)
U
V (1)
V (2)
X (1)
X (2)
Y