watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cẩm nang an toàn sức khỏe-Phần 2 - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

nhiều tác giả

Phần 2

Tác giả: nhiều tác giả

Bệnh tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp là một bệnh của mắt, nguyên nhân của 20% ca mù ở Việt Nam. Trong bệnh này, áp lực của các chất dịch trong mắt gia tăng đến mức thần kinh thị giác bị tổn hại. Áp lực tăng do có quá nhiều dịch được tạo ra hoặc do các ống dẫn trong mắt bị tắc nghẽn (bình thường, dịch dẫn lưu ra ngoài con mắt theo đường các mạch máu). Bệnh tăng nhãn áp làm tổn hại thị lực, khi áp lực gia tăng có thể làm co hẹp những mạch máu nuôi dưỡng các sợi thần kinh nhạy cảm ở phía sau mặt.
Có 4 loại tăng áp:
- Tăng áp góc mở mạn tính: Chiếm tỷ lệ lớn, xảy ra phần lớn ở người già nhưng cũng có thể xảy ra ở lứa tuổi trung niên. Họ hàng của những người bị bệnh tăng nhãn áp có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn do yếu tố di truyền. Bệnh tiến triển chậm chạp và thường không được chú ý trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
- Tăng áp góc đóng hay tăng áp cấp: Đây là loại bệnh tăng áp hay gặp nhất ở Việt Nam, thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên và người già, đặc biệt là phụ nữ. Nó xảy ra một cách đột ngột, áp lực của mắt tăng rõ rệt. Nếu không điều trị tức thời, mắt sẽ tổn thương suốt đời trong một thời gian rất ngắn.
Không giống như bệnh tăng áp mạn tính, bệnh tăng áp cấp thường có những triệu chứng rõ rệt như đau mắt dữ dội, nhìn mờ, đỏ mắt, có những vòng nhiều màu quanh các nguồn sáng và nôn mửa.
- Tăng áp bẩm sinh: Loại tăng áp này hiếm, xuất hiện ngay lúc trẻ được sinh ra. Sự giãn lớn của mắt trẻ sơ sinh, chảy nước mắt và sợ ánh sáng một cách bất thường là những triệu chứng của bệnh, cần đến bác sĩ nhãn khoa khám.
- Tăng áp thứ phát: Xuất hiện sau viêm mắt, phẫu thuật mắt, có biến chứng chấn thương mắt hoặc đục thủy tinh thể quá chín.
Bệnh tăng nhãn áp càng được chẩn đoán sớm thì cơ hội thành công trong việc ngăn ngừa mất thị lực càng lớn. Mặc dù bệnh tăng áp không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng hầu hết các trường hợp có thể kiểm soát được. Việc điều trị tùy thuộc vào hình thái của bệnh, có thể dùng thuốc nhỏ, thuốc uống, phẫu thuật hoặc laser.
Thuốc Spersacet gồm Sulfacetamind Sodium và Chloramphénicol, dùng trị viêm mắt trong một thời gian ngắn khoảng 10 ngày. Không nên dùng quá lâu vì tác dụng phụ của Chloramphénicol có thể gây biến chứng, chủ yếu là gây thiếu máu, thiếu sắt bất sản hay các loạn sản khác về máu.
Dùng thuốc mỡ Tétracycline 6 tháng liền mà không hết thì không cần dùng thêm nữa. Có thể thay bằng thuốc mỡ Erythromycin. Nếu còn đau mắt hột, có thể dùng Doxycyline 100 mg x 2 lần/ngày trong 3 tuần hoặc nhỏ thuốc loại Sulfamide 4 lần/ngày trong 5 tuần.
Thuốc mới nhất hiện nay là Azithromycine, tên thương mại là Zithromax, dùng điều trị đau mắt hột. Hiện nay, cơ quan chống mắt hột quốc tế cũng dùng thuốc Azthromycine để điều trị mắt hột cho các quốc gia ở châu Phi.
Để phòng ngừa và chống lây lan bệnh mắt hột, cần giữ vệ sinh môi trường, rửa mặt bằng nước sạch và dùng khăn riêng.
Bệnh cườm mắt (đục thủy tinh thể)
Bệnh đục thủy tinh thể được dân gian gọi là cườm khô, khác với bệnh tăng nhãn áp được gọi là cườm nước. Mắt của con người cũng giống như một máy hình. Máy hình gồm hai bộ phận chính là ống kính và phim, còn có mắt ống kính là thủy tinh thể, phim là võng mạc. Ở máy hình, khi ống kính bị mốc hay vỡ thì ảnh mờ, còn ở mắt khi thuỷ tinh thể bị đục hay vỡ (do chấn thương) thì người ta nhìn mờ.
Bệnh cườm đa số là do tuổi già (90%) vì chuyển hoá trong cơ thể suy yếu. Còn các nguyên nhân khác là bị bệnh trong cơ thể như tiểu đường, viêm nhiễm ở mắt, bị cườm nước, bị chấn thương hoặc các bệnh bẩm sinh gây cườm ở trẻ nhỏ. Một số yếu tố khác cũng gây cườm như thiếu dinh dưỡng, do ảnh hưởng của các tia sáng (như tia cực tím...).
Người bệnh thấy mắt bị mờ dần, không đau, không nhức, không đỏ, đi thử kính không thấy kính nào nhìn rõ hơn. Đến lúc mờ nhiều (không còn đọc được các chữ lớn trong sách báo), nhìn vào trong mắt thấy đồng tử đổi màu, có thể màu trắng hoặc đen nâu. Đi khám bệnh, bác sĩ nhãn khoa có thể phát hiện ngay từ khi mới bắt đầu bị cườm.
Không có thuốc nào nhỏ vào mắt làm tan cườm như lời đồn đại. Khi đã bị cườm, nhất là lúc cườm đã chín thì cách chữa duy nhất là mổ để lấy cườm rồi đặt thuỷ tinh thể nhân tạo hoặc cho đeo kính.
(còn tiếp)
Cẩm nang an toàn sức khỏe
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91