watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cẩm nang an toàn sức khỏe-Phần 37 - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

nhiều tác giả

Phần 37

Tác giả: nhiều tác giả

Nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm trùng nặng, dễ đưa đến tình trạng sốc nhiễm trùng và tử vong.
Nhiễm trùng huyết là trong dòng máu có vi khuẩn. Vi khuẩn có thể sinh sôi nhanh chóng từ ổ nhiễm trùng tại tim, mạch máu như viêm nội tâm mạc, viêm tĩnh mạch hoặc từ ổ nhiễm trùng ở ngoài mạch máu như nhiễm trùng đường tiêu hoá, rồi đi vào máu.
Triệu chứng:
- Sốt cao 39-40 độ C, có hoặc không kèm theo lạnh run, riêng trẻ sơ sinh, thân nhiệt có thể hạ xuống 35,5 - 36 độ C.
- Rối loạn tri giác, hôn mê.
- Nhịp tim tăng nhanh. Nếu nhiễm trùng nặng, mạnh nhanh, nhẹ, hạ huyết áp, có thể truỵ tim mạch.
- Thở nhanh; nếu nặng sẽ xuất hiện cơn ngưng thở, da tím tái.
- Có thể xuất hiện các nốt tử ban dưới dạng chấm hoặc đốm đỏ dưới da; trong trường hợp nhiễm trùng huyết do não mô cầu hoặc bầm máu do rối loạn đông máu, bệnh nhân có thể bị vàng da.
Các triệu chứng này có thể do vi khuẩn gây tổn thương trực tiếp lên một số cơ quan hay do các độc tố của vi khuẩn gây ra mà thường gặp là các trường hợp nhiễm trùng huyết do trực khuẩn gram.
Khi xét nghiệm công thức máu thì trong số lượng bạch cầu tăng, đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính, do khi bị nhiễm khuẩn cấp tính cơ thể tăng sản xuất bạch cầu để bảo vệ cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhiễm trùng huyết, gram (-) bạch cầu lại giảm.
Một số xét nghiệm không thể thiếu là cấy máu, nghĩa là lấy máu bệnh nhân cho vào môi trường nuôi dưỡng để phân lập tác nhân gây bệnh. Cấy máu sẽ giúp xác định đúng vi khuẩn gây bệnh và dựa vào độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng thể để lựa chọn kháng sinh thích hợp. Không ít trường hợp phải cấy máu liên tiếp nhiều lần mới phân lập được vi khuẩn, nhất là các trường hợp trước đó đã dùng kháng sinh. Ngoài ra, để tìm tác nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ cho chỉ định soi trực tiếp vi khuẩn, hoặc cấy dịch nơi ổ nhiễm trùng, cấy nước tiểu hoặc cấy phân trong trường hợp nhiễm trùng đường tiêu hoá.
Điều trị nhiễm trùng huyết:
- Dùng kháng sinh tiêm đường tĩnh mạch. Nếu là trường hợp vi khuẩn đã kháng thuốc, thường phải dùng phối hợp thêm 1 - 2 loại kháng sinh. Chọn lựa kháng sinh trị liệu ban đầu lúc đầu chưa có kết quả cấy máu thường dựa vào các biểu hiện lâm sàng.
- Dùng kháng sinh chống tụ cầu như Oxacillin, Vancomycin nếu có áp xe, viêm cơ...
- Dùng kháng sinh chống não mô cầu như Penicillin G,Cephalosporin thế hệ thứ 3 nếu có sốc kèm theo các nốt tử ban.
- Dùng kháng sinh chống vi khuẩn gram (-) như Cephalosporin thế hệ thứ 3 trong trường hợp nhiễm trùng đường tiêu hoá, tiêu chảy, tiêu đàm máu...
Khi có kết quả cấy máu và kháng sinh đó, bác sĩ sẽ tiếp tục dùng kháng sinh cũ hay thay kháng sinh mới tùy vào đáp ứng trên lâm sàng và độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh.
Nếu bệnh nhân bị truỵ mạch thì hồi sức chống sốc, rối loạn đông máu thì truyền máu, truyền các yếu tố chống đông máu...
BS Bạch Văn Cam (Bệnh viện Nhi đồng I)
Xơ vữa động mạch
Bình thường, lớp trong thành mạch máu luôn luôn trơn láng, đàn hồi tốt giúp sự lưu thông thông suốt của máu mang dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến nuôi các cơ quan trong cơ thể. Càng lớn tuổi, mỡ và các chất sẽ lắng đọng dần dần ở thành mạch tạo thành các mảng xơ vữa. Quá trình lắng đọng này tăng dần làm lòng mạch bị chít hẹp dẫn đến tắc mạch. Đây là một quá trình bệnh lý tiến triển chậm, thời gian để hình thành mảng xơ vữa kéo dài nhiều năm. Xơ vữa động mạch dẫn đến nhiều biến chứng, đặc biệt là nhồi máu cơ tim và đột quị.
Cao huyết áp sẽ đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, khi huyết áp cao tạo một áp lực lớn trên thành động mạch, lớp cơ thành động mạch sẽ trở nên cứng và dày. Lòng mạch nhỏ lại. Lòng mạch hẹp sẽ làm huyết áp tăng cao thêm, mỡ tích tụ nhiều hơn ở thành mạch, tất cả tạo thành vòng xoắn làm tăng các biến chứng tim mạch, thận và đột qụy.
Hút thuốc lá sẽ kích thích làm tim đập nhanh, lòng mạch co hẹp lại, máu dễ bị đông thành cục, đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch. Cholesterol cao trong máu sẽ đọng lại ở thành động mạch gây xơ vữa động mạch.Ở cơ thể béo phì, tim phải làm việc nhiều hơn, dễ bị cao huyết áp hơn và thường kèm theo cholesterol máu cao dễ bị xơ vữa động mạch hơn.
Cuộc sống căng thẳng nhiều lo lắng cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng nhịp tim, huyết áp tăng lên, xơ vữa động mạch dễ hơn.
BS Lê Thị Tuyết Phượng
(còn tiếp)
Cẩm nang an toàn sức khỏe
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91