watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cẩm nang an toàn sức khỏe-Phần 78 - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

nhiều tác giả

Phần 78

Tác giả: nhiều tác giả

Chảy máu đường tiêu hoá
Chảy máu đường tiêu hoá là một bệnh lý cấp cứu, là biến chứng nguy hiểm của nhiều bệnh.
Biểu hiện của chảy máu tiêu hoá là bệnh nhân ói ra máu (máu đỏ tươi, máu bầm) và đi cầu phân có máu.
Nguyên nhân
Nguyên nhân ở thực quản: Giãn vỡ tĩnh mạch thực quản (thường gặp ở bệnh nhân xơ gan), thoát vị hoành; hội chứng Mallory Weiss: bệnh nhân sau khi ói mửa nhiều cuối cùng nôn ra máu, nội soi thấy rách niêm mạc phần trên dạ dày.
Nguyên nhân ở dạ dày, tá tràng: Viêm dạ dày; loét dạ dày; ung thư dạ dày; túi thừa tá tràng.
Nguyên nhân ở gan, mật, tuỵ: Xơ gan, sỏi mật; ung thư mật; viêm tuỵ cấp.
Nguyên nhân ở ruột: U đại tràng và ung thư đại tràng; viêm ruột xuất huyết; kiết lỵ, thương hàn; lao ruột; lồng ruột cấp tính; trĩ.
Nguyên nhân ở các cơ quan khác của cơ thể: Sốt xuất huyết, sốt rét; các bệnh lý về máu do stress; do một vài thứ thuốc gây nên như thuốc kháng viêm Aspirine...
BS Lê Thị Tuyết Phượng
Bệnh giun móc
Nhiễm giun móc là bệnh lây truyền qua đất, khá phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm giun khá cao và dao động tùy theo tập quán canh tác, điều kiện vệ sinh và thổ nhưỡng từng vùng.
Hai loại giun móc ký sinh và trưởng thành ở người là Ancylostoma duodenale và Necator americanus, đều có hình trứng, khá giống nhau cả về đặc điểm dịch tễ, bệnh học và sinh học. Giun móc sống ở tá tràng, hỗng tràng. Con cái mỗi ngày đẻ 5.000 - 20.000 trứng. Trứng theo phân người ra ngoài, nở thành ấu trùng và phát triển ở đất. Sau 5 ngày sẽ thành ấu trùng chỉ, chủ động tìm đến người theo hơi nóng, chui qua da để vào cơ thể. Nhiễm N.americanus đều theo cách này, còn A.duodenale thì có thể nhiễm qua đường miệng do ăn phải ấu trùng chỉ có trong nước hoặc rau sống. Sau khi vào cơ thể, ấu trùng theo máu lên phổi, qua khí, phế quản lên hầu rối xuống dạ dày, khi đến ruột non sẽ thành giun trưởng thành. Từ khi ấu trùng xuyên qua da đến khi thành giun trưởng thành có thể đẻ trứng là 6-8 tuần.
Tình hình nhiễm giun của người Việt Nam
- Tỷ lệ nhiễm giun ở từng vùng rất khác nhau, cao nhất ở vùng ven biển (67-68%) rồi đến trung du (61-64%), vùng núi (51%), cao nguyên (47%) và đồng bằng (30-60%).
- Cường độ nhiễm giun móc nhìn chung không cao. Các vùng được điều tra trung bình một người lớn có khoảng 112 con và trẻ em có khoảng 10 - 32 con; 50-71% nhiễm giun móc đồng thời với các loại giun khác, thường là giun đũa và giun tóc.
- Tình trạng tái nhiễm thấp (4,4%, so với bệnh giun đũa là 68%).
- Tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi. Lứa tuổi dưới 16 chưa có sự phân công lao động rõ rệt tỷ lệ nhiễm không khác biệt giữa nam và nữ nhưng lứa tuổi trên 16, nữ thường làm các công việc tiếp xúc nhiều với mầm bệnh như chăm bón lúa và hoa màu ở ruộng, vườn... nên tỷ lệ nhiễm cao hơn (78% so với 59%).
- Nghề nghiệp có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun móc; trong cùng một điểm điều tra, nông dân nhiễm nhiều hơn ngư dân, người trồng rau nhiễm nhiều hơn người trồng lúa.
(còn tiếp)
Cẩm nang an toàn sức khỏe
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91