watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cẩm nang an toàn sức khỏe-Phần 91 - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

nhiều tác giả

Phần 91

Tác giả: nhiều tác giả

U xơ tử cung
U xơ tử cung là loại u lành thường gặp nhất của tử cung phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến trước mãn kinh. Người ta ước tính có khoảng 20%-30% phụ nữ trên 30 tuổi có u xơ tử cung.
Nguyên nhân
Nguyên nhân tạo u chưa được biết rõ. U xuất nguồn từ các tế bào cơ trơn của thân tử cung nên chịu ảnh hưởng của các nội tiết tố estrogen.
Triệu chứng
Triệu chứng rất khác nhau, tùy theo tình trạng u:
- Nhiều trường hợp u nhỏ không gây triệu chứng gì, chỉ được phát hiện tình cờ qua siêu âm bụng.
- Nếu u ở ngay dưới niêm mạc tử cung, dù nhỏ, u có thể gây rong kinh, rong huyết hoặc gây sẩy thai sớm.
- Nếu u ở gần eo cổ tử cung, u có thể chèn ép đường tiểu gây rối loạn tiểu tiện.
- Nếu u to, bệnh nhân sẽ có triệu chứng bụng to (như có thai), hoặc có cảm giác chằng nặng hay đau nhẹ ở bụng dưới, hoặc tiểu nhắt, tiểu khó, táo bón.
Điều trị
Có nhiều cách xử trí khác nhau tùy theo tuổi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, tùy theo vị trí và kích thước của u.
- Chỉ cần theo dõi định kỳ 3 tháng một lần, nếu u nhỏ và không gây triệu chứng gì thì u có thể tự teo nhỏ dần sau tuổi mãn kinh.
- Điều trị bằng nội tiết tố với thuốc có chứa chất progestogen nếu u gây rối loạn kinh nguyệt mà chưa thể phẫu thuật ngay. Ví dụ: bệnh nhân còn quá trẻ, còn muốn có con, hoặc bệnh nhân có thêm bệnh khác (như tiểu đường...) ảnh hưởng đến việc phẫu thuật. Cách điều trị này chỉ là tạm thời nhằm điều trị rối loạn kinh nguyệt chứ không thể làm u nhỏ đi hay biến mất đi.
- Phẫu thuật: được dùng trong các tình huống như sau:
+ U to (cỡ thai trên 12 tuần): khi tử cung to thường sẽ gây các triệu chứng chằng nặng ở bụng dưới.
+ U gây chèn ép đường tiểu, gây tiểu nhắt, tiểu khó, làm thận trướng nước.
+ U gây rong kinh huyết hoặc cường kinh.
+ U lớn nhanh.
Tùy theo tình trạng u, tình trạng bệnh nhân, thường sẽ có 2 cách xử trí:
* Chỉ bóc nhân xơ: nếu bóc được ở bệnh nhân trẻ còn muốn có con. Mổ theo cách này sẽ giữ lại được tử cung (bệnh nhân có thể mang thai và sinh con) nhưng về sau u có thể tái phát. Khi đó phải mổ lại.
* Cắt bỏ tử cung: thường dùng cho bệnh nhân lớn tuổi không muốn có con, hoặc u quá to, hoặc tử cung có nhiều u, hoặc u ở vị trí không thể bóc tách. Trong phẫu thuật này, nếu bệnh nhân đã mãn kinh thường được cắt luôn 2 buồng trứng.
Lưu ý:
Người có u xơ tử cung vẫn có thể mang thai. Khi đó do ảnh hưởng của nội tiết tố thai kỳ, u xơ thường to và mềm hơn.
Sản phụ có u xơ tử cung dễ bị những rối loạn như: rối loạn tiểu tiện; sẩy thai; ngôi thai bất thường và nhau đóng bất thường; chuyển dạ kéo dài và khó; băng huyết khi sổ bụng; nhiễm trùng hậu sản. Do đó, sản phụ cần được theo dõi kỹ, nằm nghỉ ngơi nhiều, dùng thuốc chống co bóp tử cung hoặc progesteron. Nếu bị sẩy thai, cần phải nạo kỹ lòng tử cung để tránh sót nhau. Trong lúc chuyển dạ có thể phải mổ lấy thai kịp thời.
PGS Nguyễn Sào Trung
(còn tiếp)
Cẩm nang an toàn sức khỏe
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91