watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cẩm nang an toàn sức khỏe-Phần 24 - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

nhiều tác giả

Phần 24

Tác giả: nhiều tác giả

Viêm khớp dạng thấp
Đây là bệnh quan trọng hàng đầu trong các bệnh thấp khớp ở người lớn, thường gặp ở phụ nữ lứa tuổi từ 30 đến 60, có thể kéo dài đến suốt đời.
Biểu hiện đặc trưng của bệnh là hiện tượng viêm màng hoạt dịch "bào mòn" ở các khớp nhỏ ngoại biên, đối xứng hai bên, diễn biến kéo dài, tiến triển từng đợt, có xu hướng tăng dần, dẫn đến tổn thương bào mòn sụn khớp và đầu xương, gây dính khớp, biến dạng khớp và mất chức năng hoạt động của khớp.
Bệnh khởi phát từ từ, tăng dần nhưng đôi khi cũng tiến triển rất nhanh. Vị trí bắt đầu thường ở các khớp nhỏ như cổ tay, bàn tay, ngón tay... sau đó ảnh hưởng tới các khớp khác như khớp gối, khớp cổ chân, khớp khủyu tay, khớp vai, khớp háng... Biểu hiện chung của bệnh là hiện tượng cứng khớp gây khó cử động các khớp vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy và hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau các khớp nhỏ, đặc biệt ở bàn tay như cổ tay, bàn ngón tay, bàn ngón chân và khớp gối, đối xứng hai bên. Bệnh nhân còn có các dấu hiệu toàn thân như sốt, mệt mỏi, xanh xao, gầy sút.
Diễn biến của bệnh rất khác nhau với từng người bệnh, thường qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu thường kéo dài 1 đến 3 năm. Biểu hiện là sưng, nóng, đỏ, đau, hạn chế vận động các khớp do màng hoạt dịch của khớp bị viêm. Bệnh diễn biến từng đợt, nhưng chưa để lại di chứng gì đáng kể tại khớp sau một đợt viêm, chưa ảnh hưởng nhiều tới toàn bộ cơ thể người bệnh.
- Giai đoạn sau: Bắt đầu xuất hiện tổn thương bào mòn ở sụn khớp và đầu xương do hậu quả của hiện tượng viêm màng hoạt dịch, các tổn thương này một khi đã xuất hiện thì không thể mất đi được. Nếu không được điều trị đúng, các tổn thương sụn khớp và đầu xương ngày càng nặng nề làm khe khớp này dần dần hẹp lại, các đầu xương dính với nhau gây biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của khớp. Lúc này, bệnh thường ảnh hưởng tới toàn thân với các biểu hiện: sốt, xanh xao, gầy sút, teo cơ, mệt mỏi, suy nhược...
Ở cả 2 giai đoạn của bệnh, bệnh nhân luôn luôn cần được làm thêm các xét nghiệm đặc hiệu như chụp X-quang hai bàn tay, tìm yếu tố viêm khớp dạng thấp trong máu và một số xét nghiệm khác tùy từng trường hợp cụ thể để thầy thuốc chẩn đoán xác định bệnh viêm khớp dạng thấp, đồng thời chẩn đoán phân biệt với các bệnh khớp khác có những biểu hiện lâm sàng tương tự.
Cần điều trị toàn diện gồm:
1. Điều trị triệu chứng sưng, nóng đỏ, đau và cải thiện khả năng vận động của khớp (các thuốc kháng viêm, giảm đau).
2. Điều trị cơ bản (các thuốc chống thấp khớp có thể cải thiện bệnh).
3. Điều trị hỗ trợ: Tập luyện, dự phòng, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, thuốc y học dân tộc, châm cứu, xoa bóp...
4. Điều trị các biến chứng do thuốc điều trị (biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng, loãng xương, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết...) và sửa chữa các di chứng dính khớp, biến dạng khớp (phẫu thuật chỉnh hình).
5. Giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội cho người bệnh.
Trong đó, 3 mục tiêu đầu là then chốt vì việc điều trị triệu chứng, điều trị cơ bản và điều trị hỗ trợ nếu có hiệu quả và an toàn sẽ làm cho bệnh ổn định sớm, hạn chế các thương tổn tại sụn khớp và xương, giảm số lượng các thuốc kháng viêm giảm đau phải sử dụng do đó giảm được các biến chứng của các loại thuốc.
Điều trị cơ bản: Là việc sử dụng các thuốc chống thấp khớp để cải thiện bệnh nhằm làm ngưng hoặc giảm sự tiến triển của bệnh. Việc điều trị cơ bản cần được tiến hành càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước khi xuất hiện các tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, vì thuốc chỉ có thể làm ngưng sự tiến triển của bệnh chứ không thể cải tạo được các tổn thương thực thể đã có tại sụn khớp do các phương pháp điều trị trước đây, đặc biệt là viêm, loét dạ dày - tá tràng, rối loạn nội tiết...
Các thuốc để điều trị cơ bản bệnh viêm khớp dạng thấp gồm: Methotrexate, Sulfasalazine, Hydroxychloroquine, muối vàng chích hoặc uống, D-Penicillamine, Cyclosporine A... Việc lựa chọn thuốc hoàn toàn do các thầy thuốc lựa chọn dựa trên từng bệnh nhân cụ thể, mức độ bệnh, giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe...
Thuốc điều trị cơ bản thường được sử dụng lâu dài, có thể nói là suốt đời, nếu không có tác dụng bất lợi buộc phải bỏ điều trị. Vì vậy, việc điều trị cơ bản cần có sự theo dõi và đánh giá của thầy thuốc chuyên khoa theo những nguyên tắc đã được qui định. Các yếu tố như thời gian điều trị, liều thuốc, phối hợp thuốc, ngưng thuốc, thêm thuốc, đổi thuốc... hoàn toàn phải có ý kiến của thầy thuốc chuyên khoa trực tiếp theo dõi.
Việc ngừng thuốc tùy tiện, dùng thuốc không đều, không đủ liều, không theo dõi sát, bỏ dở điều trị... là những nguyên nhân làm giảm hoặc làm mất hiệu quả của điều trị.
PTS Lê Anh Thư (Bệnh viện Chợ Rẫy)
(còn tiếp)
Cẩm nang an toàn sức khỏe
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91