watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cẩm nang an toàn sức khỏe-Phần 20 - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

nhiều tác giả

Phần 20

Tác giả: nhiều tác giả

Sạm da
Sạm da là tình trạng ứ đọng sắc tố ở da, thường gặp nhất là melanin. Đây là sắc tố được sinh ra do quá trình oxy hoá một hợp chất trong cơ thể. Màu da đen, vàng, trắng là do sự tập trung hay phân tán các hạt melanin trên da.
Các nguyên nhân gây ra sạm da được xác định là: do bẩm sinh và do các bệnh lý.
Sạm da do hoá chất (đặc biệt là các loại mỹ phẩm và thuốc): Trong vài năm gần đây có một toa thuốc trị mụn truyền miệng được pha chế và bán tại các tiệm thuốc tây, gồm: cortibion + aspirin + becozyme và thêm vài phụ liệu khác. Do có chứa corticoid, khi mới dùng lần đầu loại thuốc này, người dùng có cảm giác như da sạch mụn, trắng hơn, mịn hơn. Nhưng nếu tiếp tục sử dụng, thuốc sẽ gây teo da, mụn nổi nhiều hơn, da ngày càng nám hơn và có nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Đồng thời, vì được pha chế bừa bãi bởi những người không có chuyên môn, điều kiện vệ sinh kém nên thuốc dẫn đến nhiễm trùng da, viêm da nặng nề.
Sạm da ở những người phụ nữ có thai: Thường liên quan đến nội tiết tố sinh dục nữ, một số trường hợp khỏi sau khi sinh.
Sạm da Riehl: Khởi đầu, bệnh nhân có triệu chứng đỏ da và ngứa, sau đó da sạm dần. Thường ở những bệnh nhân này hay có kèm viêm đại tràng, viêm gan, thiếu vitamin PP...
Hội chứng Addison: Có đặc điểm là sạm da toàn thân, thường xuất hiện sau các triệu chứng rối loạn tiêu hoá, yếu cơ.
Về điều trị và phòng ngừa, cần lưu ý:
- Nếu xác định được nguyên nhân, phải giải quyết dứt điểm như ngưng sử dụng mỹ phẩm, các loại thuốc gây sạm da.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng.
- Phải đến bác sĩ khám khi sạm da ngày càng nhiều, đặc biệt là những trường hợp sạm da toàn thân.
BS Lê Thị Tuyết Phượng
Ung thư da
Ung thư da là một trong những bệnh ung thư thường gặp, dễ chẩn đoán; điều trị đạt kết quả tốt nếu được phát hiện sớm.
Hầu hết ung thư da phát sinh do bị ảnh hưởng kéo dài của tác dụng tia cực tím. Các tia cực tím xuyên qua da và làm tổn thương các tế bào sống, lúc đầu làm cho da rám nắng. Nếu như tiếp tục bị phơi dưới ánh nắng mặt trời quá mức, tia cực tím sẽ gây nguy hiểm cho da và làm cho bạn già trước tuổi.
Cũng có một số trường hợp ung thư da được phát hiện từ các nguyên nhân khác như: tia bức xạ ion hoá, các sản phẩm của nhựa, than đá, thạch tín...
Các loại ung thư da thường gặp:
Ung thư biểu mô tế bào đáy: Hay gặp ở vùng da hở, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Là loại ung thư dễ chữa nhất, tỷ lệ khỏi bệnh gần 100%.
Ung thư biểu mô gai sừng hoá: Hay phát từ sẹo bỏng hoặc vết loét lâu ngày, là loại hay di căn hạch, có thể gây tử vong cao nếu không được phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị hợp lý.
Ung thư hắc tố: Thường khởi đầu bằng một nốt ruồi lành, tàn nhang hoặc một đám sắc tố bẩm sinh (bớt) nhưng cũng có thể phát triển ở chỗ da bình thường... Đây là loại ung thư của da hay di căn tới các bộ phận khác của cơ thể.
Những người có nguy cơ bị ung thư da: Tất cả những người mà da của họ không thường xuyên được bảo vệ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những người da trắng dễ có nguy cơ ung thư da hơn những người da màu. Những người làm việc ngoài trời như nông dân, người làm đường, người bị bệnh khô da nhiễm sắc, thiếu khả năng phòng ngừa tác hại của tia tử ngoại, người bị bạch biến do rối loạn chức năng sinh sản sắc tố, có vết sẹo bỏng cũ lâu ngày do xăng, vôi hoặc do vật gây cháy khác; người có vết loét hoặc ổ viêm nhiễm lâu ngày... đều có thể bị ung thư da.
Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư da:
- Vết loét dai dẳng, thỉnh thoảng lại chảy máu hoặc có thể khỏi trong từng thời kỳ.
- Những thay đổi tại một vùng da bị sừng hoá do ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời như chảy máu, loét, cục nhỏ...
- Loét hay nổi cục tại vùng da đã được tia xạ từ trước hoặc tại một vết sẹo hay một đường rò.
- Một vết đốm đỏ nhạt mạn tính với sự xước trợt nhẹ.
Phòng bệnh ung thư da:
- Mặc áo nhiều màu hoặc tối bằng các chất liệu tự nhiên, nó sẽ bảo vệ da bạn được tốt hơn là áo màu sáng bằng chất liệu nhân tạo. Khi làm việc ngoài trời, cần sử dụng nón, mũ hoặc màn che nắng, dùng mũ nón rộng vành để che được cả đầu, mặt, cổ... hoặc tận dụng bóng râm của cây cối... Khi làm việc có tiếp xúc với hoá chất, phóng xạ, cần phải có biện pháp bảo vệ như đi găng, đi ủng, quần áo bảo hộ, kính, mặt nạ... Hạn chế làm việc ngoài trời nắng từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ, tránh và điều trị kịp thời các triệu chứng viêm nhiễm trên da.
- Da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời so với người lớn, thường trở nên rám nắng sau vài phút tiếp xúc. Một đứa trẻ bị phơi nắng quá nhiều khi trưởng thành dễ bị ung thư da. Vào buổi trưa (10 giờ sáng - 14 giờ chiều) cố gắng giữ cho trẻ không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nên chọn chỗ cho trẻ ở dưới bóng cây, nếu phải ra ngoài phải dùng các biện pháp bảo vệ như: ô, mũ, nón.
- Cần nhắc lại rằng: Khi có bất kỳ một tổn thương nghi ngờ ở da bạn hoặc của người thân, nên tới và khuyên người thân tới các cơ sở y tế để khám. Mọi phát hiện và chẩn đoán sớm đều tốt cho bạn trong việc điều trị triệt để. Ung thư da có thể phòng ngừa được và dễ phát hiện sớm.
BS Nguyễn Chấn Hùng (Trung tâm Ung bướu TP HCM)
(còn tiếp)
Cẩm nang an toàn sức khỏe
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91