watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cẩm nang an toàn sức khỏe-Phần 40 - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

nhiều tác giả

Phần 40

Tác giả: nhiều tác giả

Điều trị tăng huyết áp
Khi biết mắc bệnh, cần hỏi rõ bác sĩ cả chỉ số huyết áp trên và dưới, những tác hại lên cơ thể, cách dùng thuốc, cách ăn uống và sinh hoạt để đề phòng một số tác hại thường gặp sau:
- Đứt mạch máu não (tai biến mạch máu não): thường xuất hiện trên người đang làm việc, đột nhiên té quỵ, có thể đưa đến hôn mê và tử vong, nhẹ hơn là liệt nửa người và tàn phế cả đời.
- Suy tim cấp dẫn đến phù phổi cấp, có thể tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
- Lớn tim sau đó là suy tim, mới đầu là cảm giác mệt, phải dừng lại thở khi lên xuống lầu, nặng hơn là phù chân, báng bụng, không làm việc cũng mệt.
- Nhồi máu cơ tim dễ đưa đến tử vong.
- Suy thận mạn với các biểu hiện đầu tiên là tiểu nhiều, tiểu đêm.
- Tác hại lên mắt: Loá mắt, gây mù, ruồi bay trước mặt, đôi khi mù tạm thời.
Bệnh cao huyết áp phải chữa trị lâu dài. Việc điều trị gồm hai phần là dùng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt. Nhiều trường hợp huyết áp ổn định, bệnh nhân được tạm ngưng thuốc nhưng vẫn phải tiếp tục chữa trị qua chế độ ăn uống, sinh hoạt. Trong quá trình chữa trị, người bệnh thường mắc 3 sai lầm sau:
- Tự sử dụng thuốc hạ áp: Có nhiều trường hợp sau khi tự dùng thuốc phải đưa đến bệnh viện cấp cứu vì thuốc không hợp với cơ thể.
- Chỉ chữa bệnh khi huyết áp tăng cao và ngừng thuốc khi huyết áp trở về bình thường. Cách chữa này có lúc làm cho huyết áp lên rất cao, có lúc lại xuống quá thấp và xuất hiện sớm các tác hại lên não, tim, thận.
- Không tái khám để đánh giá lại tình trạng bệnh và uống lâu dài một toa thuốc cũ có thể không còn phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại.
Nhiều người nghĩ rằng trị bệnh cao huyết áp là để hạ huyết áp. Hiểu như thế là đúng, nhưng chưa đủ và chưa chính xác vì mục tiêu của điều trị cao huyết áp là đưa chỉ số huyết áp về bình thường, nhưng không phải là hạ càng thấp càng tốt. Sau đó, cần duy trì huyết áp ổn định, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng và giảm thiểu các yếu tốt nguy cơ của bệnh cao huyết áp.
Trong quá trình chữa trị, cần thực hiện 6 nguyên tắc:
1. Điều trị không dùng thuốc phải là bước điều trị đầu tiên trong mọi trường hợp, dù là cao huyết áp nhẹ hay nặng, đã có biến chứng hay chưa có biến chứng.
2. Dùng đúng thuốc: Tùy theo đặc điểm riêng từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chọn lựa thuốc hạ huyết áp thích hợp.
3. Nếu huyết áp thường xuyên cao, người bệnh cần phải theo dõi hằng ngày để bác sĩ kiểm soát và đưa huyết áp về chỉ số thích hợp, an toàn. Bác sĩ sẽ cho thuốc để hạ huyết áp dần dần qua nhiều ngày, tránh hiện tượng hạ huyết áp đột ngột gây biến chứng thiếu máu não, thiếu máu tim. Nếu bệnh nhân tự uống thuốc làm huyết áp hạ quá mức, họ có thể gặp những tai biến trầm trọng, phải đến bệnh viện cấp cứu.
4. Dùng thuốc đều đặn và liên tục, không ngưng thuốc đột ngột để tránh tình trạng phản ứng dội (huyết áp tăng vọt lên rất cao). Hiện tượng này dễ gây nhiều tai biến như đứt mạch máu não, nhồi máu cơ tim... Khi huyết áp ổn định, bác sĩ thường giảm liều thuốc dần trong nhiều ngày, người bệnh nên chấp hành tốt.
5. Trong quá trình điều trị, người bệnh phải điều chỉnh các yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến cao huyết áp, đặc biệt là chữa bệnh tiểu đường và bệnh mỡ trong máu cao.
6. Điều trị không dùng thuốc là bước điều trị quan trọng gồm 4 điều sau đây:
- Giảm cân bằng chế độ ăn uống đối với người bệnh béo phì.
- Trong chế độ ăn uống cần lưu ý các điểm sau:
+ Nên ăn nhạt, hạn chế ăn muối, mỗi ngày ăn không quá 1-1,5 muỗng cà phê muối (tương đương 5 - 8 gam muối).
+ Nên cùng thức ăn có nhiều kali, canxi, manhê để hoạt động của hệ tim mạch được ổn định, (kali có nhiều trong chuối, nước dừa, đậu trắng... canxi có nhiều trong sữa, tôm, cua... manhê có nhiều trong thịt...).
+ Nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật, không ăn quá ngọt, hạn chế ăn mỡ động vật và dầu dừa, tốt nhất là dùng dầu ôliu hay dầu hướng dương.
+ Nên ăn nhiều rau cải, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ.
+ Hạn chế uống rượu bia (kể cả khi huyết áp ổn định).
- Rèn luyện thân thể thường xuyên: Tập thể dục đều đặn, mỗi ngày khoảng 30-45 phút. Tuyệt đối không gắng sức, nên dùng các loại hình nhẹ nhàng như dưỡng sinh, đi bộ, chạy bộ...
- Tập thói quen tốt: Sinh hoạt điều độ, ngưng hút thuốc lá, tránh xúc động, lo âu thái quá...
- Dùng thuốc hạ huyết áp phải do bác sĩ chỉ định, không nên tự mua thuốc uống, tránh gây hại cho người bệnh.
BS Phan Hữu Phước
(còn tiếp)
Cẩm nang an toàn sức khỏe
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91