watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cẩm nang an toàn sức khỏe-Phần 76 - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

nhiều tác giả

Phần 76

Tác giả: nhiều tác giả

Viêm đại tràng mạn
Là tình trạng bệnh lý gây rối loạn chức năng của đại tràng, diễn tiến kéo dài. Biểu hiện thường rất đa dạng. Thường bệnh nhân có các triệu chứng sau đây:
- Đau bụng: Đau âm ỉ khắp bụng hoặc đau quặn từng cơn ở một vùng nào trên bụng. Trong cơn đau có thể bệnh nhân thấy một khối gồ nổi lên ở bụng, chạy dọc theo khung đại tràng.
- Rối loạn về đi tiêu: Tiêu phân lỏng, tiêu nhiều lần, phân có thể có nhiều đàm nhớt, có máu; sau khi ăn muốn đi tiêu ngay, làm bệnh nhân sợ ăn; ăn cái gì đi tiêu ra cái đó; táo bón thường xuyên, hoặc bệnh diễn tiến thành từng đợt táo bón xen kẽ tiêu chảy rồi lại táo bón.
Nguyên nhân
- Nhiễm ký sinh trùng: Giun móc, giun đũa, giun kim, Amíp...
- Nhiễm trùng: Lao ruột, lỵ, trực trùng, thương hàn...
- U bướu vùng đại tràng: U lành tính đại tràng, túi thừa đại tràng, ung thư đại tràng.
- Thần kinh: Căng thẳng, lo âu kéo dài.
Khi có triệu chứng trên, các bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và hướng dẫn làm thêm một số xét nghiệm: X quang, nội soi, thử phân... để tìm nguyên nhân thì mới có hướng điều trị thích hợp, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi tốt, bệnh mới mau khỏi.
BS Lê Thị Tuyết Phượng
Chứng nóng thượng vị
Trước đây, nóng thượng vị được xem là triệu chứng không gây nguy hại và có nơi thường giải quyết bằng các thuốc bán không kê đơn như Tums, Rolaids. Hiện nay bệnh được quan tâm nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự liên quan mật thiết giữa chứng nóng thượng vị và bệnh ung thư thực quản. Người thường bị nóng thượng vị có nguy cơ phát triển bệnh ung thư tuyến thực quản nhiều hơn 7 lần, nguy cơ này càng tăng nếu các triệu chứng biểu hiện nghiêm trọng, thường xuyên và kéo dài hơn; có trường hợp nguy cơ ung thư thực quản gấp 43 lần so với người không bị chứng nóng thượng vị.
Người ta chưa rõ bằng cách nào mà chứng nóng thượng vị - một triệu chứng của bệnh acid trào ngược dạ dày thực quản (GERD) đã dẫn đến ung thư thực quản. Các nhà khoa học cho rằng trong một thời gian dài nếu cơ vòng thực quản, cơ ngăn cách thực quản - dạ dày giãn ra một cách không thích hợp hoặc mất trương lực khiến cho các chất trong dạ dày dâng lên hoặc trào ngược lên thực quản sẽ gây nên hiện tượng viêm mãn tính và có thể gây nên những thay đổi không bình thường ở những tế bào bao phủ bên trong thực quản.
Dù không phải tất cả những người bị chứng nóng thượng vị sẽ bị ung thư thực quản nhưng cũng cần lưu tâm hơn đến chứng này. Nếu bị nóng thượng vị tối thiểu 1 lần trong tuần, nhất là khi có biểu hiện nghiêm trọng hoặc kéo dài thì cần kịp thời đến khám bác sĩ.
Bác sĩ có thể cho làm nội soi. Đây là cách duy nhất giúp cho bác sĩ có thể biết sự tổn thương nếu có, ở mức độ nào. Nếu có những dấu hiệu thay đổi của tiền ung thư, bác sĩ sẽ yêu cầu tái nội sau 1 năm và nếu cần thiết sẽ lấy mẫu sinh thiết kể xét nghiệm tìm tế bào ung thư.
Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể giúp làm giảm 10% triệu chứng nóng thượng vị. Người bệnh cần lưu ý rằng cà phê, thực phẩm có chất béo có thể làm tăng sự giãn của cơ vòng thực quản và làm cho chứng nóng thượng vị dễ xảy ra. Rượu, thực phẩm có gia vị, bạc hà, cà chua và trái cây chua lại càng dễ gây chứng nóng thượng vị vì thế nên tránh hoặc giới hạn những thức ăn này. Người bệnh cũng cần thay đổi lối sống để không còn bị béo phì; từ bỏ thói quen hút thuốc lá và ăn vặt trước khi ngủ vì có quá nhiều mỡ ở ổ bụng sẽ ép dạ dày và làm thức ăn dễ trào ngược; còn hút thuốc lá sẽ làm cho các cơ thực quản giãn.
Bác sĩ cũng có thể đề nghị thay đổi một phương pháp điều trị vì chất ức chế calci hoặc thuốc trầm cảm có thể làm giãn cơ vòng thực quản và thúc đẩy sự trào ngược. Những thuốc bán không kê đơn như Tagamet HB và Zantac 75 dùng chữa chứng nóng thượng vị nhưng thực tế không chữa được chứng trào ngược acid. Hiện nay, có một loại thuốc mới không kê đơn là những chất ức chế bơm proton có thể giúp giảm sự sinh acid và chữa viêm thực quản nhưng về khả năng phòng ung thư thực quản còn chưa được thử nghiệm.
BS Tô Bích - Loan Phương
(còn tiếp)
Cẩm nang an toàn sức khỏe
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91