watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Những kẻ phiêu lưu-Chương 13 & 14 - tác giả Harolds Robbins Harolds Robbins

Harolds Robbins

Chương 13 & 14

Tác giả: Harolds Robbins

Đã gần mười một giờ trưa khi Sergei tỉnh giấc, chuệch choạng từ phòng ngủ đi vào bếp. Bố nó ngồi cạnh bàn. "Sao bố không đi làm?" Sergei ngạc nhiên hỏi.
Bá tước nhìn nó. "Tao không làm đấy nữa. Chúng ta đi Đức".
"Để làm cái quái gì? Mọi người đều biết là các khách san ở Paris trả công cao nhất châu Âu".
"Tao không làm cái công việc đầy tớ ấy nữa. Tao là một người lính. Tao trở lại nghề của mình".
"Trong quân đội nào?" Sergei hỏi một cách chua chát. Từ nhỏ đến lớn, nó từng nghe về cánh Bạch Nga tổ chức một đội quân và chiến thắng trở về tổ quốc. Nhưng chẳng có gì hết cả. Mọi người đều biết là điều đó chẳng bao giờ xảy ra cả.
"Quân đội Đức, họ phong hàm sĩ quan cho, và tao đã nhận".
Sergei cả cười trong khi rót cho mình ly trà đen từ chiếc ấm samova đặt trên kệ bếp. "Quân đội Đức à? một lũ ngu, được đào tạo bằng súng gỗ và những chiếc tàu lượn bằng giấy".
"Không phải lúc nào họ cũng chỉ có súng gỗ và tàu lượn bằng giấy. Các nhà máy của họ không ngủ yên đâu".
Sergei ranh mãnh. "Tại sao bố phải chiến đấu cho họ?"
"Tao giúp đưa họ về Nga".
"Bố đưa một đội quân ngoại bang về chống lại người Nga à?" Giọng Sergei đầy nghi ngờ.
"Bọn Cộng sản không phải là người Nga!" giọng Bá tước đầy giận dữ. "Đấy là bọn Georgy, Ukraine, Tartar…mà bọn Do Thái đã tập họp lại để sử dụng cho mục đích riêng của chúng".
Sergei lặng thinh, biết tốt hơn là đừng tranh luận với ông già về chủ đề này. Nó nhấm nháp tách trà.
"Hitler đúng" bố nó tiếp tục. "Thế giới sẽ chẳng bao giờ an toàn cho đến khi loại trừ hết bọn Do Thái! Ngoài ra, Von Sadow bảo chúng ta là Hitler muốn nước Nga trở về với những người lãnh đạo chính đáng của mình".
"Những người khác cùng đi với bố à?"
"Bây giờ thì chưa" bố nó ngập ngừng. "Nhưng rồi họ sẽ nhập với chúng ta. Con nên bắt đầu đóng gói đồ đạc đi thì hơn".
Sergei nhìn Bá tước. Từ lâu, nó đã đi đến kết luận là bố mình không phải là người sáng láng gì. Ông luôn đi đầu trong tất cả các mưu đồ ngây ngô nhất để khôi phục nền quân chủ, để cuối cùng thì luôn là người mất tiền và trở thành trò cười cho thiên hạ. Lần này chắc cũng tương tự. Những người khác cứ chờ, xem bố nó gánh hết các rủi ro, rồi nhỏ những giọt nước mắt cá sấu trên thất bại của ông. Nhưng chẳng bao giờ có ai nói về việc đền bù cho những gắng gỏi của ông trong khi thay mặt họ.
Nó thở dài. Giải thích cho ông già về chuyện này là vô ích. Một khi mà Bá tước Ivan đã quyết, là chấm hết. Câu nói bật ra khỏi miệng trước khi Sergei định nói. "Con không định đi với bố đâu".
Bây giờ thì đến lượt bố nó ngạc nhiên.
Cuối tuần đó Sergei ngồi một cách gượng gạo trên mép chiếc ghế đặt trước bàn làm việc trong căn phòng vốn là văn phòng của cha Dax. Sergei khó mà nhận ra rằng chỉ mới chưa đầy một năm trước, nó và Dax đã cùng nhau đến trường. Trong những tháng sau cái chết của cha, Dax như già đến vài chục năm.
"Cậu thấy đấy" Sergei nói, "mình phải kiếm việc làm". Dax gật đầu. "Mà thực ra là chẳng có cái gì mình làm được cả. Vì thế mà mình đến tìm cậu. Có thể cậu nghĩ ra được cái gì đó mình có thể làm. Mình biết là cậu bận lắm, cho nên mình cũng ngần ngại".
"Cậu không cần phải thế". Dax không nói với bạn rằng thực ra chính anh cũng chẳng có gì mấy để làm. Vẫn chẳng có mấy ai quan tâm đến Corteguay. Duy chỉ có một điều đã thay đổi, đó là đời sống xã hội của Dax. Bỗng anh ngập mặt vì những tiệc tùng. Có một cái gì đó hấp dẫn người Pháp về một trang thanh niên, người mà tư cách duy nhất cho công việc của một lãnh sự là chứng chỉ cầu thủ polo hạng quốc tế.
"Chúng ta sẽ tìm một cái gì đó cho cậu" Dax cười. "Mình sẽ dành cho cậu một vị trí tạm thời trong lãnh sự quán, nhưng tháng sau mình về nhà. Tổng thống đã quyết định cử một lãnh sự mới".
"Mình nghĩ…"
Dax cười. "Tạm thời thôi. Cho đến khi tổng thống tìm được đúng người".
"Cậu sẽ làm gì?" Sergei quan tâm đến bạn hơn là chính mình.
Dax nhún vai. "Mình không biết. Văn bản của tổng thống viết là ông có những hoạch định cho mình, nhưng mình không biết những hoạch định ấy là gì. Có thể vào Sandhurst như kế hoạch. Về đến nhà mình mới biết được". Họ lặng thinh một lát. "Có thể cậu cũng muốn đi Corteguay với mình?"
Sergei lắc đầu. "Cảm ơn. Không. Mình luôn ngỡ ngàng ở một miền đất lạ. Mình muốn được ở lại Paris".
"Mình hiểu. Mình sẽ theo dõi. Nghe được cái gì là mình liên hệ với cậu ngay".
Sergei đứng lên. "Cám ơn cậu".
Dax nhìn bạn. "Mình còn ít tiền, nếu cậu cần".
Sergei nhìn xuống. Năm ngàn franc. Tay nó ngứa ngáy lắm, chỉ muốn cầm lên, nhưng lại quá ngượng ngùng. "Không, cảm ơn". Nó lập bập. "Mình cũng thu xếp đủ".
Nhưng rồi Sergei nổi xung lên với chính mình khi ra khỏi lãnh sự quán. Mười ngàn franc trong túi thì chỉ đủ cho nó sống đến ngày mai. Mà mụ chủ nhà thì đã ré lên đòi tiền. Bất giác, nó đi thẳng đến khách sạn mà bố nó vốn làm công. Rồi bỗng nó nhận ra và trân trân nhìn toà nhà quen thuộc. Tại sao mình lại đến đây? Bố nó không gác cổng nữa, ông già không đưa tiền mỗi khi nó xin nữa.
Nó qua đường, vào một quán cà phê, ngồi xuống chiếc ghế dưới mái hiên bạt và nhấm nháp cà phê trong khi lục trí nhớ xem trong đám bạn bè, ai là người có khả năng cao nhất đang tổ chức một cái gì đó, như thết đãi hoặc mở tiệc chẳng hạn, nơi mà nó có thể lặng lẽ kiếm cái gì đó để ăn.
Một giọng nói chợt xen vào khúc mơ màng của nó. "Sergei Nikovitch?"
Nó nhìn lên. Người đàn ông đứng bên bàn trông quen lắm. Rồi nó nhận r đó là tay gác dan ở khách sạn bên kia đường.
"Hello" nó nói, không nhớ nổi tên người kia.
Không câu nệ, người đàn ông ngồi xuống. "Anh có được tin ông cụ không?"
Sergei lạnh lùng nhìn ông ta. Trong một thoáng nó toan đứng lên và bỏ đi. Gã đàn ông này quá tự phụ. Nhưng rồi cái tính tò mò đã thắng. Gã này sẽ không có gan ngồi xuống, nếu như không có một ý đồ chắc chắn trong đầu. "Chẳng có gì cả".
Gã gác dan lắc đầu. "Tôi không tin bọn Đức. Tôi đã bảo bố anh đừng có đi".
Sergei không trả lời. Nó thừa biết là gã ta chẳng bao giờ dám làm thế. Bố nó có thể nghiền nát gã như một con bọ.
Một người hầu bàn đi đến. "Hai cognac" gã gác dan kêu một cách long trọng rồi quay lại Sergei. "Thế còn anh thế nào?"
"Ổn thôi".
"Anh đã kiếm được cái gì chưa?"
Lão quỷ tha ma bắt này, Sergei nghĩ, chẳng có cái gì bí mật ở cái thành phố này cả. "Có nhiều đề nghị, tôi đang xem xét". Gã gác dan lặng thinh trong khi người hầu bàn đặt hai ly cognac xuống bàn. "Tôi cứ nghĩ, không biết Sergei Nikovitch có làm gì không".
Sergei lặng lẽ nhìn gã.
"Nếu như anh ta không làm gì cả, tôi nghĩ thế, thì tôi cũng có thể thu xếp một chỗ gì đó. Kể cả trong khi anh đang xem xét nhiều đề nghị khác".
Sergei nâng ly. "Chúc sức khoẻ". Ít nhất thì con giun này cũng biết cách cư xử, không nói ra cái điều mà gã biết tỏng là Sergei chẳng có cái quái gì để mà xem xét cả. "Chúc sức khoẻ".
Giờ thì đến lượt Sergei bỉêu lộ mối quan tâm. Nếu không thì đến đấy là chấm hết. Nó cảm thấy khá hơn với sự ấm áp của ly cognac trong bao tử. "Vậy ông có ý gì?"
Người kia thấp giọng. "Anh biết đấy, có nhiều khách du lịch ở khách sạn, trong đó có không ít các mệnh phụ giàu có mà cô đơn. Họ ngại đi ra ngoài vào ban đêm mà không có người hộ tống".
Giọng Sergei chen ngang. "Ông đề nghị tôi làm đĩ đực à?"
Gã gác dan giơ một tay lên ra ý phản đối. "Trời đất ơi! Các mệnh phụ phu nhâN này không bao giờ tiếp đĩ đực, họ có một địa vị xã hội hoàn hảo. Họ sẽ không bao giờ đi ra ngoài với bất cứ ai không bằng vai phải lứa với họ - hoặc cao hơn".
"Thế thì ông đề nghị cái gì?"
"Một vài phu nhân này muốn gặp được đúng người. Họ sẽ cực kỳ hào phóng đối với bất cứ ai có thể giới thiệu họ với những đối tượng hoàn hảo".
Sergei chằm chằm nhìn gã. "Chỉ thế thôi à?"
Cái nhún vai đầy ấn tượng. "Gì nữa là còn tuỳ ở anh".
"Tôi không hiểu" Sergei nói. "Thế thì ông ở khúc nào?"
"Tôi sẽ thu xếp để giới thiệu các phu nhân với anh. Tôi chỉ xin năm mươi phần trăm khoản anh nhận được".
Sergei làm tợp cognac nữa. Gã ta rõ ràng sẽ lấy một khoản phí của các mệnh phụ cho việc giới thiệu. "Hai mươi lăm thôi".
"Đồng ý".
Ngay tức khắc, Sergei tiếc rẻ sự hào phóng của mình. Gã ta có thể chỉ nhận mười.
"Có một trường hợp đặc biệt" gã gác dan tiếp tục. "Bà này đã ở khách sạn cả tuần rồi. Sáng nay, khi tôi mang báo chí Mỹ vào, ba ta lại nói với tôi về khả năng này. Nếu anh thích thì bà ta đang ở trong hành lang đấy".
Trong một thoáng, Sergei toan chửi cha cái thằng ma cô này. Nhưng những tiếng ré của mụ chủ nhà vẫn còn dội trong tai, và nó đứng lên, một cách vô thức, sửa lại cravat. "Cũng có thể. Nhưng chỉ khi mụ ấy vừa mắt tớ thôi đấy".
"Bà ấy kia", tay gác dan thì thầm khi họ vào hành lang, "chiếc ghế bành đỏ trong góc ấy".
Người đàn bà ngước lên và một cảm giác ngạc nhiên râm ran khắp người Sergei. Không hề già. Sergei luôn nghĩ rằng chỉ có những người đàn bà nhiều tuổi mới cần đến sự chăm sóc của một gã đĩ đực. Cặp mắt bà ta xanh thẫm và nhìn thẳng vào nó. Nó cảm thấy mặt mình đỏ dừ lên khi quay đi.
"Anh nghĩ thế nào?"
"Cũng được thôi. Có thể cũng vui".
"Tốt. Bà ấy đẹp lắm đấy. Anh sẽ thích bà ta cho mà xem".
"Bà ấy có gia đình rồi à?"
Tay gác dan nhìn nó phẫn nộ. "Thế anh tưởng tôi là loại người gì? Chả lẽ tôi đủ ngu để anh mất thì giờ vì một mụ ở vậy à?"



Chương 14


Bà Harvey Lakow có hai đứa con ở trường nội trú, bốn triệu đôla do bố mẹ để lại và một ông chồng, người hoàn toàn tin rằng nếu ông rời đất nước vào mùa hè ấy thì Roosevelt sẽ tìm cách huỷ diệt doanh nghiệp của ông.
"Năm nay anh không thể đi được" ông nói. "Không ai biết được cái thằng cha ngu xuẩn ở Nhà Trắng ấy sẽ làm gì".
"Ông ta có thể làm gì chứ? Mà ông ta có làm gì đi nữa thì chúng ta vẫn có đủ tiền cơ mà".
"Hình như em không nhận ra sự suy thoái" ông cáu kỉnh. "Ông ta muốn đổi tất thành những nghiệp đoàn khốn kiếp ấy".


Bà lặng thinh. Đây không phải là doanh nghiệp của ông. Không thực sự như vậy. Cha bà đã sáng lập ra công ty từ nhiều năm trước và đã đưa Harvey vào, khi họ lấy nhau. Rồi cha bà qua đời, bà thừa hưởng gia tài và Harvey nghiễm nhiên trở thành chủ tịch. Nhưng dù sao thì tất cả những chuyện này đã êm đềm rơi vào quên lãng.
"Anh đến văn phòng đây".


"Còn em thì vẫn đi Paris. Một mình, nếu anh không thay đổi ý định" bà nói, đột ngột quyết định.
"Em sẽ chán ngay thôi, bởi em chẳng quen ma nào ở đấy cả".
Bà lặng lẽ chờ đợi để ông sẽ cùng đi. Nhưng ông không thay đổi, và sau một tuần một mình ở khách sạn ở Paris, bà nghĩ về điều ông nói. Bà đơn thương độc mã trong một thành phố mà ở đấy, một người đàn bà độc thân chẳng là cái gì hết.
Bà nhìn vào tấm gương khổng lồ khi bước ra khỏi bồn tắm. Bà ba mươi tám, và dù cho thân hình không còn rắn chắc như thời son trẻ, nhưng bà trẻ hơn tuổi rất nhiều. Cặp vú vẫn rắn chắc, lạy Chúa. Cặp vú bà chưa bao giờ quá bự để đến nỗi thõng xuống vì chính trọng lượng của chúng, và bụng bà thì phẳng lì.
Nhưng cặp mắt bà là điểm quý giá nhất. To, xanh thẫm, long lanh với thứ ánh sáng của chính nó, thứ lửa từ nội tâm và thời gian không làm lu mờ hoàn toàn. Bỗng, với không một lý do, nước mắt dâng lên từ trong cặp mắt ấy. Giận thân, bà giật chiếc áo ngủ, khoác lên người, bước ra phòng khách đúng vào lúc có tiếng gõ cửa.
"Vào đi", bà vừa nói vừa với lấy một điếu thuốc lá.


Đấy là người gác dan khách sạn. "Báo của bà đây, thưa bà". Thấy bà cố bật chiếc bật lửa, gã nhanh nhẹn đánh diêm.
"Cảm ơn" bà nói, mắt chớp lia lịa.
Nhưng gã đã kịp thấy tròng mắt đầy nước của bà. "Tối nay bà có cần xe không ạ?"
Bà lưỡng lự một lát rồi lắc đầu. Chẳng chỗ nào để người đàn bà có thể đến một mình. Lại một bữa ăn tối cô đơn trong phòng. Bà thậm chí cũng chẳng thích ăn một mình trong cái phòng ăn mênh mông của khách sạn. Gã gác dan nhìn bà ranh mãnh. "Có lẽ tối nay bà cần một người hộ tống?"
Bà chằm chằm nhìn gã mà ngượng vì ý nghĩ của mình. "Một tay nhảy thuê?"


Hắn nhận thấy một thoáng ghê tởm trên mặt bà. "Tất nhiên là không, thưa bà".
Bà nghĩ về những gã đĩ đực mà bà từng thấy và những những đàn bà đi cùng họ. Cách gì thì người ta cũng biết. Bà không b gchịu được cái cách mọi người có thể nhìn bà như vậy. "Tôi không cần một tay nhảy thuê".
"Tôi không bao giờ nghĩ về những điều như vậy, thưa bà. Nhưng có một trang thanh niên ở khách sạn, người đã thấy bà và rất mong được làm quen với bà".
"Một thanh niên?" dù sao thì bà vẫn cảm thấy hãnh diện. "Không phải là đĩ đực chứ?"
"Không phải đĩ đực, thưa bà". Giọng gã hạ thấp xuống đến tông bí mật. "Anh ta thuộc dòng dõi hoàng gia".
Bà ngập ngừng. "Tôi cũng chẳng biết nữa".
Gã gác dan nói nhanh để lợi dụng lúc bà đang l

ưỡng lự. "Nếu bà ra hành lang thì tôi có thể thu xếp để bà nói chuyện với anh ấy. Và nếu bà ưng thì tôi có thể thu xếp một cuộc ra mắt. Nếu không…" hắn nhún vai. "Trang thanh niên này sẽ tôn trọng ý kiến của bà, dù cho có thất vọng. Anh ta sẽ không làm phiền bà nữa".


Mặc dù đã quyết định không xuống hành lang để gặp, nhưng bà bỗng thấy mình chăm sóc rất kỹ mái tóc, làn da…Bà nhìn mình trong gương. Cặp mắt bà to, xanh thẫm và long lanh thứ ánh sáng đã mất một thời gian dài. Bà thấy mình trẻ trung và phấn khích. Mình sẽ chỉ nhìn thôi, bà tự nhủ khi khép cửa phòng phía sau lưng, mình sẽ chỉ nhìn rồi đi luôn. Chắc chắn là chẳng hại gì.


Ấn tượng đầu tiên của bà là anh ta quá trẻ. Nhưng rồi bà nhớ từng đọc đâu đó rằng đàn ông Pháp thường ưng đàn bà nhiều tuổi hơn họ. Anh ta cao, rất cao, đôi vai rộng và mớ tóc đen bù xù mang dáng dấp vương giả. Hai mươi tư tuổi, có lẽ? nhưng có lẽ vì chính tuổi của mình đã làm cho bà đoán già như vậy. Sergei thực ra chưa hẳn đã hai mươi.
Cặp mắt đen của Sergei quét dọc hành lang, và bốn mắt gặp nhau, và bà thấy anh ta đỏ mặt. Gã gác dan đã không xạo, bà ngạc nhiên nghĩ, chỉ người đàn ông thực sự muốn gặp ai đó mới đỏ mặt lên như vậy.
Khi quay nhìn đi chỗ khác, bất giác Sergei gật đầu với gã gác dan. Cùng khoảnh khắc ấy, nhanh hơn mình nghĩ, bà Harvey đi vội vào thang máy.


Suốt cuộc hôn nhân bà chưa hề ngoại tình và đấy chính là điều đã tạo ra không khí siêu thực quanh họ. Thời gian đã ngừng trôi và nếu như đấy không phải là tình yêu thì chắc chắn cũng là nét lãng mạn tuyệt đỉnh. Giờ đây, ba tuần sau, bà gặp Sergei ở cửa, với lá thư trong tay.
Sergei hiểu rằng vậy là chấm dứt và thấy nuối tiếc vì đã rất thích người đàn bà trầm lặng và thông minh này. "Đã đến lúc em phải đi?" gã hỏi, nhận một ly rượu.
Bà gật đầu. "Mai".


"Thế thì đêm nay chúgn mình phải đi xem toàn bộ Paris mà em chưa từng thấy. Chúng mình sẽ đi suốt đêm".
Bà lặng thinh một lát. "Em đã thấy đủ Paris rồi".
Segei đặt ly rượu xuống, đưa hai tay ra. Bà lặng lẽ bước vào vòng tay ấy và gã thấy đôi má bà thấm đẫm nước mắt. Họ ngồi lặng thinh hồi lâu. Ngày đã tàn và màn đêm buông xuống, từng con đường, đèn bật lên rực rỡ. Bà bỗng nói.
"Tốt nhất là phải kêu một cái gì đó. Anh chắc đói lắm rồi".
"Anh không đói".
Tĩnh lặng lại trùm xuống, họ nhìn ra những ánh đèn lấp lánh. "Về đêm, Paris thật đáng yêu".
Sergei không trả lời. Bà cựa quậy trong vòng tay gã. "Em chưa từng trẻ", bà nói. "Bây giờ em mới biết".
"Em sẽ luôn luôn trẻ trung".
"Bây giờ thì em sẽ trẻ trung, nhờ anh đấy".
"Anh tiễn em ra bến tàu", gã đột ngột nói.
"Không. Tốt nhất là hãy làm quen với cô đơn ở trên tàu".
"Anh nhớ em".
Cặp mắt bà xanh thẳm. "Em cũng nhớ anh".
"Ít nhất thì em cũng về nhà, với những người em yêu mến".
"Còn anh? Anh thế nào?"
"Anh cũng chẳng biết nữa. Cha anh muốn anh sang Đức với ông. Anh không muốn, nhưng…"
"Anh không được đi!"
Gã nhún vai. "Một cái gì đó để làm. Còn hơn là đeo đẳng ở Paris mà chẳng làm gì cả".
"Không. Không đúng. Những gì mà bọn Quốc xã Đức đang làm là khủng khiếp. Anh không được trở thành một thành phần của nó. Tổng thống Roosevelt nói…"
"Tổng thống của em là một tay Do Thái" gã chen vào. "Cha anh bảo rằng tên thực của ông ta là Rosenfeld và ông ta cấu kết với bọn cộng sản".


Bà cười và thấy sự bối rối trên mặt gã. "Anh làm em nhớ tới chồng em. Anh ấy đi khắp nơi để nhắc lại những điều ngu xuẩn như thế đấy". Rồi bà thấy biểu hiện thương tổn trên mặt gã. "xin lỗi", bà nói giọng hối hận, "nhưng anh biết là điều đó không đúng mà. Về chuyện tổng thống Mỹ là Do Thái ấy". Gã không trả lời. "Anh phải tìm một công việc", bà nói thêm.
"Ở đâu? Ai mà thuê anh? Anh chẳng làm được cái gì sất".
Bà cảm nhận sự tuyệt vọng khác thường trong đó, và kéo gã xuống với mình. Sức nóng đàn ông trong gã phả ra, trùm lấp cả người bà. Sau đó rất lâu, bà ngượng ngùng thì thầm vào tai gã "Hôm ấy, ở hành lang, em chính là người anh muốn gặp phải không? Không phải bất cứ ai khác chứ?"
Gã cảm nhận nhu cầu của bà. "Đúng, chính là em. Ngay từ cái nhìn đầu tiên".


Lúc ấy là năm giờ sáng, nhưng gã gác dan vẫn đang chờ khi Sergei ra khỏi khách sạn. "Nào, bà ta đưa cho cậu bao nhiêu?"
Sergei trân trân nhìn gã một lát rồi lơ đễnh, hầu như cẩu thả, lấy tờ séc trong túi ra. Hắn tóm lấy r rbật ra một tiếng huýt sáo. "Cậu có biết bao nhiêu không?" Sergei lắc đầu. Gã thậm chí chưa xem. "Năm ngàn đô la".
Sergei không đáp, vẫn còn đang nghĩ về người đàn bà gã đã để lại trong phòng khách sạn.
"Cái ấy của cậu phải bằng thép mất" gã gác dan cười thô tục. "Cậu đã làm cho ả phát điên rồi".


Sergei nhìn gã. Không phải vậy. Nó biết vì sao tờ séc lại nhiều đến thế. ấy là để nó có thể ở lại Paris và không phải sang với bố.


Gã gác dan háo hức "Ả có khá không? Một số ả Mỹ này trời sinh ra để làm việc ấy đấy". Sergei lạnh lùng nhìn gã. "Rồi, không hề gì, ngày mai là ả chuồn rồi. Có một mụ nữa đã thấy anh trong hành lang. Khi mụ hỏi, tôi đã bảo là sau hôm nay anh sẽ tự do. Mụ muốn anh cùng dùng cơm tối mai".


Sergei chợt bỏ đi. Gã gác dan nhìn theo, tay vẫn cầm tờ séc, gọi với "Mụ ấy muốn anh vận đồ ăn tối vì sau đó anh sẽ hộ tống mụ đến dạ hội ở nhà một người bạn".
Những kẻ phiêu lưu
Lời bạt cũng là lời tựa
QUYỂN MỘT - Chương 1 & 2
Chương 3 & 4
Chương 5 & 6
Chương 7 & 8
Chương 9 & 10
Chương 11 & 12
Chương 13 & 14
Chương 15 & 16
Chương 17 & 18
Chương 19 & 20
Chương 21 & 22
Chương 23
QUYỂN HAI - QUYỀN LỰC VÀ TIỀN Chương 1 & 2
Chương 3 & 4
Chương 5 & 6
Chương 7 & 8
Chương 9 & 10
Chương 11 & 12
Chương 13 & 14
Chương 15 & 16
Chương 17 & 18
Chương 19 & 20
Chương 21 & 22
Chương 23
QUYỂN 3 – TIỀN VÀ HÔN NHÂN Chương 1 & 2
Chương 3 & 4
Chương 5 & 6
Chương 7 & 8
Chương 9 & 10
Chương 11 & 12
Chương 13 & 14
Chương 15 & 16
Chương 17 & 18
Chương 19 & 20
QUYỂN BỐN – HÔN NHÂN VÀ THỜI TRANG Chương 1 & 2
Chương 3 & 4
Chương 5 & 6
Chương 7 & 8
Chương 9 & 10
Chương 11 & 12
Chương 13 & 14
Chương 15 & 16
Chương 17 & 18
Chương 19 & 20
Chương 21 & 22
QUYỂN 5 – THỜI TRANG VÀ CHÍNH TRỊ Chương 1 & 2
Chương 3 & 4
Chương 5 & 6
Chương 7 & 8
Chương 9 & 10
Chương 11 & 12
Chương 13 & 14
Chương 15 & 16
Chương 17 & 18
Chương 19 & 20
Chương 21 & 22
Chương 23 & 24
QUYỂN 6 – VỀ VỚI CÁT BỤI Chương 1 & 2
Chương 3 & 4
Chương 5 & 6
Chương 7 & 8
Chương 9 & 10
Chương 11 & 12
Chương 13 & 14
Chương 15 & 16
Chương 17 & 18
Chương 19 & 20
Chương 21 & 22
Chương 23 & 24
Chương 25 & 26
Chương 27 & 28
Chương 29 & 30
Chương 31 & 32
Chương 33 & 34
Chương 35 & 36
Tái bút