watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Những kẻ phiêu lưu-Chương 21 & 22 - tác giả Harolds Robbins Harolds Robbins

Harolds Robbins

Chương 21 & 22

Tác giả: Harolds Robbins

Chúng tôi mất ba ngày mới tìm ra được ngôi nhà. Ba ngày đi xe trên các đường phố, khám phá từng con hẻm. Như tất cả các thành phố trên thế giới, Zurich đã thay đổi. Những dấu vết cũ đã mất, thay thế bằng những toà lầu mới. Cuối cùng thì tình cờ mà chúng tôi tìm ra ngôi nhà.


Gần tối, cái lạnh của ban đêm đã đổ về. Marlene tỏ ra mệt mỏi vì căng thẳng. Tôi vươn người về phía trước gõ vào tấm kính ngăn cách với tài xế. "Đưa chúng tôi về khách sạn, nhanh vào".


Tôi ngả người trên ghế, châm thuốc. Cứ như mò kim đáy biển vậy. Bỗng cô nắm lấy tay tôi.


"Kia!" Marlene hồi hộp. "Phố ấy đấy. Em chắc chắn!"
Tôi gõ vào tấm kính. Người lái xe tại vào sát vỉa hè. Tôi quay sang cô. "Em chắc chứ?"
Marlene đang nhìn qua cửa sau xe. "Em…" cô ngập ngừng "em nghĩ chính là nó đấy".


Bao mệt mỏi của tôi chợt biến mất. "Thế thì xuống xem thử". Tôi mở cửa, đỡ Marlene xuống.


Đấy là một khu phố xưa kia vốn êm đềm nhưng giờ thì đã thành khu khách sạn nhỏ cho khách du lịch. "Em thấy thế nào?"


Mặt Marlene đầy phấn chấn. "Em không dám chắc, nhưng nó phải ở đây. Em nhớ ngôi nhà đó tụt vào trong nhiều hơn. Nhìn kìa, ở giữa khối nhà ấy, anh không nhìn thấy một ngôi nhà vì nó bị những nhà khác che khuất".


Marlene bước vội đi. Tôi bước theo cô tới trước ngôi nhà rồi cùng nhau đứng đấy, chằm chằm nhìn. Đấy là một ngôi nhà, đúng vậy. Nhưng những tảng đá xám và những chấn song kỳ lạ làm cho nó giống như một chiếc mũ tam giác.
"Đi nào".
Tôi đỡ cánh tay cô khi bước tới cổng. Tôi ấn chuông và một lát sau thì cửa mở để lộ một bà già vận bộ đồng phục đã bạc của người hầu. "Vâng ạ?"
"Ông Braunschweiger?"
Bà ta nhìn chúng tôi đầy nghi ngờ. "Ông bà là ai?"


Một cách vô thức, Marlene trở nên quyền uy mà chỉ có tầng lớp trên ở Đức dùng với người ăn kẻ làm của họ. "Bà Marlene von Kuppen" cô trả lời, lạnh tanh.


Cái tên von Kuppen đã làm bà già phủ phục xuống. Bà đưa chúng tôi vào một phòng khách nhỏ, cứ luôn mồm xin lỗi vì đã để phải chờ, rồi chạy đi kiếm ông chủ.


Tôi lùi vào góc tối nhấ khi nghe tiếng chân nặng nề ở phòng ngoài. Cánh cửa mở ra và Braunscheweiger bước vào, một người đàn ông khá nặng nề ở tuổi ngót sáu mươi. "Bà Von Kuppen" ông ta nói, dập hai gót giầy thật kêu rồi cúi xuống hôn tay Marlene. "Rất sung sướng gặp lại cô. Thật vinh hạnh được cô nhớ tới".
"Ông Braunschweiger"


Nụ cười thoáng chút đần độn trên mặt ông ta biến mất khi tôi bước từ góc phòng ra. "Ông Braunscheweiger, tôi xin giới thiệu ngài Xenos, đại sứ Corteguay ở Liên Hợp Quốc".
"Thưa ngài" ông nói cứng quèo, lại dập hai gót giày và cúi chào.
"Ông Braunschweiger" tôi chào lại.
Ông nhìn Marlene. "Tôi không hiểu mục đích của cuộc thăm viếng này?"
"Đại sứ Xenos có thể giải thích rõ hơn tôi" Marlene nói. Tôi để ý thấy cô nhấn mạnh cái chức danh của tôi. Cô hiểu việc mình làm, vì rõ ràng là cái chức danh đó gây được ấn tượng đối với người đàn ông này.
"Ông Braunschweiger" tôi nói. "Tôi có một vài vấn đề quan trọng để thảo luận với ông. Chúng ta cứ đứng thế này mà nói chuyện trong cái căn phòng bé tẹo bất tiện này à?"
Giọng ngạo mạn của tôi cũng được việc. "Tất nhiên là không, thưa ngài. Xin mời lên văn phòng của tôi ở trên gác".


Chúng tôi theo Braunschweiger lên cầu thang. Đấy là một căn phòng lớn, kiểu cổ, được trang trí bằng những đồ gỗ to tướng và nặng nề của trường phái Giecmanva, và lửa đang bập bùng trên chiếc vỉ lò nhỏ đặt trong tường. Ông ta chỉ các ghế bành cho chúng tôi rồi bước ra phía sau bàn, ngồi xuống. Giọng ông ta như khuất phục. "Tôi có thể làm gì cho ngài?"


Tôi chằm chằm nhìn ông ta. "Tôi muốn biết ai trả tiền cho súng ống mà xí nghiệp Von Kuppen ở Đông Đức đang chở đến đất nước tôi".
Braunschweiger nhìn tôi, rồi Marlene, rồi trở lại tôi. "Chắc là có nhầm lẫn gì đây" ông ta nói. "Như tôi được biết thì xí nghiệp này chỉ sản xuất thiết bị nông nghiệp. Tôi đã cộng tác nhiều năm với Von Kuppen Fabrik".
Tôi chằm chằm nhìn lại ông ta. "Bao nhiêu năm, ông Braunschweiger?"
Ông ta lặng thinh. "Trước chiến tranh? Hay sau?"
"Tôi không thấy điều đó có liên can gì tới ngài, thưa ngài". Ông ta đứng dậy "Tôi thấy chẳng có mục đích gì để tiếp tục cuộc đối thoại này".


Tôi vẫn ngồi trong ghế, cố tạo cho giọng tôi thật sự đe doạ. "Chúng tôi, trong nội bộ của Liên Hợp Quốc, có thể tiếp cận với một lượng thông tin lớn mà không phải bao giờ cũng công bố, thậm chí cũng không thông báo với chính phủ liên quan, ông Braunschweiger. Chúng tôi biết tất cả về sự hợp tác trước đây của ông với Von Kuppen Fabrik. Chúng tôi cũng biết khá nhiều về các chi nhánh của ông hiện nay".


Tôi lấy điếu thuốc và từ từ châm hút để ông ta có thì giờ tiêu hoá điều tôi vừa nói. "Ở thời điểm muộn màng này, chúng tôi không muốn khơi lại quá khứ, hoặc là gây phiền hà cho những người đã dính líu với Von Kuppen. Nhất là đối với những người đã cộng tác với chúng tôi".
May mà Braunschweiger cắn câu. "Nguyên là giám đốc của xí nghiệp, ông phải hiểu chứ?"


"Tôi chẳng có vai trò gì đối với các chính sách của công ty. Tôi chỉ nhận trách nhiệm về sản xuất thôi".
"Nhưng ông là thành viên của đảng Quốc Xã" tôi nói. Đấy là một giả định khá an toàn, vì những công việc như của ông ta thì không thể trao vào tay người ngoài đảng được. "Thực tế là một đảng viên rất quan trọng, và vì vị thế đó mà biết được mục đích của sản phẩm của mình".


Mặt Braunscheweiger tái dại. Ông ta cũng hiểu như tôi rằng vào cuối cuộc chiến, chính xí nghiệp của ông ta đã cung cấp chín mươi phần trăm hơi độc được sử dụng ở Dachau và Auschwitz. "Tôi chẳng biết gì cả" ông ta cục cằn nói. "Tôi chỉ là một người làm thuê nghe theo lệnh mà thôi".


"Nghe hợp lý đấy, nhưng tất nhiên, ông phải hiểu rằng đấy chính là lời biện hộ duy nhất của tất cả các tội phạm chiến tranh trước các phiên toà ở Nuremberg chứ".
"Tôi là công dân Thuỵ Sĩ" Braunschweiger gay gắt trả lời. "Tôi được hiến pháp Thuỵ Sĩ bảo vệ."
"Chính phủ này bảo vệ ông được bao lâu khi họ biết ông đã bán mình cho bọn Quốc Xã?"
"Họ chẳng làm gì với những người đã giúp đỡ Đồng Minh!"
"Tôi biết" tôi kiên nhẫn. "Nhưng ông mắc một sai lầm nghiêm trọng. Ông đã chọn nhầm bên, bên thua".
Braunschweiger bỏ kính ra rồi lại đeo vào. "Không thể được. Thậm chí nếu muốn cung cấp cho ông những thông tin đó, tôi cũng chẳng kiếm đâu ra".
"Tệ thật, ông Braunschweiger" tôi vừa nói, vừa đứng dậy. "Tất nhiên, ông biết rằng chúng tôi có thể buộc ông phải làm chứng chứ?" Tôi quay sang Marlene. "Nào, bà Von Kuppen" tôi nói đầy nghi thức "có ở lại lâu hơn cũng vô ích".
"Xin chờ một lát, thưa ngài!"
Tôi quay lại phía ông Braunschweiger.
"Nếu tôi có thể kiếm cho ông những thông tin này thì …chuyện khác có thể…" giọng ông ta ắng đi.
"Nó sẽ được quên đi" tôi nói. "Chẳng ai cần biết cả". Điều đó không hoàn toàn chính xác. Tôi sẵn sàng cá là chẳng ai có thể chứng minh được điều mà tôi đã thu xếp để biết được qua trực giác.
Braunschweiger lại bỏ kính ra rồi dùng khăn mùi xoa lau thật mạnh. "Sẽ không dễ đâu. Tôi phải mất mấy ngày".


"Hôm nay là thứ ba" tôi trả lời. "Nhân viên của tôi đã sẵn sàng công bố hồ sơ về ông vào sáng thứ sáu – trừ phi họ được tôi ra lệnh khác đi".
"Ông sẽ có thông tin mà ông cần, muộn nhất là vào đêm thứ năm".
"Tôi ở Grande Hotel" tôi nói, nhìn Marlene. "Đi thôi, bà von Kuppen".
Braunschweiger vẫn đứng nghiêm khi chúng tôi bước ra.
Sáng thứ năm, Marlene đứng nhìn qua vai tôi khi tôi đọc bản báo cáo mà Braunschweiger gửi đến qua một người đưa thư đặc biệt. "Có nghĩa là gì vậy?" cô hỏi.
"Có nghĩa là chúng ta trở lai Paris" tôi nói dứt khoát. Nếu những gì đã xảy ra như tôi nghĩ thì thậm chí Robert cũng không dám giấu những thông tin mà anh đã khước từ cho tôi.



Chương 22


Cánh báo chí nhào vào như bầy sói khi chúng tôi ra khỏi máy bay ở Orly. Cả một lực lượng báo chí Pháp với những chiếc mũi rất thính đối với scandal. Những chiếc bóng flash nổ bôm bốp trước mặt chúng tôi. Một trong những phóng viên vẫy tờ báo vbdòng tít lớn trên trang nhất. Đấy là tờ Nước Pháp Buổi Tối mà dòng tít đen, đậm chiếm cả nửa trên của trang nhất. Thật điển hình Pháp, có thể đọc được ở cách xa cả dãy phố.
NHÀ NGOẠI GIAO PLAYBOY VIẾT KHÚC ĐỒNG QUÊ THƠ MỘNG VỚI NÀNG THỪA KẾ CỦA VON KUPPEN TRƯỚC ĐÂY!
Tôi nắm cánh tay Marlene, xông qua đám đông, cáu với mình hơn là với họ. Lẽ ra tôi phải biết điều gì sẽ xảy ra chứ. Sự thể vốn đã đầy khó khăn mà thứ công chúng này chẳng làm cho nó dễ dàng hơn được chút nào.
Cuối cùng, khi đã đến được chiếc xe thì một phóng viên đứng như trời trồng trước mặt chúng tôi. "Ông và bà Von Kuppen có kế hoạch tổ chức đám cưới không?" tôi nhìn anh ta một cách giận dữ và lặng thinh. "Vậy tại sao ông lại đi Thuỵ Sĩ?"
"Để chữa đồng hồ, đồ ngốc!" tôi thô bạo gạt anh ta sang bên.
Xe lao đi, và Mèo Bự quay lại từ ghế cạnh người tài xế, nhìn tôi. "Có bức điện cho anh".
Tôi cầm chiếc phong bì xanh trên tay anh, mở ra, và chẳng phải mệt mỏi mới đọc được. Tổng Thống thậm chí không buồn chuyển nó thành thứ mã đơn giản của chúng tôi.
ANH ĐANG LÀM GÌ Ở CHÂU ÂU CHẤM TRỞ LẠI NEW YORK CHẤM LÚC NÀY KHÔNG PHẢI LÚC TẾU CHẤM
Tếu. Ở nước tôi, nó mang một ý nghĩa đặc biệt. Một bữa tiệc trác táng, một cuộc truy hoan. Tôi giận dữ vò nát bức điện.
Marlene nhìn tôi với cặp mắt thao láo. "Tin dữ?"
"KHông" tôi trả lời cụt ngủn "chỉ là vì Tổng Thống cũng tồi như tất cả những người khác. Ông ấy tưởng anh đang khiêu vũ".
Một thoáng khôi hài xuất hiện trong mắt cô. "Vâng, em hy vọng là nó đã không hẳn là chán nản".
Tôi nhìn cô, buộc phải cười. "Không, phần lớn là đâu có tồi".
"Em cũng nghĩ thế" Marlene cười phá lên. "Em không biết một tuần nữa em đã đi lại được chưa".
Robert ngạc nhiên trước giọng nói của tôi trên điện thoại. "Tôi tưởng anh ở Thuỵ Sĩ?"
Nghĩa là anh cũng đã đọc báo. "Tôi đã ở đấy" tôi đáp. "Và tôi muốn gặp anh sớm nhất có thể".
Robert do dự. "Hôm nay tôi kín mít chương trình rồi".
"Quan trọng đấy!" hôm nay tôi phải gặp anh. Hôm nay là thứ sáu và ngày mai các nhà băng Thuỵ Sĩ đều đóng cửa.
Anh im lặng giây lát rồi nói. "Tôi sẽ gặp cha tôi trong bữa ăn trưa ở Crillon. Anh cùng ăn với chúng tôi nhé? tôi biết là ông sẽ rất vui được gặp anh".
"Tôi sẽ ở đấy".
"Trông ông khoẻ lắm, thưa ông".
Nam tước nhìn tôi một cách lanh lợi. "Anh thật tốt bụng, mà nói thế thôi, chứ sự thực là tôi đã già rồi".
Một cái nhìn kỳ lạ được chuỷên giao giữa ông và con trai. Tôi liếc Robert. Anh như phiền muộn, một sự buồn rầu khác thường. "Cha mắc chứng đau nhức" anh nói "Tôi đã cố thuyết phục cha rằng đấy chỉ là những tai biến bình thường của tuổi già mà thôi".
Nam tước cả cười. "Làm sao mà anh biết được? Tôi là người đã trải qua bao năm tháng…"
Người hầu bàn bưng cà phê đến. Nam tước cầm ly của mình lên. "Tôi vừa nhận được thư của Caroline. Nó bảo có thấy anh mấy tuần trước ở New York".
"Chúng cháu cùng uống với nhau ở El Morocco".
"À, El Morocco". Nam tước mỉm cười. "Nó như một câu lạc bộ, anh có thể gặp mọi người ở đấy. Nhưng nếu hai người có công chuyện thì cứ thảo luận đi. Dù tôi chẳng còn hoạt bát nữa nhưng tôi vẫn rất quan tâm".
"Cảm ơn Nam tước".
Bữa ăn trưa đã xong mà Robert vẫn như không để cho tôi có dịp nói. Trông anh thật sầu muộn khi bảo "Nếu vẫn là chủ đề ấy thì tôi e là câu trả lời của tôi vẫn là không. Anh thừa biết vị thế của tôi rồi".
"Trước đây tôi có đẩy tới đâu, Robert" tôi trả lời "và bây giờ tôi cũng không. Nhưng anh không thể xem xét lại à?"
Robert lặng thinh, một cái nhìn cứng cỏi trên mặt anh.
Nam tước dõi nhìn chúng tôi. Ông lấy điếu xì gà nhỏ ra rồi chậm rãi châm hút. Khi sự căng thẳng giữa chúng tôi chuyển thành gay cấn. "Tôi không biết về chuyện này giữa các anh".
Chắc chắn không phải tôi là người trả lời ông.
Robert nhìn cha. "Dax đề nghị tiếp cận với một số thông tin mật về nhà băng Thuỵ sĩ của chúng ta. Con đã từ chối".
Nam tước gật đầu. Ông nhìn xuống điếu xì gà. "Robert hoàn toàn đúng" ông nói. "Không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn là vấn đề đạo lý nữa".
"Tôi hiểu, thưa ngài. Nhưng thông tin này là cốt tử với tôi".
"Quan trọng đến mức dám đề nghị một người bạn qua mặt cả torớt của anh ta?"
"Không chỉ có thế" tôi trả lời "đủ quan trọng để gạt bỏ cả tình bạn, nếu cần".
Nam tước lặng thinh một lát, rồi ông quay sang Robert. "Con biết Dax từ bao giờ?"
Robert ngạc nhiên. "Cha cũng biết như con là bao lâu mà".
"Đã bao giờ Dax đề nghị con điều gì như thế này chưa?"
Robert lắc đầu.
"Con đã bao giờ nhờ Dax giúp đỡ chưa?"
Giọng Nam tước thật dịu dàng, nhưng Robert bắt đầu bối rối. "Cha biết là con đã nhờ mà".
"Ta nhớ nhiều thứ. Trong chiến tranh, Dax đã giúp cả con lẫn em con mà thậm chí không phải ai đề nghị. Và cha cũng nhớ Dax đã giúp chúng ta như thế nào khi chúng ta có rắc rối với những người họ hàng của mình. Khi đó Dax cũng không ngần ngại".
"Đấy là chuyện khác" Robert cứng đầu. "Chúng ta không đề nghị anh ấy phản bội một tơrớt".
"Không à?" giọng Nam tước thật mỉa mai. "Nếu ta nhớ không nhầm thì chúng ta đề nghị Dax nói dối hộ chúng ta. Và khi một người đàn ông đã nói dối người khác thì, bất luận điều đó là gì, ta coi đó là sự phản bội một tơ rớt, con có nghĩ thế không?"
"Không!" Robert gay gắt. "Đây là một cam kết doanh nghiệp và trong hoàn cảnh này chúng ta hành động một cách bình thường".
"Một cách bình thường, cũng có thể, nhưng còn một cách đạo lý?"
"Đạo lý không liên can gì đến điều đó cả!" Robert nhìn cha đầy giận dữ. "Và chính cha là người tiêu biểu để thuyết giáo về đạo lý đấy".
Nam tước mỉm cười. "Không, ta chỉ là người đầu tiên công nhận rằng không phải tất cả những gì ta làm đều là đạo lý cả. Nhưng ít nhất thì ta đã hành động với sự nhận biết đầy đủ về điều ta làm. Ta không cố tự lừa dối mình như con đang làm".
Robert lặng thinh nhìn cha.
Nam tước quay sang tôi. "Tôi xin lỗi. Dax, vì không giúp gì được anh. Tôi nghĩ là anh đủ hiểu tôi để tin khi tôi nói rằng nếu tôi vẫn có quyền thì tôi sẽ đưa cho anh bất cứ thông tin gì mà anh cần".
"Tôi tin vậy, thưa ngài".
Nam tước đứng lên. "Giờ thì tôi phải đi. Ồ, không, tôi không đứng dậy nổi nữa. Tạm biệt, Dax".
"Tạm biệt ngài".
Nam tước quay lại nhìn Robert. "Con trai" ông thấp giọng, "có điều còn tệ hơn một lão già ngu xuẩn chính là một thằng trẻ ngu xuẩn, người cho rằng không còn có gì để phải học nữa. Con phải học cách lắng nghe".
"Con đã lắng nghe" Robert trả lời cụt ngủn "và câu trả lời của con vẫn như cũ!"
"Vậy thì con chẳng thấy được gì từ những điều mà con đã lắng nghe. Ta nghe rõ Dax nói rằng anh ấy sẽ không đẩy tới, nếu con xem xét lại. Như chỗ ta hiểu Dax, thì ta chỉ có thể cho rằng điều đó có nghĩa là anh ta có biện pháp để lấy thông tin này từ con, dù con có muốn hay không".
Robert liếc vội sang tôi rồi mặt anh đỏ lên, nhìn cha.
Nam tước nhẹ nhàng đặt tay lên vai anh. "Con ta, trước những gì mà con, và nói chung, chúng ta nợ Dax, chả lẽ không đủ để uốn cong một chút những cái mà con gọi là pháp lý à? bằng cách cho người bạn cái mà anh ta cần, con sẽ không buộc Dax trở thành người đối lập".
Lặng lẽ, hai chúng tôi nhìn Nam tước len lỏi qua những chiếc bàn tới cửa, rồi chúng tôi nhìn nhau.
"Từ khi cha tôi nghỉ hưu, cha tôi càng mềm mại và tình cảm hơn nhiều" Robert nói với một nụ cười gắng gượng. "Đấy là bệnh nghề nghiệp của tuổi già".
Điều Robert nói đã làm tôi bỗng nổi giận. Làm sao một con người hiểu biết như Robert lại có thể học được ít đến thế? "Anh cũng sẽ già đi chút ít trong vài phút tới" tôi nói như doạ nạt.
"Thôi đi Dax, anh có thể đóng kịch với cha tôi chứ không phải tôi. Tôi hiểu biết hơn".
"Thật à?" tôi hỏi một cách hung dữ. "Anh cũng biết mọi thứ về cái công ty gọi là công ty Vận chuỷên De Coyne?"
"Tất nhiên, nó được thành lập vì mục đích thực thi vận tải biển tới Corteguay. Đấy là một phần của thoả thuận đầu tư gốc của chúng ta mà anh cũng hiểu nó như tôi. Chính cha anh đã ký các văn bản thay mặt Corteguay mà".
"Nhà băng vẫn sở hữu công ty?"
"Không".
"Thế thì ai?"
Nụ cười khó nhọc trở lại trên môi Robert. "Tôi không thể nói với anh điều đó. Khi chúng tôi không sử dụng công ty vào việc gì được nữa, sau nhiều năm hầu như bất động, chúng tôi đã bán nó, thoả thuận với vai trò người được chỉ định và uỷ thác, cho các chủ sở hữu mới. Hoàn toàn phù hợp pháp luật Thuỵ Sĩ".
"Vậy mà đối với công chúng thì các anh vẫn là những chủ sở hữu và chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động của công ty?"
"Đúng thế". Một nếp nhăn phiền muộn xuất hiện trên mặt Robert. "Đấy cũng là thông lệ, và mọi người đều biết đó chỉ là một sự tránh né".
Tôi nhìn Robert và qcho sự âu lo sâu lắng hơn. Một lát sau tôi nói "Tôi cho là anh cũng biết về bản chất hiện hữu của các hoạt động của công ty?"
"Tôi cũng biết đôi chút". Robert mệt mỏi trả lời.
Tôi lấy tập giấy tờ mà Braunschweiger đã cung cấp cho, đặt lên bàn. "Vậy tôi cho là nhà băng De Coyne đã không phản đố việc đóng vai trò một hãng tàu biển vận chuyển vũ khí do xí nghiệp trước đây của Von Kuppen ở Đông Đức sản xuất?"
Mặt Robert chợt biến sắc. "Cái gì, anh nói sao?"
"Đọc tài liệu đi".


Robert cầm tờ tóm tắt hợp đồng giữa chính phủ Đông Đức và công ty vận chuyển De Coyne, một tổ hợp Thuỵ Sĩ. Khi anh ngẩng lên thì những giọt mồ hôi to bằng hạt ngô chồi ra trên trán. Miệng anh hé mở và trông anh hoàn toàn bị bệnh


Tôi chẳng ái ngại gì cho anh. Robert đáng đời lắm, ngay cả chỉ vì sự ngu xuẩn cỦA anh. Nam tước nói đúng, lẽ ra chúng tôi phải đạt được điều này như những người bạn. Sự công bố này có thể phá tan nhà băng De Coyne mà chẳng điều gì khác có thể làm được. Cả hai chúng tôi đều hiểu chẳng ai tin vào sự biện bạch là vô tội của nhà băng.
"Anh không tinh khôn như anh tưởng đâu, Robert" tôi lặng lẽ nói "anh đã trắng chiếu".


Tối hôm đó, các bao 'cáo tới tấp từ Thuỵ Sĩ bay về. Tôi và Robert tiêu mất nửa đêm trong văn phòng anh để xem xét. Cuối cùng, khi tôi đứng dậy thì chiếc cặp da của tôi chặt cứng giấy tờ. Tôi đã có cả ngọn nguồn của câu chuyện bẩn thỉu này. Mà Marcel nằm ngay trung tâm, hệt như một con bạch tuộc, những chiếc vòi tục tĩu của anh ta vươn ra mọi hướng.
Buổi sáng, tôi gọi cho Marlene để chào tạm biệt.
"Anh đi à?"
"Anh đang ở sân bay".
"Em xin lỗi vì những chuyện đăng trên báo, Dax. Em hy vọng cô ấy không tin vào những chuyện ấy".
"Không hề gì" tôi nói, đúng với nghĩa đen của nó. Giữa tôi với Beatriz đã quá trục trặc rồi. "Dù sao thì cũng có phải là lỗi của em đâu, Marlene?"
"Dax, tốt đẹp đấy chứ, phải không?" cô ngập ngừng. "Em nói là giữa chúng ta đấy".
"Ừ, Marlene".


Cô lặng thinh một lát và khi nói, giọng cô khẽ đến mức tôi gần như không nghe được. "Tạm biệt Dax".
"Tạm biệt Marlene".
Những kẻ phiêu lưu
Lời bạt cũng là lời tựa
QUYỂN MỘT - Chương 1 & 2
Chương 3 & 4
Chương 5 & 6
Chương 7 & 8
Chương 9 & 10
Chương 11 & 12
Chương 13 & 14
Chương 15 & 16
Chương 17 & 18
Chương 19 & 20
Chương 21 & 22
Chương 23
QUYỂN HAI - QUYỀN LỰC VÀ TIỀN Chương 1 & 2
Chương 3 & 4
Chương 5 & 6
Chương 7 & 8
Chương 9 & 10
Chương 11 & 12
Chương 13 & 14
Chương 15 & 16
Chương 17 & 18
Chương 19 & 20
Chương 21 & 22
Chương 23
QUYỂN 3 – TIỀN VÀ HÔN NHÂN Chương 1 & 2
Chương 3 & 4
Chương 5 & 6
Chương 7 & 8
Chương 9 & 10
Chương 11 & 12
Chương 13 & 14
Chương 15 & 16
Chương 17 & 18
Chương 19 & 20
QUYỂN BỐN – HÔN NHÂN VÀ THỜI TRANG Chương 1 & 2
Chương 3 & 4
Chương 5 & 6
Chương 7 & 8
Chương 9 & 10
Chương 11 & 12
Chương 13 & 14
Chương 15 & 16
Chương 17 & 18
Chương 19 & 20
Chương 21 & 22
QUYỂN 5 – THỜI TRANG VÀ CHÍNH TRỊ Chương 1 & 2
Chương 3 & 4
Chương 5 & 6
Chương 7 & 8
Chương 9 & 10
Chương 11 & 12
Chương 13 & 14
Chương 15 & 16
Chương 17 & 18
Chương 19 & 20
Chương 21 & 22
Chương 23 & 24
QUYỂN 6 – VỀ VỚI CÁT BỤI Chương 1 & 2
Chương 3 & 4
Chương 5 & 6
Chương 7 & 8
Chương 9 & 10
Chương 11 & 12
Chương 13 & 14
Chương 15 & 16
Chương 17 & 18
Chương 19 & 20
Chương 21 & 22
Chương 23 & 24
Chương 25 & 26
Chương 27 & 28
Chương 29 & 30
Chương 31 & 32
Chương 33 & 34
Chương 35 & 36
Tái bút