Chú thích
Tác giả: Frederick Engels
[10]. "Tiểu luận về chiến tranh"- một trong những tác phẩm quân sự lớn của Ph. Ăng-ghen, trong đó ông đứng trên lập trường của chù nghĩa duy vật lịch sử để phân lích các sự kiện của cuộc chiến tranh Pháp- Phổ 1870-1871. gồm một loạt 59 bài gắn liền với nhau viết dưới hình thức điểm tình hình chiến sự. Trong số này có 40 bài nhan đề "Tiểu luận về chiến tranh" kèm theo số thứ tự tương ứng. còn những boài kia thì lấy đầu đề khác nhau.
Lý do trực tiếp để viết những bài về cuộc chiến tranh Pháp - Phổ là Ti-blin (Ta- ran). một trong những phóng viên quân sự của tờ "Pall Mall Gazetle". đã nghị với Mác gửi những bản tin quân sự cho tờ báo này. Mác chuyển đề nghị ấy cho Ăng-ghen. Ba bài đầu Ăng-ghen gửi cho Mác, xem xong Mác chuyển cho ban biên tập. Những bài sau Ăng-ghen gửi thẳng cho ban biên tập tờ "Pall Mall Gazette"để đăng được nhanh hơn.
Những bài của Ăng-ghen về cuộc chiến tranh Pháp - Phổ được viết sốt dẻo theo các sự kiện xảy ra. Ăng-ghen nghiên cứu tỉ mỉ tất cả những tài liệu mà ông có được về tình hình chiến sự: những bản tin của các tờ báo Anh, Đức, Pháp, những bức điên mới nhất từ Pháp và Đức gửi đi. Mặc dầu những bản tin đó không đầy đủ và mâu thuẫn nhau, nhưng với tất cả những thiếu sót trong một số chi tiết không sao tránh khỏi trong điều kiện ấy. Ăng-ghen đã dựng lại được tiến trình thực sự của chiến cuộc trong những bài báo của mình.
Khi bắt tay vào viết "tiểu luận về chiến tranh". Ăng-ghen dự định viết mỗt tuần 2 bài; sau khi đăng 3 bài đầu gây được sự quan tâm sâu sắc của độc giả và thu hut sự chú ý của toàn bộ báo chí, biên tập viên của tờ "Pall Mall Gazette" là Grin-vút đề nghị Ăng-ghen gửi bài cho báo với sổ lượng không hạn chế, vào thời kỳ chiến sự diễn ra sôi nổi nhất, Ăng-ghen viết môi tuần 3 thậm chí 4 bài.
Grin-vút đã nhiều lần sửa chữa hài viết của Ăng-ghen mà không có sự đồng ý của tác giả. Như Ăng-ghen đã nhận xét trong thư của mình trong bài "'Tiểu luận về chiến lranh.- lIl" người ta đã tùy tiện sửa đổi những thuật ngữ quân sự, hơn nữa nhứng sửa đổi đó chứng tỏ Grin-vút không hiểu hiết những thuậl ngữ quân sự ấy; trong bài "Tiểu luận về chiến tranh.- XIII". người ta đã thêm vào đoạn cuối (xem chú thích 44).
Những bài "Tiểu luận về chiến.tranh" được đãng trên tờ "Pall Mall Gazette" từ ngày 29 tháng Bảy 1870 đến 18 tháng Hai 1871; trừ ba bài đầu ký tên "Z.", những bài khác đều đăng không ký lên. hơn nữa chỉ có một số ít người biết tác giả của những bài ấy là Ăng-ghen. Những bài viết của Ăng-ghen về cuộc chiến tranh Pháp- Phổ dã thành công lớn. Hàng loạt tờ báo đã lặp lại nội dung của những bài ấy trong các bài điểm tình hình. Bạn bè của Ăng-ghen đặt cho ông biệt hiệu "Tướng quân".
Khi Ăng-ghen còn sống. những bài viết của ông về cuộc chiến tranh Pháp- Phổ đã không được tái bản. Những bài báo cắt từ tờ "Pall Mall Gazette" có mang chữ ký của chính tay Ăng-ghen ở góc phải hoặc trái mỗi bài do V.Át-le, một trong những nhà lãnh đạo Đảng dân chủ xã hội Áo, gửi trong nhiều năm đã không được đông đảo độc giả biết đến. Chỉ mấy năm sau khi Át-le chết, vào năm 1923, những bài viết của Ăng-ghen mới được xuất bản thành tập sách riêng bằng tiếng Anh in li-tô dưới nhan đề chung "Tiểu luận về chiến tranh". "Tiểu luận về chiến tranh" được xuất bản lần đầu bằng tiếng Nga năm 1924.
"The Pall Mall Gazette" ("Báo Pen-men")- tờ nhật báo xuất bản ở Luân Đôn từ năm 1865 đến năm 1920: trong những năm 60- 70 tờ báo đó theo khuynh hướng bảo thủ. Mác và Ăng-ghen giữ quan hệ với tờ báo ấy từ tháng Bảy 1870 đến tháng Sáu 1871.
Ngoài những bài của Ăng-ghen về cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, tờ báo đã đăng lời kêu gọi thứ nhất và những đoạn trích trong bản lời kêu gọi thứ hai của Tổng hội đồng về cuộc chiến tranh Pháp- Phổ. Như Mác đã nhận xét: tờ "Pall Mall Gazetle" trong một thời gian nhất định là: "tờ báo duy nhất không bị mua chuộc ở Luân Đôn". Song vào cuối tháng Sáu 1871, tờ báo đã tham gia vào chiến dịch vu khống chung đối với Quốc tế do báo chí tư sản gậy ra vì cuộc cách mạng ở Pa-ri. Tình hình đó buộc Mác và Ăng-ghen phải cắt đứt mối quan hệ với tờ báo này.-17.
[11]. Liên đoàn Bắc Đức- quốc gia liên bang ở Đức thành lập năm 1867 dưới quyền bá chủ của Phổ sau khi nước này chiến thắng trong chiến tranh Áo- Phổ, thay cho Liên bang Đức đã tan rã (xem chú thích 29). Tham gia Liên đoàn Bắc Đức có 19 quốc gia và 3 thành phố về hình thức được thừa nhận là tự trị ở Đức. Hiến pháp của Liên đoàn Bắc Đức bảo đảm địa vị thống trị của Phổ trong Liên đoàn: vua Phổ được tuyên bố là chủ tịch liên đoàn và tổng tư lênh các lực lượng vũ trang của Liên đoàn, được trao quyền lãnh đạo chính sách đối ngoại. Quyền lập pháp của quốc hội của Liên đoàn bị hạn chế rất nhiều: những đạo luật mà nó thông qua chỉ có hiệu lực sau khi được sự tán thành của hội đồng Liên đoàn, một hội đồng mang tính chất phản động về mặt thành phần, và sự phê chuẩn của chủ tịch. Năm 1870 Ba-vi-e, Ba-đen, Vuyếc-tem-béc và Hét-xen - Đác-mơ-stát. những nước trước đây còn ở ngoài, cũng gia nhập Liên đoàn. Sự thành lập Liên đoàn Bắc Đức là một bước tiến trên con đường thống nhất quốc gia Đức; tháng Giêng 1871 Liên đoàn chấm dứt tồn tại do sự thành lập Đế quốc Đức.- 19.
[12]. Ăng-ghen nói đến công quốc Slê-dơ-vích và Lau-en-buồc bi đặt dưới sự thống trị của Phổ do kết quả của cuộc chiến tranh với Đan Mạch năm 1864: sau đó bi sáp nhập vào Phổ: cũng như các vùng bi sáp nhập vào Phổ do thắng lợi của nước này trong cuộc chiến tranh Áo- Phổ năm 1866 như: vương quốc Han-nô-vơ, hầu quốc Hét-xen- Cát-xen, đại công quốc Na-xau, thành phố tự do Phran-phuốc, công quốc Hôn-stai-nơ, cũng như một bộ phận lãnh thổ Ba-vi-e và Hét-xen- Đác-mơ-stát.- 19.
[13]. Chế độ quân lan-ve của Phổ- chế độ thành lập các đơn vị lực lượng vũ trang gồm những người phải làm nghĩa vụ quân sự tuổi tương đối nhiều (từ 27 đến 32), phục vụ 5 năm trong quân lan-ve sau khi đã qua thời kỳ hiện dịch trong quân chính quy và đã lui lại trong lực lượng dự bị theo thời hạn quy đinh. Chế độ quân lan-ve xuất hiện lần đầu ở Phổ năm 1813 - 1814; về sau chế độ này được thi hành ở các quốc gia khác ở Đức và ở Áo. Thời bình, các đơn vị lan-ve chỉ tiến hành mấy đợt huấn luyện; thời chiến, phải gọi nhập ngũ để phục vụ tại hậu phương và làm quân đồn trú. Thời kỳ chiến tranh Pháp- Phổ, quân lan-ve được sử dụng để tác chiến bên cạnh bộ đội chính quy; thời chiến người lớn dưới 40 tuổi đều phải tham gia quân lan-ve.- 20.
[14]. Súng liên thanh hoặc súng bắn đạn ghém- một loại súng liên thanh nhiều nòng đặt lên giá nặng. Súng liên thanh trang bi cho quân đội Pháp những năm 1870 - 1871, gồm 25 nòng nhờ một cơ chế đặc biệt mà bắn được liên tục. Kinh nghiệm của cuộc chiến tranh Pháp- Phổ chứng tỏ rằng do cấu tạo không hoàn thiện súng liên thanh không thể sử dụng trong dã chiến.- 21.
[15]. Du-a-vơ- một loại bộ binh nhẹ của Pháp (tên "du-a-vơ" lấy ở tên gọi một bộ lạc ở An-giê-ri). Những đơn vì du-a-vơ đầu tiên được thành lập trong 30 năm đầu thế kỷ XIX với tính chất là quân thuộc địa ở An-giê-ri gồm dân bản xứ, về sau được bổ sung người Pháp nhưng vẫn giữ lại quân phục kiểu phương Đông ban đầu.
Tuyếc-cô. hoặc xạ thủ An-giê-ri- một loại bộ binh nhẹ của Pháp. thành lập vào đầu những năm 40 thế kỷ XIX và được bổ sung bằng dân bản xứ An-giê-ri, trừ sĩ quan và một phần hạ sĩ quan.- 21.
[16]. Vệ binh quốc gia ở Pháp. theo đạo luật năm 1868 được chia thành lực lượng lưu động và lực lượng địa phương. Quân vệ binh quốc gia lưu động được bổ sung bằng những người gọi nghĩa vụ quân sự không đăng ký phục vụ tại ngũ và ở ngạch dự bị. được sử dụng để bảo vệ biên giới, làm nhiệm vụ ở hậu phương và làm quân đồn trú. Vào đầu cuộc chiến tranh Pháp- Phổ 1870- 1871 việc thành lập quân vệ binh lưu động còn chưa mở rộng; thời chiến: những người thuộc lứa tuổi từ 20 đến 40 đều được biên chế vào quân vệ binh quốc gia lưu động.
Quân vệ binh quốc gia địa phương gồm những người không phải phục vụ tại ngũ và những người làm nghĩa vụ quân sự thuộc lứa tuổi tương đối cao.
Sau khi quân chính quy Pháp bi đánh tan: vệ binh quốc gia trở thành hạt nhân chủ yếu của lực lượng vũ trang của Pháp. Năm 1872, vệ binh quốc gia bi giải tán.-21.
[17]. Dự kiến này của Ăng-ghen, cũng như nhiều dự đoán khác của ông về tiến trình chiến sự có thể diễn ra: đã được hoàn toàn chứng thực. Vùng mà Ăng-ghen nhắc tới vào đầu tháng Tám đã trở thành chiến trường: nơi diễn ra những trận đánh lớn đầu tiên của cuộc chiến tranh Pháp- Phổ (xem bài "Những thắng lợi của Phổ", tập này, tr. 41-47).- 26.
[18]. Trong trận Xôn-phê-ri-nô (Bắc l-ta-li-a) ngày 24 tháng Sáu 1859 thời kỳ chiến tranh của Pháp và Pi-ê-mông chống lại Áo, quân đội Pháp và Pi-ê-mông đã đánh bại quân Áo. Thất bại của quân Áo ở Xôn-phê-ri-nô đã quyết định kết cục của chiến tranh có lợi cho quân Pháp và Pi-ê-mông. Tiến trình của trận đánh đã được Ăng-ghen phân tích trong các bài "Trận Xôn-phê-ri-nô". "Lời phán xét công minh của lich sử" và Trận Xôn-phê-ri-nô" (xem C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tiếng Việt, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà Nội 1993, t.13, tr. 523-536).- 27.
[19]. Ý nói đến cuốn sách: G. Cardinal von Widdern. "Der Rhein und die Rheinfeldzüge. Militair- geographische und Operalions - Studien im Bereich des Rheins und der benachbarten deutschen und französischen Landschaften". Berlin, 1869 (G. Các-đi- nan Phôn Vít-đe-nơ: "Sông Ranh và chiến dịch sông Ranh. Nghiên cứu về địa lý quân sự và chiến thuật vùng sông Ranh và khu vực nằm giữa Đức và Pháp". Béc-lin. 1869).- 27.
[20]. "Le Temps" ("Thời báo")- nhật báo của phái bảo thủ, cơ quan của giai cấp đại tư sản Pháp: xuất bản ở Pa-ri từ năm 1861 đến năm 1943. Tờ báo đối lập với nền Đế chế thứ hai và phản đối cuộc chiến tranh với Phổ; sau khi nền đế chế sụp đổ, nó ủng hộ chính phủ quốc phòng.- 30.
[21]. Ăng-ghen nói đến bài xã luận của tờ "Times" ngày 5 tháng Tám 1870. trong đó: khi thuật lại, không chỉ rõ nguồn gốc nhiều luận điểm của bài báo của Ăng-ghen "Tiểu luận về chiến tranh. - III" đăng ngày 2 tháng Tám 1870.
"The Times" ("Thời báo")- nhật báo lớn nhất của Anh của phái bảo thủ; thành lập ở Luân Đôn năm 1785.- 36.
[22]. Trong trận Vít-xăm-buốc ngày 4 tháng Tám 1870, quân Đức: gồm ba quân đoàn thuộc tập đoàn quân thứ ba do thái tử Phổ chỉ huy, lợi dụng sự phân tán của quân Pháp đã tấn công và đánh tan một sư đoàn Pháp kém họ rất xa về số lượng, do Du-ê chi huy và thuộc quân đoàn 1 của Mác -Ma-hông. Thắng lợi này mở đường cho quân Đức tiến về An-da-xơ.- 39.
[23]. Súng trường Sa-pô- loại súng trường lên đạn bằng hộp quy-lát, gọi theo tên người sáng chế ra nó; được dùng để trang bị cho quân đội Pháp năm 1868; trội hẳn thời bấy giờ về chất lượng chiến đấu.- 40.
[24]. Trận Vuếc-thơ (An-da-xơ)- một trong những trận đánh lớn đầu tiên của cuộc chiến tranh Pháp- Phổ, diễn ra ngày 6 tháng Tám 1870, kết thúc bằng thất bại của quân Pháp do Mác-Ma-hông chỉ huy.- 42.
[25]. Trong trận Mát-gien-ta thời kỳ chiến tranh của Pháp và Pi-ê-mông chống Áo, ngày 4 tháng Sáu 1859, trên đường tiến về Mi-la-nô quân đội Pháp đã đánh bại quân Áo và chiếm lấy Mát-gien-ta rồi tiến vào Mi-la-nô; do bại trận ở Mát-gien-ta, quân Áo buộc phải rút phần lớn quân khỏi Lôm-bắc-đi. Tiến trình của trận đánh đã được Ăng-ghen trình bày trong các bài "Sự kiện quân sự": "Thất bại của quân áo". "Trận Mát-gien-ta" (xem C.Mác và Ph.Ăng-ghen. Toàn lập, tiếng việt, nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà Nội. 1993, t. 13. tr. 489-507).- 42.
[26]. Trong trận Phoóc-ba-khơ (Lo-ren-nơ) ngày 6 tháng Tám 1870 quân Phổ đã đánh bại quân đoàn 2 của Pháp do tướng Phrốt-xa chỉ huy. Trong sách báo lịch sử trận Phoóc-ba-khơ cũng gọi là trận Spi-khéc-nơ. Sau này Ăng-ghen cũng dùng cả tên gọi thứ hai này.- 44.
[27]. Ý nói đến một trong những sự kiện của cuộc chiến tranh Áo - Phổ năm 1866. Sau thất bại ở Xa-đô-va ngày 3 tháng Bảy 1866, quân áo rút vè Ôn-muýt-xơ (tiếng Séc gọi là Ô-lô-mô-ít) với ý đồ dử quân Phổ không tấn công vào Viên. Kế hoạch này bi thất bại vì quân Phổ sau khi phái quân yểm trợ đối phó với Ôn-muýt-xơ đã tấn công thủ đô Áo"- 51.
[28]. Ăng-ghen nói đến hành động chống Bô-na-pác-tơ của các tiểu đoàn quân vệ binh lưu động Pa-ri gồm công nhân và tiểu tư sản; hành động này xảy ra ở trại Sa-lôn đầu tháng Tám 1870.- 52.
[29]. Liên bang Đức- khối liên minh các quốc gia ở Đức do Đại hội Viên thành lập năm 1815, ban đầu gồm 34 quốc gia và 4 thành phố tự do. Liên bang không có quân đội tập trung cũng như phương tiện tài chính và duy trì tất cả những đặc điểm cơ bản của tính chất cát cứ phong kiến; cơ quan trung ương duy nhất của nó là Quốc hội liên bang họp dưới quyền chủ tọa của đại biểu Áo: quốc hội này chỉ có những quyền hạn chế và dùng làm công cụ cho lực lượng phản cách mạng trong cuộc đấu tranh chống phong trào cách mạng. Tan rã trong thời kỳ cách mạng 1848-1849. Liên bang Đức lại dược phục hồi năm 1850. Thời kỳ chiến tranh Áo - Phổ năm 1866 Liên bang không còn tồn tại và được thay thế bằng Liên đoàn Bắc Đức (xem chú thích II).- 53.
[30]. Do quân Pháp thất bại ở Phoóc-ba-khơ và Vuếc-thơ: những thất bại này đã bóc trần sự thối nát của chế độ dưới nền Đế chế thứ hai, trong những ngày 7-9 tháng Tám 1870 ở các thành phố Pa-ri, Li-ông, Mác-xãy v.v. đã diễn ra những hành động chống chính phủ của quần chúng nhân dân. Một trong những cuộc biểu tình rầm rộ xảy ra ở Pa-ri ngày 9 tháng Tám: bấy giờ những đoàn người đông đảo gồm công nhân là chủ yếu đã bao vây tòa nhà của Viện lập pháp, đưa ra yêu cầu thành lập nước cộng hòa và vũ trang cho nhân dân. Để giải tán cuộc biểu tình, chính phủ đã huy động nhiều hiến binh và lính thuộc quân chính quy. Để chống lại nguy cơ cách mạng, một chính phủ do Pa-li-cao đứng đầu gồm những phần tử Bô-na-pác-tơ cực đoan nhất đã được thành lập thay cho nội các Ô-li-vi-ê. Những phần tử cộng hòa tư sản, những nghị sĩ "cánh tả" của viện lập pháp (Phe-ri, Gam-béc-ta, v.v.) hoảng sợ trước triển vọng của cách mạng nhân dân đã cự tuyệt ủng hộ hành động của quần chúng nhân dân và thực tế đã góp phần duy trì chế độ Bô-na-pác-tơ.-60.
[31]. Ý nói đến cuộc cải tổ quân đội Pháp trong thời kỳ chuyên chính Gia-cô-banh những năm 1793-1794 do chính phủ cách mạng - ủy ban cứu nguy xã hội mà Các-nô là một thành viên- tiến hành. Các ủy viên của Hội nghị quốc ước được cử vào quân đội để tiến hành cuộc cải tổ đã đóng vai trò quan trọng trong công cuộc này. Theo sắc lệnh ngày 23 tháng Tám 1793 của Hội nghi quốc ước về toàn dân vũ trang, quân số quân đội cách mạng vào cuối năm 1793 tăng mạnh và vượt 60 vạn người; đã hợp nhất các tiểu đoàn tình nguyện vào quân chính quy; đã thay thế các chỉ huy cũ bằng những người có năng lực, được sự tín nhiệm của binh sĩ. Chính phủ Gia-cô-banh đã tổ chức trên qui mô lớn việc sản xuất vũ khí và đạn dược cho quân đội. Tất cả những biện pháp làm cho quân đội Pháp thu được nhiễu thắng lợi và đến mùa xuân năm 1794 dã quét sạch bọn can thiệp trên lãnh thổ nước Pháp.-67.
[32]. Ăng-ghen nói đến trận Cô-lôm-bi-a- Noay (cũng gọi là trận Boóc-ni), diễn ra ngày 14 tháng Tám 1870 ở phía đông Mét-xơ. Trận này đã được mô lả tỉ mỉ trong bài "Tiểu luận đề chiến tranh.- XI" (xem tập này. tr. 85-87).- 70.
[33]. Trận Mác-xơ-la-Tu-rơ (tập này tr.183 gọi là trận Vi-ông-vin) diễn ra ngày 6 tháng Tám 1870. Nhờ trận này quân Phổ đã ngăn cản được quân đoàn sông Ranh của Pháp bắt đầu rút khỏi Mét-xơ rồi chặn được đường rút lui của nó.-75.
[34]. "Le Siècle" ("Thế kỷ")- tờ nhật báo của phái cộng hòa tự do, xuất sản ở Pa-ri từ năm 1836 đến năm 1939: những năm 1870 - 1871 đã đồng thời xuất bản ở Pa-ri và Tua, sau đó là ở Boóc-đô.- 77.
[35]. Du kích (từ tiếng Pháp fran-tireurs là xạ thủ lự do- những người du kích tình nguyện tổ chức thành đơn vị nhỏ và nham gia bảo vệ đất nước chống sự xâm nhập của kẻ thù vào nước Pháp. Những đơn vị du kích đầu tiên bắt đầu thành lập trong thời kỳ chiến tranh chống đồng minh chống Pháp cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX khi mà kẻ thù xâm nhập nước Pháp. Năm 1867 ở Pháp đã thành lập Hội du kích. Sau khi nổ ra cuộc chiến tranh Pháp- Phổ và quân Phổ xâm nhập đất Pháp, hội viên của hội này đã cầm vũ khí theo một sắc lênh riêng. Khi quân chính quy của Pháp bị đánh tan và bị vây trong các cứ điềm, số lượng đơn vị du kích tăng lên rất mạnh.-77.
[36]. Trong trận I-ê-na (Thuy-rinh-ghen) ngày 14 những Mười 1806, quân Pháp do Na-pô-lê-ông I chỉ huy, đánh tan một bộ phận quân đội Phổ. Cùng ngày quân đội của Đavu, nguyên soái của Na-pô-lê-ông đã đánh bại quân chủ lực của quân Phổ ờ Au-éc-xtết. Trong quá trình tiếp tục truy kích hai đám tàn quân đó. tuyệt đại bộ phận quân Phổ bị quân Pháp bắt làm tù binh khiến cho Phổ phái đầu hàng nước Pháp của Na-pô-lê-ông.-80.
[37]. Ăng-ghen dẫn bức điện của vua Phổ Vin-hem nói về chiến thắng của quân Phổ đối với đạo quân sông Ranh của Pháp tại Gra-vơ-lốt ngày 18 tháng Tám 1870. Sau trận Gra-vơ-lốt (trong sách báo lịch sử còn gọi là trận Xanh-Pri-va) đạo quân sông Ranh bị vây hãm ở Mét-xơ.-82.
[38]. "The Manchester Guardian" ("Người bảo vệ Man-se-xtơ")- tờ nhật báo của giai cấp tư sản Anh, cơ quan của phái lự do, xuất bản ở Man-se-xtơ từ năm 1821.- 86.
[39]. Trong cuộc tiến quân của Bô-na-pác-tơ vào l-ta-li-a (1796 - 1797). tháng Sáu 1796 một bộ phận quân Pháp bao vây Măng-tu (Bắc I-ta-li-a) do đội quân đồn trú của Áo đóng giữ đồng thời chủ lực của quân Pháp đối phó với những đội quân Áo đang tìm cách giải vây cho cứ điểm này. Tháng Chín 1796 đạo quân áo của Vuốc-mơ-de-rơ bị Bô-na-pác-tơ đánh bại đã ẩn náu ở Măng-tu: tháng Hai 1797 sau cuộc vây dánh và phong tỏa dài ngày quân Áo ở Măng-tu đã buộc phải đầu hàng do thiếu dự trữ lượng thực cần thiết.
Trong thời kỳ chiến tranh giữa nước Pháp của Na-pô-lê-ông với khối liên minh thứ ba của các nước châu Âu tại cứ điểm Un-mơ tháng Mười 1805, do một cuộc hành quân cơ động tài tình của Na-pô-lê-ông, quân Áo dưới quyền chi huy của Mác đã bị bao vây và buộc phải đầu hàng.-88.
[40]. "The Standard" ("Ngọn cờ")- tờ nhật báo Anh thuộc phái bảo thù thành lập ở Luân Đôn năm 1827.-.90
[41]. Sau các trận thắng ở l-ê-na và Au-éc-xtết tháng Mười 1806 quân tiền vệ của Na-pô-lê-ông vượt lên trên các đội quân Phổ khi chúng đang rút lui đã làm cho chúng không đến được Stết-tin (tiếng Ba Lan gọi là Sê-xin) và vượt sông Ô-đe, tàn quân của đạo quân Phổ bị đánh tan trong chiến dịch này đã buộc phải đầu hàng. -94.
[42]. Xê-đăng nằm ở ranh giới phía nam khu vực mà Ăng-ghen nói tới, ở đây, ngày 1-2 tháng Chín 1870, như Ăng-ghen đã dự kiến, quân đội Phổ đã đánh bại đạo quân Pháp của Mác-ma-ìlông và chặn đường rút lui của nó, buộc nó đầu hàng. Như vậy là Ăng-ghen không những đã tiên đoán được khả năng xảy ra cuộc đại bại Xê-đăng mà còn xác đỉnh khá chinh xác nơi mà nó phải xảy ra.-94.
[43]. "Những phần tử An-giê-ri" hoặc "những phần tử châu Phi" là tên gọi ở Pháp đối với những tướng lĩnh và sĩ quan đã leo lên được con đường công danh quân sự trong các cuộc chiến tranh thuộc địa chống lại các bộ lạc An-giê-ri đấu tranh cho nền độc lập của họ. Mác-ma-hông đã tham gia tích cực vào những cuộc chiến tranh ấy trong đó bộ chỉ huy Pháp áp dụng rộng rãi chiến thuật tập kích dã man vào các bộ lạc An-giê-ri kèm theo sự tàn sát dân cư địa phương, bội tín phá hoại các hiệp nghị đã ký kết, hoàn toàn không đếm xỉa gì đến mọi luật lệ tiến hành chiến tranh và không thừa nhàn đối phương có quyền hạn của bên tham chiến.-95.
[44]. Ở cuối bài này biên tập viên Grin-vút của tờ "Pall Mall Gazette" đã thêm đoạn sau đây bị xóa đi trong lần xuất bản này: "Rất có thể là cuộc vây đánh Xtơ-ra-xbua săp sửa kết thúc bằng sự đầu hàng của cứ điểm. Xem ra người Đức đã hành động hết sức nghiêm chỉnh. Cho đến sáng sớm hôm qua, cuộc pháo kích từ phía Ken đã tiến hành liên lục 3 ngày đêm. Đồng thời quân Phổ đưa những vọng gác lên cách cứ điểm từ 500 đến 800 i-ác-đơ. Kho vũ khí bị cháy và mấy khẩu trọng pháo vừa đặt vào trận đia đã lập tức bắn vào đoạn ấy".
Trong thư gửi Mác ngày 4 tháng Chín 1870. Ăng-ghen chỉ rõ Grin-vút đã nhét cho đầy trang báo đã thêm vào bài viết "một số dòng hoàn toàn vô ý nghĩa vè cuộc vây đánh Xtơ-ra-xbua. Hễ có dịp tôi sẽ viết một bài về việc đó và đưa ra những ý kiến hoàn toàn trái ngược". Ý định đó, Ăng-ghen đã thực hiện trong bài "Tiểu luận về chiến tranh.- XVIII" (xem tập này. tr. 121- 125).-96.
[45]. Tháng Ba 1814, trong thời kỳ chiến tranh với liên minh thứ sáu chống Pháp của các nước châu Âu. Na-pô-lê-ông I sau thất bại ở trận Lăng và trận Ác-xi-xuy-rơ-ốp và sau khi đạo quân của Bluy-khơ chống lại ông đã hội quân với đạo quân của Svác-xen-béc, đã mưu toan vòng ra phía sau liên quân và dùng chủ lực cắt tuyến giao thông của liên quân với sông Ranh để ngăn chặn liên quân tiến về Pa-ri. Nhưng liên quân vượt xa quân đội của Na-pô-lê-ông về số lượng và biết rõ sự bất mãn ở Pa-ri đối với chế độ của Na-pô-lê-ông đã chín muồi vẫn tiếp tục tiến về thủ đô Pháp và chiếm thủ đô ngày 31 tháng Ba 1814, đẩy nhanh sự sụp đổ của đế chế của Na-pô-lê-ông.-98.
[46]. Như Ăng-ghen dự kiến, quân Đức gồm các quân đoàn 3 và 4 (Ma-xơ) tiến về hướng bắc, bám theo quân đoàn Sa-lôn của Mác- ma-hông, dồn nó về Xê-đăng và sau khi bao vây buộc nó phải đầu hàng.-99.
[47]. Ở làng Dem-bơ-ven-cơ gần Vác-sa-va: ngày 31 (18) tháng Ba 1831 trong thời kỳ cuộc khởi nghĩa giải phóng Ba Lan 1830- 1831 đã xảy ra trận đánh giữa quân khởi nghĩa Ba lan với quân đội Nga hoàng, kết thúc bằng thắng lợi của quân Ba Lan; quân đội Nga hoàng buộc phải rút lui với thiệt hại nặng nề. Thắng lợi của quân Ba lan ở Dem-bơ-ven-cơ buộc lư lênh quân đội Nga hoàng là Đi-bi-sa bỏ kế hoạch vượt sông Vi-xla.-106.
[48]. Trận Noa-rơ xảy ra vào thứ hai ngày 29 tháng Tám 1870 giữa đội quân tiền vê của quân đoàn 12 Bắc Đức và quân đoàn 5 của Pháp.
Trong trận Bô-mông ngày 30 tháng Tám 1870. các đơn vi thuộc quân đoàn 4 và 12 Bắc Đức và thuộc quân đoàn 1 Ba-vi-e đã đánh tan quân đoàn 5 của Pháp do tướng Đơ Phai-i chỉ huy, tác chiến trong đội hình của tập đoàn quân Sa-lôn của Mác-ma-hông. Hai trận này là những giai đoạn trong hoạt động quân sự của quân Phổ chống lại đạo quân của Mác-Ma-hông kết thúc bằng sự tan rã cửa đạo quân này ở Xê-đăng.-107.
[49]. Ăng-ghen nói đến mưu toan không thành công của đạo quân Ranh định phá vỡ vòng vây từ Mét ra hướng đông - bắc ngày 31 tháng Tám- 1 tháng Chín 1870. Kết quẩn của trận đánh mang tên trận Noa-xvin là hai bên đều ở lại vi trí trước đây của mình.-111.
[50]. Ý nói đến trận đánh kết thúc ngày 1 tháng Chín 1870 giữa tập đoàn quân 3 và 4 của Phổ với tập đoàn quân Sa-lôn của Mác-ma-hông mà kết quả là đạo quân Pháp bị quân Phổ bao vây đã bị đánh tan. Ngày 2 tháng Chín bộ chỉ huy Pháp đã ký văn kiện đầu hàng, căn cứ vào đó trên 8 vạn binh sĩ, sĩ quan và tướng linh đứng đầu là Na-pô-lê-ông III đã bị bắt làm tù binh.
Tai họa ở Xê-đăng dã đẩy nhanh sự sự đồ của nền Đế chế thứ hai và dẫn tới việc tuyên bô chế độ cộng hòa ở Pháp ngày 4 tháng Chín 1870.
Với sự tan rã của quân chính quy Pháp và việc tuyên bố chế độ cộng hòa, khi dã tâm xâm lược của bọn quân phiệt, địa chủ và tư sản Phổ lộ ra hoàn toàn rõ ràng thì về phía Phổ cuộc chiến tranh hoàn toàn mất tính chất phòng ngự. Từ đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của giai cấp vô sản quốc tế là tổ chức ủng hộ nước Pháp trong cuộc chiến tranh phòng ngự của nó chống lại bọn xâm lược Phổ. Mác đã xét tới vấn đề thay đổi tính chất của chiến tranh và nhiệm vụ do tình hình đó đặt ra trước giai cấp vô sản trong lời kêu gọi thứ hai của Tổng hội đồng về cuộc chiến tranh Pháp- Phổ (xem tập này: tr. 362-374).-111.
[51]. Trong thời kỳ chiến tranh của Na-pô-lê-ông I chống lại liên minh chống Pháp của các nước châu Âu, Đan-txích (Gơ-đan-xcơ) đã bị vây hai lần.
Tháng ba - tháng Năm 1807, trong cuộc chiến tranh của Na-pô-lê-ông I với liên minh thứ tư chống Pháp, quân đội đóng giữ Đan-txích gồm quân đội Phổ và quân đội liên hợp Nga đã chống cự ngoan cường với một quân đoàn Pháp bao vây thành phố, hoạt động của quân phòng thủ được sự chi viện của một đơn vị quân Nga khác định phá vây. Do thiếu đạn dược Đan-txích đã đầu hàng với điều kiện quân phòng thủ lự do rút khỏi cứ điểm.
Đầu năm 1813, quân Nga và quân Phổ tham gia liên minh thứ sáu chống Pháp của các nước Âu châu đã bao vây Đan-txích do quân đội của Na-pô-lê-ông đóng giữ, nhưng vấp phải sự phòng ngự ngoan cường ở ngoại vi thành phố. Đan-txích tiếp tục chống cự khoảng một năm và chống lại được ba cuộc vây đánh chính quy nhưng rút cục đã phải đầu hàng.-116.
[52]. Khu cứ điểm bốn góc I-ta-li-a hoặc Vơ-ni-dơ là trận đánh có công sự vững mạnh do các cứ điểm ở Bắc l-ta-li-a là Vê-rô-na, Le-nhi-a-gô, Măng-tu và Pe-xle-ra hình thành. Khu cứ điềm bổn góc đóng vai trò quan trọng trong các cuộc chiến tranh thế kỷ XIX Với tính chất khu vực làm chỗ dựa cho hoạt động của quân đội. Thời kỳ cách mạng tư sản 1848 - 1849 ở I-ta-li-a, Vê-rô-na giữ vi trí chiến lược có lợi và yểm hộ con đường di Áo đã được dùng làm căn cứ tác chiến chủ yếu của đạo quân Áo phản cách mạng của Ra-đét-xki trong hoạt động của nó chống quan đội Pi-ê-mông (xem C. Mác và Ph. Ăng-ghen. Toàn tập, Tiếng Việt, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà Nội: 1993. t.13. tr. 265-273 ).-116.
[53]. Cuộc phòng thủ anh dũng của quân đội Nga ở Xê-va-xtô-pôn bi quân Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Xác-đe-nhơ bao vây trong cuộc Chiến tranh Crưm 1853- 1856 đã kéo dài từ tháng Chín 1854 đến tháng Tám 1855.-117.
[54]. Goóc-nơ-véc và crôn-véc là những công sự phụ ở bên ngoài nhô ra phía trước tường chính của cứ điểm.-117.
[55]. Trong trận Oa-téc-lô (Bỉ) ngày 18 tháng Sáu 1815 trong cuộc chiến tranh của liên minh thứ bảy chống Pháp chống lại nước Pháp của Na-pô-lê-ông quân đội của Na-pô-lê-ông I đã bi quân Anh- Hà Lan do Oen-lin-tơn chỉ huy và quân Phổ do Bluy-khơ chỉ huy đánh bại. Thất bại ở Oa-téc-lô dẫn tới sự sụp đổ hẳn của đế chế của Na-pô-lê-ông sau sự phục hồi ngắn ngủi của nó vào tháng Ba 1815.-122.
[56]. Ăng-ghen nhại lại lời nói trong bài diễn văn của Lui Na-pô-lê-ông đọc ngày 9 tháng Chạp 1852 ở Boóc-đô không lâu trước ngày trưng cầu dân ý và luyên bố thành lập nền Đế chế thứ hai: cố tranh thủ cảm tình của dân chúng, Lu-i Na-pô-lê-ông tuyên bố một cách mị dân rằng "đế chế- đó là hòa bình".-126.
[57]. Ăng-ghen nói đến chiến thắng của Áo trong cuộc chiến tranh Áo- I-ta-li-a 1848- 1849 đối với quân đội Pi-ê-mông trong thời kỳ cách mạng tư sản ở I-ta-li-a, một loạt thất bại mà quân Áo vấp phải khi đàn áp cuộc cách mạng tư sản Hung-ga-ri 1848 - 1849 cũng như hoạt động của quân Nga do chính phủ Nga hoàng phái đến Hung năm 1849 để giúp cho dòng họ Háp-xbuốc ở Áo và sự can thiệp của Phổ vào Nam Đức để đàn áp cuộc khởi nghĩa Ba-đen- Pphan-xơ năm 1849.-126.
[58]. Chế độ đi lính thay được áp dụng rộng rãi trong một thời gian dài ở Pháp và là một trong những đặc quyền của giai cấp hữu sản cho phép kẻ có của không phải làm nghĩa vụ quân sự và bỏ ra số tiền nhất định thuê người thay mình. Thời kỳ cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII, việc đi lính thay đã bi cấm nhưng Na-pô-lê-ông I hợp pháp hóa nó trở lại. Tháng Tư 1855 chế độ đi lính thay đã có những sự thay đổi: theo luật mới thì người đi thay nếu không phải là người thân thuộc của người bị gọi lính thì sẽ do cơ quan nhà nước tuyển mộ, còn số tiền thuê người đi thay sẽ nộp vào quỹ riêng "trợ cấp của quân đội". Đạo luật năm 1868 đã khẳng định chế độ đi lính thay. Năm 1872, chế độ đi lính thay ở Pháp đã bi bãi bỏ.-127.
[59]. Ý nói đến cuộc chiến tranh của Pháp và Pi-ê-mông chống lại Áo diễn ra từ ngày 29 tháng Tư đến ngày 8 tháng Bảy 1859. Cuộc chiến tranh này do Na-pô-lê-ông III gây ra: dưới chiêu bài giải phóng nước I-ta-li-a, ông ta cố chiếm lấy đất đai và củng cố chế độ Bô-na-pác-tơ ở Pháp bằng một cuộc chiến tranh "cục bộ" thắng lợi. Giai cấp đại tư sản l-ta-li-a và quý tộc tự do hy vọng nhở kết quả của chiến tranh thực hiện sự thống nhất l-ta-li-a dưới quyền lực của vương triều Xa-voa đang trị vì Pi-ê-mông. Sau khi quân Áo bị thất bại ở Mát-gien-ta và Xôn-phê-ri-nô (xem chú thích 25 và 18). Na-pô-lê-ông III lo sợ trước phong trào giải phóng dân lộc đang phát triển ở I-ta-li-a và không muốn thúc đẩy sự thống nhất của nước này đã ký riêng với Áo hòa ước sơ bộ Vi-la-phrăng-ca. Do kết quả của chiến tranh, Pháp được Xa-voa và Ni-xơ, còn Lôm-bắc-đi thì bị sáp nhập vào vương quốc Xác-đi-ni (Pi-ê-mông). Tỉnh Vơ-ni-dơ tiếp tục ở dưới quyền người Áo cho đến năm 1866.- 128.
[60]. Năm 1850, do quan hệ Áo- Phổ trở nên căng thẳng gây ra cuộc đấu tranh giành quyền bá chủ, quân đội Phổ đã được động viên. Những thiếu sót nghiêm trọng trong hệ thống quân sự mà cuộc động viên ấy bộc lộ ra và vũ khí lỗi thời của quân đội Phổ cũng như sự phản đối cương quyết của Nga ủng hộ Áo trong cuộc xung đột ở Đức đã buộc Phổ từ bỏ hoạt động quân sự và đầu hàng trước Áo (hiệp ước òn-muýt-xơ năm 1850).
Ăng-ghen so sánh một cách mỉa mai thất bại ngoại giao đó của Phổ với thất bại của người La Mã ở khe núi Cáp-đin gần thành phố Cáp-đi-a năm 321 trước công nguyên trong cuộc chiến tranh Xam-nít thứ hai. Quân Xam-nít đã đánh bại quân đoàn La Mã và bắt chúng chui qua "ách", bấy giờ bị coi là việc nhục nhã nhất đối với đạo quân chiến bại. Do đó có thành ngữ "qua khe núi Cáp-đin", nghĩa là chịu nhục hết sức.-130.
[61]. Ý nói đến việc đa số tư sản trong hạ nghị viện (viện dân biểu) của quốc hội tháng Hai 1860 từ chối phê chuẩn dự án cải tổ quân đội do bộ trưởng Bộ lục quân Phôn Rôn đưa ra. Nhưng chẳng bao lâu chính phủ đã đòi được giai cấp tư sản phê chuẩn những khoản chi để "duy trì sự sẵn sàng chiến đấu của quân đội" và chính phủ đã dùng khoản tiền này vào việc thực hiện việc cải tổ quân đội đã dự định. Tháng Ba 1862 khi đa số thuộc phái tự do trong Hạ nghi viên lại từ chối phê chuẩn kinh phí quân sự, chính phủ liền giải tán quốc hội và quyết định một cuộc bầu cử mới. Cuối tháng Chín 1862, nội các phản cách mạng Bi-xmác được thành lập, tháng Muời cùng năm nội các này lại giải tán quốc hội mới bầu lại, và bắt đầu tiến hành cải cách quân sự, chỉ cho việc đó những khoản tiền mà không có sự phê chuẩn của quốc hội.-130.
[62]. Cuộc chiến tranh Đan Mạch- cuộc chiến tranh của Phổ và Áo chống lại Đan Mạch năm 1864, nó là một giai đoạn quan trọng trong việc thống nhất nước Đức dưới quyền bá chủ của Phổ. Chính phủ địa chủ của Bi-xmác có sáp nhập vào Phổ các công quốc Slê-dơ-vích và Hôn-stai-nơ thuộc quyền Đan Mạch nhưng dân cư chủ yếu là người Đức, cố tăng cường ảnh hưởng của Phổ Đức, đàn áp phe đối lập thuộc giai cấp tư sản tự do. Tham gia cuộc chiến tranh này, nhằm chiếm Slê-dơ-vích và Hôn-stai-nơ như Phổ. Chiến tranh kết thúc bằng thất bại của Đan Mạch. Slê-dơ-vích và Hôn-stai-nơ bị tuyên bố là lãnh thổ chung của Áo và Phổ và sau cuộc chiến tranh Áo- Phổ năm 1866 bi sáp nhập vào Phổ.-131
[63]. Trong những năm 50- 60 thế kỷ XIX, dưới sự lãnh đạo của tỉnh trưởng tỉnh Xen là Ô-xman, người ta đã tiến hành công tác quy hoạch lại và cải tạo thành phố Pa-ri trên quy mô lớn; ngoài việc cải thiện các khu quý tộc, công tác này còn nhằm mở rộng các đường phố hiện có và xây dựng những đại lộ mới thẳng tắp để thuận tiện cho hoạt động quân sự và sử dụng pháo binh trong trường hợp xảy ra những cuộc khởi nghĩa nhân dân. Những khoản tiền dùng vào việc này đã bị Ô-xman và những kẻ dưới quyền ăn cắp một cách trắng trợn.-132.
[64]. Ăng-ghen nói đến cuốn hồi ký "Ueber die Kamptweise der Franzosen" ("Về chiến thuật của người Pháp") do hoàng thân Phri-đrích-Các-lơ viết đầu năm 1860 và in thành lập sách riêng cúng năm đó.-139.
[65]. Ý nói đến những sự kiên sau đây trong lịch sử các cuộc chiến tranh của liên minh thứ sáu và thử bảy chống Pháp của các nước châu Âu chống lại nước Pháp của Na-pô-lê-ông năm 1813- 1814 và 1815: cuộc đầu hàng của Pa-ri ngày 31 tháng Ba 1814 sau khi quân Nga và quân Phổ đánh bại quân đội Pháp bảo vệ Pa-ri và cuộc đầu hàng không qua chiến đấu của Pa-ri trước quân Anh và quân Phổ ngày 3 tháng Bảy 1815.-145.
[66]. Ngày 19 tháng Chín 1870. quân đoàn 14 của Pháp do tướng Đuy-crô chỉ huy đã xuất kích nhằm mục đích ngăn cản quân Đức chiếm điểm cao quan trọng ở phía Nam Pa-ri. Cuộc chiến đấu xảy ra ở gần Pơ-ti-Bi-xê-tơ-rơ và Sa-ti-ông đã kết thúc bằng sự bại trận và cuộc rút lui hỗn loạn của quân Pháp, còn quân Phổ hoàn thành việc bao vây Pa-ri.- 146
[67]. Cuộc đàm phán giữa Pha-vrơ, đại biểu cho chính phủ quốc phòng và Bi-xmác, tiến hành ngày 19 và 20 tháng Chín 1870 ở Ốt-me-dông và Phê-ri-e. Bi-xmác đưa ra những yêu cầu sau đây làm điều kiện ngừng bắn: nộp các cứ điểm Bi-trơ, Tun và Xtơ-ra-xbua, duy trì cuộc bao vây Pa-ri hoặc nộp một trong những pháo đài của nó và tiếp tục hoạt động quân sự ở Mét-xơ. Bi-xmác đưa ra những yêu cầu sau đây làm điều kiện ký hòa ước: nhượng cho Đức An-da-xơ và một phần ba Lo-ren-nơ. Cuộc đàm phán tan vỡ sau khi Pha-vrơ cự tuyệt những yêu cầu ấy. - 150.
[68]. Thời kỳ Đế chế thứ hai ở Pháp, thời bình thì tất cả các đội quân đóng ở một khu vực nhất định đều thống nhất dưới quyền chỉ huy của một thủ trưởng quân sự (gọi là tư lệnh quân đoàn) là người có thể điều động quân để duy trì chế độ hiện hành và đàn áp phong trào cách mạng của quần chúng. Nhưng trên các vấn đề bố trí, tổ chức và huấn luyện quân lính thì chức năng của ông ta hết sức hạn chế. Chỉ khi có chiến tranh mới tổ chức các quân đoàn và tập đoàn quân cố định, thành thử tổ chức của các đơn vi lớn yếu ớt và sự sẵn sàng chiến đấu của quân đội bị ảnh hưởng.-156.
[69]. Ý nói đến cuốn sách: Th. Lavallée. "Les Frontières de la France". Paris, 1864 (T. La-van-lê: "Biên giới của nước Pháp".Pa-ri. 1864). - 157.
[70]. Quân đoàn Li-ông- tên gọi trên báo chí của quân đoàn 24 quân Pháp, thành lập ở thành phố ấy. Về sau nó được biên chế vào tập đoàn quân miền Đông (tập đoàn quân Loa-rơ 1) của Buốc-ba-ki.-162.
[71]. Ăng-ghen nói đến cuốn sách của Tơ-rô-suy "L' Armée française en 1867", Paris, 1867 ("Quân đội Pháp năm 1867", Pa-ri, 1867).-162.
[72]. Những tài liêu này đăng trong "Zeitschrift des königlich preussischen statistischen Bureaus" No - 3. März 1864 ("Tạp chí Cục thống kê vương quốc Phổ" số 3: tháng Ba 1864).-164.
[73]. Nhân dân võ trang- tên thông thường của lực lượng vũ trang Phổ mà sách báo quân sự của bọn tư sản địa chủ và các văn kiện chính thức sử dụng. Như Ăng-ghen đã nhiều lần vạch rõ, quân đội Phổ tuyệt nhiên không phải là "nhân dân võ trang"; nó thù địch với quần chúng nhân dân và là công cụ của chính sách xâm lược của nhà nước tư sản- địa chủ Phổ. Ăng-ghen đã nghiên cứu kỹ vấn đề chế độ quân sự Phổ trong tác phẩm "Vấn đề quân sự ở Phổ và đảng công nhân Đức" (xem C.Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, tiếng Nga, Nhà xuất bản sách chính trị. Mát-xcơ-va. 1960. t16. tr. 35- 78).- 164.
[74]. Éc-da-rê-déc-vơ trong quân Phổ bộ phận dự bị gồm những người đến tuổi làm nghĩa vụ quân sự nhưng trong thời bình do nguyên nhân nào đó dược hoãn vào ngạch thường trực gọi là Éc-dat-rê-déc-vơ. Éc-dat-rê-déc-vơ mà thời hạn phục vụ quy đinh là 12 năm được sử dụng dể bổ sung cho quân đội thời chiến.-165.
[75]. Ý nói đến cuộc khởi nghĩa năm 1808 ở Tây Ban Nha chống lại sự thống trị của Na-pô-lê-ông mở đầu cuộc chiến tranh giải phóng dân lộc của nhân dân Tây Ban Nha chống bọn chiếm đóng Pháp trong những năm 1808- 1814, trong cuộc đấu tranh chống quân đội của Na-pô-lê-ông, người Tây Ban Nha sử dụng đặc biệt rộng rãi chiến thuật du kích.-173.
[76]."The Daily news" ("Tin tức hàng ngày")- tờ nhật báo của phái tự do Anh, cơ quan của giai cấp tư sản công nghiệp, xuất bàn dưới tên đó ở Luân Đôn từ năm 1846 đến năm 1930.- 175.
[77]. Ý nói đến ranh giới của công sự phòng thủ thành phố cũ đã bị phá hủy vào thế kỷ XVIII vị trí cũ của công sự ấy hiện đã xây dựng phố có trồng cây.- 176.
[78]. Pa-le đơ Giuy-xyít (Sở tư pháp)- công thự của tòa án ở Pa-ri.-176.
[79].Don-đéc-buốc (tên gọi hiện nay là Xen-néc-buốc)- một trong những cứ điểm trên trận đia có công sự Đuýp-pen án ngữ lối sang đảo An-den trong thời kỳ chiến tranh của Phổ và áo chống Đan Mạch năm 1864 (xem chú thích 62). Sau một cuộc vây đánh kéo dài, ngày 18 tháng Tư 1864 quân Phổ chiếm được trận địa Đuýp-pen buộc quân Đan Mạch rút lui về An-den. Cuộc chiến đấu chiếm trận địa Duýp-pen chứng minh vai trò tăng lên của pháo binh trong hoạt động vây đánh.- 177.
[80]. Ý nói đến cuộc nội chiến ở Mỹ 1861- 1865.- 191.
[81]. Ý nói đến các hoạt động quân sự của đạo quân các bang miền Bắc nhằm chiếm hai đia điểm quan trọng nhất của quân miền Nam: Vích-xbéc-gơ bang Mít-xi-xi-pi) và Rích-mơn (bang Viếc-gi-ni-a thủ phủ của Liên bang miền Nam). Trong thời gian 1862 - 1863, quân miền Bắc đã nhiều lần cố chiếm Vích-xbéc-gơ, nhưng chi sau khi tổ chức phối hợp hành động giữa lính lục quân với hạm đội đường sông, ngày 1 tháng Bảy 1863 sau cuộc bắn pháo dữ dội họ mới chiếm được một trong những lô cốt vuông của cứ điểm. Ngày 3 tháng Bảy 1863 Vích-xbéc-gơ đầu hàng.
Mưu toan đầu tiên định chiếm Rích-mơn do quân miền Bắc thực hiện vào tháng Tư 1862 kết thúc bằng thất bại của quân đội của họ trong cuộc chiến đấu ở ngoại vi thành phố. Cuộc vây đánh Rích-mơn lần thứ hai tổ chức trong thời kỳ tổng tấn công của tất cả các lực lượng quân sự của các bang miền Bắc bắt đầu vào tháng Năm 1864. Sự chống cự của quân đội các bang miền Nam đóng ở Rích-mơn lợi dụng trận địa có công sự xây dựng ở đó đã kéo dài cho tới tháng Tư 1865 khi thành phố bị quân của tướng Gran-tơ chiếm lĩnh.- 192.
[82]. Trong trận Tu-đê-la (Bắc Tây Ban Nha) ngày 23 tháng Mươi một 1808 trong thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc của Tây Ban Nha chống sự thống trị của Na-pô-lê-ông, quân đoàn của nguyên soái Lan-nơ của Pháp đã lợi dụng sự phân tán của quân Tây Ban Nha để đánh bại họ. Tàn quân của quân Tây Ban Nha bại trận đã rút lui về Xa-ra-gốt.- 192.
[83]. Ý nói đến cuộc chiến tranh Áo - Pháp năm 1809 buộc Na-pô-lê-ông I rút quân cận vê và kỵ binh khỏi Tây Ban Nha, Áo đã thua cuộc do thất bại của quân đội Áo ở Va-gram ngày 5 - 6 tháng Bảy năm 1809. Theo hòa ước Suên-brun ký tháng Mười 1809 giữa Pháp và Áo thì Áo bị cắt mất một phần quan trọng lãnh thổ và trên thực tế đã mất quyền độc lập về chính trị.- 194.
[84]. Để xây dựng một phòng tuyến thứ ba trên các đường phố đề phòng quân địch chọc thủng tuyến pháo đài và tường lũy: tháng Chín 1870 tại Pa-ri đã thành lập một "ủy ban chiến lũy" do A. Rô-sơ-phoóc đứng đầu, ủy ban này đã tổ chức xây dựng trên đường phố Pa-ri những công sự phòng ngự- chướng lũy và chiến hào- nhưng đã không được sừ dụng trong thời kỳ bị bao vây.- 196.
[85]. Ăng-ghen nói đến cuộc đàm phán giữa Ba-den và Bi-xmác về ký kết ngừng bắn tiến hành vào kháng Chín- tháng Mười và tan vỡ ngày 24 tháng Mười 1870; cũng khoảng thời gian đó đã tiến hành chuẩn bị cho cuộc đàm phán giữa chính phủ quốc phòng và Bi-xmác trên cơ sở đề nghị hòa giải của Anh; cuộc đàm phán này tiến hành giữa Chi-e và Bi-xmác ở Véc-xây từ ngày 1 đến 6 tháng Mười một 1870 và kết thúc không kết quả.- 197.
[86]. Ý nói đến các tỉnh vốn thuộc Phổ trước khi mở rộng lãnh thổ bằng sự sáp nhập vào những năm 1864- 1866 những đất đai mới, tức các tinh: Đông và Tây phổ Bra-đen-buốc, Pô-mê-ra-ni, Xi-lê-di, Pô-dơ-nan, Dắc-den, tỉnh Ranh.- 197.
[87]. Ý nói đến đoàn đại biểu của chính phủ quốc phòng gồm có Glê- Bi-du-en, Crê-mi-ơ và Phu-ri-sông được cử đến Tua vào giữa tháng Chín 1870 để tổ chức kháng chiến chống sự xâm lược của Đức tại các tỉnh và để thực hiên quan hê đối ngoại. Từ đầu tháng Mười đến khi chiến tranh kết thúc, đoàn đại biểu chịu sự lãnh đạo của Gam-béc-ta, bộ trưởng Bộ lục quân kiêm bộ trưởng Bộ nội vụ. Hoạt động của đoàn đại biểu ở Tua nhằm thành lập và trang bị cho nhiều đội quân lớn. Đầu tháng Chạp 1870, đoàn đại biểu chuyển sang Boóc-đô.- 198.
[88]. Người Ba Lan ớ nước (Wasserpolacken)- tên gọi sử dụng từ thế kỷ XVII cho những người Ba tan cư trú ở Thượng Xi-lê-di và sống bằng nghề chở gỗ trên sông Ô-đem về sau tên gọi đó dành riêng cho những người Ba Lan cư trú ở Thượng Xi-lê-di chịu sự thống trị của Phổ mấy thế kỷ nay.
Người Ma-dua - người Ba Lan cư trú ở đông bắc Ba Lan và ở phía nam Đông Phổ cũ. Bất chấp chính sách đồng hóa cưỡng bức của người Đức, người Ba Lan- Ma-dua cư trú ở Đông Phổ cũ vẫn giữ được đặc điềm dân tộc của mình. Trong sách báo lịch sử Đức thế kỷ XIX lưu hành quan điểm sai lầm cho rằng người Ma-dua cư trú ở Đông Phổ đã mất hết mọi quan hệ với dân lộc Ba Lan.- 200.
[89]. Những Freischaaren của Ba-đen - những đơn vị tình nguyện chiến dấu trong hàng ngũ quân đội cách mạng của Ba-đen - Pphan-xơ chống lại quân đội Phổ xâm nhập Pphan-xơ và Ba-đen trong thời kỳ cuộc khởi nghĩa 1849 ở miền Nam và miền Tây nước Đức để bảo vệ hiến pháp đế chế. Các đơn vị quân tình nguyện của Ba-đen và Pphan-xơ không có một tổ chức rõ ràng và có đặc điểm là kém kỷ luật và huấn luyện tồi về quân sự. Ăng-ghen đã từng tham gia hoạt động của đơn vị tình nguyện của Vi-lích gồm toàn công nhân và nổi bật về mặt kỷ luật và sức chiến đấu. Ăng-ghen đã trình bày tỉ mỉ về những đơn vị tình nguyện trong quân đội cách mạng Ba-đen và Pphan-xơ trong tác phẩm "Phong trào đòi hiến pháp đế chế ở Đức" (xem C.Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản chính trì quốc gia, Hà Nội. 1993, t.7. tr. 151-276).
Tại sông Bun-Ran gần Ma-nát-xát (cách Oa-sinh-tơn 30 km), ngày 21 tháng Bảy 1861 đã diễn ra trận đánh lớn đầu liên trong cuộc nội chiến ở Mỹ 1861- 1865. Trong trận này quân miền Bắc gồm lính tình nguyện huấn luyện kém, phần lớn mới nhập ngũ được mấy tháng đã bị quân chính quy của các bang chiếm hữu nô lệ miền Nam đánh bại.
Lính tình nguyện Anh- những đơn vị vũ trang đia phương thành lập ở Anh năm 1859- 1861. Theo đạo luật tổ chức các đơn vị tình nguyện 1863 thì lính tình nguyện phải trải qua ít nhất là 30 bài tập và chỉ được gọi nhập ngũ khi quân thù xâm nhập nước Anh. Trong những bài viết về quân tình nguyện (xem C.Mác và Ph. Ăng-ghen Toàn lập tiếng Nga, Nhà xuất bản sách chính trị, Mát-xcơ-va, 1960. t.15). Ăng-ghen đã phê bình tổ chức quân sự tồi: chất lượng sĩ quan kém và chế độ huấn luyện kém của họ. - 204.
[90]. Quân hướng đạo (Guides)- những đơn vị chuyên môn trong nhiều quân đội châu Âu sử dụng làm quân dẫn đường cho các đơn vi quân đội; trong quân đội Pháp thời kỳ Đế chế thứ hai cũng như thời kỳ Na-pô-lê-ông I, quân hướng đạo làm nhiệm vụ bảo vệ bộ chỉ huy và làm đội cảnh vệ riêng của bản thân hoàng đế. - 208.
[91]. Trong trận Lai-pxích ngày 16 - 19 tháng Mười 1813 quân đội của Na-pô-lê-ông I đã thua liên quân của các nước tham gia Liên minh thứ sáu chống Pháp là Nga, Phổ, Áo và Thụy Điển. Kết quả của chiến thắng đó là sự giải phóng hoàn toàn nước Đức khỏi sự thống tri của Na-pô-lê-ông.- 209.
[92]. Sau khi chế độ Đế chế thứ hai sụp đổ vào ngày 4 tháng Chín 1870, Ba-den từ chối kiên quyết phá vây ở Mét-xơ và trong tháng Chín- tháng Mười năm đó ông ta đã trực tiếp bắt đầu thương lượng với Bi-xmác (về cuộc đàm phán này, cũng xem chú thích 85) nhằm đạt mục đích quân Đức rút bỏ việc bao vây Mét-xơ và sử dụng những đơn vi bị vây hãm để khôi phục nền đế chế; Bi-xmác đưa ra điều kiện sơ bộ là đòi nguyên hoàng hậu nhiếp chính thừa nhận chuyển giao cho Đức vùng An-da-xơ và Lo-ren-nơ. Những cuộc thương lượng ấy bị chắm dứt khi Ơ-giê-ni dang lưu vong ở Anh cự tuyệt điều kiện của Bi-xmác.- 211.
[93]. Cuộc viễn chinh Mê-hi-cô- cuộc can thiệp vũ trang của Pháp, ban đầu là cùng với Tây Ban Nha và Anh vào Mê-hi-cô, trong những năm 1862- 1867, nhằm mục đích đè bẹp cuộc cách mạng ở Mê-hi-cô và biến Mê-hi-cô thành thuộc địa của các nước châu Âu. Anh và Pháp cũng có ý đồ là chiếm được Mê-hi-cô thì sẽ dùng nước này làm bàn đạp can thiệp vào cuộc nội chiến ở Mỹ, đứng về phía miền Nam theo chế độ chiếm hữu nô lệ. Mặc dầu quân đội Pháp chiếm được thủ đô Mê-hi-cô và tuyên bố thành lập "đế chế" đứng đầu là đại công tước Áo Mắc-xi-mi-li-an, tay chân của Na-pô-lê-ông III: nhưng do cuộc đấu tranh giải phóng anh dũng của nhân dân Mê-hi-cô, bọn can thiệp Pháp đã bi thất bại và phải rút quân khỏi Mê-hi-cô năm 1867. Cuộc viễn chinh Mê-hi-cô ngốn mất của Pháp những khoản chi tiêu rất lớn đã gây cho Đế chế thứ hai tổn thất nặng nề.- 211.
[94]. Ăng-ghen nói đến cuốn cách nhỏ của Na-pô-lê-ông III xuất bản không ký tên ở Bruy-xen mùa thu năm 1870: "Campagne de 1870. Des causes qui ont amené la capitulation de Se dan. Par un officier attaché à l'état- Major Général. avec les plans de la place et de balaille". ("Chiến dịch năm 1870. Về những nguyên nhân dẫn lới sự đầu hàng của Xê-đăng. Do một sĩ quan làm việc ở Bộ lổng tham mưu viết, kèm bản đồ cứ điểm và bản đồ trận đánh").- 213.
[95]. "Mémoires et correspondance politique et militaire du roi Joseph". Paris, 1854. t.lV, p. 425 ("Hồi ký và thư tín chính trị và quân sự của vua Giô-dép". Pa-ri, 1854. t. IV, tr. 425). - 217.
[96]. Những người chinh phục xứ Ác-ca-đi hay những người chăn cừu xứ Ác-ca-đi- tên gọi châm biếm những người ngây thơ và vô tư lự: thành ngữ này bắt nguồn từ tên một vùng của xứ Pê-lô-pôn-nét thời cổ tức vùng Ác-ca-đi: theo thần thoại Hy Lạp, dân cư vùng này rất ngây thơ và có phong lục rất giản đơn.- 218.
[97]. Ý nói đến lập trường của người Anh trong thời kỳ chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa của Anh ở Mỹ (1775-1782) kèm theo một phong trào du kích có tính chất quần chúng ở trong nước và hoạt động của quân tình nguyện là thành phần chủ yếu của quân đội của bọn khai khẩn Mỹ.- 226.
[98]. Tại Măng-ta-na, ngày 3 tháng Mười một 1867, quân Pháp hoạt dộng phối hợp với đội cận vệ đánh thuê của giáo hoàng đã đánh bại quân của Ga-ri-ban-đi định tiến vào La Mã với mục đích sáp nhập lãnh đia của giáo hoàng vào l-ta-li-a; thất bại của quân Ga-ri-ban-di là dấu hiệu cho sự tăng cường hoạt động của bọn phản động. - 226.
[99]. Năm 1857- 1859 ở Án Dộ đã xảy ra cuộc khởi nghĩa nhân dân quy mô lớn chống lại nền thống trị của Anh. Cuộc khởi nghĩa bùng nổ mùa xuân năm 1857 trong các đơn vị gọi là bộ đội Xi-pan của quân đội Ben-gan tuyển mộ trong dân cư bản địa và đã bao trùm những khu vực rộng lớn ở miền Bắc và miền Trung Ấn Dộ. Động lực cơ bản của cuộc khởi nghĩa là nông dân và dân nghèo làm nghề thủ công ở thành phố. Do bọn phong kiến địa phương lãnh đạo: cuộc khởi nghĩa đó thất bại vì tính chất cát cứ phong kiến của Án Dộ, vì sự khác nhau về tôn giáo và đẳng cấp cũng như vì ưu thế kỹ thuật- quân sự của bọn thực dân.-226.
[100]. Trong trận Cun-mơ gần Oóc-lê-ăng ngày 9 tháng Mười một 1870, các quân đoàn 15 và 16 thành lập lại thuộc tập đoàn quân Loa-rơ của Pháp dưới quân chi huy chung của tướng Ô-ren-lơ De Pa-la-đin-nơ đã đánh bại quân đoàn 1 Ba-vi-e thua kém về quân số do tướng Phôn Đe Tan chỉ huy.-229.
[101]. Ý nói đến những hiệp ước mà Pháp thuộc phải ký với những nước tham gia liên minh thứ sáu và thứ bảy chống Pháp là Anh, Áo, Phổ và Nga sau khi đế chế của Na-pô-lê-ông bị sụp đổ năm 1814 và sau khi Na-pô-lê-ông khôi phục lại quyền lực một thời gian ngắn lại bị lật đổ lần thứ hai vào năm 1815.
Theo hòa ước Pa-ri ký ngày 30 lháng Năm 1814, Pháp mấl hầu hết đất đai chinh phục được trong thời kỳ nền cộng hòa và nền đế chế và trở về biên giới ngày 1 tháng Giêng 1792 trừ những đất đai không đáng kể ở biên giới phía bắc, phía đông và đông- nam.
Theo Hoà ước Pa-ri ký ngày 20 tháng Mười một 1815. Pháp mất những cứ điểm quan trọng vè mặt chiến lược ở biên giới phía bắc, phía đông và đông- nam mà Hòa ước Pa-ri năm 1814 giữ lại cho nó. Để củng cố chế độ quân chủ của vương triều Phục tích Buốc-bông: cứ điểm biên giới đông- bắc Pháp sẽ do một đạo quân 15 vạn người của các nước đồng minh đóng giữ cho đến cuối năm 1818.-234.
[102]. Ngày 15 tháng Bảy 1840: Anh, Nga, Phổ, Áo và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký kết ở Luân Đôn không có sự tham gia của Pháp một hiệp đinh về giúp đỡ xun-tan Thổ chống lại người thống trị Ai-cập là Mô-ha-mét A-li được Pháp nâng đỡ. Kết quả của việc ký kết hiệp định đe dọa nổ ra chiến tranh giữa Pháp với đồng minh các nước châu Âu, nhưng vua Lu-i-phi-lip không dám tiến hành chiến tranh, đã từ bỏ việc ủng hộ Mô-ha-mét- A-li.-235.
[103]. Khẩu đội phá hoại- khẩu đội pháo công thành dùng để phá hoại lỗ châu mai và tiêu diệt pháo của cứ điểm bị vây.-238.
[104]. Ăng-ghen nói đến cuộc khủng hoảng ngoại giao nẩy sinh vào đầu tháng Mười một 1870 do Nga phế bỏ những điều khoản của hiệp ước Pa-ri năm 1856 (hòa ước ký ngày 30 báng Ba 1856 giữa các nước tham gia chiến tranh Crưm: một bên là Pháp, Anh, Xác-di-ni và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như Áo và Phổ và một bên là Nga) cấm Nga duy trì hạm đội ở Hắc Hải. Hành động đó được sự ủng hộ của chính phủ Bi-xmác hy vọng qua đó bảo đảm được lập trường thuận lợi của chính phủ Nga hoàng đối với điều kiện giảng hòa của Phổ đối với Pháp. Anh và Áo- Hung tỏ ý phản đối xét lại hiệp ước Pa-ri nhưng không thể chống lại một cách hữu hiệu yêu cầu của Nga. Tại hội nghị quốc tế gồm đại biểu của Nga, Anh, Áo- Hung, Đức, Pháp, I-ta-li-a và Thổ Nhĩ Kỳ họp vào tháng Giêng tháng Ba 1871 ở Luân Đôn, ngày 13 tháng Ba đã ký kết một hiệp nghị thủ tiêu các điều XI, XIII và XIV của hiệp ước Pa-ri năm 1856. Như vậy là đã bỏ việc cấm Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có hạm đội và cứ điểm trên Hắc Hải và đã khôi phục chủ quyền của Nga ở khu vực này.-238.
[105]. Ý nói đến bài xã luận đăng trên tờ "Pall Mall Gazelte" số 1805. ngày 25 tháng Mười một 1870.-245.
[106]. Cùng với hai con trai của mình là Ri-sớt-ti và Mi-nốt-li. Giu-dép-pơ Ga-ri-ban-đi đã chỉ huy những đơn vi cảnh vệ quốc gia và những đơn vi quân tình nguyện ngoại quốc đứng về phía nước Cộng hòa Pháp tham gia cuộc chiến tranh Pháp- Phổ từ mùa thu 1870. Các đơn vi của Ga-ri-ban-đi hợp nhất với tập đoàn quân Vô-he-dơ đã tiến hành những hoạt động quân sự tích cực tại miền Đông nước Pháp. Một trong những đội quân của Ga-ri-ban-đi do con trai ông. Ri-sớt-ti chỉ huy qua một trận chiến dấu ở Sa-ti-ông kéo dài hai tuần kể lừ ngày 19 tháng Mười một 1870 đã đánh bại một đơn vi lan-ve Đức.-245.
[107]. "Journal de Bruxeles" ("Báo Bruy-xen")- tờ nhật báo của bọn tăng lữ báo thủ Bỉ, cơ quan của tập đoàn Thiên Chúa giáo, xuất bản từ năm 1820.-255.
[108]. "Moniteur"- tên gọi tắt của tờ nhật báo Pháp "Le Moniteur universel" báo đại chúng") xuất bản ở Pa-ri từ năm 1789 đến năm 1901. Từ năm 1799 đến năm 1869 là cơ quan chính thức của chính phủ. Trong thời gian Pa-ri bị vây tờ báo này xuất bản đồng thời ở Pa-ri và Tua rồi cả ở Boóc-đô, là cơ quan chính thức của đoàn đại biểu của chinh phủ quốc phòng do Gam-béc-ta lãnh đạo.-261.
[109]. Trong trận Loa-nhi-pu-pri ở cách đông- bắc Oóc-lê-ăng khoảng 40 km, ngày 2 tháng Chạp 1870 quân đội Đức thuộc tập đoàn quân của công tước Mếch-clen-bua đã đánh bại quân đoàn 16 và 17 do các tướng Săng-đi và Sô-ni chi huy, thuộc tập đoàn quân Loa-rơ.-261.
[110]. Ý nói đến tờ "Berhner Börsen - Couner" ("Thông tin thị trường chứng khoán Béc-lin"), tờ nhật báo cơ quan của sở giao dịch Béc-lin xuất bản 1868- 1933. -271.
[111]. "Die Tages-presse" ("Nhật báo")- tờ nhật báo ở Áo, cơ quan của Đảng nhân dân, một đảng của giai cấp tiểu tư sản Đức, xuất bản ở Viên từ năm 1869.-271.
[112]. G.H. Pertz "Das Le ben des Feldmarschalls Grafen Neithardt von Gneisenau". Band II,Berlin: 1865 (G. H. Pét-xơ "Thân thế của thống chế bá tước Nai-hác-đơ Phôn Gnai-đơ-nau", t.II , Béc-lin, 1865).-275.
[113]. Ý nói đến cuộc khùng bố những người tham gia phong trào đối lập trong giới trí thức Đức vào thời kỳ tiếp sau cuộc chiến tranh chống nước Pháp của Na-pô-lê-ông. Nhiều thành viên của các hội thể thao học sinh đại học ra đời ngày từ thời kỳ đấu tranh giải phóng chống sự thống trị của Na-pô-lê-ông và tích cực tham gia cuộc đấu lranh này đã đứng lên chống lại chế độ phản động của các quốc gia ở Đức, đã tổ chức các cuộc biểu tình chính trị yêu cầu thống nhất nước Đức. Tại hội nghi các bộ trưởng các quốc gia chính ở Đức họp tại Các-xbát tháng Tám 1819 người ta đã thông qua những biện pháp đàn áp những người tham gia phong trào này, họ được mệnh danh là "bọn mi dân".-275.
[114]. Ý nói đến trung đoàn cảnh vệ của giáo hoàng tổ chức và huấn luyện theo kiểu lính du-a-vơ (xem chú thích 15) và bổ sung bằng những người tình nguyện lấy trong thanh niên quý tộc Pháp. Sau khi quân đội l-ta-li-a chiếm La Mã và thủ liêu quân lực thế tục của giáo hoàng vào tháng Chín 1870, lính du-a-vơ của giáo hoàng được chuyển về Pháp cái tổ thành "quân đoàn tình nguyện phương Tây" và nằm trong tập đoàn quân Loa-rơ 1 và 2 chiến đấu chống quân Đức. Chiến tranh kết thúc, quân đoàn tình nguyện này tham gia đàn áp Công xã Pa-ri rồi sau đó bị giải tán.-279.
[115]. Xem chú thích 70.-290.
[116]. Trong trận Vin-le- Brê-tôn-nê (cũng gọi là trận A-mi-en, trên kia Ăng-ghen đã nhắc đến trận đánh này bằng cái tên trận A-mi-en trong "Tiểu luận về chiến tranh.- XXIX" xem lập này tr. 25") tại Noóc-măng-đi ngày 27 tháng Muời một 1870, tập đoàn quân phương Bắc của Pháp đã bị thua tập đoàn quân 1 của Đức do tướng Man-toi-phen chỉ huy.- 305.
[117]. "Karlsruher Zeitung" ("Báo Các-lơ-xru-ê")- tờ nhật báo, cơ quan của chinh phủ Ba-đen, xuất bản ở Các-lơ-xru-ê từ năm 1757.-307.
[118]. Ý nói đến tờ "Kölnische Zeitung" ("Báo Khuên"), tờ nhật báo Đức xuất bản ở Khuên dưới tên ấy từ năm 1802, phản ánh lập trường của giai cấp tư sản thuộc phái tự do bảo hoàng: thời chiến tranh Pháp-Phổ tích cực ủng hộ yêu cầu sô-vanh là sáp nhập An-da-xơ và Lo-ren-nơ phản đối chính thể cộng hòa ở Pháp; thời kỳ Công xã Pa-ri yêu cầu võ trang đàn áp cách mạng ở Pa-ri.-308.
[119]. Dự đoán của Ăng-ghen được hoàn toàn chứng thực. Trận đánh có tính chất quyết định giữa tập đoàn quân miền Đông của Pháp dưới quyền tướng Buốc-ba-ki và quân đội Đức của tướng Véc-đe đã xảy ra về hướng Li-den gần Ben-pho những ngày 15- 17 tháng Giêng 1871. Quân Pháp mặc dù chiếm ưu thế rất lớn về số lượng vẫn không giành được thắng lợi và sau trận đánh buộc phải bắt đầu rút lui, trong quá trình này đạo quân của Buốc-ba-ki đã bị tiêu diệt. Ăng-ghen đã mô tả trận đánh ấy (cũng gọi là trận Ê-ri-cua) cũng như cuộc rút lui sau đó của quân Pháp trong các bài "Tiểu luận về chiên tranh.- XXXVII". và "Tai họa của Buốc-ba-ki" (xem tập này. tr. 323-324 348-352). -309.
[120]. Trong trận Lơ-măng ~ miền Tây nước Pháp ngày 10 -12 tháng Giêng 1871, quân đội Đức do hoàng thân Phri-drích- Các-lơ chi huy đã đánh bại tập đoàn quân Loa-rơ thứ hai thành lập lại do tướng Săng-đi chi huy: Săng-đi đã buộc phải rút lui vì thiệt hại nặng.-313.
[121]. Ý nói đến "Königlich Preußischer Staats - Anzeiger" ("Người truyền tin quốc gia của nhà vua Phổ") - tờ nhật báo ở Đức, cơ quan chính thức của Chính phủ Phổ, xuất bản với tên đó ở Béc-lin từ năm 1851 đến năm 1871.-316.
[122]. Ý nói đến cuộc điều động của quân đội Anh - Pháp trong thời kỳ chiến tranh Crưm từ đia điểm đóng quân đầu tiên của họ ở Thổ Nhĩ Kỳ là Ha-li-pô-li đến Vác-na để giúp quân Thổ Nhĩ Kỳ trên chiến trường Đa-nuýp vì tháng Năm 1854 quân Nga đã mở đầu các hoạt động quân sự chống Xi-li-xtơ-ri. Kế hoạch dó không được thực hiện vì Chính phủ Nga hoàng đứng trước sự đe dọa của hành động chung của Áo đã bắt đầu chuẩn bi về quân sự với các nước đồng minh, đã buộc phải ngừng bao vây Xi-li-xlơ-ri và rút quân khỏi các công quốc vùng Da-nuýp. Quân đội liên quân điều đến Vác-na lúc đó sau này sẽ được sử dụng để đánh Xê-va-xtô-pôn.-321.
[123]. A. W. Kinglake. "The lnvasion of the Crimea; its Origin. and an Account of its Progress down to the Death of Lord Raglan", Vol.II, p.38-40. Edinburg and London, 1863 (A. U. Kinh-lếch. "Cuộc xâm nhập Crưm, sự mở đầu của nó và sự phát triển về sau của nó cho đến khi huân tước Ra-glan mất", t.II, tr. 38-40: Ê-đin-bớc và Luân Đôn 1863).-321.
[124]. Trong trận Xanh-căng-tanh ở đông-bắc nước Pháp ngày 19 tháng Giêng 1871, tập đoàn quân thứ nhất của Đức do Guê-ben chi huy đã đánh bại tập đoàn quân phía bắc của Pháp do Phai-đéc-bơ chỉ huy. Thất bại này làm cho quân Pháp mất hẳn tinh thần và chấm dứt hoạt động tích cực của nó ở vùng này.-323.
[125]. Ăng-ghen nói đến cuộc nổi loạn của phái bảo hoàng trong thời kỳ cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỳ XVIII, cuộc nổi loạn bắt đầu tháng Ba 1793 tại tỉnh Van-đây và sau đó lan rộng sang các tỉnh Brơ-ta-nhơ và Noóc-măng-đi. Quần chúng chủ yếu của bọn phiến loạn là bộ phận dân cư đia phương bị bọn thầy tu và quý tộc phản cách mạng xúi bẩy và khống chế. Cuộc nổi loạn ở Van-đây và Brơ-ta-nhơ bị dẹp tan năm 1795- 1796 nhưng người ta còn mưu toan phát dộng lại vào nãm 1799 và những năm sau.-326.
[126]. Trận Buy-dăng-van (còn gọi là trận Mông-tơ-rê hay Môn-va-lê-ri-en) xảy ra ngày 19 tháng Giêng 1871, bốn tháng sau khi Pa-ri bị vây. Đó là trận xuất kích cuối cùng từ khi Pa-ri bị vây do Tơ-rô-suy tổ chức nhằm mục đích làm kiệt hẳn sức và làm mất tinh thần quân vệ binh quốc gia, do đó làm cho dân cư và quân lính tin rẳng không thể tiếp lục bảo vệ thành phố được nữa. Trong thời gian xuấl kích tiến hành không có sự chuẩn bị cần thiết, người ta đã không phối hợp được hành động của các đơn vi tấn công và không có những lực lượng dự bị cần thiết. Mặc dầu binh sĩ Pháp chiến đấu dũng cảm, cuộc xuất kích đã bị đẩy lùi ở tất cả mọi điểm.- 328.
[127]. Như Ăng-ghen đã đoán trước, đạo quân miền Đông rút lui sau trận đánh thất bại ngày 15-17 tháng Giêng 1871 ở Ê-ri-cua đã bi dồn về biên giới Thụy Sĩ và ngày 1 tháng Hai buộc phải chạy sang lãnh thổ Thụy Sĩ và hạ vũ khí.- 331.
[128]. "Provinzial - Correspondenz" (thư tín tỉnh")- tờ báo của Chính phủ Phổ thành lập năm 1862 ở Béc-lin.-333.
[129]. Theo lệnh của Ba-den, tư lệnh quân Pháp ở Mét-xơ, người đã bắt đầu đàm phán với Bi-xmác nhằm dựa vào đội quân bị vây ở Mét-xơ để khôi phục nền đế chế, tháng Chín 1870 Buốc-ba-ki đi Chi-xhéc-xlơ ở Anh, nơi mà nguyên hoàng hậu nhiếp chính Ơ-giơ-ni lưu vong. Lý do trực tiếp của chuyến đi đó là lời tuyên bố của Rê-nhi-ê, mọi phần tử phiêu lưu ở Pháp, với Bi-xmác và Ba-den rằng hình như Ơ-giê-ni đồng ý liến hành đàm phán và cử ông ta làm đại biểu toàn quyền. Nhưng sứ mạng của Buốc-ba-ki không đáp ứng được nguyện vọng của phái Bô-na-pác-tơ vì Ơ-giê-ni cự tuyệt nhượng An-da-xơ và Lo-ren-nơ .-336.
[130]. Ý nói đến Hiệp định ngừng bắn và đầu hàng của Pa-ri do Bi-xmác và Pha-vrơ ký ngày 28 tháng Giêng 1871. Việc chinh phủ quốc phòng ngừng tiếp tục chống bọn xâm lược Phổ và đầu hàng nhục nhã có nghĩa là phản bội lợi ích dân tộc của Pháp, những lợi ích này đã bi hy sinh cho ý đồ của giai cấp thống trị hòng sử dụng tất cả mọi lực lượng để đàn áp phong trào cách mạng trứng nước. Khi ký hiệp nghi Pha-vrơ đã chấp nhận những yêu cầu sỉ nhục mà Phổ đưa ra: thanh toán trong vòng hai tuần khoản tiền bồi thường là 200 triệu phăng, nộp phần lớn các cứ điểm ở Pa-ri, nộp pháo dã chiến và đạn dược của quân đoàn Pa-ri. Nhưng Bi-xmác và Pha-vrơ không dám đưa vào hiệp nghị điều khoản về tước vũ khí quân vệ binh quốc gia Pa-ri gồm phần lớn là công nhân. Hiệp nghị đã quy định tiến hành trong một thời gian ngắn việc bầu cử nghị viện quốc dân, cơ quan sẽ quyết đinh vấn đề ký hòa ước.-338.
[131]. Xem chú thích 87.-339.
[132]. Ăng-ghen nói đến nguyện vọng của bọn đia chủ, tư sản và quân phiệt Phổ muốn thôn lính đất đai của Pháp là An-da-xơ và Lo-ren-nơ cũng như yêu sách của chúng đòi một khoản bồi thường chiến phí rất lớn.-342.
[133]. Ngày 19 tháng Hai 1871 là ngày hết hạn ngừng bắn theo hiệp định ký kết giữa Bi-xmác và Pha-vrơ ngày 28 tháng Giêng 1871 (xem chú thích 130). Mặc dầu phương tiện chống cự của Pháp chưa cạn nhưng hoạt động quân sự chống lại quân Phổ không được khôi phục. Được nghị viện quốc dân chính thức cử ra đứng đầu quyền hành pháp. Chi-e bắt tay ngay vào việc thương lượng để ký hòa ước kết thúc bằng việc ký hòa ước sơ bộ ở Véc-xây ngày 26 tháng Hai mà điều kiện do Bi-xmác đưa ra và sau đó là hòa ước chính thức ngày 10 tháng Năm tại Phran-phuốc trên sông Mai-nơ (xem tập này tr.470-472 cũng như chú thích 211 và 458).-342.
[134]. Hiệp định Lơ-Ve-ri-ê (Thụy Sĩ) được ký ngày 1 tháng Hai 1871 giữa tướng Clanh-sa thay Buốc-ba-ki làm tư lệnh tập đoàn quân miền Đông và tổng tư lệnh quân đội Thụy Sĩ, tướng Héc-xôốc-gơ, theo hiệp đinh này quy đinh điều kiện quân đội Pháp tiến vào đất Thụy Sĩ thì quân Pháp phải trao cho người Thụy Sĩ vũ khi, trang bị và đạn dược của mình.-351.