watch sexy videos at nza-vids!
Truyện TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH-XV - tác giả Frederick Engels Frederick Engels

Frederick Engels

XV

Tác giả: Frederick Engels

Ngày 26 tháng Tám, trong khi tất cả những bạn đồng nghiệp của chúng tôi, hầu như không trừ một ai, đều bận rộn với những suy luận về ý nghĩa to lớn của cuộc tiến quân "có tính chất quyết định" của thái tử vào Pa-ri, đến mức là họ không còn có thì giờ để dành cho Mác-ma-hông, thì chúng tôi đã mạnh bạo chi ra rằng sự di chuyển thực sự quan trọng hiện nay là sự di chuyển mà Mác-ma-hông- như người ta báo tin- đã tiến hành để giải phóng Mét-xơ Chúng tôi đã nói rằng, trong trường hợp thất bại, "có thể là các đơn vị quân đội của Mác-ma-hông sẽ phải đầu hàng tại cái dải đất hẹp của nước Pháp ăn sâu vào lãnh thồ Bỉ, giữa Mê-di-rơ và Sác lơ mông- Gi-vê"[1*].
Điều mà lúc bấy giờ chúng tôi giả định, thì bây giờ hầu như đã diễn ra. Dưới quyền chỉ huy của Mác-ma-hông có các quân đoàn: số 1 (của bản thân ông ta), số 5 (trước kia của Đơ Phai-i, giờ đây của Vim-pơ-phen), số 7 (của Đu-ê) và số 12 (của Lơ-broăng), cũng như những đơn vị mà trước ngày 29 tháng Tám người ta đã có thể phái từ Pa-ri đến, thậm chí gồm cả những đội cận vệ lưu động không chịu tuân lệnh của Xanh-mô-rơ nữa; ngoài ra còn có đơn vị kỵ binh trong quân đoàn của Can-rô-béc còn ở lại Sa-lôn. Tất cả các lực lượng của Mác-ma-hông có thể có khoảng 150.000 người, trong đó hầu như chỉ một nửa là gồm những đơn vị của đạo quân cũ; số còn lại là những tiểu đoàn thứ tư và các đội cận vệ lưu động, số lượng cũng gần ngang nhau. Người ta nói rằng đạo quân đó được bảo đảm tốt về pháo binh, nhưng phần lớn pháo binh chắc chắn là gồm những đại đội pháo mới thành lập; người ta cũng biết rằng trong đạo quân đó kỵ binh rất yếu. Ngay cả khi số lượng của đạo quân đó lớn hơn những con tính của chúng tôi, thì số dư đó chắc là gồm những lính mới tuyển; điều đó không làm tăng sức mạnh của đạo quân ấy, và như chúng tôi giả định, xét về sức mạnh thì nó chưa chắc đã bằng một đạo quân gồm 100.000 lính tốt.
Mác-ma-hông xuất quân từ Rêm-xơ đi Rê-ten và đến Ma-xơ tối ngày 22, nhưng chỉ đến ngày 28 và 29 quân đoàn 13 mới được điều đi từ Pa-ri, và vì con đường xe lửa đi thẳng đến Rê-ten qua Rêm-xơ hồi bấy giờ bị kẻ địch đe dọa, cho nên người ta đã phải đưa những đơn vị đó đi vòng theo con đường sắt phía bắc của Pháp, qua Xanh-căng-tanh, A-vanh và I-rơ-xơn. Họ đã không thể đến trước ngày 30 hay 31, khi những trận chiến đấu thật sự đã bắt đầu, thành thử những đơn vị mà Mác-ma-hông chờ đợi rốt cuộc đã không có mặt tại chỗ lúc cần thiết, bởi vì trong khi ông ta mất thì giờ ở giữa Rê-ten, Mê-di-rơ và Xte-nơ thì quân Đức đã tiến lên từ mọi phía. Ngày 27 tháng Tám, lữ đoạn ky binh đi trước của ông ta đã bị đánh bại ở Buy-dăng-xi; ngày 28, Vu-di-ê- một đầu mối giao thông quan trọng ở Ác-gôn-nơ- lọt vào tay quân Đức; hai đơn vị kỵ binh của Đức đã tấn công và chiếm làng Vri-di, bộ binh đóng tại đó đã phải đầu hàng,- một chiến tích chỉ có một ví dụ duy nhất trong quá khứ: đó là việc năm 1831 kỵ binh Ba Lan chiếm Đem-bơ-ven-cơ từ tay bộ binh và ky binh Nga[47]. Không có những tin tức nào từ những nguồn tin đáng tin cậy về các trận chiến đấu ngày 29, nhưng ngày 30 (ngày thứ ba) thì quân Đức, sau khi tập trung đủ lực lượng, đã tấn công Mác-ma-hông và đánh bại ông ta. Những bản tin của Đức nói về trận chiến đấu gần Bô-mông và về trận xảy ra gần Noa-rơ (theo con đường từ Xte-nơ đến Buy-dăng-xi)[48] còn nguồn tin của Bỉ thì nói đến chiến sự ở hữu ngạn sông Ma-xơ, giữa Mu-dong và Ca-ri-nhăng. Có thể kết hợp cả hai nguồn tin đó một cách dễ dàng, và nếu những bức điện của Bỉ về cơ bản là đúng thì hình như các quân đoàn 4 và 12 của đạo quân thứ tư của Đức (các quân đoàn số 4, số 12 và quân đoàn cận vệ) đã ở hữu ngạn sông Mô-den; tại đây, hợp nhất với những quân đoàn đó còn có quân đoàn Ba-vi-e số 1 - tức là những đơn vị đầu tiên của đạo quân thứ ba từ phía nam đến. Ở Bô-mông họ gặp những lực lượng chủ yếu của Mác-ma-hông, những lực lượng này rõ ràng đã vận động theo hướng từ Mê-di-rơ đến Xte-nơ họ đã tấn công những lực lượng này, hơn nữa một bộ phận quân đội -chắc là của Ba-vi-e- đã tấn công sườn bên phải của các lực lượng đó và đã bao vây nó sau khi đẩy quân Pháp ra khỏi con đường rút lui thẳng đến Ma-xơ tại Mu-dong, nơi mà những khó khăn khi qua cầu và sự chậm trễ do việc đó gây nên đã là nguyên nhân của những tổn thất to lớn của quân Pháp về mặt tù binh, cũng như về mặt pháo binh và đạn dược. Trong khi tất cả tình hình ấy đang xảy ra thì đội tiên phong của quân đoàn 12 của Đức, hình như được phái đi theo một hướng khác, đã gặp quân đoàn 5 của Pháp (của Vim-pơ-phen) chắc chắn là đang tiến về phía sườn của quân Đức qua Lơ-sanh- Pô-puy-lơ, theo thung lũng Ba-rơ và qua Buy-dăng-xi. Cuộc đụng độ đã xảy ra ở Noa-rơ, khoảng 7 dặm phía nam Bô-mông, và quân Đức tỏ ra thắng thế, nghĩa là khi cuộc chiến đấu diễn ra tại Bô-mông thì họ đã chặn được cuộc tiến quân phía sườn của Vim-pơ-phen. Bộ phận thứ ba của các đơn vị của Mác-ma-hông, theo những bản tin của Bỉ, đã tiến lên phía trước, chắc là theo hữu ngạn sông Ma-xơ, tại đây, như người ta nói, đã đóng quân lại ở Vô trong đêm trước, giữa Ca-ri-nhăng và Mu~dong, nhưng quân đoàn này cũng bị quân Đức (chắc là đội quân cận vệ) tấn công, hoàn toàn bị đánh tan và như người ta khẳng định, đã mất 4 khẩu liên thanh.
Ba trận đánh đó, ensemble[2*] (nếu coi nguồn tin của Bỉ là đúng về cơ bản), đối với Mác-ma-hông là một sự thất bại hoàn toàn mà chúng tôi đã nhiều lần đoán trước. Bốn quân đoàn Đức đối chọi với ông ta hiện nay có khoảng 100.000 người, nhưng không chắc là tất cả số người đó đã tham dự hết vào chiến sự. Các đội quân của Mác-ma-hông, như chúng tôi đã nói, về sức mạnh thì xấp xỉ bằng với một số lượng lính giỏi tương tự. Sự chống cự của những đội quân ấy hoàn toàn không giống như sự chống cự của đạo quân Ranh cũ; điều đó toát ra từ lời nhận xét trong bức điện chính thức của Đức nói rằng "những tổn thất của chúng ta không lớn lắm", cũng như từ số lượng tù binh bắt được. Tuy nhiên, giờ đây còn quá sớm để có thử phê phán những mệnh lệnh chiến thuật của Mác-ma-hông khi chuẩn bị cho trận đánh đó cũng như trong tiến trình trận đánh đó, vì chúng tôi hầu như không biết gì về chúng; nhưng chiến lược của ông ta thì đáng bị phán xét một cách nghiêm khắc nhất. Ông ta đã coi thường tất cả mọi khả năng thoát nguy mà ông ta có được. Vị trí do ông ta chiếm giữa Rê-ten và Mê-di-rơ cho phép ông ta tiến hành chiến đấu để bảo đảm rút được về Lăng và Xu-át-xông, và do đó có khả năng trở lại Pa-ri hay miền Tây nước Pháp. Đáng lẽ như vậy, thì ông ta lại tiến hành chiến đấu như thể ông ta chi có một con đường thoát duy nhất là tiến về phía Mê-di-rơ, và làm như nước Bỉ là của ông ta. Người ta nói rằng, ông ta đang ở Xê-đăng; trong lúc đó quân Đức chiến thắng sẽ chiếm tuyến tả ngạn sông Ma-xơ không những trước pháo đài đó, mà cả ở Mê-di-rơ nữa, từ đây cánh quân bên trái của họ, một ngày gần đây nhất, sẽ kéo đến tận biên giới nước Bỉ ở Rô-cơ-roa, và khi đó Mác-ma-hông sẽ bị khóa lại trong cái dải đất hẹp mà chúng tôi đã nói tới cách đây 6 ngày.
Chừng nào ông ta còn ớ đó thì ông ta sẽ còn một sự lựa chọn rất hạn chế. Chung quanh ông ta có bốn pháo đài - Xê-đăng, Mê-di-rơ, Rô-cơ-roa và Sác-lơ-mông; nhưng trên một vùng đất 12 dặm vuông, khi trước mặt ông ta có một đạo quân mạnh hơn hẳn ông ta, còn sau lưng là một nước trung lập, thì ông ta không thể lợi dụng được cái hình tứ giác ấy. Người ta sẽ dùng nạn đói để buộc ông ta đầu hàng, hay sẽ đánh tan ông ta, và ông ta sẽ buộc phải đầu hàng quân Phổ hay người Bỉ. Nhưng Mác-ma-hông còn có một con đường nữa. Chúng tôi vừa mới nói rang ông ta đã hành động như là nước Bỉ thuộc về ông ta. Và nếu quả thực ông ta nghĩ như vậy thì sao ? Nếu lý do bí mật của cái chiến lược không thể giải thích được đó hoàn toàn nằm trong cái quyết định cứng rắn định sử dụng lãnh thồ của Bỉ như thể nước này thuộc về nước Pháp, thì sao ? Từ Sác-lơ-mông một con đường thẳng chạy trên đất Bỉ qua Phi-líp-vin đến đất Pháp ở Mô-be-giơ. Con đường ấy chỉ bằng một nửa khoảng cách từ Mê-di-rơ đến Mô-bê-giơ trên đất Pháp. Nếu Mác-ma-hông dự định lợi dụng con đường ấy để thoát thân trong trường hợp ông ta bị đặt trước một sự cần thiết cực độ thì sao? ông ta có thể tính rằng người Bỉ sẽ không thể chống lại có hiệu quả với một đạo quân mạnh như đạo quân dưới quyền ông ta, còn khi quân Đức đuổi theo Mác-ma-hông vào đất Bỉ - một điều chắc chắn sẽ xảy ra- nếu như người Bỉ không thể chặn được ông ta, thì lúc đó sẽ phát sinh những sự phức tạp mới về mặt chính trị, chúng có thể cải thiện chứ không thể làm xấu thêm tình hình hiện nay của nước Pháp. Ngoài ra, nếu Mác-ma-hông sẽ đánh bật được, dầu chỉ là một đội tuần tiễu của Đức thôi, sang đất Bỉ, thì việc vi phạm nền trung lập sẽ trở thành một sự thật, và điều đó sẽ được dùng để biện hộ cho việc bản thân ông ta vi phạm tiếp các quyền của nước Bỉ. Những ý nghĩ như thế có thể nảy ra trong đầu óc của "phần tử An-giê-ri" cũ đó: chúng phù hợp với những phương thức tiến hành chiến tranh ở châu Phi, và có lẽ chỉ có những ý nghĩ như thế mới có thể biện hộ cho cái chiến lược mà ông ta đang áp dụng. Nhưng người ta cũng có thể làm cho ông ta mất cả cái khả năng đó: nếu thái tử sẽ hoạt động với sự nhanh nhẹn vốn có của ông, thì rõ ràng ông sẽ có thể đến Mông-téc-mê và nơi hợp lưu của hai con sông Xê-mua và Ma-xơ trước Mác-ma-hông, và lúc đó Mác-ma-hông sẽ bị khóa chặt giữa Xê-mua và Xê-đăng trong một khoảng không gian gần ngang với khoảng không gian cần thiết để ông ta đóng quân, và ông ta sẽ không còn có một hy vọng nào để vượt qua lãnh thồ trung lập bằng một con đường ngắn nhất.

--------------------
Chú thích
[1*]. xem lập này. tr.94.
[2*]. cộng chung lại
TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH
I
II
III
IV
NHỮNG THẮNG LỢI CỦA PHỔ
V
VI
VII
VIII
IX
X
KHỦNG HOẢNG CỦA CHIẾN TRANH
XI
XII
XIII[44]
XIV
XV
NHỮNG THẤT BẠI CỦA PHÁP
XVI
XVII
XVIII
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNH BẠI QUÂN PHỔ
XIX
TIN TỨC VỀ ĐÀM PHÁN[67]
XX
XXI
NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA CHẾ ĐỘ QUÂN SỰ PHỔ
XXII
XXIII
SỐ PHẬN THÀNH MÉT-XƠ
XXIV
XA-RA-GỐT- PA-RI
XXV
MÉT-XƠ THẤT THỦ
XXVI
SỰ BÀO CHỮA CỦA HOÀNG ĐẾ
CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở PHÁP
XXVII
NHỮNG THỦ ĐÔ CÓ BỐ PHÒNG BẰNG CÔNG SỰ
XXVIII
TÌNH HÌNH QUÂN SỰ Ở PHÁP
XXIX
XXX
NHỮNG TRIỂN VỌNG CỦA CHIẾN TRANH
DU KÍCH PHỔ
XXXI
XXXII
TÌNH HÌNH QUÂN ĐỨC Ở PHÁP
XXXIII
XXXIV
XXXV
XXXVI
XXXVII
XXXVIII
XXXIX
XL
TÌNH HÌNH Ở PHÁP XÉT THEO QUAN ĐIỂM QUÂN SỰ
TAI HỌA CỦA BUỐC-BA-KI
Chú thích