Frederick Engels
XXXV
Tác giả: Frederick Engels
Các đạo quân hoạt động trong điều kiện dã chiến đã tiến hành hai hoạt động có thể dễ dàng dẫn tới cuộc khủng hoảng của chiến tranh. Một là cuộc hành quân của Buốc-ba-ki chống lại Véc-đe, hai là: cuộc hành quân của hoàng thân Phri-đrích-các-lơ chống lại Săng-di.
Tin đồn về cuộc tiến quân của Buốc-ba-ki về hướng đông đã lan truyền hầu như cả một tuần lễ nhưng nó chẳng khác gì những tin đồn khác hiện đang lan truyền rất rộng rãi. Bản thân cuộc tiến quân đó có thể là một việc đáng chú ý nhưng nó còn chưa đem lại căn cứ nào để tin rằng nó đang được thực hiện thực sự. Nhưng hiện nay có thể không nghi ngờ gì rằng Buốc-ba-ki với ít ra là quân đoàn 18 và quân đoàn 20 cũng như quân đoàn 24 mới thành lập đã đến miền đông nước Pháp và vòng qua trận địa của Véc-đe ở Vê-du-lơ, đi qua Bơ-dăng-xông đến Luy-rơ ở giữa Vê-du-lơ và Ben-pho. Véc-đe đã tấn công Buốc-ba-ki ở Vi-léc-xếch-xen cách Luy-rơ không xa; cuộc chiến đấu đã diễn ra, bơn nữa, hai bên đều tuyên bố mình thắng. Hiển nhiên đấy là trận đánh hậu vệ mà nhờ đó rất có thể là Véc-đe đã bảo đảm được cuộc rút lui của mình. Nhưng dù ai thắng trong cuộc xung đột đầu tiên này thì cũng chắc chắn là một vài ngày nữa sẽ có những trận đánh khác, hon nữa lại là những trận đánh lớn hơn tiếp theo nhưng trận đánh này nhất định sẽ đưa tình hình ở đây tới khủng hoảng[119].
Nếu Buốc-ba-ki tiến hành cuộc tiến quân này với đầy đủ lực lượng nghĩa là tận dụng từng người, từng con ngựa và từng khẩu pháo mà các nơi khác không có cũng được, và nếu như cuộc tiến quân này được tiến hành với nghị lực cần thiết thì nó có thể là một bước ngoặt trong chiến tranh. Trước đây chúng tôi đã chỉ ra nhược điểm của tuyến giao thông kéo dài của quân Đức và khả năng giải phóng Pa-ri bằng cách tấn công vào tuyến giao thông ấy bằng những lực lượng lớn[1*]. Bây giờ chính là phải trông vào việc đó và việc đó có thực hiện được hay không là tùy thuộc vào chỗ thi hành kế ấy như thế nào.
Trong số lực lượng địch hiện chiếm đóng nước Pháp, hầu như toàn bộ các đơn vị chủ lực đều được dùng hoặc là vào việc bao vây Pa-ri hoặc là vào việc yểm hộ cuộc bao vây đó. Trong số 35 sư đoàn (kể cả vệ binh lan-ve, đội quân này luôn luôn được sử dụng như quân chủ lực) thì 32 đã được sử dụng như vậy. Hai sư đoàn ở dưới quyền Véc-đe (3 lữ đoàn Ba-lơ một lữ đoàn Phổ) và một sư đoàn do Sa-xtơ-rốp chỉ huy đang tiến về hội quân với Véc-đe. Ngoài ra, Véc-đe còn có ít ra 2 sư đoàn lan-ve để tiến hành vây đánh Ben-pho và để chiếm lĩnh các cứ điểm phía nam An-da-xơ. Như vậy là bộ phận quân lan-ve còn lại không phải làm những nhiệm vụ khác thì phải đóng giữ toàn bộ khu vực ở phía đông -bắc tuyến đi từ Mê-di-rơ qua Lăng và Xu-át-xông đến Pa-ri và từ đây qua Ô-xe và Sa-ti-ông đến Huy-ninh-ghen gần Ba-den cùng với tất cả những cứ điểm bị chiếm ở khu vực này. Nếu như chúng ta chú ý rằng ở Đức cũng có tù binh cần phải canh gác và những cứ điểm của bản thân nó cần có quân đồn trú, rằng chỉ có 9 quân đoàn Phổ (thành lập trước năm 1866) có đủ số cựu binh để bổ sung các tiểu đoàn lan-ve trong khi các quân đoàn khác phải chờ 5 năm nữa mới có thể cung cấp được lực lượng bổ sung như vậy, thì chúng ta có thể hình dung được rằng những lực lượng còn lại mà người ta có thể sử dụng để chiếm đóng bộ phán ấy của nước Pháp không thể nhiều lắm. Đúng là 18 tiểu đoàn hậu bị- huấn luyện hiện đang được phái đi làm nhiệm vụ đóng giữ các cứ điểm ở An-da-xơ và Lo-ren-nơ và các "tiểu đoàn cảnh vệ" mới thành lập phải thay thế lan-ve ở ngay nước Phổ. Nhưng theo tin tức báo chí Đức thì việc thành lập các tiểu đoàn cảnh vệ ấy tiến hành khá chậm chạp, do đó đạo quân chiếm đóng sẽ vẫn còn tương đối yếu trong một thời gian nào đó và chật vật lắm mới có thể khống chế được dân cư các tỉnh bị nó kiểm soát.
Buốc-ba-ki tiến đánh chính là bộ phận ấy của quân Đức. Rõ ràng là ông ta tìm cách cắm sâu quân của mình vào giữa Vê-du-lơ và Ben-pho; bằng cách đó ông ta sẽ cô lập được Véc-đe, người mà ông ta sẽ có thể đánh bại trong cuộc chiến đấu một chọi một, sau khi đã đẩy lùi Véc-đe về hướng tâv-bắc. Nhưng vì Véc-đe có lẽ hiện nay đã ở Ben-pho và đã hội quân với Tơ-re-xcốp nên muốn giải vây thi Buốc-ba-ki phải đánh bại cả hai; ông ta phải đẩy lùi quân bao vây về thung lũng sông Ranh sau đó ông ta sẽ có thể tiến theo phía tây núi Vô-he-dơ đến Luy-nê-vin, đến đây ông đã đến tuyến giao thông chính của quân Đức. Việc phá hoại hầm đường sắt gần Phan-xbua sẽ phong tỏa trong một thời gian dài tuyến đường đi Xtơ-ra-xbua; việc phá hoại đầu mối đường sắt ở Phru-ác sẽ làm ngừng trệ sự vận chuyển trên tuyến đường từ Xác-bruých-kên đến Mét-xơ; thậm chí có thể phải một đội lưu động đến Ti-ôn-vin để phá hoại đường sắt ở điểm ấy cắt đứt tuyến đường xuyên suốt cuối cùng của quân Đức. Đội lưu động nay lúc nào cũng có thề rút sang Lúc-xăm-buốc hoặc sang Bỉ và hạ vũ khí ở đấy; việc này là hoàn toàn xác đáng.
Buốc-ba-ki phải nhằm vào chính những mục đích đó. Do vùng xung quanh Pa-ri đã bị vét cạn, sự gián đoạn giao thông giữa Pa-ri và Đức dù chỉ là mấy ngày cũng có hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với 240.000 quân Đức ở gần Pa-ri và 120.000- 150.000 binh sĩ Pháp ở Lo-ren-nơ có thể trở thành phương tiện giải vây có hiệu quả hơn là thắng lợi của Săng-di đối với Phri-đrích-các-lơ, thắng lợi mà nhờ thế Phri-đrích-các-lơ rút cục buộc phải rút về phía các đội quân bao vây để được sự chi viện của họ. Đúng là quân Đức còn có một tuyến đường sắt nữa chạy qua Ti-ôn-vin; Mê-di-rơ và Rêm-xơ mà chắc Buốc-ba-ki không thể tới được ngay dù có dùng các đơn vị lưu động, nhưng ngay sau khi Buộc- ba- ki xâm nhập được vào Lo-ren-nơ thì chắc chắn là trong các vùng bị chiếm sẽ bùng lên cuộc khởi nghĩa nhân dân ở khấp nơi; chúng tôi không cần giải thích trong trường hợp này sự vận chuyển trên con đường sắt thứ hai đó sẽ bị nguy hiểm như thế nào. Ngoài ra hậu quả đầu tiên của thắng lợi của Buốc-ba-ki là sự rút lui bắt buộc của Guê-ben; do đó đạo quân phía bắc sẽ có cơ hội cắt đứt tuyến giao thông đó giữa Xu-át-xông và Mê-di-rơ.
Chúng tôi cho rằng cuộc tiến quân này của Buốc-ba-ki là cuộc tiến quân quan trọng nhất và nhiều hứa hẹn nhất trong tất cà những cuộc tiến quân mà các tướng lĩnh Pháp đã tiến hành trong cuộc chiến tranh này. Nhưng chúng tôi nhắc lại rằng nó phải được tiến hành một cách thích đáng. Những kế hoạch hay nhất cũng chẳng có giá trị gì nếu chúng được thực hiện một cách yếu ớt và không kiên quyết và có lẽ trước khi cuộc chiến đấu của Buốc-ba-ki với Véc-đe kết thúc, chúng tôi không biết được gì đích xác về lực lượng của Buốc-ba-ki hoặc về cách chỉ huy của ông đối với những lực lượng ấy.
Nhưng chúng tôi đã được tin rằng thấy trước được trường hợp như thế, quân Đức đã quyết định mở rộng quân đoàn của Véc-đe thành "đạo quân thứ năm" lớn do Man-toi-phen chỉ huy, Man-toi-phen sẽ trao "đạo quân thứ nhất" của mình cho Guê-ben và đưa các quân đoàn 2, 7 và 14 đi cứu viện Véc-đe. Nhưng sư đoàn 13 thuộc quân đoàn 7 do Sa-xtơ-rốp chỉ huy đã tiến về Vê-du-lơ; sư đoàn 14 vừa mới chiếm Mê-di-rơ và Rô-cơ-roa, do đó không thể trông mong trong một thời gian rất ngắn nó sẽ đến Vê-du-lơ; quân đoàn 14 chính là quân đoàn luôn luôn do Véc-đe chỉ huy (gồm sư đoàn Ba-đen, các trung đoàn Phổ 30 và 34 do Gôn-sơ chỉ huy); còn quân đoàn 2 hiện ở Pa-ri thì chúng tôi cho rằng nó sẽ không thể di chuyển đi đâu khi thành phố chưa đầu hàng, vì không có có thì ở đó sẽ khó khăn. Nhưng dù có điều nó đi ngay hiện nay thì nó cũng chỉ đến được sau khi diễn ra trận đánh quyết định giữa Véc-đe và Buốc-ba-ki. Còn các lực lượng tăng viện khác cho Véc-đe lấy trong lực lượng dự bị có ở Đức như người ta có thể dự đoán thì chúng ta phải chú ý rằng một là toàn bộ lan-ve có thể sử dụng đều đã hoặc hiện đang được phái đi và hai là các tiểu đoàn hậu bị - huấn luyện tức lực lượng hậu bị duy nhất còn có được thì người ta mới lấy đi của chúng tất cả những binh sĩ đã được huấn luyện, và, lúc này, chỉ còn lại khung thôi. Do đó bằng bất cứ giá nào Buốc-ba-ki cũng phải đánh trận đầu tiên và quyết định nhất trước khi lực lượng tăng viện mà quân Đức chờ đợi có thể đến nơi; nếu thắng Buốc-ba-ki sẽ ở vào thế thuận lợi để đánh thắng dần từng bộ phận của lực lượng tăng viện ấy khi chúng kéo đến dần dần từ các phía khác nhau.
Đồng thời, tuy cuộc tiến quân của hoàng thân Phri-đrích-các-lơ về Lơ-măng đã giành được thắng lợi nhưng ông ta vẫn có thể mắc sai lầm - sai lầm đầu tiên mà quân Đức mắc phải trong cuộc chiến tranh này- là để tập trung toàn bộ lực lượng chống Săng-di, ông ta đã để cho Buốc-ba-ki hoàn toàn tự do hành động. Không nghi ngờ gì hết, Săng-di là địch thủ trực tiếp của ông ta và lúc này cũng là địch thủ nguy hiểm nhất. Nhưng ở khu vực mà Săng-di đóng không thể giành được thắng lợi quyết định đối với quân Pháp. Săng-di vừa mới thất bại thảm hại[120] và điều đó hiện nay chấm dứt ý đồ chi viện -Pa-ri của ông ta. Nhưng điều đó không làm ông ta mất đi các khả năng khác. Săng-di có thể tùy ý rút lui hoặc về Brơ-ta-nhơ, hoặc về Ca-va-đoóc. Trong cả hai trường hợp, ở điểm cuối cùng của cuộc rút lui của ông ta, ông ta đều có thể tìm được một kho vũ khí lớn của hải quân, Brê-xtơ hoặc Séc-bua, với các pháo đài độc lập có thể làm nơi ẩn nấp cho quân của ông ta cho đến khi hạm đội Pháp chuyên chở họ về phía nam sông Loa-rơ hoặc phía bắc sông Xôm-ma. Cho nên miền tây nước Pháp là khu vực mà quân Pháp có thể tiến hành những hoạt động quân sự để đánh lạc hướng lực lượng địch, tấn công và rút lui xen lẫn nhau mà không hề có nguy cơ rơi vào tình trạng không có lối thoát. Chúng tôi không hề ngạc nhiên nếu được biết rằng Săng-di đã ra quân chiến đấu theo yêu cầu khẩn khoản của Gam-béc-ta mà theo tin tức có được thì Gam-béc-ta đã đến chỗ Săng-di và, không nghi ngờ gì hết, trong trường hợp đó ông ta sẽ đặt các lý do quân sự phục tùng lý do chính trị. Sau khi thua trận và mất Lơ-măng, Săng-di không thể làm cái gì tốt hơn là kéo Phri-đrích-các-lơ vào phía tây càng sâu càng tốt để cho bộ phận này của quân Phổ không thể gây ra tác hại nào đó khi cuộc hành quân của Buốc-ba-ki bắt đầu được triển khai.
Phai-đéc-bơ ở phía bắc rõ ràng là quá yếu nên không thể tiến hành một hành động quyết định nào đó chống lại Guê-ben. Vi hiển nhiên là Săng-di không thể đánh bại Phri-đrích-Các-lơ và do đó chi viện cho Pa-ri thì tốt hơn hết là đưa lực lượng lớn về phía bắc để giải phóng cả A-mi-en lẫn Ru-ăng khởi Guê-ben và tìm cách dùng binh lực tập trung tiến về tuyến đường sắt từ Mê-di-rơ đi Pa-ri; điều đó đặc biệt quan trọng vào lúc này khi Buộc-ba-ki uy hiếp một tuyến đường sắt khác trong tay quân Đức. Giao thông là chỗ hiểm nhất trong sự bố trí quân đội; nếu như tuyến phía bắc vốn đã bị hở dễ bị tấn công từ phía bắc ở gần Xu-át-xông cũng như ở gần Rê-ten lại bị uy hiếp nghiêm trọng vào lúc mà Buốc-ba-ki hoạt động ở miền Nam Lo-ren-nơ thì chúng ta sẽ có thể chứng kiến sự rối loạn đột nhiên và hết sức mãnh liệt ở Véc-xây
---------------
Chú thích
[1*]. Xem tập này, tr .308.