watch sexy videos at nza-vids!
Truyện TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH-TÌNH HÌNH QUÂN ĐỨC Ở PHÁP - tác giả Frederick Engels Frederick Engels

Frederick Engels

TÌNH HÌNH QUÂN ĐỨC Ở PHÁP

Tác giả: Frederick Engels

Tình trạng kiệt sức trong quá trình cuộc chiến tranh này đã bắt đầu thể hiện ở Đức. Quân số đạo quân xâm nhập ban đầu bao gồm toàn bộ quân chính quy miền Bắc và miền Nam lên tới gần 640.000 người. Sau hai tháng chiến tranh, đạo quân này đã giảm sút đến mức người ta đã phải gửi ra mặt trận chuyến đầu tiên binh sĩ thuộc các tiểu đoàn bộ binh hậu bị - huấn luyện và các đại đội kỵ binh hậu bị- huấn luyện bằng gần 1/3 quân số ban đầu. Họ đã tới nơi vào cuối tháng Chín và đầu tháng Mười, và mặc dầu số lượng của họ có lẽ lên đến 200.000 người nhưng các tiểu đoàn dã chiến còn xa mới được bổ sung đầy đủ ngang biên chế ban đầu là mỗi tiểu đoàn 1.000 người. Các tiểu đoàn ở gần Pa-ri có từ 700 đến 800 người, còn các tiểu đoàn ở gần Mét-xơ còn ít hơn thế. Bệnh tật và chiến đấu đã nhanh chóng hủy hoại thêm nữa và khi hoàng thân Phri-đrích-các-lơ đến sông Loa-rơ, 3 quân đoàn của ông có chưa đầy nửa quân số bình thường nghĩa là bình quân mỗi tiểu đoàn chỉ có 450 người. Các cuộc chiến đấu diễn ra trong tháng này cũng như thời tiết rét buốt và thất thường chắc chắn đã ảnh hưởng nặng nề đến các đơn vị ở gần Pa-ri cũng như những đạo quân yểm hộ cuộc bao vây; vì thế hiện nay không nghi ngờ gỉ hết, bình quân mỗi tiểu đoàn có chưa đầy 400 người. Đầu tháng Giêng, sau 3 tháng huấn luyện tân binh đợt nhập ngũ năm 1870 sẽ sẵn sàng được gửi ra mặt trận. Số lượng của họ là gần 110.000 người và mỗi tiểu đoàn được có non 300 người. Hiện nay chúng tôi biết rằng một bộ phận trong họ đã đi quá Năng-xi và hàng ngày đều có lực lượng tăng viện mới kéo đến. Như vậy chẳng bao lâu nữa các tiểu đoàn có thể lại được đưa lên tới gần 650 người. Nếu như,- căn cứ vào nhiều dấu hiệu, điều này có thể xảy ra, số người còn lại trong những người thuộc lứa tuổi trẻ hơn, chưa qua huấn luyện trước (lính bổ sung) và có thể sử dụng được mà thực sự được huấn luyện cùng với tân binh đợt nhập ngũ ngay năm nay thì số bổ sung sẽ tăng thêm mỗi tiểu đoàn 100 người nữa làm cho mỗi tiểu đoàn có cả thảy 750 người. Như thế là gần bằng 3/4 quân số ban đầu và tạo thành một đạo quân có 480.000 người trong số 1 triệu người được đưa từ Đức ra mặt trận. Như vậy sau chưa đầy 4 tháng quá nửa số người rời nước Đức trong các trung đoàn chủ lực hoặc về sau gia nhập các trung đoàn ấy đã bị chết hoặc tàn phế. Nếu như có ai đó cảm thấy rằng điều đó không tin được thì anh ta hãy so sánh những thiệt hại trong những chiến dịch trước đó như những chiến dịch năm 1813 và 1814 chẳng hạn và anh ta hãy chú ý rằng những cuộc hành quân dài ngày liên tục và cấp tốc của quân Phổ trong cuộc chiến tranh này nhất định đã ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến quân đội của họ.
Cho tới đây chúng tôi chỉ nói về quân chủ lực. Ngoài họ ra, hầu như toàn bộ lan-ve đã được đưa sang Pháp. Thoạt đầu mỗi tiểu đoàn vệ binh lan-ve có 800 người, còn các tiểu đoàn khác thì mỗi tiểu đoàn có 500 người; nhưng quân số của tất cả những tiểu đoàn ấy được nâng dần lên 1.000 người. Kể cả kỵ binh và pháo binh, tồng cộng 240.000 người. Đại bộ phận lực lượng này đã ở Pháp một thời gian nào đó, bảo đảm giao thông, phong tỏa cứ điểm v.v.. Ngay cả để thực hiện mục đích đó, số lượng của họ cũng không đủ vì rằng hiện nay người ta đang thành lập 4 sư đoàn lan-ve nữa (có lẽ bằng cách thành lập tiểu đoàn thứ ba cho mỗi trung đoàn lan-ve), 4 sư đoàn này có ít nhất là 50 tiểu đoàn tức thêm 50.000 người nữa. Tất cả lực lượng này hiện đều phải đưa sang Pháp; những đơn vị vẫn còn ở lại Đức để canh giữ tù binh Pháp phải được thay thế trong nhiệm vụ này bằng những "tiểu đoàn cảnh vệ" mới thành lập. Trước khi nhận được toàn văn mệnh lệnh về thành lập các tiểu đoàn này, chúng tôi không thể nói rõ thành phần của chúng ra sao, còn hiện nay nội dung bản mệnh lệnh chỉ được biết qua một tin điện ngắn. Nhưng, như chúng ta đã biết, nếu không gọi nhập ngũ những người 40 tuổi thậm chí nhiều tuổi hơn thì không thể thành lập 4 sư đoàn lan-ve mới kể trên, nếu vậy thì còn lại những binh sĩ đã qua huấn luyện nào cho các tiểu đoàn cảnh vệ ngoài những người ở lứa tuổi từ 40 đến 50 tuổi? Không nghi ngờ gì hết, biện pháp này làm cho nước Đức cạn sạch lực lượng dự bị đã được huấn luyện, ngoài ra còn gọi hết tân binh của cả năm.
Trong các công việc hành quân, đóng trại ngoài trời và chiến đấu ở Pháp, lan-ve chịu phần nhỏ hơn rất nhiều so với phần của quân chủ lực. Phần lớn trong họ ở doanh trại tốt, ăn uống đủ và công tác không nặng nhọc lắm; do đó có thể cho rằng tổng số thiệt hại của nó vì chết và bị loại khỏi vòng chiến do tàn phế là khoảng 40.000 người. Kể cả các tiểu đoàn mới hiện đang thành lập còn lại được 250.000 người; nhưng người ta hoàn toàn không rõ phải bao nhiêu lâu mới có thể, nếu như một ngày kia sẽ có thể, - điều tất cả bọn họ sang phục vụ ở nước ngoài mà hơn nữa không rõ liệu có bao giờ có thể làm được việc đó không. Có thể nói rằng trong 2 tháng sắp tới tổng số quân chiến đấu của các đơn vị lan-ve ở Pháp nhiều nhất là 200.000 người.
Như vậy là vào nửa sau tháng Giêng, quân chủ lực và lan-ve Đức gộp lại sẽ có khoảng từ 650.000 đến 680.000 người tác chiến ở Pháp trong đó từ 150.000 đến 200.000 người hiện đang trên đường đi hoặc chuẩn bị được phái đi. Nhưng những đơn vị này khác nhiều so với những đơn vị được sử dụng từ trước tới nay ở đây. Già nửa các tiểu đoàn chủ lực sẽ gồm những lính trẻ không có kinh nghiệm, tuổi 20 hoặc 21 là lứa tuổi mà những khó khán của chiến dịch mùa đông ảnh hưởng đặc biệt nặng nề đến tình trạng sức khỏe của họ. Những người ấy sẽ nhanh chóng tràn ngập các bệnh viện, còn các tiểu đoàn sẽ lại bắt đầu sụt xuống. Đồng thời lan-ve sẽ ngày càng gồm những người trên 32 tuổi hầu hết có vợ con nghĩa là những người vào lứa tuổi mà cuộc sống trong doanh trại ngoài trời trong thời tiết rét mướt hoặc ẩm ướt hầu như chắc chắn sẽ nhanh chóng khiến cho họ mắc bệnh thấp khớp một cách phổ biến. Và hoàn toàn không thể nghi ngờ gì là đại bộ phận lan-ve hiện nay phải hành quân và tác chiến nhiều hơn trước đây rất nhiều do phần đất mà họ phải kiểm soát được mở rộng. Quân chủ lực trở nên trẻ hơn nhiều so với trước kia, lan-ve trở nên già hơn nhiều so với trước kia, tân binh bồ sung vào quân chủ lực chỉ tạm đủ thời gian để huấn luyện quân sự và nắm được các quy tắc kỷ luật, còn binh sĩ mới bổ sung cho lan-ve thi có đầy đủ thời gian để quên cả hai thứ. Như vậy quân đội Đức bao gồm những thành phần làm cho về mặt tính chất nó giống hơn trước kia rất nhiều với những tân binh Pháp đang tác chiến chống lại nó, nhưng quân Đức có cái ưu thế là những thành phần ấy được xen vào những cốt cán mạnh và vững của đội quân cũ.
Ngoài những lực lượng kể trên, Phổ còn những dự trữ nhân lực nào? Tân binh đến năm 1871 mới tròn 20 tuổi và lính bổ sung nhiều tuổi hơn mà hơn nữa tất cả lính bổ sung này đều chưa qua huấn luyện, hầu hết đều có vợ và ở vào cái tuổi mà người ta ít muốn hoặc ít có thể bắt đầu làm nhiệm vụ người lính. Gọi nhập ngũ những người dựa vào kinh nghiệm lâu năm mà quen cho rằng quan hệ của họ với quân đội chỉ thuần túy có tính chất danh nghĩa mà thôi là một việc cực kỳ mất lòng người. Gọi nhập ngũ những người về thể chất có đủ điều kiện phục vụ trong quân ngũ nhưng do nguyên nhân nào đó đã được hoàn toàn miễn nghĩa vụ quân sự sẽ là biện pháp càng mất lòng người hơn. Trong cuộc chiến tranh phòng ngự thuần túy, tất cà bọn họ sẽ lên đường không chút do dự; nhưng trong cuộc chiến tranh xâm lược và vào lúc mà thành công của chính sách xâm lược ấy trở thành đáng hoài nghi thì không thể trông mong ở họ điều đó. Tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược khi thắng khi bại bằng một quân đội gồm chủ yếu là những người đã có vợ xét cho cùng là không thể được trong cuộc chiến tranh ấy, một hoặc hai thất bại lớn chắc chắn sẽ làm mất tinh thần những đội quân đó. Do chiến tranh kéo dài, quân đội Phổ càng trở thành "toàn dân vũ trang thật sự thì nó càng trở thành ít có năng lực xâm lược. Mặc cho bọn phi-li-xtanh Đức hò hét điên cuồng về An-da-xơ và Lo-ren-nơ, song không nghi ngờ gì nữa, nước Đức không thể vì việc xâm chiếm các tỉnh ấy mà lâm vào những thiếu thốn, sự rối loạn đời sống xã hội và sự đình đốn của nền sản xuất quốc dân của đất nước mà nước Pháp sẵn sàng chịu đựng vì sự nghiệp phòng thủ của bản thân họ. Cạnh gã phi-li-xtanh Đức ấy khi vừa mặc quân phục và bị đưa ra mặt trận chắc là lại sê nhanh chóng mất hết sự hăng hái của anh ta ở nơi nào đó trên chiến trường ở Pháp hoặc giữa cái rét đóng băng trong trại lính ở ngoài trời. Và như vậy, có lẽ rút cục sẽ tốt hơn cho cả hai dân tộc nếu như họ thực sự giáp mặt với vũ khí trong tay.
TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH
I
II
III
IV
NHỮNG THẮNG LỢI CỦA PHỔ
V
VI
VII
VIII
IX
X
KHỦNG HOẢNG CỦA CHIẾN TRANH
XI
XII
XIII[44]
XIV
XV
NHỮNG THẤT BẠI CỦA PHÁP
XVI
XVII
XVIII
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNH BẠI QUÂN PHỔ
XIX
TIN TỨC VỀ ĐÀM PHÁN[67]
XX
XXI
NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA CHẾ ĐỘ QUÂN SỰ PHỔ
XXII
XXIII
SỐ PHẬN THÀNH MÉT-XƠ
XXIV
XA-RA-GỐT- PA-RI
XXV
MÉT-XƠ THẤT THỦ
XXVI
SỰ BÀO CHỮA CỦA HOÀNG ĐẾ
CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở PHÁP
XXVII
NHỮNG THỦ ĐÔ CÓ BỐ PHÒNG BẰNG CÔNG SỰ
XXVIII
TÌNH HÌNH QUÂN SỰ Ở PHÁP
XXIX
XXX
NHỮNG TRIỂN VỌNG CỦA CHIẾN TRANH
DU KÍCH PHỔ
XXXI
XXXII
TÌNH HÌNH QUÂN ĐỨC Ở PHÁP
XXXIII
XXXIV
XXXV
XXXVI
XXXVII
XXXVIII
XXXIX
XL
TÌNH HÌNH Ở PHÁP XÉT THEO QUAN ĐIỂM QUÂN SỰ
TAI HỌA CỦA BUỐC-BA-KI
Chú thích