XXXVI
Tác giả: Frederick Engels
Sau khi Xê-đăng thất thủ từ khi Pa-ri lần đầu tiên bị uy hiếp nghiêm trọng bởi nguy cơ cuộc tấn công của địch, chúng tôi đã thường xuyên chỉ ra sức mạnh lớn lao của thủ đô có công sự như Pa-ri, và dù thế nào đi nữa, chúng tôi cũng không quên nói thêm rằng muốn phát huy đầy đủ khả năng phòng ngự của nó thì điều cần thiết là phải có một đạo quân chính quy lớn bảo vệ nó, đạo quân này phải mạnh đến mức không thể khóa chặt nó trong các công sự của cứ điểm hoặc không thể cản trở nó cơ động trên địa hình trống trải xung quanh cứ điểm dùng làm điểm tựa và một phần làm căn cứ tác chiến của nó.
Trong điều kiện bình thường thì đương nhiên một đạo quân như thế hầu như bao giờ cũng có. Các đạo quân của Pháp thua trận ở gần biên giới có thể rút về Pa-ri như là dinh lũy cuối cùng và chủ yếu của chúng; trong tình hình thông thường chúng đến đây với đầy đủ lực lượng và tìm được đủ viện binh để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhưng lần này chiến lược của nền Đế chế thứ hai dẫn tới chỗ tất cả các đạo quân của Pháp đều biến khỏi chiến trường. Do chiến lược ấy mà một trong những đạo quân ấy đã đi đến chỗ bị vây khốn ở Mét-xơ, và theo tất cả các dấu hiệu thì không có hy vọng gì giải thoát được ; một đạo quân khác thì đã đầu hàng thật sự ở Xê-đăng. Khi quân Phổ tiến đến Pa-ri thì toàn bộ lực lượng sẵn có để phòng thủ Pa-ri gồm có mấy đơn vị hậu bị huấn luyện mới có nửa quân số, một số đội cảnh vệ lưu động từ các tỉnh về (vừa mới tuyển mộ) và quân vệ binh quốc gia địa phương (chưa đầy một nửa đã biên chế xong).
Ngay cả trong tình hình đó, sức mạnh của bản thân cứ điểm cũng vẫn là vô cùng to lớn đối với quân xâm lược mà nhiệm vụ tấn công lege artis[1*] thành phố đồ sộ ấy với những công sự ngoại vi của nó cũng cực kỳ nặng nề đến nỗi họ phải từ bỏ ngay nhiệm vụ ấy và cho rằng dùng nạn đói để buộc cứ điểm đầu hàng thì hơn. Bây giờ "ủy ban chiến lũy" gồm có Hăng-ri Rô-sơ-phoóc và những nhân vật khác đã được thành lập. Ủy ban này được trao nhiệm vụ xây dựng phòng tuyến bên trong thứ ba để chuẩn bi cho thành phố tiến hành những cuộc chiến đấu rất phù hợp với tính cách người Pa-ri, cụ thể là phòng ngự trên chiến lũy và chiến đấu giữ từng ngôi nhà. Báo chí thời bấy giờ chế diễu đủ điều ủy ban ấy; nhưng tin bán chính thức của bộ tham mưu Phổ không để lại một chút nghi ngờ gì về việc chính triển vọng chắc chắn về một cuộc kháng cự ngoan cường trên các chiến lũy mà quân Đức sẽ vấp phải chủ yếu đã buộc họ quyết định bất cứ điểm đầu hàng bằng nạn đói. Quân Phổ hiểu rất rõ rằng pháo đài và tường thành ở phía sau nếu chỉ phòng thủ bằng pháo binh thì sau một thời gian nhất định chắc chắn sẽ thất thủ và bấy giờ sẽ bước vào thời kỳ chiến đấu trong đó tân binh và thậm chí dân thường sẽ thành những kẻ địch xứng với cựu binh; trong cuộc chiến đấu đó sẽ phải chiếm từng ngôi nhà và từng dãy phố, điều đó không nghi ngờ gì hết sẽ đem lại những thiệt hại lớn nếu chú ý đến số quân phòng ngự rất đông đảo. Bất cứ ai quan tâm đến vấn đề này mà xem báo chí đều thấy rằng tờ báo Phổ "Staats-anzeiger"[121] đã nêu lý do ấy làm lý do có tính chất quyết định để từ bỏ vây đánh chính quy.
Cuộc bao vây bắt đầu ngày 19 tháng Chín, đúng 4 tháng trước đây. Hôm sau, tướng Đuy-cơ-rô chỉ huy các đơn vị chính quy ở Pa-ri đã dùng 3 sư đoàn đánh thọc ra ở hướng Cla-mác, mất 7 khẩu pháo và 3.000 người bị bắt làm tù binh. Sau cuộc đánh thọc ra này là những cuộc đánh thọc ra tương tự vào ngày 23 và 30 tháng Chín, 13 và 21 tháng Mười; tất cả các cuộc đánh thọc ra ấy đều đem đến những thiệt hại lớn cho quân Pháp mà không có lợi ích gì, ngoài việc làm cho lính mới của Pháp quen với hỏa lực định. Ngày 28 lại có một trận đánh thọc ra nữa thành công hơn và Lơ-buốc-giê: chiếm được thôn này và giữ được hai ngày, nhưng ngày 30, sư đoàn vệ binh 2 của Phổ- gồm 13 tiểu đoàn bấy giờ có chưa đầy 10.000 - người đã chiếm lại thôn trên. Không nghi ngờ gì hết, quân Pháp sử dụng rất tồi hai ngày ấy, vì lẽ ra trong hai ngày ấy họ có thể biến thôn có nhiều nhà cửa vững chắc này thành một cứ điểm; họ cũng không quan tâm làm sao chuẩn bị sẵn được đội dự bị để kịp thời chi viện cho quân phòng ngự; nếu không thì không thể chiếm lại được của họ địa điểm ấy bằng lực lượng nhỏ như thế.
Sau những cố gắng ấy là một tháng yên tĩnh. Rõ ràng là trước khi lại dám tiến hành những trận đánh thọc ra lớn, Tơ-rô-suy đã định cải tiến huấn luyện và tăng cường kỷ luật cho quân đội của mình điều đó là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng đồng thời ông đã coi nhẹ việc tổ chức các hoạt động chiến đấu của các đội cảnh giới đội trinh sát và đội tuần tra, phục kích và tập kích bất ngờ, nghĩa là những việc mà binh sĩ Pháp ở mặt trận xung quanh Pa-ri hiện thường xuyên tiến hành; thế nhưng phương thức tác chiến ấy là thích hợp hơn hết để bồi dưỡng cho lính mới sự tín nhiệm đối với sĩ quan của mình và lòng tự tin và làm cho họ quen bình tĩnh giao chiến với địch. Quân đội hiểu rằng họ có thể dùng những phân đội nhỏ: như tiểu đội, nửa đại đội và đại đội tập kích bất ngờ những phân đội cũng nhỏ như thế của địch, đánh bại chúng và bắt tù binh, họ sẽ nhanh chóng học được cách đánh nhau với địch ở cấp tiểu đoàn chống với tiểu đoàn. Ngoài ra họ cũng nhờ đó hiểu được nhiệm vụ cảnh giới là gì, điều mà nhiều người trong họ vào tháng Chạp hình như còn chưa biết.
Sau hết, ngày 28 tháng Mười một, bắt đầu một loạt cuộc đánh thọc ra kết thúc bằng cuộc đánh thọc ra lớn qua sông Mác-nơ ngày 30 tháng Mười một và cuộc tấn công trên toàn bộ chính diện phía đông Pa-ri. Ngày 2 tháng Chạp quân Đức lại chiếm lại và một phần Săm-pi-nhi và ngày hôm sau quân Pháp lui về bên kia sông Mác-nơ. Xét về mặt ý đồ chọc thủng tuyến công sự vòng tròn khép kín của bên bao vây xây dựng xung quanh Pa-ri, cuộc tấn công ấy đã hoàn toàn thất bại; nó được tiến hành thiếu sự cương quyết cần thiết. Nhưng nhờ nó quân Pháp giữ được cho mình đại bộ phận khu vực phía trước phòng tuyến của mình mà cho tới đây vẫn không thuộc về bên nào. Họ thu được một dải đất rộng chừng 2 dặm từ Đrăng-xi đến sông Mác-nơ gần Nơi-i- dải đất này là khu vực mà hỏa lực của các pháo đài của Pháp hoàn toàn khống chế, có nhiều thôn xóm với những nhà cửa vững chắc thích hợp với phòng ngự, hơn nữa ở đó có cao nguyên Ai-rôn- một trận địa mới của quân Pháp khống chế khu vực xung quanh. Như vậy ở đây có khả năng mở rộng không ngừng khu vực phòng ngự; bám chắc được khu vực này có thể tiếp tục tấn công. Trong tình hình đó hoặc chiến tuyến của bên bao vây "lồi ra" đến mức khiến cho cuộc tấn công vào nó có thể thắng lợi hoặc quân địch do tập trung ở đây những lực lượng lớn nên buộc phải làm yếu trận tuyến của nó ở các khu vực khác và như vậy làm dễ dàng cho cuộc tấn công của quân Pháp. Khu vực này đã nằm trong tay quân Pháp cả một tháng trời. Quân Đức buộc phải đặt pháo công thành để bắn vào A-vrông vả những đơn vị pháo ấy đã bắn phá cả thảy chỉ có 2 ngày đã đủ để đánh bật quân Pháp khỏi đó; một khi mất A-vrông thi các trận địa khác cũng phải bỏ. Thật vậy, ngày 21 quân Pháp lại mở những trận tấn công mới trên toàn mặt trận đông bắc và đông; đã chiếm được một nửa Lờ-buốc-giê, chiếm được Me-dông-blăng-sơ và Vin-ê-vrác; nhưng tất cả các trận địa có lợi ấy lại bị mất ngay đêm ấy. Binh lính phải ở lại phía trước các pháo đài, nơi đây họ hạ trại ngoài trời dưới nhiệt độ từ 9o đến 21o dưới 0, nhưng cuối cùng họ rút vào hầm vì, đương nhiên, họ không thể chịu đựng nổi việc ở ngoài trời dưới nhiệt độ ấy. Hơn bất cứ sự kiện nào khác, toàn bộ sự kiện trên là một chỉ dẫn điển hình nói lên sự thiếu kiên quyết và cương nghị, nói lên cái mollesse[2*], thậm chí chúng tôi có thể nói sự thờ ơ, trong việc tiến hành cuộc phòng ngự Pa-ri.
Diều đã xảy ra với A-vrông rút cục đã thúc đẩy quân Phổ biến cuộc bao vây thành cuộc vây đánh thực sự và sử dụng pháo công thành đã được chuẩn bị để dự phòng. Ngày 30 tháng Chạp bắt đầu cuộc pháo kích chính quy vào các pháo đài phía đông- bắc và phía đông, ngày 5 tháng Giêng vào các pháo đài phía nam. Cả hai trường hợp, cuộc pháo kích đã được tiến hành không lúc nào gián đoạn, và cách đây không lâu nó còn kèm theo việc pháo kích vào chính thành phố, đó là một hành động bạo ngược ngu xuẩn. Pháo kích một thành phố lớn như Pa-n không thể nào đẩy nhanh sự đầu hàng của nó- không ai biết điều đó rõ hơn bộ tham mưu ở Véc-xây và không ai đưa ra thường xuyên hơn nó những lý do để tuyên bố điều đó trên báo chí. Tiếp theo cuộc pháo kích các pháo đài là việc đào hào song song chính quy ít ra là đối với pháo đài Ít-xil có tin rằng đại bác đang được chuyển vào trận địa bố trí gần pháo đài hơn và nếu như bên phòng ngự không có những hành động tiến công kiên quyết hơn là họ tiến hành cho tới nay thì có thể là chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ được tin rằng một hoặc mấy pháo đài bị đánh hỏng thật sự.
Nhưng Tơ-rô-suy cố tình hoặc vô ý kéo dài sự án binh bất động. Những cuộc đánh thọc ra ít ỏi được tiến hành trong mấy ngày qua hình như "quá không thiết thực" như tác giả những lời lên án Tơ-rô-suy trên tờ "Siècle" gọi tất cả những cuộc đánh thọc ra ấy Đồn rằng binh sĩ không phục tùng các sĩ quan. Nếu đúng vậy thì điều đó chỉ chứng tỏ rằng binh sĩ không còn tín nhiệm gì bộ tổng tư lệnh nữa. Và quả thực chúng tôi không thể không đi đến kết luận rằng sự cần thiết phải thay đổi bộ tổng tư lệnh ở Pa-ri đã chín muồi. Sự do dự, sự lờ đờ, sự thiếu kiên trì và kiên quyết trong toàn bộ việc tiến hành phòng ngự, không thể hoàn toàn quy toàn bộ điều đó cho chất lượng thấp kém của bộ đội. Trận địa đã không được củng cố thỏa đáng mặc dù đã giữ được cả một tháng trời trong đó chỉ có mười ngày thật giá rét, điều đó chỉ có thể chê trách Tơ-rô-suy, người có trách nhiệm quan tâm tiến hành việc đó. Thêm vào đó tháng này lại là thời kỳ hiểm nghèo của cuộc vây đánh; đến cuối tháng này vấn đề ai, bên vây đánh hay bên bị vây, sẽ giành được khu vực ấy phải được giải quyết. Sự án binh bất động và sự do dự của viên tổng tư lệnh chứ không phải của quân đội đã làm cho cán cân nghiêng về phía bất lợi cho bên bị vây.
Nhưng tại sao sự án binh bất động và sự do dự đó thậm chí bây giờ còn tiếp tục? Các pháo đài bị địch bắn phá, các đơn vị pháo của bên bao vây ngày càng nhích gần; pháo binh Pháp, như chính Tơ-rô-suy thừa nhận, yếu hơn pháo binh của quân địch đang tấn công. Nếu như tường pháo đài chỉ được bảo vệ bằng pháo binh thì có thể tính toán chính xác ngày mà trong điều kiện đó những bức tường ấy- phần xây bằng đá và những phần khác- sẽ bị phá hủy. Sự án binh bất động và sự do dự không thể cứu được chúng. Cần làm cái gì đó, nhưng nếu như Tơ-rô-suy không thể làm được thì tốt hơn hết là ông ta nhường cho người nào đó thử làm xem sao
Kinh-lếch đã lưu lại cho hậu thế một mẩu chuyện trong đó tính cách của Tơ-rô-suy đã biểu hiện đúng như biểu hiện trong cuộc phòng thủ Pa-ri. Khi huân tước Ra-glan và Xanh-Ác-nô đã quyết định tiến quân về Vác-na[122] và sư đoàn nhẹ của Anh đã xuất phát, đại tá Tơ-rô-suy đã đến thăm huân tước Ra-glan, Tơ-rô-suy là "một con người thận trọng, suy thước tính sau, tinh thông khoa chiến lược" một con người mà
"người ta đoán rằng sứ mênh của anh ta là giữ gìn cho nguyên soái Pháp khỏi mắc phải bất cứ hành động ngông cuồng nào".
Đại tá Tơ-rô-suy hội đàm với Ra-glan, do kết quả cuộc hội đàm đó sau khi đề nghị huân tước Ra-glan noi gương ông ta, Xanh-Ác-nô đã tuyên bố rằng ông ta đã quyết định
"chỉ phái một sư đoàn đi Vác-na còn phần còn lại của đạo quân của ông ta thì ông ta dùng đề chiếm lĩnh các trận địa không phải ở phía trước mà là phía sau dẫy núi Ban-căng"[123].
Và làm điều đó đúng vào lúc mà quân Thổ suýt giành được thắng lợi trên sông Đa-nuýp mà không có viện trợ của bên ngoài!
Người ta có thể nói rằng quân đội ở Pa-ri đã xa sút tinh thần, rằng họ không còn thích hợp với các cuộc đánh thọc ra lớn, rằng giờ đây đánh thọc ra vào các công sự bao vây của quân Phổ là quá muộn rồi, rằng có lẽ Tơ-rô-suy giữ gìn quân đội của mình để dốc toàn lực vào phút cuối cùng .v.v.. Nhưng nếu như 500.000 người có vũ trang ở Pa-ri phải đầu hàng quân địch kém họ trên hai lần về số lượng mà lại ở vào các trận địa cực kỳ bất lợi cho phòng ngự thì đương nhiên họ không làm việc đó chừng nào mà toàn thế giới và ngay bản thân họ chưa thấy rô ràng là họ yểu hơn địch. Họ nhất định không thể ngồi yên, ăn nốt phần dự trữ lương thực cuối cùng rồi đầu hàng! Nếu họ sa sút tinh thần thì đó là do họ cho rằng họ đã bị đánh bại hoàn toàn hay là do hết mọi sự tín nhiệm ở Tơ-rô-suy? Nếu hiện nay đánh thọc ra đã muộn rồi thì một tháng nữa việc đó càng ít có thể thực hiện được. Còn chỗ kết thúc của bản thân Tơ-rô-suy thì nó càng đến sớm càng tốt; hiện nay binh si ăn uống còn khá đầy đủ và tương đối khỏe mạnh nhưng khó nói được đến tháng Hai tình trạng của họ sẽ ra sao.
---------------
Chú thích
[1*]. chính quy
[2*]. sự bạc nhược