watch sexy videos at nza-vids!
Truyện TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH-NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA CHẾ ĐỘ QUÂN SỰ PHỔ - tác giả Frederick Engels Frederick Engels

Frederick Engels

NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA CHẾ ĐỘ QUÂN SỰ PHỔ

Tác giả: Frederick Engels

Vài tuần trước đây, chúng tôi đã chi rõ rằng chế độ tuyển quân của Phổ hoàn toàn không hoàn hảo[1*] Như người ta tuyên bố, chế độ đó biến mỗi người dân thành một người lính. Theo lối nói chính thức của Phổ, quân đội chẳng phải là cái gì khác, mà chỉ là "một trường học để toàn dân học tập tiến hành chiến tranh"; trong khi đó chỉ có một tỷ lệ nhỏ dân cư được trải qua trường học đó. Giờ đây, chúng tôi lại bàn về vấn đề đó để minh họa bằng một vài con số chính xác.
Theo những số liệu của cục thống kê Phổ[72] thì năm 1831 đến hết năm 1854 số người nhập ngũ thực tế hàng năm trung bình là 9,84% số thanh niên ở độ tuổi nhập ngũ; số người đủ điều kiện phục vụ trong quân ngũ chưa bị gọi vào lính mỗi năm là 8,28%, số người hoàn toàn không đủ điều kiện để phục vụ trong quân ngũ do những khuyết tật về thể chất là 6,40%; số người tạm thời không đủ điều kiện phục vụ trong quân ngũ, năm sau phải khám tuyển lại là 53,28%, số người còn lại thì hoặc không đến đăng ký hoặc thuộc những loại người mà số lượng ít đến mức không cần nói đến ở đây. Như vậy, suốt 24 năm ấy chỉ có chưa đến một phần mười số công dân thanh niên kinh qua trường quân sự quốc dân; ấy thế mà cái đó được gọi là "nhân dân vũ trang"[73].
Về năm 1861, có những cơn số sau đây: số thanh niên 20 tuổi thuộc đợt nhập ngũ năm 1861 là 217.438 người; số thanh niên thuộc các đợt nhập ngũ trước đây được phép chuyển hạn cho đến khi có lệnh đặc biệt là 348.364 người- tồng cộng là 565.802 người. Trong số đó có 148.946 người tức 26,32% không đến đăng ký; 17.727 người tức 3,05% hoàn toàn không đủ điều kiện để phục vụ trong quân ngũ; 76.590 người tức 13,50% được xếp vào quân dự bị bổ sung[74] tức là được miễn phục vụ tại ngũ trong thời bình nhưng bị gọi nhập ngũ trong thời chiến; 230.236 người tức 40,79% được hoãn cho đến lần khám tuyển lại sau do tạm thời không đủ điều kiện phục vụ trong quân ngũ; 22.369 người tức 3,98% được miễn vì những nguyên nhân khác, chỉ còn lại 69.934 người tức 12,36% để gọi nhập ngũ; thế nhưng trong số đó chi có 59.459 người tức 10,50% thật sự bị gọi nhập ngũ.
Không nghi ngờ gì hết từ năm 1866, tỷ lệ người bị gọi nhập ngũ hàng năm có tăng lên nhưng không thể tăng với mức độ đôi chút đáng kể, hiện nay nhiều lắm cũng chi có 12% hoặc 13% dân nam giới của miền Bắc nước Đức phục vụ trong quân ngũ. Điều đó đương nhiên trái ngược hẳn với những tin tức hân hoan của những "phóng viên đặc biệt" trong thời gian động viên ở Đức. Theo lời họ, mỗi người đàn ông mạnh khỏe có thể phục vụ được trong quân ngũ đều mặc áo lính, khoác súng trên vai hoặc cưỡi ngựa chiến; mọi sinh hoạt làm ăn đều đình đốn; nhà máy nghỉ việc, cửa hiệu đóng cửa, lúa chín bỏ ngoài đồng không người thu hoạch, toàn bộ sản xuất đình đốn và toàn bộ thương mại ngừng hoạt động- tình trạng "tạm thời không có những dấu hiệu của sự sống" đã thực sự xuất hiện. Nếu như tình trạng dốc hết sức lực một cách không thể tưởng tượng được như thế của một dân tộc kéo dài dù chỉ vài ba tháng thôi, thì chắc chắn nó sẽ không tránh khỏi dẫn đến sự kiệt quệ hoàn toàn của dân tộc đó. Dân thường tất nhiên bị biến thành lính trên những quy mô mà những người sống ở ngoài nước Đức không thể hình dung được; nhưng nếu như giờ đây sau khi hơn một triệu người bị bứt khỏi đời sống dân sự, cũng chính những người cầm bút ấy nhìn vào nước Đức thì họ sẽ thấy rằng các nhà máy vẫn làm việc, mùa màng đã được thu hoạch, các cửa hàng và văn phòng vẫn mở cửa. Nếu sản xuất bị đình đốn thì đó là vì thiếu đơn đặt hàng chứ không phải vì thiếu nhân công, ngoài phố người ta có thể thấy có rất nhiều chàng trai khỏe mạnh, họ có thể cầm súng giống như những chàng trai đã sang Pháp.
Những con số nêu trên lý giải tất cả điều đó. Số người đã làm xong nghĩa vụ trong quân ngũ tất nhiên không vượt quá 12% tổng số nam giới thành niên. Vì thế, khi động viên người ta không thể gọi nhập ngũ quá 12% nam giới thành niên, còn 88% vẫn ở nhà; tất nhiên trong quá trình chiến tranh một phần những người này đã bị gọi nhập ngũ để bù đắp những thiệt hại do chiến đấu và bệnh tật gây ra. Như vậy trong nửa năm có thêm 2%-3% nữa bị gọi nhập ngũ; tuy nhiên đại đa số nam giới không bao giờ bị gọi nhập ngũ. "Toàn dân vũ trang" là một điều giả dối trăm phần trăm.
Trước đây chúng tôi đã chỉ ra nguyên nhân đẻ ra tình trạng đó. Chừng nào vương triều Phổ và Chính phủ Phổ còn tiếp tục chính sách truyền thống của nó, thì nó còn cần có quân đội là công cụ ngoan ngoãn thực hiện chính sách đó. Theo kinh nghiệm của Phổ, muốn huấn luyện người dân thường làm được nhiệm vụ phục vụ đó thì điều cần thiết là người dân thường đó phải ở trong quân ngũ 3 năm. Ngay cả những học giả quân sự cố chấp lì lờm nhất ở Phổ cũng chưa bao giờ khẳng định một cách nghiêm chỉnh rằng bộ binh- những người cấu thành bộ phận hợp thành chủ yếu của quân đội - không thể nắm vững thành thạo được tất các chức trách quân sự của họ trong 2 năm, nhưng như các cuộc tranh luận trong nghị viện trong những năm 1861- 1866 cho thấy rõ, chỉ đến năm thứ ba người lính mới có được tinh thần quân nhân chân chính và thời gian phục tùng tuyệt đối. Song với ngân sách quân sự đã ấn định, người lính phục vụ tại ngũ càng lâu càng ít tân binh được tuyển vào lính. Hiện nay, với thời hạn phục vụ tại ngũ 3 năm, mỗi năm có 90.000 tân binh nhập ngũ; với thời hạn phục vụ tại ngũ 2 năm mỗi năm có thể gọi nhập ngũ và huấn luyện 135.000 tân binh và với thời hạn phục vụ tại ngũ 18 tháng mỗi năm có thể gọi nhập ngũ và huấn luyện 180.000 tân binh. Qua những con số chúng tôi vừa dẫn, ta thấy rõ rằng hoàn toàn có đủ số lượng người khỏe mạnh về thể chất đủ điều kiện phục vụ trong quân ngũ để làm việc đó, và qua sự thật dưới đây, điều đó càng rõ hơn. Như vậy chúng ta thấy rằng những lời hoa mỹ về "toàn dân vũ trang" chỉ là tấm màn ngụy trang che đậy cho việc xây dựng một quân đội lớn để thi hành chính sách đối ngoại quả đầu và chính sách đối nội phản động. "Toàn dân vũ trang" hoàn toàn không phải là công cụ thích hợp để thực hiện các mục tiêu của Bi-xmác.
Dân số Liên đoàn Bắc Đức đạt tới gần 30.000.000 người. Số quân của nó thời chiến tính tròn là 950.000 người tức là chi bằng 3,17% dân số. Số thanh niên bước vào tuổi 20 mỗi năm bằng gần 1,23% dân số hoặc 360.000 người. Nếu xét đoán theo kinh nghiệm của các tiểu bang ở Đức, thì trong số đó già một nửa có thể được sử dụng- ngay lập tức hoặc trong thời gian hai năm sắp tới- để phục vụ trong quân chiến đấu; con số đó là 180.000 người. Một bộ phận lớn số người còn lại đủ điều kiện để phục vụ trong quân cảnh vệ; nhưng chúng ta tạm thời có thể không tính đến họ. Cơ quan thống kê Phổ hình như không đồng ý với những con số đó, song vì những lý do rõ ràng các số liệu thống kê Phổ phải được xếp loại sao cho kết quả nhìn bề ngoài có vẻ phù hợp với ảo tưởng "toàn dân vũ trang". Nhưng ngay cả ở đây nữa, sự thật cũng lộ rõ. Năm 1861, ngoài 69.934 người đủ điều kiện phục vụ trong quân đội, có 760.590 người được xếp vào quân hậu bị bổ sung, tức tổng cộng là 146.524 người đủ điều kiện phục vụ trong quân ngũ, trong số đó chỉ có 59.459 người tức 40% được lấy vào quân đội. Dù sao chúng ta cũng có thể thừa nhận một cách hoàn toàn chắc chắn rằng một nửa số thanh niên đủ điều kiện phục vụ trong quân đội. Nếu thế, mỗi năm có thể có 180.000 tân binh nhập ngũ quân chính quy, sau đó họ vẫn là quân hậu bị trong 12 năm như hiện nay. Như vậy sẽ có 2.160.000 binh sĩ được huấn luyện- con em này nhiều gấp hơn hai lần số quân hiện nay, ngay dù có tính hết tất cả số giảm đi do chết và do các nguyên nhân khác. Nếu một nửa số thanh niên còn lại được khám tuyển lại khi họ 25 tuổi thì trong đó còn có thể lấy được thêm 500.000- 600.000 quân cảnh vệ tốt, nếu không phải là nhiều hơn thế. Từ 6% đến 8% dân số được huấn luyện và được đưa vào kỷ luật trước, được gọi nhập ngũ khi đất nước bị tấn công, có đội ngũ cán bộ khung cho tất cả họ, đội ngũ này được đuy trì ngay cả trong thời bình như vẫn làm hiện nay- đó mới thật sự là "toàn dân vũ trang"; nhưng đó sẽ không phải là một quân đội để tiến hành chiến tranh vì lợi ích của bọn quả đầu cầm quyền, để thực hiện những cuộc xâm lăng hay để thi hành chính sách phản động ở trong nước.
Dù sao đấy cũng mới chỉ là sự thực hiện một cách giản đơn những lời nói suông của Phổ thành hiện thực. Nếu chỉ riêng một cái na ná như toàn dân vũ trang đã có một sức mạnh như thế, thì thử hỏi toàn dân vũ trang thật sự sẽ có sức mạnh như thế nào? Và chúng ta có thể tin rằng nước Pháp sẽ biến cái na ná đó thành hiện thực dưới hình thức này hay hình thức khác nếu Phổ cứ khăng khăng đòi xâm chiếm lãnh thổ, buộc Pháp phải làm việc đó Pháp sẽ được tổ chức thành một quốc gia cả nước đều là lính và sau vài năm có thể làm cho Phổ phải ngạc nhiên về quân số áp đảo của mình, như Phổ đã làm cho toàn thế giới phải ngạc nhiên mùa hè năm nay. Nhưng phải chăng Phổ không thể làm việc đó? Tất nhiên là có thể, nhưng nếu thế thì nó sẽ không còn là nước Phổ hiện nay nữa. Nó sẽ được thêm sức mạnh phòng thủ, nhưng đồng thời sẽ mất đi sức mạnh tấn công; nó sẽ có nhiều binh lính hơn, nhưng những người lính ấy khi chiến tranh bắt đầu sẽ không sẵn sàng xâm lăng như hiện nay; Phổ sẽ phải từ bỏ mọi ý tưởng xâm lăng còn chính sách đối nội hiện nay của nó thì cũng sẽ bị đe dọa rất nặng nề.

-------------
Chú thích
[1*]. xem tập này. Tr. 140 - 142
TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH
I
II
III
IV
NHỮNG THẮNG LỢI CỦA PHỔ
V
VI
VII
VIII
IX
X
KHỦNG HOẢNG CỦA CHIẾN TRANH
XI
XII
XIII[44]
XIV
XV
NHỮNG THẤT BẠI CỦA PHÁP
XVI
XVII
XVIII
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNH BẠI QUÂN PHỔ
XIX
TIN TỨC VỀ ĐÀM PHÁN[67]
XX
XXI
NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA CHẾ ĐỘ QUÂN SỰ PHỔ
XXII
XXIII
SỐ PHẬN THÀNH MÉT-XƠ
XXIV
XA-RA-GỐT- PA-RI
XXV
MÉT-XƠ THẤT THỦ
XXVI
SỰ BÀO CHỮA CỦA HOÀNG ĐẾ
CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở PHÁP
XXVII
NHỮNG THỦ ĐÔ CÓ BỐ PHÒNG BẰNG CÔNG SỰ
XXVIII
TÌNH HÌNH QUÂN SỰ Ở PHÁP
XXIX
XXX
NHỮNG TRIỂN VỌNG CỦA CHIẾN TRANH
DU KÍCH PHỔ
XXXI
XXXII
TÌNH HÌNH QUÂN ĐỨC Ở PHÁP
XXXIII
XXXIV
XXXV
XXXVI
XXXVII
XXXVIII
XXXIX
XL
TÌNH HÌNH Ở PHÁP XÉT THEO QUAN ĐIỂM QUÂN SỰ
TAI HỌA CỦA BUỐC-BA-KI
Chú thích