watch sexy videos at nza-vids!
Truyện TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH-XXXVII - tác giả Frederick Engels Frederick Engels

Frederick Engels

XXXVII

Tác giả: Frederick Engels

Tuần lễ này cực kỳ không may cho quân Pháp. Tiếp theo thất bại của Săng-di là cuộc tấn công của Buốc-ba-ki ở Ben-pho bị đánh lui và hiện nay, theo tin của Phổ, lại thêm Phai-đéc-bơ thất bại ở Xanh-căng-tanh[124].
Về việc Buốc-ba-ki bại trận thì không thể nghi ngờ gì nữa. Từ trận Vi-léc-xếch-xen diễn ra ngày 9, ông đã tỏ ra chậm chạp trong tiến quân, điều đó chứng tỏ hoặc viên tướng này do dự hoặc quân của ông không đủ lực lượng. Cuộc tấn công vào trận địa có công sự bên kia sông Li-den (hoặc I-den theo các bản đồ khác) mà Véc-đe chuẩn bị để yểm trợ cho cuộc vây đánh Ben-pho mới bắt đầu ngày 15 mà đến chiều tối ngày 17 Buồc-ba-ki hết hy vọng thắng lợi đã ngừng lại. Hiện nay hoàn toàn không nghi ngờ gì nữa là cuộc tiến quân đó đã được tiến hành với lực lượng không đủ. Quân đoàn 15 ở lại gần Nê-véc, quân đoàn 19 thì một tháng nay chúng tôi không có tin gì; quân đội từ Li-ông đến chỉ có một quân đoàn là quân đoàn 24. Hiện nay chúng tôi được biết rằng có những lực lượng tăng viện lớn đang vội vã tiến về Đi-giông nhưng do bên địch cũng có viện binh mạnh đến nên Buốc-ba-ki không thể lập tức lại tấn công.
Một câu hỏi có thể được đặt ra là Buốc-ba-ki có nên đưa quân lính mới của mình cường tập vào trận địa có công sự được phòng thủ bằng súng nạp đạn bằng quy lát hay không, nhưng chúng tôi còn biết rất ít về tình hình chiến thuật của trận đánh ba ngày ấy; có thể là Buốc-ba-ki không thể hành động khác được.
Việc tổng hành dinh quân Phổ không coi thường cuộc tiến quần của Buốc-ba-ki như đa số công chúng ở đây tại Luân Đôn, có thể thấy được qua sự kiên quyết phi thường của nó trong việc thi hành những biện pháp để đẩy lùi Buốc-ba-ki. Những biện pháp ấy khiến ta tin chắc rằng Véc-xây đã biết rõ cuộc tiến quân của Buốc-ba-ki ngay khỉ ông ta bắt đầu cuộc hành quân về phía đông, nếu không phải là sớm hơn. Ngày 2 tháng Giêng quân đoàn 2 được lệnh tiến về hướng đông-nam Pa-ri, tới vùng thượng lưu sông Xen. Khoảng chừng cùng thời gian đó Sa-xtơ-rốp đem sư đoàn 13 từ vùng phụ cận Mét-xơ tiến về Sa-ti-ông. Ngày 9, ngay sau khi Rô-cơ-roa thất thủ, sư đoàn 14 (sư đoàn còn lại của quân đoàn 7 của Sa-xtơ-rốp) được lệnh tiến từ Sác-lơ-vin đến Pa-ri rồi từ đấy đi theo quân đoàn 2; ngày 15 chúng tôi được tin các phân đội đi đầu của nó (một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 77) đã chiến đấu ở gần Lăng-grơ . Trong khi đó, các đơn vị lan-ve được điều gấp từ Đức sang Nam An-da-xơ, còn Man-toi-phen thì rõ ràng là được bổ nhiệm chức vụ mới[1*] chính là do cuộc tiến quân quan trọng đầu tiên này vào nơi yếu nhất của toàn bộ trận tuyến quân Đức. Nếu Buốc-ba-ki có đủ lực lượng để đánh bại Véc-đe thì ông có thể đẩy lùi Véc-đe về thung lũng sông Ranh, bố trí quân của mình sao cho giữa quân của ông và Véc-đe có dãy núi Vô-he-dơ và đưa đại bộ phận lực lượng tiến đánh những lực lượng tăng viện mà ông có thể tấn công từng bộ phận khi họ từ các phía khác nhau kéo đến. Ông ta có thể thọc vào tuyến đường sắt Pa-ri - Xtơ-ra-xbua và trong trường hợp này không chắc là liệu cuộc bao vây Pa-ri có tiếp tục được không. Thất bại của Buốc-ba-ki không hề chứng tỏ rằng cuộc tiến quân của ông ta là sai lầm xét theo quan điểm chiến lược; nó chỉ chứng minh rằng cuộc tiến quân đó đã được tiến hành với binh lực không đầy đủ. Tác giả loạt bài "Tiểu luận" này vẫn giữ ý kiến cho rằng kế hoạch chắc chắn nhất để giải phóng Pa-ri trong thời gian ngắn nhất là tấn công vào đường sắt Xtơ-ra-xbua - Pa-ri; đó là con đường sắt chạy thẳng duy nhất nằm trong tay quân Đức vì hiện nay chúng tôi biết rằng tuyến đường thứ hai chạy qua Ti-ôn-vin và Mê-di-rơ vẫn chưa thể sử dụng được; một thời gian nữa vẫn chưa sử dụng được tuyến đường này vì rằng đường hầm ở Ác-đen-nơ bị phá hoại. Nhân đây xin nói thêm rằng đây là trường hợp thứ hai trong cuộc chiến tranh này việc phá hoại đường hầm đã làm gián đoạn vận chuyển đường sắt mấy tháng trong khi các cầu bị phá hoại lần nào cũng được khôi phục trong một thời gian ngắn khó tin được.
Còn Săng-di thì hiển nhiên là đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng khi bước vào trận quyết chiến. Hình như ông đã được biết về cuộc tiến quân của Buốc-ba-ki gần một tháng trước; rõ ràng ông biết rằng mục đích thực sự của cuộc tiến quân này là giải phóng Pa-ri và lúc bấy giờ đạo quân của Phri-đrích- Các-lơ có thể dốc toàn bộ lực lượng tấn công ông ta một cách mãnh liệt. Ông không buộc phải tiếp nhận trận đánh, trái lại vừa rút lui từ từ vừa luôn luôn mở những cuộc chiến đấu hậu vệ như ông đã hành động vào tháng Chạp và gây được tiếng tăm, ông có thể kéo địch vào nơi nguy hiểm cho nó. Ông hoàn toàn có đủ thời gian để chuyển dự trữ vào nơi an toàn cũng như có thể rút hoặc là về Brơ-ta-nhơ, nơi có các hải cảng có công sự, hoặc qua Nan-tơ về phía nam sông Loa-rơ. Ngoài ra, Phri-đrích- Các-lơ không thể đem toàn bộ lực lượng truy kích ông xa như vậy. Cuộc rút lui như thế- một cuộc rút lui do tình hình quân sự quyết định, càng phù hợp với quan niệm trước đây của chúng tôi về hoạt động của Săng-di; vì nhất định ông ta phải biết rằng viện binh mới mà ông ta nhận được về mặt trang bị và vũ khí cũng như về mặt kỷ luật đều chưa thích hợp để tiến hành trận tổng công kích nên chúng tôi không thể không đi đến kết luận rằng trận đánh ở Lơ-măng diễn ra không phải do những lý do quân sự mà do những lý do chính trị, và người chịu trách nhiệm về trận đánh ấy không phải là Săng-di mà là Gam-béc-ta. Còn cuộc rút lui hiện nay của Săng-di thì dĩ nhiên đã bị cuộc thất bại xảy ra trước nó làm cho trở nên đặc biệt khó khăn; nhưng Săng-di rất có tài thực hành rút lui và cho tới nay kẻ chiến thắng hình như đã không làm suy sút được một cách nghiệm trọng tinh thần cố kết của dạo quân của ông. Nếu không họ có thể đưa ra những bằng chứng chắc chấn để củng cố lời khẳng định của họ là đạo quân ấy "để lộ ra những dấu hiệu tan rã". Cuộc rút lui của đạo quân của Săng-di có thực sự tiến hành theo các hướng khác nhau hay không thì người ta không biết chắc. Dù sao thì căn cứ vào chỗ một bộ phận đội quân của ông rút về A-lăng-xông và bộ phận nữa rút theo hướng La-van còn chưa thể kết luận rằng bộ phận thứ nhất sẽ bị đẩy lùi về bán đảo Cô-tăng-tanh theo hướng Séc-bua còn bộ phận thứ hai bị đẩy lùi về Brơ-ta-nhơ theo hướng Brê-xtơ. Dù có thế thì cũng không phải là một tai họa nghiêm trọng vi hạm đội Pháp trong vòng mấy giờ có thể chuyển từ cảng này sang cảng khác. Địa hình ở Brơ-ta-nhơ nhờ có rất nhiều hàng rào cây sống- cũng rậm rạp như ở đảo Oai-tơ, song nhiều hơn nhiều- cực kỳ thuận lợi cho phòng ngự đặc biệt là đối với quân lính không có kinh nghiệm ở đây chất lượng chiến đấu thấp kém của họ hầu như không lộ ra. Phri-đrích-Các-lơ vị tất đã muốn sa vào cái mê cung mà quân đội của nền cộng hòa thứ nhất đã sa vào khi phải chiến đấu nhiều năm chống một cuộc khởi nghĩa bình thường của nông dân[125].
Về toàn bộ chiến sự tháng Giêng chúng tôi phải kết luận rằng quân Pháp thất bại ở khắp nơi vì họ định hoàn thành nhiều nhiệm vụ cùng một lúc. Họ chỉ có thể hy vọng thắng lợi nếu tập trung đông đảo quân đội của mình vào một nơi, và chịu nguy cơ bị tạm thời đẩy lùi ở các nơi khác, tại những nơi này đương nhiên họ phải tránh những trận quyết chiến. Nếu họ không làm việc đó mà hơn nữa lại làm một cách nhanh chóng thì có thể tin rằng Pa-ri sẽ thất thủ. Nhưng nếu như họ hành động theo nguyên tắc đã được xác định từ lâu ấy thì họ vẫn có thể chiến thắng mặc dù tình hình hiện nay của họ có vẻ đen tối như thế nào đi nữa. Quân Đức hiện đã nhận được toàn bộ lực lượng tăng viện mà họ có thể trông cậy trong 3 tháng tới; trong khi đó ở các trại huấn luyện của quân Pháp phải có ít ra từ 200.000 đến 300.000 người, trong thời gian họ sê được huấn luyện để tác chiến với địch.
--------------------
Chú thích
[1*]. Xem tập này. tr.312.
TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH
I
II
III
IV
NHỮNG THẮNG LỢI CỦA PHỔ
V
VI
VII
VIII
IX
X
KHỦNG HOẢNG CỦA CHIẾN TRANH
XI
XII
XIII[44]
XIV
XV
NHỮNG THẤT BẠI CỦA PHÁP
XVI
XVII
XVIII
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNH BẠI QUÂN PHỔ
XIX
TIN TỨC VỀ ĐÀM PHÁN[67]
XX
XXI
NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA CHẾ ĐỘ QUÂN SỰ PHỔ
XXII
XXIII
SỐ PHẬN THÀNH MÉT-XƠ
XXIV
XA-RA-GỐT- PA-RI
XXV
MÉT-XƠ THẤT THỦ
XXVI
SỰ BÀO CHỮA CỦA HOÀNG ĐẾ
CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở PHÁP
XXVII
NHỮNG THỦ ĐÔ CÓ BỐ PHÒNG BẰNG CÔNG SỰ
XXVIII
TÌNH HÌNH QUÂN SỰ Ở PHÁP
XXIX
XXX
NHỮNG TRIỂN VỌNG CỦA CHIẾN TRANH
DU KÍCH PHỔ
XXXI
XXXII
TÌNH HÌNH QUÂN ĐỨC Ở PHÁP
XXXIII
XXXIV
XXXV
XXXVI
XXXVII
XXXVIII
XXXIX
XL
TÌNH HÌNH Ở PHÁP XÉT THEO QUAN ĐIỂM QUÂN SỰ
TAI HỌA CỦA BUỐC-BA-KI
Chú thích